Đề Xuất 3/2023 # Chương Trình Lễ Giỗ Bà Thứ Phi Hoàng Phi Yến Lần Thứ 235 Năm 2022 # Top 12 Like | Herodota.com

Đề Xuất 3/2023 # Chương Trình Lễ Giỗ Bà Thứ Phi Hoàng Phi Yến Lần Thứ 235 Năm 2022 # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chương Trình Lễ Giỗ Bà Thứ Phi Hoàng Phi Yến Lần Thứ 235 Năm 2022 mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người dân Côn Đảo. Đồng thời, thông qua Lễ hội để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các giá trị khu di tích, danh thắng, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân dân trong việc thực hành, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, gắn kết với hoạt động du lịch, góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Huyện Côn Đảo sẽ tổ chức Lễ giỗ lần thứ 235 của Bà Thứ phi Hoàng Phi Yến trong hai ngày mùng 01 và 02/12/2020 (nhằm ngày 17-18/10 Âm lịch) với các hoạt động như sau:

1. Ngày 01/12/2020 (ngày 17/10 âm lịch)

1.1 Phần Hội

– Từ 08h30 đến 11h30: Tổ chức hội thi Cắm hoa, chưng mâm quả và các trò chơi dân gian tại sân di tích An Sơn Miếu.

– Từ 19h00 đến 22h00: Chương trình đờn ca tài tử tại sân di tích An Sơn Miếu.

– Từ 18h00 đến 22h00: Tổ chức viết, trưng bày thư pháp tại sân di tích An Sơn Miếu.

1.2 Phần lễ

– Diễn ra các hoạt động cúng, viếng, tế lễ vật theo tín ngưỡng của nhân dân, (cả ngày) tại di tích An Sơn Miếu, Khu dân cư số 3 và tại Miếu Bà, Miếu Cậu, Khu dân cư số 1, Cỏ Ống.

– 15h00 đến 17h30: Lễ rước bài vị Hoàng tử Hội An (xuất phát từ An Sơn miếu đến miếu Cậu Cỏ Ống và ngược lại)

– 18h00: Lễ cúng tiên thường, cúng chè xôi; dâng hoa và mâm ngũ quả tại di tích An Sơn Miếu.

2. Ngày 02/12/2020 (Ngày 18/10 âm lịch)

– 08h00 đến 09h30: Phát băng truyền thuyết về Bà Phi Yến; kiểm tra lần cuối các công tác chuẩn bị nghi thức giỗ.

– 10h00: Tế lễ chính thức tại di tích An Sơn Miếu.

III. CHƯƠNG TRÌNH LỄ GIỖ CHÍNH

1. Tuyên bố lý do.

2. Giới thiệu Đại biểu.

3. Mời chủ Tế và học trò lễ vào vị trí lễ.

4. Mời khai chiêng, trống.

5. Đội múa khai lễ (10 phút).

6. Mời chủ Tế: Dâng hương, dâng đèn, dâng rượu, dâng trà.

7. Chủ tế đọc Văn tế.

8. Hóa Văn tế.

9. Mời các Đoàn lần lượt lên dâng lễ (09 đoàn).

10. Các đoàn lần lượt thắp hương.

– Đại biểu, các vị cao niên.

– Các đoàn khách tham quan.

– Bà con nhân dân địa phương.

11. Mời dùng cơm chay: Toàn thể đại biểu và bà con nhân dân.

12. Kết thúc lễ giỗ chính.

– 15h00: Đoàn Ban Tổ chức khởi hành đưa bài vị Hoàng tử Hội An từ An Sơn Miếu về Cỏ Ống, kết thúc chương trình lễ giỗ.

Mạnh Cường (Tổng hợp)

Côn Đảo Chuẩn Bị Tổ Chức Lễ Giỗ Lần Thứ 235 Bà Phi Yến

Theo thông tin, Côn Đảo ban hành kế hoạch tổ chức lễ Giỗ lần thứ 235 Bà Phi Yến, thứ phi của Chúa Nguyễn Phúc Ánh vào 02 ngày 01-02/12/2020 nhằm ngày 17-18/10 âm lịch. Là lễ hội lớn, mang giá trị văn hóa tiêu biểu của người dân Côn Đảo hàng năm. Đây là dịp để quảng bá sản phẩm hình ảnh, thu hút khách du lịch.

Bà Phi Yến tên thật là Lê Thị Răm, theo truyền thuyết, vào năm 1783, Chúa Nguyễn Ánh bị Nghĩa quân Tây Sơn truy đuổi phải vượt biển ra Côn Đảo lánh nạn, đem theo gia đình và các thuộc hạ thân tín. Tại đây, Nguyễn Ánh có ý định cho người liên hệ với Pháp để cầu viện đánh lại Tây Sơn. Thứ phi Phi Yến biết chuyện nên khuyên can chồng không nên “Cõng rắn cắn gà nhà”. Cho rằng Thứ phi có ý thông đồng với Tây Sơn để hại mình, Nguyễn Ánh nổi giận sai binh lính nhốt bà vào một hang đá trên một hòn đảo hoang, nằm ở phía Tây nam của đảo chính Côn Sơn, về sau hòn đảo này được gọi tên “Hòn Bà”.

Lễ hội giỗ bà Phi Yến tại An Sơn Miếu

Trên đường đào tẩu, con trai của Thứ phi Phi Yến và Chúa Nguyễn Ánh là Hoàng tử Cải (Hoàng tử Hội An) khóc lóc đòi mẹ, đã bị Nguyễn Ánh ném xuống biển, xác trôi dạt vào làng Cỏ Ống, được dân làng vớt, đem chôn và lập miếu thờ. Ngày nay miếu và mộ Hoàng tử Cải vẫn còn tại làng Cỏ Ống. Tương truyền, khi bị giam trong hang tối, Thứ phi đã được một con vượn bạch hái trái cây rừng và lấy nước suối nuôi sống, sau đó được một con cọp đen cõng ra khỏi hang đưa về làng Cỏ Ống, nơi có mộ Hoàng tử Cải. Sau khi được Hổ đen và Vượn trắng cứu và đưa về Cỏ Ống, bà Phi Yến đã ở lại đây ngày đêm chăm sóc phần mộ đứa con bạc phước. Một hôm, dân làng An Hải sang làng Cỏ Ống xin rước Bà về dự lễ đàn chay cho thêm phần long trọng. Đêm đó, tên đồ tể Biện Thi, vì không kìm lòng trước sắc đẹp của Bà đã lẻn vào phòng Bà định dở trò đồi bại. Hắn vừa chạm vào cánh tay thì Bà giật mình tri hô, để giữ gìn danh tiết, bà đã tự chặt đứt cánh tay của mình rồi sau đó tự vẫn vì cho là phẩm giá của một bà thứ Phi, vợ của Chúa đã bị xâm hại.

Từ câu chuyện của bà Phi Yến và hoàng tử Cải mà dân gian lưu truyền câu ca dao buồn: “Gió đưa cây cải về trời, Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”. Cảm phục người phụ nữ trung trinh tiết liệt, nhân dân làng An Hải đã lập miếu thờ bà với tên gọi An Sơn miếu. Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của lịch sử, công trình đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên vị trí và dáng vẻ ban đầu. Ngôi miếu nhỏ bé, được lợp ngói âm dương bình dị như ở bao làng quê khác, nằm giữa những tán cây rợp bóng mát, hoa lá xanh tươi bốn mùa. Vào ngày rằm, mồng một âm lịch hàng tháng, người dân địa phương và người đi biển thường đến viếng Bà để cầu sự may mắn, bình yên. Hiện nay, hàng ngày có hàng ngàn lượt du khách gần xa đến viếng, tham quan di tích này.

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người dân Côn Đảo; đồng thời, thông qua Lễ hội để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh về địa phương; thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuyên truyền quảng bá các giá trị khu di tích, danh thắng, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân dân trong việc thực hành, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, gắn kết với hoạt động du lịch, góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Duy trì và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân và du khách đối với các giá trị di sản văn hóa tại di tích An Sơn miếu.

Năm 2020 là năm tổ chức Lễ giỗ lần thứ 235 của Bà Phi Yến. Lễ giỗ tổ chức trong hai ngày, vào ngày 01/12/2020 (Nhằm ngày 17/10 âm lịch) tại An Sơn Miếu đã diễn ra các hoạt động TDTT, các trò chơi dân gian và các hoạt động giao lưu văn nghệ, đờn ca tài tử, với các tiết mục sân khấu hóa tái hiện lại cuộc đời của Bà Phi Yến. Cũng trong chiều cùng ngày, huyện Côn Đảo đã tổ chức lễ rước Bài vị của Hoàng tử Hội An từ Miếu Cậu ở Cỏ Ống về An Sơn Miếu. Nghi thức lễ rước Bài vị Hoàng tử Hội An được thực hiện rất quy mô, đẹp mắt và mới lạ. Vào 10 giờ 00 sáng ngày 18/10 âm lịch, ngày giỗ chính thức bà Phi Yến, hàng ngàn người dân địa phương và du khách nô nức hội tụ về khu vực An Sơn miếu với xiêm áo chỉnh tề tham dự Lễ hội giỗ Bà. Đúng 10 giờ 00 sáng, lễ giỗ chính thức bắt đầu, trong tiếng nhạc lễ rộn ràng nhưng trang nghiêm, từng đoàn tế lễ đại diện các Khu dân cư trong huyện thành kính dâng lên những sản vật của địa phương như các loại hương hoa, ngũ quả, xôi, chè… Sau đó Chủ tế đọc văn khấn, thành tâm cầu nguyện những điều tốt lành, mong quốc thái dân an, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, mọi người bình an mạnh khỏe.

Lễ hội giỗ Bà Phi Yến được tổ chức hàng năm là hoạt động văn hóa ý nghĩa của người dân Côn Đảo. Đây là niềm tự hào của địa phương, cũng là trách nhiệm của chính quyền và nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy những hoạt động văn hóa gắn với di tích, để những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong dân gian mãi được lưu truyền.

Nguồn tin: Hải Nhânhttps://condao.com.vn/

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Lễ Hội Giỗ Bà Phi Yến Ở Côn Đảo

Lễ hội giỗ bà Phi Yến ở Côn Đảo

du lịch côn đảo tham quan Miếu bà Phi Yến cách trung tâm thị trấn côn đảo khoảng 2km về phía tây nam nằm trên đường Hoàng Phi Yến, khu dân cư số 3. Theo truyền thuyết là nơi dân làng An Hải xưa phụng thờ người phụ nữ trung trinh tiết liệt, dám cản ngăn chồng bán nước cầu vinh. Người phụ nữ ấy là bà thứ phi Hoàng Phi Yến và ngôi miếu kia là An Sơn Miếu.

Những Lễ Hội Hấp Dẫn Tại Vũng Tàu

Truyền thuyết kể rằng, bà Phi Yến là thứ phi của Nguyễn Ánh (vua Gia Long). Vì muốn chống lại Tây Sơn, giữ lấy chiếc ngai vàng của mình, Nguyễn Ánh đã cầu viện giặc Pháp. Vì ngăn cản chồng “cõng rắn cắn gà nhà”, bà Phi Yến đã bị Nguyễn Ánh giam vào một hòn đảo nhỏ trên biển, còn hoàng tử Cải – con của bà và nguyễn Ánh thì bị ném xuống biển. Sau khi được Hổ đen và Vượn trắng cứu và đưa về Cỏ Ống, nơi có ngôi mộ con mình, bà Phi Yến đã ở lại đây ngày đêm chăm sóc phần mộ đứa con bạc phước. Một hôm, dân làng An Hải sang làng Cỏ Ống xin rước Bà sang dự lễ đàng chay cho thêm phần long trọng. Đêm đó, tên Biện Thi, vì không kiềm lòng được trước sắc đẹp của Bà đã lẻn vào phòng Bà định dở trò đồi bại. Hắn vừa chạm vào cánh tay thì Bà giật mình tri hô. Để giữ gìn danh tiết, bà đã tự chặt đứt cánh tay của mình rồi tự vẫn. Cảm phục người phụ nữ trung trinh tiết liệt, nhân dân làng An Hải đã lập miếu thời bà.

Hàng năm, vào trung tuần tháng 10 âm lịch, nhân dân Côn Đảo lại long trọng tổ chức lễ giỗ Bà. Người dân ở đây xem bà Phi Yến như một vị thần phò trợ cho cuộc sống của họ. Lễ hội bắt đầu từ đêm 17/10 âm lịch. Vào đêm này, Ban tổ chức Lễ giỗ bắt đầu bày cúng các loại hoa quả, xôi, chè và đãi khách thập phương. Người dân ở Côn Đảo cũng bắt đầu đến miếu để dâng lên những vật phẩm mộc mạc và thành tâm cầu xin những điều tốt lành, sau đó tham gia các hoạt động văn nghệ, vui chơi được tổ chức ở đây.

Đặc biệt là những người yêu thích đờn ca tài tử sẽ được dịp tham gia và thưởng thức suốt đêm loại hình nghệ thuật này. Khoảng 9giờ sáng ngày 18/10 âm lịch, lễ giỗ chính thức bắt đầu. Lễ vật là hương hoa, bánh và ngũ quả được xếp thành từng mâm đẹp mắt. Những người vào dâng lễ đội mâm lễ vật trên đầu xếp thành hàng. Trong nền nhạc lễ, đoàn đại diện các Đoàn thể, Khu dân cư trịnh trọng dâng lễ. Chủ lễ đọc văn khấn trong làn khói hương, trong điệu nhạc lễ dân tộc lúc réo rắc, khi trầm buồn. Tất cả tạo nên một không khí trang nghiêm, long trọng và cả sự xúc động. Sau phần tế lễ, nhân dân dự lễ và du khách sẽ được thưởng thức những món chay do nhân dân các Khu dân cư quyên góp và thực hiện.Với tấm lòng thành và tài nấu nướng khéo léo, các Khu dân cư đã mang đến lễ hội những món chay vừa ngon vừa đẹp mắt để dâng cúng và thếch đãi mọi người, nhưng cũng là để tưởng nhớ Bà đã bỏ mình trong một dịp lễ đàng chay tại làng An Hải.

Có thể nói, từ nhiều năm qua, ngày giỗ Bà đã trở thành một dịp để mọi người thành tâm khấn nguyện những điều may mắn, tốt đẹp cho gia đình, người thân, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đó chính là nhu cầu hướng vào tâm thánh thiện.

Lễ giỗ bà Phi yến mang ý nghĩa đặc biệt về văn hóa tinh thần của nhiều người dân Côn Đảo. Đây là niềm tự hào của nhân dân huyện nhà, cũng là trách nhiệm của chính quyền và nhân dân địa phương trong việc bảo vệ và phát huy những giá trị của di tích, đáp ứng nhu cầu văn hóa của nhân dân, trong đó có việc tổ chức lễ giỗ Bà – một hoạt động văn hóa gắn với di tích, để những giá trị văn hóa của di tích An Sơn miếu cũng như những truyền thống tốt đẹp trong dân gian được lưu truyền mãi mãi.

Lễ Giỗ Thứ 200 Ông Bà Chủ Chợ Cao Lãnh

Những góc nhìn khác nhau về tết Việt xưa, chủ yếu là vùng đồng bằng Bắc bộ và cung đình Huế, qua trang viết của những học giả trong và ngoài nước đăng trên Tạp chí Đông Dương (Indochine) trước năm 1945 được dịch và giới thiệu tới độc giả trong cuốn sách Tết Việt Nam xưa (MaiHaBooks và Nhà xuất bản Thế giới ấn hành) vừa mới ra mắt.

“Cái chết” của hàng loạt phim Việt ngoài rạp cho thấy cơ hội của phim độc lập Việt được làm từ các ê kíp làm phim mới và trẻ vốn đã chông gai, nay càng hẹp cửa ra hơn.

Các tuyến nhân vật mới xuất hiện trong phần 2 của Penthouse: Cuộc chiến thượng lưu hứa hẹn giúp nội dung phim thêm kịch tính, chứa đựng nhiều tình tiết bất ngờ.

Nếu người Huế được tiếng thâm trầm và kín kẽ, người Sài Gòn hào sảng, phóng khoáng thì mảnh đất nghìn năm văn hiến Thăng Long – Hà Nội lại gieo vào lòng người cảm giác trong trẻo của sự thanh lịch.

Lady Gaga đã biểu diễn quốc ca Mỹ, Jennifer Lopez nói tiếng Tây Ban Nha tại lễ nhậm chức của Tổng thống Joe Biden sáng 20.1 (giờ Mỹ), theo Reuters.

Sau loạt dự án âm nhạc ý nghĩa ca ngợi đất nước, con người Việt Nam như Những trái tim Việt Nam, Việt Nam tươi đẹp, Thank you – Những chiến binh thầm lặng…, Gala Nhạc Việt tiếp tục ra mắt sản phẩm âm nhạc mới mang đậm màu sắc văn hóa Việt để chào đón năm mới có tên Sắc màu quê hương, phát trên YouTube.

Lụa của nhà văn Ý Alessandro Baricco (nguyên tác tiếng Ý: Seta) được in lần đầu tiên vào năm 1996 và nhanh chóng trở thành hiện tượng văn học ở châu Âu, một best-seller quốc tế, gặt hái thành công từ giới phê bình đến công chúng.

Ngày 20.1, Tổng Lãnh sự quán Pháp tại chúng tôi chính thức công bố thành lập chứng nhận “Khẩu vị Pháp” (Goût français) cho các nhà hàng, cơ sở sản xuất, phân phối thực phẩm…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chương Trình Lễ Giỗ Bà Thứ Phi Hoàng Phi Yến Lần Thứ 235 Năm 2022 trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!