Cập nhật nội dung chi tiết về Chị Em Khoe Mâm Cơm Hấp Dẫn Cúng Tết Nguyên Tiêu: Người Cơm Chay Đơn Giản, Người Sang Chảnh Đắt Tiền mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những mâm cỗ cúng đầy đặn, đẹp mắt, ấm áp hương vị Tết do chính tay chị em chuẩn bị cho gia đình mình vào dịp rằm tháng Giêng đã khiến mọi người phải trầm trồ khen ngợi, với thực đơn phong phú từ món chay đến các món mặn đắt tiền, cầu kỳ.Gần đây, chán khoe chồng con, khoe quần áo giày dép, các chị em lại tích cực trổ tài nữ công gia chánh, chuyển sang chia sẻ niềm vui bên mâm cơm nhà vào dịp lễ Tết.
Rằm tháng Giêng vừa qua, sau những giờ phút vất vả loay hoay với xôi gà giò chả trong bếp, rất nhiều mẹ khéo tay đã hào hứng cùng nhau khoe mâm cơm ngon lành trọn vẹn của gia đình, với đủ loại món ăn, tùy theo điều kiện và phong tục tập quán các vùng miền.
Mâm cơm nào cũng đầy đặn đẹp mắt, vẫn ấm áp hương vị Tết, nhà thì làm cỗ cúng chay, nhà thì làm cỗ mặn, người nấu ít người nấu nhiều, song vẫn đậm đà nét văn hóa ẩm thực Việt.
Đúng là không đâu bằng cơm nhà, rằm tháng Giêng ai ai cũng thèm được quây quần với gia đình bên mâm cỗ, chị em đảm đang như thế này làm cánh mày râu phải trầm trồ khen ngợi, ước ao có một cô vợ khéo tay như cô Tấm trong nhà.
Mâm cỗ trang trọng với nhiều món đủ cho gia đình 6 người ăn của cô giáo tiểu học Nguyễn Ly Ly (Hà Nội) Trông thì đơn giản mà lại cầu kỳ, cô nàng Minh Dương (Hà Nội) biết sắp xếp món ăn khá khéo léo Mâm cỗ cúng rằm nhỏ gọn xinh xắn ngon mắt với bánh bao, canh nấm, tôm chiên bột, chân giò muối, nem. Một mẹ bỉm khoe các món ăn dịp Tết Nguyên tiêu được bày biện trang trí khá cầu kỳ. Cỗ mặn truyền thống được một tay cô gái tên Hồ Mỹ Duyên đảm trách, nhiều người thắc mắc sao gà cúng không để nguyên con, Mỹ Duyên chia sẻ rằng nơi mình ở có cách làm như thế. Mâm cỗ đầy đặn, nhiều màu sắc hấp dẫn với nem chua, nem rán, canh miến, bánh tét chiên, món xào… Trong khi chị em thi nhau khoe tài nội trợ với những món ăn phong phú kỳ công, thì mẹ trẻ Lan Anh lại đăng mâm cỗ chay nhỏ gọn do chị chuẩn bị, với mấy món giản đơn. Một mẹ cũng chia sẻ gia đình làm đồ chay cúng rằm với canh măng, su hào cà rốt xào đỗ, nộm Trong số các mâm cỗ chay được các bà nội trợ đảm đang khoe thì đây là các món được nhiều mẹ quan tâm nhất, với thực đơn gồm cà tím tẩm bột rán, cốt lết chay, canh bí, đậu sốt nấm, rau cải xào nấm, xôi gấc…
Cỗ mặn cầu kỳ sang chảnh của nhà cô nàng Hồng Hạnh, với các loại hải sản đắt tiền như tôm, cua biển, ngán, và đặc biệt là sái sùng. Bà mẹ trẻ cho biết, được ăn ngon như thế là vì gia đình chị buôn bán hải sản.
Sang chảnh không kém ở trên là mâm cỗ của bạn Tuyết Trinh. “Mình ở Nhật nên tự làm tự ăn, cố gắng nấu những món Việt Nam truyền thống”. Đồ do Tuyết Trinh làm khiến người khác phát thèm, với giò thủ, thịt quay, bò xào cải, canh măng chân giò… và đặc biệt là món cua hoàng đế. Đào Thu Hường khoe mâm cơm cúng rằm do một tay chị làm với bánh chưng, xôi gấc, gà, nem, tôm… Mâm cỗ dành cho gia đình đông người, với các món truyền thống được bày biện đơn giản: chim quay, gà luộc, tôm, cá chiên, nộm, xôi, rau củ luộc, canh măng… ấm cúng và đủ đầy.
Zizi
Theo Trí thức trẻ
Cách Làm Giò Bò Ngon, Đơn Giản Cho Mâm Cơm Ngày Tết Thêm Hấp Dẫn
Trong mẫm cỗ Tết cổ truyền của người Việt, không thể thiếu được bánh chưng, thịt gà và giò chả.
Với món giò bò này, mâm cỗ Tết của gia đình bạn sẽ thêm đậm đà hương vị và hấp dẫn hơn.
Cùng xem với cách làm giò bò ngon này, bạn cần có những gì:
– Thịt bò tươi loại ngon nhất
– Thịt nạc heo tươi
– Mỡ phần ngon (mỡ phần là phần mỡ ở gáy lợn. Mỡ phần bạn có thể dùng để làm giò hoặc xào, nấu cùng các rau củ khác để tăng thêm độ béo ngậy cho món ăn)
– Gia vị nêm: nước mắm, muối, bột ngọt
– Gia vị đặc trưng: Tiêu, tỏi, thì là
Nguyên liệu để bạn thực hiện cách làm giò bò ngon là phải chọn được thịt bò thật tươi ngon.
Sơ chế nguyên liệu làm giò bò
Để làm giò bò, thịt bò và thịt nạc heo mua về phải lọc gân thật sạch, cắt thành từng miếng để quá trình xay thịt làm giò diễn ra nhanh hơn, tránh làm nóng giò.
Khi chọn thịt bò làm giò bò, nên chọn mua loại thịt dẻo, mềm, sờ có độ đàn hồi. Chỉ cần thịt không đạt chuẩn, khi xay ra chắc chắn giò bò sẽ bị hỏng.
Muốn làm giò bò ngon, bạn phải lọc gân thịt bò và thịt lợn thật sạch.
Mỡ phần được rửa sạch, sau đó bỏ trong ngăn đông cho cứng đá, trước khi làm dùng dao chặt ra thành từng miếng nhỏ. Tỏi, thì là được bóc vỏ, bỏ gốc và rửa sạch.
Mỡ phần rửa sạch rồi bỏ vào ngăn đá cho đông lại.
Bây giờ bạn cho tất cả cả nguyên liệu vào máy xay nhuyễn. Xay giò bò là quá trình rất quan trọng, phụ thuộc rất lớn vào trình độ của người thợ, giò bò xay khó hơn giò lụa, do đó, phải quan sát được khi nào là giò đạt tới độ chảy để dừng lại.
Cách bó giò bò làm tương tự như giò lụa. Bạn xếp lá chuối trước rồi sau đó đặt thịt bò đã xay nhuyễn vào. Nếu sợ dính bạn có thể bọc bên trong bằng một lớp nilông mỏng.
Cuộn dần dần rồi cố định bằng dây. Chú ý khi làm giò bò bạn phải làm thật khéo, không để hở hai đầu cây giò. Nếu khéo tay và muốn cây giò bò tròn hơn bạn có thể dùng nẹp tre để nẹp xung quanh cây giò bò. Bó thật chắc tay thì khi ăn giò bò không bị bã, miếng giò ngon và giòn hơn.
Sau khi bó giò xong, bạn chỉ cần luộc là hoàn thành rồi, giò bò cũng được luộc trong nước sôi với thời gian 1h, sau thời gian này các bạn có thể vớt ra và thưởng thức.
Khi hoàn thành cách làm giò bò ngon này, bạn sẽ thấy nó cũng tương tự như cách làm giò lụa, hay cách làm giò xào mà thôi, chỉ khác nhau ở nguyên liệu chính.
Mỗi loại giò đều có hương vị thơm ngon đặc trưng riêng, bạn có thể làm giò nạc hay giò xào để bữa cơm ngày Tết thêm đa dạng hơn. Giò bò đạt chuẩn là khi món ăn có thơm mùi hạt tiêu, có màu hồng của thịt, ăn với cơm nóng hoặc bánh chưng đều rất tuyệt đấy.
Món giò bò có vị thơm của hạt tiêu vị hồng của thịt ăn với cơm nóng hay bánh chưng đều rất tuyệt.
https://mayxaygiocha.net/danh-muc-san-pham/26_meo-vat-nha-bep.html
Gợi Ý Chị Em Mâm Cơm Chay Cúng Rằm Tháng 7
Cơm chay cũng là một trong những ý tưởng hay, ý nghĩa để chị em có thể làm và thành kính dâng lên tổ tiên trong Rằm tháng 7.
Mâm cơm chay cúng Rằm sớm nhà mình năm nay gồm:
– Xôi hạt sen lá dứa– Chả giò chay– Đậu hũ nhồi nấm hạt sen– Bánh hỏi lá cẩm– Măng tây xào nấm đông cô– Canh nấm hạt sen và bánh da lợn. 1. Xôi lá dứa hạt senNguyên liệu:
– 300g gạo nếp
– 150g hạt sen tươi
– 20g dừa, 1 bó lá dứa, muối, đường, 1 thìa nước cốt dừa.
Cách làm:
– Lá dứa (lá nếp) rửa sạch, để lại khoảng 2 lá lát nấu cùng xôi, phần còn lại xắt khúc, xay nhỏ cùng với chút nước. Sau đó vắt lấy phần nước cốt để ngâm gạo tạo màu cho xôi. Cho nước lá dứa vào xâm xấp mặt gạo nếp ngâm khoảng 6-7h. Sau đó vo sạch, để ráo, xóc cùng chút muối cho xôi thêm đậm đà.
– Đun xôi nước trong xửng hấp, cho gạo cùng với 2 cái lá dứa đã chừa lại ở trên vào hấp cho đến khi chín. Trong khi hấp thỉnh thoảng dùng đũa đảo cho xôi được chín đều, phía đáy không bị nát. Trong khi chờ xôi chín, bạn chuẩn bị hạt sen và dừa nạo. Hạt sen rửa sạch, cho vào nồi luộc chín cùng xíu muối. Dừa cạo phần vỏ đen, rửa sạch, nạo sợi.
– Khi xôi vừa chín tới, gắp bỏ phần lá dứa đồ cùng xôi đi, sau đó cho hạt sen đã luộc chín ở trên cùng với 1 thìa nước cốt dừa, 1 thìa đường vào trộn đều.
– Cho xôi ra đĩa, rắc phần dừa đã bào sợi ở trên lên trên đĩa xôi là được.
2. Chả giò chayNguyên liệu:
– 20g miến dong, 1 tai mọc nhĩ, 1 thếp bánh đa nem
– 20g đậu xanh không vỏ
– 50g khoai môn
– 1/2 củ cà rốt, 1 củ đậu nhỏ (khoảng 50g), hành lá
– Bột nêm chay, tiêu, chanh, ớt, giấm, đường, muối, 1 thìa bột chiên giòn hay bột mì đều được.
Thực hiện:
– Đậu xanh ngâm nước lạnh khoảng 3 giờ, sau đó đem hấp chín. Mộc nhĩ ngâm nước cho nở mềm, sau đó rửa sạch, thái sợi và xắt nhỏ. Miến cũng ngâm sơ qua nước lạnh cho mềm, vớt ra để ráo, dùng kéo cắt khúc cỡ 1,5-2cm.
– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, 2/3 củ đem thái lát mỏng sau đó thái sợi, phần còn lại cắt lát mỏng để làm nước chấm. Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, bào sợi. Củ đậu gọt vỏ, rửa sạch, bào sợi, vắt bớt nước cho nem khỏi ướt. Hành lá cắt rễ, rửa sạch, xắt nhỏ.
– Cho tất cả các nguyên liệu trên vào một cái tô lớn, trộn đều với chút bột nêm chay, tiêu cho vừa khẩu vị, để khoảng 5 phút cho nhân ngấm gia vị. Sau đó, dùng khoảng 1 thìa bột chiên giòn trộn đều cùng các nguyên liệu để làm chất kết dính.
– Lấy ½ bát nước thêm khoảng 1 thìa dấm gạo, khuấy đều, hỗn hợp này dùng để làm mềm bánh khi gói và có tác dụng giúp nem giòn, đẹp hơn khi rán. Trải 1 cái bánh đa nem ra thớt, dùng hỗn hợp nước – dấm ở trên để làm mềm bánh trước khi gói. Lấy 1 thìa nhân đặt vào vị trí khoảng ¼ bánh từ dưới lên, dàn đều nhân sang hai bên tùy theo kích thước của cuốn nem mà bạn muốn. Sau đó, gấp 2 mép và cuộn kín. Không nên cuốn chặt tay, nếu cuốn chặt quá khi bạn chiên nem rất dễ bị bể. Thực hiện như trên cho đến khi hết lượng nhân đã chuẩn bị.
– Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, lượng dầu sao cho ngập nem hoặc khoảng 2/3 cái nem là được. Dầu sôi, thả nem vào rán cho đến khi nem chín vàng đều là được. Để nem tròn, màu đẹp bạn phải đun dầu thật nóng già, vặn nhỏ lửa, thả nem vào rán và khi bạn thả nem vào chảo dầu, chú ý lăn đều sao cho xung quanh nem vỏ bánh se lại sau đó mới rán chín từng mặt.
– Trong lúc chờ nem chín, bạn chuẩn bị pha nước chấm nem. Ớt rửa sạch, băm nhỏ. Chanh gọt vỏ, bổ đôi, vắt lấy nước cốt. Phần cà rốt còn lại ở trên, thái lát mỏng ngâm với chút dấm, đường. Pha nước chấm nem từ muối, nước cốt chanh, đường, ớt và chút nước màu để tạo màu cho nước chấm. Sau khi muối, đường đã tan hoàn toàn, cho phần cà rốt ở trên vào, nêm nếm cho vừa ăn là được. Nước chấm nem pha nhiều một chút vì sử dụng cho cả món bánh hỏi lá cẩm.
3. Chả chay
Chả chay mình mua sẵn tại các hàng bán đồ chay. Khi ăn chiên nóng lại, thái miếng xếp ra đĩa là được.
4. Bánh hỏi lá cẩmNguyên liệu:
– Bánh hỏi lá cẩm khô: 1/3 gói (khoảng 10 cuốn)
– 10g lạc, hành lá, dầu ăn.
Thực hiện:
– Chuẩn bị 1 cái rổ, 2 cái thau và 1 ấm đun nước sôi. Xếp bánh hỏi vào trong rổ, sau đó đặt rổ bánh hỏi vào 1 cái thau không. Thau còn lại chứa khoảng ¾ nước đun sôi để nguội. Đun nước thật sôi, sau đó dội vào thau có chứa rổ bánh hỏi cho đến khi nước ngập mặt bánh. Thời gian ngâm bánh là 1 phút 15 giây tính từ lúc bắt đầu chế nước sôi. Chú ý không ngâm bánh quá thời gian trên, bánh sẽ bị nát, màu nhạt.
– Lấy rổ bánh hỏi ra khỏi thau nước nóng và nhúng ngay vào thau nước lạnh trong vòng 2 giây. Sau đó, cho rổ bánh ra làm ráo nước bằng cách gõ nhẹ vào rổ, gỡ từng miếng bánh hỏi ra đặt vào đĩa để khoảng 15-20 phút cho ráo. Sau đó cuốn lại xếp vào đĩa.
– Lạc rang chín, chà vỏ, giã giập. Hành lá bỏ rễ, rửa sạch, xắt nhỏ. Bắc chảo lên bếp, cho 2 thìa dầu ăn vào đun nóng. Dầu nóng già tắt bếp, cho chỗ hành lá ở trên vào đảo đều, cho ra đĩa, khi ăn dưới lên phía trên những cuốn bánh hỏi cùng chút lạc rang chín, giã giập là được. Nước chấm bánh hỏi sử dụng nước chấm chả giò chay ở trên.
5. Đậu hũ nhồi hạt sen nấmNguyên liệu:
– 6 bìa đậu hũ nhỏ
– 1 tai mọc nhĩ, 50g hạt sen, 50g nấm đông cô
– Dầu ăn, dầu hào chay, bột nêm chay, tiêu, muối.
Thực hiện:
– Đậu hũ rửa sạch, để ráo, chiên vàng đều các mặt. Hạt sen rửa sạch, luộc chín mềm cùng chút muối. Bớt lại 1/3 để trang trí, phần còn lại dùng thìa tán nhuyễn.
– Mọc nhĩ ngâm nở mềm, rửa sạch, cắt gốc, thái nhỏ. Nấm rửa sạch, bóp sơ cùng chút muối, rửa lại cho sạch, để ráo. Lấy khoảng 2 cái thái lát mỏng, phần còn lại xắt hạt lựu. Dùng dao nhọn khoét một mặt miếng đậu, lấy phần nhân bên trong ra cho vào 1 cái bát cùng với nấm thái nhỏ, hạt sen tán nhuyễn ở trên. Thêm chút bột nêm chay, tiêu trộn đều.
– Nhồi phần nhân trở lại miếng đậu hũ. Bắc chảo lên bếp, thêm dầu ăn đun nóng. Khi dầu nóng già cho đậu hũ vào chiên vàng 2 mặt miếng đậu hũ sau đó cho ra đĩa.
– Chắt bớt dầu trong chảo, cho phần nấm thái lát mỏng và hạt sen còn lại ở trên vào cùng 1 thìa dầu hào chay đảo kỹ. Sau đó cho phần nước luộc hạt sen ở trên cùng chút bột nêm chay nêm nếm vừa ăn. Cho đậu hũ đã chiên ở trên vào om khoảng 5 phút là được.
6. Gỏi ngó senNguyên liệu:
– 200g ngó sen, 1 củ cà rốt nhỏ, 1 trái dưa leo, 20g lạc, ớt, rau răm, rau mùi, muối, chanh, đường.
Thực hiện:
– Ngó sen căt khúc dài khoảng 4-5cm, chẻ làm 2 hoặc 3 tuỳ ngó to hay nhỏ. Ngâm ngay vào nước có pha chút muối và chanh cho ngó sen được trắng. Sau đó rửa thật sạch, vớt ra rổ cho ráo. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc cỡ 4-5cm sau đó thái sợi nhỏ. Dưa leo rửa sạch, chẻ đôi rồi lát lát mỏng.
– Rau răm, rau mùi nhặt bỏ rễ, gốc già, rửa sạch, xắt nhỏ. Lạc rang chín, bóc vỏ, giã giập. Chanh bổ đôi, vắt lấy nước cốt. Ớt rửa sạch, xắt nhỏ.
– Pha nước trộn gỏi từ muối, đường, nước cốt chanh, ớt xắt sao cho vừa ăn. Cho hỗn hợp ngó sen, cà rốt vào 1 cái tô lớn, cho 2/3 nước trộn gỏi đã pha ở trên vào trộn đều để khoảng 15-20′ cho ngấm. Sau đó cho dưa leo và phần nước trộn gỏi còn lại vào cùng trộn đều. Cuối cùng cho rau thơm xắt nhỏ, nêm lại cho vừa ăn. Cho ra đĩa rắc lạc đã giã giập lên là được.
7. Măng tây xào nấm đông côNguyên liệu:
– 200g măng tây, 100g nấm đông cô, muối, dầu hào chay, bột nêm chay, dầu ăn, hạt tiêu.
Thực hiện:
– Măng chọn loại ngọn thon nhỏ, màu xanh non. Cắt bỏ phần xơ ở gốc, cắt khúc vừa ăn. Rửa sạch, để ráo. Nấm đông cô rửa sạch, ngâm nước pha chút muối loãng khoảng 5′. Vớt ra rổ để ráo, cắt bỏ chân nấm, phần mũ nấm khía đều tạo hình hoa.
– Bắc nồi nước xôi có thêm chút muối, nước sôi cho các nguyên liệu măng tây và nấm vào chần sơ.
– Bắc chảo lên bếp, thêm thìa dầu ăn. Dầu nóng cho nấm cùng 1 thìa dầu hào chay, ít bột nêm chay vào xào cùng nấm khoảng 5 phút. Sau đó cho măng tây vào đảo đều, nêm nếm vừa ăn. Cho ra đĩa rắc xíu tiêu là được.
8. Canh nấm hạt senNguyên liệu:
– 50g hạt sen, 100g nấm các loại (nấm đông cô, nấm linh chi và nấm rơm)
– 1/2 trái bắp ngọt, 1 củ cà rốt
– 1 bìa đậu hũ non
– Hành lá, muối, bột nêm chay.
Thực hiện:
– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc. Bắp ngọt cũng rửa sạch, cắt khúc. Nấm các loại cắt bỏ chân nấm, ngâm với nước muối loãng khoảng 5-10 phút, rửa sạch, vớt ra rổ cho ráo. Đậu hũ non xắt miếng vuông nhỏ. Hành lá bỏ rễ, rửa sạch, xắt nhỏ.
– Đun 1 nồi nước sôi, cho hạt sen, cà rốt và bắp ngọt vào nấu khoảng 5-7 phút. Sau đó cho các loại nấm vào đun thêm khoảng 2-3 phút. Nêm nếm vừa ăn, cho đậu hũ non, hành lá vào đun sôi trở lại, tắt bếp múc ra bát tô là được.
9. Bánh da lợnNguyên liệu:
– Phần bánh màu xanh: 200g bột năng, 30g bột gạo, 150-200g đường, 1 bó lá dứa.
– Phần bánh màu vàng: 50g bột năng, 50g bột gạo, 50g đậu xanh không vỏ, 100g đường, 1 lon nước cốt dừa.
– Muối, dầu ăn.
Thực hiện:
– Lá dứa rửa sạch, xắt nhỏ, xay nhuyễn, lọc lấy phần nước cốt, pha thêm nước thành khoảng 400ml. Cho các nguyên liệu phần bánh màu xanh vào 1 cái tô lớn trộn đều cùng 400ml nước lá dứa.
– Đậu xanh ngâm khoảng 2h cho nở, cho vào nồi cùng ít nước xâm xấp mặt, thêm xíu muối nấu chín rồi xay nhuyễn. Cho các nguyên liệu phần bánh màu vàng cùng với đậu xanh xay nhuyễn ở trên vào 1 cái tô lớn rồi trộn đều.
– Bắc xửng hấp, cho khuôn bánh có tráng một lớp dầu ăn vào cùng. Khi khuôn nóng cho một lớp bột màu xanh vào trước, đậy nắp lại hấp khoảng 5 phút. Sau đó cho tiếp một lớp bột màu vàng vào hấp khoảng 6-7 phút. Tiếp đó cho thêm 1 lớp bột màu xanh vào, hấp thêm khoảng 10′ nữa bánh chín là được. Bạn có thể làm nhiều lớp hơn tuỳ thích.
“Vedan Cooking Challenge” – Cuộc thi thử tài vào bếp, giải thưởng…
Hội Chị Em Hưởng Ứng Trào Lưu Khoe Mâm Cơm Gia Đình: Người Được Khen Tấm Tắc, Kẻ Bị Bóc Mẽ ‘Sống Ảo’
Trào lưu này ngày càng được chị em hưởng ứng, nhiều bà nội trợ được tấm tắc khen ngợi bởi mâm cơm sáng tạo, ngon miệng, đầy đủ dinh dưỡng lại rất kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh đó, một số chị em khác lại bị bóc mẽ vì “sống ảo”, sau đó đành phải lặng lẽ xóa bài hoặc ngậm ngùi thú nhận nguyên nhân phía sau.
Điểm danh những mâm cơm nhận lời khen tấm tắc từ cộng đồng mạng
Đứng đầu danh sách hội chị em khéo tay hay làm phải kể đến cô vợ trẻ có tên H.L mà mới đây đã nổi tiếng “rần rần” vì những hộp cơm chị chu đáo chuẩn bị để chồng mang đi làm ăn trưa.
Với chị H.L, việc nấu nướng, chế biến các món ăn có lẽ vừa là sở trường, vừa là niềm yêu thích nên việc vào bếp đối với chị không hề khó khăn và vất vả. Trông những hộp cơm cuộn bắt mắt, đầy màu sắc được chị H.L chuẩn bị cho ông xã nhiều chị em không khỏi ngưỡng mộ, không chỉ dập khuôn một món mà các món ăn đều được chị thay đổi theo từng ngày, vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng có đạm và rau xanh. Chưa kể mỗi hộp cơm đều được chị trang trí đẹp mắt, dù chỉ là những món ăn đơn giản thôi nhưng qua tay chị đều trở nên thịnh soạn và đầy hấp dẫn.
Như chị H.L, chị gái có tên M.C cũng nhận được nhiều lời khen từ cộng đồng mạng bởi mâm cơm tiết kiệm nhưng vẫn ngon miệng và đầy đủ dinh dưỡng. Theo chị M.C kể, mâm cơm này của gia đình chị chỉ hết 40 nghìn đồng, bao gồm 19 nghìn tiền cá rô lọc xương rán giòn, mua một cái bắp cải hết 5 nghìn nhưng chỉ cắt một nửa ra luộc, vị chi là khoảng 3 nghìn. Thêm vào đó, chị mua 10 nghìn thịt làm thịt rang cháy cạnh, lấy 6 nghìn mua thêm 2 quả trứng, 2 nghìn một quả cà chua rồi xin thêm cọng rau mùi là có bát canh trứng.
Mâm cơm của gia đình chị M.C được nhiều chị em đánh giá là đơn giản nhưng vẫn ngon miệng, hợp lý, là 1 gợi ý không tồi cho những ai chưa nghĩ được món ngon gì cho bữa cơm sắp tới.
Với giá thành 40 ngàn đồng trong thời kỳ bão giá hiện nay, mâm cơm trên được cho rằng đã quá rẻ, tuy nhiên với nhiều người thạo việc nội trợ, giá cả thế không có gì khó nếu như chị em khéo léo mặc cả, mua ở chợ đầu mối hoặc sinh sống ở vùng ngoại ô nơi giá cả không quá đắt đỏ.
Thêm một thành viên nữa trong hội chị em khéo tay phải kể đến chị gái có tên C.G. Chị C.G chia sẻ hàng loạt những mâm cơm thường nhật của hai vợ chồng lên mạng xã hội, đồng thời cũng khiêm tốn xin tham khảo những mâm cơm của các chị em để học hỏi nấu cải thiện cho chồng. Những mâm cơm tuy đơn giản nhưng vô cùng ngon mắt của chị đã khiến rất nhiều chị em nội trợ khác ngưỡng mộ và xin bí quyết nấu nướng.
Theo những hình ảnh của chị C.G chia sẻ, dù không quá cầu kì nhưng bữa cơm hàng ngày của vợ chồng chị vẫn thường đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm hai món mặn một món canh và tráng miệng hoa quả. Chị tâm sự thêm, do thích thịt gà nên hầu như trong bữa cơm của gia đình rất thường xuyên có thịt gà, hết gà luộc đến gà rang rồi gà rán… ăn hoài không chán.
Những mâm cơm hàng ngày của cô vợ trẻ đã nhận được nhiều lời khen tấm tắc của hội chị em vì các món ăn trông đến là ngon miệng, chưa kể rất đầy đủ chất. Tuy nhiên, một số chị em cũng cho rằng mâm cơm hơi thừa đạm, và số thực phẩm này chắc có lẽ sẽ đủ cho 4 người ăn, có lẽ kinh tế hai vợ chồng cũng tương đối khá giả và vững vàng nên bữa ăn hàng ngày mới đầy đủ như vậy.
Phản bác lại những ý kiến này, chị C.G. cho biết, do bình thường chồng ít ăn cơm ở nhà nên chị thường tranh thủ ăn bún hoặc mì cho nhanh. Nên mỗi khi chồng về chị thường cố gắng lên mạng tìm tòi công thức để nấu thêm được nhiều món ngon. Do chồng ăn thức ăn là chủ yếu nên chị hay nấu nhiều hơn. Còn tiền đi chợ hàng tháng thì do ngày này bù ngày kia nên cũng không hề tốn quá nhiều.
Người khoe mâm cơm giá rẻ đến phi lý, kẻ lặng lẽ xóa bài đăng vì bị phát hiện copy
Bên cạnh những bà nội trợ được khen ngợi vì khéo léo nấu nướng, một số chị em khác lại bị bóc mẽ bởi khoe mâm cơm thiếu tính hợp lý, thậm chí là đi copy của người khác về nhưng lại nhận là mình tự tay chuẩn bị.
Ví dụ có thể kể đến 1 tài khoản Facebook có tên T.Y.Đ nọ, đăng bài lên 1 hội nhóm dành cho chị em để khoe mâm cơm cữ ngon như nhà hàng do mẹ chồng đích thân nấu. Sau nhiều lời khen tấm tắc dành cho cô con dâu tốt số, một số người đã phát hiện ra hình ảnh mâm cơm này thực chất là đi copy từ người khác. Cô nàng T.Y.Đ sau đó đã phải nhanh chóng xóa bài đăng vì bị các mẹ quay lưng, ném đá không thương tiếc.
Không copy như cô nàng T.Y.Đ trên nhưng chị gái có tên M.L lại gây tranh cãi gay gắt trên mạng xã hội khi chia sẻ mâm cơm đầy ắp thịt tôm nhưng chỉ có 100 nghìn của mình.
Đính kèm bài viết là hình ảnh mâm cơm khá tròn trịa và đủ dưỡng chất bao gồm: 1 đĩa tôm rang, 2 đĩa đỗ xào thịt, một đĩa giò, 1 đĩa rau muống luộc và canh.
Với kinh nghiệm đi chợ của mình, nhiều mẹ biết rất rõ tôm tươi đắt gấp mấy lần mức tiền nêu trên, ở đô thị lớn như trung tâm thành phố Hà Nội thì chẳng bao giờ dưới 200 nghìn/kg, nên món tôm ở chợ thành phố cũng được coi là “quý tộc”, nhà có điều kiện mới thường xuyên mua ăn. Chưa kể, đĩa giò xắn miếng to kia cũng đi toi cả vài chục bạc.
Câu chuyện về mâm cơm gia đình chưa bao giờ hết hot với chị em nội trợ bởi lẽ vấn đề ăn gì, bao nhiêu tiền đã là cố hữu trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật. Những mâm cơm kể trên có thể hợp lý, đáng học hỏi, có thể chỉ là màn “câu like”, tuy nhiên dù đúng hay sai chị em cũng coi đó như 1 kinh nghiệm bỏ túi, chẳng phải nhìn mỗi mâm cơm chúng ta đều có luôn được gợi ý cho những bữa cơm trưa, cơm chiều sắp tới?
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chị Em Khoe Mâm Cơm Hấp Dẫn Cúng Tết Nguyên Tiêu: Người Cơm Chay Đơn Giản, Người Sang Chảnh Đắt Tiền trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!