Đề Xuất 4/2023 # 5 Ngôi Chùa Cầu May Nổi Tiếng Nhất Bình Dương # Top 9 Like | Herodota.com

Đề Xuất 4/2023 # 5 Ngôi Chùa Cầu May Nổi Tiếng Nhất Bình Dương # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 5 Ngôi Chùa Cầu May Nổi Tiếng Nhất Bình Dương mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Chùa Châu Thới

Tọa lạc trên ngọn núi cùng tên thuộc phường Bình An (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương), ngôi cổ tự Châu Thới gắn với sự tích hòn đá thần cầu an không thể phá bỏ, kể cả nổ mìn. Đặc biệt, có lời đồn vì hòn đá này mà khu vực quanh chùa không có sóng điện thoại di động. Người dân gọi hòn đá này là “ông Tà”, vị thần giữ cửa chùa.

“Ông Tà”. Ảnh: Pháp luật VN

Ảnh: Youvivu

Theo Pháp luật Việt Nam, đứng từ xa thấy rõ cổ tự với 2 bức tượng phật Quan Âm cao 22,5m, nặng 100 tấn đặt trên đỉnh núi cao. Với 220 bậc thang được xây dựng vào năm 1971 đã tạo nên con đường quanh co uốn lượn lên chùa thật nên thơ.

Ảnh: Youvivu

Đỉnh mái chùa có chín con rồng lớn nhìn ra nhiều hướng với những họa tiết chạm trổ sinh động. Hiện cổ tự Châu Thới đang lưu giữ nhiều pho tượng quý đúc bằng đồng và đá cẩm thạch được các nghệ nhân tận xứ Huế vào chế tác. 

Ảnh: Youvivu

Ngoài ra, nhà chùa còn thờ bộ Thập Bát La Hán và Thập Điện Diêm Vương bằng đất nung, là hai bộ tượng xưa và độc đáo cho thấy nghề gốm ở địa phương phát triển khá sớm.

Ảnh: Youvivu

2. Chùa Thái Sơn

Theo Du lịch 24h, chùa Thái Sơn tọa lạc ở xã Định An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, trong Khu du lịch sinh thái Núi Cậu – Hồ Dầu Tiếng. Chùa thuộc Hệ phái Bắc tông.

Ảnh: Tripnow

Đầu tiên, du khách sẽ đến thăm chùa Thái Sơn nằm lưng chừng dưới chân núi Cậu có độ cao chừng 50m. Tuổi Trẻ cho biết, chùa do hòa thượng Thích Đạt Phẩm, còn gọi là Thầy Sáu, xây dựng năm 1988, với khuôn viên trên 5ha gồm các hạng mục như cổng tam quan rất bề thế, lợp ngói xanh giả cổ, ngôi Cửu Trùng Đại Tháp cao 36m có 9 tầng, tượng Nam Hải Quán Thế Âm Bồ Tát cao 12m, chánh điện điện ngọc rất hoành tráng được kiến trúc theo phong cách cổ lầu phương Đông.

Ảnh: Tripnow

Sau khi tham quan cảnh chùa, du khách ra phía sau chánh điện. Ở đây có một con đường lên núi với hơn 1.000 bậc tam cấp đá. Lưng chừng núi có quán giải khát bán nước ngọt, nước suối và có võng cho khách nằm nghỉ mệt. 

Đỉnh núi có một am miếu nhỏ hai tầng, dưới thờ tượng “Cậu Bảy” mặc áo nhà võ, thủ tấn, đi quyền trông rất oai phong, lẫm liệt.

Ảnh: Thái Sơn 

Du khách có thể ngồi chơi ở nhà mát trên đỉnh núi Cậu, cạnh nhà mát có một cây sung cổ thụ 300 năm tuổi. Vùng núi Cậu còn nhiều loại gỗ quý như gõ, căm xe, giáng hương, bằng lăng… Đây còn là nơi sinh sống của nhiều loài động vật như nai, mễn, heo rừng… 

Ảnh: Tripnow

Từ Am Cậu trên đỉnh núi, du khách có thể phóng tầm mắt nhìn bao quát hồ Dầu Tiếng trắng xóa, rộng mênh mang xa tít đến tận chân trời.

3. Chùa Hội Khánh

Theo thông tin trên website của tỉnh Bình Dương, ngôi chùa Hội Khánh tọa lạc dưới chân đồi, cách trung tâm thị xã Thủ Dầu Một 500m về hướng Đông, số 35 đường Bác sĩ Yersin, phường Phú Cường, Thị xã Thủ Dầu Một. Đây là một công trình kiến trúc tôn giáo, nhệ thuật lớn nhất tỉnh, được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia ngày 7/1/1993.​

Ảnh: Youvivu

Nơi đây cũng đón nhận kỷ lục về tượng Phật nhập niết bàn nằm trên mái dài nhất châu Á. Với kích thước dài 52m, cao 12m nằm cách mặt đất 24m.

Ảnh: Youvivu

Đã từ lâu, chùa Hội Khánh là một trung tâm tu học Phật giáo trong vùng. Nhiều thầy đào tạo từ chùa đã ra mở chùa mới và trụ trí ở đó

Ảnh: Youvivu

4. Chùa Tây Tạng

Chùa Tây Tạng là một ngôi chùa Việt Nam, hiện tọa lạc tại 46B Thích Quảng Đức, phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ngôi chùa này thuộc hệ phái Bắc tông và đã được sách Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là “Ngôi chùa có tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng tóc lớn nhất”.

Tượng Bồ Đề Đạt Ma. Ảnh: Du lịch Bình Dương

Nằm dưới rừng đại thọ, chùa Tây Tạng đã được nhiều lần trùng tu và ngày thêm trang nghiêm theo lối kiến trúc kết tân, Du lịch 24h cho hay.

Chính điện thiết kế thờ phượng như một pháp hội khi Phật còn tại thế. Ở giữa điện thờ Phật Thích-Ca (tượng cao thiền tọa 2m3). Chung quanh gồm chư Phật ở các vị trí như tầng dưới thờ Địa Tạng, Di Lặc; tầng kế thờ Phổ Hiền, Văn Thù; tầng trên là Quan Âm, Thế Chí…

Ảnh: Du lịch Bình Dương

Sau lần đại trùng tu vào năm 1992, chùa có dáng dấp gần giống như một ngôi chùa Tây Tạng. Chính điện cấu trúc hình khối vuông, chính giữa là ngôi tháp (stupa), tứ giác có chiều cao trên 15 mét.

Cách thiết kế tầng thượng ở mặt bằng nốc chùa… năm điện thờ năm vị gọi là ‘ngũ trí Như Lai.

5. Chùa Bà Thiên Hậu

Tại khu vực trung tâm của Thủ Dầu Một còn có hai địa chỉ kiến trúc rất đẹp nữa chính là Chùa Bà Thiên Hậu.

Ảnh: Du lịch Bình Dương

Ngôi miếu gồm 3 dãy nhà, ở giữa là chính điện đề ba chữ “Thiên Hậu Cung”, trên hai cánh cửa chính đề bốn chữ “Quốc Thái Dân An”, hai bên là hai cặp câu đối ca ngợi công đức của Bà.

Lễ hội chính ở miếu Bà là Lễ hội Chùa Bà được long trọng tổ chức vào đêm ngày 14 đến rạng sáng ngày rằm 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Những Ngôi Chùa Nổi Tiếng Về Cầu Con Ở Việt Nam

Trước khi điểm danh những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng về cầu con ở Việt Nam chúng ta cần tìm hiểu xem liệu việc cầu con có thực sự linh nghiệm hay nó mang một ý nghĩa như thế nào?

Trong mỗi chúng ta cũng luôn luôn tồn tại nhiều quan điểm tâm linh khác nhau về việc cầu con. Thường chúng ta cũng nửa tin nửa ngờ về những việc tâm linh cầu con này. Có những người lại tin tưởng một cách tuyệt đối còn có những người lại không tin nhưng do những góp ý của gia đình, người thân, bạn bè… thì phấn lớn những gia đình hiếm muộn đường con cái đều tìm đến những nơi có tiếng là linh thiêng để cầu nguyện bề trên phù hộ cho họ có được con cái. Theo quan điểm chủ quan của tôi thì yếu tố tinh thần cũng rất quan trọng trong mọi mặt của đời sống. Nên việc đến các điểm mà mình tin là linh thiêng để cầu con trước tiên là hướng chính chúng ta tới cái chân thiện mỹ và sau đó là giúp chúng ta củng cố thêm niềm tin về việc chúng ta mong muốn có được.

Chúng tôi viết bài này không hề cổ vũ cho việc hoàn toàn tin vào tâm linh mà đi ngược lại sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong việc chữa trị vô sinh, hiếm muộn. Những địa điểm nêu bên dưới ít nhiều có thể giúp các bạn thêm niềm tin để sớm có được thành quả của hôn nhân giúp gia đình vui vẻ và êm ấm.

PGS.TS.Ninh Văn Minh (Trưởng khoa Sản – bệnh viện Đại học Y Thái Bình) cho biết ” Cầu con chỉ là liệu pháp tâm lý điều trị hiếm muộn “

sau đây là danh sách “Những ngôi chùa nổi tiếng về cầu con ở Việt Nam” được nhiều người tin tưởng.

1: Chùa Hương ở Hương Sơn – Hà Nội

Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Quần thể di tích danh lam thắng cảnh chùa Hương bao gồm 18 đền chùa, hang động nằm rải rác ở 4 thôn Yến Vĩ, Đục Khê, Hội Xá và Phú Yên thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Di tích chùa Hương mang đậm nét văn hóa Phật giáo Việt Nam. Nơi đây, từ ngàn xưa đã có câu “Bầu trời cảnh Bụt”. Chùa Hương đang được đề cử là 1 trong Top 10 điểm du lịch tâm linh thu hút du khách nhất ở Việt Nam.

Chùa Hương là một điểm du lịch tâm linh được nhiều người tin tưởng để cầu sức khỏe, công danh, tài lộc… và cũng là 1 trong số những điểm hiếm hoi để cầu con ở Miền Bắc. Nhưng để cầu con ở chùa Hương cũng có những quy tắc cụ thể và trình tự đi cầu tự. chúng tôi có một bài viết riêng về ” Quy trình đi cầu tự ở chùa Hương “. Bài viết giới thiệu rất cụ thể về việc cầu tự ở đây như: Địa điểm, lễ vật, cách hành lễ ….

2: Đền Sình ở Hải Dương

Đền Sinh thờ thần Phi Bồng là con của đôi vợ chồng trên vì những chiến công hiển hách. Đền tọa lạc trên sườn núi Ngũ Nhạc, xã Lê Lợi, huyện Chí Linh, Hải Dương.

Chuyện kể rằng, xưa có hai vợ chồng Chu Thức và Hoàng Thị Ba hiếm muộn, đã bước sang tuổi ngũ, lục tuần mà vẫn chưa có con nối dõi. Một hôm, hai người hai người ngủ tại chùa thì mộng thấy một vị sứ giả đến ứng mộng nói rằng: “Ta là Sơn Thần, phụng sắc chỉ Ngọc Hoàng giáng trần báo cho vợ chồng ngươi biết là sau này sẽ có sao xuống đầu thai vào nhà ngươi để giúp dân, cứu nước!”. Quả thật sáng hôm sau, họ bước ra khỏi cửa chùa thì thấy một vết chân người rất lớn. Ông Chu ướm thử không vừa, bà Ba ướm vào thì tự nhiên vết chân biến mất, về nhà một thời gian sau, bà Ba có thai, sinh ra một cậu con trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên Hiên, hiệu Phúc Uy. Lớn lên, người này làm được rất nhiều việc lớn, phò vua giúp nước… nên được lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn, gọi là Phi Bổng.

Nghi thức cầu tự tại đền Sinh bắt nguồn từ thế kỷ thứ VI và được lưu truyền đến tận ngày nay. Theo đó, trong đền có một phiến đá là Đức Thánh mẫu Thạch Bàn, đá cao chừng 3m, rộng khoảng 5m có hình dáng như người phụ nữ đang nằm ngửa lúc lâm bồn. Người vô sinh hiếm muộn đến đây cầu con đều sờ vào phiến đá với mong muốn xin được phước lành.

3: Chùa Đô Mỹ ở Thanh Hóa

Sư thầy Thích Đàm Hưng trụ trì chùa Đô Mỹ (xã Hà Tân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) cho hay, nơi đây nhiều điều kỳ lạ nhưng có thật.

Theo thống kê của thầy Hưng thì có rất nhiều vợ chồng hiếm muộn đến nhờ thầy làm lễ, sau đó có con. “Nhiều lắm, tôi chưa thể thống kê hết trong lúc này. Trong tỉnh, ngoài tỉnh đều có cả. Có gia đình không có con do chồng hoặc vợ bị bệnh. Có vợ chồng khỏe mạnh bình thường, nhưng cưới nhau nhiều năm vẫn không có con. Vì thế, họ đã tìm về chùa, nhờ tôi làm lễ để cầu kiếm mụn con”, thầy Hưng cho biết.

Theo thầy Hưng, không phải ai đến cầu cũng có con. Quan trọng họ đến cầu phải chân thành. Những gia đình cầu được con nhờ họ có đức tin lớn. Đặc biệt, họ phải là người có duyên với chùa thì cầu mới được như ý muốn.

4: Chùa Ngọc Hoàng ở TP Hồ Chí Minh

Tại chùa Ngọc Hoàng, phòng thờ ông Tơ, bà Nguyệt, Kim Hoa thánh mẫu là nơi được cúng bái đông đúc nhất nên người ta hay đi chùa Ngọc Hoàng cầu con. Vì theo lời đồn đại, chỉ cần thành tâm và sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu sẽ cầu được con, cầu được tình duyên mau tới. Chính vì thế, mỗi dịp lễ, Tết, và cả ngày thường người dân đều đổ về chùa Ngọc Hoàng cầu con rất đông.

Người dân muốn cầu con thì đến phòng thờ Kim Hoa thánh mẫu và 12 bà mụ nằm phía bên trái chánh điện. Ở đây, luôn có người của nhà chùa túc trực để hướng dẫn khách thập phương cách cúng bái.

5: Chùa Từ Quang ở TP Hồ Chí Minh

Chùa được xây dựng từ rất lâu đời, hiện do hòa thượng Thích Nhất Hạnh làm trụ trì. Địa chỉ: Ven quốc lộ 1, đoạn đi qua xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP. HCM.

Lễ vật “cầu con” ở chùa cũng khá độc đáo, khi đến cầu con, bạn chỉ cần mang theo những món đồ, vật dụng dành cho trẻ em như: sữa, bánh ngọt, áo quần em bé (tùy theo nếu bạn muốn xin con trai, con gái), đồ chơi trẻ em…

Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, trụ trì chùa Từ Quang, cho biết từ năm 2000, chùa bắt đầu thờ hương linh trẻ con vô danh. Đa phần là con của các công nhân gần đó nạo phá. Trước đây, ngày thường có vài người đến cầu siêu, thắp hương nhưng không hiểu sao gần đây Phật tử đến nhiều. Vào ngày rằm lên đên vài ngàn người, đứng kín cả sân.

Chùa Từ Quang, từ năm 2009 đến nay luôn là điểm đến quen thuộc ngày Tết Trung thu của những ông bố bà mẹ tìm về sám hối lương tâm chỉ vì những phút nông nổi mà đã ra tay tước đoạt quyền sống những đứa con của mình.

Top 13 Ngôi Chùa Nổi Tiếng Đẹp Và Linh Thiêng Nhất Việt Nam * Du Lịch Số

Top 13 ngôi chùa nổi tiếng đẹp nhất Việt Nam

Top 13 ngôi chùa nổi tiếng đẹp nhất Việt Nam

Chùa Bái Đính

Xã, Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình

Chùa Côn Sơn

Km 39, quốc lộ 18, phường Cộng Hoà, TP Chí Linh, Hải Dương

Chùa Hương Hà Nội

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

Chùa Thiên Mụ

Đường Nguyễn Phúc Nguyên, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chùa Vĩnh Nghiêm

339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 14, Quận 3, Hồ Chí Minh

Chùa Phước Hải

73 Đường Mai Thị Lựu, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh

Chùa Bà Thiên Hậu

4 Nguyễn Du, Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chùa Bà Chúa Xứ

Núi Sam, P. Núi Sam, Châu Đốc, An Giang

Chùa Đại Tòng Lâm

QL51, TT. Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu

Chùa Bửu Long

81 Nguyễn Xiển, Long Bình, Quận 9, Hồ Chí Minh

Chùa Trấn Quốc

Cuối đường Thanh Niên, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội

Thiền Viện Trúc Lâm

Trúc Lâm Yên Tử, Phường 3, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

Chùa Bái Đính Ninh Bình

Là một quần thể chùa lớn, có nhiều kỷ lục châu Á như: Chùa có tượng Phật lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất Châu Á, chùa có tượng Di Lặc lớn nhất Đông Nam Á,… Đây là ngôi chùa sở hữu nhiều kỉ lục lớn tầm quốc gia và khu vực của Việt Nam, chính vì vậy mà nó trở thành điểm thu hút khách du lịch đến đây tham quan rất lớn.

Chùa Bái Đính là một trong những quần thể chùa cổ được xây dựng nối tiếp trong 3 triều đại: nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý. Trong khu quần thể này, bạn không chỉ được tham quan chùa, mà còn có nhiều di tích khác như Giếng Ngọc, Đền thờ Thánh Nguyễn, Đền thờ Thần Cao Sơn, Hang Sáng, Hang Tối.

Chùa Côn Sơn ở Hải Dương

Chùa Côn Sơn (hay còn được gọi là Thiên Tư Phúc tự) được xây từ năm 1304 trên núi Côn Sơn, thuộc xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đây là một phần của quần thể di tích quan trọng thuộc khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc. Chùa đã được xếp hạng di tích đặc biệt quan trọng cấp quốc gia.

Chùa Hương ở Hà Nội

Chùa Hương (hay gọi là chùa Trong) nằm ở vị trí trung tâm của một quần thể văn hóa – tôn giáo gồm nhiều ngôi đền. Chùa thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Do nằm trong hang động Hương Tích, chùa Hương không sở hữu kiến trúc cầu kỳ mà chủ yếu là các công trình làm từ đá. Lễ hội chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng đến khoảng cuối tháng 3 âm lịch. Đây cũng là thời điểm chùa đón số lượng khách hành hương đông nhất trong năm.

Lễ hội Chùa Hương diễn ra vào dịp xuân đầu năm nên số lượng Phật tử đổ về nơi đây dự lễ rất đông. Du lịch Chùa Hương dịp lễ hội, du khách sẽ có dịp được tham gia, hòa mình vào không khí tưng bừng nhộn nhịp của những hoạt động văn hóa hấp dẫn và lôi cuốn cùng với người dân địa phương. Ngoài dịp lễ hội Chùa Hương thì thời điểm du lịch Chùa Hương lý tưởng nhất chính là vào đầu mùa hạ và mùa thu (khoảng tháng 7 – tháng 10).

Khung cảnh chùa Hương vào thời gian này không còn cảnh người người lũ lượt kéo nhau đi lễ chùa đầu năm mà thay vào đó là khung cảnh thiên nhiên hữu tình thơ mộng, không gian yên tĩnh và linh thiêng của chốn tu hành. Khung cảnh đẹp tuyệt trần chốn phật tử thanh tịnh biến chùa Hương trở thành một địa điểm du lịch đẹp ở Hà Nội rất hút khách du lịch.

Tháng 8 – tháng 10 là thời điểm đẹp để du khách khám phá hết vẻ đẹp tuyệt vời của chùa Hương. Đây cũng là lúc hoa súng, hoa lau đua nhau khoe sắc bên dòng sông Yến hiền hòa. Một khung cảnh rất tuyệt vời để du khách vãng cảnh, viếng thăm chùa và chụp ảnh làm kỉ niệm.

Chùa Một Cột ở Hà Nội

Chùa Một Cột còn có nhiều tên gọi khác như chùa Mật, Liên Hựu tự hay Liên Hoa Đài. Điểm đặc biệt của chùa chính là lối kiến trúc độc đáo với kết cấu bằng gỗ và một trụ cột duy nhất. Dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chiến tranh và được trùng tu lại vào năm 1955 nhưng nhìn chung ngôi chùa hơn 1.000 năm tuổi này vẫn giữ được lối kiến trúc cũ. Không chỉ là biểu tượng của thủ đô Hà Nội, chùa Một Cột còn là niềm tự hào của người dân Việt Nam khi được xác lập là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”.

Chùa Thiên Mụ ở Huế

Chùa Thiên Mụ (hay chùa Linh Mụ) nằm trên đồi Hà Kê là điểm đến quen thuộc của nhiều du khách khi đến Huế. Chùa được khởi lập từ năm 1601 và được trùng tu lại vào năm 1714. Chùa Thiên Mụ có nhiều công trình kiến trúc quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh,… Bên cạnh đó, chiếc chuông nặng gần hai tấn có tên Đại Hồng Chung cũng là một dấu ấn rất riêng của chùa Thiên Mụ.

Đến năm 1714, chúa Quốc lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền… Một điểm nhấn độc đáo chính là tháp Phước Duyên, nằm phía trước chùa được xây dựng năm 1844, cao 21m gồm 7 tầng.

Chùa Vĩnh Nghiêm ở TP HCM

Tọa lạc tại quận 3, chúng tôi chùa Vĩnh Nghiêm được khởi xây từ năm 1964 với diện tích khoảng 6.000 m2. Với sự pha trộn hài hòa giữa lối kiến trúc cổ điển của những ngôi chùa cổ miền Bắc và vật liệu, kỹ thuật hiện đại, chùa Vĩnh Nghiêm được xem là một trong những công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ XX. Ngoài ra, chùa Vĩnh Nghiêm còn có rất nhiều bức tượng phật bằng gỗ được điêu khắc tinh xảo.

Tam quan chùa là một công trình khá đồ sộ, kiến trúc theo kiểu truyền thống với các tầng mái ngói đỏ có đầu đao uốn cong. Năm 2021, do thành phố thực hiện dự án mở rộng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cổng Tam quan của chùa đã được di dời vào bên trong, đến vị trí hiện tại. Bên trong treo một đại hồng chung có đường kính 1,8 m, đúc năm 1971, do các Phật tử dòng Tào Động ở Nhật Bản tặng trước năm 1975 để cầu nguyện cho Việt Nam sớm hòa bình.

Các tòa Bảo tháp làm nên điểm nhấn kiến trúc cho chùa, nổi bật là Tháp Quán Thế Âm, có lối vào nằm bên phải Phật điện. Công trình này gồm 7 tầng, cao gần 40 m, được xây cùng lúc với chùa. Tháp hình vuông, mỗi cạnh đáy 6 m. Đỉnh tháp có 9 bánh xe vòng tròn và những hình khối tròn gọi là Long xa và Quy châu. Đây là ngôi tháp đồ sộ thuộc hàng bậc nhất trong các ngôi bảo tháp của Phật giáo Việt Nam.

Chùa Phước Hải ở TP HCM

Chùa Phước Hải có tên gọi dân gian là chùa Ngọc Hoàng. Đây là một ngôi chùa được xây theo kiểu đền chùa Trung Hoa với mô típ trang trí rực rỡ. Chất liệu chủ yếu xây dựng chùa là gạch, mái lợp ngói âm dương, trang trí bờ nóc, góc mái bằng nhiều tượng gốm màu. Chùa Ngọc Hoàng thường đông nhất vào dịp lễ Vía Ngọc Hoàng diễn ra từ mùng 9 tháng Giêng. Nơi đây từng đón một vị khách đặc biệt là cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông vào tháng 5/2016.

Chùa Phước Hải được xây dựng với lối kiến trúc cổ, phân bố theo ba tòa, tiền điện, chánh điện, và trung điện. Ngày xưa, chùa còn được gọi là điện Ngọc Hoàng vì ngoài Phật ra, chùa còn thờ Ngọc Hoàng, vị đế vương cao nhất trong đất trời. Tượng Phật và Ngọc Hoàng được thờ ở chánh điện, bên cạnh đó còn thờ các chư vị thần thánh khác nhau.

Chùa Phước Hải luôn nằm trong top những ngôi chùa cầu con có tính chất “linh” nhất nước ta. Điều khó tin nhưng có thật, có những căp vợ chồng chạy chữa khắp nơi không có con, vậy mà những lần đến đây cầu xin và khấn vái lại có tin hỉ! Họ thường đến đây cầu Thánh Mẫu và 12 mụ bà. Theo dân gian thì những vị chư thần này chăm lo việc sinh nở cho dân gian. Và người ta có hẳn một bài khấn đầy đủ cho các đôi vợ chồng muốn có con cái.

Chùa Bà Thiên Hậu ở Bình Dương

Chùa Bà Thiên Hậu hay chùa Bà Bình Dương là ngôi chùa cổ nằm ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Không rõ về năm khởi xây, ngôi chùa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu này được tái tạo lại và biết đến rộng rãi hơn vào năm 1923 bởi một nhóm người Việt gốc Hoa. Chùa gồm ba dãy nhà với chính điện ở giữa. Kết cấu và trang trí mái ngói lẫn tường đều mang đậm lối kiến trúc của người Hoa. Nơi đây thường thu hút rất đông người đến lễ chùa, đặc biệt là vào lễ hội chùa Bà ngày rằm tháng Giêng. Ảnh: Phật giáo Bình Dương.

Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương được xem là một trong những lễ hội văn hóa lớn nhất của tỉnh Bình Dương và được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch với nhiều chương trình đặc sắc. Thu hút đông đảo lượng khách du lịch và hành hương về tới để tham gia lễ hội và cầu bình an.

Lễ hội chính là sự kết nối giữa nữ Thần Thiên Hậu với người dân, là một cách đưa sự bình an, may mắn đến với mọi người. Cùng với đó là nhiều chương trình đặc sắc cho người dân vui chơi, giải trí trong dịp đầu năm mới. Khởi động cho 1 năm bình an thuận lợi.

Ở chùa Bà Thiên Hậu sẽ không đọc sớ hay tế thần cũng không quy định vật dâng thần mà tất cả tùy thuộc vào tấm lòng của người dân. Vì với Bà Thiên Hậu con dân sang hèn đều được đối xử như nhau. Trước ngày diễn ra lễ hội chính là ngày 15 tháng Giêng thì sẽ có tục Thỉnh lộc diễn ra vào ngày 14, mang ý nghĩa phân phát ánh sáng, may mắn và thuận lợi đến cho mọi người.

Chùa Bà Chúa Xứ ở An Giang

Chùa Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Chùa được xây dựng cách đây hơn 200 năm sau khi bức tượng Bà được người dân phát hiện và vận chuyển xuống. Khác với ngôi miếu được lợp đơn sơ bằng lá tre ban đầu, ngôi chùa hiện tại đã trở nên khang trang và quy mô hơn sau nhiều lần tu sửa. Đây cũng là điểm đến nổi tiếng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long với gần 2 triệu lượt khách tham quan mỗi năm.

Miếu bà Chúa Xứ được xây dựng dựa trên truyền thuyết. Người dân trong vùng cho biết, trước đây, khi người Việt tới sinh sống ở vùng này phát hiện tượng Bà ở đỉnh núi nên mới bàn nhau khiêng xuống lập miếu thờ. Tuy nhiên, Bà Chúa Xứ “hiển linh” vào một người tu hành bảo phải có 40 trinh nữ đến khiêng mới chịu đi.

Chùa Đại Tòng Lâm ở Bà Rịa – Vũng Tàu

+ Chùa Vạn Phật đại Tòng Lâm tọa lạc ở xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nằm bên trái quốc lộ 51 hướng đi Vũng Tàu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km.

Chùa Đại Tòng Lâm có tên đầy đủ là Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự. Với diện tích khoảng 100 ha, ngoài chính điện và các điện thờ, chùa Đại Tòng Lâm còn có nhiều công trình kiến trúc ấn tượng gồm Tháp Đa Bảo, vườn Lâm Tì Ni, vườn Lộc Uyển và bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát cao 17 m. Với không gian thoáng mát cùng nhiều cây xanh, chùa Đại Tòng Lâm cũng là điểm đến yêu thích của nhiều du khách.

Hằng năm, Chùa đại Tòng Lâm là nơi tổ chức khóa An cư kiết hạ cho chư Tăng trong tỉnh. Năm 2021 – Phật lịch 2548, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã tổ chức khóa An cư kiết hạ từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 10 tháng 7 âm lịch cho Tăng chúng, Ni chúng về kết giới tu học tại chùa Đại Tòng Lâm với số lượng 1.200 vị, đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục ngày 30-11-2007 : Chùa Đại Tòng Lâm với khóa An cư kiết hạ có số Tăng Ni tập trung nhiều nhất Việt Nam.

Qua bốn năm tìm kiếm và xác lập kỷ lục Việt Nam, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã xác lập 500 kỷ lục quốc gia, trong đó có 123 kỷ lục Phật giáo ở cả ba miền Bắc Trung Nam. Riêng chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm đã giữ 4 kỷ lục và đã đề nghị một số kỷ lục mới. Đây là ngôi đại tự có nhiều kỷ lục với những công trình quy mô to lớn, hiện đại. Chùa thường xuyên tiếp đón đông đảo du khách, Phật tử trong nước và nước ngoài đến tham quan, chiêm bái.

Chùa Bửu Long ở TPHCM

Chùa Bửu Long (hay còn gọi là Thiền viện Tổ Đình Bửu Long) tọa lạc ở quận 9, cách trung tâm TP HCM khoảng 20 km. Khuôn viên chùa rộng hơn 11 ha, nằm trên một ngọn đồi bao quanh bởi rừng cây xanh, hướng ra bờ sông Đồng Nai.

Tên chính thức là thiền viện Tổ Đình Bửu Long với bảo tháp Gotama Cetiya mang nét kiến trúc lộng lẫy và đẹp mắt đã thu hút nhiều du khách gần xa đến tham quan. Chùa được thành lập năm 1942, đến năm 2021 thì được trùng tu và xây dựng thêm. Toàn bộ chánh điện và khuôn viên xung quanh chùa được thiết kế theo bản vẽ của hòa thượng Thích Viên Minh, trụ trì.

Chùa Bửu Long được xây dựng theo nét kiến trúc các chùa ở Đông Nam Á như Thái Lan, Ấn Độ… kết hợp cùng nét kiến trúc các chùa thời Nguyễn – tạo cho chùa Bửu Long có vẻ đẹp rất riêng và độc đáo. Đặc biệt, chùa Bửu Long có Bảo tháp Gotama Cetiya thờ xá lợi Đức Phật và Chư Thánh Tăng, rộng trên 2.000 m2, cao 70 m. Đây là 1 kiến trúc vừa hoành tráng, hiện đại vừa biểu hiện nét cổ kính nhất của nền văn minh Suvarnabhumi cổ đại trong vùng Đông Nam Á.

Chùa Trấn Quốc ở Hà Nội

Chùa Trấn Quốc tọa lạc trên một hòn đảo phía đông hồ Tây, nép mình bên đường Thanh Niên thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Chùa từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long. Ban đầu chùa mang tên Khai Quốc, xây dựng vào thế kỷ thứ 6 thuộc thời Tiền Lý.

Năm 2021, trang Thrillist cũng đưa ra danh sách những ngôi chùa, đền thờ, cung điện, tháp có cảnh quan và kiến trúc đẹp nhất thế giới. Chùa Trấn Quốc là đại diện duy nhất ở Việt Nam nằm trong bảng xếp hạng này. Theo đánh giá của tờ báo Mỹ, chùa có kiến trúc giống như một bông sen đang nở.

Thiền Viện Trúc Lâm ở Đà Lạt

Thiền Viện Trúc Lâm là một thiền viện thuộc phái Trúc Lâm Yên Tử, cách trung tâm Đà Lạt 5km, gần hồ Tuyền Lâm thơ mộng, xanh biếc, tọa lạc trên ngọn núi Phụng Hoàng. Thiền Viện Trúc Lâm như tách biệt hẳn khỏi thành phố Đà Lạt nhộn nhịp, tấp nập, phong cảnh nơi đây vô cùng yên bình, nhẹ nhàng và trữ tình bởi sự hữu tình của nước non và những đồi thông.

Từ trên chính điện nhìn xuống là hồ Tuyền Lâm, phong cảnh ở đây rất đẹp, hồ nước trong xanh in bóng rặng thông bên đồi Thanh Lương Bên dưới lưng chừng đồi, gần hồ Tĩnh Tâm là nhà khách 2 tầng nằm gọn trên một ngọn đồi có khu vườn xanh mát.

Đây là nơi những phụ nữ đến xin tập tu ngắn hạn tại thiền viện. Phía trước nhà là rừng trúc xanh tươi. Đứng trước sân nhà có thể thấy đỉnh núi voi phục soi bóng xuống hồ Tuyền Lâm hùng vĩ. Chính vì những nét độc đáo của ngôi chùa này cũng phong cảnh vô cùng lãng mạn, hữu tình, đặc trưng của khí hậu Đà Lạt mà mỗi năm, nơi đây lại thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan và mua những món quà lưu niệm được làm từ trái thông.

Chùa Chiền Việt : Ngôi Chùa Cổ Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương

Trong khu di tích lịch sử thì có một điểm nhấn vô cùng đắc biệt chính là chùa Côn Sơn ở Hải Dương. Ngôi chùa có niên đại đã 600 tuổi và có thể nói chùa nằm trong các ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn về chùa Côn Sơn Kiếp Bạc thì kính mời quý độc giả độc bài sau đây:

Khu di tích danh thắng Côn Sơn thuộc phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, cách Hà Nội khoảng 80km về phía đông.

Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn. Tương truyền đây là nơi từng diễn ra trận hoả công hun lửa tạo khói để vây bắt Phạm Bạch Hổ thời loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ 10. Nên ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Chùa “Thiên Tư Phúc Tự” trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun. Năm Hưng Long thứ 12 (1304) nhà sư Pháp Loa cho xây dựng một liêu (chùa nhỏ) gọi là Kỳ Lân. Đến năm Khai Hựu thứ nhất (1329) chùa được xây dựng mở rộng thành Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự, giao cho Huyền Quang chủ trì. Ngay từ thời nhà Trần, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, Quảng Ninh. Nơi đây đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Trần Nguyên Đán, Huyền Quang và người anh hùng dân tộc – danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi. Chùa là nơi tu hành của Quốc sư Huyền Quang – vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm. Sau khi Huyền Quang mất, vua Trần Minh Tông đã cho xây Đăng Minh bảo tháp và từ đó đến nay, ngày mất của Huyền Quang dần trở thành Hội Xuân Côn Sơn. Vào đời nhà Lê, lúc Thiền sư Mai Trí Bản hiệu Pháp Nhãn trụ trì, chùa được trùng tu và mở rộng. Khi đó chùa có đến 83 gian, bao gồm các công trình như: tam quan, thượng hạ điện, tả hữu vu, lầu chuông, gác trống. Nhưng do bị chiến tranh tàn phá, ngày nay chùa Côn Sơn chỉ còn là một ngôi chùa nép mình dưới tàn lá xanh của những cây cổ thụ.

Theo chúng tôi tìm hiểu thì chùa trải qua những biến cố lịch sử, quy mô chùa đã bị thu nhỏ. Hiện nay, kiến trúc chùa Côn Sơn mang hình chữ Công, gồm 3 tòa chính: Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện. Trong Thượng điện có những bức tượng Phật cao 3m, mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê. – Lối vào Tam quan (cổng chùa Côn Sơn) lát gạch, chạy dài dưới hàng thông trăm năm xen lẫn những tán vải thiều xum xuê cành lá. Tam quan được tôn tạo năm 1995, kiểu cổ, có 2 tầng 8 mái với các hoạ tiết hoa lá, mây tản cách điệu. Sau chùa là khu Đăng Minh bảo tháp được dựng bằng đá xanh, cao 3 tầng, trong đặt xá lợi và tượng Thiền sư Huyền Quang. Cùng với kiến trúc cổ kính rêu phong, chùa Côn Sơn còn có cây Đại đã 600 tuổi, và 4 nhà bia, trong đó đặc biệt là bia “Thanh Hư Động” dựng từ thời Long Khánh (1373 – 1377) còn lưu giữ bút tích của Vua Trần Duệ Tông và bia hình lục lăng “Côn Sơn thiện tư bi phúc tự”…

Tóm lại thì quý vị có thể đăng kí cho mình một tour chùa ba vàng côn sơn kiếp bạc để cùng ngắm cảnh và chiêm bái tâm linh hai chùa nổi tiếng tại miền Bắc này.

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Bạn đang đọc nội dung bài viết 5 Ngôi Chùa Cầu May Nổi Tiếng Nhất Bình Dương trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!