Cập nhật nội dung chi tiết về Các Món Mặn Đơn Giản Trong Mâm Cỗ Cúng Ông Công Ông Táo Cho Chị Em Bận Rộn mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp các gia đình Việt lại chuẩn bị mâm cỗ tươm tất để tiễn ông Công ông Táo về trời bẩm báo mọi việc diễn ra trong gia đình 1 năm qua với Ngọc Hoàng. Lễ vật cúng ông TáoLễ vật cúng Táo công truyền thống gồm có mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Màu sắc của mũ, áo hay hai ông Công thay đổi hàng năm.
Để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, ở miền Bắc người dân còn cúng cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa rồng” đưa ông Táo về trời. Cá chép sẽ được phóng sinh (thả ra ao, hồ, sông) sau khi cúng.
Mâm cỗ cúng ông Táo
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thường có các món mặn, đĩa xào, bát canh… tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia chủ. Bạn có thể tham khảo những món sau để chuẩn bị cho mâm cỗ mặn cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp.
Bạn có thể làm xôi gấc, xôi vò hoặc bánh chưng cho mâm cỗ cúng ngày 23 tháng Chạp.
Một khoanh giò lụa hay giò thủ là lựa chọn quen thuộc và không mất nhiều thời gian chuẩn bị.
Gà luộc hoặc thịt nạc vai luộc là lựa chọn thường thấy ở các gia đình khi cúng ông Táo. Tuy nhiên bạn nên lưu ý luộc thuộc cả miếng thịt lợn to khoảng 0,5kg hoặc bày con gà ngậm hoa hồng để mâm cỗ mặn trông tươm tất, trang trọng.
Một số món như thịt bò xào cần tỏi tây hay mọc xào rau củ là những gợi ý dễ thực hiện cho đĩa xào trong mâm cỗ.
Có rất nhiều sự lựa chọn cho món canh như canh măng, canh mọc thả, canh xương sườn, canh bóng…
Thêm vào một vài món dưa góp, muối chua như hành muối, dưa chuột muối hay dưa giá ngâm giấm… để mâm cỗ thêm đủ vị.
Đây cũng là món ăn quen thuộc thường xuất hiện trong mâm cỗ người Việt.
Tất Tần Tật Các Món Mặn Cho Mâm Cỗ Cúng Ông Công Ông Táo
Ngày 23 tháng Chạp, Tết ông Công ông Táo chầu giời rất được coi trọng trong truyền thống người Việt. Những lễ vật dâng lên ông Công ông Táo thường được chuẩn bị cầu kỳ bao gồm cá chép, mũ mão, hoa quả, hương đăng và một mâm cỗ mặn. Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thường có các món mặn, đĩa xào, bát canh… tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia chủ. Bạn có thể tham khảo những…
Ngày 23 tháng Chạp, Tết ông Công ông Táo chầu giời rất được coi trọng trong truyền thống người Việt. Những lễ vật dâng lên ông Công ông Táo thường được chuẩn bị cầu kỳ bao gồm cá chép, mũ mão, hoa quả, hương đăng và một mâm cỗ mặn.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thường có các món mặn, đĩa xào, bát canh… tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia chủ. Bạn có thể tham khảo những món sau để chuẩn bị cho mâm cỗ mặn cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp.
Món mặn: Gà luộc hoặc thịt nạc vai luộc là lựa chọn thường thấy ở các gia đình khi cúng ông Táo. Tuy nhiên bạn nên lưu ý luộc thuộc cả miếng thịt lợn to khoảng 0,5kg hoặc bày con gà ngậm hoa hồng để mâm cỗ mặn trông tươm tất, trang trọng.
Món xào: Một số món như thịt bò xào cần tỏi tây hay mọc xào rau củ là những gợi ý dễ thực hiện cho đĩa xào trong mâm cỗ.
Món canh: Có rất nhiều sự lựa chọn cho món canh như canh măng, canh mọc thả, canh xương sườn, canh bóng…
Xôi: Bạn có thể làm xôi gấc, xôi vò hoặc bánh chưng cho mâm cỗ cúng ngày 23 tháng Chạp.
Giò: Một khoanh giò lụa hay giò thủ là lựa chọn quen thuộc và không mất nhiều thời gian chuẩn bị.
Cá: Một thứ không thể thiếu trong mâm cơm cúng ông Táo là cá chép (sống hoặc chín) vì cá chép được coi là phương tiện để ông Táo về trời. Có rất nhiều cách chế biến cá cho mâm cỗ cúng ông Táo như chiên giòn, hấp xì dầu, hấp bia…
Nộm: Thêm vào một vài món dưa góp, muối chua như hành muối, dưa chuột muối hay dưa giá ngâm giấm… để mâm cỗ thêm đủ vị.
Nem rán cũng là món ăn quen thuộc thường xuất hiện trong mâm cỗ người Việt.
Ngoài ra bạn có thể chuẩn bị thêm các món tráng miệng như chè kho, chè con ong hoặc xôi chè để mâm cỗ thêm đầy đặn. Ảnh: Internet.
Video “Bí quyết món ngon từ nấm đông cô”. Nguồn: VTC.
Thảo Nguyên (TH)
Hướng Dẫn Cúng Ông Táo Đơn Giản Cho Chị Em Văn Phòng
Hướng dẫn cách cúng ông táo đơn giản:
Gần đến 23/12 âm lịch rồi chị em nhé, chúng ta hãy cùng vào bếp để chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Táo thôi nào.
Từ xa xưa của phong tục Việt Nam, ông Táo là vị quan chạy đôn chạy đáo quanh năm để cai quản mọi việc ở nhân gian. Vào ngày 23/12 Âm Lịch, ông Táo đi cá chép lên trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc xảy ra trong năm cho Người rõ và thưởng phạt phân minh.
Nhưng vào ngày nay mâm cúng ông Táo được làm một cách đơn giản đi khá nhiều, không còn bắt buộc và đầy đủ tất cả như ngày xưa. Mâm cúng ông Táo cũng còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cũng như khẩu vị ăn uống của gia chủ.
Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Táo đơn giản đầy đủ lễ
Các chị em văn phòng bây giờ thường có ít thời gian hơn nên tốt nhất hãy tham khảo cách làm mâm cỗ cúng ông Táo đơn giản tại nhà mình qua bài viết này nhé:
Những lễ vật cần chuẩn bị khi cúng ông táo đơn giản:
GÀ LUỘC
Gà trống đã mổ (1 – 1.5kg) rửa sạch rồi cho vào nồi nước lạnh cùng với vài lát gừng. Sau khi nồi gà luộc sôi, hạ lửa, đun liu riu khoảng 10 phút rồi tắt bếp, đậy vung om thêm một lúc là được. Bạn có thể dùng đũa xiên thử vào phần thịt đùi gà, nếu nước chảy ra không có màu hồng đỏ là chín. Nói chung, tùy vào kích cỡ con gà mà bạn lựa chọn thời gian luộc sao cho hợp lý.
Gà chín, vớt ra, rửa lại bằng nước nguội rồi chặt miếng, xếp ra đĩa. Bạn cũng có thể cúng nguyên con tùy ý nhé.
CHẢ LỤA
Nên mua 1 khoanh trả lụa ở những nơi hoặc cửa hàng uy tín để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhé. Sau đó chúng ta cắt thành miếng vừa ăn rồi xếp vào dĩa.
THỊT CHUA
Thịt chua các chị em cứ hình dung nó tựa như nem chua vậy đó, như là nem chua Thanh Hóa, nem chua Phùng, nhưng thịt chua có hương vị thơm ngon và hấp dẫn hơn nhiều. Món thịt chua này hầu hết mua sẵn thì ở các nhà hàng đặc sản là dễ có nhất, còn ai biết chỗ nào hợp lý hơn thì cứ mua chỗ đó nhé. Bỏ thịt chua ra dĩa, đặt lên mâm cúng. Ăn với thịt nên kèm theo đinh lăng, và lá sung, chấm với tương ớt là hết xẩy nhé.
DƯA CHUA, HÀNH MUỐI
Cách làm dưa chua: chuẩn bị 1 củ cà rốt, ¾ cái bắp cải, 1 ít rau răm và hành lá. Gia vị gồm 20g muối, 60g đường, 30ml giấm. Rau củ nên rửa sạch. Cắt nhỏ bắp cải rau răm và bào sợi cà rốt. Mở lửa lớn và cho một nồi nước lên. Khi nước sôi, trụng nhanh bắp cải, rau răm và cà rốt qua nước sôi rồi ngâm ngay vào nước lạnh, lấy ra, cho ráo nước. Bỏ 20g muối + 60g đường và 30ml giấm vào lọ thủy tinh/ nhựa sạch, đổ nước ấm từ (40 – 50 độ C) vào khoảng ½ lọ, sau đó khuấy đều cho tan đường và muối. Sau đó cho bắp cải và rau răm, cà rốt vào lọ, ngập hoàn toàn dưới nước. Đậy kín lại, để nơi khô ráo bảo quản mát tầm 1 – 2 ngày trước khi dùng nhé.
Cách làm hành muối: 300g củ hành trắng (chọn củ hành hơi non thì sẽ nhanh được ăn hơn); 200ml dấm ăn; 100ml nước lọc; 50g đường, 40g muối, nước vo gạo. Hành mua về ngâm nước vo gạo để qua đêm. Hòa 20g muối với 1,5 lít nước. Cắt rễ hành, bóc vỏ, rửa qua nước muối rồi trút ra rổ để ráo nước. Lưu ý khi cắt rễ không cắt sâu vào trong thịt hành tránh làm cho hành muối bị hỏng. Nấu nước dấm: cho 200ml dấm, 100 nước, 50g đường, 20g muối vào nồi đun sôi, khi đường tan hết thì tắt bếp để nguội. Xếp hành vào lọ, thêm ớt để ăn kèm. Để hành nơi khô ráo thoáng mát. Với loại hành hơi non này, chỉ 4-5 ngày là ăn được. Còn hành già hơn thì trời ấm, dưa hành để 1 tuần đến 10 ngày là dùng được. Nếu trời lạnh, có thể lâu hơn.
XÔI ĐẬU XANH
Chị em cần chuẩn bị 500g gạo nếp cái hoa vàng, 100g đậu xanh, một nắm tay muối. Đậu xanh và gạo nếp sạch, sau đó đem ngâm ở 2 chén khác nhau cùng với nước nóng sau 8 tiếng.
Gạo và đậu xanh sau khi ngâm xong, đổ ra và đề ráo nước. Trộn đầu với gạo vào muối. Bật sôi nồi nước, đặt xửng hấp vào. Cho gạo nếp vào đậu xanh vào nồi hấp rồi đóng nắp lại, để chin. Trong lúc hấp, chị em có thể dùng muỗng đảo xôi qua để chín đều. Xôi đã chín cho vào chén, ép chặt xuống rồi đổ ra dĩa cho đẹp, sau đó xếp lên mâm cúng.
CANH RAU CỦ
Chị em cần chuẩn bị ½ bông cải xanh, 10 nấm hương, 1 củ cà rốt nhỏ. Bông cải xanh tách các bông nhỏ, đem đi rửa sạch. Cà rốt bỏ vỏ, đem rửa sạch, cắt thành khoanh mỏng. Nấm hương đem ngâm mềm. Dùng nước đã luộc gà để đi nấu canh. Đung sôi nồi nước đã luộc gà, cho chút gia vị rồi bỏ cà rốt vào nấu sau đó tầm 2 phút sau bỏ tiếp bông cải xanh, nấm hướng, nấu thật chín. Rồi vớt ra dĩa, đặt lên mâm cúng.
Cách Làm Mâm Cỗ Mặn Cúng Ông Công, Ông Táo
Để có con gà cúng đẹp, thông thường người ta sẽ mổ moi, làm sạch.
– Gừng
– Hành
– Mỡ gà
– Nghệ
Để có con gà cúng đẹp, thông thường người ta sẽ mổ moi, làm sạch. Sau khi làm gà xong cần rửa sạch tiết để nước không bị đục.
Sau đó, đặt con gà nằm nghiêng trong nồi nước lạnh, đầu ngửa ra phía lưng, chân quặp phía sau bụng, hai cánh co tự nhiên (tốt nhất là buộc dáng trước khi bỏ vào nồi). Khi luộc cần lật đều hai bên để gà không bị vẹo.
Cho gà vào nồi, đổ nước lạnh ngập thân gà (không cho gà vào nước nóng vì da gà bị nóng đột ngột sẽ co lại, dễ bị rách), đun lửa tới sôi lăn tăn (không sôi sùng sục) thì hớt bỏ bọt và cứ để thế khoảng 7- 8 phút.
Nướng 1 củ gừng, 1 củ hành, đập dập bỏ vào nồi nước luộc gà rồi luộc tiếp (5 phút nếu là gà non để cúng Giao thừa, 10 phút với gà luộc để ăn). Tắt bếp, đậy vung, ngâm gà trong nước thêm 5 phút (để kiểm tra xem gà chín chưa có thể dùng đầu đũa chọc vào gà, nếu đũa đâm xuyên dễ dàng, nước ứa ra không có màu đỏ là đã chín).
Muốn da gà giòn, khi vớt ra thả ngay vào nước thật lạnh, khi nguội hẳn thì vớt ra, để ráo. Tùy vào gà to hay nhỏ bạn có thể tăng hoặc giảm thời gian luộc sao cho phù hợp.
Giã nát củ nghệ rồi vắt lấy nước trộn mỡ gà đã rán vàng. Khi thấy gà đã ráo nước thì quét một lớp hỗn hợp này dàn đều lên phần da gà khi đã ráo nước. Đảm bảo gà luộc sẽ trông thật bóng bẩy và căng mượt nhìn thật hấp dẫn.
– 250 g giò sống
– 50 g thịt nạc vai
– Nấm hương, mộc nhĩ
– 1 quả su su, 1/2 củ cà rốt hoặc su hào, khoai tây tùy mùa vụ
– Gia vị, hạt tiêu.
– Giò sống trộn lẫn với chút thịt nạc vai băm nhỏ, nấm hương, mộc nhĩ thái vụn, chút bột canh và hạt tiêu.
– Nặn thành những viên tròn nhỏ rồi thả vào nồi nước đun sôi khoảng 7-8 phút cho chín. Vớt mọc ra để riêng.
– Su su, cà rốt, su hào, khoai tây gọt vỏ… bổ miếng vừa ăn.
– Cho củ quả vào đun, chú ý thời gian khác nhau đối với các loại củ quả.
– Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Sau đó cho mọc vào, rắc thêm hành lá thái nhỏ là xong.
– Thịt nạc vai
– Miến, mộc nhĩ, nấm hương
– Cà rốt, giá đỗ, hành lá
– Trứng gà, bánh đa nem
– Rau xà lách, ớt, ngò rí
Bước 1: Thịt nạc vai, rửa sạch, bằm hoặc xay nhỏ. Mọc nhĩ ngâm nước cho nở mềm, sau đó rửa sạch, thái sợi, xắt nhỏ. Miến cũng ngâm sơ qua nước lạnh cho mềm, vớt ra để ráo, dùng kéo cắt khúc cỡ 1,5-2cm. Chú ý miến chỉ ngâm khoảng 2-3 phút cho sợi mềm, dễ cắt là được, không ngâm lâu quá miến bị nhũn, nem không ngon.
Bước 2: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng sau đó thái sợi. Giá đỗ rửa sạch, vớt ra để ráo, dùng tay bóp nát cho bớt nước để nhân nem không bị ra nước khi gói. Hành lá cắt rễ, rửa sạch, xắt nhỏ. Chú ý: để món nem ngon, không bị nát thì các nguyên liệu không xắt nhỏ quá và độ dài của các loại nguyên liệu nên dài ngắn khác nhau.
Bước 3: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào một cái tô lớn, trộn đều với chút gia vị, tiêu cho vừa khẩu vị, để khoảng 5 phút cho nhân ngấm gia vị. Sau đó cho trứng vào rồi trộn đều.
Bước 4: Đặt bánh đa nem lên mặt thớt sạch rồi dùng thìa xúc nhân nem trải đều, sau đó gập 2 đầu rồi cuộn tròn lại. Làm thế đến khi hết nguyên liệu.
Bước 5: Sau khi cuốn hết nem thì cho dầu vào chảo, đun nóng dầu ăn rồi thả nem vào chiên. Chú ý để lửa nhỏ để nem không bị cháy trước khi chín. Lật nem rồi chiên vàng đều 2 mặt. Nem chín và có màu vàng rộm thì gắp ra đĩa có lót giấy thấm dầu.
– Cá chép 1 con
– Dầu ăn
Cách làm:
– Cá chép làm sạch, lấy hết mang, moi hết ruột chú ý không để cá bị vỡ mật sẽ bị đắng cá. Để nguyên phần vây, vảy cá và đuôi không cắt sau đó rửa lại bằng nước sạch
– Sau khi đã rửa sạch, cho dầu vào chảo lưu ý cho nhiều dầu chiên cá mới có được tạo hành đẹp. Đun sôi dầu sau đó cho cá và chảo để chiên. Chiên cá theo theo tư thế cá đang bơi, lưu ý cá càng tươi chiên càng đẹp và vẩy sẽ không bị tróc.
Chiên cá chín vàng 2 mặt là được.
Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm các món như: 1 đĩa giò lụa, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã…
Bạn đang đọc nội dung bài viết Các Món Mặn Đơn Giản Trong Mâm Cỗ Cúng Ông Công Ông Táo Cho Chị Em Bận Rộn trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!