Đề Xuất 3/2023 # Điều Trị Co Cứng Cơ Sau Tai Biến Mạch Não Tại Khoa Thần Kinh Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Thanh Hóa # Top 3 Like | Herodota.com

Đề Xuất 3/2023 # Điều Trị Co Cứng Cơ Sau Tai Biến Mạch Não Tại Khoa Thần Kinh Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Thanh Hóa # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Điều Trị Co Cứng Cơ Sau Tai Biến Mạch Não Tại Khoa Thần Kinh Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Thanh Hóa mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Điều trị co cứng cơ sau tai biến mạch não tại khoa Thần kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa

                            Thạc sĩ-Bác sĩ: Đoàn Thị Bích

ĐỊNH NGHĨA: “Co cứng là tình trạng tăng lên của phản xạ trương lực (trương lực cơ) phụ thuộc vào tốc độ kéo giãn kèm theo sự phóng đại của các phản xạ gân xương do cung phản xạ cơ bị kích thích quá mức, co cứng là một thành phần nằm trong hội chứng Nơ ron vận động trên”.Lance JW (1980). Là một rối loạn trương lực cơ do nguyên nhân tổn thương TKTW đặc trưng bởi sự tăng sức cản khi vận động thụ động một đoạn chi thể. Trương lực cơ tăng do mất những thông tin ức chế từ trên xuống( bó lưới tủy) gây nên tăng kích thích của thoi vận động cơ và neuron anpha.

CÁC YẾU TỐ LÀM TĂNG CO CỨNG:

Nhiễm trùng đường niệu, táo bón, móng chân mọc quặp vào trong, loét tì đè, nẹp chỉnh hình hoặc xe lăn quá chật.

CÁC MẪU CO CỨNG:

–  Toàn thể: chấn thương sọ não, xơ cứng rãi rác.

–  Khu trú: tai biến mạch máu não.

–  Theo vùng: chấn thương tủy sống.

CÁC TRIỆU CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN CO CỨNG:

– Đau

– Cứng đờ

– Rung giật(clonus)

– Cơn co thắt các cơ gấp và duỗi (flexor and extensor spams)

– Điều hợp và kiểm soát các vận động tinh vi kém

– Biến dạng khớp

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY CO CỨNG:

– Tai biến mạch máu não

– Bại não

– Chấn thương sọ não

– Tổn thương tủy sống

– Các bệnh thoái hóa myelin: xơ cứng rãi rác, cơ cứng cột bên teo cơ.

– Các bệnh thoái hóa thần kinh: thoái hóa tiểu não

– Các bệnh khác.

 CÁC KHIẾM KHUYẾT PHỐI HỢP VỚI CO CỨNG:

–  Cơ bị rút ngắn, yếu cơ

–  Cơ hoạt động quá mức phụ thuộc sự kéo dãn, bao gồm co cứng đồng động, co cứng loạn trương lực cơ.

Do đó có 3 giải pháp làm giảm tác động có hại của co cứng là:

–  Kéo dài cơ.–  Tập vận động.–  Giãn cơ tại chỗ.

 CÁC MẪU CO CỨNG CHI DƯỚI:

–  Bàn chân duỗi, nghiêng trong.

–  Ngón chân gấp. quắp

–  Duỗi gối

–  Khép đùi

–  Háng gấp.

CÁC MẪU CO CỨNG CHI TRÊN

–  Khép vai

–  Gấp khuỷu

–  Cẳng tay quay sấp

–  Gấp cổ tay

–  Bàn tay nắm chặt

–  Ngón tay cái khép và gấp vào gan tay

CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ

1. Co cứng nặng ảnh hưởng đến chức năng:

–  Ảnh hưởng đến đặt tư thế bệnh nhân trên giường hoặc xe lăn.

–  Ảnh hưởng đến vận động

–  Ảnh hưởng đến thực  hiện các hoạt động chăm sóc sinh hoạt hàng ngày.

–  Ảnh hưởng đến vệ sinh bản thân: ví dụ co cứng các cơ khép làm ảnh hưởng đến việc đặt thông tiểu, co cứng các cơ gấp bàn và ngón tay gây khó khăn cho việc mở lòng bàn tay

2. Co cứng nặng có thể dẫn đến những biến chứng: loét da, đau, biến chứng khớp ( ví dụ trật khớp háng do co cứng các cơ khép).

 ĐIỀU TRỊ CO CỨNG

Các phương pháp vật lý trị liệu và vận động trị liêu:

–   Đứng trên bàn nghiêng quay ( đặc biệt giảm co cứng sau chấn thương tủy sống).

–   Các bài tập kéo dãn đều đặn ( phòng ngừa co rút và duy trì tầm vận động khớp)

–   Nẹp hoặc bó bột chu kỳ( duy trì vị trí ức chế phản xạ kéo dãn của chi bi co rút và phòng ngừa co rút)

–   Kích thích điện: kích thích qua da, kích thích thần kinh cơ, cột sống ( còn tranh luận)

Thuốc uống: diazepam, baclofen, dantrolene sodium, tizanidine

Điều trị tại chỗ : Tiêm phenol, botilinum toxin

Bơm thuốc trong màng cứng: baclofen

Các phương pháp phẫu thuật:

–   Các phương pháp phá hủy: cắt bỏ tủy hoặc cát bỏ cột tủy

–   Phương pháp chỉnh hình: kéo dài, giải phóng hoặc chuyển gân

–   Các phương pháp đặc biệt:cắt chọn lọc các rế sau ở trẻ bại não, phẫu thuật xương để sữa các biến dạng.

PHƯƠNG PHÁP TIÊM TẠI CHỖ BOTILINUM TOXINE  TYPE A. (BD: Dysport, Botox).

Cơ chế: Chặn dẫn truyền qua bản vận động thần kinh cơ ( ngăn cản việc giải phóng Achetylcholin từ các đầu tận màng trước synap thần kinh). Chặn có chọn lọc các cơ co cứng.

Ưu điểm của điều trị co cứng bằng Botilinum Toxin (Dysport):

–   Có hiệu quả trong các trường hợp co cứng mãn tính

–   Hiệu quả tại chỗ, ít hoặc hiếm có tác động toàn thân

–   Kết quả tốt khi kết hợp với các phương pháp điều trị khác: bó bột, đặt nẹp, VLTL

–   Có thể tiêm nhắc lại nếu cần thiết

–   Tác dụng phụ nếu có thường tại chỗ tiêm và hồi phục lại được

Hạn chế của điều trị co cứng bằng Botilinum Toxin (Dysport)

–   Hiệu quả kéo dài 4-6 tháng ( xuất hiện các chồi synap thần kinh mới để nối các sợi cơ – trương lực cơ quay trở lại).

–   Không chỉ định trong co cứng  toàn thể

–   Thường đòi hỏi phải tiêm nhắc lai để duy trì các kết quả lâm sàng.

Kỹ  thuật tiêm Botilinum Toxin (Dysport)

–   Lựa chọn cơ mục tiêu đúng để tiêm, cơ mục tiêu được xác định bằng mốc giải phẫu, máy kích thích điện, máy điện cơ

–   Đòi hỏi cần có kiến thức về giải phẫu chức  năng và các mốc  giải phẫu

–   Tiêm trong cơ

–   Liều tiêm cho từng cơ thay đổi tùy theo mức độ co cứng, độ lớn của cơ và mục tiêu điều trị.

Các lần tiêm cách nhau 4-6 tháng.

Hình 11: Máy kích thích điện và kim

Điều trị sau tiêm:

–   Tập vận động trị liệu và hoạt động trị liệu: các mục tiêu chức năng của chi, kéo dãn các cơ được tiêm, tập mạnh và tạo thuận các  cơ đối vận

–   Nẹp hoặc bó bột chu kỳ làm tăng tác dụng của Botilinum Toxin

–   Giảm liều thuốc uống

Đánh giá lại bệnh nhân sau tiêm Botilinum Toxin (Dysport).

–   Khám lâm sàng

–   Đánh giá chức năng

Hiện nay kỹ thuật tiêm Botilinum Toxin (Dysport) cho bệnh nhân liệt co cứng nửa người sau TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO (như các mẫu co cứng ở chi trên và chi dưới đã trình bầy ở trên) đã đuợc triển khai thường qui tại khoa THẦN KINH BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA. Sau một tháng tất cả các bệnh nhân đều được đánh giá lại, kết quả cho thấy đều đáp ứng tốt với thuốc Dysport (Chỉ số Ashwoth được cải thiện rõ rệt). Đây là kỹ thuật mới đem lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân, đặc biệt thuốc Dysport hiện nay đã được bảo hiểm y tế chi trả (giá của 1 lọ thuốc 500UI gần 7 triệu, bệnh nhân tiêm tối đa 1 lần 2 lọ 500UI) và thời gian vào viện để tiêm thuốc mất khoảng 2 đến 3 ngày. 

Phục Hồi Chức Năng Cho Người Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não

BSCK2. HUỲNH TẤN VŨ

Giảng viên Trường Đại Học Y Dược TP HCM

Cố vấn chuyên môn Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế S.I.S Cần Thơ

Liệt nửa người hay đột quỵ là thuật ngữ để mô tả trường hợp giảm chức năng đột ngột nửa người bên trái hoặc bên phải do tổn thương của động mạch não.

Tỉ lệ tử vong do TBMMN còn cao và di chứng thường nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe lao động và cuộc sống không chỉ với người bệnh mà còn ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.

            Liệt nửa người là liệt một tay, một chân và thân cùng bên (có thể kèm theo liệt mặt hoặc không)

Nguyên nhân

Tai biến mạch máu não:

Nhồi máu não: Thiếu máu não cục bộ, chiếm 80% trong TBMMN, xảy ra khi một mạch máu bị tắc hoặc nghẽn, khu vực não mà mạch máu đó cung cấp bị thiếu máu và hoại tử.

Xuất huyết (chảy máu) não chiếm 20% trong TBMMN: Máu thoát ra khỏi thành mạch chảy vào nhu mô não

Các nguyên nhân khác: Bại não, viêm não, viêm màng não, chấn thương sọ não, vỡ phình mạch não, bệnh tim mạch, u não…

Triệu chứng: Tùy theo nguyên nhân liệt nửa người, các triệu chứng có thể biểu hiện ở các mức độ liệt nặng nhẹ khác nhau. Bao gồm:

Liệt: liệt một tay, một chân cùng bên, có thể có liệt mặt cùng bên hoặc đối bên với chi bị liệt. Ban đầu liệt mềm, sau chuyển sang liệt cứng (tổn thương trung ương) với tăng trương lực cơ, phản xạ gân xương, cảm giác. Mẫu co cứng thường xuất hiện ở giai đoạn hồi phục, thể hiện bằng hiện tượng co cứng gấp ở chi trên và co cứng duỗi ở chi dưới.

Rối loạn cảm giác: Tê, đau, rát, giảm hoặc mất cảm giác bên liệt.

Rối loạn tri giác: có thể hôn mê, vật vả, kích thích…

Rối loạn tâm thần: có thể có hoặc không sau khi bị bệnh

Rối loạn ngôn ngữ: tùy vùng não bị tổn thương mà có thể có các rối loạn về ngôn ngữ: thất ngôn, nói khó, nói ngọng, mất khả năng hiểu ngôn ngữ, mất khả năng diễn đạt ngôn ngữ.

Rối loạn thị giác: bán manh (mất một nữa thị trường một hoặc 2 mắt).

Các hậu quả của bất động: có thể có các thương tật thứ cấp như: loét do đè ép, teo cơ,

Cứng khớp, cốt hóa lạc chỗ, huyết khối tĩnh mạch, bội nhiễm phổi hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu…

Mẫu co cứng thường gặp

 Đầu: Nghiêng sang bên liệt, mặt quay sang bên lành.

Chi trên: Co cứng gấp với:

Xương bả vai bị kéo ra sau, đai vai bị đẩy xuống dưới. Khớp vai khép và xoay trong.

Khớp khủy gấp, cẳng tay quay sấp.

Khớp cổ tay gấp mặt lòng, hơi nghiêng về phía xương trụ, các ngón tay gấp, khép.

Thân mình: Bị co ngắn và kéo ra sau.

Chi dưới: co cứng duỗi với: Hông bị kéo lên trên và ra sau. Khớp háng duỗi, khép và xoay trong. Khớp gối và khớp cổ chân duỗi, các ngón chân khép, bàn chân nghiêng trong.

Trong phục hồi chức năng, phần quan trọng là phòng ngừa co cứng và sử dụng các kĩ thuật cơ bản, các bài tập để chống lại mẫu co cứng.

Các nguyên tắc trong phục hồi chức năng cho người bệnh TBMMN

Phục hồi chức năng phải được bắt đầu càng sớm càng tốt ngay sau đột quỵ, mỗi giai đoạn có các kỹ thuật phục hồi khác nhau phù hợp với tình trạng cụ thể của người bệnh trong giai đoạn đó. Những nghiên cứu về tập sớm nhất cho bệnh nhân thì nên tập sau 24 tiếng thì có lợi hơn là tập trước 24 tiếng sau khi xảy ra đột quỵ. Nếu tập sớm quá thì những đột quỵ như xuất huyết não tăng nguy cơ tử vong, làm giảm mức độ phục hồi đặc biệt là phục hồi về những di chứng trong vận động. Đối với tổn thương đột quỵ do nhồi máu não, nếu tập trước 24h thì sẽ tăng mức độ khối máu não, không có lợi cho bệnh nhân. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên rằng bệnh nhân nên tập sau 24h thì có hiệu quả tốt hơn. Giai đoạn đầu của bệnh người bệnh nên tập trong các tư thế thụ động và kết hợp thêm các tư thế chủ động nhẹ nhàng tại chỗ. Thường sau 48 – 72 tiếng, bệnh nhân mới bắt đầu tập các bài tập chủ động.

Đảm bảo thông khí: Nằm nghiêng; loại bỏ dị vật trong miệng; hút đờm rãi khi cần; Bệnh nhân hôn mê Glasgow < 8 điểm, có ứ đọng đờm rãi phải đặt nội khí quản, thở máy.

Theo dõi sát các chỉ số sinh tồn để có biện pháp xử trí kịp thời

Kiểm soát huyết áp: Với bệnh nhân xuất huyết não khi huyết áp bằng hoặc trên 200/120 mmHg cần hạ huyết áp. Với bệnh nhân thiếu máu não cục bộ chỉ nên hạ huyết áp vừa phải, nên duy trì huyết áp ở mức 150/90mmHg

Chăm sóc toàn diện: Đảm bảo dinh dưỡng, chống loét, điều chỉnh nước, điện giải, đường máu, chống nhiễm trùng,

Cơ thể con người là một khối thống nhất nên trong quá trình tập luyện phải chú ý đến toàn bộ cơ thể với các bài tập vận động cân xứng cả hai bên hướng theo các mẫu vận động bình thường, không sử dụng bên lành bù trừ hoặc thay thế cho bên bị liệt.

Bằng mọi cách có thể phải làm cho trương lực cơ trở lại bình thường hoặc gần bình thường trước khi thực hiện vận động, đảm bảo vận động được dễ dàng hơn theo các mẫu vận động bình thường mà trước khi bị liệt người bệnh đã sử dụng.

Tập và hướng dẫn người bệnh vận động theo các cách mà trước khi bị liệt họ đã làm với các mẫu vận động bình thường, sử dụng các bài tập, các kỹ thuật vận sống và sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Khả năng phục hồi tốt nhất của bệnh nhân từ 1 đến 6 tháng sau khi bị  liệt, trong quá trình tập luyện cần phát huy tính tích cực và chủ động của ngưòi bệnh và gia đình, hướng dẫn người bệnh và gia đình để họ có thể tự thực hiện được các bài tập.

Mục tiêu phục hồi chức năng vận động:

Phục hồi và biết tự sử dụng các động tác trong sinh hoạt đời sống hàng ngày, hạn chế dần sự trợ giúp của người khác, tự chủ dần trong các sinh hoạt cá nhân khi ăn uống, đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, đại tiểu tiện

Tự di chuyển được, giảm dần việc người khác trợ giúp như ngồi, đứng, đi lại, sử dụng nạng, sử dụng xe lăn. Tự đi lại được là mục tiêu rất quan trọng vì nó tạo điều kiện thay đổi cơ bản cuộc sống, đặc biệt đối với hoàn cảnh chúng ta khi chưa có phương tiện di chuyển hiện đại cho người liệt.

Lao động được là cơ sở hội nhập và bình đẳng xã hội, trở lại nghề nghiệp cũ hoặc thích nghi với nghề mới,….

Những yêu cầu cơ bản:

Ứng dụng phục hồi chức năng sớm, kỹ thuật hợp lý dựa theo mục tiêu và điều kiện cụ thể của gia đình.

Tập vận động từ động tác cơ bản giản đơn đến động tác hiệp đồng phức tạp và sử dụng động tác hữu ích trong sinh hoạt cuộc sống. Ứng dụng vận động thụ động, có giúp sức, chủ động. Coi vận động chủ động và sử dụng động tác hữu ích là cơ bản của phục hồi vận động.

Tập vận động trên cơ sở lượng giá khả năng vận động khớp, sức cơ, tình trạng co cứng tăng trương lực, nhận thức động tác chủ động… Nên so sánh với bên lành. Chú ý các mốc quan trọng của quá trình phục hồi vận động: động tác chủ động, sử dụng động tác hữu ích, thay đổi tư thế, đứng và đi lại

Quá trình phục hồi vận động chịu ảnh hưởng của tình trạng tri thức và ngược lại cũng thúc đẩy hồi phục tri thức, cho nên trong quá trình PHCN cần quan tâm cả 2 mặt để thúc đẩy lẫn nhau cùng tiến bộ. PHCN vận động sau TBMMN là một quá trình tái rèn luyện, tái thích nghi nên thường phải kiên trì lâu dài. Tuy nhiên có trường hợp mất khả năng phục hồi không đáng kể, trở thành tàn tật thì việc phát huy chức năng bù đắp thay thế của bên lành tuy bất đắc dĩ nhưng cần thiết và phải tập thích ứng với tình trạng thực tế.

Cần tận dụng các điều kiện có thể của gia đình trong PHCN vận động: nhân lực, dụng cụ trợ giúp tự tạo kỹ thuật giản đơn, điều kiện giao tiếp.

Một số kỹ thuật phcn vận động cơ bản:

Trong PHCN có 2 mục tiêu chính: chống mẫu co cứng và phục hồi khả năng vận động tự chủ của bên liệt. Về kỹ thuật có thể phân theo giai đoạn (mất ý thức, liệt mềm, liệt cứng, hiệp đồng và sử dụng động tác)… Để thuận tiện trong thực hành xin nêu một số kỹ thuật theo những mục tiêu, tùy theo tình trạng bệnh nhân để ứng dụng.

Tư thế mẫu chống co cứng: liệt nửa người do TBMMN lúc đầu là liệt mềm (nhẽo) sau đó dần chuyển sang liệt cứng với mẫu co cứng rất đặc trưng: cánh tay khép, cẳng tay gấp, ngón chân gấp, chân duỗi và đổ ra ngoài, bàn chân duỗi, đầu nghiêng bên liệt. Cùng với tăng trương lực cơ bệnh nhân không còn khả năng điều khiển bên liệt theo ý muốn. Mẫu co cứng bệnh lý này đã trở ngại lớn cho vận động. Cho nên ngay từ đầu càng sớm càng tốt cần có biện pháp chống mẫu co cứng bệnh lý từ trong giai đoạn liệt mềm.

Để chống mẫu co cứng đến nay chủ yếu vẫn dùng kỹ thuật “tư thế” trong nằm ngửa, nằm nghiêng bên liệt, năm nghiêng bên lành với vị thế của chi liệt ngược lại với mẫu co cứng như: tay duỗi và dang (cánh tay, cẳng tay, bàn tay, ngón tay), chân gấp (đùi, cẳng chân, bàn chân và cẳng chân 900) và xoay đùi vào trong, đầu thẳng. Kể cả bệnh nhân hôn mê cũng cần để ở tư thế này nếu được nhất là trong giai đoạn liệt mềm. Khi đã chuyển sang liệt cứng, mẫu co cứng hình thành thì phục hồi bằng tư thế cũng rất cần thiết, có thể sử dụng một số phương tiện như gối kê, bao cát đè, chất xốp để đệm ngón tay, ngón chân, nẹp vuông góc của bàn chân v.v… Khi bệnh nhân đã ngồi hay đứng đi cũng cần tiếp tục chống mẫu co cứng bằng tư thế.  Ngoài ra có thể xoa bóp nhẹ nhàng kết hợp với vận động thụ động các khớp bên chi liệt để vừa giảm trương lực cơ, vừa tăng dinh dưỡng và duy trì tầm vận động khớp.

Duy trì vận động bên lành: liệt nửa người do TBMMN là do tổn thương thần kinh trung ương ở não bên ngoài các triệu chứng chính biểu hiện bên nửa người đối diện với phía bán cầu não tổn thương còn bên phía nửa người gọi là lành, thực chất cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, khác với tình trạng tổn thương thần kinh ngoại vi. Vận động bên lành không phải nhằm thay thế bên liệt hoặc tăng sức cơ, mục đích là cải thiện chất lượng vận động, duy trì sức cơ, cải thiện tuần hoàn và chuyển hóa chung, khôi phục phản xạ vận động, hạn chế tác hại của giảm động kéo dài. Vì vậy chủ yếu là vận động chủ động hết tầm, có thể ở tư thế nằm, ngồi, đứng tùy vào khả năng bệnh nhân. Cần chú ý nếu co cơ bên lành quá mạnh hoặc tập tăng sức cơ quá mạnh như tập tạ, tập có trở lực lớn… sẽ gây tăng phản xạ co cứng bên liệt, là điều cần tránh.

Phục hồi vận động bên liệt: Là phần cơ bản trong suốt quá trình và mục tiêu chính của PHCN vận động. Tùy giai đoạn và tình trạng bệnh nhân có thể ứng dụng các loại kỹ thuật cho phù hợp:

Động tác thụ động: Khi bệnh nhân không làm được, cần có sự trợ giúp hoàn toàn của người khác. Đó là các động tác vận động cơ bản của các khớp, nên bắt đầu từ gốc hci rồi đến ngọn chi như gấp duỗi, dạng, khép, xoay… Cố gấng vận động đạt tầm tối đa có thể được, mỗi ngày 2-4 lần và không quá lâu gây mệt cơ. Trong lúc tập thụ động có thể kết hợp xoa bóp để tăng tác dụng. Trường hợp có tăng trương lực cơ và liệt cứng thì vận động thụ động phải nhẹ nhàng từ từ để tránh gây phản xạ co cơ. Cần duy trì tập thụ động cho tới khi xuất hiện co cơ chủ động.

Động tác chủ động có trợ giúp: Khi người bệnh bắt đầu có thể thực hiện động tác một phần theo ý muốn hay mệnh lệnh cần sự trợ giúp thêm của người khác để vận động đạt mức tối đa và đúng. Vận đọng có trợ giúp thêm của người khác khả năng chủ động và kịp thời uốn nắn các lệch lạc vận động, vì chỉ có tự thực hiện được động tác thì mới có cơ sở để tự vận động hữu ích. Động tác chủ động có trợ giúp có thể tiến hành bằng nhiều cách:

Bên lành giúp bên liệt

Người khác trợ giúp

Kết hợp sử dụng một số dụng cụ trợ giúp.

Trong thực hành vận động có trợ giúp rất đa dạng, có thể vận dụng lúc nằm trên giường, lúc ngồi, lúc đứng, lúc đi, lặp đi lặp lại nhiều lần để thành phản xạ

Động tác chủ động: Vận động chủ động là thể hiện quá trình phục hồi dần dần của điều khiển thần kinh trung ương từ động tác đơn giản đơn đến hiệp đồng và tinh tế phức tạp theo ý muốn. Lúc đầu còn vụng về chậm chạp rồi dần dần được hoàn thiện. Lúc này sự cố gắng chủ quan của người bệnh có tính quyết định. Cần hướng dẫn để phục hồi nhanh và uốn nắn kịp thời các lệnh lạc động tác và thói quen xấu ảnh hưởng đến sau này như kém chính xác, động tác thừa, lệch tư thế… Vận động chủ động tiến hành ở tư thế nằm như lăn trở, làm cầu, dồn trọng lượng về bên liệt… Tập chuyển sang tư thế ngồi tập các động tác chi thể và cột sống. Tập đứng và đi. Tập phản xạ tư thế.

Phục hồi vận động chủ động là một quá trình lặp đi lặp lại và hoàn thiện dần dần. Chú ý loại trừ các động tác nguyên thủy xuất hiện cản trở vận động chủ ý.

Thường khả năng vận động chi dưới phục hồi sớm hơn vì không tinh vi như tay nên chú trọng để bệnh nhân đi được đứng, đi sớm là điều rất có ý nghĩa đối với hoành cảnh thiếu phương tiện trợ giúp di chuyển trong đời sống cộng đồng, tạo tâm lý tốt cho người bệnh, đồng thời đi lại được sẽ hạn chế các biến chứng như co cứng, teo cơ, loét do nằm lâu v.v… Chi trên thường phục hồi khó, chậm và không hoàn toàn nên thường để lại di chứng khuyết tật. Có thể sử dụng một số dụng cụ trong tập vận động để phục hồi chức sức co, tăng tầm vận động khớp tăng tính hiệp đồng như hệ ròng rọc, gậy, bóng, thang…

Sử dụng các dụng cụ trợ giúp:

Trong liệt nửa người một số dụng cụ trợ giúp dù chỉ tạm thời nhưng đem lại hiệu quả thiết thực. Các dụng cụ trợ giúp đơn giản, dễ làm, rẻ tiền có thể ứng dụng như:

Các loại nạng 4 chân, nạng nách, nạng tay.

Gậy chống (đầu có bọc cao su để tránh trơn trượt).

Xe lăn (có thể tự tạo giản đơn)

Thang song song (xà kép) taajpd di

Các loại nẹp: vuông góc cổ chân (chống bàn chân thuổng), nẹp bàn tay, cẳng tay…

Giải đeo cánh tay (trong bán trật khớp vai)…

Phục hối sử dụng động tác: Đây là mục tiêu cao nhất của PHCN vận động. Đặc thù về vận động của con người không chỉ là các động tác gấp duỗi, dạng khép, xoay… của từng khớp, mặc dầu đây là các động tác cơ bản. Mục đích cao hơn là với sự điều khiển hoạt động thần kinh tạo nên hiệp đồng động tác với mức cực kỳ tinh vi. Đơn giản như tự phục vụ ăn uống, vệ sinh, di chuyển đến tinh vi như lao động sản xuất đặc trưng của loài người và các hoạt động nghệ thuật… Phục hồi sử dụng động tác là một phần của hoạt động trị liệu từ đơn gairn như cầm thìa xúc thức ăn đưa lên miệng, cầm cốc uống nước, cầm khăn lau mặt, cầm bàn chải đánh răng… đến cởi mặc quần áo, sử dụng nhà vệ sinh v.v… đến chơi thể thao là một quá trình tái rèn luyện, lúc đầu còn vụng về khó khăn vất vả dần dần từng bước tạo tạo thành nên đòi hỏi bệnh nhân có ý chí, kiên trì và được giúp đỡ tỉ mỉ. Biết sử dụng động tác hữu ích theo ý muốn của mình là nguồn hứng khởi cho người bệnh, nếu kịp thời động viên sẽ tạo động lực tiến bộ nhanh chóng.

Những trở ngại khi PHCN-VLTL cho người bệnh TBMMN

Phục hồi chức năng đối với người bệnh đột quỵ cần sự nỗ lực của thầy thuốc, người nhà và người bệnh. Đối với đột quỵ ở giai đoạn cấp, thường người bệnh và thân nhân tuân thủ điều trị ở rất tốt. Nhưng đến giai đoạn di chứng, giai đoạn bắt đầu phải hồi phục thì gặp rất nhiều khó khăn trong việc phục hồi chức năng như nhân sự cho việc phục hồi chức năng ở nhiều cơ sở y tế còn bị giới hạn, nhất là vùng sâu vùng xa. Việc tập luyện phục hồi chức năng cần sự hỗ trợ rất nhiều từ người thân, tuy nhiên, sự hỗ trợ này có thể được thực hiện rất tốt giai đoạn đầu nhưng ở giai đoạn sau thường bị xao nhãng. Một trong những yếu tố quan trọng khác là từ phía bệnh nhân. Bản thân bệnh nhân sau khi trải qua cơn đột quỵ thì tâm lý trở nên xấu đi, tính cách thay đổi, cần nhiều sự quan tâm, động viên, khuyến khích, thông cảm, cố gắng tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về dinh dưỡng, dùng thuốc, tập luyện.

Phòng ngừa tai biến mạch máu não: Phòng ngừa theo nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ, cụ thể là:

Thay đổi lối sống; loại bỏ các yếu tố nguy cơ như không hút thuốc, không uống rượu,

Ăn uống điều độ,

Tăng cường vận động thể lực, thể dục thể thao,

Sống vui vẻ tránh căng thẳng,

Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh đái tháo đường, tim mạch, huyết áp

Theo dõi và tái khám: Sau khi ra viện bệnh nhân được tiếp tục theo dõi và phục hồi chức năng tại nhà trong chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Bệnh nhân cần được khám lại ít nhất 1 tháng một lần, hoặc khi diễn biến không mong muốn tại các cơ sở điều trị, phục hồi chức năng gần nhất.

Lễ Khai Trương Phòng Khám Đa Khoa

Sau một thời gian nỗ lực thi công, chuẩn bị đầy đủ về trang thiết bị và nhân lực, Phòng khám đa khoa – Bệnh viện Quận 11 cơ sở 2 đã được Sở Y tế cấp phép, khai trương chính thức đi vào hoạt động.

Việc khai trương Phòng khám đa khoa nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe của người dân, đồng thời góp phần giảm tải cho cơ sở chính của Bệnh viện Quận 11, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trên địa bàn được khám, chữa bệnh gần nhất và hiệu quả nhất. Đây không chỉ là một dấu mốc đáng ghi nhận của Bệnh viện Quận 11 mà còn có ý nghĩa to lớn trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc và tư vấn sức khỏe cho người dân trên địa bàn quận.

Đến tham dự lễ khai trương có sự hiện diện của Ông Nguyễn Trần Bình – Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 11; Bà Hoàng Thị Nga – Quận uỷ viên, Trưởng Phòng Tài chính – Kế hoạch Ủy ban nhân dân Quận 11; Bà Vũ Thị Thanh Hiền – Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường 4, Quận 11; Ông Lê Văn Tài – Phó Trưởng Công an Phường 4, Quận 11; chúng tôi Phạm Quốc Dũng – Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Bệnh viện, chúng tôi Nguyễn Thị Thu Vân – Chủ tịch Công đoàn, Phó Giám đốc Bệnh viện; Ths. Lê Đức Nhã – Phó Bí thư Đảng uỷ bệnh viện; đại diện các đơn vị hợp tác, trưởng/phó các phòng, ban chức năng của bệnh viện và một số quý khách, bệnh nhân đến dự khai trương.

Đại biểu tham dự Lễ khai trương

Bs.CKII Phạm Quốc Dũng – Giám đốc Bệnh viện sẽ lên phát biểu khai trương hoạt động Phòng khám đa khoa

Ông Nguyễn Trần Bình – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 11 phát biểu chỉ đạo

Trong hoạt động, Phòng khám đa khoa – Bệnh viện Quận 11 cơ sở 2 sẽ hướng tới cung cấp dịch vụ chất lượng với đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng chuyên nghiệp, thân thiện; cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ; trang thiết bị đầy đủ. Phòng khám thực hiện khám dịch vụ Bảo hiểm Y tế các chuyên khoa: Cấp cứu, Nội khoa, Nhi khoa, Tai mũi họng, Ngoại chấn thương, Ngoại tổng quát, Y học dân tộc – Phục hồi chức năng.

Các lãnh đạo thực hiện nghi thức cắt băng khai trương Phòng khám đa khoa

Một số hình ảnh các hoạt động Phòng khám đa khoa

Phòng nhận bệnh và thu phí

Thực hiện đầy đủ các Cận lâm sàng như: Siêu âm, Đo diện tim, Xét nghiệm

Phòng khám Ngoại chấn thương

Lễ Khai Trương Phòng Khám Đa Khoa Thành Công

Nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho CB-CNV Công ty Cổ phần dệt may Thành Công nói riêng và cán bộ công nhân viên cùng dân cư trong khu vực nói chung, phòng khám đa khoa Thành Công ra đời, với sứ mạng trở thành một trung tâm y khoa hàng đầu trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoàn hảo nhất tại địa bàn Quận Tân Phú, đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng cao với chi phí hợp lý, trở thành địa chỉ quen thuộc vì sức khỏe vàng của CB-CNV và dân cư địa phương.

Phòng khám đa khoa Thành Công với một đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, nhiều nhiệt huyết đã từng làm việc tại các bệnh viện lớn như BV Chợ Rẫy, BV Nguyễn Trãi, BV Thống Nhất, BV Răng Hàm Mặt, Trung tâm bảo vệ Bà mẹ & Trẻ em, BV Phụ sản Quốc Tế… tham gia khám chữa bệnh.

Với diện tích trên 2.000 m­­2­­, phòng khám có đầy đủ các chuyên khoa, phòng ốc rộng rãi, sạch và thoáng mát. Đặc biệt, khoa Răng – Hàm – Mặt và Sản – Phụ khoa rất được chú trọng nhằm phục vụ tốt nhất sức khỏe cho gần 70% công nhân nữ của khu công nghiệp và các vùng lân cận. Toàn bộ phòng khám được trang bị đầy đủ các thiết bị y khoa hiện đại, tiên tiến của Mỹ, Ý, Nhật, Pháp… được nhập mới 100%, các thiết bị cận lâm sàng như xét nghiệm, siêu âm, x.quang hỗ trợ và điều trị bệnh nhân một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả….Ngoài ra, phòng khám còn được quản lý chính xác bằng hệ thống điện tử, giúp giảm thiểu tối đa thời gian chờ đợi của bệnh nhân.

Dự kiến tới đây, phòng khám đa khoa Thành Công sẽ phát triển thành bệnh viện Đa khoa hàng đầu về chuyên môn với trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại. Kế hoạch này sẽ giúp cải thiện được tình trạng thiếu bệnh viện trong khu vực. Song song đó, phòng khám đa khoa Thành Công còn liên kết với các giáo sư, tiến sỹ y khoa và các bệnh viện hàng đầu trong nước để cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh với phương châm “tất cả vì sức khỏe của khách hàng”.

Bà Phạm Thị Kim Lệ – Tổng Giám Đốc phòng khám đa khoa Thành Công chia sẻ: “Chúng tôi tâm niệm Thành Công Clinic không chỉ mang lại dịch vụ y tế tốt nhất mà còn tạo môi trường nghỉ dưỡng tốt nhất đến với mọi người. Tất cả vì sức khỏe của cộng đồng là điều mà chúng tôi hướng tới. Đối với lĩnh vực y tế, không chỉ đơn thuần cần có những trang thiết bị hiện đại nhất, mà yếu tố con người mới là điều quyết định hàng đầu. Thành Công Clinic có đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng chuyên nghiệp và thân thiện, sẵn sàng khám chữa bệnh và phục vụ cho bệnh nhân bất cứ lúc nào với tất cả tâm huyết của mình”.

Nhân dịp khai trương, phòng khám đa khoa Thành Công thực hiện chương trình khám chữa bệnh: miễn phí 100% công khám và tư vấn chăm sóc sức khỏe các chuyên khoa, giảm 20% chi phí khác như siêu âm, X.quang, điện tâm đồ, xét nghiệm máu, nước tiểu… cho cán bộ, công nhân viên các công ty thành viên. Và nhằm đánh dấu sự ra đời Thành Công Clinic, phòng khám cũng tổ chức tuần lễ chăm sóc sức khỏe đặc biệt khám chữa bệnh cho công nhân viên khu công nghiệp Tân Bình và nhân dân khu vực (từ 10/5/2008 đến 20/5/2008). Dự kiến các chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng sẽ trở thành hoạt động thường xuyên của Thành Công Clinic trong tương lai.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Điều Trị Co Cứng Cơ Sau Tai Biến Mạch Não Tại Khoa Thần Kinh Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Thanh Hóa trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!