Cập nhật nội dung chi tiết về Chuẩn Bị Mâm Cỗ Chay Ngày Rằm Tháng Giêng Cho Cả Năm Đủ Đầy Sung Túc mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bí đỏ gọt vỏ rửa sạch thái nhỏ luộc chín. Bạn nghiền bí đỏ thật mịn. Cho bí đỏ đã nghiền vào nồi nấu cùng chút nước pha bột năng đun sôi cho sánh nêm gia vị vừa ăn.
Múc súp ra bát thêm nước cốt dừa.
Nộm dưa chuột
Dưa chuột, cà rốt gọt vỏ thái lát. Dứa thái lát chéo.
Lạc rang chín, rau thơm rửa sạch.
Pha nước sốt gồm gia vị, đường và chút nước lọc khuấy tan.
Cho dưa chuột, cà rốt, dứa vào tô rồi cho nước sốt chua ngọt vào trộn đều, thêm lạc rang và rau thơm cắt khúc.
Cơm cuộn
Bạn làm tương tự như cuộn cuộn bình thường, thay xúc xích bằng đậu phụ rán vàng.
Xào thập cẩm
Đậu phụ lạng mỏng, rán vàng cắt nhỏ. Hành tây, cần tây rửa sạch thái khúc. Dứa thái lát mỏng xóc muối để ráo.
Pha hỗn hợp nước sốt chua ngọt: giấm, đường, gia vị, tương ớt.
Phi thơm baro, cho dứa vào xào sơ sau đó chút ra đĩa. Bạn cho cà chua thái miếng cau vào xào chín cùng gia vị, tiếp đến cho đậu phụ vào. Bạn đổ hành tây, cần tây, dứa vào chảo đảo đều nêm gia vị cho vừa miệng.
Bạn cho món xào ra đĩa và rắc thêm vừng trắng rang chín.
Làm nem rán như bình thường thay thịt bằng đậu phụ bóp nhỏ.
Su su và bí đỏ luộc chấm muối vừng
Su su và bí đỏ gọt vỏ rửa sạch thái miếng vừa ăn. Đun nước sôi cho su su và bí đỏ luộc chín.
Canh rau củ
Nấm hương rửa sạch. Ngô bạn rửa sạch cắt khúc nhỏ. Súp lơ rửa sạch thái miếng vừa ăn, cà rốt tỉa hoa.
Cho ngô vào nồi nước ninh cho chín và ngọt nước, sau đó cho nấm và súp lơ, cà rốt vào nồi đun cho chín các nguyên liệu, nêm gia vị vừa ăn.
Xôi đậu xanh
Xôi đậu xanh bạn đồ từ hôm trước, hôm sau đồ lại xôi sẽ dẻo ngon.
Chè nha đam
Đậu xanh ngâm nở rửa sạch cho vào nồi ninh nhừ.
Nha đam gọt vỏ thái miếng dài xả kỹ dưới vòi nước cho hết nhớt sau đó ngâm vào nước lã có đá, muối và nước cốt chanh trong 20 phút rồi vớt ra rửa sạch để ráo nước.
Ngâm nha đam với chút đường cho ngấm. Đun sối đậu xanh rồi cho đường sau đó cho nha đam vào đun sôi trở lại nêm vị ngọt cho vừa miệng thêm va ni, chút muối rồi tắt bếp.
Mâm cỗ chay sau khi hoàn thiện:
Văn Khấn Đền Ông Hoàng Mười Cho Cả Năm Sung Túc, Đủ Đầy
Theo quan niệm dân gian, quan Hoàng Mười là vị thánh chuyên ban lộc cho phát về công danh sự nghiệp. Chính vì thế, ai cũng muốn đến xin lộc ông vào mỗi dịp đầu năm. Đó cũng là lý do khiến những ngôi đền thờ ông Hoàng Mười luôn tấp nập du khách vào mỗi dịp đầu xuân và dịp tháng 10 âm lịch hàng năm.
1. Sắm lễ
Lễ dâng ông Hoàng Mười gồm có:
– 1 mâm xôi, gà, 1 chai rượu (5 chén), 1 chai nước, tiền dương, nén nhang
– 1 mâm sớ điệp, cau, trầu, tiền quan, tiền dương
– 1 mâm vàng quan màu vàng 5 dây
– 1 mâm 1 dây vàng trắng, 1 chai rượu, 5 chén rượu, tiền vàng, nén nhang,
tiền dương, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 5 quả trứng vịt (đã rửa sạch), 1 bó hoa để ban thờ Quan Ngũ Hổ
– 1 mâm hoa, quả, cau, trầu, tiền dương, chai nước.
2. Văn khấn ông Hoàng Mười
“Gươm thiêng chống đất chỉ trời
Đánh Đông dẹp Bắc việc ngoài binh nhung
Hai vai nặng gánh cương thường
Sông Lam sóng cả buồm giương một chèo”
“Đất Nghệ An anh hùng hào kiệt
Tiếng Ông Mười lẫm liệt ngàn xưa
Cung gươm lên ngựa đề cờ
Ra tay gìn giữ cõi bờ Việt Nam”
“Chí anh hùng ra tay cứu nước
Đi tới đâu giặc bước lui ngay
Việt Nam ghi chép sử dày
Cung cao điện ngọc đêm ngày khói nhang”
“Năm cửa ô tới Đô Thành
Nam Đàn, Nghi Lộc nức danh Ông Mười”
Đoạn thơ hát khi Ông Hoàng Mười “tái đáo Thiên Thai”:
“Hoa đào rơi rắc lối Thiên Thai
Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi
Ngõ hạnh suối đào xa cách mãi
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng soi
Đá mòn rêu nhạt nước chảy hoa trôi
Ước cũ duyên xưa có thế thôi”
Khi dâng ông miếng trầu têm, văn thường hát:
“Đất lề quê thói Nghệ An
Miếng trầu cau đậu dâng Quan Hoàng Mười”
Và có cả khi văn tấu điệu hò Nghệ Tĩnh để ông vỗ gối ban thưởng:
“Muối đã mặn ba năm còn mặn
Gừng đã cay chín tháng vẫn cay
Ghế ông tình nặng nghĩa dày
Xa xôi đến mấy, ra đây ngự đồng”
“Xứ Nghệ vui nhất Chợ Vinh
Đẹp nhất Bến Thủy, anh linh Ông Mười”.
Ý Nghĩa Và Cách Sắp Xếp Mâm Ngũ Quả Chuẩn Cho Cả Năm Sung Túc
Cứ đến 27, 28 Tết, người dân 3 miền Bắc – Trung – Nam lại chuẩn bị bày mâm ngũ quả với tấm lòng thành kính dâng lên tổ tiên.
Tư tưởng của thuyết cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi 5 yếu tố ban đầu gồm: kim loại (kim), gỗ (mộc), nước (thủy), lửa (hỏa) và đất (thổ) – gọi là ngũ hành đã xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa của các dân tộc phương Đông, trong đó có người Việt. Mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán chính là một trong những biểu hiện rõ nét của sự ảnh hưởng đó.
Bên cạnh đó, con số 5 – “ngũ” – tương ứng với ngũ hành, là một con số rất tốt trong quan niệm phong thủy thể hiện sự phát triển bền vững, mạnh mẽ. Vì thế, mâm ngũ quả trên ban thờ nhằm thể hiện mong muốn âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở, phát triển.
Theo quan niệm của ông cha ta, việc chọn 5 loại trái cây để cúng giao thừa là chỉ những sản vật này vốn là kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng.
Mâm ngũ quả thì sẽ phải có đủ năm loại quả nhưng tùy theo quan niệm của từng vùng, từng địa phương và mùa màng khác nhau, nên mâm ngũ quả cũng khác nhau như: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, hồng xiêm, táo…
Mâm ngũ quả miền Bắc thường có 5 loại chính như chuối, bưởi, đào, hồng, quýt… ngoài ra sẽ có thêm các loại quả phụ khác xen kẽ.
Cách trình bày truyền thống là chuối ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác. Chính giữa là quả bưởi hoặc phật thủ vàng. Các loại quả bày xung quanh. Những chỗ còn trống cài xen kẽ quýt vàng, táo xanh, hoặc những quả ớt chín đỏ.
Ngày nay, hoa quả cây trái ngày càng đa dạng phong phú nên mâm ngũ quả cũng mới mẻ hơn. Dù bày biện thêm nho, dứa, cam, hồng xiêm, na… nhưng người ta vẫn gọi là mâm ngũ quả.
Một số mâm ngũ quả đơn giản của người miền Bắc
Cũng giống như người miền Bắc, mâm ngũ quả của người miền Trung hầu như không kiêng loại quả nào, miễn là trên mâm phải có nhiều màu sắc, tươi ngon, có sẵn theo mùa.
Mâm ngũ quả thường được xếp hình tháp hoặc hình long phụng với cặp dưa đặt hai bên. Ngoài ra còn có rất nhiều loại hoa trái của quê hương được xếp bên cạnh.
Mâm ngũ quả của người miền Trung hầu như không kiêng loại quả nào, miễn là trên mâm phải có nhiều màu sắc, tươi ngon, có sẵn theo mùa.
Không như hai miền, Bắc và Trung, người miền Nam với triết lý “cầu vừa đủ xài sung túc” rất chuộng 5 loại quả: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung.
Cách trình bày là ba loại quả có hình dáng to và trọng lượng nặng là đu đủ, dừa, xoài đặt lên mâm trước để lấy thế; sau đó, bày những quả khác chèn lên, để tạo thành một ngọn tháp.
Người miền Nam với triết lý “cầu vừa đủ xài sung túc” rất chuộng 5 loại quả: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung (Ảnh: Internet)
Bên cạnh những loại quả được ưa chuộng đặc biệt đó thì người miền Nam lại kỵ cúng một số loại quả, vì theo phát âm tên gọi mang ý nghĩa không tốt, như:
– Chuối: Chúi nhủi, làm ăn không phất lên được.
– Lê, táo (bom): Lê lết, đổ bể, dễ thất bại.
– Cam, quýt: Quýt làm cam chịu.
Theo Minh Hằng (Tổng hợp) (Khám phá)
Cách Chuẩn Bị Mâm Cúng Rằm Tháng Giêng Đầy Đủ
Ý nghĩa của lễ cúng rằm tháng Giêng
Rằm tháng Giêng có cái tên khác là Tết Nguyên Tiêu. “Nguyên” có nghĩa là “thứ nhất”, “Tiêu” có nghĩa là “Đêm” ghép lại có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới.
Một số nơi còn gọi là Tết Thượng Nguyên nhưng cái tên này ít người biết, không phổ biến lắm. Trong năm, phía sau Tết Thượng Nguyên còn có 2 ngày Tết nữa là Tết Trung Nguyên (tức rằm tháng 7) và Tết Hạ Nguyên (tức rằm tháng 10).
Theo tín ngưỡng của người Việt Nam từ xưa, tháng Giêng là tháng bắt đầu làm việc, người nông dân bắt đầu xuống đồng làm ruộng. Lễ cúng này thể hiện lòng thành kính tổ tiên, sự biết ơn và cầu cho mưa thuận gió hòa, mong rằng sẽ có một năm mới đầy thành tựu, bội thu,…
Chuẩn bị mâm cơm cúng rằm tháng Giêng
Mỗi vùng miền sẽ có phong tục khác nhau trong ngày rằm tháng Giêng. Tuy nhiên, một điểm chung là mâm cúng rằm tháng Giêng luôn được chú trọng đầy đủ, bày tỏ thành tâm của gia chủ với tổ tiên.
Tùy gia chủ theo đạo gì, kinh doanh hay làm ăn thông thường mà mâm cúng rằm của họ cũng khác nhau. Người theo đạo Phật thường cúng chay, có nhà chỉ cúng tổ tiên, nhà thì cúng thổ công,… Chính vì như vậy mà người ta chốt lại điều quan trọng nhất trong thờ cúng không phải hình thức hay mâm cao cỗ đầy mà là thành tâm.
Những vật dụng thường có trong mâm cỗ cúng rằm tháng giêng đó là: tiền vàng, hương, hoa quả, đồ ăn mặn, xôi, canh, cơm, gà hoặc món chay. Không bắt buộc phải có những gì nhưng đây là các món đồ cơ bản đa phần gia đình đều trang bị cho ngày này.
Sắm lễ cúng rằm tháng giêng – cúng Phật
Dĩ nhiên có nhiều phong tục, cách làm khác nhau nhưng ngày rằm tháng Giêng được quan niệm là ngày tránh sát sinh nên các gia chủ theo đó mà cúng món chay. Việc ăn chay này cũng có ý nghĩa là giải hạn và cầu sự may mắn cho cả gia đình trong năm tới.
Canh, chè xôi, đậu, hoa quả là các lễ vật thường dùng. Nếu bạn thuê dịch vụ ngoài thì tùy theo từng loại dao động từ 10 – 25 món. Nhiều nơi sẽ thêm bánh trôi nước vào mâm cúng với ý nghĩa cả năm luôn tròn đầy, mọi việc đều trôi chảy.
Điểm đặc biệt của mâm cỗ cúng rằm tháng giêng là có sự hiện diện của rất nhiều màu sắc rực rỡ. Chắc chắn chẳng có mâm cỗ nào nhiều màu như mâm cơm cúng rằm tháng giêng. Những màu sắc này tượng trưng cho ngũ hành nên bắt buộc phải có. Ngoài ra, việc ăn chay đối với người theo đạo Phật còn mang lại sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn, như một kiểu rửa tội vậy.
Mâm cỗ cúng rằm tháng giêng – cúng gia tiên
Những người không theo đạo Phật thì họ chỉ cúng tổ tiên thôi, lúc này mâm đồ cúng rằm tháng giêng của họ cũng có nét giống mâm cỗ Tết. Người ta thường quan niệm mâm cỗ phải đủ món, đủ các vị để cả năm được đầy đủ, trọn vẹn, thiếu món hay thiếu vị là không nên.
Mỗi món ăn lại mang một ý nghĩa khác nhau, ví dụ: Thịt lợn và dưa hay tượng trưng cho âm dương hòa quyện, phải có cả hai thì mới tốt; bánh chưng biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở,…
Tuy nhiên, hiện nay chúng ta không nặng về vấn đề này nữa, gia đình nào khá giả thì cúng nhiều lễ vật, gia đình khó khăn thì lễ vật ít, sự thành tâm mới là đáng trân trọng nhất.
Những lễ vật cơ bản và cực kỳ phổ biến, hầu như gia đình nào cũng có trong mâm lễ cúng rằm tháng Giêng có thể kể đến như: trầu cau, tiền vàng, hương, rượu, nước lọc.
Dịch vụ mâm cúng rằm tháng Giêng trọn gói
Trong thời buổi hiện nay, ngoài công việc bận rộn thì không phải ai cũng biết nấu ăn ngon. Trong trường hợp bạn không thể tự làm lễ cúng hoặc muốn dùng dịch vụ ngoài vì ngon hơn đều có thể tìm đến Đồ Cúng Tâm Linh. Đơn vị này không chỉ cung cấp cho bạn những món ăn ngon, đầy đủ theo truyền thống mà còn sắp xếp, bố trí mọi thứ cẩn thận, đâu vào đấy.
Ngoài mâm cúng rằm tháng Giêng, dịch vụ này còn mang đến cho bạn những kiến thức đầy đủ về các ngày lễ cúng trong năm, từ đó hỗ trợ bạn làm lễ cúng, dâng lễ vật và đọc bài khấn một cách chính xác nhất theo phong tục Cổ truyền Việt Nam.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chuẩn Bị Mâm Cỗ Chay Ngày Rằm Tháng Giêng Cho Cả Năm Đủ Đầy Sung Túc trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!