Cập nhật nội dung chi tiết về Chấn Chỉnh Biến Tướng Hoạt Động Dâng Sao, Giải Hạn mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chấn chỉnh biến tướng hoạt động dâng sao, giải hạn
Đi lễ đầu xuân từ lâu đã trở thành nét văn hóa tâm linh trong đời sống của người dân. Tuy nhiên hiện nay nhiều người dân chưa có sự phân biệt rõ đâu là hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng chính thống, đâu là hành vi theo mê tín dị đoan, từ đó thực hành tâm linh sai lệch hùa theo “đám đông”, trong đó có việc “đua nhau” dâng sao giải hạn.
Nhân dân lễ đầu năm tại Chùa Phổ Minh, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định).
Theo quan niệm dân gian, trên trời có 24 ngôi sao do 24 vị thần chủ có ảnh hưởng đến số phận con người, trong đó 9 ngôi sao sáng nhất (Cửu Diệu) sẽ luân phiên chiếu mệnh mỗi năm. Đó là các sao La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hán, Kế Đô, Thái Âm, Mộc Đức. Các sao này có sao tốt và sao xấu, phối trí theo các phương, sắp xếp theo 12 chi và ngũ hành. Năm nào bị sao xấu chiếu mệnh, con người sẽ gặp phải chuyện không may, tai nạn, ốm đau, bệnh tật… Bởi vậy, “đến hẹn lại lên”, dịp cuối năm nhiều người thường tìm đến các thầy bói để tính sao, đoán hạn, tìm cách giải vận hạn sao chiếu mệnh trong năm mới. Gia đình bà T.T.L, xã Mỹ Phúc (Mỹ Lộc) hiện có 3 người, trong đó sang năm Canh Tý (2020) cả chồng và con trai bà đều có sao Thái Bạch chiếu mệnh (được quan niệm là sao hao tài tốn của), bản thân bà L bị chiếu bởi sao Thủy Diệu (theo quan niệm là sao gây đổ máu) nên bà L đã đăng ký làm lễ dâng sao, giải hạn tại một ngôi chùa làng. Còn trường hợp chị H.T.L (thành phố Nam Định) do công việc kinh doanh buôn bán nên chị luôn tin tưởng quan niệm “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Mỗi dịp đầu xuân chị đều dành số tiền từ 4-5 triệu đồng để làm lễ dâng sao giải hạn cho gia đình tại nhà và chùa. Thượng tọa Thích Giác Vũ, Chánh thư ký Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nam Định cho biết: “Trong giáo lý nhà Phật không có việc cúng sao giải hạn. Cầu an và dâng sao giải hạn là hai hình thức có tính chất hoàn toàn khác nhau. Lễ cầu an là nghi lễ thuộc về Phật giáo nhằm hướng các phật tử đến điều an lành, sống theo lời Phật dạy. Còn dâng sao giải hạn theo quan niệm thực dụng là dâng lễ vật để tai qua nạn khỏi. Quan điểm nhà Phật thì con người là chủ nhân quyết định vận mệnh của mình, không một ai hay thế lực nào có thể cứu ta và giải thoát cho ta. Sống thiện thì mới có thể biến họa thành phúc…”.
Để chấn chỉnh tình trạng biến tướng cúng sao, giải hạn do các nhà chùa chủ trì tổ chức nở rộ những năm qua đã được các cơ quan truyền thông phản ánh, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa ban hành Công văn số 016/CV-HĐTS, ngày 6-1-2020 hướng dẫn các chùa tổ chức nghi lễ nguyện cầu bình an trong dịp Tết cổ truyền Xuân Canh Tý. Theo đó, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu các chùa, cơ sở tự viện, tăng ni khi tổ chức thực hành các nghi lễ cầu quốc thái dân an phải bảo đảm trang nghiêm, tiết kiệm, tránh yếu tố mê tín dị đoan, không đốt vàng mã, tránh những nội dung nghi lễ không đúng với chính pháp của Phật giáo dễ bị xã hội hiểu lầm là lệch chuẩn tâm linh. Ban Thường trực Hội đồng Trị sự yêu cầu các chùa, cơ sở tự viện, tăng ni khi thực hành các nghi lễ cầu quốc thái dân an không dùng các thuật ngữ như: “giải hạn”, “dâng sao giải hạn”, “cắt giải oan gia trái chủ”… mà phải nêu bật ý nghĩa, sự vận hành luật nhân quả của Phật giáo, tạo phúc đức bằng việc tránh ác, làm thiện, làm nhiều việc tốt. Văn phòng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh đã triển khai tinh thần của công văn đến Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo các huyện, thành phố. Các vị trụ trì các chùa trên địa bàn tỉnh đều phổ biến nội dung của công văn đến các phật tử thông qua các buổi thuyết pháp. Nhiều chùa trên địa bàn tỉnh là điểm sáng trong việc thực hiện tuyên truyền tới nhân dân, tiêu biểu như Chùa Vọng Cung, Chùa Cả, Chùa Ỏn (thành phố Nam Định), Chùa Cổ Lễ (Trực Ninh), Chùa Bảo Hoa (Giao Thủy), Chùa Phúc Sơn (Hải Hậu), Chùa Đống Trúc (Ý Yên)… Chùa Vọng Cung là một trong những ngôi chùa có truyền thống nhiều năm liền thực hiện tốt việc tuyên truyền cho phật tử về việc không dâng sao, giải hạn, không đốt vàng mã. Theo đó, từ mồng 4 đến mồng 10 tháng Giêng tại Chùa Vọng Cung chỉ tổ chức đọc kinh Dược Sư và Phổ Môn trong lễ cầu an. Trong các buổi thuyết giảng vào ngày rằm và 30 âm lịch hàng tháng, trụ trì chùa đều nhắc nhở phật tử thực hiện đúng giáo lý nhà Phật. Hiện nay, những phật tử được quy y ở Chùa Vọng Cung khi đến lễ chùa chỉ mang hương và dâng hoa thành tâm kính Phật.
Thực hiện Quyết định số 17/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các quy định pháp luật về nếp sống văn minh trong lễ hội; tăng cường cung cấp thông tin cho người dân về ý nghĩa, mục đích của việc thực hành tín ngưỡng tâm linh… Nhiều địa phương, đơn vị đã ban hành văn bản chỉ đạo và xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, trong đó có thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. UBND huyện Giao Thủy đã thành lập đoàn kiểm tra thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, mừng thọ và lễ hội ở cả 22 xã, thị trấn vào dịp đầu xuân mới. Nhờ đó các hình thức mê tín dị đoan, trong đó có hiện tượng cúng sao, giải hạn tại các cơ sở thờ tự tôn giáo trên địa bàn huyện giảm đáng kể. Huyện Hải Hậu có văn bản hướng dẫn, yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị ký cam kết gương mẫu đi đầu và hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt các quy định, quy chế nếp sống văn hóa. Những gia đình không thực hiện đúng quy chế được thông báo trên hệ thống đài truyền thanh xã. Nhờ đó đến nay, việc đăng ký làm lễ cúng sao, giải hạn tốn kém ở các gia đình và nhà chùa được hạn chế.
Bài và ảnh: Viết Dư
Dâng Sớ Cầu An &Amp; Cúng Sao Giải Hạn
Trong đời sống này, dù đông hay tây, Việt Tàu Phi Ấn, Anh Pháp Mỹ Nga, hễ là người ta, không hề phân biệt, dù nam hay nữ, biết chữ hoặc không, tông môn giáo phái, tín đồ tu sĩ, bác sĩ luật sư, xuất xứ ngành nghề, trẻ già bé lớn, thường dân quan chức, học thức ít nhiều, không điều riêng tư, da trắng da đen, da vàng da đỏ, không bỏ một ai, thảy đều thường gặp: những chuyện may rũi, chuyện được chuyện mất, chuyện hên chuyện xui, chuyện vui chuyện buồn, luôn luôn thay đổi, trong mỗi phút giây, lúc được tán thán, khi bị phỉ báng, nhiều khi chán ngán, cái cảnh tình đời, lúc được lên voi, khi bị xuống chó, không ai thèm ngó, vợ bỏ con chê, lúc được lên hương, khi bị lọt mương, hết đường chạy chọt, lúc được hiển vinh, khi bị tủi nhục, ở tù rục xương, lúc được sung sướng, khi bị khổ đau, không sao kể xiết.
Những lúc vui sướng, cuộc đời lên hương, chỉ biết thụ hưởng, phủ phê hỉ hả, không nhớ gì cả. Nhưng khi quá khổ, chịu đựng không thấu, tranh đấu đảo điên, khổ nạn liên miên, bấy giờ mới nhớ, đến chuyện cầu nguyện,khấn vái thần linh, van xin bồ tát, khẩn cầu thượng đế, ban cho phép lành, dành cho phép lạ, hy vọng cầu may, đổi thay vận mệnh.
Bởi vậy cho nên, mỗi dịp đầu năm, sau tết nguyên đán, mùng tám tháng giêng, người ta thường hay, chạy ngay vào chùa, nhân mùa thượng ngươn, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn,cầu cho nạn khỏi, cầu cho tai qua, cầu cho toàn gia, bình an vô sự, kể từ đầu năm, chí những cuối năm. Sẵn dịp trăng rằm, cầu luôn đủ thứ: nào được buôn may, gặp hên bán đắt, một vốn bốn lời, nhất bổn vạn lợi, không đợi kiếp sau, kiếp này trúng số, con cháu đỗ đạt, tiền bạc như nước, sắm xe tậu nhà, tha hồ sung sướng. Các chuyện cầu nguyện, van xin cầu khẩn, khấn vái như vậy, có thực hay không, có được gì không?
Người thì nói có, hễ cầu thì được, linh ứng vô cùng, nên tin là có, mất mát gì đâu. Kẻ lại nói không, trông chi chuyện đó, nằm mơ thì có, mở mắt tay không, không vẫn hoàn không, uổng công dâng sớ, mất tiền cúng sao, mau mau tỉnh thức! Tại sao như vậy? Bởi vì, thử hỏi: Sớ kia ai đọc? đọc cho ai nghe? chấp nhận hay không? thực không ai biết! Sao nọ ở đâu? ảnh hưởng thế nào? thực không ai biết! Hãy nhân dịp này, chúng ta cùng nhau, xét thử xem sao, cái chuyện đầu năm, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn,có đúng chánh pháp, có ích lợi gì, thực tế hay không?
Thực ra nếu như, người ta tu nhân, tích phước nhiều đời, từ trước đến nay, thì được gặp may, không cần cầu nguyện, chẳng cần van vái, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn. Những người đạo khác, đâu có bận tâm, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn, nhưng họ có phước, họ vẫn gặp may, tiêu tai khỏi nạn, tam tai đại hạn, chẳng nghĩa lý gì, chẳng cần cúng sao, Hãy thử suy nghĩ: Tại sao như vậy?
Bởi theo thông lệ, từ xưa tới nay, nhiều người thường hay, vào chùa đầu năm, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn, nhưng mà tai nạn, vẫn tới ào ào, làm sao giải thích?Theo đúng chánh pháp, chúng ta phát tâm, giúp đời giúp người, gặp chuyện khó khăn, khốn khó khổ đau, cùng nhau tu tập, hạnh nguyện bố thí, tài thí pháp thí, cùng vô úy thí, cứu nhân độ thế, giúp đỡ tiền của, giúp công giúp sức, giúp lời chỉ dẫn, khuyên lơn an ủi, cho người bớt lo, cho đời bớt khổ, bớt cơn sợ hãi, thấy đâu là phải, việc đúng thì làm, đúng với chánh đạo. Làm được như vậy, chúng ta được phước, dù không mong cầu, chắc chắn không nghi. Khi tích được phước, dù ít hay nhiều, phước báo lai đáo, nghiệp báo tiêu trừ, chúng ta gặp may, tai qua nạn khỏi, gặp thầy gặp thuốc, tưởng như phép lạ.
Thử xét thí dụ:trên chuyến phi cơ, xe hơi xe lửa, xe đò tàu thủy, chỉ khi gặp nạn, mới biết người nào, có phước bao nhiêu. Người nào phước nhiều, thoát nạn hiểm nguy, đường tơ kẻ tóc, một cách lạ lùng, hoàn toàn an ổn, người đời cho là: phép lạ hiển linh, thần linh cứu độ, người đó số hên, cho nên mạng lớn. Người nào kém phước, cũng được người cứu, chậm hơn một chút, xây xát ít nhiều, người đời cho là: người đó cũng hên, nên còn cứu kịp. Người nào vô phước, rước họa vào thân, các kẻ ác nhân, làm việc thất đức, không chịu tích phước, chẳng chịu tu nhân, thân không giữ được, người đời cho là: tới số mạng vong, không ai cứu nổi!
Lúc gặp hiểm nguy, người cầu Đức Mẹ, kẻ khấn Quán Âm, lâm râm cầu nguyện. Nếu như cả hai, cùng được thoát hiểm, vị nào cứu họ? Còn nếu cả hai, đều bị thảm tai, chúng ta thử hỏi: Hai ngài ở đâu, chẳng nghe kêu cứu? Bác ái từ bi, sao nghe chẳng cứu? Thực ra đó là: chẳng có vị nào, cứu hay không cứu, các người gặp nạn. Chúng ta nên biết, sự thực chính là: chỉ có phước báu,do ở thiện tâm, cứu giúp con người, khi gặp tai biến, dù ở nơi đâu, trên đất trên không, trên sông trên biển. Còn phước thì sống, hết phước mạng vong, đừng mong cầu khẩn, hãy mau giác ngộ.
Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:Chỉ có phước báo, mới có thể làm, giảm thiểu nghiệp báo. Phước báo là do, việc làm phước thiện, chính mình tạo ra, chứ không phải do, thượng đế ban cho, hay do cầu nguyện. Nếu cầu nguyện được, tại sao nhiều người, cùng cầu cùng nguyện, kẻ chết người sống? kẻ qua người vướng?
Chúng ta nên biết, sự thực chính là: người nào tích phước, từ trước đến nay, không cần cầu nguyện, cuộc đời cũng an,ít gặp nguy nan, ít có sóng gió, ít có trắc trở, đở bớt phiền muộn, tai qua nạn khỏi, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không, chuyện khó hoá dễ. Khi tích phước đức, dù ít hay nhiều, đều được hưởng phước, rước được điều may, không hay thất bại, tại thế an vui, tai qua nạn khỏi, gặp thầy gặp thuốc, không chuốc ưu phiền, người hiền thường gặp, bệnh tật tiêu trừ, tưởng như phép lạ. Còn như cầu nguyện, mà không tích phước, thì cũng như không, chẳng nên trông mong, phép lạ xảy đến! Nghiệp báo cũng do, chính mình tạo ra, chứ không phải do, thượng đế thần linh, hay bất cứ ai, xúi bảo mình làm.
Chính do tâm tham, xui khiến người ta, nổi lên tâm ma, cầu xin tiền tài, giàu sang sung sướng, một chút phẩm vật, nhỏ nhoi chút xíu, dâng cúng cho chùa, nhà thờ đền miếu, cầu xin bạc triệu, liệu còn chưa đủ, ngủ nghỉ ăn uống, muốn danh muốn lợi, tài sắc phù du, muốn tu nên bỏ. Chính do tâm sân, xui khiến người ta, nổi lên tâm ma, cầu xin thắng kiện, tàn hại kẻ thù, triệt hạ đối thủ, người họ không ưa, vui mừng khi thấy, kẻ thù thê thảm, sống trong khổ nhục, chết cũng không xong, họ mới hài lòng.Chính do tâm si, xui khiến người ta, nổi lên tâm ma, cầu nguyện vãng sanh, tây phương cực lạc, mà không cần tu, không gìn giữ giới, ngay trong hiện đời, đợi lúc hấp hối, nói với người nhà, rước nhiều ông bà, đến nhà hộ niệm, chỉ niệm mười tiếng, liền khiến được lên, cảnh giới Di Đà: thiệt là vô minh!
Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy,thí dụ như sau: Nếu một người nào, phải bị trừng phạt, nuốt một nắm muối, thì sẽ đau khổ, biết là dường nào. Nếu bỏ nắm muối, vào một tô nước, rồi mới phải uống, thì sẽ dễ chịu, hơn một chút xíu. Nếu bỏ nắm muối, vào một lu nước, rồi mới phải uống, thì sẽ dễ chịu, nhiều hơn chút nữa. Nếu bỏ nắm muối, vào một hồ nước, rồi mới uống vào, thì dễ như không, không còn lớn chuyện.
Nắm muối tượng trưng, cho các nghiệp nhân, bất thiện chẳng lành, con người đã tạo, từ trước đến nay, bây giờ phải lãnh, nghiệp quả nghiệp báo, nói chung đó là: quả báo khổ đau, không sao tránh khỏi.
Chỉ có phước báo, ít hay là nhiều, tượng trưng tô nước, lu nước hồ nước, mới có thể giúp, con người vượt qua, sóng gió ba đào, nạn tai đau khổ, như vậy mà thôi. Đó mới thực là: chí công vô tư. Mình làm mình hưởng.Mình làm mình chịu.
Con người nên lo, dừng nghiệp chuyển nghiệp, tự mình suy xét, chính bản thân mình, đừng nhìn người khác, tu sửa ba nghiệp: thân khẩu và ý, đừng làm bậy bạ, đừng nói tốt xấu, đừng nghĩ vẫn vơ, ngay từ bây giờ, đừng đợi đến khi, nghiệp báo xảy ra, dù có rên la, không còn kịp nữa, nghiệp báo vay trả, chẳng ai thoát cả, van xin cầu khẩn, thì cũng muộn màng! Cầu nguyện van xin, dù tin hay không, thực sự chẳng giúp, chẳng ích gì đâu. Hãy thử suy nghĩ: Tại sao như vậy?
Bởi vì các vị, giáo chủ giáo phẩm, giáo quyền cao cấp, giáo hội trung ương, giáo sĩ địa phương, một khi tai ương, đến lúc xảy ra, là ai cũng vậy, cũng phải trả nghiệp, đã tạo trước kia, nhiều đời nhiều kiếp, hoặc trong kiếp này, cũng bị nguyền rủa, vu khống cáo gian, xử án khổ nạn, bắt bớ giam cầm, ám sát giết hại, dù là người thân, cũng không thay được.
Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:Dù cho lên non, xuống biển vào hang, nghiệp báo đã mang, vẫn theo con người, như hình với bóng, không ai có thể, tránh được thoát được.
Tóm lạixưa nay, cuộc đời đổi thay, vui buồn sướng khổ, cũng tại con người, tạo phước cũng có, tạo nghiệp cũng có, tạo phước hưởng phước, hưởng phước báo lành, tạo nhân lãnh quả, nhân thiện quả hiền, nghiệp ác quả dữ. Đúng luật nhân quả, áp dụng ba đời: quá khứ hiện tại, và cả vị lai, chẳng hề sai chạy, chẳng vị nể ai, bất cứ người nào, dù tin hay không, nếu đã gieo nhân, cũng đều gặt quả. Trong sách có câu, cổ nhân thường dạy: Lưới trời tuy thưa, mà chưa ai thoát. Chữ “trời” có nghĩa: nghiệp báo đã mang, đến giờ phải trả, chưa ai thoát được.
Thượng đế thần linh, ơn trên thiêng liêng, chí công vô tư, không bao giờ làm, theo lời cầu nguyện, van xin khấn vái, của những con người, chẳng tích phước đức, lại gây ác nhân, thất đức vô cùng. Chẳng hạn như là: nay đâm bị thóc, mai thọc bị gạo, vu khống cáo gian, khai man lý lịch, lợi dụng pháp luật, xúi người kiện tụng, lợi dụng thần thánh, kiếm tiền bất chánh, giựt hụi quịt nợ, sang đoạt tài sản, chiếm hữu tác quyền, làm tiền trắng trợn, hung tợn hiếp người, bần cùng cô thế, bất kể khổ đau, của bao người khác.
Ngày xưa chư Tổ, có lòng dạy dỗ, con người phát tâm, làm lành lánh dữ, tạo nên phương tiện, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn. Mục đích khuyến dụ, mọi người về chùa, cúng kiến lễ lạy, mong cầu an tâm, gia đạo hòa bình, tánh tình hướng thiện, rồi nhân dịp đó, truyền bá chánh pháp, thuyết giảng giáo lý, chỉ bát chánh đạo, đó là:chánh kiến, và chánh tư duy, chánh ngữ chánh nghiệp, cùng là chánh mạng, và chánh tinh tấn, chánh niệm chánh định, giảng luật nhân quả, giải lý vô thường, phước đức công đức, phước báo quả báo, đọc tụng kinh điển, chí tâm tu tập, dạy các pháp môn, niệm Phật ngồi thiền, hiền lành tạo phước, việc thiện làm trước, từ khước ác nhân, tu tâm dưỡng tánh, giúp đỡ con người, giác ngộ chân lý, thấy được sự thực, giải thoát khổ đau, xây dựng cuộc sống, an lạc hạnh phúc.
Ngày nay chúng ta, tâm Phật tâm ma, lẫn lộn khó phân, cho nên tạm dùng, phương tiện thiện xảo, cúng sao giải hạn, dâng sớ cầu an, khi còn hoang mang, tâm thường bất an, gian nan khốn khổ, không chỗ nương tựa, vì chưa hiểu đạo, chẳng biết làm sao, thực hành thế nào, cho đúng chánh pháp.
Giờ đây thấu hiểu, rõ ràng không nghi, đâu là chánh pháp, chúng ta phát nguyện: dừng nghiệp chuyển nghiệp, quày đầu hướng thiện, quyết tâm trì chí, ý hướng tu hành, tu tâm dưỡng tánh, tránh làm điều ác, chỉ làm điều thiện, giữ tâm thanh tịnh, tích cực chuyển hóa, cuộc sống tâm linh, của bản thân mình, ngày được tốt hơn, tâm được an hơn, cuộc sống tốt hơn, an lạc hạnh phúc. Như vậy thực tế, những người xung quanh, cùng chung phúc lạc, cho đến một ngày, ngộ được chánh đạo, đạt được đỉnh cao: niết bàn giải thoát.
Cách Làm Lễ Cúng Sao Giải Hạn Hướng Dẫn Làm Lễ Dâng Sao Giải Hạn
Cách làm lễ cúng sao giải hạn Hướng dẫn làm lễ dâng sao giải hạn
Cách làm lễ cúng sao giải hạn
Văn khấn cúng lễ sao giải hạn sao Thái Bạch Văn khấn lễ dâng sao giải hạn rằm Tháng Giêng Bài văn khấn cúng lễ sao giải hạn sao La Hầu Bài văn khấn cúng lễ sao giải hạn sao Kế Đô
1. Sắm lễ cúng sao giải hạn
Lễ vật gồm: Hương, Hoa, Quả (5 loại). Trầu, rượu, nước. Vàng, Tiền (10), Gạo, Muối.
Lễ xong hóa cả tiền, vàng, văn khấn, bài vị.
2. Màu sắc bài vị và cách bố trí nến làm lễ cúng sao giải hạn
Khi gặp sao hạn chiếu, tùy tuổi, nam hay nữ mà Sao khác nhau. Tùy Sao mà cúng vào các ngày khác nhau, bàn đặt và hướng lạy, màu sắc bài vị, nội dung chữ ghi trên bài vị, số nến và sơ đồ cắm khác nhau, nội dung khấn cũng khác nhau.
Cách bố trí nến (đèn cầy) trên bàn cúng theo sơ đồ từng Sao như sau (còn màu sắc là của bài vị):
Số nến trên của từng Sao được gắn khoảng giữa trên bàn lễ, bên trong cùng của bàn lễ là bài vị.
3. Cách viết bài vị cho lễ cúng sao giải hạn
4. Văn cúng sao giải hạn
Dùng khấn cúng giải sao hạn, lá sớ có nội dung tùy theo tên Sao hạn hàng năm mà ghi theo mẫu sau đây, đốt ba cây nhang quỳ lạy rồi đọc.
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế.
Con kính lạy Đức Trung Thiện tinh chúa Bắc cựcTử Vi Tràng Sinh Đại đế.
Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân.
Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân.
Con kính lạy Đức Nhật cung Thái Dương Thiên tử Tinh quân.
Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.
Tín chủ (chúng) con là:………………………..tuổi…………………………………………………………….
Hôm nay là ngày………..tháng………năm………, tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiết lập linh án tại (địa chỉ)……………………… Để làm lễ giải hạn sao………………….. chiếu mệnh, và hạn………………………..
Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc,lộc, thọ cho con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.
Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Tấp Nập Dâng Sao, Giải Hạn Đầu Năm
Cô gái sinh năm 1988 lần theo danh sách được chùa Phúc Khánh, Hà Nội dán trên cây cột thì thấy sao La Hầu chiếu mạng. Cô băn khoăn khi thấy dòng chữ “La Hầu” được điểm bằng màu mực không cùng loại với các tên sao khác. Sau khi biết đây là sao xấu, cô rối rít hỏi cách làm thế nào để hạn chế những điều không may mắn do sao La Hầu chiếu mệnh trong năm Tân Mão. Khi được hướng dẫn đăng ký giải sao, cô hồ hởi ghi tên tuổi, địa chỉ và nộp 100.000đ cho nhà chùa để mong xóa được vận hạn trong năm.
Hỏi chuyện, tôi mới biết tên cô gái là Vân Hà, nhà ở quận Hà Đông, Hà Nội. Cô nghe nói chùa Phúc Khánh rất thiêng nên chọn để đi lễ đầu năm và ngẫu nhiên phát hiện năm nay sao xấu chiếu mệnh. Cô không hiểu nhiều về tục dâng sao, giải hạn song khi biết năm 2011 vận của cô gặp sao xấu nên tìm cách hóa giải ngay. “Em đang trong thời gian thử việc, ngoài cố gắng của bản thân còn cần chút may mắn nữa”, Vân Hà chia sẻ.
Ngược lại việc ngẫu nhiên mà đăng ký giải sao khi đi lễ chùa, chị Thanh, nhà ở quận Đống Đa có hẳn một bản danh sách các thành viên trong gia đình cùng sao chiếu mệnh. Không chỉ làm lễ giải sao (cho những thành viên trong gia đình gặp sao xấu), chị còn đăng ký lễ cầu an cho cả gia đình. Tổng số tiền chị Thanh nộp để giải sao, cầu an là 1.700.000đ.
Đăng ký dâng sao, giải hạn ở chùa Phúc Khánh, Hà Nội.
Chùa Phúc Khánh rất nổi tiếng với hoạt động dâng sao, giải hạn. Tiếng lành đồn xa, ngày càng nhiều người đến chùa đăng ký để được nhà chùa làm lễ cắt sao xấu, giải vận hạn không may mắn.
Theo quan sát của chúng tôi, trong buổi sáng 10/2, tại bàn đăng ký dâng sao, giải hạn hoạt động rất nhộn nhịp. Mỗi người khi đến đây đều có những lý do khác nhau, có người cầu lộc, cầu tài, cầu danh vọng, giải hạn xấu nhưng có người đến chỉ để cầu bình an.
Bác Nguyễn Thị Nhài, ở phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân cho biết, bác đăng ký để làm lễ cầu an cho cả gia đình. Bác không cho rằng, việc nộp 100.000đ để cầu an là đắt hay rẻ mà là cái tâm của mình. Mấy năm qua, cứ vào ngày 14 tháng Giêng bác dậy sớm để đi giữ chỗ ở sân chùa. Suốt cả ngày chầu trực để được dự lễ cầu an diễn ra lúc 19hrất cực nhọc nhưng bác Nhài lại cho rằng, khổ hạnh sẽ đem lại cực lạc.
Khi nghe nói, dịp lễ cầu an năm ngoái, bác đến chùa từ lúc 6h sáng để giữ chỗ, tôi rất ngạc nhiên. Thế nhưng, người đàn ông bán hương hoa ở cổng chùa lại khuyên “năm nay cô nên đến chùa từ lúc 4 – 5h sáng mới tìm được chỗ tốt. Năm ngoái, lực lượng bảo vệ đóng cửa lúc 15h chiều đấy, năm nay chắc chắn sẽ đóng cửa sớm hơn vì mỗi năm lượng người đến đây một đông”.
Thực tế, năm nào cũng xảy ra tình trạng người dự lễ cầu an, lễ dâng sao, giải hạn ở chùa Phúc Khánh ngồi tràn cả ra đường, ngồi cả lên cầu vượt Ngã Tư Sở. Do lượng người quá đông nên khuôn viên nhà chùa không đủ chứa, buộc các Phật tử phải ngồi ngoài đường và theo dõi khóa lễ qua loa phóng thanh.
Không chen chân làm lễ dâng sao, giải hạn ở chùa lớn, chị Lê Thị Ngân, trú tại quận Tây Hồ cho biết, từ trong Tết gia đình chị đã đăng ký làm ở chùa Tĩnh Lâu Tự ở gần nhà. Ngôi chùa này nằm ven hồ Tây, có khuôn viên rất đẹp. Nhà chùa dành ưu tiên làm lễ cầu an cho những hộ gia đình sống gần chùa vào ngày mùng 8 tháng Giêng. Tiền lễ giải hạn cho mỗi hộ là 200.000đ, ngoài ra mỗi hộ còn mang theo 1kg gạo, 1kg muối để sắp lễ. Theo chị Ngân, làm lễ ở chùa gần nhà không chờ đợi, chen lấn, còn thiêng hay không là tùy vào quan niệm của mình.
Giáp Tết Nguyên đán, ông Trần Văn Tuấn ở quận Hoàn Kiếm đưa cho vợ 1.000.000đ để đến chùa Nam Đồng, quận Đống Đa đăng ký dâng sao, giải hạn. Năm nay, mỗi hộ làm lễ giải hạn đầu năm nộp 300.000đ; giải hạn cả năm nộp 700.000đ/hộ. Nếu trong gia đình có người mà sao xấu chiếu mệnh thì phải kèm theo hình nhân thế mạng. Ngoài khóa lễ đầu năm, hằng tháng nhà chùa còn làm lễ giải hạn cho các gia đình đã đăng ký.
Theo chị Thu Hoài ở phố Tây Sơn, hơn 10 năm nay chị đều làm lễ giải hạn ở chùa Đồng. “Đã theo thì phải theo cả năm, theo từ năm này sang năm khác. Tâm mình có yên thì mới giữ ấm được cho cả gia đình”chị Hoài nói.
Có rất nhiều chuyện vui, buồn xung quanh các buổi lễ dâng sao giải hạn. Tại khóa lễ dâng sao giải hạn ở chùa Đồng năm Canh Dần, ngồi cạnh nhau mấy tiếng đồng hồ nên một đôi trai gái rủ rỉ tâm sự. Kết thúc buổi lễ, họ phát hiện ra “bố anh và mẹ em làm cùng cơ quan”. Thế là mối quan hệ trai gái càng thêm bền chặt khi giữa bố mẹ họ là đồng nghiệp.
Còn tại chùa Phúc Khánh, do lượng người tập trung quá đông nên dẫn đến cảnh chen lấn, lộn xộn, nhất là hoạt động trông giữ xe.
Một cán bộ Công an phường Thịnh Quang, quận Đống Đa cho biết, trong những ngày nhà chùa tổ chức các khóa lễ, lực lượng Công an được huy động khá đông để đảm bảo ANTT. Cũng do lượng người quá lớn nên ngay sau khi khuôn viên trong chùa kín chỗ buộc phải đóng cổng. Ngoài ra, còn những kẻ gian trà trộn để trộm cắp. Để ngăn chặn, lực lượng Công an phải cắm chốt để kịp thời phát hiện những đối tượng có dấu hiệu phạm pháp nhằm hạn chế tối đa các vụ trộm cắp xảy ra. “Khi đến dự các khóa lễ, mọi người nên cẩn thận bảo quản tài sản của mình, tốt nhất là không mang theo quá nhiều tiền, vật dụng đắt tiền”, đồng chí Công an phường Thịnh Quang khuyên.
Tự do tín ngưỡng là quyền của mỗi công dân được pháp luật thừa nhận. Cúng sao, giải hạn, cầu bình an cũng là hoạt động gắn với tín ngưỡng của người dân. Mong rằng khi tổ chức và tham dự các khóa lễ mọi người đều có ý thức để không làm sai lệch ý nghĩa của hoạt động tôn giáo này và giữ gìn tốt an ninh trật tự
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chấn Chỉnh Biến Tướng Hoạt Động Dâng Sao, Giải Hạn trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!