Đề Xuất 4/2023 # Cách Bày Trí Bàn Thờ Thần Tài Hợp Phong Thủy Hút Lộc Cho Gia Chủ # Top 5 Like | Herodota.com

Đề Xuất 4/2023 # Cách Bày Trí Bàn Thờ Thần Tài Hợp Phong Thủy Hút Lộc Cho Gia Chủ # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Bày Trí Bàn Thờ Thần Tài Hợp Phong Thủy Hút Lộc Cho Gia Chủ mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Hướng và vị trí đặt bàn thờ hợp phong thủy

Hướng đặt bàn thờ: Trước khi đặt bàn thờ thần Tài gia chủ cần phải xem phong thủy vận mệnh: người mệnh nào thì hợp trạch mệnh đó. Thường có Hai hướng đặt bàn thờ tốt nhất cho gia chủ: hướng đón lộc từ bên ngoài và hướng tốt cho gia chủ:

Hướng tốt cho gia chủ: gọi là cung tài lộc giúp gia tăng tài sản, tiền bạc, gia chủ thông minh, khéo léo, có tài trong kinh doanh buôn bán. Cung này thuộc hướng Đông- Nam

Hướng đón lộc từ bên ngoài- Cung Qúy Nhân: đây là cung giúp gia chủ có nhiều khách hàng thân thiết, có nhiều người giúp đỡ, tránh được xui xẻo. Cung này thuộc hướng Tây Bắc

Vị trí: bàn thờ Thần Tài không nên đặt ở vị trí cao thường được đặt ở dưới đất. Bàn thờ dựa tường chắc chắn (hoặc vách dựa vững chắc) để tạo sự vững chắn cho tủ thờ cũng như cho sự kinh doanh và cuộc sống của gia chủ. Bàn thờ phải được đặt ở vị trí sáng sủa, sạch sẽ và ở vị trí có thể quan sát được hết các khách ra vào vì thế thường bàn thờ được đặt ở vị trí gần ngay cửa chính của nhà hay cửa hàng.

2. Cách bày trí trên bàn thờ theo phong thủy

Theo phong thủy bàn thờ Thần Tài sẽ được sắp xếp theo hướng từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Đầu tiên: Trong cùng bàn thờ Thần Tài được dán trên vách là một tấm bài vị màu đỏ có chữ viết bằng mực nhũ kim: “Ngũ phương Ngũ thổ Long thần, Tiền Hậu Địa chủ Tài thần”.

Thường bàn thờ Thần Tài thờ cùng với Thổ Địa: Thần tài thì được đặt bên trái, Thổ Đia được đặt bên phải theo hướng từ ngoài vào.

Giữa ông Thần Tài và Ông Địa được bày 3 chóe thờ dùng để: muối, nước, gạo.

Giữa bàn thờ đặt một bát nhang và bát nhang này hạn chế bị xê dịch, di chuyển vì như thế sẽ đem lại điều không may mắn cho gia chủ.Thường dưới đáy bát nhang sẽ được gắn keo 502 để gắn chết bát nhang xuống bàn thờ.

Lọ hoa: được đặt bên phải bàn và thường cúng bằng hoa hồng, cúc, đồng tiền.

Mâm bồng hoa quả được đặt ở bên trái và thường bày mâm ngũ quả và nên tránh bày những loại quả có gai.

Kỷ chén thờ hoặc xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho Ngũ phương cũng như Ngũ hành phát sinh phát triển.

Ông Cóc thường được ngồi bên trái bàn thờ và mỗi buổi sáng, bạn nhớ nên quay ông Cóc ra và khi tối đến thì quay ông Cóc vào

Ngoài cùng trên mặt đất- phía trước bàn thờ Thần tài thì gia chủ nên đặt một bát(hoặc đĩa sâu lòng) đổ đầy nước và rắc những cánh hoa hồng lên trên mặt.

Trên bàn thờ thần tài, có thể đặt thêm tượng Phật Di Lặc để quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.

3. Địa chỉ mua bộ bàn thờ Thần Tài uy tín và chất lượng

Xưởng gốm Sứ Việt là đơn vị sản xuất cũng như cung cấp những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đã có uy tín về chất lượng trên thị trường. Các sản phẩm bộ thờ cúng của xưởng gốm Sứ Việt đều được phục chế từ dòng men rạn cổ hoa văn đắp nổi từ thế kỷ 16 hay sản phẩm men ngọc bọc đồng hoa sen, sản phẩm vẽ tay thường dòng cổ- mang đến sự cổ kính, trang nghiêm và tinh tế. Ngoài ra sản phẩm bàn thờ Thần Tài xưởng cũng cung cấp nhiều mẫu mã, kích thước khác nhau phù hợp với từng nhu cầu, không gian thờ cúng của mỗi gia đình, cửa hàng nên khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Bàn thờ Thần Tài tại xưởng được làm bằng chất liệu gỗ hoàn toàn tự nhiên, đảm bảo không bị mối mọt, cong vênh.

Đồ thờ cũng toàn bộ được làm bằng chất liệu gốm sứ chất lượng cao được nung ở nhiệt độ cao đảm bảo độ bền cao cho sản phẩm.

Hoa văn, họa tiết vẽ trên sản phẩm được làm hoàn toàn bằng thủ công bằng tay mang đến một nét tinh tế cho từng sản phẩm.

Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu và mua bàn thờ Thần Tài thì hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:

Lô A2, Cụm CN sản xuất làng nghề Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

Hotline: 0911 090 826

Chúng tôi sẽ tư vấn và báo giá cho bạn những sản phẩm bàn thờ Thần Tài phù hợp nhất.

Cách Bài Trí Bàn Thờ Thần Tài Đúng Phong Thủy Để Thu Hút Tài Lộc

Việc đặt bàn thờ Thần Tài đúng cách và hợp phong thủy sẽ giúp việc kinh doanh buôn bán của bạn trở nên thuận lợi, tài lộc và may mắn hơn rất nhiều.

Chọn hướng đặt bàn thần tài: Để may mắn và tài lộc luôn đến với bạn thì bạn nên đặt bàn thờ Thần Tài ở vị trí có thể quan sát được hết các khách ra vào. Do đó, có 2 hướng để đặt bàn thờ Thần Tài, đó là hướng tốt của chủ nhà và hướng đóng Lộc ở bên ngoài khi vào trong nhà, cửa hàng nên đặt bàn thờ Thần Tài cần chọn lấy cung Thiên Lộc hoặc Quý Nhân.

– Đặt Bàn Thờ Thần Tài Theo Cung Thiên Lộc: Theo phong thủy thì cung Thiên Lộc là cung tốt, nếu nhà bạn có cửa chính nằm trong cung này sẽ vô cùng tốt, mang lại nhiều may mắn. Khi đặt bàn thờ Thần Tài trong cung Thiên Lộc sẽ giúp bạn gia tăng về tài sản, tiền bạc. Bên cạnh đó, gia chủ sẽ thông minh, khéo léo, có tài kinh doanh giỏi giúp việc kinh doanh buôn bán trở nên phát triển và thuận lợi hơn. Do đó, Thiên Lộc được các chuyên gia phong thủy đánh giá là hướng tốt nhất để có thể đặt bàn thờ Thần Tài.

Tuy nhiên, không phải cứ đặt bàn thờ Thần Tài ở cung Thiên Lộc sẽ mang may mắn, tài lộc, gia chủ thông minh, kinh doanh giỏi mà đặt bàn thờ Thần Tài còn quan tâm tới hướng an vị của bàn thờ. Bạn nên tránh đặt bàn thờ Thần Tài theo các hướng có sao Không Vong, Tuyệt, Tử bởi khi đặt bàn thờ theo hướng này sẽ làm tán lộc, tài sản đến nhanh nhưng cũng dễ tiêu tan nhanh chóng mà nên đặt bàn thờ theo hướng Đông – Nam.

– Đặt Bàn Thờ Thần Tài Theo Cung Quý Nhân: Theo quan niệm, khi đặt bàn thờ Thần Tài theo cung Quý Nhân sẽ giúp việc kinh doanh buôn bán trở nên may mắn hơn, có nhiều khách hàng thân thiết, có nhiều người giúp đỡ, tránh được những điều xui xẻo. Giống như đặt bàn thờ Thần Tài theo cung Thiên Lộc thì đặt bàn thờ Thần Tài theo cung Quý Nhân cũng nên tránh hướng có sao Không Vong, Tuyệt, Tử bởi khi gặp hướng này thì nguồn Phúc giảm nhanh, gia chủ thường dính vào những kiện cáo, thành viên trong gia đình và gia súc sẽ bị tổn thất mà đặt bàn thờ theo hướng Tây – Bắc.

Nếu bạn chưa xác định rõ được các hướng thì bạn nên dùng la bàn. Bên cạnh đó, bạn cần phải dựa vào tuổi của gia chủ để có thể đặt vị trí bàn thờ Thần Tài hợp lý nhất và đảm bảo trước mặt bàn thờ cần sạch sẽ, thoáng đãng.

Do vị Thần Tài thích sự sạch sẽ và thơm tho nên bạn thường xuyên phải lau dọn bàn thờ và cắm hoa tươi, thay nước trong chén mỗi ngày để bàn thờ luôn được sạch sẽ.

Cách Bài Trí Bàn Thờ Thần Tài Hợp Phong Thủy: Bên cạnh việc đặt bàn thờ thì cách bài trí bàn thờ Thần Tài cũng không kém phần quan trọng. Đối với việc bài trí này cũng có nguyên tắc chuẩn, khi bạn bài trí bàn thờ Thần Tài đúng thì may mắn và tài lộc sẽ đến với bạn.

Nguyên tắc bài trí bàn thờ Thần Tài đúng phong thủy

Nguyên tắc bài trí bàn thờ Thần Tài đúng là ở trong cùng của bàn thờ, tấm bài vị sẽ được dán ở trên vách. Sau bàn thờ là vách tường chắc chắn để tài lộc và vận may luôn được hội tụ. Đối với việc bạn không thể đặt được bàn thờ Thần Tài dựa vào bức tường vững chắc do chọn hướng thì bạn nên tạo vách ngăn sau bàn thờ giúp bàn thờ vững chắc hơn. Ở giữa của bàn thờ Thần Tài thì đặt 1 hũ gạo, 1 hũ nước đầy, 1 hũ muối và 3 hũ này thì chỉ khi nào tới cuối năm thì mới thay hũ mới, còn 2 bên: bên trái là ông Thần Tài, còn ông Thổ Địa sẽ nằm bên phải. Trước 3 hũ muối, gạo, nước thì bạn đặt bát nhang. Lưu ý, khi lau chùi bàn thờ thì tránh động phải bát nhang đó. Tiếp theo là đặt ở bên tay trái là đĩa trái cây tươi và bên tay phải là bình hoa tươi. Đối với bình hoa đặt trên bàn thờ Thần Tài thì bạn nên chọn hoa đồng tiền, hoa cúc hoặc hoa hồng còn đĩa trái cây tươi nên xếp 5 loại quả. Bên cạnh đó là xếp 5 chén nước theo hình chữ thập. Bên cạnh đó, trên bàn thờ Thần Tài có thêm ông Cóc ngồi ở bên trái và mỗi buổi sáng, bạn nhớ quay ông Cóc ra và khi tối đến thì quay ông Cóc vào.

Phía trước bàn thờ Thần Tài và trên mặt đất thì bạn nên đặt một chiếc đĩa sâu lòng đẹp, đổ đầy nước vào trong đó rồi rắc trên đó là những cánh hoa hồng. Còn ở trên bàn thờ Thần Tài, bạn nên đặt thêm tượng Phật Di Lạc bởi khi đặt tượng này sẽ giúp bạn quản lý, không cho những vị thần làm những điều sai.

CÁC SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG KHI BÀI TRÍ BÀN THỜ THẦN TÀI Ở CỬA HÀNG, CÔNG TY 1. Không cắm hương chồng chéo nhau Mỗi bát hướng đều nên có cốt là gói Thất Bảo để tài lộc không bị hao hụt, nếu gia chủ cắm hương chồng chéo nhau hay chọc vào gói Thất bảo sẽ khiến Thần Tài, Ông Địa không có linh khí. Không chỉ không hút tài lộc, sai lầm này còn khiến gia chủ làm ăn thất bát, nghèo khó cả đời.

Cách Bài Trí Bàn Thờ Gia Tiên Hợp Phong Thủy: Vượng Khí &Amp; Tài Lộc

Thờ cúng tổ tiên từ xa xưa tới nay là một phong tục đẹp của ông cha ta thể hiện lòng thành kính của con cháu với thế hệ cha ông đi trước. Vì vậy, bàn thờ gia tiên trong mỗi gia đình có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Cách bố trí bàn thờ gia tiên thế nào cho đúng theo phong thủy, theo tuổi gia chủ cần chú ý.

Bàn thờ chuẩn cần có những gì?

Thực chất, một bàn thờ để cúng bái không cần phải quá cầu kỳ mà nó phụ thuộc vào điều kiện, quan niệm và phong tục riêng của mỗi gia đình. Cho du ít hay nhiều thì bàn thờ tối thiểu cũng cần phải có: Bát hương, ba chén nước và các đồ cúng ăn được. Còn đối với một bàn thờ gia tiên đầy đủ chuẩn nhất thì sẽ có những vật như sau:

Những vật dụng trên dùng để trang trí bài thờ gia tiên đầy đủ nhất. Bạn có thể loại bỏ Hoành phi và Câu đối nếu không có phòng thờ riêng.

Kích thước bàn thờ chuẩn

Kích thước của bàn thờ cũng là một trong những yếu tố được nhiều người quan tâm. Trong đó:

Kích thước bàn thờ treo tường sâu tối đa 610 mm, rộng tối đa 1070 mm sẽ đảm bảo được các yếu tố: Tài Lộc, Quý Tử, Tài Vượng, Hỷ Sự, Tiến Bảo.

Kích thước bàn thờ đứng được tính theo thước lỗ ban có chiều ngang tối đa 217 cm, rộng tối đa 117 cm và cao tối đa 127 cm sẽ đảm bảo được các yếu tố: Tài Lộc, Quý Tử, Tài Vượng, Hỷ Sự, Tiến Bảo.

Cách bài trí bàn thờ gia tiên theo phong thủy

Bài trí bàn thờ theo phong thủy không chỉ giúp gia chủ tránh được những điều đại kỵ kém may mắn mà còn đem đến vượng khí, tài lộc của gia tiên đem lại.

Bàn thờ trong gia đình thường được đặt ở một phòng riêng (nếu có) không bị các không gian sinh hoạt khác tác động. Phía sau bàn thờ cần phải là tường vững chãi, không được dựa vào tường kính hoặc cửa sổ. Hướng nhìn của bàn thờ đối diện cửa ra vào nếu thỏa mãn về phương vị và hướng thì rất tốt về phong thủy.

Không gian thờ cần thể hiện sợ tôn nghiêm và nên sơn các màu thâm trầm chủ đạo như: Nâu, vàng kem, màu gỗ và màu của những bức sơn mài, hoành phi câu đối, sơn son thiếp vàng,..v.v..

Ngoài ra, bạn cần chú ý không đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ quỷ. Tránh đặt bàn thờ dựa lưng vào phòng/nhà vệ sinh.

2. Khám thờ – Ngai thờ

Khám thờ đặc biệt quan trọng với những gia đình có truyền thống gia phả lâu đời. Khám thờ được làm bằng gỗ trang trí hoa văn cầu kỳ và được đặt trong cùng, sát tường. Ngai thờ là phần thay thế cho khám thờ, nhỏ gọn bên trong chỉ cần đặt bài vị tượng trưng cho tổ tiên.

Hình ảnh của những người đã khuất được đặt theo nguyên tắc nam – tả (trái), nữ – hữu (phải) tính từ phía trong bàn thờ nhìn ra.

Là vật dụng quan trọng trên bàn thờ dùng để cắm nhang cúng bái, hành lễ, cầu khấn… Số lượng bát hương thường là số lẻ, điển hình và phổ biến nhất vẫn là 3 bát hương. Đối với một số gia đình có bàn thờ nhỏ tối giản không gian thờ có thể sử dụng 1 bát hương.

5. Đèn thái cực – Đèn lưỡng nghi

Đèn thái cực thường được đặt ở chính giữa bàn thờ, phía dưới chân khám thờ. Đèn thái cực này luôn phải sáng trong không gian thờ, bạn nên sử dụng đèn hoạt động bằng điện thay cho đèn dầu. Theo quan niệm dân gian, Thái cực sinh Lưỡng nghi cho nên đèn lưỡng nghi (cặp chân nến) cần phải có nếu bạn dùng đèn thái cực. Đèn lượng nghi đặt ở hai bên góc ngoài bàn thờ tượng trưng cho ánh sáng của mặt trời và mặt trăng.

6. Lọ hoa – Mâm quả

Bình hoa cắm nên đặt ở bên trái, mâm ngũ quả bên phải tính từ trong bàn thờ nhìn ra theo phong thủy thuận theo khí vượng có từ thời xa xưa.

7. Bộ đỉnh hương

Bộ đỉnh hương có 3 phần đặt hết phía sau bát hương, trong đó lư đồng ở trung tầm, 2 nến đồng hoặc 2 con hạc được đặt hai bên. Bộ đỉnh hương dùng để đốt trầm trong các dịp lễ giúp không gian thờ cúng thêm trang trọng hơn. Tuy nhiên, bộ đỉnh hương không quá quan trọng và chỉ sử dụng cho những phòng thờ lớn cho nên không có cũng không sao cả.

8. Ba chén nước

Ba chén nước thường dùng để đựng rượu hoặc nước trong mỗi dịp cúng bái, thắp hương đặt phía trước bát hương.

9. Hoành phi (bổ xung)

Có 2 loại là Cuốn thư (Đức Lưu Quang) mang nghĩa “Đức sang lưu giữ muôn đời” hoặc Đại tự (Tích Thiện Dư Khánh) mang nghĩa “Tích thiện có nhiều phúc”, phía hai bên sẽ có tên người lập và năm lập. Hoành phi thường được đặt trên nóc bàn thờ.

10. Câu đối (bổ xung)

Xem hướng đặt bàn thờ gia tiên theo tuổi hợp phong thủy

Bàn thờ mang tính âm, bởi vậy hướng của bàn thờ nên đặt theo hướng dương tính để tạo nên sự hài hòa âm dương. Và hướng dương tính là hướng Tây Bắc, bởi đây là hướng mặt trời mọc. Ngoài ra, phong thủy đặt bàn thờ theo tuổi sẽ mang đến những lợi ích sau:

Sinh Khí: Chỉ sự thuận lợi công việc, đường công danh phát triển.

Thiên Y: Có lợi cho sức khỏe, mọi bệnh tật dễ vượt qua.

Diên Niên: Nói lên mối quan hệ tốt về con đường tình cảm giữa những người thân cận trong gia đình, bạn bè, hàng xóm thường là nói lên niềm vui và hạnh phúc.

Phục Vị: Giúp bạn luôn tự tin trong cuộc sống, luôn thành công trong con đường học vấn, thi cử.

11. Tuổi Tuất

Bố trí bàn thờ trong phòng khách

Việc bài trí đặt bàn thờ gia tiên ở vị trí nào trong phòng khách hết sức quan trọng, cần được tính toán một cách kĩ càng. Đặt bàn thờ cần tuyệt đối cần tránh việc đặt dưới xà nhà, gầm cầu thang, cạnh nhà vệ sinh, đối diện với nhà vệ sinh hoặc nhà bếp bởi luồng uế khí rất mạnh, không tốt cho nơi thờ tự.

Nếu diện tích ngôi nhà hay căn hộ chung cư của bạn quá nhỏ bạn có thể bài trí bàn thờ trên hành lang hoặc lối dẫn phòng khách sang các phòng khác, vừa giúp tiết kiệm diện tích lại vừa hợp phong thủy.

Cách Bài Trí Đặt Bàn Thờ Thần Tài Và Thổ Địa Cho Hợp Phong Thủy

Người ta không chỉ cúng 2 ông vào ngày Tết, mà cúng quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán, kinh doanh thì người ta tin rằng chỉ khi nào lo cho các vị thần này chu đáo hàng ngày thì mới được các Thần phù hộ làm ăn thuận lợi “tiền vào như nước”. Sáng sớm khi mở cửa bán hàng hoặc kinh doanh. Người ta thường thắp hương cầu khẩn Thần Tài “phù hộ” cho họ mua may bán đắt. Cúng cho Ông Địa một ly cà phê đen kèm theo một điếu thuốc để ông “độ” cho trong ấm ngoài êm, sơn son thiếp vàng, phía trong khảm hoặc dán bài vị của Thần Tài.

Nguồn gốc của Thần Tài – Thổ Địa

Thần Tài – Thổ Địa là một cặp thờ tuy về hình chỉ có 1 ông Địa và 1 Thần tài. Mỗi một vị như vậy là đại diện cho 5 người. Về Thần Tài có : Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài , Xích Thần Tài Và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt. Còn ông Địa cũng có 5 ông : Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế. Về hình thức bên ngoài thì Ông Địa thường bụng phệ, người trắng nõn, để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo. Cần phân biệt Ông Địa của Việt Nam và Phật Di Lặc. Phật Di Lặc mang bao bố hay cười tươi, có đồng tử đi theo.

Hình ảnh Ông Địa còn khá quen thuộc trong đội múa lân. Ông Địa thường có vai trò cản trở Lân trong việc nhặt tiền thưởng hay quà cúng của gia chủ. Thần Tài thường tay cầm cục vàng hoặc bạc, đội mũ mão. Trang phục Thần Tài nghiêm chỉnh hơn Ông Địa.

Thần Tài Thổ địa trong văn hóa Việt

Người Hoa kính trọng và khấn vái Thần Tài nhiều thì lại người Việt luôn khấn vái Ông Địa. Vào ngày Tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ. Nếu vị Thần Tài này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới. Bàn thờ cũ hay bị hư cũng được thay mới. Họ tin rằng trong năm mới bàn thờ phải ngăn nắp và sạch sẽ thì mới phát tài

Cách đặt bàn thờ Thần Tài

Nhìn vào cấu trúc bàn thờ Thần Tài – Ông Địa đúng cách. Từ ngoài nhìn vào ta thấy dán trên vách 1 tấm Bài vị là 1 tấm màu đỏ được viết bằng mực nhũ kim. Nội dung thường là “Ngũ phương Ngũ thổ Long thần, Tiền hậu địa Chúa Tài thần”. Bên trái là ông Thần tài, bên phải là Ông Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải chọn ngày. Đồng thời phải tuân theo một số thủ tục nhất định.

Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ. Nguời ta dùng keo 502 dán chết bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang. Bị động bát nhang là mọi chuyện trở nên trục trặc liền. Theo nguyên lý ” Đông Bình – Tây Quả “. Lọ hoa bên tay phải – thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền…. đĩa trái cây bên tay trái – nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây).

Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng, các bạn nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập. Tượng trưng cho ngũ phương, và cũng là tương trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển. Cúng 5 chén nước chứ không phải 3 chén cũng vì tượng trưng cho 5 ông Thần tài và 5 ông Địa đã nói ở trên.

Ông Cóc Là Ai ?

Ông Cóc để bên trái, lưu ý là sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào trong với mong muốn tiền của không bị trôi đi. Ngoài cùng trên mặt đất, các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước (làm Minh Đường Tụ Thủy) – một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi.

Trong miền Nam khi cúng Thần Tài – Ông Địa. Thường cúng kèm theo một đĩa tỏi có 5 củ tươi nguyên đẹp đẽ . Họ cho rằng tỏi giúp cho ông Địa có phương tiện để bài trừ các đạo chích vong binh. Vì họ tin rằng người âm cũng có người tốt kẻ xấu như thường giống người dương mình vậy. Ngoài ra, họ dùng bó tỏi đó để phòng chống các Tà sư làm ác, phá hoại bàn thờ nhà người ta bằng Bùa, Ngải . Tỏi có tác dụng tránh được điều đó (vì người luyện Bùa, Ngải thường kiêng ăn Ngũ Vị Tân : Hành , Hẹ, Tỏi, nén, Kiệu).

Trên nóc bàn thờ Thần Tài – Ông Địa, người ta thường đặt tượng của Di Lặc Phật Vương hay các câu chú Phạn tự (tượng trưng cho cơ quan chủ quản các Thần). Mục đích là để có sự quản lý, không cho các vị Thần làm điều sai trái.

Thổ công – Thổ địa ?

Thổ Công hay Thổ Địa là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam cai quản một vùng đất đai. Sống ở đâu thì có Thổ Công ở đó: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Thông thường, mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai như : xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt…… thì người Việt đều phải cúng vị thần này. Với người Hoa, Thổ Địa cũng là một trong các vị thần Tài.

Ngày xưa, nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong lịch sử nên đất đai cùng các loại nông phẩm từ đất sinh ra là thứ của cải. Tài sản chủ yếu ngày xưa nên thần Đất cũng là 1 thần Tài. Mặt khác, thần Đất có công năng là thần Tài là do thuyết ngũ hành tương sinh : Thổ sinh Kim (đất sinh vàng bạc)… Có lẽ vì lý do đó mà đến tận bây giờ, Thần Tài và Ông Địa (Thổ Địa) vẫn cứ được thờ chung như một cặp đôi bất khả phân li ở khắp nơi, từ văn phòng công ty lớn – nhỏ, cửa hàng bán lẻ, tư gia …….vv….Người Hoa sang VN làm nghề buôn bán trở nên giàu có, mỗi nhà người Hoa đều có thờ Ông Địa – Thần tài nên người Việt thấy vậy bắt chuớc theo.

Theo tín ngưỡng dân gian, Ông Địa – Thần tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên nhất là gia đình mua bán hay kinh doanh đều phải có bàn thờ Ông Địa – Thần Tài.Ông Địa – Thần tài được người Hoa truyền cho dân việt

Thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa có những đặc tính lưu ý :

Tuy thờ cúng, bàn thờ để dưới đất, nhưng các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Ta nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên. Khi trời mưa to, các bạn bê Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời độ 15phút. Sau đó mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương xin. Nhiều lần thấy rất Linh diệu

Khi cúng Thần Tài – Ông Địa , người ta thường cúng nhiều thứ. Có lẽ các vị này thích nhất là đồ ngọt. Thịt quay, bánh hỏi, chuối, bưởi…. Nếu ở Sài Gòn, nên mua tiền giấy cúng riêng Thần Tài – Ông Địa. Người ta làm sẵn cả một bộ, trong đó có tiền Quý Nhân (Âm và Dương – Tức là những tờ giấy gập đôi màu đỏ có đục những hình Thần Tài khắp bề mặt). Thứ tiền này không có bán ở miền Bắc.

Khi mới lập bàn thờ, ta nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ Khí. Tuyệt đối không vì sợ tốn điện mà tắt đèn trên bàn thờ, vì những ngọn đèn đó giống như những ngọn Hải Đăng dẫn đường cho các vị giáng xuống trần.

Trong 100 ngày đó mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang. Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang. Những ngày rằm, mùng một, lễ, tết thắp 5 nén theo hình chữ thập. Nên chọn loại nhang cuốn tàn , sau một thời gian sẽ có bát nhang rất đẹp. Chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro.

Không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ vì khi đó dẫn đến làm ăn khó khăn * Chú ý :Mùng 10 Âm lịch hàng tháng là Cúng Thần Tài ; Mùng 2 và 16 Âm lịch hàng tháng là Cúng Cô Hồn

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Bày Trí Bàn Thờ Thần Tài Hợp Phong Thủy Hút Lộc Cho Gia Chủ trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!