Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Làm Mâm Cơm Cỗ Cúng Giỗ Đầy Đủ Và Đơn Giản, Đẹp Mắt mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
“Uống nước nhớ nguồn” từ xưa đến nay luôn là nét văn hóa truyền thống đẹp của người Việt. Theo đó, nét văn hóa này nhắc nhở mỗi người con Việt phải luôn tôn trọng cũng như hiếu kính với người lớn tuổi, đặc biệt là đối với người đã khuất. Vì vậy, để tưởng nhớ người đã khuất, các gia đình Việt thường làm mâm cơm cúng giỗ với mong muốn cầu cho người đã khuất sớm siêu thoát và mỉm cười nơi suối vàng.
Cũng chính bởi lý do này mà đây được xem là một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng trong năm. Vậy mâm cơm cúng giỗ được chuẩn bị như thế nào để tươm tất và trọn vẹn nhất? Những chia sẻ sau đây của Xưởng sản xuất gốm sứ Đại Việt sẽ mang đến cho các bạn câu trả lời chi tiết và đầy đủ nhất, giúp bạn – một nàng dâu mới sẽ ghi được điểm tuyệt đối trong mắt mọi người nhé!
Ý nghĩa tâm linh đặc biệt của ngày giỗ
Một trong những nét đẹp văn hóa của người Á Đông được lưu giữ từ đời này sang đời khác đến tận ngày nay đó chính là nghi lễ cúng giỗ. Vì vậy, ngày giỗ có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thường trong gia đình sẽ không thể quên được ngày này. Bên cạnh đó, vào ngày giỗ này, các gia chủ sẽ phải chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ đầy đủ và tươm tất nhất dù là mâm cơm đơn giản hay sang trọng.
Mâm cơm cúng giỗ này là biểu trưng cho tấm lòng thành kính, sự biết ơn và thương xót, tưởng nhớ đến người đã khuất trong gia đình. Đồng thời, đây cũng là dịp để con cháu sum vầy, quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ tình cảm và tiến hành bàn bạc để đưa ra quyết định tổ chức giỗ cho người đã khuất.
Những cột mốc giỗ quan trọng trong gia đình cần nhớ khi làm cơm cúng giỗ
Giỗ đầu là ngày giỗ đầu tiên của người đã khuất sau 1 năm. Dù vậy, thời gian 1 năm chắc hẳn vẫn chưa đủ để người ở lại vơi đi nỗi đau cũng như sự thương nhớ đối với người đã khuất. Vì vậy, nghi lễ giỗ đầu thường được tổ chức khá long trọng và trang nghiêm, không khác như ngày chịu tang năm trước, con cháu vẫn mặc tang phục trong ngày giỗ đầu này.
Giỗ hết là ngày giỗ sau 2 năm của người mất. Vào ngày này, con cháu vẫn sum họp đầy đủ nhưng nỗi đau đã vơi đi nhiều so với ngày giỗ đầu. Mâm cơm cúng giỗ vào ngày này cũng được tổ chức khá cầu kỳ, cẩn thận và đầy đủ để thể hiện lòng thành kính cũng như sự nhớ thương của người còn sống đối với người đã mất.
Giỗ thường hay còn gọi là cát kỵ có nghĩa là ngày giỗ lành. Đây là ngày giỗ được tổ chức sau sau khi người mất đã mất được 3 năm. Trong ngày giỗ này, không khí trong gia đình đã bớt ảm đạm, sầu thương hơn đồng thời gia chủ cũng mời ít khách hơn so với giỗ đầu, giỗ hết và thậm chí chỉ là sự quây quần đầy đủ của những thành viên trong gia đình.
Ngày giỗ này của người mất thường sẽ được duy trì đến hết 5 đời sau đó. Bởi theo quan niệm tâm linh của người xưa, sau thời gian 5 năm này, linh hồn của người quá cố sẽ được siêu thoát và đầu thai làm kiếp người nên sẽ không hậu thế về sau không cần thiết phải cúng giỗ nữa.
Mâm cơm cúng giỗ trong gia đình đơn giản và đầy đủ
Ở miền Bắc nước ta, mâm cơm cúng giỗ thường được thực hiện khá đơn giản tuy nhiên vẫn đảm bảo được sự đầy đủ và trọn vẹn để dâng lên người đã khuất trong gia đình. Theo đó, trong mâm cơm dùng để cúng giỗ ở miền Bắc sẽ bao gồm những món cơ bản như sau:
Xôi gấc (hoặc có thể nấu xôi đỗ, xôi vò, chè đường)
Một con cua và một quả trứng gà luộc cùng bày trên 1 chiếc đĩa
Gà luộc (hoặc có thể chọn thay bằng thịt lợn luộc nếu không có gà)
Canh măng nấu với giò lợn
Lòng gà xào dứa
Để mâm cỗ cúng thêm phần hấp dẫn và đa dạng các món ăn, gia chủ có thể dành thêm thời gian để chuẩn bị những món ăn khác như nộm hay nem rán, trứng rán,….cũng như một số món tùy thích khác. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể sử dụng các món ăn là đặc sản của vùng miền mình để bày trên mâm cơm cúng giỗ.
Với phong tục và thói quen sinh hoạt khác với người miền Bắc nên mâm cơm cúng giỗ của người miền Nam cũng có sự khác biệt hơn. Theo đó, trong mâm cơm cúng ngày giỗ, gia chủ người miền Nam sẽ chuẩn bị những món ăn như sau:
Món kho: thường sẽ là các món như thịt heo, cá lóc kho với nước dừa thơm ngon
Món xào: có thể là xào chua, mặn hay ngọt tùy theo từng gia đình, tuy nhiên tuyệt đối không sử dụng các loại thịt rừng
Người miền Trung có một đặc điểm chung đó là khá cầu kỳ trong các món ăn trong thờ cúng, đặc biệt là người Huế (do sự ảnh hưởng lâu đời của văn hóa cung đình Huế). Vì vậy, mâm cơm cúng giỗ ở miền Trung thường được chuẩn bị rất cầu kỳ, chu đáo. Theo đó trên mâm cơm cúng ngày giỗ, các món ăn sẽ được phân thành 4 loại đó là: món canh, món xào, món từ tôm cá và các món từ thịt. Cụ thể, thực đơn trong mâm cúng này được mang đến như sau:
Với những mâm cơm cúng giỗ vừa được tham khảo trên đây, chắc hẳn bạn cũng dễ dàng nhận ra sự khác nhau trong mâm cơm cúng giữa miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Do vậy, tùy vào điều kiện kinh tế cũng như ý định tổ chức của gia chủ mà ngày giỗ có thể được tổ chức đơn giản, tiết kiệm hay sang trọng, tốn kém.
Tuy nhiên, dù bận rộn như thế nào, bạn chắc chắn cũng không được quên được ngày quan trọng và đặc biệt này đối với những người đã khuất trong gia đình. Hãy thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn và nhớ thương tới những người đã khuất bằng mâm cơm cúng giỗ đủ đầy và trọn vẹn mà gomdaiviet.vn đã chia sẻ trong bài viết trên đây nhé!
Cách Bày Mâm Cỗ Trung Thu Đơn Giản, Đẹp Mắt
Ý nghĩa của tết trung thu
Trung thu là lễ bắt nguồn từ Trung Quốc với ý nghĩa đoàn viên. Sang Việt Nam, nét đẹp này được cải biên đi nhiều. Ngoài ý nghĩa sum họp gia đình, văn hóa Việt Nam coi rằm tháng 8 như một ngày lễ cho trẻ em. Trẻ em mong đến ngày này để được tặng đồ chơi, đi rước đèn,… được ăn các loại bánh, phá cỗ.
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.
Cách bày mâm cỗ trung thu đơn giản, đẹp mắt
Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con bép múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến.
Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng.
Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai… và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu.
Gợi ý cách bày mâm cỗ trung thu đơn giản, đẹp mắt
Cách Làm Mâm Cơm Cúng Ông Công Ông Táo Đầy Đủ, Đơn Giản Nhất
Cúng ông Công ông Táo là một nét văn hóa đẹp của người Việt. Mâm cơm cúng ông Công ông Táo hiện nay cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với lối sống hiện đại và tiết kiệm thời gian của các bà nội trợ.
1. Mâm cơm cúng ông Công ông Táo với 11 món ăn:
– Nem rán
– Tai heo cuộn ngũ vị
– Hành muối kiểu miền Nam
– Gà luộc
– Xôi cá chép
– Giò lụa
– Rau củ luộc
– Bánh chưng
– Rau củ quả xào thập cẩm
– Canh bóng
– Hoa quả
Cách làm cơm cúng ông Công ông Táo với 11 món ăn:
Tai cuộn: Tai heo làm sẵn từ tối hôm trước, mua tai ngoài hàng thịt họ làm sạch cho, về rửa sạch bóp muối + chanh cho hết mùi. Cuộn tai từ đầu tai vào trong, như cuộn góc tờ giấy chéo. Dùng dây cuốn chặt.
Luộc qua 1 lần sạch bọt nếu bạn rửa tai bằng chanh +muối 2 lần thì hầu như không còn bọt. Ướp 1 chút gia vị (nước mắm, hạt nêm, bột canh, mì chính, ngũ vị hương, hạt tiêu) sau đó luộc tai sôi nhỏ lửa tầm 30 phút.
Vớt ra để nguội hẳn, cho vào ngăn đá tủ lạnh 30 phút là dính tròn như hình. Thái ra xếp đĩa, trang trí thêm rau thơm hoặc ớt cho đẹp mắt.
Hành và rau củ quả muối cũng phải muối sẵn trước mấy ngày, nếu bạn bận rộn có thể mua sẵn ngoài hàng.
Nem thì làm trước một hai ngày, hoặc rảnh lúc nào gói lúc đó rồi rán sơ qua hoặc không cần rán để vào hộp cất ngăn đá lúc nào làm mang ra rán lại cho vàng.
Xôi gấc thì mua sẵn quả gấc để đó,gạo chọn nếp ngon như nếp nương,nếp Tú Lệ…vo sạch, ngâm qua đêm hôm sau chỉ trộn với gấc đem đồ chín, đồ lần một để đó, khi nào sắp mâm cỗ thì đồ lại xôi sẽ dẻo hơn và nếu cho vào khuôn xôi sẽ vào khuôn hơn, khuôn cá chép có thể mua sẵn.
Củ quả luộc thập cẩm cũng nhanh thì không cần làm sẵn.
Canh bóng nếu không có thời gian bạn cũng nên làm sẵn nguyên liệu cho vào hộp cất ngăn mát tủ lạnh trước ngày làm một hôm. Hôm sau chỉ việc cho lên bếp nấu.
Gà, bánh trưng, giò…các bạn có thể mua sẵn,hoặc mua gà còn sống đã làm sạch về tự luộc.
Khuôn hoa như trong hình mình cắt bằng khuôn dụng cụ inox sau đó tự trang trí thêm lá cành, bài trí theo sở thích.
2. Mâm cơm cúng ông Công ông Táo với 7 món ăn đơn giản cho gia đình ít người:
Nếu gia đình bạn có ít thành viên và bạn muốn làm mâm cúng theo phong cách đơn giản thì bạn có thể tham khảo mâm cơm cúng với 7 món:
– Xôi gấc cá chép
– Canh rau củ thập cẩm
– Mực xào
– Nem rán
– Nộm hoa chuối
– Cá thu sốt me
Ngoài các món giống bên trên thì món mực xào làm như sau:
Mực thái miếng khoanh tròn rồi dùng kéo cắt sâu 1cm cách nhau 1cm sau đó đem ướp gia vi, tiêu, hành tỏi.
Cần tây thái khúc, hành tây, cà chua bổ miếng cau, dứa thái miếng mỏng.
Phi thơm hành tỏi cho mực vào xào chín đổ ra đĩa. Tiếp tục phi thơm hành tỏi cho hành, cà chua, dứa đảo đều cho gia vị sau đó đổ mực và cần tây nêm vừa miệng.
Thái cà rốt thái khoanh tròn làm nhụy hoa trang trí thành bó hoa.
Cá thu sốt me:
Cá thu: Rửa sạch với nước muối loãng, để ráo, bạn cũng có thể dùng giấy thấm dầu thấm hết nước để cá được sau đó rán vàng. Me chín: Ngâm với nước sôi khoảng 15 phút, dùng tay bóp đều để me tan hết, lọc lấy nước, bỏ hạt. Hành khô, tỏi: làm sạch, băm nhuyễn sau đó cho vào chảo dầu phi thơm bạn đổ nước me, thêm hạt nêm, nước mắm, đường nêm nổi vị chua mặn ngọt cho cá vào đun nhỏ lửa.
Ớt sừng: Rửa sạch, bỏ cuống, thái lát dọc dài. Khi thấy nước me sền sệt bao quanh cá cho hành lá, ớt sừng vào rồi tắt bếp. Cho cá ra đĩa và rắc hạt tiêu lên.
Mâm cơm cúng ông Công ông Táo gồm: nem hải sản, chả, cải chip xào nấm hương, bánh chưng, tôm chiên, canh rau củ thập cẩm, sa lát.
Mâm cơm cúng ông Công ông Táo gồm: hành muối, giò lụa, miến xào rau củ, chả mực, xôi gấc, bánh chưng, gà luộc, canh rau củ thập cẩm.
Mâm cơm cúng ông Công ông Táo gồm: bắp cải cuốn thịt, dưa hành, giò lụa, nem rán, gà luộc, thịt bò xào, canh thập cẩm, xôi quấn hoa
Mâm cơm cúng ông Công ông Táo gồm: Khoai tây chiên, chả quế, xôi gấc, canh rau chủ thập cẩm, nem rán, thịt bò xào rau củ, tai lợn cuốn.
Mâm cơm cúng ông Công ông Táo gồm: xôi gấc, đậu xanh cá chép, tôm chiên, bánh chưng, khoai tây xào thịt bò.
Mâm cơm cúng ông Công ông Táo gồm: xôi gấc cá chép, rau củ xào, canh bóng, chân giò nấu măng khô, gà nướng, bánh chưng, bồ câu hầm hạt sen, nem rán.
Mâm Cơm Cúng Về Nhà Mới Với Cách Làm Đơn Giản Đầy Đủ, Thành Tâm
Ý nghĩa đặc biệt của mâm cơm cúng về nhà mới
Mâm cơm cúng về nhà mới theo phong tục từ xưa đến nay của người Việt có ý nghĩa để báo cáo với tổ tiên, các vị thần linh cai quản khu đất về việc ngôi nhà mà gia đình xây dựng đã được hoàn thành. Đồng thời mâm cơm cúng này cũng nói lên được sự thành tâm và kính cẩn của gia chủ với mong muốn cầu cho gia đình luôn được khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn và hạnh phúc.
Tại sao gia chủ phải làm mâm cơm cúng khi về nhà mới?
Người xưa đã có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vì vậy, chuẩn bị một mâm cơm cúng khi dọn về nhà mới xây là việc vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, mâm cơm cúng này còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt như sau:
Thông báo cho các vị Thổ thần, thổ địa về việc gia đình sẽ chuyển đến ở ngôi nhà mới này và mong các vị thần sẽ che chở, bảo vệ cho gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.
Cúng để tiễn đưa các vong hồn, cô hồn đang còn lang thang trên mảnh đất mới mà gia chủ chuẩn bị chuyển đến sinh sống.
Cúng báo ông Táo và bà Táo để cầu mong cho gia đình luôn đầy đủ cơm áo, gạo, tiền khi chuyển đến nhà mới này.
Loại bỏ tà khí còn sót lại trong ngôi nhà mới mà gia chủ chuẩn bị sinh sống.
Cầu mong cho gia đình luôn vui vẻ, thuận hòa, cuộc sống yên bình, hạnh phúc và tài lộc vẹn toàn.
Cách làm mâm cơm cúng nhà mới đầy đủ, tươm tất và đơn giản nhất
Làm mâm cơm cúng về nhà mới như thế nào để vừa đơn giản vừa đảm bảo sự đầy đủ và thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với thần Phật, gia tiên? Đây chắc hẳn là băn khoăn của rất nhiều gia chủ hiện nay. Vì vậy, để thắc mắc này được giải đáp, các bạn có thể tham khảo gợi ý về mâm cơm cúng trong ngày về nhà mới như sau:
Lưu ý: Các loại trái cây này gia chủ có thể chọn mua theo tùy tâm của mình. Tuy nhiên, gia chủ luôn luôn phải đảm bảo mua đủ ít nhất 5 loại trái cây hoặc nhiều hơn nhưng với số lượng lẻ. Cùng với đó, phải chọn những loại hoa quả đồng đều nhau, tươi ngon, đẹp mắt, không bị sâu thối hay bầm dập.
Bên cạnh mâm cơm mặn cúng trong lễ về nhà mới này, gia chủ có thể lựa chọn mâm cơm cúng chay. Tuy nhiên, gia chủ tuyệt đối không sử dụng đồ giả để thay thế cho các món ăn, các loại hoa quả trong mâm cơm cúng. Ngoài ra, gia chủ có thể tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình mình hoặc phong tục truyền thống riêng của từng vùng miền mà cân đối các món đồ cúng sao cho hợp lý và đầy đủ.
Những điều gia chủ cần biết khi thực hiện mâm cơm cúng về nhà mới
Để lễ cúng về nhà mới được trọn vẹn và thể hiện sự thành tâm của mình, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau:
Nên chọn ngày tốt, giờ tốt, phù hợp với phong thủy, cung mệnh của gia chủ để gia đình chuyển về nhà mới.
Đích thân gia chủ nên cầm bài vị làm lễ và sau khi lễ đã làm xong, các thành viên trong gia đình đi sau sẽ mang theo vật dụng, tài sản đã được chuẩn bị sẵn.
Gia chủ nên chọn ngày đẹp và ngủ lại nhà mới một đêm nếu chưa chính thức dọn đến ở.
Thành viên tham gia làm lễ dọn nhà không nên chọn những người tuổi dần và phụ nữ đang mang thai. Nếu thực sự cần thiết, gia chủ nên sắm một cây chổi mới để người phụ nữ quét dọn nhà mới một lượt sau đó mới tiếp tục công việc khác.
Luôn giữ tinh thần vui tươi, thoải mái và phấn khởi, tránh to tiếng cãi vã nhau trong khi thực hiện lễ cúng.
Gia chủ nên lưu ý không hướng hay đặt bàn thờ ra giữa cửa đi lại, những nơi không đảm bảo sự sạch sẽ, vệ sinh trong gia đình.
Tuyệt đối không làm lễ cúng về nhà mới vào ban đêm.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Làm Mâm Cơm Cỗ Cúng Giỗ Đầy Đủ Và Đơn Giản, Đẹp Mắt trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!