Đề Xuất 5/2023 # Bạn Trẻ Ăn Chay Ngày Phật Đản # Top 10 Like | Herodota.com

Đề Xuất 5/2023 # Bạn Trẻ Ăn Chay Ngày Phật Đản # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bạn Trẻ Ăn Chay Ngày Phật Đản mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bạn trẻ ăn chay ngày Phật đản

Đăng ngày 06/05/2012 lúc 11:00 pm

Trong ngày đại lễ Phật đản Phật Lịch 2556, hàng nghìn bạn trẻ tại Huế đã tìm đến những cửa hàng chay hoặc tự đi chợ về nấu mâm cơm chay để tịnh tâm, chiêm nghiệm cuộc sống theo quan điểm của đạo Phật.

Từ sáng sớm 5/5 (tức rằm tháng tư), quán chay Liên Hoa trên đường Lê Quý Đôn, TP Huế (Thừa Thiên – Huế) đã đông nghịt khách. Trong đó có không ít cô gái ăn vận giản dị gọi những món chay và thưởng thức một cách ngon lành. Giá cơm chay ở Huế khá rẻ, thường một đĩa 15.000 đồng, còn bún, lẩu chay thì cao hơn.

Với cô gái nhỏ nhắn Hoàng Thị Ngọc Anh, sinh viên ĐH Khoa học Huế, trước khi “tập” ăn chay, cô đã lên mạng tìm hiểu. Biết được việc này không ảnh hưởng đến sức khỏe mà ngược lại giúp sống lâu vì cơ thể được tiếp một lượng sinh tố và khoáng chất ở trong thảo mộc, tốt hơn nhiều so các chất bổ trong thịt và đặc biệt góp phần bảo vệ môi trường, Ngọc Anh đã quyết định mỗi tháng ăn chay ít nhất 5 lần.

“Lần đầu thực sự em không thích thú lắm nhưng ăn nhiều thấy hay hay và đôi khi cũng muốn thay đổi khẩu vị. Nhờ ăn chay mà em giảm cân hơn trước, eo cũng thon thả hơn”, Ngọc Anh bật mí. Lễ Phật đản lần này, Ngọc Anh đã rủ thêm gần chục bạn học về nhà nấu món chay. Cô gái tỏ ra nhanh nhẹn với cách chế biến những món từ rau, đậu phụ, khoai tây.

Theo các nhà nghiên cứu, hơn 80% dân số Huế hiện nay theo đạo Phật. Từ thời xa xưa, nếp sống của vua chúa, quan lại đến thường dân đã sớm chịu ảnh hưởng của Phật giáo nên việc ăn chay bắt nguồn từ đó và được người Huế duy trì đến nay. Có những gia đình tập cho con ăn chay từ nhỏ và truyền thống ăn chay được giới trẻ duy trì.

Người Huế ăn chay không đơn giản là ăn những món không có thịt cá, mỡ động vật mà kèm theo đó là cả triết lý hội tụ các yếu tố âm dương, thiền tịnh, thể hiện lòng tôn quý và trân trọng sự sống. Mâm cơm không cần phải thiết kế nhiều món giả gà, giả heo như người dân ở nhiều thành phố nhằm kích thích thị giác mà bữa cơm chay càng đạm bạc càng tốt.

Lễ Phật Đản Ngày Mấy? Nên Làm Gì Vào Ngày Lễ Phật Đản

TÌM HIỂU VỀ NGÀY LỄ PHẬT ĐẢN

1. Nguồn gốc từ đâu? Lễ Phật Đản ngày mấy?

Lễ Phật đản là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni. Tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn là Vaisakha (nhằm ngày 15 tháng tư âm lịch, năm 624 Trước Công Nguyên). Một ngày rất quan trọng trong truyền thống Phật giáo.

Một số quốc gia với đa số Phật tử chịu ảnh hưởng Phật giáo Bắc Tông. Như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Các quốc gia theo Nam Tông thường tổ chức vào ngày trăng tròn trong tháng 4 âm lịch. Hay là ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch.

2. Lễ Phật Đản ngày mấy tại Việt Nam

Ngày Phật Đản còn là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật. Gồm: Phật Đản, Vu lan, Thành đạo. Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 âm lịch. Ở Việt Nam, lễ Phật đản từ lâu đã trở thành lễ hội lớn của dân tộc. Được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức một cách trang trọng. Nhiều người hay gọi ngày Phật đản là “Mùa Phật đản” . Để hòa chung niềm vui cùng mọi người trên khắp thế giới mừng ngày Đức Phật ra đời.

Đây cũng là dịp để khích lệ truyền thống văn hóa Phật giáo đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, đồng thời thể hiện rõ chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta nên được tổ chức long trọng, thu hút rất nhiều người tham gia. Kể cả những người không có tín ngưỡng Phật giáo.

Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới. Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện. Tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.

4. Những nghi thức thường được làm vào ngày này

Ở Việt Nam, lễ Phật Đản luôn được tổ chức trang trọng. Ngoài việc tổ chức buổi lễ chính vào ngày rằm tháng 4, Giáo hội các tỉnh thành còn tổ chức diễu hành, làm lễ, thả hoa đăng trên sông, tổ chức thuyết giảng về Phật pháp xen kẽ các buổi văn nghệ, đèn lồng, làm lễ đài tổ chức…

NÊN LÀM GÌ VÀO NGÀY LỄ PHẬT ĐẢN

1. Ăn chay niệm phật

Lịch Việt cho biết, vào ngày rằm tháng tư, các Phật tử tuyệt đói phải ăn chay, không được sát sinh động vật để tích đứa cho bản thân và con cháu sau này. Nếu sát sinh quá nhiều ắt sẽ phải chịu quả báo.

2. Lau dọn nhà cửa, vị trí ban thờ

Đây là ngày trọng đại tưởng nhớ sự ra đời của Đức Phật, vì thế mà bạn cần phải dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, trang trí, lau dọn ban thờ thật trang trọng, sao cho thể hiện được cái tâm thành kính của mình. Có thể tụ họp với các Phật tử khác để tổ chức một buổi lễ trang nghiêm, có ăn chay, lễ tắm..

3. Nghe giảng đạo

Ngoài ra, trong ngày lễ Phật Đản các Phật tử có thể đến chùa làm công quả. Nghe những bài giảng của sư thầy về triết lý, đạo đức sống. Nhờ đó, chúng ta có thể tĩnh tâm, tự chiêm nghiệm lại những hành động đúng sai của bản thân. Để tâm hồn được thanh thản. Sau khi tham gia lễ chùa về, con người có thể cùng nhau sống bình an, hạnh phúc. Và bớt đi được những tật xấu của mình như đố kỵ, kiêu căng, ích kỷ.

Khi tổ chức lễ Phật Đản ở chùa, các phật tử thường dựng lễ đài, trang trí xe hoa một cách trang nghiêm nhất. Tuy nhiên, những việc làm này cần phải đảm bảo tiết kiệm, không nên quá lãng phí. Quan trọng hơn hết đó chính là cái tâm xuất phát từ tấm lòng của Phật tử.

4. Vệ sinh làng xóm vào lễ Phật Đản ngày mấy?

Vào mùng 8/4 âm lịch. Ngoài việc vệ sinh trong ngôi nhà của mình, các phật tử nên làm các công tác xã hội như bảo vệ môi trường, dọn dẹp các con phố, đường xá nơi mình ở để đón tiếp ngày lễ Phật Đản. Ở nhiều nơi, các Phật tử thường tụ họp lại cùng nhau vệ sinh làng xóm để đón một ngày lễ Phật Đản ý nghĩa nhất.

Vào mùng 8/4 âm lịch. Trong ngày lễ Phật Đản (rằm tháng tư âm lịch) các phật tử nên làm từ thiện giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Đó không chỉ là việc làm thể hiện sự từ bi, độ lượng của con người mà còn là việc làm ý nghĩa nhất để cúng dâng lên cho Chư Phật. Mang tình yêu thương, sự nhân hậu truyền đi khắp mọi nơi là việc mà các Phật tử nên làm. Vì thế trong ngày này, hãy sống thận trọng vẹn, yêu thương gia đình, mọi người xung quanh. Một cuộc sống hòa bình, tốt đẹp cũng chính là món quà ý nghĩa thể hiện lòng biết đơn đối với Đức Phât.

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý VÀO NGÀY LỄ PHẬT ĐẢN

1. Lễ Phật Đản ngày mấy nên kiêng kị điều gì?

Vào ngày 8/4 âm lịch hằng năm. Chúng ta nên kiêng kị những điều sau đây:

Bài vị tổ tiên không được đặt cao hơn bàn thờ Phật, bởi như thế sẽ phạm xung, vì hiểu một cách đơn giản theo dân gian Phật đã đạt được sự giải thoát, là bậc Đại giác, không thể ở thấp hơn chúng sinh. Thực ra chúng sinh cũng là Phật nhưng chưa giác ngộ, làm vậy là để trọng Phật.

Không nên đặt tượng trong phòng ngủ, bởi lễ Phật phải uy nghi nghiêm túc. Nơi để bàn thờ Phật cũng vậy, nhà có điều kiện nên để một phòng riêng yên tĩnh, thoáng đãng.

Không nên mua quá nhiều tượng về nhà, chỉ cần một pho hoặc ảnh Phật là đủ, thành tâm thành ý niệm cầu hằng ngày.

Tượng cũ bị mờ mắt hoặc tay nên tô vẽ, lau chùi lại, vào các ngày rằm và mùng một có thể dùng nước thơm tắm tượng. Nếu tượng hỏng thì thỉnh cầu các tăng rước thỉnh thả sông, thay bằng pho khác, nhờ chuyển lên chùa khai quang cẩn thận, không được tùy tiện vứt bỏ.

Không được đặt tượng tại những nơi không sạch sẽ, ẩm thấp. Nên đặt tượng trên một chiếc đĩa lót giấy đỏ.

Nếu tượng Phật không may bị vỡ thì không nên dùng chổi quét và vứt tùy tiện mà phải dùng giấy vàng gói lại. Vào ngày mùng một đem đốt dưới nắng nhằm tiễn tượng Phật quy vị.

2. Nên đeo phật bản mệnh bên mình

Phật Bản Mệnh được biết đến là một vị Phật hộ mệnh đem lại may mắn. Sức khỏe, bình an và bảo vệ bạn trong cuộc sống. Phật Bản Mệnh của mỗi tuổi, mỗi giới là một vị riêng vì mỗi vị đều có công đức đặc thù khác nhau. Vì thế, chọn vị Phật Bản Mệnh tương ứng với tuổi của mình để có được những điều tốt đẹp là rất quan trọng.

Đặc biệt, mặt dây chuyền Phật Bản Mệnh được làm từ Trầm Hương. Sẽ giúp gia tăng vận khí gia tăng vận khí. Bởi trầm hương củng được xem là linh mộc. Vua của các loài gỗ quí hiếm mang trong mình nguồn năng lượng đất trời. Trầm Hương sẽ mang lại nhiều may mắn cho người đeo. xua đuổi tà ma, xui xẻo. Vì thế, bạn hãy chuẩn bị cho mình và người thân một vị Phật Bản Mệnh làm bằng Trầm Hương. Để bảo vệ bản thân và người thân tránh xa những xui xẻo, tà khí.

Bạn có thể muốn tham khảo Bộ Sưu Tập Phật Bản Mệnh Mang Vào Lễ Phật Đản

Các bạn biết rồi đấy, chùa là nơi linh thiêng thờ phật, là cõi thanh tịnh vài vậy khi bạn đi lễ chùa cần chú ý về trang phục của mình. Khi vào chùa bạn cần mặc quần áo dài, kín cổ, giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở hang, lòe loẹt.

Hiện nay, nhiều người khi vào chùa ăn mặc phản cảm, thậm chí còn phơi bày nhiều vị trí nhạy cảm ra ngoài khi đi lễ chùa, đây là điều phạm giới uế tạp Phật đường, phạm giới bất kính, khẳng định công quả tiêu tán hết, quả báo vô cùng, cho dù siêng năng đi lễ chùa cũng không mang lại tác dụng gì. Vào chùa cũng cần đầu tóc được chải ngay ngắn, áo quần phẳng phiu. Không nên để tóc hay trang phục luộm thuộm, cẩu thả. Như vậy sẽ không tỏ lòng thành kính khi bước chân vào cửa Phật

Mâm Cỗ Chay Ngon Hấp Dẫn Cho Ngày Lễ Phật Đản ” Thế Giới Ẩm Thực

Món thứ 1 : Chả đỗ xanh vàng giòn thơm ngon hấp dẫn:

Nguyên liệu làm chả đỗ xanh ngon hấp dẫn :

150g đậu xanh bỏ vỏ.

Dầu ăn, gia vị.

Xốt mayonnaise chay.

Công thức làm chả đỗ xanh ngon tuyệt:

Đậu xanh bạn đem cho vào nước ấm đem ngâm cho nở qua đêm hoặc khoảng 5h là được

Sau đó Đem rửa sạch, để ráo.

Cho đậu xanh cùng với một chút vào máy xay sinh tố đem xay nhuyễn.

Bạn chỉ cho ít nước thôi để việc xay đậu dễ dàng hơn và đừng cho nhiều quá vì sẽ làm cho bột đậu bị nhão như vậy món ăn sẽ kém ngon.

Cho phần đậu đã được xay vào bát, sau đó đem trộn thêm một chút gia vị đem đảo đều, sử dụng màng bọc thực phẩm lại.

Sau đó đem để vào trong tủ lạnh cho bột se hơn khoảng 15 phút.

Đem đun dầu sôi, dùng thìa đem thả từng viên nhỏ đậu xanh vào, đem chiên vàng.

Khi mà chả đỗ đã vàng, bạn đem lật mặt chiên tiếp.

Vớt ra để vào rổ thấm dầu. Món chay ăn nóng kèm với xốt mayonnaise chay.

Món thứ 2 : Canh nấm hạt sen bổ dưỡng dễ làm

Hạt sen : 50g ( Chọn hạt sen tươi để tăng hương vị cho món ăn và tiết kiệm thời gian nấu ).

Nấm đông cô tươi : 50g.

Nấm linh chi : 50g.

Cà rốt : 1/2 cây.

Đậu hũ non : 100g.

Ngò rí, Tiêu, Hạt nêm từ Nấm Hương và Hạt Sen.

Bước 1:

Cà rốt tỉa hoa, cắt lát. Nấm các loại sơ chế sạch, để ráo. Ngò rí cắt nhỏ.

Đậu hũ non cắt miếng vừa ăn.

Bước 2:

Đun sôi 1 lít nước, cho hạt sen và cà rốt vào nấu khoảng 10 phút, tiếp tục cho các loại nấm vào nấu chín, nêm 3m hạt nêm từ nấm hương và hạt sen, cho đậu hũ vào tắt bếp, rắc thêm tiêu và ngò rí.

Đậu hũ phải là món cuối cùng được cho vào nồi để tránh bị nát.

Múc canh ra tô, dùng nóng với cơm.

Dùng để hồi phục sức khỏe cho người mới ốm dậy , người kiêng đồ tanh như thịt , cá.

Món thứ 3 : Đậu hũ hấp la hán:

Đậu hũ non: 1 miếng.

Thịt nguội chay: 100g.

Cải thìa: 10 cây.

Nấm đông cô: 10 tai.

Gừng: 10 lát.

Ớt cắt lát, kỉ tử.

Muối, tiêu, đường, dầu hào chay, bột năng, dầu ăn, dầu mè,nước tương .

Các bước chế biến món đậu hũ hấp la hán :

Bước 1:

Đậu hũ cắt miếng 3x5cm, dày 1cm.

Nấm đông cô cắt bỏ chân nấm, rửa sạch với nước muối, chần sơ, vớt ra cho vào tô nước lạnh

Thịt nguội chay cắt miếng 3x5cm.

Cải thìa luộc với nước pha 1 thìa muối, 1 thìa dầu ăn, cho vào tô nước lạnh cùng với nấm, sau đó chẻ đôi theo chiều dọc.

Bước 2:

Làm xốt: Trộn đều 1.5 thìa dầu hào chay, 1 thìa đường, 1/2 thìa Nước tương, 1.5 thìa nước lọc, 1/3 thìa tiêu, 1/2 thìa dầu mè và 1.5 thìa bột năng.

Xếp xen kẽ lần lượt đậu hũ, thịt nguội chay, nấm đông cô, gừng lên dĩa, sau đó xếp cải thìa xung quanh, chan xốt lên trên, rắc kỉ tử, hấp cách thủy 10 phút.

Dùng nóng, chấm kèm Nước tương và ớt cắt lát.

Văn Khấn Lễ Phật Đản

Kính lạy Đức Thế Tôn: đã đến lúc ánh sáng của ngọn đèn chánh pháp phải được vận dụng một cách trịnh trọng để xua tan bóng đêm tà kiến đang bao phủ nhân loại… Văn khấn lễ Phật Đản Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu Ni Phật

Tình thương mà Ngài đã đánh thức chúng con trên mọi nẻo tăm tối khổ đau. Tình thương mà Ngài đã đánh thức chúng con thật cần thiết để giữ yên cho thế giới khỏi biến thành biển lửa chiến tranh thù hận.

Kính lạy Đức Thế Tôn: đã đến lúc ánh sáng của ngọn đèn chánh pháp phải được vận dụng một cách trịnh trọng để xua tan bóng đêm tà kiến đang bao phủ nhân loại.

Đã đến lúc tiếng chuông từ bi phải được lắng nghe một cách tha thiết để mọi trái tim cùng nhịp đập yêu thương,xây dựng tình người để thế giới mãi xanh màu hạnh phúc.

Kính lạy Đức Thế Tôn: sức mạnh mà ngài đã khơi dậy trong chúng con thật có hiệu lực và hiệu lực mãi trước một thế giới quá nhiều bạo động và mâu thuẫn.

Sức mạnh nội tâm đã giúp chúng con vượt qua mọi thử thách để tự chủ. Những lời dạy của Ngài thật thiết thực và hữu ích đã có giá trị suốt 2641 năm và sẽ còn giá trị mãi mãi.

“Hận thù không dập tắt được hận thù, chỉ có tình thương mới dập tắt được hận thù”

” Chiến thắng ngàn quân giữa bãi chiến trường chưa gọi là thắng. Tự chiến thắng mình mới là chiến công oanh liệt nhất.”

” chính ngươi là hải đảo vững chắc cho tự thân ngươi. Không một người nào khác,không một nơi nào khác là nơi nương tựa. Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi.”

Kính lạy Đức Thế Tôn: Nhân mùa đản sanh của Ngài,chúng con thành kính hái đóa Vô Ưu thanh khiết dâng lên cúng dường dường bậc vô thượng giác, Đấng Thiên Nhơn Sư như là tặng phẩm cao quý nhất xin dâng tặng cho cuộc đời với cầu nguyện chân thành tha thiết:

Xin cho khói trầm thơm, kết thành mây năm sắc, dâng lên khắp mười phương, cúng dường vô lượng Phật, vô lượng chư Bồ-tát, cùng các thánh hiền tăng, trên pháp giới dung thông, kết đài sen rực rỡ, nguyện làm kẻ đồng hành, trên con đường giác ngộ, xin mọi loài chúng sanh, từ bỏ cõi lãng quên, theo đường giới định tuê, quay về trong tĩnh thức.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bạn Trẻ Ăn Chay Ngày Phật Đản trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!