Cập nhật nội dung chi tiết về Cúng Thần Tài Ông Địa Vào Ngày Nào? Cúng Những Gì? mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khá nhiều người còn hoang mang vì không biết nên cúng Thần Tài Ông Địa vào ngày nào? Và khi cúng thì cầ chuẩn bị những lễ vật gì cho thích hợp, đúng cách để các ngài ngự dụng và phù hộ cho công việc buôn bán, gia đạo được thuận lợi, bình an và đúng sở nguyện của gia chủ.Để tìm hiểu những thông tin trên, kính mời quý độc giả cùng tham khảo những bài viết để có câu trả lời chính xác, từ đó sắm sửa, bày biện đủ lễ vật để cầu nhiều may mắn:
I. Nên cúng Thần Tài – Ông địa vào ngày nào để phát tài lộc?
Theo quan niệm dân gian cũng như phong tục lâu đời của nhân dân ta, trong mỗi gia đình, mỗi cửa hàng đều cần phải thỉnh Thần Tài – Ông Địa cầu may may với những ý nghĩa như sau:
Thần Tài: Vị thần này thờ cũng để cầu mong ông sẽ giúp gia chủ được nhiều may mắn, mua may bán đắt, hút tài lộc vào nhà, kéo khách vào cửa hàng, mọi việc đều thuận lợi và phát đạt.
Ông Địa: Đây là vị thần có chức trách giúp gia chủ bảo vệ nhà cửa tránh khỏi những điềm xui xẻo, vận xấu hoặc điều không may, thờ Ông Địa nhằm đảm bảo gia đạo bình an. Có nhiều người còn truyền miệng, nếu nhà có trộm hoặc điềm xấu vào nhà thì ông thổ địa sẽ báo mộng cho giả chủ nhà và bày cách giải vận xui.
Do vậy, việc xem ngày tốt để cúng Thần Tài – Ông Địa là rất quan trọng, vì việc này sẽ giúp năng lực của 2 vị thần này được phát huy tối đa, giúp may mắn, hút tài lộc cho giả chủ, cửa hàng kinh doanh. Nếu cúng vào ngày xấu sẽ làm giảm khả năng của hai vị thần này và thờ cúng kém linh nghiệm.
Các ngày tốt để bạn cúng Thần Tài thổ địa gồm các ngày sau: Đại An, Tốc Hỷ, Tiểu Cát vì những ngày đều có ý nghĩa riêng:
Ngày Đại An: Cúng 2 vị thần vào ngày này giúp cho gia đạo yên ấm, bình an, cửa hàng không có trộm cắp, làm ăn thua lỗ.
Ngày Tốc Hỷ: Ngày này sẽ giúp gia chủ thu hút tài lộc, của cải, hút khách vào cửa hàng.
Ngày Tiểu Cát: Cầu cái gì cũng được như sở nguyện, mọi việc thuận lợi, cầu gì cũng tốt, bình an.
Các chuyên gia phong thủy nói rằng nên vía Thần – Tài ông địa vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm và nên cúng vào buổi sáng lúc giờ Thìn (7 – 9h sáng) là đẹp nhất. Trước khi cúng thì nên lau dọn bàn thờ Thần Tài – Ông Địa cẩn thận.
THAM KHẢO NỘI DUNG: Cúng thần tài ông địa ngày 10 âm lịch
II. Khi cúng Thần Tài – Ông địa thì cần chuẩn bị những gì?
Lễ vật cúng Thần Tài – Ông Địa bao gồm: Hoa, tôm, cá lóc nướng, cua, heo quay, giấy tiền vàng mã, ngũ quả, rượu để cầu xin làm ăn phát đạt gặp nhiều may mắn và thuận lợi.
Ngoài ra, có một số địa phương rất kỹ lưỡng về vật thực cúng Thần Tài – Ông Địa theo từng tháng:
#Lễ cúng đồ mặn từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch:
1 bình bông vạn thọ
Ngũ quả ( trong đó có trái dừa )
5 nén hương
5 chum rượu nếp
2 cây nến
2 điếu thuốc lá
Gạo, muối hột và nước đầy 3 chum
Vàng bạc 2 miếng lớn
Bộ tam sên đã luộc: 1 miếng thịt, 1 trứng vịt, 1 con tôm (cua ).
#Lễ cúng đồ chay từ tháng 7 đến tháng 12 âm lịch: Đồ lễ y như trên (Trừ bộ tam sên) và cũng thêm bánh chay như là bánh ít, bánh tét…
Ngoài ra, dân gian khi cúng xong thường lấy vàng từ bàn thờ Thần Tài – Ông Địa để mang trên người để được nhiều may mắn cả năm.
1. Cách thỉnh Thần Tài – Ông Địa khi cúng
Khi thỉnh tượng Thần Tài – Ông Địa từ ngoài cửa hàng về gói trong giấy đỏ, sau đó đem vào chùa nhờ các sư tụng “Chú nnhập Thần” và chọn ngày tốt đem về nhà an vị. Sau đó nên dùng nước lá bưởi rửa tẩy rửa bàn thờ, đồ cúng và khấn vái bình thường.
Khi thỉnh Thần Tài – Ông Địa nên chọn tượng mặt tươi cười, sáng sủa, phương phi, tượng không nứt vỡ và toát lên vẻ phú quý thì Thần Tài – Ông Địa mới có linh khí, nếu không chỉ là bức tượng bình thường.
2. Những điều cần biết khi cúng Thần Tài – Ông Địa
Việc cầu xin tài lộc và điềm lành còn phụ thuộc và vận may, phước đức cũng như lòng thành của gia chủ khi cúng kiếng cho Thần Tài – Ông Địa:
Nên đốt nhang từ 6h – 7h sáng và chiều tối, mỗi lần đốt 5 cây nhang.
Thay nước uống, nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín.
Tránh để cho bụi bặm, vật nuôi làm ô uế, quậy phá bàn thờ Thần Tài – Ông Địa.
Hàng tháng nên lau bàn thờ bằng nước lá bưởi, tắm cho Thần Tài – Ông Địa vào ngày 14 âm lịch và cuối tháng bằng rượu pha nước.
Gạo, muối khi cúng xong thì cất dùng để trong gia đạo có tài lộc.
Vàng, bạc đốt ở ngoài, rượu rưới từ cửa ra vào đến trong nhà nhằm mang ý nghĩa đem lộc đến, vật thực như bộ tam sên, bánh trái nên chia nhau dùng.
#Những điều lưu ý không để thất lễ khi cúng Thần Tài – Ông Địa:
Tượng Thần tài – Ông Địa phải luôn giữ sạch sẽ, khô thoáng để thể hiện lòng thành kính. Cần dùng một cái khăn sạch lau riêng cho tượng Thần Tài – Ông Địa.
Khi cúng Thần Tài – Ông Địa nên ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, không mặc đồ hở hang, rách rưới nhằm thể hiện lòng tôn kính. Kiêng kỵ nói tục chửi thề trước, trong và sau khi cúng.
Không đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa trước cửa phòng tắm hoặc gần nơi để thùng rác, tủ quần áo để tránh làm ô uế, vấy bẩn các vị thần.
Không đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa ở lối đi lại để tránh ồn ào làm mất sự thanh tịnh và trang trọng của nơi thờ cúng.
⇒ Khi thờ cúng, nên dùng nến hoặc đèn dầu, tránh dùng đèn diện tử nhấp nháy dễ tạo môi trường khí xấu, ảnh hưởng tài vận và việc thờ cúng.
Sắm Lễ Vật Cúng Thần Tài Gồm Những Gì, Cúng Ngày Thần Tài Thế Nào, Vào Giờ Nào Chuẩn Nhất?
TS Nguyễn Thị Hồng – Chuyên gia nghiên cứu văn hóa Việt Nam cho biết, tục cúng bái Thần Tài vốn là một nét văn hóa tín ngưỡng lâu đời trong dân gian. Theo quan niệm người xưa, Thần Tài là vị thần chuyên quản Tài – Phúc – Phú – Quý mang đến sự sung túc, tài lộc và may mắn. Việc nghênh đón Thần Tài đầu năm bằng những hành động như sắm lễ, dọn dẹp nhà cửa đều có nhiều ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người dân.
TS Nguyễn Thị Hồng cũng bày tỏ, xét ở góc độ tín ngưỡng ngày xưa, việc thờ cúng Thần Tài trong ngày mùng 10 tháng Giêng thường chỉ cần những lễ lạt, món ăn như gà quay, thịt lợn quay, hoa quả tươi gắn liền với đời sống thường ngày của người dân.
Điều quan trọng là lòng thành chứ không nhất thiết phải mua hay tích trữ vàng trong ngày này. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng mua thêm vàng vào ngày Thần Tài sẽ càng thêm may mắn và tài lộc, đồng thời tăng khả năng tích trữ của cải nên nhiều người theo số đông đổ đi mua vàng.
Ngoài ra, các cửa hàng kinh doanh, buôn bán vàng cũng nhân đây là một dịp kích cầu nên tạo nhiều chương trình khuyến khích mua vàng, dần dần biến việc mua vàng ngày Thần Tài thành một tục lệ không thể thiếu trong ngày đầu năm.
Lễ vật cúng thần tài gồm những gì?
Thần Tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài. Cúng Thần Tài rất phổ biến trong giới kinh doanh, họ cúng Thần Tài quanh năm. Tuy nhiên ngày mùng 10 Âm lịch hàng tháng được dân gian xem là ngày vía Thần Tài.
Ngày thường cúng hoa quả, đồ chay còn ngày vía này người ta cúng mặn với cỗ tam sên gồm 1 miếng thịt, 1 con tôm, 1 quả trứng luộc.
Ngoài ra, dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần Tài, cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm.
Riêng hoa cúng Thần Tài, không nên dùng hoa giả, cần mua hoa tươi, có nụ, có hương thơm càng tốt. Quả cũng không nên dùng quả nhựa mà nên cúng Thần Tài bằng quả tươi, ngon. Người ta thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt để cúng.
Ngoài ra, cúng Thần tài còn có khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.
Cúng ngày vía Thần Tài vào giờ nào tốt?
Theo các chuyên gia phong thủy, bàn thờ Thần Tài chỉ được lập ở những nơi góc nhà. Bàn thờ là một chiếc khảm nhỏ, bên trong khảm là bài vị Thần Tài. Trước bài vị là bát hương kê trên một khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.
Mọi người cần lưu ý khi thực hiện lễ cúng Thần Tài, dân kinh doanh cúng Thần Tài tại văn phòng giao dịch hoặc nơi họ buôn bán để lấy may đầu năm chứ không nên làm ở đình, chùa. Những người không kinh doanh có thể cúng tại nhà hoặc ở các đình, đền địa phương.
Lễ thần tài nên đặt trong nhà, tránh để lộ thiên ngoài ban công hay sân thượng. Bởi dân gian cho rằng lễ cúng để ngoài trời sẽ bị vong lang thang phá phách, gây tổn hại đến chính chủ nhà.
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng nên thắp hương Thần Tài vào buổi sáng lúc 7 – 9h (giờ Thìn) là đẹp nhất.
Phong Linh (tổng hợp)
Cúng Ông Địa Thần Tài Gồm Những Gì? Hướng Dẫn Cách Thờ Cúng!
Từ lâu thờ cúng Thần Tài Ông Địa đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt. Tuy nhiên, khác với tục thờ cúng gia tiên – những người đã khuất trong gia đình. Thần Tài – Thổ Địa là những vị thần chỉ nên được thờ cúng trong những gia đình kinh doanh, buôn bán.
Dù quen thuộc là thế, nhưng đối với những ai lần đầu thờ cúng chư vị sẽ không tránh khỏi những sai sót hoặc cảm thấy hoang mang vì không biết cúng Ông Địa Thần Tài gồm những gì? Cách thờ cúng Ông Địa – Thần Tài đúng phong tục?
Tìm hiểu về phong tục thờ cúng Thần Tài – Ông Địa
Thần Tài – Ông Địa là hai vị thần quen thuộc với đời sống tâm linh của người phương Đông, đặc biệt là người Việt. Và khi nhắc đến họ, chắc hẳn mọi người điều biết đây là những vị thần mang đến sự bình an, yên ổn, cầu tài lộc, may mắn cho công việc làm ăn, buôn bán.
Bàn thờ Ông Địa – Thần Tài chỉ gồm 1 ông địa và 1 ông Thần Tài. Nhưng theo tương truyền, cả ông Địa và ông Thần Tài đều đại diện cho 5 vị thần khác. Cụ thể:
Thần Thổ Địa sẽ đại diện cho 5 vị thần: Đông Phương Thanh Đế, Tây Phương Bạch Đế, Nam Phương Xích Đế, Bắc Phương Hắc Đế, Trung ương Huỳnh Đế – bốn vị thần cho 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc và một vị thần trung tâm.
Ông Địa trong nhân gian là người có bụng phệ, nụ cười phúc hậu, mặt tròn và để ngực trần, tay cầm quạt và đầu quấn khăn.
Người Việt thờ Ông Địa để cầu sự bình an cho nơi sinh sống, bảo vệ gia súc, mùa màng bội thu.
Thần Tài là vị thần đại diện cho 5 vị thần khác bao gồm: Thanh Thần Tài, Xích Thần Tài, Bạch Thần Tài, Hoàng Thần Tài, Hắc Thần Tài.
Về nhận dạng, Thần Tài là vị ăn mặc chỉnh tề, đầu đội mũ mão, tay cầm kim ngân lượng, tay khác cầm quạt.
Thờ cúng Thần Tài gia chủ cầu mong sự may mắn, tiền tài trong công việc kinh doanh, buôn bán.
Bạn có biết thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa thế nào là đúng phong tục, lễ nghi? Cúng Ông Địa Thần Tài gồm những gì? Lễ vật cúng Thần Tài Ông Địa ngày mùng 10 bao gồm thứ gì?
Cách thờ cúng Ông Địa Thần Tài
Gia chủ nên thờ cúng Thần Tài – Ông Địa hàng ngày và đặc biệt nên chuẩn bị lễ vật cúng bái trong ngày đặc biệt như ngày rằm, mùng 1 hay mùng 10 tháng giêng – ngày vía Thần Tài.
Hướng dẫn cách thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa hàng ngày
Việc thờ cúng Thần Tài Ông Địa hàng ngày là cách để gia chủ luôn nhận được sự bình an và may mắn trong vấn đề kinh doanh.
Đối với việc thờ cúng mang tính chất thường xuyên, gia chủ chỉ cần chuẩn bị đồ cúng đơn giản, không cần quá cầu kỳ tránh mất thời gian.
Thắp hương nên được thực hiện vào những khung giờ hoàng đạo trong ngày như lúc sáng sớm và lúc chập tối từ 18h00 – 19h00. Nên đốt hương theo số lẻ và 5 cây là tốt nhất.
Bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh bàn thờ, thay nước cho bình hoa tránh để hoa có mùi, úng héo.
Thờ cúng Thần Tài – Ông địa ngày vía Thần Tài, ngày rằm, mồng một
Gia chủ có thể không cần thắp nhang, thờ cúng Ông Địa – Thần Tài mỗi ngày nhưng nhất định phải thờ cúng vào những ngày đặc biệt quan trọng như: vía Thần Tài, mùng 1, ngày rằm hàng tháng.
Nếu ai đó thắc mắc và hỏi cúng Ông Địa Thần Tài gồm những gì trong các ngày đặc biệt trên. Vậy thì chúng tôi cũng xin trả lời là, gia chủ nên chuẩn bị thuốc lá, cà phê, chuối xiêm cho ông Địa. Với Thần Tài bạn nên chuẩn bị lễ vật là cua biển, tôm, chuối chín.
Ngoài những lễ vật kể trên, khi thờ cúng ông Địa Thần Tài bạn cũng nên chuẩn bị thêm các món như: gà luộc, vài món mặn, nhang đèn, nước trắng, trái cây và bình hoa tươi để tỏ lòng thành tâm.
Cúng Ông Địa Thần Tài gồm những gì? Mâm cúng gợi ý
Theo phong tục thờ cúng Thần Tài – Ông Địa Truyền thống, bạn cần chuẩn bị mâm lễ vật cúng ngày vía Thần Tài mùng 1 Giêng gồm có:
“Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư vị Phật, Chư Phật mười phương.
Con lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần Tài tiền vị.
Kính lạy các ngài Thần linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là:…………………………Tuổi:…………………..
Ngụ tại…………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………………(âm lịch).
Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. (Gia chủ có thể tùy biến đoạn này, mong gì thì cầu đó).
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)”
Mong rằng với chia sẻ có trong bài viết trên đã giúp mọi người biết được cách thờ cúng Thần Tài – Ông Địa trong những ngày thường cho đến các ngày như vía Thần Tài, mùng 1 hay ngày rằm hàng tháng và đặc biệt là nắm được đáp án cho câu hỏi: Cúng Ông Địa Thần Tài gồm những gì?
Cách Chọn Ngày Thỉnh Ông Địa Thần Tài Vào Nhà Chiêu Tài Hút Lộc
Vì sao cần phải xem chọn ngày thỉnh Thần Tài Ông Địa?
Từ xưa ông bà đã quan niệm, mỗi nhà hay mỗi cửa hàng buôn bán nên cần có 1 bàn thờ Thần Tài Ông Địa. Theo phong thủy việc thờ cúng đúng ngày giờ sẽ có thể giúp cho công việc làm ăn buôn bán luôn thuận lợi gặp nhiều may mắn, hạnh phúc. Mặc dù việc thờ cúng Thần Tài Ông Địa là công việc diễn ra hằng ngày. Nhưng trong 1 tháng, 1 năm luôn có những ngày được chọn để làm ngày cúng chính để thỉnh Thần Tài Ông Địa. Người xưa thường quan niệm rằng việc lập lễ cúng tượng Thần Tài Thổ Địa vào những ngày này sẽ được thần linh phù hộ cho việc làm ăn, buôn bán.
Ý nghĩa việc thờ cúng các cụ Thần Tài – Thổ Địa
Ông Địa sẽ giúp chủ nhà bình an, tránh khỏi được những xui xẻo. Người xưa cho rằng nếu người xấu hoặc có kẻ trộm vào nhà thì Ông Địa sẽ báo mộng trước cho chủ nhà biết để đề phòng.
Ý nghĩa của ông Thần Tài: sẽ giúp chủ nhà gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống và làm ăn được buôn may bán đắt. Giúp thu hút được nhiều tài lộc.
Thường thì ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng được xem là ngày tốt để mọi người có thể thỉnh ông địa thần tài. Lý do vì đây là ngày mà Thần Tài sẽ bay trở về trời.
Nếu như bạn thỉnh Ông Địa Thần Tài vào ngày này sẽ gặp rất nhiều may mắn và phú quý. Nhưng chủ nhà cần lưu ý, trước khi thỉnh ông địa thần tài về nhà thì chủ nhà phải bọc vị thần này trong giấy đỏ hay trong hộp sạch từ cửa hàng sau đó thỉnh ông vào chùa và nhờ các sư thầy chú nguyện nhập thần, tiếp đó mới thỉnh ông về nhà thờ được.
Bên cạnh chọn ngày tốt thì bạn cần chọn luôn cả giờ tốt để thỉnh vị thần này về nhằm cầu mong sự may mắn & bình an. Trong đó đặc biệt lưu ý đến các khung giờ tốt như:
Tốc Hỷ: Là khoảng thời gian từ 9h đến 11h và 21h đến 23h, là khoảng thời gian tốt để cầu may mắn và bình an cho gia đình.
Đại An: Là khoảng thời gian từ 5h đến 7h và từ 17h đến 19h là khoảng thời gian cầu may mắn trong việc làm ăn, buôn bán.
Tiểu Cát: Là khoảng thời gian từ 1h đến 3h và từ 13h đến 15h là khoảng thời gian cầu gia đạo và sức khỏe.
Một vài lưu ý khi chọn ngày thỉnh Ông Địa Thần Tài
Khu vực thờ cúng cũng như khu vực xung quanh luôn cần phải sạch sẽ, trang nghiêm. Tuyệt đối không đặt bàn thờ gần phòng vệ sinh, bếp, khu vực bẩn thỉu.
Không nên rước thỉnh ông địa thần tài vào tháng cô hồn (tháng 7)
Trên bàn thờ cần phải có 3 chén thờ đựng rượu, muối, gạo & bát nước minh đường tụ thủy
Nên xem hướng đặt bàn thờ Thần làm sao cho phù hợp với tuổi, mệnh để có thể tránh những điều đại kỵ gây hao hụt tài lộ
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cúng Thần Tài Ông Địa Vào Ngày Nào? Cúng Những Gì? trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!