Đề Xuất 3/2023 # Đình Ứng Thiên, Đền Hậu Thổ # Top 7 Like | Herodota.com

Đề Xuất 3/2023 # Đình Ứng Thiên, Đền Hậu Thổ # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Đình Ứng Thiên, Đền Hậu Thổ mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đình Ứng Thiên. Ảnh © NCCong 2013

Giới thiệu

Đình Ứng Thiên gọi theo địa danh là đình thôn Láng Hạ, bên trong có đền Hậu Thổ còn gọi đền Nhà Bà. Di tích hiện ở trong ngõ 151 Láng Hạ, phía đông cầu vượt Lê Văn Lương, thuộc phường Láng Hạ, quận Đống Đa, TP Hà Nội. Ngôi đình này được trùng tu nhiều lần, mới đây tượng đôi voi phục lại bị xoay lưng về phía người vào để lấy chỗ mở thêm 2 cánh cổng phụ trông rất khác xưa.

Tam quan ngoại đình Ứng Thiên. Ảnh © NCCong 2013

Từ lâu, nhiều dân kinh doanh bất động sản đã tin rằng Hậu Thổ là nữ thần cai quản đất đai toàn cõi và được thờ trong đình Ứng Thiên. Vì vậy ngôi đình từng mở cửa tất cả các ngày trong năm. Dịp lễ mùng một, cúng rằm, các ngày “mậu” và hội đình thì khách thập phương càng kéo nhiều về đây cầu lộc, các ban thờ có những lúc không còn chỗ đặt đồ tiến cúng, các mâm lễ thậm chí phải xếp chồng lên nhau.

Mặt ngôi đình nhìn về phía tây-nam thẳng ra bờ sông Tô Lịch qua một con đường khá dài xuyên giữa vườn cổ thụ xưa kia um tùm nhưng nay chỉ còn có bốn cây. Du khách thường đến vãng cảnh từ phía đường Láng (vành đai) rẽ sang ngõ số 528 để vào cổng đình, ngày nay cũng có thể đi tắt từ chân cầu vượt ở phía đường Láng Hạ rẽ qua con ngõ số 426.

Sử sách cho biết từ xa xưa, đình Ứng Thiên cùng chùa Cảm Ứng vốn toạ lạc trên địa phận của trại An Lãng, thuộc huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên, ở phía nam kinh đô Thăng Long cũ. Đầu đời vua Thành Thái (cuối thế kỷ XIX) trại An Lãng được giao về tổng An Hạ, huyện Hoàn Long, thuộc tỉnh Cầu Đơ, sau đổi tên là tỉnh Hà Đông.

Trong đình có ngôi đền được xây dựng vào khoảng năm 1069-1072 đời vua Lý Thánh Tông để thờ một vị nữ thần. Truyền thuyết kể rằng khi vua đi thuyền chinh nam gặp sóng lớn, thần đã báo mộng giúp vượt qua Cửa Hoàn. Sáng ra vua sai tìm trên bờ thì được một khúc gỗ rất giống hình người trong mơ, liền đặt tên là “Hậu Thổ phu nhân”. Sau khi thắng trận và bắt được vua Champa là Chế Củ, vua đem tượng về kinh đô thờ cúng[1].

Chính điện đình Ứng Thiên. Ảnh ©2013 NCCong

Sách “Đại Việt Sử Lược” in năm 1377 cho biết: năm Chính Long Bảo Ứng thứ 9 (1171) vua Lý Anh Tông sai sửa sang đền Hậu Thổ. Đến thời Trần Anh Tông, gặp lúc hạn hán vua bèn dựng đàn cầu đảo, thần báo mộng rằng: “Bản đền có Câu Mang Thần Quân có thể làm mưa được”. Nhà vua tỉnh dậy sai quan hữu ty đến làm lễ. Quả nhiên mưa lớn tràn ruộng, vua bèn ban sắc phong “Ứng Thiên Hậu Thổ phu nhân”. Câu Mang Thần Quân coi về mưa xuân, nên từ đó làm lễ vào mùa xuân, đem trâu đất để dưới đền thờ[2]. Sau lại tôn phong là “Ứng thiên Hoá dục Nguyên trung Hậu Thổ Địa kỳ Nguyên quân”.

Có thuyết cho rằng đó chính là Nữ thần Ponagar của người Champa. Vì là Thần đất cho nên khi tín ngưỡng thờ Mẫu phát triển thì Nữ thần này cũng được coi là Mẫu Địa. Qua các triều Lê, Tây Sơn rồi Nguyễn, Nữ thần đều được gia phong và xếp hạng là “Thượng Đẳng Tối Linh Thần”. Sắc phong sớm nhất còn lưu giữ ghi niên hiệu Vĩnh Khánh nhị niên (1730), sắc phong cuối cùng được vua Khải Định ban cho vào đầu thế kỷ XX.

Kiến trúc

Dáng dấp ngôi đình hiện nay sau trùng tu vẫn mang phong cách nghệ thuật của thời Nguyễn. Du khách đi qua cổng tam quan vào một sân hẹp rồi đến nhà hữu mạc nay là nơi viết sớ, phía bên phải sân có hòn non bộ lớn. Tiếp theo là hai phương đình nhỏ làm nơi sửa lễ ở chếch mé sân trong. Nhà tiền tế rộng 5 gian, kết nối với hậu cung thành hình chữ “Công”.

Nhà tiền tế đình Ứng Thiên. Ảnh © NCCong 2013

Di sản

Đình Ứng Thiên được UBND TP Hà Nội xếp hạng Di tich văn hóa vào năm 1984. Có đôi câu đối còn lưu ở đình, phiên âm như sau:Trợ Lý bình Chiêm, thiên cổ tích Phù Trần bái vũ vạn dân an Nghĩa là:Giúp (vua) Lý bình Chiêm lập thiên cổ tích Phò (nhà) Trần làm mưa để vạn dân yên

Một đôi câu đối khác viết:Sơn mộc thê thần, y phục đạm trang kinh đế mộng Hải môn hiển ứng, phong đào tinh thiếp hộ vương sư Tạm dịch là:Gỗ núi tượng thần, trang phục đơn sơ lay mộng đế Cửa biển hiển linh, dẹp yên sóng gió giúp quân vua

Từ thời Lê trung hưng, đền Ứng Thiên được tu sửa, mở rộng và sử dụng như đình làng. Trong đình thờ 3 vị thành hoàng gồm: a) Linh Lang -hoàng tử nhà Lý- được tôn là Trấn Tây Thăng Long, b) Cao Sơn đại vương -thần núi Tản Viên- được tôn là Trấn Nam Thăng Long, c) Công chúa Vĩnh Gia -một tướng của Hai Bà Trưng.

Đình Ứng Thiên. Panorama NCCong ©2014

Hội đình mùa xuân diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 3 (âm lịch) và hội mùa thu thì vào ngày 26 tháng 9. Hội xuân đồng thời diễn ra ở cả 3 làng Láng Thượng, Láng Trung, Láng Hạ. Mồng 6 tháng 3 là chính hội nhưng từ trước đó nhân dân trong làng đã chuẩn bị cờ quạt, đồ tế khí. Các cụ bô lão đi gom hoa bưởi đun nước thơm làm lễ mộc dục. Mồng 8 tháng 3 kết thúc hội rước ban Mẫu, các cụ bà tụng kinh từ sáng sớm, lễ tế tạ cử hành rất trọng thể.

Di tích lân cận

Bản đồ trực tuyến

Chú thích [1] Theo sách “Việt điện u linh tập” do Lý Tế Xuyên biên soạn năm Kỷ Tỵ (1329) đời Trần Minh Tông. [2] Theo sách “Lĩnh Nam chích quái” do Trần Thế Pháp biên soạn vào khoảng cuối thời Trần.

Lễ Hội Đình Ứng Thiên

Hàng năm, cứ vào hai dịp xuân thu (mùng 6 tháng 3 và 26 tháng 9), dân các làng Láng lại mở hội để tưởng nhớ công ơn của vị thần thờ trong đình Ứng Thiên.

Đình Ứng Thiên thuộc Phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.Xưa là làng An Lãng, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên, bên cạnh thành Thăng Long. Đây là vùng đất nổi tiếng của ba làng Láng là: Láng Thượng, Láng Trung, Láng Hạ có nghề trồng rau của đất kinh thành: “Dưa La, húng Láng, nem Báng, tương Bần”.

Đình Ứng Thiên là một trong những di tích quan trọng của ba làng Láng xưa. Tương truyền, đình Ứng Thiên khởi nguồn từ một ngôi đền thờ nữ thần Nguyên Quân Hậu Thổ, Ngài đã có công âm phù giúp vuaLý Thánh Tông trong cuộc chinh phạt Chiêm Thành vào năm 1069. Khải hoàn trở về, để nhớ công ơn thần, vua đã cho xây ngôi đền tại thành Thăng Long để thờ Ngài. Đến thời Lê Trung Hưng, kiến trúc đình làng phát triển, ngôiđền chuyển hóa thành ngôi đình của làng Láng Hạ. Đôi câu đối trong đền đã nhắc đến sự kiện của vua Lý

Sơn mộc thê thần, y phục đạm trang kinh đế mộng

Hải môn hiển ứng, phong đào tịnh thiếp hộ vương sư

Tạm dịch

(Gỗ rừng tạc tượng nữ thần trang điểm áo quần như trong mộng

Cửa biển tỏ hiển thánh, dẹp yên sóng gió giúp thuận vua)

Theo Lý Tế Xuyên trong sách“Việt Điện U Linh” thì Nguyên Quân tức thần cõi nước Nam. Khi xưa vua Lý Thánh Tông dẹp giặc Chiêm Thành đến cửa biển, bỗng nhiên trời nổi mưa gió, sóng cuộn trùm lên trông như những dãy núi, tàu thuyền của nhà vua đều không thể qua được, buộc phải đậu ở bên bờ cát ấy. Đêm hôm ấy, nhà vua nằm mộng thấy một người con gái áo trắng, quần hồng duyên dáng, lộng lẫy bước lên thuyền rồng mà nói rằng: Ta vốn là tinh khí của nước Nam đậu trên cây đã lâu, nay gặp Minh Vương đem quân đi chinh phạt, ta nguyện gắng sức theo vua đi để lập ít võ công, rồi thần biến mất. Nhà vua sợ hãi gọi trăm quan và người già tới kể cho họ nghe về giấc mộng của mình. Vị tăng thống tự Huệ Sinh thưa rằng: Hoàng thượng nằm mộng thấy thần nhân đến nói đậu ở trên cây có thể tìm thấy được. Thế rồi bèn sai những người thân cận tìm khắp các ngọn đồi trên bờ thì thấy một khúc gỗ giống tượng thần có nét như người mà vua đã gặp trong giấc mộng. Vua bèn sai mang đặt ở thuyền rồng, đốt hương cầu đảo, ban hiệu là: Hậu Thổ phu nhân; chỉ trong giây lát gió lặng sóng yên, đoàn thuyền khởi hành thuận lợi. Sau khi dẹp được giặc Chiêm Thành trở về qua chỗ cũ, nhà vua ban Sắc dựng đền thờ thần, bỗng nhiên từ đâu sóng lại nổi lên cuồn cuộn như xưa, Huệ Sinh dâng tấu thưa rằng: Thần không vừa ý nên đã ẩn tránh xa bờ, mong được trở về kinh đô, thế rồi sóng biển bình lặng. Về đến kinh sư, vua sai dựng đền miếu ở hương An Lãng để thờ Ngài, đền thờ rất linh thiêng.

Đời Trần Anh Tông, hạn hán lớn, nhà vua bèn dựng đàn cầu đảo, thần bèn thác mộng với vua rằng: Bản đền có Câu Mang Thần Quân có thể làm mưa được.Tỉnh dậy, vua sai quan Hữu Ty đến làm lễ, quả nhiên mưa lớn lan tràn, vua phong Ngài là Ứng Thiên Hậu Thổ phu nhân, dưới Hậu Thổ phu nhân có Câu Mang thần quân coi về mưa xuân, nên từ nay phải làm lễ mùa xuân, rồi phải đem trâu đất đặt ở dưới đền thờ.

Trải qua các đời, thần đều được ban tặng Sắc phong với nhiều mỹ tự. Đôi câu đối trong đình hiện nay đã nói lên điều này:

Trợ Lý bình Chiêm thiên cổ tích

Phù Trần bái vũ vạn dân an

(Giúp vua Lý đánh giặc Chiêm nên thiên cổ tích

Giúp vua Trần làm mưa lớn yên được lòng dân)

Từ đó trở đi, hàng năm, cứ vào hai dịp xuân thu (mùng 6 tháng 3 và 26 tháng 9), dân các làng Láng lại mở hội để tưởng nhớ công ơn của vị thần thờ trong đình Ứng Thiên. Hội lớn nhất là hội xuân kéo dài từ mùng 6 tháng 3 đến mùng 8 tháng 3, còn hội mùa thu chỉ diễn ra trong ngày 26 tháng 9 mà thôi.

Hội đình Ứng Thiên cũng là ngày hội của chùa Láng. Vì thế từ xưa tới nay, vào những ngày này,không gian lễ hội trải khắp trên một vùng rộng lớn của cả ba làng Láng từ Cầu Giấy tới làng Mọc.

Để chuẩn bị cho ngày hội, từ tháng Giêng, tháng 2, các cụ trong làng đã họp bàn, người nào việc ấy, chuẩn bị đồ tế khí, quét dọn, sửa sang đường sá, bao sái đồ thờ. Các cụ bô lão đi gom hoa bưởi để đến ngày mùng 6 tháng 3 đun nước làm lễ Mộc Dục, nghi lễ đầu tiên của ngày hội. Cũng như những địa phương khác, người đảm trách việc này phải là người đức độ, song toàn, gia đình đề huề.

Trước khi tắm tượng, người ta làm lễ khấn Thánh Mẫu và công đồng các quan rồi mới tiến hành. Việc bao sái các tượng được thực hiện rất cẩn thận, tỉ mỉ, bằng nước thơm hoa bưởi. Người ta dùng một khăn vải vuông màu đỏ nhúng vào chậu nước thơm rồi bao sái tượng sạch sẽ. Xong việc, những người tham dự dùng nước tắm tượng ấy xoa nhẹ lên đầu, lên mặt như là được hưởng ơn lộc Thánh, còn khăn vải đỏ được xé nhỏ thành nhiều mảnh chia cho dân làng làm phước.

Ngày mùng 6 tháng 3 là ngày long trọng nhất. Từ hôm trước, cờ quạt đã được dựng lên trong nhà và quanh sân đình. Sáng tinh mơ, tiếng trống hội từ đình đã vang lên rộn rã. Đêm hôm trước, nhiều người dân đã thay nhau túc trực ở trong đình cho đến giờ làm lễ Mộc Dục. Tiếp đến là lễ tế Gia Quan, mặc áo, mũ cho tượng thần, bài vị. Lễ thức này kết thúc cũng là lúc tờ mờ sáng, dân làng bắt đầu đến dự hội.

Khoảng 8h sáng, sân đình đã chật kín người với đủ các loại trang phục và lễ phẩm dâng cúng thần. Ông chủ tế trịnh trọng tuyên bố khai mạc hội xuân. Một hồi trống, chiếng vang lên rộn rã báo hiệu lễ khai hội bắt đầu. Sau đó nghi thức dâng hương, mọi người chăm chú lắng nghe đọc văn tế nêu bật công lao của Thần đối với dân làng và cầu mong thần phù hộ cho dân làng một năm dân khang, vật thịnh, nhà nhà yên ấm.

Các dòng họ lần lượt vào đình lễ Thánh. Lễ vật thường có hai mâm cỗ: Một mâm cỗ mặn, một mâm cỗ chay được đặt lên ban thờ với lòng kính cẩn, trang nghiêm. Dòng họ cuối cùng của làng kết thúc lễ cũng là tới trưa. Lúc này, khách thập phương mới tới thắp hương lễ Thánh.

Đại tế do các cụ bô lão thực hiện vào buổi chiểu. Đoàn tế này buổi sáng đã tiến hành tế ở bên chùa Láng. Đây là nghi lễ trang trọng nhất của đội tế gồm 17 người được lựa chọn và tập luyện rất cẩn thận. Cuộc tế chính kéo dài 6 tuần dâng rượu. Người thập phương và dân làng vây quanh xem tế, đếm từng tuần rượu và bước tế của các cụ, phụ họa là dàn nhạc bát âm, chiêng trống cho nghi lễ được long trọng, trang nghiêm.

Ngày mùng 7 tháng 3 hội tiếp tục, người dân các Giáp, các làng vào dâng hương. Ngoài sân đình, các trò chơi diễn ra sôi nổi, nhất là trên sới vật hay bãi chọi gà.

Ngày mùng 8 Tế tạ (Tế chạ) gồm các cụ ba thôn chín xóm (Thượng, Trung, Hạ) cử thành đội tế gọi là đội Tế chạ xuống đình lễ tạ. Thông qua lễ này, dân muốn cầu mong được Thần, Phật chở che, phù hộ mọi nhà một năm mới mùa màng bội thu, nhà nhà no đủ.

Hội mùa thu chỉ diễn ra một ngày 26 tháng 9, chủ yếu là dâng cơm mới, trình Thánh vụ thu hoạch mới.

Trong suốt những ngày này, ngoài nghi lễ tế trong đình, khách dự hội còn có thể tham gia các trò vui khác ngay tại sân đình và khu vực chung quanh, như kéo co, chọi gà, đấu vật. Đến tối tổ chức hát chèo, chầu văn, diễn tích nhà Phật kéo dài đến khuya.

Điều thú vị nhất của hội đình Ứng Thiên từ xưa đến nay là hội xuân đồng thời diễn ra trên cả ba làng Láng. Trong đó lớn nhất là hội chùa Láng với những đám rước long trọng từ chùa Láng đến Cống Mọc, qua sông Tô Lịch rồi lại quay lại. Cùng với hội chùa Láng, lễ hội đình Ứng Thiên là một trong những lễ hội lâu đời nhất gắn với văn hóa đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến. Lễ hội hằng năm thu hút rất nhiều dukhách thập phương khi đến du xuân với thủ đô Hà Nội, để hòa trong không gian đầy linh thiêng với những nét sinh hoạt văn hóa tâm linh độc đáo, đặc sắc của cư dân vùng đất phía tây kinh thành Thăng Long xưa.

Những Điều Cần Biết Về Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương

Địa chỉ và đường đi chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương

Miếu bà Thiên Hậu hiện nay tọa lạc tại số 4 đường Nguyễn Du, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Một trong những nơi lễ bái tín ngưỡng quan trọng của đồng bào người Việt gốc Hoa trên đất Thủ Dầu Một.

Và sau đây là đường đi tới chùa bàn Thiên Hậu xuất phát từ TPHCM

– Tuyến 1 (có thu phí): Đi dọc theo Trường Chinh đến Xa lộ Hà Nội tại Tân Hưng Thuận. Sau đó đi tiếp tới Xa lộ Đại Hàn/Xa lộ Hà Nội/QL1A. Đi theo Lê Văn Khương, Hà Duy Phiên/TL9 và TL8 đến Cách Mạng Tháng Tám tại Phú Cường, Thành phố Thủ Dầu Một. Đi dọc theo Cách Mạng Tháng Tám đến Nguyễn Du tại Phú Cường sẽ tới chùa.

– Tuyến 2: Đi dọc theo Trường Chinh và Xa lộ Đại Hàn/Xa lộ Hà Nội/QL1A đến Đường Tô Ngọc Vân tại Thạnh Xuân. Tiếp theo đi dọc theo Đường Tô Ngọc Vân đến Hà Huy Giáp. Sau đó đi dọc theo Hà Huy Giáp và Cách Mạng Tháng Tám đến Nguyễn Du tại Phú Cường, Thành phố Thủ Dầu Một. Chếch sang phải tại Yamaha Hoang Long vào Nguyễn Du là sẽ tới chùa Bà Thiên Hậu

Một vài thông tin về chùa Bà Thiên Hậu ở Bình Dương

Lịch sử chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương

Sự tích về vị nữ thần Thiên Hậu thánh mẫu

Bân đầu, giai thoại trong dân gian kể lại rằng Bà tên là Lâm Mi Châu, con gái của một ngư phủ sinh sống ở Phúc Kiến vào đời nhà Tống. Bà vốn có tánh linh, tương truyền rằng: Một hôm cha và hai người anh bà đi đánh cá ngoài biển, chẳng may gặp biển động, thuyền bị chìm. Vào lúc ấy thì Bà đang ngồi dệt lụa ở nhà bỗng nhiên nhắm nghiền mắt lại và đưa tay ra trước với dáng điệu như cố níu kéo một vật gì đó.

Người mẹ trông thấy vậy vội lay gọi bà, sau khi thu tay lại ngước mắt cho mẹ biết là cha đã chết, chỉ cứu được hai anh thôi. Dân chúng trong vùng biết được việc này nên đã đem lòng tín ngưỡng, từ đó mỗi khi ra biển thì họ thường đến xin bà phù hộ lên đường bình an. Đến năm 27 tuổi thì bà mất và được vua Tống sắc phong là Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Kiến trúc chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương

Ngôi chùa này bao gồm ba dãy nhà, ở giữa là chính điện đề ba chữ “Thiên Hậu Cung”, hai dãy nhà bên thì được xem như là Đông lang, Tây lang của ngôi chùa. Ở trên hai cánh cửa chính có đề bốn chữ “Quốc Thái Dân An”, còn ở hai bên là cặp câu đối ca ngợi công đức của Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Khi bước vào sân chùa, trước cửa điện có đặt một cái đỉnh lớn để cho người dân đến cúng và cắm nhang.

Mái trước của chính điện được lợp ngói âm dương theo phong cách truyền thống với những đường vân đắp nổi và trang trí hình tượng “cá chép hóa rồng”,”lưỡng long tranh châu”. Còn ở hai bên đường viền của mái là tượng “bà mặt trăng”, tượng quan võ, quan văn,… được điêu khắc theo lối kiến trúc của người Hoa.

Tại chánh cung thì được người dân thờ vị chánh thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu, bức tượng được trang trí áo mão nghiêm trang và luôn được thay mới. Bên phải thì thờ Ông Bổn, tức Bổn Đầu Công. Và bên trái của bà là nơi thờ năm vị nữ thần Ngũ Hành Nương Nương tượng trương cho: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.

Hai bên tường chính điện có giá treo tấm biển đề Túc Tĩnh – Hồi Tị với mục đích kêu gọi mọi người nghiêm trang mỗi khi có rước kiệu Bà đi trên đường. Cặp biển thứ hai có đề Thiên Hậu Nguyên Quân, còn được hiểu là Vị thần chủ việc tiền tài. Những cặp biển được sắp theo thứ tự trong thờ tự cũng như trong diễu hành lễ rước bà.

Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương

Lễ hội Chùa Bà là một trong những lễ hội văn hóa lớn nhất của tỉnh Bình Dương và được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch với nhiều chương trình đặc sắc. Thu hút hàng trăm ngàn lượt khách du lịch và hành hương tới nơi này.

Vào ngày này, ngôi chùa sẽ được trang hoàng lộng lẫy với cờ và đèn lồng kéo dài từ cửa tam quan vào đến điện thờ. Lễ hội là cách tạo sự kết nối giữa thánh thần với đời thường, đưa sự linh thiêng vào cuộc sống. Ngoài ra cũng là dịp để người dân vui chơi, giải trí trong không khí tín ngưỡng đậm chất truyền thống văn hóa.

Có một điều khác biệt tại các cuộc lễ hội của người Hoa ở miếu bà là không đọc sớ hoặc văn tế thần như phong tục của người Việt. Không có quy định cụ thể về các vật dâng cúng thần mà tùy thuộc ở tấm lòng của người tới cúng lễ. Thông thường là bánh, trái, hương, cau, hoa, thịt,… và không quy định chắc chẽ về số lượng.

Tục “Thỉnh Lộc Bà” được diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch. Việc thỉnh lộc này có ý nghĩa mang ánh sáng và hương thơm và may mắn tới với gia đình của bạn. Sang ngày 15, cuộc rước kiệu Bà được bắt đầu, đây là hoạt động thu hút đông đảo người chiêm ngưỡng cũng như vui nhất ở lễ hội này. Buổi lễ này có sự tham gia của hơn 30 đoàn lân tạo nên một không khí đông vui và rộn ràng, xua tan mọi mệt mỏi của cuộc sống hàng ngày.

Địa chỉ: số 4, đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một.

Văn Khấn Tại Đền Chầu Bà Đệ Nhất Thượng Thiên

Chầu đệ Nhất có tên gọi khác là Quế Hoa Công chúa. Bà cùng với Quỳnh Hoa Công chúa (tức Chầu cửu Sòng Sơn) luôn đôi bên hầu hạ Quốc Mẫu Liễu Hạnh.

Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên được coi là hoá thân của Mẫu Đệ Nhất.Bà vốn là Thiên Cung Tiên Nữ, con gái của vua cha Ngọc Hoàng, giáng hiện trong xứ Thanh giúp dân hộ quốc. Trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà, bà ngự ở hàng vị trí cao nhất, nắm quyền cai quản cả Thượng thiên, giữ sổ Tam Toà. Bà cùng các nàng hầu cận dạo chơi, giáng phúc cho muôn dân mỗi khi thanh nhàn. Cũng có quan niệm cho rằng, bà còn là Quế Hoa Công Chúa (hay còn gọi là Chầu Quế, khác với Mẫu Đệ Nhị) trên Thiên Cung, xuống Đồi Ngang Phố Cát, kề cận bên Mẫu Liễu Hạnh.

Chầu đệ Nhất Quế Hoa và Chầu Quỳnh là nữ tướng của Hai Bà Trưng. Hai bà sinh ra ở đất Hà Giang, khi khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến đường cùng, hai bà đã quay trở lại quê nhà và tuẫn tiết trên dòng Sông Lô.

Giá hầu chầu bà đệ nhất

Bà cũng giống với những vị thánh ở hàng Thượng Thiên khác, rất ít khi về ngự đồng. Chỉ khi nào có tiệc khai đàn mở phủ, mà người ra trình đồng có toà lễ Tứ Phủ Chầu Bà Sơn Trang thì thường thỉnh bà về chứng toà đàn màu đỏ (gồm hình Chúa ( Chầu), đôi cô hầu cận cầm quạt, mười hai cô nàng, động chúa, thuyền thoi,…). Bà thường mặc áo gấm màu đỏ, thêu phượng mỗi khi ngự đồng.

Bất cứ nơi nào có Mẫu ngự đều được coi là đền Mẫu. Bởi Mẫu là hóa thân của Mẫu Thượng Thiên. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng có nơi thờ riêng, lưu rõ dấu tích của chầu nhất là Đền Rồng, Thanh Hoá.

Văn khấn tại đền chầu bà đệ nhất thượng thiên

“Sớm mai vui vẻ đền Sòng

Ngày chơi phủ chính lầu hồng vào ra

Khăng khăng giữ sổ tam toà

Lên đền chầu Chúa Liễu Hoa cầm quyền

Thông tri tam giới hoàng thiên

Coi khắp cửa phủ ,miếu đền thiếu đâu

Trong ngoài thay thảy trước sau

Sửa sang mẫu phó quỳên chầu bà coi

Quân thần phải đạo chúa tôi

Cô hầu cô hạ nàng đôi dập dìu

Khoe xanh xanh tốt đáng yêu

Khoe tài tài khéo khéo chiều lòng xuân

Đền thờ tả phượng hữu lân

Hoa Lan hoa cúc thanh tân chơi bời

Thiên Đình chén rót đầy vơi

Khúc ca điểm đót cợt ngưòi ngưòi hay

Đàn cầm khéo gẩy năm dây

Cung huỳnh gió lọt chuốt mây lọt vàng

Thung dung ghẹo khách qua đàng

Nhỡn tinh lóng lánh mày ngang đằm đằm

Miệng cười hoa nở đáng trăm

Răng đen rưng rức hoãn chằm vàng đeo

Đã lên ngôi báu trong triều

Đã nên ngọc tốt vàng yêu dương toà

Miệng cười tươi tốt như hoa

Thanh tân lịch sự nết na dịu dàng

Càng nhìn càng thắm nhân doan

Nết na yểu điệu muôn vàn thảo hay

Việc nào mà chẳng tới tay

Lên đền xuống phủ chả ngày nào sai

Có phen biến gái hiện trai

Ai thắm thắm vậy ai phai phai liền

Biết ra thời nhẹ như tên

Nếu mà ko biết như thuyền bỏ neo

Quở cho trăm chứng hiểm nghèo

Chầu quế trong triều giá ngự Đồi Ngang

Có phen giả ní giả nàng

Sài di di án sai nàng nàng lên

Có phen làm chúa thượng thiên

Khi giả làm chúa thoải tiên thoải tề

Phàm trần ai thấy tin nghe

khấn thôi tạ lễ miếu nghè kêu văn

Trần phàm kẻ vái người van

Còn đưong nhỡn nhục nhân gian mờ mờ

Xem ra số phải phụng thờ

Kẻ khấn người vái nam mô khấu đầu

Biết bà bệnh tật khỏi đau

Kim ngân vàng mã để hầu dâng lên

Thỉnh Chầu chắc giáng bản đền

Khuông phù đệ tử thiên niên thọ trường.”

Xem tử vi 2019 của bạn như thế nào qua bài viết: TỬ VI 2019 – XEM TỬ VI NĂM KỶ HỢI 2019.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Đình Ứng Thiên, Đền Hậu Thổ trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!