Đề Xuất 4/2023 # Cách Chọn Hoa Quả Ngày Tết Đoan Ngọ, 5/5, Mua Loại Tươi Ngon, Có Lợi C # Top 6 Like | Herodota.com

Đề Xuất 4/2023 # Cách Chọn Hoa Quả Ngày Tết Đoan Ngọ, 5/5, Mua Loại Tươi Ngon, Có Lợi C # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Chọn Hoa Quả Ngày Tết Đoan Ngọ, 5/5, Mua Loại Tươi Ngon, Có Lợi C mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Theo quan niệm của người dân Việt Nam thì mua hoa quả về cúng ngày tết Đoan Ngọ sẽ giúp diệt được sâu bọ, tuy nhiên để chọn quả ngày tết Đoan Ngọ tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết, bài viết sau đây sẽ gợi ý cho bạn cách chọn quả ngon cúng ngày 5/5.

1. Quả vải

Mùa hè là thời điểm mà vải chín rộ. Những quả vải vào mùa sẽ mang hương vị thơm ngon, dịu mát. Để chọn vải thì bạn nên chú ý:

– Chọn quả to đều và tròn.– Vỏ vải có màu sậm và mỏng.– Có cùi vải trắng nõn, vị ngọt, mọng nước.– Cảnh vải nhỏ, dẻo.

Ngoài ra, bạn nên tránh không nên chọn quả vải có cành đã khô và ngoài vỏ có những đốm khô. Thông thường những quả vải này rất dễ bị sâu.

2. Chôm chôm

Đối với quả chôm chôm thì bạn nên chọn quả vừa chín, có vỏ vẫn còn một ít gai xanh, vỏ giòn. Đây chính là những quả chôm chôm vẫn còn tươi, cùi vẫn còn giòn và dễ tách với hạt hơn. Tránh chọn quả có gai chuyển sang hết màu đậm, có vỏ mềm và tránh nơi bán thường xuyên tưới nước quả chôm chôm.

3. Mận

Mận là một loại quả được người Việt Nam rất ưa chuộng dùng trong ngày tết Đoan Ngọ. Để chọn mận tươi, ngon thì bạn nên chọn quả có da nhẵn, bóng, không bị trầy xước và nguyên cuống. Quả tươi thì khi ăn, bạn sẽ thấy giòn, hơi chua.

4. Xoài

Chọn xoài thì bạn nên chọn quả có vỏ chuyển sang màu vàng sáng, căng bóng, tránh những quả có vỏ nhũn, nhăn và có vết thâm.

5. Bưởi

Để có được những quả bưởi mọng nước, ngon cúng trong ngày 5/5 thì bạn nên chọn quả có vỏ bóng, trái tròn và khi cầm thì bạn thấy quả nặng.

6. Đào

Quả đào cũng là loại quả được người dân yêu thích cúng vào ngày tết Đoan Ngọ. Với quả đào, bạn nên chọn quả có vỏ màu đỏ hồng, có hương thơm đặc trưng và khi ấn nhẹ thì thấy quả vẫn còn độ giòn.

7. Dứa

Nếu bạn muốn mua dứa cúng tết Đoan Ngọ 5/5 thì bạn nên mua quả to, có mắt đều, mọng nước và thấy quả chắc thì đấy chính là những quả dứa ngon.

8. Dưa hấu

Còn với cách chọn dưa hấu cúng tết 5/5 thì bạn nên chọn quả tròn đều, vỏ căng, xọc đen nổi rõ, vỏ cứng, có cuống dưa héo quắt lại và có núm dưa hơi lõm xuống.

Cùng với cách chọn hoa quả ngày tết Đoan Ngọ, chúng tôi còn gợi ý cho các bạn đọc nên ăn gì vào tết Đoan Ngọ giúp các bạn đọc biết cách chọn và biết được nên ăn gì vào tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 sắp tới đây.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-chon-hoa-qua-ngay-tet-doan-ngo-5-5-35797n.aspx Song song với việc chọn mua hoa quả để cúng tết Đoan Ngọ, bài Văn khấn Tết Đoan Ngọ cũng được các gia đình chuẩn bị từ sớm để trong lễ cúng được diễn ra suôn sẻ, với nhiều bài Văn khấn Tết Đoan Ngọ được chia sẻ trên internet, các bạn sẽ tìm được cho mình bài cúng hay nhất mang lại nhiều may mắn.

Vì Sao 5/5 Âm Lịch Được Chọn Là Tết Đoan Ngọ?

Tết Đoan Ngọ được xem là ngày Tết lớn thứ 2 trong năm chỉ sau Tết Nguyên Đán. Vậy tại sao, Tết Đoan Ngọ lại được tổ chức vào ngày 5/5 Âm lịch?

Hằng năm, cứ đến ngày mồng 5/5 Âm lịch, người dân trên cả nước lại đón Tết Đoan Ngọ. Người dân sắm sửa đồ lễ, mua hoa quả về để thắp hương nhưng chắc hẳn, không ít người còn chưa biết về ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ.

Thầy Nguyễn Văn Hiệu – Trưởng khoa Văn hóa học (Đại học khoa học xã hội và nhân văn chúng tôi cho biết, từ xa xưa, Tết Đoan Ngọ là một ngày Tết truyền thống chung tại một số nước Á Đông như Việt Nam, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá.

Người dân nhiều vùng miền trên cả nước vẫn giữ phong tục mua rượu nếp, trái cây, cúng lễ trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Theo thầy Hiệu, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là tháng 5. Đoan Ngọ tức là ăn Tết ngày đầu tháng 5. Nhiều tài liệu đưa thông tin, Ngọ tức là buổi trưa (11giờ đến 13 giờ) là không đúng.

“Theo cách tính ngày xưa, tháng 11 là tháng đầu năm vì thế tính theo 12 con giáp thì Ngọ là tháng 5 chứ không phải Ngọ là buổi trưa”, thầy Hiệu giải thích.

Về ngày 5/5 Âm lịch, thầy Hiệu cho rằng: Ngày xưa, người dân gọi mùng 1 tháng 5 gọi là Sơ Ngọ, tiếp tục mùng 2 là Nhị Ngọ, mùng 3 là Tam Ngọ, mùng 4 là Tứ Ngọ và mùng 5 là Ngũ Ngọ.

“Tết Đoan Ngọ còn có tên gọi khác là Đoan Ngũ (tức ngày 5 trong tháng 5) nên người dân lấy 5/5 Âm lịch làm ngày để tổ chức Tết Đoan Ngọ“, thầy Hiệu nói.

Giáo sư Ngô Đức Thịnh cho biết thêm, ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi bằng cái tên dân dã hơn là Tết giết sâu bọ. Tháng 5 là tháng giữa năm, thời điểm chuyển mùa, chuyển tiết sang nắng nóng, dịch bệnh dễ phát sinh vì thế, cần phải phòng trừ sâu bệnh.

Theo quan niệm xưa, trong người, nhất là trong bộ phận tiêu hóa, thường có sâu bọ. Sâu bọ này nếu không bị trừ đi sẽ sinh sản ngày càng nhiều và gây hại cho con người.

Quanh năm, chúng ẩn sâu trong bụng, duy chỉ có ngày mồng 5 tháng 5 là chúng ngoi lên. Vì thế, người dân thường chọn ngày Tết Đoan Ngọ để diệt trừ chúng bằng cách ăn các món ăn như cơm rượu nếp và các loại trái cây với nhiều vị khác nhau như mận, đào, xoài, vải… Ngoài ra còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương như bánh ú tro (Đà Nẵng), thịt vịt (TP.HCM).

Cúng Tết Đoan Ngọ Như Thế Nào? 5/5 Cúng Tết Đoan Ngọ

BTV/Sức Khỏe Cộng Đồng

Cúng Tết Đoan Ngọ như thế nào? Cần chuẩn bị lễ vật gì và bài văn khấn ra sao?

Cúng Tết Đoan ngọ như thế nào? 5/5 cúng Tết Đoan Ngọ

Cúng Tết Đoan ngọ 5/5 là một nghi thức văn hóa quan trọng của người dân Việt Nam từ xưa với mong muốn mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, tạ ơn Tổ tiên đã phù hộ cho một năm canh tác thuận lợi.

Vậy, từ xưa, người dân thường tổ chức Cúng Tết Đoan Ngọ như thế nào?

Giống như đa phần các ngày lễ tết trong năm, những thức vật cúng Tết Đoan Ngọ là những những thứ hoa trái đúng mùa. Một mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ 5/5 thường cần: Hương hoa, vàng mã, nước, rượu nếp/rượu nếp cẩm, hoa quả theo mùa như mận, vải, đào, bánh gio. Nếu cúng mặn thì có thêm thịt vịt, xôi.

Bài văn khấn Tết Đoan Ngọ – 5/5 cúng Tết Đoan ngọ khấn ra sao? – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn thần. – Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ). Tín chủ chúng con là:…………………. Tuổi:……………… Ngụ tại:…………………………………………………………….. Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo!

Hướng Dẫn Cúng Tết Đoan Ngọ Ngày Mùng 5 Tháng 5

Cứ mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, nhà nhà lại cùng nhau dậy sớm để “diệt sâu bọ” bằng cách ăn các loại trái cây, rượu nếp (cơm rượu), bánh tro… sau khi đã dâng cúng tổ tiên.

Thực chất thì tiết Đoan ngọ là vào chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Vì vậy lễ cúng gia tiên Tết Đoan Ngọ phải từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều mới đúng. Ngoài ra, tục lệ hái lá thuốc trong tết Đoan ngọ (bắt đầu từ giờ Ngọ – giờ có Dương khí tốt nhất trong năm) để chữa bệnh cũng gần như không còn tồn tại, nhất là ở các gia đình đô thị.Tuy nhiên, mâm cỗ cúng gia tiên cần phong phú, đủ đầy.

Tùy theo phong tục tập quán của từng vùng miền mà đồ cúng lễ có những món khác nhau. Nhưng cơ bản mâm cúng tết Đoan ngọ gồm những gì?

– Nước

– Các loại trái cây như: mận, vải, hồng xiêm, chuối, dưa hấu…

– Xôi chè

– Rượu nếp (cơm rượu) là món không thể thiếu trong mâm cỗ tết Đoan ngọ.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo (cha), Hiển tỷ (mẹ), chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo (ông), Tổ tỷ (bà)).

Tín chủ chúng con là: ……………………

Ngụ tại: ……………

Hôm nay là ngày Tết Đoan ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Tết Đoan ngọ hoặc Tết Đoan dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là ngày Tết truyền thống tại một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 1 giờ chiều, vì vậy ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa.

Ở Việt Nam, ngày Tết Đoan ngọ còn gọi là Tết giết sâu bọ bởi thời tiết tháng 5 nóng nực, côn trùng và sâu bọ sinh sôi nảy nở gây nên nhiều dịch bệnh cho con người và mùa màng, vì vậy người nông dân phải tìm cách tiêu diệt các loài gây hại cho cây bằng các tục trừ trùng phòng bệnh, đồng thời cúng lễ cầu mong một mùa màng bội thu, sức khỏe dồi dào.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Chọn Hoa Quả Ngày Tết Đoan Ngọ, 5/5, Mua Loại Tươi Ngon, Có Lợi C trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!