Đề Xuất 4/2023 # Bốc Bát Hương Và Những Điều Kiêng Kỵ Cần Lưu Ý # Top 9 Like | Herodota.com

Đề Xuất 4/2023 # Bốc Bát Hương Và Những Điều Kiêng Kỵ Cần Lưu Ý # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bốc Bát Hương Và Những Điều Kiêng Kỵ Cần Lưu Ý mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bốc Bát Hương Và Những Điều Cần Biết

 

Thời điểm nào thích hợp để bốc bát hương ?

Theo quan niệm dân gian thì thời điểm thích hợp nhất để bốc bát hương là dịp cuối năm, mang ý nghĩa là xua đi những điều đen đủi, không may mắn trong năm đã qua và thay chân nhang để đón năm mới. Do đó, nhiều gia đình thường chọn ngày 23 tháng Chạp để dọn dẹp bàn thờ, bốc bát hương và tiễn Ông Táo về trời. Nhiều người quan niệm rằng “Phật ở tại tâm”, do đó việc bốc bát hương vào thời gian nào không quan trọng mà chỉ cần thành tâm là đủ. Tuy nhiên “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Bốc bát hương là một công việc tâm linh hết sức quan trọng. Bởi vậy, khi tiến hành bốc bát hương, gia chủ nên chú ý xem ngày và cân nhắc kỹ lưỡng, tuyệt đối không chọn những ngày xung với tuổi để tránh gặp phải khó khăn, trắc trở về sau. Đồng thời, chọn ngày tốt cũng giúp cho mọi việc được tiến hành suôn sẻ, thuận lợi, đón cát trạch và rước tài lộc về nhà. Để chọn ngày tốt bốc bát hương, cần lưu ý các yếu tố sau: – Ngày tốt phải hợp tuổi gia chủ, là ngày tài lộc, quý nhân theo tuổi của gia chủ. – Các ngày đẹp phải có sao tốt hội chiếu, bao gồm các ngày: Đại An, Tiểu Cát và Tốc Hỷ. – Cần tránh bốc bát hương vào các ngày: Tam Nương, sát Chủ, Nguyệt Kỵ, Không vong.

Ai là người bốc bát hương , có nên tự bốc bát hương ?

Theo quan điểm Phật giáo, gia chủ hoàn toàn có thể tự bốc bát hương mà không phải nhờ thầy, chỉ cần có sự thành tâm, tỉ mỉ và tuân thủ đúng các bước trong quy trình bốc bát hương là có thể hoàn toàn yên tâm. 

Người xưa thường chọn người cao tuổi, hiền lành tử tế, gia cảnh yên ấm, hạnh phúc, con cháu phương trưởng, đuề huề, làm ăn khấm khá, thịnh vượng, nhờ bốc bát hương, gọi là “xin Phúc lộc của cụ”. 

Tuy nhiên, một số gia đình cẩn thận, duy tâm thường mời nhà sư, thầy pháp hoặc người tu tại gia để việc bốc bát hương linh nghiệm và chu đáo nhất có thể. Chuyên gia phong thủy cho rằng để vàng trong bát hương là tốt, mang lại tài lộc, vạn sự như ý cho gia chủ, vì vậy nên cho 1 chút vàng vào bát hương.

Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương

 

– 

Khi mua bát hương về gia chủ nên dùng gừng giã nhỏ rồi pha với rượu hoặc 

rửa sạch bằng nước ngũ vị hương rồi tẩy bằng gừng với rượu, 

sau đó dùng khăn mới sạch sẽ để lau khô.  – Đối với bát hương cũ không dùng nữa, nên cho vào túi cùng 10 quả trứng và ít tiền lẻ, thả ở những nơi sông suối sạch, tuyệt đối không vứt bừa, vứt ở nơi ô uế. Xử lý bát hương không tốt sẽ mang đến những điều không may cho gia chủ. – Bát hương nên dùng tro được đốt từ rơm nếp, cốt bát hương có thể sử dụng 1 trong các thất bảo của nhà phật như: lưu ly, thạch anh, hổ phách… Tuyệt đối không dùng cát để thay tro ở trong bát hương, điều này sẽ khiến cho gia đình lục đục, gặp những điều không may mắn.

Nếu dùng bát hương bằng đồng, người xưa cho rằng rất nóng. Nên rang 5 loại đậu cho cháy đen (rang riêng từng loại vì hạt lớn, hạt nhỏ độ cháy khác nhau) rồi chia đều 5 loại đậu đã rang vào 3 hay 5 bát. Gọi là để cho mát mẻ.

– Tránh đặt giấy tráng kim, tráng nhựa hoặc tráng gương vào trong bát hương, đặc biệt không nên đặt các loại bùa chú, nếu có phải đảm bảo xin được từ các thầy uy tín để tránh hậu quả không tốt. - 

Sau khi đã có tro, gia chủ nên bốc lần lượt từng nắm cốt vào bát hương, tuyệt đối không đổ trực tiếp hoặc đổ một lần tất cả tro vào bát hương.

– Không để phụ nữ mang thai bốc bát hương, thường gia chủ hoặc nhờ thầy để bốc bát hương. Khi làm lễ cần ăn mặc chỉnh tề sạch sẽ, tránh ăn mặc luộm thuộm, xuề xòa. – Chú ý đặt đúng hướng của bát hương, bát hương và bài vị đã đặt yên tuyệt đối không nên xê dịch, khi lau dọn dùng tay sạch giữ bát hương không dịch chuyển, không nâng lên đặt xuống rồi lau dọn bằng nước rượu gừng pha loãng hoặc nước sạch. – Không để những thứ rườm rà, hoa giả, hoa héo, những vật sắc nhọn trên ban thờ.

Lưu khi những kiêng kỵ bốc bát hương khi về nhà mới

Có nên cho Vàng vào bát hương?

Vàng là trang sức kim loại hết sức quý giá và sang trọng có tính phong thủy rất cao vì vậy sẽ mang lại vượng khí tốt cho gia chủ, đồng thời cũng có tác dụng trừ yêu tà ma ngoại đạo.  Do đó việc bỏ vàng vào bát hương được các chuyên gia phong thủy khuyên là rất có ích và tốt đẹp

 

Hướng dẫn cách bốc Bát hương chính xác nhất.

Lấy 3 – 5 hoặc 7 sấp tiền âm, đốt trong chậu nhôm, hoặc sắt thật sạch, úp bát hương lên lửa, quay miệng bát 3 vòng thuận, 3 vòng ngược, chiều kim đồng hồ. Gọi là đốt, trừ hết tà ma, ngoại đạo, cố tình ẩn nấp trong đó. Làm sao đốt cho cháy hết mấy sấp tiền âm đó, rồi thả vào đáy bát hương, gọi là cốt kim ngân (tiền vàng). Đặt cốt thất bảo (khi mua bát hương, người ta thường bán kèm) vào đáy bát hương, rồi dùng tay bốc gio vào, đầy gần đến miệng, còn cách khoảng 1 – 2cm. Một số người khi bốc gio vào họ cũng đếm từng bốc, làm sao chia hết cho 4, thừa 1, gọi là chữ SINH. Ví dụ: 5 – 9 – 13 – 17 – 21 bốc

 

Bát nào hóa tiền vàng, làm cốt kim ngân, riêng cho bát đó. Nghĩa là hóa 3 hoặc 5 hoặc 7 lễ, hơ miệng bát hương, rồi bốc hết tro đó vào bát đó.

Trong suốt quá trình đốt kim ngân, bốc tro vào bát hương ta luôn cầu nguyện: Bát hương này con xin được thờ …. (Ví dụ: Đức thánh tổ hay Bà Cô tổ…) Mỗi khi con thắp hương lên xin kính thỉnh Đức thánh tổ của dòng họ…, bà Cô tổ của dòng họ … Về với chúng con nhận hương, hoa, quả, đồ lễ chúng con dâng cúng… Nói đi nói lại nhiều lần, cho đến khi hoàn thành. Đặt ngay ngắn, bát hương lên bàn thờ, mặt nguyệt nhìn thẳng ra phía trước. Thắp 5 nén nhang cắm vào, nói thêm 1 đến 3 lần nữa. Đến bát thứ 2 hay thứ 3 cũng làm tương tự. Nguyên tắc là trước tiên bao giờ cũng bốc bát hương ở giữa thờ Quan Thần linh và khi đặt lên ban thờ, khấn xong bát đó thì đồng thời xin ngài cho bốc các bát hương gia tiên, hội đồng bà cô, ông mãnh…

Lưu ý: 

 

– Bát hương thờ Thần linh Thổ công phải đặt cao nhất, rồi đến Gia tiên đại nội, rồi đến bà cô ông mãnh. Số lượng nhiều hay ít, chẵn hay lẻ đều được, vấn đề là làm sao để không quá phức tạp mỗi khi thắp hương.

 

Nếu nhà con thứ thường có 3 bát hương:

 

1 – Bát đầu tiên bên trái (từ ngoài nhìn vào) CÁC CỤ TỔ TIÊN HAI BÊN NỘI NGOẠI

2 – Bát thứ 2 từ trái qua phải (ở giữa) TRỜI – PHẬT – CÁC VUA – CÁC MẪU – CÁC TRẦU – CÁC QUAN – CÁC VỊ TIÊN – THÁNH – THẦN – CÁC QUAN THẦN LINH BẢN ĐỊA THẦN HOÀNG BẢN THỔ – THẦN CÔNG THỔ ĐỊA, THẦN TÀI – THẦN QUÂN TÁO CÔNG.

3 – Bát thứ 3 ngoài cùng bên phải HỘI ĐỒNG BÀ CÔ, ÔNG MÃNH, CÁC CÔ BÉ ĐỎ, CẬU BÉ ĐỎ.

Nhà con trưởng có thêm 2 bát hai đầu:

Bát đầu tiên bên trái: ĐỨC THÁNH TỔ DÒNG HỌ… 

Bát cuối cùng bên phải: BÀ CÔ TỔ DÒNG HỌ… 

Thứ tự được tính như sau:

1 – Bát đầu tiên bên trái (từ ngoài nhìn vào) thờ: ĐỨC THÁNH TỔ CỦA DÒNG HỌ… 

2 – Bát thứ 2 từ trái qua phải thờ: CÁC CỤ TỔ TIÊN HAI BÊN NỘI NGOẠI

3 – Bát ở giữa thờ: TRỜI – PHẬT – CÁC VUA – CÁC MẪU – CÁC TRẦU – CÁC QUAN – CÁC VỊ TIÊN – THÁNH – THẦN – CÁC QUAN THẦN LINH BẢN ĐỊA THẦN HOÀNG BẢN THỔ – THẦN CÔNG THỔ ĐỊA, THẦN TÀI – THẦN QUÂN TÁO CÔNG….

 

4 – Bát thứ 4 nằm bên phải bát giữa, thờ: HỘI ĐỒNG BÀ CÔ, ÔNG MÃNH, CÁC CÔ BÉ ĐỎ, CẬU BÉ ĐỎ.

5 – Bát cuối cùng bên phải (ngoài cùng phía bên phải) thờ BÀ CÔ TỔ DÒNG HỌ….. (Có nơi gọi là bà tổ cô).

 

Theo truyền thuyết xưa mỗi dòng họ được sinh ra từ một Đức thánh tổ. Đức thánh tổ là người phù hộ, độ trì cho con cháu nhà mình theo luật trời đất. 

Bà cô tổ, là người được nhà Trời phái xuống, để trông nom cai quản, con cháu dòng họ. Người có quyền nâng đỡ cho người nào có hiếu, có đức … Vì vậy 2 người này là quan trọng nhất, nên mỗi người được riêng 01 bát hương. Trong khi các cụ tổ tiên 2 bên nội ngoại có bao nhiêu người cũng chỉ chung nhau 1 bát, tất cả các các bà cô, ông mãnh, chết trẻ,chưa siêu thoát, các bé đỏ chết do sẩy, nạo phá thai … cũng chung nhau 1 bát.

 

Riêng bát hương ở giữa thờ: TRỜI – PHẬT – CÁC VUA – CÁC MẪU – CÁC TRẦU – CÁC QUAN – CÁC VỊ TIÊN – THÁNH – THẦN – CÁC QUAN THẦN LINH – THẦN HOÀNG BẢN THỔ – THẦN CÔNG THỔ ĐỊA, THẦN TÀI – THẦN QUÂN TÁO CÔNG… Lý luận về bát hương này là: Tâm đức của người khấn cầu, hay còn gọi là đẳng cấp bậc thầy, mà có thể thỉnh được đến cấp nào. Ví dụ: Bình thường là thỉnh được THẦN, Thần linh trở xuống, Cao hơn là thỉnh được THÁNH, cao nữa là CÁC MẪU – CÁC TRẦU – CÁC QUAN – CÁC VỊ TIÊN… Đỉnh cao nhất là thỉnh được: CÁC VUA – TRỜI – PHẬT – Sau khi bốc đủ số bát hương, 3 bát là con thứ – 5 bát là con trưởng.

 

Thắp hương: bát hương giữa 9 nén các bát còn lại 5 nén. Từ lần thứ 2 bát giữa 7 nén các bát còn lại 3 nén, lần thứ 3 giữa 5 nén các bát còn lại 1 nén. (hàng ngày giữa 3 nén, các bát còn lại 1 nén là được). Sang đến lần hương tiếp theo thứ 2 hoặc lần 3 (gọi là tuần hương) hóa vàng, dâng các cụ. Ngày mùng 1, ngày rằm giữa 5 hay 7 hay 9 là tùy tâm.

Sau 2 tuần hương, đưa cả bàn tay về vị trí từng bát hương, lại nhắc lại địa vị của từng bát. Ví dụ như: Bát hương này con thờ CÁC CỤ TỔ TIÊN HAI BÊN NỘI NGOẠI, từ nay mỗi khi thắp hương, con xin được kính thỉnh các cụ tổ tiên 2 bên nội ngoại, về nhận lễ, dâng cúng của con cháu… Làm lần lượt từ giữa ra 2 bên, trái trước phải sau. 

Do bát hương mới bốc, 100 ngày đầu tiên, sáng nào cũng nên thay nước, thắp hương, Nếu có thể pha ấm trà thì tốt. Để an vị bát hương được tốt. 

Bài khấn đã có các bạn thêm hoặc bớt vào cho đúng mục đích.

 

Sắp mâm lễ, gồm Hoa 5 mầu – quả 7 loại khác nhau – Sôi, gà, bánh, kẹo, trà thuốc, trầu cau,

Mâm cơm mặn, đặt bên dưới, thấp hơn ban thờ một chút. Trong khi cúng rót thêm rượu 1 đến 2 lần (lần 1 rót ít thôi để lần 2 lần 3 có thể rót thêm gọi là châm tửu). Cúng được 1 lúc thì pha trà mời các cụ, cũng thỉnh thoảng lại rót thêm 1 đến 2 lần. Hóa vàng xong thì xin thụ lộc, hạ cơm cúng, bánh kẹo, quả… 

 

Bài văn khấn sau khi bốc bát hương. 

 

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Con xin cung thỉnh đức vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức vua cha Bát Hải, Đức vua cha Thủy Tề, Hội đồng đức vua cha. Quan nam tào bắc đẩu, tứ đại thiên vương, thiên long hộ pháp.

Con xin cung thỉnh Ngũ vị Hoàng tử, ngũ vị Tiên Ông.

Con xin cung thỉnh Đức Hoàng Thiên Quốc mẫu, Mộc Công thiên mẫu, Mẫu Bát Hải, Mẫu Thủy tề. Thánh mẫu Cửu trùng thiên.

Con xin cung thỉnh Đức phật a di đà dược sư lưu ly quang như lai Phật – con xin cung thỉnh đức Phật thích ca mâu ni, giáo chủ cõi cực lạc sa bà như lai – con xin cung thỉnh Đức Phật mẫu Chuẩn Đề quan thế Âm bồ tát. Con xin cung thỉnh Đức phật Hoàng Trần Nhân Tông, cùng muôn ngàn chư vị Phật, chư vị Bồ tát, các chư vị La hán, các đức Hộ pháp.

Con xin cung thỉnh các Vua, các Mẫu, các chầu các quan, Mẫu đệ nhất, Mẫu đệ nhị, Mẫu đệ tam, tam tòa đức Thánh mẫu.

Con xin cung thỉnh Tứ phủ chầu bà, Tứ phủ vạn linh, long thiên thánh chúng vị tiền.

Con xin cung thỉnh các vị tiên thiên, tiên thánh, tiên thần, Đức thánh Tản Viên Sơn Thần, Đức thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, các thánh cô, thánh cậu, hồn thiêng sông núi.

Con xin cung thỉnh các Quan thần linh bản địa, Thần hoàng bản thổ, Thần công thổ địa, Thần tài, Thần quân Táo công muôn vàn chư vị thân linh đang cai quản …(Địa chỉ nhà mình). 

Con xin cung thỉnh đức thánh tổ dòng họ bố hoặc (Nhà chồng) Bà cô tổ dòng họ…, các cụ tổ tiên hai bên nội ngoại, các hội đồng bà cô, ông mãnh, các vong linh, hương hồn dòng họ……, các cô bé đỏ cậu bé đỏ. 

Hôm nay ngày ….. tháng ….. năm …… Chúng con: (họ tên chồng, vợ rồi đến các con….) 

Có nén hương, chút lễ mọn với lòng thành kính dâng lên Trời, phật, các cung các cõi linh thiêng.

Cho chúng con được an vị những bát hương mới này. Mỗi khi thắp hương lên, xin được kính thỉnh các ngài, các cung, các cõi linh thiêng, các cụ tổ tiên, các gia tiên tiền tổ, hai bên nội, ngoại của dòng họ … chúng con về ngự tại nơi này. Nhận hương hoa, oản quả, bánh kẹo, trầu, cau, thuốc lá… tiền vàng con cháu dâng cúng…

Cầu xin các ngài gia hộ độ trì cho chúng con: Được âm phù, dương trợ, được trên kính ! dưới nhường ! được bạn bè người thân giúp đỡ, để công việc được thuận buồm xuôi gió. Cho chúng con Nhà cửa yên ấm, bình an, vợ chồng hạnh phúc, có tài có lộc, có điều kiện, có phương tiện để làm phúc làm thiện, tích phúc, tích đức cho thế hệ sau. 

Cầu xin cho các con, các cháu, học hành giỏi giang, làm rạng danh cho dòng họ, tổ tiên, cho non sông nước Việt. 

Lễ mọn lòng thành xin các ngài, các cung các cõi linh thiêng chấp lễ, chấp lời cầu xin thỉnh nguyện của chúng con. 

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

(Đọc 3 lần bài khấn này)

Kiểm tra tính linh của bát hương

Mọi bát hương đều cần phải kiểm tra tính linh trước khi dùng. Bát hương không linh nghĩa là thắp hương nhưng không có ai về, bao gồm 3 nguyên nhân chủ yếu:

– Trong bát hương không có Dị hiệu

– Bát hương ghi Dị hiệu không đúng

– Bát hương bị yểm âm binh

Gia chủ nếu không có công quyền năng đặc dị thì không thể biết bát hương có tính linh hay không, do vậy phải nhờ người có công quyền năng kiểm tra. Người này có khả năng mời người được thờ về, nếu không thấy về thì bằng công quyền năng triệu về để hỏi sẽ rõ ngay. Việc kiểm tra có thể tiến hành trực tiếp tại bàn thờ hoặc kiểm tra từ xa.

Một số lưu ý sau khi bốc bát hương

– Sau khi bốc bát hương, nếu gia chủ muốn sắp xếp lại ban thờ gia tiên thì cần khấn vái, xin phép và tuyệt đối không được xê dịch bát hương.

– Bát hương bỏ đi cần thả xuống sông suối (tốt nhất là đặt trên miếng xốp nổi), tránh để nơi uế tạp, không sạch sẽ.

– Khi chân hương quá nhiều thì nên rút bớt chân nhang nhưng phải để lại 5 chân, những chân nhang đã rút cần đốt rồi thả tro xuống sông suối.

– Chú ý thắp hương theo số lẻ (3 nén, 5 nén…), không nên thắp quá nhiều hương sẽ mở đường cho Thập loại chúng sinh đến, tạo sự lộn xộn, phiền toái cho Thần linh, Tổ tiên mình thỉnh cầu.

(Thông tin trên tổng hợp từ nhiều nguồn uy tín, hi vọng sẽ có ích đối với bạn đọc)

 

Thắp Hương 100 Ngày Sau Khi Bốc Bát Hương Cần Lưu Ý Gì?

Thắp hương 100 ngày sau khi bốc bát hương là một việc vô cùng quan trọng, thậm chí còn là yếu tố tâm linh mà các gia chủ không bao giờ bỏ qua sau khi về nhà mới. Vậy nên để mọi người hiểu rõ hơn về việc thắp hương 100 ngày sau khi làm lễ bốc bát hương, Bàn Thờ Hòa Phát xin chia sẻ những điều cần biết sau đây. 

Thắp hương 100 ngày sau khi bốc bát hương để làm gì?

Nghi lễ thắp hương nhập trạch, thắp hương 100 ngày sau khi nhập trạch, thắp hương 100 ngày Thần tài – Thổ địa, thắp hương 100 ngày nhà mới,…là vô cùng quan trọng.

Đặc biệt là chúng ta cần phải thắp hương 100 ngày sau khi bốc bát hương.

Lễ thắp hương 100 ngày sau khi bốc bát hương.

Vì theo quan niệm của người Việt, việc thắp hương 100 ngày sẽ giúp mang lại nhiều may mắn,bình an.

Gia chủ được thần linh tổ tiên phù hộ, cuộc sống sau này sẽ ấm no hạnh phúc gặp buồm xuôi gió. 

Ngoài ra theo phong thủy học trước khi dọn về nhà mới chưa có người ở thì ngôi nhà sẽ có cảm giác lạnh lẽo.

Do đó khi bạn thắp hương hơi nóng và mùi trầm hương làm ngôi nhà trở nên ấm cúng hơn, và để kích hoạt trường khí tốt cho ngôi nhà của mình.

Thời gian đầu sau khi 100 ngày nhập trạch cần thắp hương để bát hương nhìn có lộc và tụ khí sẽ trở nên linh thiêng.

Với một đất nước có tín ngưỡng phát triển như ở Việt Nam thì thờ cúng đã trở thành tục lệ có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh.

Mỗi gia đình Việt Nam nếu không theo đạo giáo, đạo tin lành, đạo hồi,… thì thường thờ cúng tổ tiên mình.

Không phân biệt giàu nghèo địa vị xã hội mỗi gia đình đều có riêng cho mình một ban thờ đặt ở nơi trang nghiêm nhất trong nhà.

Và đặc biệt nghi thức thắp hương 100 ngày sau khi bốc bát hương trên bàn thờ vào những ngày lễ như lễ Tết hái lộc, rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy, cúng giỗ, mùng 1, ngày rằm,… 

Bát hương trong mỗi nhà chính là một đồ cúng linh thiêng không thể thiếu của một ban thờ trong gia đình Việt từ xưa đến nay.

Đó không chỉ đơn thuần là nơi để thờ cúng tổ tiên, thần linh thể hiện sự tôn kính của con cháu tới tổ tiên, thần linh gia đình mình.

Không những vậy còn là niềm kiêu hãnh và mang đậm giá trị tinh thần đối với người Việt Nam.

Vậy nên những gia đình sau khi mới mua nhà, xây nhà mới cần phải có những nghi lễ trước khi về nhà mới.

Cách thắp hương 100 ngày sau khi bốc bát hương

Để tránh những sai sót bạn nên biết cách thắp hương 100 ngày sau khi bốc bát hương để mang lại may mắn,bình an cho gia đình mình

Trong 100 ngày đó, mỗi sáng hoặc tối chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang.

Mâm cỗ cúng lễ thắp hương 100 ngày sau khi bốc bát hương

Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén nhang cắm theo hàng ngang.

Với những ngày như mùng 1, ngày rằm, …thắp 5 nén theo hình chữ thập.

Các bạn nên lưu ý chỉ cắm hương số lẻ: 1,3,5,7,9. Bởi mỗi nén hương sẽ tượng trưng cho một ý nghĩa khác nhau.

Ngoài ra bạn cũng nên chọn loại nhang cuốn tàn để giữ được tàn, sau một thời gian sẽ có một bát hương thật đẹp và tụ khí tốt. 

Những lễ vật cần chuẩn bị khi thắp hương 100 ngày

• Gạo và muối: mỗi thứ cho vào 1 đĩa nhỏ

• Nước: chúng ta cần chuẩn bị một chén nước được rửa sạch, cho lượng nước vừa đủ( không cần đầy chén).

• Hai cây đèn cầy hoặc nến: để mang lại sự ấm cúng và không khí tốt cho bàn thờ.

• Hương: nên mua loại hương thơm cuốn tàn 

• Hoa: hoa luôn phải là hoa tươi không bị héo, khi héo phải thay bình hoa mới.

• Quả: chúng ta nên sắp ngũ quả tươi ngon theo mùa, ít hoặc nhiều hơn cũng được miễn sao cho trái cây luôn được tươi 

Ngoài ra còn phải có như là vàng mã, trầu cau.

Những lưu ý khi thắp hương 100 ngày sau khi bốc bát hương

Để nắm rõ kí càng bạn nên hỏi những người có kinh nghiệm có hiểu biết về nghi lễ.

Không tự ý thay đổi bát hương.

Ăn mặc phải gọn gàng, không ăn mặc luộm thuộm, quần áo rách nát.

Không nói tục trong lúc thắp hương.

Khi thắp hương chỉ nên cắm hương lẻ.

Không nên dùng các loại đèn điện vì nó ảnh hưởng đến việc thờ cúng .

Không nên sử dụng trái cây đã bị hỏng, dập nát, thối.

Chúng ta hãy thay nước thường xuyên mỗi khi thắp hương.

Bàn thờ luôn được lau dọn sạch sẽ không được để bụi bẩn.

Lau dọn bát hương

Thắp hương 100 ngày sau khi bốc bát hương đã trở thành một nghi lễ không thể thiếu của mọi gia đình Việt. Nhưng để có thể bày tỏ tấm lòng thành kính của mình tới tổ tiên, thần linh thì bàn thờ đã đóng vai trò rất là quan trọng. Bàn thờ Hòa Phát nơi tạo ra những mẫu bàn thờ đa dạng đẹp đẽ phù hợp với mục đích tâm linh của mọi gia đình. 

Các bạn hãy đến với bàn thờ Hòa Phát để được tư vấn tham khảo các mẫu bàn thờ qua website chúng tôi hoặc qua số điện thoại 0901029666 để được tư vấn nhanh nhất.

Nghi Lễ Cúng 100 Ngày Bốc Bát Hương – Những Lưu Ý Quan Trọng

Nghi thức cúng 100 ngày bốc bát hương có ý nghĩa gì? Thủ tục để làm ra sao? Cùng với chúng tôi đi sâu tìm hiểu trong bài viết này.

1. Làm lễ thắp hương 100 ngày tính từ sau khi bốc bát hương để làm gì?

Việc làm lễ thắp hương 100 ngày tính từ sau khi bốc bát hương có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, theo quan niệm của dân gian thì thắp hương 100 ngày sẽ giúp:

Đem lại sự may mắn, bình an cho gia chủ

Giúp gia chủ được các vị gia tiên tiền tổ, thần linh chúa đất ở trong nhà phù hộ để cuộc sống thêm sung túc, ấm nó và hạnh phúc hơn nữa.

Việc thờ cúng sẽ giúp cho gia chủ có nhà mới chuyển về không có cảm giác bị lạnh lẽo.

Giúp kích hoạt trường khí tốt cho ngôi nhà của gia chủ

Thắp hương sau 100 ngày bốc bát hương còn giúp thu tài lộc, tích khí tốt.

2. Thực hiện cúng 100 ngày bốc bát hương đối với nhà mới

Khi mới dọn về nhà mới thì ngôi nhà thưởng sẽ trở nên lạnh lẽo. Vì thế, khi thắp hương sẽ hơi nóng, mùi trầm toát ra từ hương sẽ mang tới sự ấm áp, vượng khí cho căn nhà này. Có thể nói, cúng 100 ngày bốc bát hương đã trở thành nghi lễ truyền thống, không thể bỏ qua.

2.1. Hướng dẫn cách sắm lễ cúng 100 ngày cho nhà mới 

Ngay sau khi làm lễ nhập trạch, bạn hãy đặt bát hương lên bàn thờ trong khoảng thời gian 100 ngày đầu. Gia chủ cần lưu ý thay nước cũng như thắp nhang hàng ngày. Khi có việc cầu xin thì nên thắp mỗi lần 3 nén nhang.

Vào những ngày rằm, mùng 1 thì tăng số lượng nhang thắp lên 5, đặt vào bát hương theo hình chữ thập. Hãy lưu ý chọn nhang theo số lẻ.

Những lễ vật cần có để chuẩn bị thắp hương 100 ngày sau bốc bát hương là:

Gạo và muối mỗi thứ một đĩa nhỏ.

1 chén nước nhỏ, đã rửa sạch rồi cho nước gần đầy miệng chén.

2 cây nến hoặc đèn dầu nhằm thắp sáng cũng như mang đến hơi ấm, không khí tốt cho bàn thờ của bạn.

Mua hương cuốn tàn để dùng.

Hoa thường là hoa tươi, không bị héo.

Quả: Cần chọn hoa quả tươi, theo mùa.

Vàng mã, trầu cau.

2.2. Một số lưu ý khi thắp hương 100 ngày sau bốc bát hương cần biết

Khi thắp hương 100 ngày sau bốc bát hương, bạn cần lưu ý tới những vấn đề sau:

Nên thuê thầy cúng hoặc tự bạn thực hiện nghi lễ để tỏ rõ lòng thành.

Tuyệt đối không được tự ý thay bát hương.

Nên ăn mặc gọn gàng khi làm lễ cúng.

Khi thắp hương tuyệt đối không được nói tục.

Số hương khi lễ phải là số lẻ.

Không nên để bàn thờ bị bụi bẩn quá lâu.

Hãy thay nước thường xuyên sau mỗi lần thắp hương.

Không để đèn điện trên bàn thờ cúng.

3. Lễ cúng 100 ngày bốc bát hương dành cho người khuất

3.1. Bài khấn cúng 100 ngày bốc bát hương 

Nam vô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…, âm lịch tức ngày… tháng… năm… dương lịch.

Tại (địa chỉ):……………………………………………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của thân mẫu (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu giả dụ là cha), những chú chưng , cùng anh rể, chị gái, những em dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy !

Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ thấp Khốc) theo lễ nghi cựu truyền, mang kính cẩn tìm những thứ lễ phẩm gồm:…………………………..

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế.

(Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, huyên đường bóng xế.

(Nếu là mẹ) tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;

Công ơn biển rộng, trời cao hết sức nhắc .

Mấy lâu nay: than thở trầm mơ mộng màng; hoài tưởng âm dương vắng vẻ.

Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!

Thác thời kể tháng đề cập ngày, buồn tênh mọi lẽ!

Ngày qua tháng lại, tính cho đến nay rẻ Khốc đến tuần;

Lễ bạc thực lòng gọi là với nén hương thực lòng kính tế.

Xin mời: Hiển………………………………………………

Hiển……………………………………………………………..

Hiển………………………………………………………………

cùng những bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các linh hồn phụ thờ theo tổ tông cộng về hâm hưởng.

Kính cáo Liệt Vị Tôn thần, những ngài ông Táo, hậu Thổ , Thần Tài, tiên sư cha, tiên sư cha , Ngũ Tự Gia thần cùng chứng giám và hộ trì cho toàn gia đình được vạn sự an lành phải chăng đẹp.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

3.2. Cúng 100 ngày bốc bát hương thì cần đáp ứng những yêu cầu gì? 

Không chỉ riêng cúng 100 ngày cho người đã khuất mà những hôm trước đó, gia chủ cũng cần thắp hương cúng lên bàn thờ để mời ông bà tổ tiên, cha mẹ và người đã mất về dự bữa cơm.

Nếu cúng cơm hàng ngày thì bạn hoàn toàn có thể đơn giản hóa. Khi nấu và dâng mâm cơm lên, ngay khi thắp hương xong thì cần đặt đôi đũa vào giữa bát, rót rượu ra chén và bắt đầu khấn vái. Tiếp theo, hãy rót ra chén nước để như một cách bày tỏ sự ghi nhớ, phụng dưỡng với những người đã khuất.

Đủ 100 ngày, sau đó hãy sửa soạn lễ cúng, bài khấn và tiến hành làm lễ để vong linh của người mất sớm được siêu thoát. Tốt nhất để buổi cúng diễn ra trọn vẹn, đầy đủ thì nên mời thầy cúng về hỗ trợ.

Đặt Hoa Cúng Trên Bàn Thờ Và Những Điều Kiêng Kỵ Cần Tránh

Những kiêng kỵ trong việc đặt hoa cúng lên bàn thờ

1. Tuyệt đối không cắm hoa giả lên bàn thờ

Các nhà tâm linh cho hay hoa dùng trên bàn thờ nên sử dụng hoa tươi. Những loại hoa giả như hoa nhựa, hoa vải thiếu đi sự trang nhã, tươi mới nên không được đặt lên nơi thờ cúng tổ tiên. Việc dùng hoa cúng thể hiện tấm lòng và sự thành kính của con cháu với những người đã khuất. Vì thế việc sử dụng hoa giả là điều hoàn toàn không nên.

Bạn nên chọn loại hoa có mùi hương dễ chịu, tươi và đang lúc nở, có tên đẹp và ý nghĩa để bài trí trên bàn thờ là tốt nhất.

2. Hoa cắm lên bàn thờ có thể dùng loại nào?

Những loại hoa dùng cho bàn thờ gia tiên hay dâng cúng thờ phật đều có thể chọn như nhau. Nhưng nhiều chuyên gia vẫn khuyên mọi người rằng hoa lễ cúng nhà phật nên chọn những loại có màu đỏ hay vàng như hoa cúc, hoa hồng bởi đây là hai màu tượng trưng cho nhà Phật. Tránh chọn những loại hoa với sắc màu phai, chỉ phớt hồng hay phớt đỏ. Bạn có thể sử dụng những loại hoa như:

– Hoa cúc vàng: Đây là loại hoa được dùng nhiều nhất trên các bàn thờ gia tiên hay dâng hương thờ Phật. Hoa có sắc màu đẹp, tươi lâu mang đến sự trang nhã và nói lên được tấm lòng thành kính của con cháu.

– Hoa lay ơn: Loài hoa lay ơn hay còn gọi là huệ ta rất quen thuộc với nhiều gia đình Việt. Hoa huệ có nét thanh tao, mùi thơm dễ chịu với nhiều sắc như vàng, đỏ, trắng,…để bạn có thể lựa chọn. Nhưng dù vậy bạn cũng không nên chọn mỗi màu một ít để cắm chung và chỉ nên chọn một bó một màu mới thể hiện được sự trang nghiêm chỗ thờ cúng. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý để chọn những cành thẳng, vươn cao, cành tươi và đều màu.

3. Bên cạnh hoa cần tránh thì có những loại có thể sử dụng

– Hoa hồng đỏ: Như đã đề cập ở trên, hoa thờ cúng nên chọn một màu và là hoa màu đỏ tươi tránh những màu nhạt, phớt, trắng để có được sự tôn nghiêm cần thiết.

– Hoa đào, hoa mai: Hoa đào là tinh hoa của ngũ hành nên vừa xua đuổi tà ma lại đem đến nguồn sinh khí dồi dào cho cả năm. Mai lại biểu tượng của sự giàu sang, phú quý. Thế nên bạn hoàn toàn có thể bày đào mai trên bàn thờ.

– Hoa đồng tiền: Không chỉ là cái tên mà màu sắc rực rỡ của loài hoa đồng tiền hứa hẹn sẽ mang đến cho gia chủ một năm nhiều tươi sáng. Người ta tin rằng, nụ hoa đồng tiền càng lớn sẽ càng may mắn, tài lộc chảy vào nhà như thác đổ. Ngoài ra, trong gia đình có người lớn tuổi thì càng nên trưng hoa đồng tiền lên bàn thờ Tết để cầu sức khỏe, bình an.

– Hoa huệ: Sự thanh tao của những búp hoa huệ, tỏa hương thoảng nhẹ rất phù hợp để thờ cúng trong ngày Tết. Nhưng bạn chỉ nên chọn một loài hoa để dâng cúng, không nên cắm nhiều màu làm mất đi sự trang trọng, không giữ được may mắn.

– Hoa thược dược: Với ý nghĩa là loài hoa cầu tài chiêu lộc, thược dược không chỉ được trồng trong chậu trưng Tết, mà dâng cúng lên bàn thờ cũng sẽ mang nhiều may mắn. Những gia đình kinh doanh, buôn bán lại càng không nên bỏ qua loài hoa này.

4. Những loại hoa nào không nên bày trên bàn thờ?

Bên cạnh những loại hoa có thể bày trên bàn thờ thì vẫn còn những loại không nên sử dụng. Đó sẽ là:

– Cúc vạn thọ: Chúng có mùi hôi và nồng nên không nên bày trí trên bàn thờ.

– Hoa sứ, hoa nhài: Mặc dù hai loài hoa này đều đẹp và thơm nhưng theo dân gian thì chúng gắn liền với những điều không đứng đắn. Vì thế nên bạn cũng không nên cắm chúng lên bàn thờ.

– Hoa ly: Từ hình dáng đến màu sắc của hoa còn rất đẹp nhưng cái tên lại có ý nghĩa là sự chia ly, ly tán nên tốt nhất tránh đặt lên bàn thờ để không ảnh hưởng đến những mối quan hệ anh em họ hàng.

– Hoa phù dung: Hoa này tàn rất nhanh lại thay đổi màu sắc theo từng thời điểm trong ngày nên chúng cũng được xếp vào diện không nên dùng để thờ cúng.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bốc Bát Hương Và Những Điều Kiêng Kỵ Cần Lưu Ý trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!