Cập nhật nội dung chi tiết về Gà Cúng Giao Thừa: Cách Chọn Gà Trống Và Bày Gà Cúng mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Theo phong tục của người Việt ta từ xưa, cúng giao thừa thường có một con gà trống hoa luộc bày khéo, miệng ngậm bông hồng đỏ với , .
Sở dĩ gà được chọn làm vật cúng tế linh thiêng trong đêm giao thừa bởi theo truyền thuyết của một số dân tộc Việt Nam, sau khi có một chàng dũng sĩ giương cung tên bắn liên tiếp rụng 9 mặt trời vì gây nắng hạn cho , mặt trời thứ 10 sợ hãi quá bay tít lên cao và trốn biệt không ló ra nữa. Mặt đất lại lạnh lẽo tối tăm.
Con người và loài vật rủ nhau đi gọi mặt trời. Chẳng con nào gọi được, cuối cùng chỉ có con gà trống khoẻ mạnh cất tiếng gáy vang lừng khiến mặt trời tò mò ngó xuống rồi quên cả sợ hãi hạ thấp dần độ cao, khiến mặt đất lại sáng bừng lên.
Gà trống choai được lựa chọn để cúng đêm giao thừa.
Do vậy, đêm giao thừa (trừ tịch) nhà nhà đều cúng một con gà trống với hi vọng con gà sẽ đánh thức mặt trời chiếu sáng cho đủ đầy ánh nắng cho cả năm.
Gà cúng trong đêm giao thừa phải là gà trống hoa, trống choai với ý nghĩa khoẻ mạnh, tinh khiết. Tuy nhiên, đến thời hiện đại, câu chuyện gà gọi mặt trời không còn được nhiều người biết đến dẫn đến việc hiểu sai mã văn hoá ấy. Thay vì cúng gà, người ta cúng bằng một miếng thịt luộc hay một cái chân giò, những thứ đó chỉ có ý nghĩa vật cúng mà không mang ý nghĩa văn hoá…
Cách chọn gà cúng giao thừa
Để có một con gà cúng đẹp, cần chọn gà rất kỹ. Con gà trống choai mào phải đỏ tươi nhú cao đều nhau, lông mượt, nhanh nhẹn, da căng vàng ức đầy, chân nhỏ (gà ri) gà nặng từ 1,2 kg – 1,4 kg là vừa, gà to quá bày không đẹp, thịt kém ngọt nhiều xương. Khi gà mua về cắt dây trói chân, thả vào chuồng hoặc vào lồng 2-3 giờ để gà đi lại cho máu không tụ ở chân, sau đó mới cắt tiết.
Nếu bạn mua gà làm sẵn của người quen, cũng cần họ rõ những yêu cầu của mình.
Cách luộc và trình bày đĩa gà cúng giao thừa
Gà cúng trước khi cho vào luộc cần phải được thế.
Bỏ gà đã được làm sạch với chân cài trong bụng, cánh và đầu buộc tạo hình đầy đủ vào nồi nước lạnh để luộc chín. Luộc gà phải chọn nồi sâu lòng, cho nước vào nồi ước lượng đủ ngập gà, đặt lên bếp nóng khoảng 50 độ C (để hạn chế nước trong không bị tiết ra nước, giữ độ ngọt của thịt gà), cho muối gừng hành đập dập, rồi cho gà vào luộc.
Lưu ý đặt gà nằm sấp khi chín mới đẹp. Đậy vung đun lửa vừa, khi bắt đầu sôi, hạ nhiệt độ nước sôi lăn tăn, cho tiết lòng vào luộc. Khi gà nổi lên, nước có nhiều váng béo, dùng tăm xiên thử vào đùi gà, thấy nước tiết ra không đỏ là gà đã chín. Vớt ra nhúng gà vào nước nguội để da gà được giòn. Sau khi gà ráo nước thì xoa một chút mỡ gà lên da để trông con gà béo vàng mọng (để lâu da không bị co nhăn nheo).
Đặt gà lên đĩa to, tháo dây bầy ngay ngắn, mỏ cài bông hoa hồng đỏ rực (tiết, lòng bầy dưới bụng). Khi bày trên mâm cỗ cúng giao thừa bạn nhớ để đầu gà quay ra hướng cửa với ý nghĩa gọi mặt trời (ánh sáng) chiếu vào cửa nhà mình.
Giao Thừa Nên Cúng Gà Trống Hay Gà Mái?
Cúng gà đêm giao thừa là một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam, đó là một nét đẹp trong phong tục của người Việt xa xưa, thế nhưng cúng bằng loại gà nào và cách để chọn được một chú gà ngon thì có lẽ không phải ai cũng biết.
Thông thường thì có thể cúng bất cứ loại gà nào, nhưng để bày tỏ lòng thành và sự tôn kính của gia chủ đối với tổ tiên và cầu xin một năm mới tốt lành thì tốt nhất nên chọn loại gà ta tơ. Hơn nữa, vì giao thừa (trừ tịch) là đêm mà theo quan niệm dân gian thì mặt trời ngủ sâu nhất, bởi thế nên các cụ ta thường hay cúng gà trống hơn là gà mái với hy vọng con gà sẽ cất cao tiếng gáy đánh thức mặt trời dậy để cả năm được tràn ngập ánh sáng, mưa thuận gió hòa, con đường tiền tài, sức khỏe… được rạng rỡ, sáng sủa.
Để chọn được một con gà trống tơ (gà giò) ngon, mình thường chọn những con mào đỏ tươi nhú đều nhau, chân vàng, lông mượt là gà khỏe, ức đầy, bấm nhẹ phía dưới ức thấy xương mềm là gà non, vạch nhẹ lông ra thấy da ấm, mềm, mỏng là gà ngon, đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt, mình không bao giờ chọn những con mào tím tái, mắt lờ đờ, chân lạnh, ủ rũ, dáng vẻ mệt mỏi, đầu lúc nào cũng chúi xuống dưới, chảy nước dãi, hậu môn to, phân trắng loãng…
Chọn xong chú gà giò ưng ý rồi, nhưng để luộc được sao cho ngon và nhìn đẹp mắt cũng là một công việc không hề dễ dàng. Nếu luộc kỹ để thịt bên trong thật chín thì lớp da và thịt bên ngoài bị nhừ, còn nếu giữ được lớp da ngoài còn độ dai, giòn thì lớp thịt và xương bên trong sẽ không chín, thậm chí còn nguyên máu đỏ.
Để luộc một con gà ngon ngày Tết thì khi luộc mình cho gà vào nồi ngay khi nước còn lạnh, như vậy thịt sẽ chín dần từ ngoài vào trong. Nếu để nước sôi mới cho vào, gà khó chín đều, da sẽ nứt. Nếu là gà đông lạnh, mình để rã đông hoàn toàn rồi mới luộc, nếu không thì phải luộc rất lâu và không biết khi nào thịt mới chín.
Khi nước đã sôi, mình vặn nhỏ lửa vì nếu để sôi sùng sục thì phần thịt ở đùi sẽ co tụt lên, rất xấu. Sau khi nước sôi khoảng 5 phút, mình vặn nhỏ bếp hết cỡ, để trong 5 phút nữa rồi tắt và đậy vung kín chừng 20 phút. Mình thường dùng đầu đũa chọc vào gà, nếu đũa đâm xuyên dễ dàng, nước ứa ra không có màu đỏ là đã chín.
Để tránh tình trạng sau khi gà luộc xong da bị sậm, xỉn màu thì mình vớt gà ra khỏi nước sôi ngay khi thấy gà vừa chín tới và ngâm luôn con gà còn đang nóng hổi vào thau nước sạch, nước lạnh càng tốt. Mình ngâm đến khi nào thịt gà nguội hẳn mới nhấc ra để giữ màu da không bị thâm đi. Sau đó nếu có điều kiện thì mình chờ con gà ráo nước rồi dùng mỡ da gà đã rán vàng (mỡ của chính nó hoặc con gà khác, có thể là gà công nghiệp cũng được) quét một lớp lên da con gà vừa luộc. Nếu làm như vậy thì đảm bảo chú gà giò để cúng trong đêm giao thừa của gia đình bạn sẽ có màu vàng bóng và căng mượt, trông con gà rất hấp dẫn.
Cúng gà đêm giao thừa, tết “Ông Công Ông Táo” là một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam, những thế hệ sau cần phải gìn giữ truyền thống có từ lâu đời này, không nên vì ảnh hưởng của thời cuộc làm mai một đi một nét đẹp trong phong tục dân tộc của Việt Nam.
Cúng Khai Trương Gà Trống Hay Gà Mái? Cách Chọn Gà Cúng Khai Trương
Lễ khai trương là gì?
Lễ cúng khai trương không chỉ đem đến giá trị về mặt tinh thần, phong thủy. Đối với các chủ doanh nghiệp nói riêng & những người làm maketing nói chung thì việc tổ chức lễ khai trương còn là một cơ hội quảng bá thương hiệu, góp phần tạo nên 1 bước đệm quan trọng cho doanh nghiệp, đưa hình ảnh của mình đến với khách hàng cùng đối tác.
Lễ khai trương là 1 sự kiện đặc biệt được tổ chức bởi chủ doanh nghiệp nhằm đánh dấu ngày ra mắt của 1 cơ sở kinh doanh hay giới thiệu một thương hiệu đến với công chúng. Trong tiếng Hán, “khai” có nghĩa là mở đầu, và “trương” có nghĩa là lớn mạnh, phát triển. Ý nghĩa của “khai trương” nhằm chỉ việc mở đầu công việc kinh doanh, và buôn bán được phát đạt.
Lễ cúng khai trương bao gồm những gì?
Một con gà hay 1 khoanh giò hoặc 2 lạng thịt nạc vai luộc
Một đinh vàng hoa
5 lễ vàng tiền
5 cái oản đỏ
Trầu, cau
Năm quả trong, chín bông hoa hồng đỏ
Nước và rượu trắng
Bao thuốc, lạng chè
Xôi hoặc bánh chưng
1 dĩa muối gạo
Một bộ áo quần thần linh, mũ, giày tất cả màu đỏ & kiếm trắng
Cúng khai trương gà trống hay mái?
Tại sao gà trống lại thường sử dụng để cúng khai trương hơn gà mái?
Như chúng ta đã biết giữa gà trống & gà mái thì thường chỉ gà trống mới có thể cất được tiếng gáy to, rõ, đúng giờ. Người ta quan niệm, khi gà trống cất tiếng gáy thì sẽ giúp đánh thức mặt trời lên cao để chiếu sáng, báo hiệu 1 ngày mới bắt đầu, cũng đã đến giờ mọi người thức dậy để thực hiện công việc của mình. Con gà đã trở thành 1 nét văn hóa đi liền với tín ngưỡng tôn thờ mặt trời của nghề nông lúa nước.
Cúng 1 con gà trống để mong ước cho mưa thuận gió hòa, cây cối sinh trưởng phát triển tốt cho mùa mang bội thu. Hơn nữa, gà trống thường to lớn hơn là gà mái, trên đầu lại có mào nữa nên khi được làm thịt, luộc chín & đặt lên đĩa cũng đẹp mắt hơn, tạo được sự uy nghiêm hơn nhiều so với gà mái. Và lý do người ta thường chọn gà trống là như thế. Dĩ nhiên là trong những dịp như thế người ta vẫn thịt gà mái, nhưng là để chặt dọn đĩa chứ rất ít khi sử dụng để cúng nguyên con.
Cách chọn gà để cúng khai trương
Để có một con gà cúng đẹp, cần chọn lựa gà rất kỹ: con gà (trống hay mái tơ) mào phải đỏ tươi nhú cao đều nhau, lông mượt, nhanh nhẹn, da căng vàng ức đầy, chân nhỏ (gà ri) gà có cân nặng từ 1,2 kg – 1,4 kg là vừa, gà to quá bày không đẹp, và thịt kém ngọt nhiều xương.
Chọn Gà Mái Hay Gà Trống Cúng Trong Ngày Tết?
Trong các dịp lễ Tết, cúng giao thừa, cúng Rằm hay đám giỗ thì nhất định phải có một đĩa gà luộc đẹp mắt đặt lên ban thờ tổ tiên.
Chọn gà mái hay gà trống để cúng?
Ngày Tết nhà nhà đều làm những mâm cỗ cùng gà trống luộc được bày rất đẹp trên bàn thờ với mong muốn cầu cho hạnh phúc sẽ đến với gia đình, người thân mình. Để bày tỏ thành ý hơn, người Việt thường chọn những con gà trống thiến cúng trong những ngày trọng đại này.
Làm mâm cỗ cúng ngày Tết là việc hệ trọng trong gia đình người Việt, đó không chỉ là phong tục cần phải lưu truyền mà còn thể hiện thành ý nhớ về tổ tiên, nhớ về cội nguồn, mong muốn mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình nhân dịp năm mới. Chính lẽ đó mà gà trống cúng luôn được lựa chọn rất kỹ càng. Hiện nay, người Việt nhất là tại thành thị đã không quan trọng việc chọn gà trống thường hay trống thiến khi cúng nữa nhưng với nhiều người, mong muốn cho sự ấm no hạnh phúc, người ta vẫn chọn lấy những con gà trống thiến ngon nhất để dâng cúng cho tổ tiên ngày Tết.
Trong phong tục của người Việt Nam trong các dịp lễ tết, cúng giao thừa, cúng rằm hay đám giỗ thì nhất định phải có một đĩa gà luộc đẹp mắt đặt lên ban thờ tổ tiên. Điều đặc biệt ở đây là người ta chỉ chọn gà trống để cúng mà thôi chứ không chọn gà mái.
Tại sao ngày tết nên cúng gà trống ?
Để lý giải cho việc vì sao gà trống lại luôn là lựa chọn trong mâm cỗ cúng ngày Tết và vì sao người ta chọn gà trống thiến thay vì gà trống thông thường, sau đây là những chia sẻ để giúp bạn hiểu hơn về phong tục ngày Tết.
Gà trống tượng trưng cho những điều sau:
NHÂN: Một gà trống có thể có 20-25 gà mái, đẻ ra hàng trăm gà con, nó thường kiếm ăn bên đàn gà mái nuôi con nhỏ, có mồi thường nhường cho cả mẹ con, có chim ác rình rập nó xả thân bảo vệ.
DŨNG: Mào đẹp, cựa nhọn sắc cứng như hai lưỡi gươm, bộ lông cánh sặc sỡ như áo giáp, dáng oai hùng, hiên ngang.
TRÍ: có những chú gà bé nhỏ hơn địch thủ, nhưng mưu trí, chiến thuật, dễ dàng hạ gục đối phương.
TÍN NGHĨA: dù nắng mưa, bão bùng nhưng cứ hừng đông, gà trống lại nhảy lên một vị trí cao nhất để cất tiếng gáy thanh cao, khỏe khoắn gọi mặt trời, đón ngày mới. Do đó, gà trống được chọn làm vật phẩm để cúng tế tổ tiên, gia thần.
Hơn nữa, gà trống thường to lớn hơn gà mái, trên đầu lại có mào nên khi được làm thịt, luộc chín và đặt lên đĩa cũng đẹp mắt hơn, tạo được sự uy nghiêm hơn nhiều so với gà mái. Có thể trong những dịp như thế người ta vẫn thịt gà mái, nhưng là để chặt dọn đĩa chứ rất ít khi dùng để cúng nguyên con.
Qua bài viết này, Phong Thủy Tam Nguyên hy vọng quý độc giả đã có được những thông tin hữu ích. Nếu cần được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ đến:
Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên
Hotline: 1900.2292
Địa chỉ:
Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM
Bạn đang đọc nội dung bài viết Gà Cúng Giao Thừa: Cách Chọn Gà Trống Và Bày Gà Cúng trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!