Đề Xuất 4/2023 # Cách Cúng Mùng 3 Tết Nguyên Đán Chuẩn Nhất # Top 9 Like | Herodota.com

Đề Xuất 4/2023 # Cách Cúng Mùng 3 Tết Nguyên Đán Chuẩn Nhất # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Cúng Mùng 3 Tết Nguyên Đán Chuẩn Nhất mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Vào mùng 3 Tết Nguyên đán, các gia đình thường làm lễ “đưa ông bà” và hóa vàng cho tổ tiên.

Theo truyền thống, lễ cúng gia tiên được diễn trong 4 ngày (từ 30 đến mùng 3 Tết) với những ý nghĩa khác nhau, trong đó, mùng 3 cúng Tạ Ông vải là ngày cuối của Tết.

Sau khi tiệc xuân đã mãn, con cháu lại cáo lễ để tiễn đưa tổ tiên trở về âm cảnh, tục gọi là “Đưa ông bà” và hóa vàng cho tổ tiên.

Lễ vật cúng “hóa vàng” mùng 3 Tết cũng bao gồm: Hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng. Và bên cạnh đó là cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

Khi hóa vàng xong, người ta thường vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được.

Bài văn khấn lễ hóa vàng Tết Nguyên đán 2018

Nam mô A-di-đà Phật

Nam mô A-di-đà Phật

Nam mô A-di-đà Phật

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ.

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng Giêng năm…..

Chúng con là:….. tuổi…..

Hiện cư ngụ tại…..

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo

Nam mô A-di-đà Phật

Nam mô A-di-đà Phật

Nam mô A-di-đà Phật

Văn Khấn Mùng 3 Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2022

Chia sẻ cách làm lễ cúng mùng 3 Tết và bài văn khấn mùng 3 Tết Nguyên Đán năm Tân Sửu 2021 đầy đủ nhất.

Lễ cúng mùng 3 Tết Nguyên Đán là tập tục, nghi lễ quan trọng trong văn hoá lễ Tết của người Việt ta. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người còn chưa nắm rõ, hiểu cụ thể về ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như cách thức, thủ tục tiến hành về cúng ngày mùng 3 Tết.

I. Cúng mùng 3 Tết lúc mấy giờ?

Lễ cúng mùng 3 Tết còn được gọi là lễ tạ năm mới hay lễ cúng đưa ông bà dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là phong tục truyền thống đẹp của người Việt. Lúc này, gia chủ sẽ dâng các lễ vật cho thần linh để các vị thần chứng giám cho tấm lòng thành của người cúng. Đây cũng được coi là dịp lễ đón thần tài để cầu mong may mắn cho cả năm.

Thông thường, các gia đình sẽ phải chuẩn bị đồ cúng từ sáng sớm, để kịp cho lễ cúng diễn ra trong buổi sáng và không nên để quá trưa mới làm lễ.

II. Chuẩn bị mâm cúng mùng 3 Tết

Đa phần các lễ vật cúng hóa vàng ( cúng mùng 3 tết năm 2021) như hương hoa, đèn nến, vàng mã đều đã được chuẩn bị từ trước Tết. Chỉ duy nhất mâm cỗ cúng là cần chuẩn bị mới. Đây là cỗ cúng mặn cuối cùng trong dịp Tết Tân Sửu, cần được chuẩn bị thịnh soạn, tươm tất hơn. Cỗ cúng cần có các món chủ yếu như gà luộc, xôi, canh, rau xào, thịt đông, giò,…

Ngoài ra, mỗi gia đình trước khi hóa vàng còn cần chuẩn bị một bạt gạo và một bát muối, rải từ nhà ra ngõ để bố thí cho tảo sinh tảo lạc để hương vàng mà gia đình hóa đốt thì ông bà tổ tiên sẽ được hưởng hết, có lệ phí về với âm cảnh, sống đầy đủ ở thế giới bên kia. Khi đốt hóa vàng thì cần hóa vàng bên bàn thờ Thổ công thần linh trước, sau đó mới đến bàn thờ gia tiên.

Cách làm lễ cúng và bài văn khấn mùng 3 Tết

III. Bài văn khấn mùng 3 Tết Tân Sửu 2021

Nội dung bài văn khấn mùng 3 Tết (Bài cúng hòa vàng mùng 3 Tết):

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch tôn thần.

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng… tháng Giêng năm….. (Tân Sửu)

Chúng con là: … tuổi…

Hiện cư ngụ tại…

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Ngoài cung cấp văn khấn mùng 3 Tết Tân Sửu chuẩn nhất hiện nay, nếu bạn có nhu cầu chất lượng, pháp lý đầu đủ, giá cả minh bạch, hãy ĐĂNG KÝ NHẬN TIN ngay hôm nay để được tự động gửi về những bất động sản phù hợp hoàn toàn miễn phí.

Văn Khấn Cúng Thần Tài Sáng Mùng 1 Tết Nguyên Đán Chuẩn Nhất

Nhiều gia đình rất coi trọng lễ cúng thần Tài sáng mùng 1 Tết Nguyên đán.

Theo tập quán từ xa xưa, vào ngày mùng 1 Tết Nguyên đán, ngoài dâng lễ lên bàn thờ gia tiên thì việc cúng thần Tài để cầu mong một năm mới an lành, may mắn là một điều vô cùng quan trọng với những gia đình kinh doanh, buôn bán.

Dưới đây là văn khấn cúng thần Tài sáng mùng 1 Tết Nguyên đán với mong muốn một năm ấm no, hạnh phúc.

Bài văn khấn thần Tài ngày mùng 1 Tết

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần tài vị tiền. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là ………………

Ngụ tại ………………

Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng năm Canh Tý, nhằm ngày Tết Nguyên đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Nhân ngày năm mới, tín chủ con sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thần Tài, cúi xin đức tôn thần, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho gia chủ chúng con mọi người sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng. Mong ơn Đương cảnh Thành hoàng, đội đức Tôn thần bản xứ phù hộ độ trì cho gia chủ năm tới tấn tài tấn lộc, gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện lòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần).

Cách Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Tết Nguyên Đán 2022 Chuẩn Nhất

Theo nghệ nhân dân gian Hoàng Tiến Hưng (Hà Nội), cúng Giao thừa là nghi lễ thiêng liêng của người Việt Nam trước khi bắt đầu Tết Nguyên đán.

Lễ cúng Giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch được tiến hành vào đêm 30 tháng Chạp. Đây là thời điểm chuyển tiếp giữa năm cũ và mới.

“Lễ trừ tịch còn là lễ để “khu trừ ma quỷ”, do đó có từ “trừ tịch”. Nó có ý nghĩa quan trọng không thể thiếu như lễ cúng tất niên, cúng ngày 30 tháng Chạp nhằm xóa bỏ hết những điều xấu, kém may mắn năm cũ để cầu những điều tốt đẹp năm mới sắp đến”, nghệ nhân Hưng nói.

Vị này nêu rõ, đêm Giao thừa là khoảng thời gian của sự tĩnh lặng và thiêng liêng để giũ bỏ những muộn phiền của năm cũ. Trong đêm Giao thừa là đêm cuối năm rất tối trời nhưng nửa đêm về sáng lại rất sáng.

Thạc sỹ chuyên ngành Văn hóa dân gian Nguyễn Vĩnh Kiên (Hà Nội) cho rằng, theo phong tục truyền thống, người Việt tin rằng Giao thừa là thời khắc mà các vị quan Hành khiển sẽ bàn giao công việc cai trị trong năm.

Có 12 vị hành khiển và 12 phán quan (phán quan là vị thần giúp việc cho các vị hành khiển). Với mỗi năm sẽ có một vị quan Hành khiển đảm đương công việc cai trị hạ giới khác nhau và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại.

Mâm cúng giao thừa ngoài trời được ví như một buổi tiệc để tiễn đưa các vị quan hành khiển và phán quan năm cũ và nghênh đón vị thần mới.

Do đó, gia chủ cần thật thận trọng khi tiến hành chuẩn bị lễ cúng Giao thừa ngoài trời và tìm hiểu mâm cúng giao thừa ngoài trời cần những gì, văn cúng giao thừa ngoài trời thật đầy đủ để cầu cho cả nhà được bình an, hạnh phúc trong năm mới.

Thời gian cúng

Để hiểu hết được về cách cúng Giao thừa ngoài trời, trước hết không thể bỏ qua vấn đề tiến hành thắp hương Giao thừa mấy giờ, cần nhớ kỹ và tuân thủ làm theo thời gian cúng ngoài trời nhằm đảm bảo ý nghĩa.

Lễ cúng Giao thừa được tiến hành vào giờ Chính Tý, tức đúng 0h đêm hôm 30 tháng chạp.

Đồ lễ cúng

Cúng Giao thừa bao gồm có lễ cúng Giao thừa ngoài trời và lễ cúng trong nhà. Theo quan niệm dân gian, cần tiến hành lễ cúng ngoài trời trước. Cần đặc biệt chú ý tới cách bày mâm cúng Giao thừa ngoài trời và sắm đầy đủ lễ vật.

Trước tiên cần lưu ý về thời gian cúng Giao thừa ngoài trời. Gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng sẵn trước phút Giao thừa. Tránh để qua giờ Giao thừa mới bắt đầu bê mâm cúng ra.

Mâm lễ cúng Giao thừa ngoài trời là cỗ mặn, gồm có: – Thủ lợn hoặc gà trống tơ, luộc, bánh chưng – đèn nến – vàng mã – hoa tươi – trầu cau – rượu/ trà ( rượu trước, sau đến trà ) – Một chiếc mũ chuồn (đây chính là mũ để cúng tế vị thần).

Tùy thuộc vào hoàn cảnh mà sắm đố lễ cúng cho phù hợp. Những lễ vật cúng Giao thừa ngoài trời hầu hết là những sản vật gần gũi.

Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến gà cúng. Nên chọn gà trống choai, mới tập gáy, khỏe mạnh, có mỏ vàng, mào cờ, chân vàng, đặc biệt là phải chưa từng đạp mái.

Sau khi cúng Giao thừa ngoài trời, gia chủ sẽ thực hiện lễ cúng Giao thừa trong nhà để cúng Thổ Công – vị thần cai quản trong nhà. Đồng thời, nhằm để lễ tổ tiên, cầu xin phù hộ cho gia đình trong năm mới gặp được nhiều điều tốt lành.

Cúng Giao thừa ngoài trời quay hướng nào?

Theo quan niệm dân gian, các vị thần tiến hành bàn giao tiếp nhận công việc rất khẩn trương nên sẽ chỉ có thể ăn vội vàng hoặc đi ngang qua chứng kiến tấm lòng của gia chủ.

Do đó, mâm cỗ cúng sẽ được đặt ở giữa sân. Những gia đình nào không có sân thì có thể bày biện mâm cúng ngoài cửa chính, hoặc có thể làm lễ trên sân thượng.

Đặt mâm lễ theo hướng Bắc, hoặc hướng Đông tùy theo từng gia đình (hướng Bắc để cúng Thượng Đế, hướng Đông để cúng Thiên Tử là Vua).

Theo cách bày mâm cúng Giao thừa ngoài trời, gia chủ cần chuẩn bị một chiếc bàn đủ lớn để bày mâm lễ. Ở mặt bàn sẽ được trải tấm vải vàng sang trọng. Dưới đất trải một miếng vải đỏ dài như thảm đỏ.

Đặt mâm lễ cúng ở nơi sạch sẽ. Cách bày lễ cúng Giao thừa ngoài trời đó là đặt trên mâm bát gạo để cắm hương, hai ngọn nến hoặc đèn ở hai bên.

Theo phong tục, trong lễ cúng Giao thừa sẽ chuẩn bị muối và rượu. Muối này được dùng để rắc xung quanh nhà và rót rượu để trừ tịch, tức trừ tà ma.

Cách khấn cúng Giao thừa ngoài trời

Lễ cúng Giao thừa có nhiều phong tục, cách cúng rất riêng biệt. Gia chủ cần đảm bảo đúng cách cúng và cách vái cúng Giao thừa ngoài trời.

Lưu ý, khi tiến hành lễ cúng tuyệt đối không đốt tiền âm phủ để tránh các vong âm lai vãng.

Đến đúng thời điểm Giao thừa, gia chủ sẽ thắp đèn, rót rượu, rót trà và khấn vái với bài văn khấn cúng Giao thừa ngoài trời.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Cúng Mùng 3 Tết Nguyên Đán Chuẩn Nhất trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!