Đề Xuất 6/2023 # Cách Cúng Rước Ông Táo Về Nhà Mới # Top 14 Like | Herodota.com

Đề Xuất 6/2023 # Cách Cúng Rước Ông Táo Về Nhà Mới # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Cúng Rước Ông Táo Về Nhà Mới mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ông Táo được xem là vị thần “chung sống” và theo dõi mọi hoạt động của từng gia đình. Ông thường gắn liền với bếp nên khi chuyển nhà, bạn sẽ chuyển luôn bếp núc. Vì thế, hãy tham khảo bài viết cách cúng rước ông táo về nhà mới sao cho đúng nhé.

Theo truyền thống văn hóa Việt Nam, thờ Ông Táo (Táo Quân) thể hiện tín ngưỡng thờ vị thần cai quản việc bếp núc cho gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình ấm êm và công việc làm ăn suôn sẻ. Bất kì một gia đình nào, sau khi xây cất hoặc chuyển sang nhà mới đều phải lập những bàn thờ cần thiết. Ngoài bàn thờ gia tiên thì bàn thờ Ông Táo là điều không thể thiếu. Cách cúng rước Ông Táo về nhà mới sao cho đúng được xem là điều quan trọng, vì thế, hãy tham khảo những thông tin dưới đây ngay nào.

Cách cúng rước Ông Táo về nhà mới

Thời gian cúng Ông Táo: Thường sẽ tiến hành cùng lúc với lễ cúng nhập trạch.

Gia chủ cần chuẩn bị:

– Hương nhang, hoa tươi, trái cây và một mâm cỗ mặn.

– 3 bộ đồ áo mũ (2 nam 1 nữ) cùng giấy tiền vàng mã. Những đồ này sẽ được hóa vàng sau khi cúng xong.

Nghi lễ cúng Ông Táo sẽ được diễn ra ở dưới Bếp.

Bàn thờ Ông Táo cần đặt nơi khô ráo, tránh gần nước. Sau đó, thực hiện các bước lập bàn thờ Ông Táo, cúng Ông Táo về nhà mới sau:

Bước 1: Khi vào nhà mới, bạn nên mang các vật dụng mang tính tượng trưng vào nhà trước như một cái chiếu hoặc một cái nệm đang sử dụng.

Bước 2: Bày lễ vật cúng, mâm cúng Ông Táo lên bàn và kê theo hướng đẹp với gia chủ.

Bước 3: Gia chủ tự tay thắp nhang và để vào bát nhang.

Bước 4: Thắp nén nhang, cắm vào lư để xin nhập trạch đồng thời xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng. Sau đó, bắt đầu đọc văn khấn lễ nhập trạch gồm hai phần: Văn khấn Thần linh và Văn khấn cáo yết gia tiên. Ngoài ra, gia chủ cũng nên chuẩn bị bài văn khấn rước Ông Táo về nhà để khi khấn vái dễ dàng đọc hơn.

Bước 4: Đun nước, pha trà dâng Thần linh và Gia tiên (mục đích là để khai bếp).

Lưu ý: Việc cúng rước Ông Táo về nhà mới nên thực hiện bởi chính gia chủ mà không nhờ đến ai khác.

Một vài lưu ý khi đặt bàn thờ ông táo trong nhà bếp:

– Bàn thờ Ông Táo đặt ở trong nhà bếp, theo hướng của bếp và ở phía trên để song song với bếp. Không nên đặt quá xa bếp.

– Không đặt ống khói hút mùi cạnh bàn thờ.

– Nên đặt cái kệ ở phía trên của bếp nhằm tránh xa các hoạt động nấu nướng.

– Không đặt cạnh nơi rửa tay vì nếu đặt ở vị trí này thì gia đình khó thuận hòa, thường xuyên xảy ra cãi vã (Theo quan niệm phong thủy, thủy tương khắc với hỏa).

– Không đặt bàn thờ ở hướng đối diện hoặc cạnh nhà vệ sinh vì đây là nơi có những thứ ô uế, bẩn thỉu.

– Nếu nhà bếp quá chật chội, hãy đặt bàn thờ ở góc hướng Nam cạnh nhà bếp. Do Táo Quân thuộc về hỏa theo quan niệm ngũ hành nên đặt ở hướng đó thì “hỏa” vượng sẽ phù hợp.

– Nếu gia đình không có điều kiện để làm bàn thờ Ông Táo thì tốt nhất nên thắp nhang đèn ở bàn thờ ông bà tổ tiên, không nên cắm ở vùng bếp.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm những thông tin bổ ích về nghi lễ cúng rước Ông Táo về nhà mới. Hãy chú ý thực hiện đúng cách, chuẩn phong thủy để mang lại sự ấm êm và nhiều tài lộc về nhà nhé.

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Bài Cúng Ông Công Ông Táo & Cách Rước Ông Táo Về Nhà Mới

1. Bài cúng ông Công ông Táo số 1

NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT!

Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân! Tín chủ con là: [Họ và tên của người khấn]

Ngụ tại: [Địa chỉ nhà của người khấn]

Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. Cẩn cáo.

2. Bài cúng ông Công ông Táo số 2

Bài cúng khấn Tết ông Táo 23 tháng Chạp theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – (NXB Văn hóa Thông tin)

Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: Ngụ tại:

Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì. Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật!

3. Bài khấn Nôm ngày 23 tháng Chạp

Hôm nay là ngày… tháng… năm.

Tên tôi (hoặc con là)……………………, cùng toàn gia ở……………………

Kính lạy đức “Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:

(Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần)

Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:

Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà.

Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.

Cẩn cốc (vái 4 vái)

Chú ý: Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá trở ông Táo lên chầu trời.

4. Bài cúng rước ông Táo về nhà mới

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật. Chư Phật mười phương, con kính lại ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân. Hôm nay ngày ….. tháng ….. năm ….. Gia đình chúng con mới chuyển (dọn) đến đây là: … (địa chỉ) ….. Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái, kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật. Nhờ hồng phúc tổ tiên, thần linh linh thiêng phù trì, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thời, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật!

Văn Khấn Bài Cúng Rước Ông Táo Về Nhà Mới

Khi gia chủ xây nhà và chuẩn bị về nhà mới nhiều người lúng túng, khi cúng ông Táo. Vậy cách cúng rước ông táo về nhà mới như thế nào? Cần chuẩn bị những gì? Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn bài cúng ông táo về nhà mới. Mời các bạn cùng đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ và chi tiết hơn.

Về nhà mới cần cúng ông Táo không?

Người Việt chúng ta quan niệm rằng việc quyết định phúc hay hung cho từng gia đình do các Thần Táo. Dựa vào đạo lý sống của gia chủ và những người trong gia đình ăn ở như thế nào. Gia chủ muốn Thần Bếp phù hộ cho gia đình gặp nhiều điều tốt đẹp nên ngày 23 tháng chạp sẽ làm lễ tiễn đưa Táo quân về chầu trời.

Lễ cúng tiễn đưa ông Táo chầu Trời sẽ cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch mỗi năm, hoặc có thể vào sáng ngày 23. Trường hợp gia chủ chưa thể cúng được thì phải cúng muộn nhất vào trước 12 giờ ngày 23 tháng chạp để kịp cho ông Táo về Thiên đình.

Vì thế, khi gia chủ muốn chuyển về nhà mới thì việc cần làm là cúng các Thần linh như bình thường. Điều này nhằm để được các vị thần linh phù hộ cho gia đình gặp may mắn. Gia chủ chú ý là nên làm ở bàn thờ Gia tiên chứ không lập bàn thờ Táo quân riêng hay ở bàn thờ phật.

Miền nam có xu hướng lập ban thờ Táo quân riêng ở bếp. Tuy nhiên việc này là không nên vì trong một nhà việc thờ nhiều Thần linh. Bởi sẽ gây mâu thuẫn và tranh cãi của các thành viên trong gia đình.

Vậy khi gia chủ về nhà mới nên cũng ông Táo để được thuận lợi và may mắn trong mọi việc. Gia đình hòa thuận, vui vẻ.

Cúng ông táo khi làm lễ nhập trạch

Trước khi muốn tiến hành chuyển về nhà mới ở thì gia chủ cần làm lễ cúng về nhà mới. Nhằm giúp mọi chuyện được may mắn thuận lợi.

Về nhà mới cần làm những gì?

Chuẩn bị bài văn khấn rước ông Táo về nhà mới.

Gia chủ cần chọn ngày giờ tốt phù hợp với mệnh của gia chủ và hướng nhà để dọn đến nhà mới.

Giờ hoàng đạo của các ngày đẹp là giờ tốt nhất để làm lễ nhập trạch. Gia chủ có thể tham khảo thông tin trên mạng để biết giờ hoàng đạo tốt.

Gia chủ nên nhớ phải tự tay mình cầm bài cúng Gia Thần, Tổ Tiên đến nhà mới. Những người còn lại thì đi sau và cầm theo ít tiền lẻ trên tay mang đến nhà mới. Thời gian chuyển nhà phải tránh vào buổi tối mà tốt nhất là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời mới bắt đầu lặn.

Trình tự thực hiện lễ cúng về nhà mới thế nào?

Đầu tiên khi gia chủ vào nhà mới nên mang vật tượng trưng như đệm hoặc chiếu mà đang sử dụng cho vào trước. Tiếp theo là bếp có thể bếp lửa dầu hoặc là bếp gas. Tuy nhiên gia chủ lưu ý không nên mang bếp điện vì nó chỉ có tướng mà không có tinh, tức là không có lửa mà chỉ có nhiệt. Và kèm theo đó là một lễ vật hay chổi mới để đem vào nhà mới. Cuối cùng thì gia chủ có thể bắt đầu đem hết vật dụng chuyển vào nhà mới của mình.

Gia chủ phải chuẩn bị lễ vật cúng sẵn ở trên bàn chu đáo và được đặt theo hướng đẹp đối với gia chủ.

Gia chủ phải tự tay thắp hương vào bát, nếu trường hợp chưa có thì có thể lấy 1 khoanh chuối làm cắm tạm. Việc bốc bát hương và vị trí đặt bàn thờ thì gia chủ có thể lên chùa để hỏi cho cẩn thận và nhờ nhà chùa bốc bát hương. Tuy nhiên việc này có thể làm sau cũng được.

Gia chủ phải là người tự mình thắp nến nhang và cắm vào lư. Để xin phép Thần linh rước vong

Gia Tiên về nơi ở mới để thờ phụng khi nhập trạch. Sau đó bắt đầu đọc văn khấn lễ nhập trạch gồm Văn khấn Thần linh và Văn khấn cáo yết gia tiên.

Bước cuối cùng gia chủ khai bếp bằng việc sẽ đun nước pha trà dâng Thần linh và Gia Tiên.

Trên đây là những việc cần làm cơ bản gia chủ cần thực hiện và theo trình tự. Việc khấn cúng nhập trạch về nhà mới tuy không tốn thời gian nhưng nó có vai trò rất quan trọng vì mang yếu tố tâm linh.

Văn khấn rước ông Táo về nhà mới

Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật! Con xin kính lạy chín phương Trời, Chư Phật mười Phương cùng với mười phương Chư Phật. Con xin lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con xin lạy ngài Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân cùng với Thần linh bản xứ hiện đang cai quản ở khu vực này. Tín chủ (chúng) con là: Tên chủ nhà. Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. chủ nhà con thành tâm sắm hương hoa, quả cau lá trầu và thắp nén tâm hương để dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần chủ nhà con xin kính cẩn tâu trình: Các vị Thần linh, Thông minh chính trực Giữ ngôi tam thai Nắm quyền tạo hoá Thể đức hiếu sinh Phù hộ dân lành Bảo vệ sinh linh Nêu cao chính đạo. Nay gia đình chúng con công trình hoàn tất viên mãn, chọn được ngày lành tháng tốt dọn đến cư ngụ. Cầu xin chư vị minh Thần cho tín chủ con được nhập về nhà mới ở: (Địa chỉ nhà mới) và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần được rước vong linh Tổ tiên chúng con về ở nơi đây để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân độ trì cho gia quyến chúng con bình an, làm ăn may mắn mọi điều tốt lành. Tín chủ lại mời các vị Hương Linh đang ở quanh khu vực này, các oan hồn uổng tử không có nơi nương tựa quanh đây. Xin hãy cùng về đây để hưởng thụ vật lễ. Tín chủ thật tâm tạ lễ Chư vị Hương Linh lâu nay đã phù hộ độ trì cho công trình được thuận buồm xuôi gió. Tín chủ con lại xin các vị tiếp tục phù hộ cho gia đình hòa thuận, làm ăn phát tài phát lộc. Chúng con thành tâm lễ bạc và kính lễ xin được độ trì phù hộ. Cẩn cáo! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Xong lễ khấn, gia chủ có thể hóa vàng và yên tâm sinh sống. Tuy nhiên nên nhớ chuẩn bị thật chu đáo vào các ngày rằm tết để cúng ông bà Tổ Tiên. Để Tổ Tiên có thể phù hộ cho gia đình có cuộc sống may mắn và hạnh phúc.

Ông Táo được xem là vị thần “chung sống” và theo dõi mọi hoạt động của gia đình ở trần gian, mỗi 23 tháng chạp sẽ được tiễn về trời để chầu Ngọc Hoàng, báo cáo mọi chuyện tốt xấu của gia chủ. Ông Táo thường gắn với bếp nhà, khi chuyển nhà gia chủ chắc chắn sẽ chuyển luôn bếp núc. Do vậy, có nhiều người thắc mắc cách cúng ông Táo về nhà mới như thế nào mới đúng nghi thức?.

ÔNG TÁO LÀ AI?

Ông Táo (hay còn gọi là Thần Bếp), được dân gian xem là người giữ lửa, giám sát mọi hoạt động đạo lý của gia chủ cùng các thành viên trong gia đình và định đoạt sự hưng thịnh hay cát hung của gia đình đó. Do vậy, trước khi làm bất cứ điều gì, người ta thường nhớ đến ông Táo để điều chỉnh hành vi đúng mực.

Theo truyền thuyết, ông Táo sống ở bàn thờ Bếp, hàng năm cứ đến 23 tháng Chạp, ông Táo sẽ về trời để bẩm báo lại tình hình gia đình gia chủ với Ngọc Hoàng. Lúc bấy giờ, các gia đình thường làm mâm cỗ tiễn ông Táo về trời. Lễ vật thường thấy trong mâm cúng ông Táo về trời đó là cá chép, vì mọi người tin ông Táo cưỡi cá chép để thực hiện chuyến “về nhà” của mình.

CÚNG ÔNG TÁO VỀ NHÀ MỚI NHƯ THẾ NÀO?

Nhằm cầu mong sự may mắn cho gia đình, gia chủ thường quan tâm đến vấn đề thờ cúng đối với bàn thờ ông Táo. Và việc chuyển về nhà mới thì cúng ông Táo cũng là điều hết sức cần thiết nhằm mời ông về nhà mới sống cùng với gia đình.

Thường gia chủ sẽ tiến hành cúng ông Táo cùng lúc với lễ cúng nhập trạch. Tùy theo điều kiện kinh tế gia đình mà việc chuẩn bị mâm lễ cúng có phần lớn, nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, thường mâm cúng ông Táo sẽ có các đồ sau: hương nhang, hoa tươi, trái cây và một mâm cỗ mặn.

Cần sắm 3 bộ đồ áo mũ (2 nam 1 nữ) cùng vàng mã giấy tiền. Những đồ vật này sẽ được hóa vàng sau khi cúng xong.

Nghi lễ cúng ông Táo sẽ được cúng ở dưới Bếp.

Vị trí đặt bàn thờ ông Táo cần đặt nơi khô ráo, tránh đặt gần nước.

Trên đây là bài viết hướng dẫn gia chủ những việc cần làm cùng bài văn cúng ông Táo khi làm lễ nhập trạch về nhà mới. Hy vọng sẽ giúp các gia chủ bớt lo lắng, lúng túng khi chuyển về nhà mới.

Văn Khấn Thỉnh Rước Ông Táo Về Nhà Mới &Amp; Cách Cúng Hàng Ngày

Văn khấn rước ông Táo về nhà mới và bài cúng ông Táo hằng ngày với ngày rằm

– Chuẩn bị bài văn khấn rước ông Táo về nhà mới

– Chọn ngày giờ tốt phù hợp với mệnh của gia chủ và hướng nhà để dọn đến nhà mới: Giờ tốt nhất để làm lễ nhập trạch là giờ hoàng đạo của các ngày đẹp. Để biết giờ hoàng đạo là giờ nào, gia chủ có thể hỏi thầy hoặc tra cứu trên các trang phong thủy khác nhau để tham khảo.

Tuy nhiên, các phán đoán về giờ hoàng đạo từ nhiều nguồn sẽ có sự xê dịch đôi chút, đây là việc khá bình thường nên gia chủ không cần quá lo lắng.

– Bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà mới. Còn những người khác trong gia đình thì đi theo sau, tay cầm tiền lẻ của mình mang đến nhà mới. Thời gian chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời mới bắt đầu lặn, Chúng ta nên tránh chuyển nhà vào buổi tối nhé.

Bước 1: Khi vào trong căn nhà mới, gia chủ nên mang các vật dụng mang tính tượng trưng vào nhà trước như một cái chiếu (hoặc một cái đệm) đang sử dụng.

– Tiếp đó, gia chủ mang tiếp bếp vào. Có thể là bếp gas hoặc bếp lửa dầu nhé. Chúng ta Không nên mang bếp điện, vì bếp điện chỉ có tinh mà không có tướng có nghĩa là chỉ có nhiệt chứ không có ngọn lửa. một cái chổi mới, lễ vật… để vào nhà mới. Những thành viên khác trong nhà đi theo sau và mang theo tiền của, Thêm vào đó là mang những vật dụng khác trong ngôi nhà vào

Bước 2: Lễ vật cúng được gia chủ bày biện chu đáo để lên bàn, mâm cúng và kê theo hướng đẹp với gia chủ.

Bước 3: Tự tay gia chủ thắp nhang vào một bát nhang. Nếu nhà bạn chưa bốc bát hương thì có thể làm tạm thời ( bằng cốc gạo hoặc 1 khoanh cây chuối..v….v…). Việc bốc bát hương và hỏi vị trí đặt bàn thờ (hướng nào, chiều cao từ mặt đất lên, chiều ngang, chiều dài của bàn thờ…) thì có thể làm sau. Việc này lên chùa để hỏi cho cẩn thận, và cũng nhờ nhà chùa bốc bát hương.

Bước 4: Đích thân gia chủ thắp tạm nén nhang, cắm vào lư để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng và bắt đầu đọc văn khấn lễ nhập trạch gồm hai phần: Văn khấn Thần linh và Văn khấn cáo yết gia tiên. (Tham khảo nội dung bài văn khấn ở bên dưới bài viết).

Bước 5: Đun nước, pha trà dâng Thần linh và Gia tiên (mục đích là để khai bếp).

Trên đây là 5 bước cơ bản cần thực hiện và theo trình tự, việc khấn cúng nhập trạch về nhà mới không mất quá nhiều thời gian nhưng mang yếu tố tâm linh rất quan trọng.

Sau khi hành lễ xong có thể tiến hành dọn dẹp và làm lễ hóa vàng. Mọi thủ tục đã xong xuôi các gia chủ có thể an tâm sinh sống, ổn định làm ăn, ngày rằm ngày tết… dâng hương, bánh kẹo, hoa quả… thờ cúng tổ tiên cầu phúc, cầu tài, ở hiền gặp lành…

Văn khấn rước ông Táo về nhà mới

Nếu bạn đã chuẩn bị các thủ tục nhập trạch vào nhà mới xong rồi, bạn hãy làm lễ rước ông Táo về nhà mới bằng bài khấn dưới đây:

Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Các ngài Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân, Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:

Nay gia đình chúng con công trình viên mãn, hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần.

Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vị Hương Linh phảng phất trong khu vực này, các Linh Hồn Chiến sĩ trận vong, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa quanh đây xin cùng tề tựu hâm hưởng lễ vật. Tín chủ thành tâm lễ tạ Chư vị Hương Linh bấy lâu đã hộ trì tín chủ khởi công thuận lợi, cho đến nay đã hoàn tất thi công, tín chủ lại xin các vị tiếp tục phù trì tìn chủ từ đây ăn nên làm ra, gia đạo thuận hòa, người người an lạc, nạn tiêu tai giảm, toàn gia hưng thịnh.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Cẩn cáo!

Văn khấn ông Táo hàng ngày

Lễ vật cúng Táo Quân hàng ngày đơn giản hơn: 3 chén nước mới thay (thay bằng trà hoặc coffe), đĩa trái cây, đĩa xôi (nếu có)

Trong nhưng ngày tiếp theo sinh sống trong ngôi nhà mới, bạn hãy thắp hương thường xuyên hàng ngày và khấn theo bài cúng Táo Quân theo bài văn được sử dụng hàng ngày dưới đây:

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Con kính lạy Quan Đương niên Hành khiển Thái tuế đức Tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần định phúc Táo quân, chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy các Thần linh cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:………………………………………. Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ dâng hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:

Trừ tai cứu hoạ, bảo vệ dân lành

Nay bản gia hoàn tất công trình

Chọn ngày lành gia đình nhóm lửa

Nhân lễ khánh hạ, kính cẩn tâu trình:

Cầu xin gia đình, an ninh khang thái

Làm ăn tấn tới, tài lộc dồi dào

Cửa rộng nhà cao, trong êm ngoài ấm

Vợ chồng hoà thuận, con cháu sum vầy

Đoái thường phù trì bảo hộ Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị tiên chủ hậu chủ và các vị Huơng Linh Cô Hồn, y thảo phụ mộc, phảng phất trong khu vực này. Xin mời tới đây chiêm nguỡng tôn thần, thụ huởng lễ vật

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Nam mô chứng minh sư Bồ Tát!

Nam mô chứng minh sư Bồ Tát!

Văn khấn ông Táo ngày rằm

Lễ cúng ngài Táo Quân này gồm có: Bình bông, đĩa trái cây, 3 chén rượu, thịt, vàng mã(không nhất thiết chỉ 1 ít tượng trưng thôi)

– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Thần Quân

– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

– Con kính lạy các Tôn thần, Thổ Công, Táo Quân cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là: ……………………………

Hôm nay là ngày rằm tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Cúng Rước Ông Táo Về Nhà Mới trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!