Đề Xuất 6/2023 # Cách Nấu 4 Loại Xôi Chè Đơn Giản Và Dễ Làm Dâng Mâm Cúng Ngày Mùng Một ~ Ẩm Thực Thông Thái # Top 11 Like | Herodota.com

Đề Xuất 6/2023 # Cách Nấu 4 Loại Xôi Chè Đơn Giản Và Dễ Làm Dâng Mâm Cúng Ngày Mùng Một ~ Ẩm Thực Thông Thái # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Nấu 4 Loại Xôi Chè Đơn Giản Và Dễ Làm Dâng Mâm Cúng Ngày Mùng Một ~ Ẩm Thực Thông Thái mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Xôi chè là một món kết hợp vừa xôi vừa chè dân dã, không cần tốn quá nhiều thời gian cho món này. Các mẹ có thể dư sức nấu xong món này và lo các món khác dâng mâm cúng thần linh. Quan trọng trong cách nấu xôi chè này bạn phải tạo ra độ đặc dẻo vừa đúng cho món, vị dẻo dai của gạo nếp lại có chút ít bùi bùi của đậu xanh hòa quyện vào nhau tạo nên món xôi chè vô cùng hấp dẫn và đẹp mắt.

1. Xôi chè dân dã

Nguyên liệu:

300g Gạo nếp

170g Đậu xanh không vỏ

1 muỗng canh Dầu ăn

1g Muối

2 muỗng canh Bột năng

100g Đường trắng

Cách làm:

Gạo nếp vo sạch sẽ rồi ngâm nước qua đêm cho gạo nở mềm, đỗ xanh vo sạch rồi ngâm nước 2-4 tiếng sau đó đổ ra cho ráo nước. Bạn lấy 1/3 số lượng đỗ xanh đã hấp chín để riêng ra đĩa, 2/3 số lượng đỗ còn lại cho vào cối giã nhuyễn hoặc cho vào máy xay nhuyễn.

Bạn lấy 1/2 số lượng đỗ vừa xay cho vào gạo nếp và trộn đều rồi cho vào xửng hấp tới khi gạo nếp chín mềm, đổ xôi ra mâm rồi cho nốt phần đậu xanh xay nhuyễn vào, dùng tay xoa đều cho các hạt xôi tơi ra và xôi được bám đều 1 lớp đỗ xanh bên ngoài, vậy là xong phần xôi.

Cho lượng nước vừa đủ vào nồi, thêm đường rồi khuấy tan, bật bếp nấu cho sôi, trong lúc chờ nước chè sôi, bạn cho bột năng vào 1 cái bát rồi thêm chút nước khuấy đều nước bột năng.

Nấu cho chè sôi, nước chè trở nên trong vắt mới cho đậu xanh hấp chín nguyên hạt để riêng khi nãy vào, khuấy đều là tắt bếp, vậy là xong phần chè. Khi ăn múc chè ra bát sau đó múc xôi đã hấp chín lên trên và thưởng thức.

2. Xôi gấc cốt dừa

Mâm cúng mùng Một mà thiếu xôi gấc là không được rồi, đặc biệt lại còn là xôi gấc cốt dừa nữa chứ. Bên cạnh màu sắc đẹp mắt của xôi gấc cốt dừa thì đây cũng là loại xôi rất ngon với những hạt xôi nở dẻo ngon của nếp, béo thơm của nước cốt dừa khiến món xôi trở nên hoàn hảo hơn.

Nguyên liệu:

2 chén Gạo nếp

150g Gấc

70g Đường trắng

1/4 muỗng cà phê Muối

1 muỗng canh Dầu ăn

1 muỗng canh Rượu trắng

100ml Nước cốt dừa

Cách làm:

Gạo nếp vo sạch ngâm với nước ấm ít nhất 4 tiếng hay qua đêm. Gấc cho vào chén cùng với dầu và rượu dầm nhuyễn, lược qua rây cho mịn. Gạo nếp sau khi ngâm, đổ ra rổ xả qua nước lạnh.

Cho nếp vào xửng hay rổ hấp, trộn gấc đã lược nhuyễn vào cùng muối, mang bao tay trộn đều. Nấu 1 nồi nước sôi, cho xửng nếp vào hấp 10 phút.

Qua 10 phút cho 1/2 nước cốt dừa vào trộn đều và hấp tiếp 5-7 phút. Tiếp tục cho nước dừa còn lại vào trộn đều hấp 5 phút. Cuối cùng cho đường vào xới chung hấp 7-8 phút nữa là tắt bếp.

Xôi gấc cốt dừa cho vào khuôn ấn mạnh, úp ra đĩa. Xôi gấc cốt dừa với những hạt xôi nở dẻo ngon của nếp, béo thơm của nước cốt dừa và đặc biệt là hương và màu gấc đặc trưng khiến món xôi thêm bắt mắt và ngon miệng.

3. Xôi vị

Xôi vị là một loại xôi không chỉ xuất hiện trong những bữa tiệc lễ cúng mà nó còn là một món ăn vặt béo thơm, đặc biệt là ăn không ngán chút nào luôn. Thay vì các loại xôi quen thuộc bạn có thể làm món xôi vị cho ngày cúng mùng Một này, đơn giản lại dễ chế biến, lại có màu tím mướt đẹp mắt khiến cho mâm cúng trở nên hài hòa hơn.

Nguyên liệu:

500g Gạo nếp

40g Lá cẩm

30g Mè trắng

350ml Nước cốt dừa

120g Đường trắng

2 cái Hoa hồi

1/2 muỗng cà phê Bột tai vị

Cách làm:

Lá cẩm rửa sạch, đem nấu với nước lọc, nghiền cho ra ra màu. Hoa hồi giã nát, cho vào túi lọc. Nếp vo sạch, đem ngâm với 700 ml nước lá cẩm, túi lọc hoa hồi trong khoảng 2-3 giờ (có thể thêm nước lọc cho ngập nếp). Sau đó, vớt ra để ráo nước.

Tiếp theo, nấu nồi nước sôi, cho nếp vào xửng, tạo vài lỗ trên nếp để lấy hơi nước từ dưới lên. Đun khoảng 15-20 phút cho nếp chín ráo, không bỡ.

Xới xôi ra chảo, thêm nước cốt dừa, đường trắng và nước lá cẩm, đảo đều trên lửa vừa cho xôi ra nhựa, dẻo đều. Nếu thích mùi thơm thì cho thêm 1/2 muỗng cà phê bột hồi (bột tai vị) vào.

Trải tấm màng bọc thực phẩm, thoa ít dầu, rắc ít mè rang rồi cho xôi vào, ém chặc. Rắc thêm lớp mè lên trên mặt xôi, ém cho mè dính vào xôi. Khi dùng thì cắt thành miếng vừa ăn.

4. Xôi bắp lá dứa

Tiếp theo chính là một loại xôi không những trở thành món xôi chè cúng mà còn là món ăn sáng thú vị. Món xôi bắp lá dứa thơm lừng có hạt bắp dẻo thơm, xôi lá dứa mềm quyện, có thêm chút đậu phộng giòn kèm theo chắc chắn khiến ai cũng thích. Món xôi bắp lá dứa có màu xanh lá cây từ lá dứa bắt mắt cộng với hương lá dứa, mùi bắp thơm nồng quyến rũ, nghe là thấy dễ làm và thèm rồi phải không các mẹ?

Nguyên liệu:

2 trái Bắp nếp

500g Gạo nếp

100g Lá dứa

200g Đậu phộng

2g Muối

200g Đường trắng

Cách làm

Lá dứa rửa sạch, cắt khúc rồi cho vào máy sinh tố xay cùng với nước, lọc lấy nước cốt lá dứa. Gạo nếp vo sạch để ráo, cho vào nước cốt lá dứa ngâm khoảng 2 giờ, để nếp mềm và có màu xanh lá dứa.

Bắp nếp lột vỏ, tách hạt để riêng. Gạo nếp sau khi ngâm xong thì vớt ra rổ để ráo nước rồi trộn với hạt bắp và tí muối.

Cho gạo nếp trộn hạt bắp vào xửng đem hấp chín. Khi hấp xôi khoảng 20 phút thì mở nắp vung, xới xôi đều lên rồi hấp thêm 10 phút nữa là được.

Cho xôi ra đĩa cho đậu phộng rang giã nhuyễn lên trên và thưởng thức thôi.

4 Cách Nấu Xôi Cúng Vừa Đơn Giản Vừa Ngon Cho Mâm Cỗ Thêm Sung Túc ~ Ẩm Thực Thông Thái

4 cách nấu xôi cúng đơn giản và dễ làm sau đây sẽ giúp cho mâm cúng của gia đình bạn thêm sung túc, phong phú hơn đấy.

1. Xôi đậu xanh

Xôi đậu xanh là món xôi cực kì quen thuộc đối với tất cả người dân Việt Nam và là món ăn ưa thích của mọi người. Không chỉ vậy, xôi đậu xanh còn thường dùng trên các mâm cúng trong ngày Tết. Nếp dẻo mềm, đậu xanh bùi bùi, ngọt nhẹ hoà quyện vào nhau tạo nên hương vị ngon khó cưỡng. Cách nấu xôi đậu xanh rất đơn giản nên nâu cúng trong ngày Tết dễ dàng nha.

Nguyên liệu:

500g Gạo nếp

200g Đậu xanh không vỏ

1/2 muỗng Muối

Cách nấu:

Nếp ngâm trong nước để qua đêm. Đậu xanh cũng đem ngâm nước khoảng 3 tiếng là được.

Sau khi đã ngâm xong, bạn đem trộn đều đậu xanh và nếp với nhau cùng một chút muối.

Cho hỗn hợp này vào xửng hấp khoảng 15 phút thì mở nắp ra xới đều xôi lên để tránh tình trạng xôi bị chín dưới đáy nhưng sống trên mặt.

Hấp xôi thêm khoảng 15 phút thì xôi chín hẳn. Cho xôi đậu xanh ra dĩa và thưởng thức ngay khi còn nóng. Xôi ăn cùng với muối đậu phộng.

2. Xôi đậu phộng

Xôi đậu phộng hoà quyện hương vị thơm ngon giữa nếp dẻo và đậu phộng bùi béo, mềm giòn, ăn vào rất ngon và không tạo cảm giác ngán. Xôi đậu phộng cũng là một trong những loại xôi có trên mâm cúng ngày Tết của nhiều gia đình. Với nguyên liệu dễ tìm, cách làm đơn giản, bạn có thể chọn xôi đậu phộng làm món xôi cúng trong mâm cỗ Tết.

Nguyên liệu:

500g Gạo nếp

250g Đậu phộng

1/2 lon Nước cốt dừa

100g Dừa nạo

4 muỗng Đường trắng

2 muỗng Muối

Cách nấu:

Đậu phộng ngâm trong nước để qua đêm cho nở. Nếp cũng ngâm trong nước để qua đêm.

Sau đó cho đậu phộng vào nồi, nấu khoảng 30 phút cho đậu mềm. Trút đậu ra rổ và xả lại nước lạnh cho sạch.

Nếp sau khi ngâm đem vo sạch, trộn đều với đậu phộng và cho vào nồi cơm điện cùng 600ml nước. Bật điện nấu bình thường.

Trộn đềunước cốt dừa, dừa nạo, đường và muối. Khi xôi vừa chín, bạn mở nắp cho hỗn hợp nước cốt dừa vào, trộn đều. Lưu ý, bạn nên rưới đều nước cốt khắp mặt xôi để xôi được thấm đều. Nấu xôi thêm 15 phút và xôi chín xới đều lên, cho ra dĩa chưng cúng.

3. Xôi gấc hạt sen

Xôi gấc hạt sen với màu đỏ tươi tự nhiên của gấc thể hiện sự may mắn trong ngày đầu năm, cùng hạt sen tượng trưng cho nhà Phật là món xôi thích hợp dùng để cúng trong ngày Tết. Cách làm xôi gấc hạt sen khá đơn giản và dễ nên bạn có thể thực hiện để bày tỏ lòng thành kính của mình với các chư thần cũng như ông bà tổ tiên của mình.

Nguyên liệu:

500g Gạo nếp

1 trái Gấc

200g Hạt sen khô

25g Đường trắng

5g Muối

2 muỗng Dầu ăn

15g Mè trắng

Cách nấu:

Gạo nếp vo sạch, ngâm với nước khoảng 5 đến 6 tiếng. Sau đó xả gạo nếp lại với nước sạch và để ráo nước. Hạt sen cũng vo sạch, ngâm với nước ấm trong 1 tiếng và vo lại với nước sạch.

Cho hạt sen vào nồi ninh đến khi chín mềm. Vớt hạt sen ra cho ráo và dùng muỗng nghiền nhỏ hạt sen.

Trộn đều gạo nếp với thịt gấc để tạo màu đỏ và nhặt bỏ hết phần hạt gấc còn dính. Tiếp theo cho hạt sen đã nghiền nhỏ vào gạo nếp và trộn đều.

Nấu nước sôi và cho hỗn hợp gạo nếp vài đồ xôi. Nấu khoảng 30 phút, kiểm tra xem gạo đã nở, dẻo mềm chưa. Nếu chưa thì có thể để thêm 10 phút là được. Xôi chín có thể cho vào khuôn tạo hình cho đẹp và đem chưng cúng cũng được nha.

4. Xôi vò bằng lò vi sóng

Xôi vò cũng khá giống xôi đậu xanh nhưng cách nấu xôi vò lại khá và mùi vị cũng khác hẳn với xôi đậu xanh. Với cách làm xôi vò bằng lò vi sóng này sẽ rất thích hợp nấu cúng trong dịp Tết bận rộn đấy.

Nguyên liệu:

100g Đậu xanh không vỏ

100g Gạo nếp

100ml Nước cốt dừa

50g Đường trắng

1/2 muỗng Muối

1 muỗng Dầu ăn

Cách nấu:

Đậu xanh nhặc bỏ hạt hư, rửa với nước sạch và ngâm khoảng 4 tiếng. Gạo nếp vo sạch, đem ngâm nước qua đêm.

Đậu xanh sau khi ngâm cho vào tô, chế nước sâm sấp, thêm chút muối trộn đều. Dùng màng bọc thực phẩ bọc kín lại rồi cho vào lò vi sóng quay 10 phút ở mức 650 watz. Lấy đậu xanh ra, cho đường vào trộn đều, dùng muỗng tán nhuyễn.

Gạo nếp sau khi ngâm nở cho vào tô, thêm nước cốt dừa, dầu ăn, trộn đều. Dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, cho vào lò vi sóng quay 10 phút ở mức 650 watz. Khi xôi nở, dùng đũa xới đều.

Cho đậu xanh nghiền vào trộn đều với xôi. Lúc này, xôi và đậu xanh sẽ tơi ra nhưng vẫn có độ dẻo dính. Khi cúng, bạn cho xôi vào chén nén chặt, dau đó úp ngược ra dĩa và chưng cúng.

Mách bạn cách nấu xôi cúng ngon

Phần nguyên liệu quan trọng nhất trong xôi chính là gạo nếp, vậy nên chúng ta cần chọn gạo nếp mới, không có mùi ẩm mốc, hạt gạo có màu trắng đục hoàn toàn. Hạt gạo phải căng mẩy đều như vậy mới cho ra xôi dẻo mềm.

Khi cho gạo vào nấu, bạn cần rải đều gạo và tạo 1 hoặc 2 lỗ nhỏ trống để hơi nước được toả đều. Nếu nấu bằng nồi, bạn nên đặt một cái khăn ẩm bên trên để giúp xôi chín đều.

Lượng nước nấu xôi cung rất quan trọng, bạn cần điều chỉnh sao cho nước chỉ bằng 1/3 nồi như vậy xôi sẽ ngon và mềm. Nếu bạn cho quá nhiều nước, xôi sẽ bị nhão ăn không ngon và rất dễ ngán.

Ngoài ra, việc canh lửa nấu xôi cũng quan trọng không kém. Lửa chỉ nên để ở mức vừa, to quá xôi sẽ bị cháy, nhỏ quá xôi lại không chín đều. Bên cạnh đó, cứ 10 phút bạn đảo xôi 1 lần để xôi ráo đều và để kiểm tra xem xôi đã chín chưa, có bị khét không.

Cách Làm Xôi Ngũ Sắc Đẹp Mắt Cho Mâm Cỗ Ngày Rằm ~ Ẩm Thực Thông Thái

Xôi ngũ sắc là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ của dân tộc Tày, Thái,… là đặc sản của người dân Tây Bắc. Xôi nếp dẻo thơm với năm loại màu sắc tươi mới tượng trưng cho ngũ hành, làm nên sự tươi tốt của Thiên-Địa-Nhân. Theo quan niệm, ăn xôi ngũ sắc vào các ngày lễ Tết sẽ đem lại sự may mắn, tốt lành cho cả năm. Hơn nữa, xôi ngũ sắc là cách thể hiện sự đảm đang, khéo léo của người phụ nữa Tây Bắc.

Xôi ngũ sắc không chỉ đẹp mắt mà còn mang đến hương vị thơm ngon. Nhiều người nghĩ rằng để làm được món xôi ngũ sắc này rất khó, tuy nhiên trên thực tế món xôi này cũng không quá khó làm như nhiều người vẫn nghĩ. Công thức đồ xôi ngũ sắc đơn giản với những nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm và bổ dưỡng sau đây sẽ làm mâm cỗ nhà bạn thêm tươm tất đó.

Nguyên liệu

Gạo nếp ngon: 1,5kg

Rượu trắng

Đường trắng

Nước cốt dừa

Nguyên liệu tạo màu

Nghệ vàng tươi

Gấc đỏ

Lá nếp xanh

Lá cẩm tạo màu tím

Cách làm

Sơ chế nguyên liệu tạo màu cho xôi

Nghệ tươi cạo bỏ vỏ, giã nát sau đó cho vào một bát con nước rồi hòa tan để lấy nước tạo màu vàng cho xôi.

Gấc bổ đổi lấy hết hạt để riêng ra bát, sau đó cho 1/2 bát con rượu trắng vào ngâm 30 phút cho gấc phai hết màu ra nước. Tiếp đó bạn đeo găng tay nilon bóp lại cho hạt gấc ra hết màu hoàn toàn rồi bỏ hạt đen đi.

Lá nếp xanh rửa sạch rồi dùng dao thái nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó thêm 400ml nước vào, dùng đũa khuấy đều rồi cho qua ray lọc lấy nước xanh, bỏ bã. Nếu bạn không có ray để lọc thì có thể dùng mảnh vải sạch để chắt lấy nước.

Lá cẩm rửa sạch, thái thành khúc vừa rồi cho vào nồi đun với 400ml nước trong 15 phút cho nước sôi. Sau đó vớt lá cẩm bỏ đi, lấy phần nước để tạo màu tím. Như vậy là bạn đã sơ chế xong nguyên liệu nấu xôi ngũ sắc nhiều màu rồi.

Cách nấu xôi ngũ sắc

Gạo nếp vo sạch rồi chia ra làm 5 phần khác nhau để tạo 5 màu cho xôi ngũ sắc. Mỗi phần gạo ngâm với 400ml nước màu khác nhau, phần gạo cuối cùng ngâm với nước bình thường để tạo màu trắng cho xôi.

Sau khi ngâm gạo được khoảng 1 tiếng thì bạn vớt gạo ra 5 bát khác nhau, mỗi bát bạn thêm thêm một chút nước cốt dừa + 1 thìa đường trắng + 1/2 thìa cà phê muối, sau đó trộn đều cho gạo khi nấu được đậm vị hơn.

Cuối cùng bạn cho nước vào nồi hấp rồi cho từng phần gạo vào hấp. Hấp xôi đến khi nào xôi chín, hạt xôi mềm dẻo đạt yêu cầu là được, tắt bếp. Giờ thì bạn cho xôi ngũ sắc ra các đĩa khác nhau hoặc cho vào khuôn làm thành xôi 5 tầng nhiều màu sắc… Bạn có thể tự sáng tạo trang trí riêng cho món ăn của mình.

Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian bạn cho thể cho cả 5 phần gạo vào hấp chung nhưng phải ngăn cách thành 5 phần khác nhau bằng lá chuối để các màu tránh bị trộn lần với nhau.

Chỉ với vài bước đơn giản như vậy bạn đã hoàn thành xong món xôi ngũ sắc ngon, đẹp mắt cho mâm cỗ ngày Rằm rồi đấy.

Thực Đơn Mâm Chay Đơn Giản – Dễ Làm Cúng Ngày Rằm Tháng Giêng

THỰC ĐƠN MÂM CHAY ĐƠN GIẢN – DỄ LÀM CÚNG NGÀY RẰM THÁNG GIÊNG

1. Món đậu hũ nhồi nấm

Nguyên liệu:

– 5 bìa đậu phụ

– 3 củ năng, 1 quả ớt sừng

– 10 tai nấm hương

– 1 khúc baoro

– hạt nêm chay, muối, nước tương

Cách làm:

– Nấm hương ngâm nở, rửa sạch, củ năng gọt bỏ vỏ, ớt bỏ hột, boaro rửa sạch, thái nhỏ các nguyên liệu trên.

– Cho chút dầu ăn vào chảo, dầu nóng cho 1/2 boaro vào phi thơm, cho củ năng, nấm, nêm 1/2 muỗng cafe muối, 1 muỗng hạt nêm chay, chút bột ngọt, đảo khoảng 2 p, cho ớt và phần boaro còn lại vào, đảo đều, tắt bếp.

– Đậu hũ cắt khoảng 3x5cm. Chiên vàng đều miếng đậu. Khi đậu hũ đã vàng đều, gắp từng miếng ra ngâm vào tô nước đá lạnh. Đợi đậu nguội, vớt đậu ra, rạch bên hông miếng đậu, dùng muỗng nhỏ lấy bớt ruột của miếng đậu ra (lấy nhiều ở phần giữa của miếng đậu để lát ta cột nơ cho dễ) lần lượt làm tất cả những miếng đậu ta có.

– Phần ruột đậu đã lấy ra, bỏ bớt đi 1/4. Phần còn lại ướp 1 thìa cafe hạt nêm, 1 thìa nước tương, nghiền cho phần ruột đậu nhuyễn ra. Trộn đều phần ruột đậu đã nghiền và phần nấm đã xào

– Bông hẹ trụng qua nước sôi cho mềm để dễ cột.

– Cho những miếng đậu đã được tạo hình vào lại chảo dầu chiên cho phần vỏ đậu giòn trở lại.– Đậu đã được chiên giòn, dọn cùng chén nước tương có vài lát ớt

2. Gỏi chay nấm tuyết

Nguyên liệu:

– Đậu hũ tươi: 1 miếng

– Nấm tuyết: 250gam

– Cà rốt: 1 củ

– Chanh, ớt, một ít cần tây

– Lạc rang: 2 muỗng canh (đem dã giập)

– Gia vị chay: Muối, đường, dấm, tiêu, hạt nêm

Cách làm

– Sơ chế nguyên liệu: Cà rốt cắt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt thành sợi mỏng. Rau cần tây thái nhỏ để riêng. Nấm tuyết ngâm cho nở, xé sợi, trần qua nước sôi, để ráo. Đậu hũ cắt lát mỏng chiên vàng màu mơ.

Chuẩn bị 1 tô lớn cho 2 muỗng canh dấm, 1,5 muỗng đường, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng canh nước cốt chanh, vài hạt muối, ½ chén nước lọc, khuấy cho tan. Sau đó, cho cà rốt, nấm tuyết vào ngâm khoảng 10 phút cho thấm.

Rau củ sau khi ngâm dấm đường, vớt ra, vắt ráo rồi cho vào tô trộn với nước trộn gỏi, nước sốt đun cho sánh rồi đổ ra bát

– Làm nước sốt trộn  gỏi: Cho lần lượt các gia vị: 2 muỗng canh đường + 1 muỗng canh nước tương + 1/2 chén nước lạnh + 1/2 muỗng cà phê hạt nêm trộn đều tất cả. Cho lên bếp đun lửa nhỏ cho đến khi thấy sanh sánh như mật ong thì cho ra, để nguội.

Cho nấm tuyết, cà rốt, đậu hũ chiên, ớt đỏ, một ít rau cần tây thái nhỏ vào một tô lớn, cho nước sốt trộn gỏi vào trộn đều.

– Trình bày gỏi ra dĩa, rắc lạc rang và rau cần tây lên.

3. Món rau cải chip xào nấm đông cô – Màu Xanh

Một đĩa rau cải chip xào nấm đông cô không chỉ mang đến màu sắc xanh tươi mát mắt cho mâm cỗ chay của bạn, cũng như giúp mâm cỗ cân bằng, hài hòa hơn về hương vị mà sắc xanh của đĩa rau cải xào nấm này còn tượng trưng cho sự tươi tốt trong năm mới, mang ý nghĩa cầu chúc cho gia đình bạn một năm mới luôn dồi dào lộc lá.

– Nguyên liệu: Rau cải chíp, nấm đông cô, dầu mè, gia vị chay

– Cách làm món rau cải chíp xào nấm: Sơ chế rau cải chíp, nấm đông cô sơ chế, rửa sạch, để ráo nước. Cho rau cải chíp vào trần qua nước sôi rồi ngâm vào nước đá cho rau giòn và xanh. Sau đó, cho rau cải vào xào nhanh với dầu mè rồi cho nấm đông cô vào xào cùng, nêm gia vị chay rồi cho ra đĩa.

4. Món nem rán – Màu vàng Nâu

Nếu như món rau cải chip xào có màu xanh tượng trưng cho hành Mộc thì món nem rán với màu vàng nâu đặc trưng chính là món chay tượng trưng cho hành Thổ. Sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu rau củ quả làm nem chay cùng với nước chấm nem chua ngọt ngụ ý mong cầu cho một năm nhiều màu sắc, sôi động, rực rỡ sẽ đến với gia đình bạn.

Nguyên liệu:

– 1 khay nấm các loại (nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm mỡ…)

– Giá đỗ: 100gr

- Nấm hương khô: 50gr

– Bánh đa nem

– Muối, gia vị, chanh, mắm chay, dầu ăn…

Cách làm:

Bước 1: Các loại nấm bỏ chân, rửa sạch.

Bước 2: Nấm đùi gà xắt sợi nhỏ.

Bước 3: Nấm hương xắt nhuyễn.

Bước 4: Đặt nồi nước sôi, thêm chút muối và trần qua nấm kim châm, nấm đùi gà xắt sợi. Sau đó vắt cho ráo nước.

Bước 5: Trộn chung các loại nấm, giá và 1 thìa muối với nhau.

Bước 6: Cuốn to hay nhỏ tùy sở thích.

Bước 7: Cho dầu ăn vào chảo, để nóng già rồi cho nem vào rán.

Bước 8: Pha nước chấm nem: 2 thìa canh nước lọc, 1 thìa mắm chay, 1 thìa đường, 1 thìa nước cốt chanh. Nên ăn lúc nem còn nóng.

5. Canh chay nấm đậu phụ – Màu trắng

Nguyên liệu:

– 250g đậu phụ non

– 125g nấm sò

– Gừng và riềng mỗi thứ một mẩu khoảng 2cm

– 1 củ hành tây nhỏ, 1 củ cà rốt cỡ vừa, 1 củ sả

– 2 lá chanh, 2 – 3 quả ớt khô nhỏ

– 1 nắm lá húng quế, 1 nắm rau mùi

– Dầu ăn, tương đậu nành (soy sauce)

– 1 – 2 lá gừng (tùy thích)

– Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, đường, tiêu, nước tương, dầu ăn thực vật

Cách làm:

– Sơ chế nguyên liệu: Gừng riềng cạo vỏ, cho vào cối giã nát. Nếu riềng già bạn có thể xay nhuyễn

Hành tây nhặt sạch, bổ làm 6. Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn. Sả bỏ phần cọng dưới, phần phía trên xẻ làm đôi theo chiều dọc. Nấm rửa sạch, để ráo, cắt miếng vừa ăn. Cho cà rốt, hành tây, nấm vào nồi. Thêm gừng, riềng, ớt, lá chanh cùng chút muối.

– Đổ nước xâm xấp, đun sôi với lửa vừa. Khi nồi canh sôi bạn bớt xuống lửa nhỏ, đậy vung đun thêm 10 phút nữa để các loại rau củ chín mềm. Sau đó thêm đậu vào cùng nước tương và chút hạt tiêu, nêm nếm cho vừa miệng rồi đun thêm 2 – 3 phút để đậu thấm gia vị. Cuối cùng thêm rau mùi và húng quế xắt nhỏ, đảo đều, đun sôi bùng rồi tắt bếp, múc canh ra bát dùng nóng.

6. Món xôi gấc –  Màu đỏ

Theo quan niệm của người Việt, màu Đỏ – màu sắc chủ đạo của hành Hỏa theo quan niệm ngũ hành trong phong thủy tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, cũng như sự hạnh phúc, viên mãn. Chính vì vậy, một đĩa xôi gấc đỏ trong mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Giêng sẽ là món ăn mang đến cho gia đình bạn sự may mắn trong những ngày đầu năm.

– Nguyên liệu nấu xôi gấc: Gạo nếp ngon, gấc chín, muối, rượu trắng

– Cách nấu xôi gấc: Gạo nếp vo sạch, ngâm từ 6 – 8 tiếng, rồi để ráo. Gấc chín bổ đôi lấy ruột gấc bóp với rượu trắng rồi trộn với gạo, xóc gạo với 1 thìa cà phê muối rồi cho vào chõ đồ chín. Sau khi xôi chín, để xôi nguội bớt một chút rồi đơm ra đĩa.

7. Chè trôi nước khoai lang tím

Trong mâm cỗ chay của người Việt ngày rằm tháng Giêng không thể thiếu được bát chè trôi nước. Bởi vì theo quan niệm của người Việt, việc cúng và ăn chè trôi nước ngày rằm đầu tiên của năm sẽ giúp mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy…

Nguyên liệu:

– 2 – 3 củ khoai lang tím; 200g bột gạo nếp; 1/4 bát nhỏ đường nâu; 1 nhánh gừng; vừng rang thơm; Đỗ xanh: 200g

Cách làm:

– Khoai lang tím rửa sạch, hấp hoặc luộc chín, tán nhuyễn. Sau đó trộn khoai lang và bột gạo nếp vào với nhau, vì khoai lang đã ngọt bạn không cần thêm đường, từ từ đổ nước ấm tầm 60 độ C vào. Vừa đổ nước vừa dùng tay nhồi đến khi khoai mịn dẻo, đậy kín ủ khoảng 30 phút để bột nở, tùy theo độ hút nước khác nhau của mỗi loại bột mà bạn điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.

– Đỗ xanh đãi qua nhiều lần nước cho sạch, hấp chín đỗ, dùng muôi cán mịn hay dùng máy xay, xay đỗ thật mịn với đường cát trắng tùy theo độ ngọt bạn thích.

– Chia bột nếp thành từng phần bằng nhau và viên tròn.

– Đỗ xanh cũng viên tròn nhưng viên nhỏ bằng ½ viên bột nếp.

– Ấn dẹt phần bột ra lòng bàn tay, đặt nhân đỗ xanh vào giữa viên tròn lại. Lần lượt làm như vậy cho đến hết phần nguyên liệu.

– Đun 1 nồi nước sôi, khi nước sôi thả từng viên chè trôi vào đun sôi đến khi viên chè trôi nổi lên, vớt ra bát.

– Ở 1 nồi khác bạn pha khoảng 2-3 bát con nước cùng đường nâu và vài lát gừng cắt mỏng đun sôi rồi thả chè trôi vào đun khoảng 3-4 phút cho phần nước ngấm vào từng viên chè.

– Tắt bếp chút chè ra bát thêm ít vừng rang thơm lên trên.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Nấu 4 Loại Xôi Chè Đơn Giản Và Dễ Làm Dâng Mâm Cúng Ngày Mùng Một ~ Ẩm Thực Thông Thái trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!