Đề Xuất 4/2023 # An Giang: Tổ Chức Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Quy Mô Nhỏ Và Đảm Bảo Phòng, Chống Covid # Top 13 Like | Herodota.com

Đề Xuất 4/2023 # An Giang: Tổ Chức Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Quy Mô Nhỏ Và Đảm Bảo Phòng, Chống Covid # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về An Giang: Tổ Chức Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Quy Mô Nhỏ Và Đảm Bảo Phòng, Chống Covid mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

an-giang-to-chuc-le-hoi-via-ba-chua-xu-quy-mo-nho-va-dam-bao-phong-chong-covid-19

(Cổng TTĐT AG)- Từ ngày 28-4, tất các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang đã chính thức mở cửa đón khách trở lại. Trong đó, Khu du lịch núi Cấm huyện Tịnh Biên và Khu du lịch quốc gia (KDLQG) núi Sam thuộc phường Núi Sam, TP Châu Đốc là hai điểm lớn nhất của tỉnh thu hút du khách trong và ngoài nước.

Riêng tại Khu du lịch quốc gia núi Sam với quần thể di tích kiến trúc, văn hóa đặc sắc như Miếu Bà Chúa xứ, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang…hàng năm đón trên 5 triệu lượt khách. Miếu Bà Chúa gắn liền với lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội truyền thống có giá trị văn hóa tâm linh tín ngưỡng lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức vào tháng 4 âm lịch hằng năm luôn thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan. Tháng 4 âm lịch được xem là mùa lễ hội, khu vực núi Sam sôi động cả ngày lẫn đêm. 

 Du khách rất ý thức, đều đeo khẩu trang khi du lịch đến TP. Châu Đốc

Nhưng từ ngày mở cửa Khu du lịch quốc gia núi Sam cho đến nay lượng khách du lịch đi lại vẫn chưa cao do hiện vẫn còn trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19. Theo thống kê, từ ngày 28-4 đến 2-5 (dịp lễ 30/4), lượng khách đến vui chơi, giải trí tại TP Châu Đốc chỉ trên 9.000 người, rất thấp so với cùng kỳ của năm. Ngày 25-3, UBND TP Châu Đốc đã cho tạm dừng các khu du lịch để phòng chống dịch. Đến ngày 28/4, khu du lịch Quốc gia núi Sam, Châu Đốc mở cửa đón khách trở lại và vẫn đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.

Người đến Miếu Bà đều ý thức được dịch bệnh nên khi cúng bái, xin lộc đều đeo khẩu trang và rữa tay sát khuẩn. Chị Nguyễn Thị Bảo Trân, ngụ tỉnh Long An cho biết, tháng 4 âm lịch năm nào chị cũng đi du lịch đến núi Sam để ngoạn cảnh và vào Miếu Bà xin lộc, cầu may. Lúc này, chị biết rằng dịch bệnh vẫn còn nguy hiểm nên để đảm bảo an toàn cho bản thân và người thân, khi vào cúng bái, chị đều rữa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang và hạn chế tụ tập đông người. 

Do dịch bệnh nên Ban Quản trị hạn chế số người vào đại sảnh tập trung vào cúng bái, xin lộc Bà

Trưởng Ban Quản trị lăng miếu núi Sam Huỳnh Văn Đường thông tin, lượng khách hiện nay chưa cao nhưng khi vào lễ hội chính chắc chắn sẽ tăng vọt lên nên Ban Quản trị đã lên kịch bản ứng phó.  Khi Khu du lịch quốc gia núi Sam hoạt động trở lại, Ban quản trị đã cử người trực, đo thân nhiệt du khách khi đến miếu, trong khuôn viên miếu đều bố trí các bồn rữa tay sát khuẩn. Ban Quản trị luôn yêu cầu bảo vệ nhắc nhở du khách khi vào khu vực miếu phải phải đeo khẩu trang, rữa tay sát khuẩn. Trường hợp du khách không đeo khẩu trang thì kiên quyết không cho vào, mỗi đợt vào miếu cúng bái, xin lộc đều không quá 30 người và phải giữ khoảng cách hơn 1m. 

Ông Huỳnh Văn Đường cho biết, lễ hội vía Bà lễ chính diễn ra từ ngày 23 đến 24-4 âm lịch với các hoạt động như lễ phục hiện rước tượng Bà từ bệ đá ngự trên đỉnh núi Sam xuống núi, lễ tắm Bà, lễ thỉnh sắc thần ông Thoại Ngọc Hầu, lễ Túc yết và Xây chầu…đều luôn thu hút đông đảo người xem. Năm nay, việc tổ chức lễ sẽ đơn giản nhưng đầy đủ các nghi thức, hạn chế tập trung đông người.

Phó Chủ tịch UBND TP Châu Đốc Trần Quốc Tuấn, cho biết, TP Châu Đốc tuyên truyền, vận động các cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn, hàng quán có ý thức phòng chống dịch bệnh như bố trí các chai gel rữa tay và đo thân nhiệt cho du khách đến lưu trú tại khách sạn…UBND TP. Châu Đốc kêu gọi du khách khi đến du lịch, hành hương ở Châu Đốc nên đeo khẩu trang phòng chống dịch, rữa tay sát khuẩn, tránh tụ tập đông người. Ngoài ra, đối với du khách khi đo thân nhiệt quá cao, nghi ngờ bị lây nhiễm Covid-19 thì các các nhân viên sẽ ghi lại thông tin về du khách, hướng dẫn du khách đến các bệnh viện lớn ở Châu Đốc, trung tâm y tế xét nghiệm./.

 Phương Nam

Lễ Hội Bà Chúa Xứ Ở An Giang

Lễ hội bà Chúa Xứ ở An Giang

Lễ hội bà Chúa Xứ hàng năm thu hút rất nhiều du khách hành hương đến tham dự. Lễ hội diễn ra vào đêm của ngày 23 tháng 4 hàng năm. Lễ hội sẽ được thực hiện qua các nghi thức trang trọng và đặc biệt.

Đầu tiên, lễ sẽ làm nghi thức tắm và đổi xiêm y cho tượng Bà Chúa Xứ. Bức tượng bà sẽ được thay đổi trang phục mới và tắm bằng nước thơm. Đặc biệt, bộ trang phục cũ của bà chúa Xứ sẽ được xẻ nhỏ và tặng cho người dân hoặc du khách hành hương đến tham dự mang về. Đây được coi như là lá bùa như thần hộ mệnh để phù hộ cho người mang được mạnh khỏe, tránh khỏi bệnh tật, ma quỷ, tai họa..

Lễ hội bà Chúa Xứ ở An Giang

Sau đó, lễ hội bà Chùa Xứ sẽ được thực hiện với các lễ nhỏ để hoàn thành lễ hội. Sau khi đã thay xiêm y, đại diện miếu sẽ làm lễ rước bốn bài vị ở lăng Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà Chúa Xứ. Sau đó, lễ Túc Yết sẽ được bắt đầu nghi thức từ ngày 25 đến 26 với nhiều nghi thức trang trọng như dâng hương, rượi, dâng trà và đọc văn tế đồng thời cúng giấy vàng bạc giống như kiểu cúng bái cổ truyền của Phật giáo.

Sau khi lễ Túc Yết được thực hiện xong, lễ hội sẽ tiếp tục diễn ra với lễ Xây Chầu hát bội của những quý người làm nghi lễ cúng bái. Đây là lễ có sự đầu tư, quan trọng và ý nghĩa nhất. Bởi lẽ, đây là nghi thức nhằm cầu nguyện với mong muốn bình an, hạnh phúc, khí hậu, trời đất thuần hòa với cuộc sống dân sinh.

Lễ hội bà Chúa Xứ ở An Giang

Cuối cùng lễ chính tế trong lễ hội bà Chúa Xứ sẽ kết thúc với lễ chính lễ vào ngày 26 tháng 4 lúc 4 giờ sáng. Nghi lễ này sẽ thực hiện các nghi thức đơn giản, gần gũi nhưng thiêng liêng bằng việc thắp hương, dâng hương và cúng bái, đốt giấy bạc vàng mã để đưa bài vị Thoại Ngọc Hầu trở về lăng.

Lễ hội bà chúa xứ hàng năm thu hút rất nhiều dân địa phương và các du khách hành hương đến đây để dự lễ, chiêm bái và cũng cầu phúc, xin lộc và cầu nguyện cho cuộc sống bình an, hạnh phúc.

Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức vào cuối tháng 4 âm lịch hằng năm thu hút hàng triệu lượt người đến tham quan, chiêm bái, tạo nên một mùa lễ hội nhộn nhịp, sôi động tại miếu Bà Chúa Xứ, thị trấn Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Giai thoại về Bà Chúa Xứ

Vào những năm 1820, quân Xiêm thường xuyên quấy nhiễu biên giới nước ta. Khi đến núi Sam, trông thấy tượng Bà, chúng hì hục dùng đủ mọi cách để khiêng tượng Bà xuống núi, nhưng khi vừa đi được một đoạn ngắn thì kì lạ thay, tượng Bà bỗng nặng trĩu đến cả chục binh sĩ trai tráng cũng không thể bê nổi. Khi đó, một tên trong đám giặc nổi giận, đạp vào cốt tượng làm gãy một phần cánh tay bên trái và ngay lập tức bị trừng phạt đau đớn.

Một thời gian sau, nhiều người trong làng luôn mơ thấy tượng Bà hiện về tự xưng là Bà Chúa Xứ, báo mộng dân làng khiêng bà xuống núi lập miếu thờ, bà sẽ phù hộ cho mưa thuận gió hòa, bảo vệ dân làng khỏi nạn giặc cỏ. Vậy là cả làng lên khiêng tượng Bà Chúa Xứ xuống núi để xây miếu thờ cúng, nhưng không hiểu sao tất cả thanh niên lực lưỡng trong làng cũng không thể bê tượng Bà lên. Khi ấy, một cô gái tự xưng là Chúa Xứ Thánh Mẫu và báo rằng Bà chỉ cần 9 cô gái đồng trinh khiêng bà. Quả nhiên, 9 cô gái di chuyển Bà một cách dễ dàng và khi xuống đến chân núi, tượng Bà trở nên nặng không thể di chuyển được, dân làng hiểu rằng Bà đã chọn vị trí này để làm miếu cho mình.

Tượng Bà cao khoảng 1m65, theo nhà khảo cổ học người Pháp Malleret đến nghiên cứu vào năm 1941, tượng Bà thuộc loại tượng thần Visnu, tạc dáng người ngồi nghĩ ngợi quý phái vương giả. Chất lượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao, có thể được tạc vào cuối thế kỷ VI. Theo một số nghiên cứu khác, tượng Bà là pho tượng Phật đàn ông của người Khmer, bị bỏ quên lâu đời trên đỉnh núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miếu, điểm tô lại trở thành Bà Chúa Xứ quyền thế. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tượng Bà Chúa Xứ vẫn là còn là điều bí ẩn.

Ban đầu, miếu Bà Chúa Xứ được xây dựng khá sơ sài, nằm trên vùng đất trũng và lợp bằng lá tre, lưng quay về vách núi, chánh điện nhìn ra con đường làng và cánh đồng bát ngát. Trải qua nhiều lần trùng tu, đến năm 1992, di tích quốc gia miếu Bà Chúa Xứ hoàn thành khá quy mô với khu Đông Lang, Tây Lang, chánh điện, nhà khách… Ngay lối chánh điện có đôi câu đối thể hiện quyền uy linh thiên của Bà Chúa Xứ:

Cầu tất ứng, thí tất linh, mộng trung chỉ thị Xiêm khả kinh, Thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng.

Dịch nghĩa là:

Cầu tất được, ban nhất định linh, báo mộng cho biết Người Xiêm phải sợ, người Thanh phải nể, không thể tưởng tượng nổi. Độc đáo Lễ hội Bà Chúa Xứ

Sau khi xây dựng, miếu được một người trông nom cai quản gọi là Từ. Ban đầu, các hoạt động cúng bái còn khá lẻ tẻ và đơn sơ, tuy nhiên sau năm 1870, khi miếu được trùng tu khang trang đã thu hút người dân thập phương nên Lễ hội Bà Chúa Xứ từ đó cũng trở nên phổ biến. Lễ hội được bắt đầu từ đêm 23/4 đến ngày 27/4 âm lịch, ngày chính vía là 25/4 âm lịch, là ngày tượng Bà an vị sau khi khiêng xuống núi. Các nghi thức cúng bái sẽ được các hương chức trong làng thực hiện theo nghi thức cổ truyền. Trước khi cử hành các nghi thức, vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm, Ban quản trị miếu bầu ra chủ lễ với các tiêu chí như ngoài 60 tuổi và vẫn khỏe mạnh, còn đủ vợ đủ chồng, con cái đông đủ cả trai cả gái và đạo đức tốt.

Vào đêm 23/4, rạng sáng 24/4, Lễ tắm Bà được tiến hành theo nghi thức trang trọng. Tượng Bà sẽ được lau bằng nước thơm, thay y phục mới, còn y phục cũ sẽ được cắt nhỏ và ban cho khách trẩy hội như một hình thức cầu an, cầu may.

Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà được tiến hành lúc 15h ngày 24/4 âm lịch. Tương truyền, Thoại Ngọc Hầu là một danh tướng lẫy lừng thời Nguyễn, từng là trấn thủ trấn Vĩnh Thanh, người có công lớn trong công cuộc khẩn hoang lập ấp, đào kênh đắp đường, xây dựng và bảo vệ vùng đất mới. Một trong những đóng góp to lớn nhất của Thoại Ngọc Hầu chính là lộ núi Sam – Châu Đốc dài 5km, xây dựng từ năm 1826 đến 1827, huy động gần 4500 nhân công. Sau khi hoàn thành, ông cho khắc bia “Châu Đốc Tân Lộ Kiều Lương” dựng tại núi Sam năm 1828 để kỷ niệm. Ngày nay, tấm bia không còn nhưng còn văn bia trong sử sách. Các bô lão trong làng và Ban quản trị miếu mặc lễ phục chỉnh tề sang lăng Thoại Ngọc Hầu làm Lễ thỉnh sắc rước bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại để tỏ lòng biết ơn người có công khai phá vùng đất hoang vu này.

Lễ Túc Yết được tổ chức vào đêm 25, rạng sáng 26/4 âm lịch. Lễ được tiến hành theo trình tự: dâng hương, chúc tửu, hiến trà, đọc văn tế. Cuối cùng, văn tế được hóa cùng một ít giấy vàng mã. Tiếp ngay sau Lễ Túc Yết là đến Lễ Xây Chầu – Hát Bội do một người sành nghi lễ và có uy tín trong Ban tế tại miếu Bà thực hiện cùng đào kép hát bội cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Lễ Chánh tế được diễn ra vào 4 giờ sáng ngày 26/4 và cuối cùng, chiều ngày 27/4 sẽ đưa sắc Thoại Ngọc Hầu về lăng.

Phần hội diễn ra rất sôi nổi đan xen với phần lễ, các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian được biểu diễn như múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén… thu hút sự chú ý và tham gia của du khách thập phương. Lễ khai hội thường tổ chức vào trước đêm Lễ tắm Bà, tức là phần trước lễ truyền thống. Chương trình khai hội khá đặc sắc, phong phú với các tiết mục được sân khấu hóa như biểu diễn lân sư rồng, diễu hành xe hoa hay ca múa nhạc dân tộc Khmer. Sau đó, Lễ phục hiện sẽ được tiến hành với ý nghĩa tái hiện bối cảnh rước tượng Bà từ đỉnh núi Sam theo truyền thuyết.

Hàng năm, miếu Bà Chúa Xứ thu hút hàng nghìn khách thập phương đến hành hương chiêm bái, đóng góp cho việc tôn tạo miếu. Ngoài việc trùng tu miếu, Ban quản lý sử dụng một phần số tiền đóng góp để làm phúc lợi xã hội.

Nhờ có Lễ Bà Chúa Xứ, hàng năm, những người tham gia lễ hội đã giúp tạo nguồn thu nhập cho người dân địa phương, đời sống dần trở nên ổn định hơn.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ vẫn luôn là nét văn hóa cộng đồng đặc sắc của các dân tộc, nét hành hương tâm linh đặc trưng của Nam bộ. Ý nghĩa của Lễ hội không chỉ dừng lại ở văn hóa tâm linh mà còn thể hiện niềm tự hào dân tộc với những trang sử vẻ vang chói lọi cũng như các đóng góp cho xã hội. Du khách đến với Lễ hội không chỉ là tham gia một nét văn hóa vùng miền, mà còn tận mắt chứng kiến các chứng tích lịch sử mà ông cha ta đã dày công xây dựng và giữ gìn.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được công nhận là Lễ Hội cấp Quốc gia từ năm 2001. Ngày 8/6/2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh An Giang, TP Châu Đốc (An Giang) tổ chức Lễ đón Bằng Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam theo Quyết định số 4205/QĐ-BVHTTDL.

Bảo Tồn Và Phát Huy Nét Văn Hóa Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam

Cơ hội và thách thức của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội cấp quốc gia lớn nhất Nam Bộ, mang đậm nét dân gian và giá trị văn hóa. Lễ hội phản ánh những khát vọng và lòng thành kính đối với người mẹ xứ sở của người dân Châu Đốc (An Giang) nói riêng và Nam Bộ nói chung. Do đó, lễ hội ngày càng thu hút du khách về tham dự nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh tín ngưỡng.

Hơn nữa, Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập văn hóa, là điều kiện tốt để mở rộng giao lưu văn hóa trong xu thế toàn cầu hóa cũng như quảng bá Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ra nước ngoài và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Chính vì thế, kế hoạch tổ chức cũng như chương trình hoạt động của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ngày càng được hoàn thiện và đa dạng hóa với nhiều hoạt động kết hợp.

Bên cạnh cơ hội thì việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là một thách thức vô cùng to lớn. Các hoạt động của lễ hội phải phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời bài trừ các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan… vẫn còn nhen nhóm trong mùa lễ hội là vấn đề cấp bách hiện nay.

Việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử – văn hóa trong quần thể Khu di tích danh thắng núi Sam cũng như nâng cấp cơ sở hạ tầng, các loại hình dịch vụ,… phục vụ lễ hội và du khách cũng là vấn đề đáng quan tâm.

Hiện nay, khu vực Nam Bộ đang có nhiều lễ hội diễn ra rất quy mô và có ảnh hưởng lớn đến người dân như: Lễ hội Vía Bà Thiên Hậu (thành phố Hồ Chí Minh), Lễ hội Núi Bà Đen (Tây Ninh), Lễ hội Gò Tháp (Đồng Tháp), Lễ hội Nguyễn Trung Trực (Kiên Giang)… là sự cạnh tranh không kém đối với Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam.

Giải pháp bảo đảm nguyên tắc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống Quy hoạch và hệ thống hóa các loại hình dịch vụ bằng xã hội hóa

Xã hội hóa hoạt động lễ hội nhằm đảm bảo lợi ích cho nhân dân; giải quyết được vấn đề trật tự trị an cũng như thể hiện được nét văn hóa, văn minh của lễ hội. Bên cạnh đó, quy hoạch và hệ thống hóa các loại hình dịch vụ du lịch bằng cách xã hội hóa là vấn đề cấp thiết để đạt được mục tiêu “Văn hóa Du lịch”; củng cố và phát triển các loại hình dịch vụ du lịch trên sông, mời gọi đối tác tham gia đầu tư các dự án trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, mở rộng các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp du lịch văn hóa tâm linh. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, huấn luyện và đào tạo nguồn nhân lực tham gia vào các loại hình dịch vụ cũng là điều kiện thiết yếu trong việc xã hôi hóa. Từ đó, tạo chuyển biến tích cực về thái độ, chất lượng dịch vụ, phục vụ khách hàng.

Để khai thác tối đa lợi thế phát triển các ngành kinh tế của địa phương, nhất là kinh tế du lịch, trong giai đoạn tiếp theo Châu Đốc tập trung phát triển các ngành dịch vụ theo hướng hiện đại, xã hội hóa – đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và các thành phần tham gia, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống, khuyến khích phát triển các ngành dịch vụ mới để kích thích sản xuất và phục vụ khách du lịch.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và nâng cao nhận thức về việc giữ gìn nét văn hóa truyền thống

Để quảng bá hình ảnh văn hóa của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, cần tuyên truyền, vận động thông qua việc thiết lập hệ thống báo chí, truyền thông, thông tin cổ động… để đưa đến tận người đọc.

Nâng cao ý thức giữ gìn, trùng tu, tôn tạo Miếu Bà Chúa Xứ; đồng thời giáo dục, động viên lớp trẻ về ý thức bảo tồn di sản văn hóa tại Miếu Bà để họ tự nguyện học tập và truyền bá văn hóa của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam.

Nâng cấp các cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư

Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển đô thị, quy hoạch mở rộng quần thể du lịch núi Sam; quy hoạch mở rộng không gian đô thị theo hướng dọc sông Hậu, kênh Vĩnh Tế đến tuyến N1; quy hoạch một số trục đường trở thành đường đi bộ ở nội ô thành phố phục vụ phát triển du lịch.

Các khu định hướng trong quy hoạch kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia. Trước mắt cần tập trung kêu gọi đầu tư vào các dự án có thể mang lại hiệu quả như: phát triển mới và đa dạng các hoạt động dịch vụ; khai thác tốt lợi thế du lịch núi Sam, tổ chức các lễ hội gắn với các họat động văn hóa phong phú và đa dạng; tăng cường quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị các di tích, danh thắng, vẻ đẹp truyền thống… để thu hút khách du lịch; đầu tư nâng cấp các mặt hàng đặc sản truyền thống của địa phương phục vụ du lịch; quy hoạch chi tiết Khu du lịch Núi Sam tạo cảnh quan môi trường cho phát triển du lịch; khảo sát và lập đề cương quản lý đất công khu khai thác đá cũ, tạo quỹ đất cho phát triển du lịch, công nghiệp, thương mại dịch vụ, dân cư, giao thông, các khu vui chơi giải trí, ẩm thực, khách sạn…; tập trung tạo quỹ đất để kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng khu đô thị mới; đào tạo đội ngũ cán bộ hướng dẫn viên du lịch, văn hóa, ẩm thực… để phát triển du lịch một cách bền vững.

Tài liệu tham khảo

1. Sơn Nam (2004), Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam, NXB Trẻ

2. Nguyễn Phương Thảo (1997), Văn hóa dân gian Nam Bộ – những phác thảo, NXB Giáo dục Hà Nội

3. Thái Thị Bích Liên (1998), Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc, NXB Văn hóa Dân tộc…

ThS. Trần Thanh Thảo Uyên

Bạn đang đọc nội dung bài viết An Giang: Tổ Chức Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Quy Mô Nhỏ Và Đảm Bảo Phòng, Chống Covid trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!