Đề Xuất 3/2023 # Gia Lễ Công Giáo – Cựu Chủng Sinh # Top 3 Like | Herodota.com

Đề Xuất 3/2023 # Gia Lễ Công Giáo – Cựu Chủng Sinh # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Gia Lễ Công Giáo – Cựu Chủng Sinh mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thưa Anh Chị Em trong đại gia đình CCS/LS/QN,

Nhân kỷ niệm 50 năm áp dụng huấn thị “Plane compertum est”, Khánh đang xin imprimatur để ấn hành quyển “Kinh nguyện gia đình và Gia lễ Công giáo”. Xin đính kèm đây bản lược trích những gợi ý về hội nhập văn hóa, cách riêng là về thờ cúng Tổ tiên. Kinh mong cả nhà dành chút thời giờ xem qua và góp ý giúp con.

Xin chân thành cảm tạ.

Lm GP Võ Tá Khánh ___________________________________

KINH NGUYỆN GIA ĐÌNH VÀ GIA LỄ CÔNG GIÁO

Tập này lược trích những hướng dẫn hội nhập văn hóa trong quyển “Kinh Nguyện Gia Đình và Gia Lễ Công Giáo” đang chuẩn bị xuất bản, cách riêng là về việc thờ cúng Tổ tiên. Mong được quý vị xem qua và cho biết những chi tiết cần thêm, bớt và sửa đổi. Xin đóng góp về email gopnhattho@yahoo.com trước ngày 30-9-2015. Xin chân thành cám ơn. V. NHỮNG DỊP ĐẶC BIỆT TRONG GIA ĐÌNH

Các mục V, VI và VII này là phần “gia lễ” đúng nghĩa, với những nghi thức và lời nguyện cho những sự kiện đáng nhớ của mỗi gia đình. Mỗi sự kiện có sinh hoạt riêng của nó. Cần tránh những chuyện rườm rà. Nên lưu ý nhiều đến những gì dễ gây thêm tình gia đình, giúp mọi người biết nghĩ đến người khác: Dọn nhà cửa sạch sẽ, trật tự, nhắc nhở cầu nguyện cho nhau, làm bó hoa thiêng liêng tặng người được mừng lễ, v.v … Đầu năm nên ghi ngay những ngày lễ gia đình vào cuốn lịch công giáo để dễ nhớ. Một số ngày lễ đời hoặc đạo có tính gia đình, cũng nên ghi vào. Ví dụ: ngày Phụ nữ (8/3), ngày các bà mẹ (27/8; Chúa nhật thứ ba tháng Năm), ngày của người cha (Chúa nhật thứ ba tháng Sáu), ngày của ông bà nội ngoại (26/7) … Để đền đáp công ơn cứu chuộc của Chúa Cứu Thế, mỗi gia đình tự nguyện tìm đem một gia đình ngoài công giáo về với Chúa. Các ngày lễ gia đình có thể là dịp để ta mời họ đến dự, tạo và tăng tình thân. Mỗi người và mỗi gia đình nên tìm hiểu kỹ đường lối nên thánh của thánh bổn mạng để noi theo. Người Kitô hữu luôn vững tin vào tình thương Thiên Chúa, làm mọi việc thuận theo ơn Chúa quan phòng, tuyệt đối không coi ngày giờ, coi tuổi, xem hướng, xem bói. Tất cả những việc này đều đi ngược với đức tin Công giáo và là lỗi nặng vì thiếu tin tưởng vào tình thương Thiên Chúa.

21. THỜ CÚNG TỔ TIÊN Năm 1939, với huấn thị Plane compertum est, Tòa thánh cho phép các tín hữu Công giáo Trung Hoa được thờ cúng Ông bà Tổ tiên theo lối xưa. Hai mươi lăm năm sau đó, huấn thị ấy được mở rộng cho tín hữu Việt Nam. Huấn thị không nhằm phục hồi nguyên trạng những chuyện đời xưa cũng không xác định các hình thức nhưng chỉ nêu lên những nguyên tắc về tinh thần.

A. VÀI NÉT VỀ TRUYỀN THỐNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT * Bàn thờ gia tiên, gian thờ, từ đường Tùy hoàn cảnh từng gia đình và gia tộc, nơi dành để tưởng nhớ gia tiên có thể là một bàn thờ, một gian thờ hay một từ đường. Từ đường diễn nôm ra là nhà thờ. Tuy nhiên, tại nhiều nơi có phân biệt, tiếng “từ đường” được dùng để chỉ nhà vị trưởng tộc có gian thờ, còn tiếng “nhà thờ” được dùng để chỉ một ngôi nhà dành riêng cho việc thờ phụng tổ tiên, không có ai ở. Trên bàn thờ có thần chủ (bài vị), ghi tên tuổi chức danh các vị tổ đã khuất. Ngày nay, nhiều nơi thay các bài vị bằng di ảnh người đã khuất. * Gia phả Gia phả là quyển sách ghi nhớ các thành viên trong gia tộc. Ngày xưa, gia phả viết bằng chữ Nôm, chỉ ghi tên những người đã khuất, theo từng nhánh, qua từng thế hệ. Gia phả được coi như báu vật thiêng liêng, cất trong hộp sơn son thếp vàng, để trên bàn thờ gia tiên. Hàng năm vào buổi chiều trước ngày giỗ chung, người ta “thỉnh” gia phả xuống và ghi thêm tên tuổi những người mới chết trong năm qua với ngày kỵ giỗ theo âm lịch. Ngày nay, gia phả viết bằng chữ Quốc ngữ, có thể ghi tên cả những thế hệ con cháu còn sống, với đầy đủ hình ảnh, tiểu sử, cả các cháu nhỏ, và in sao thành nhiều bản phân phối đến các tiểu gia đình trong gia tộc. * Cúng giỗ bốn đời Người xưa bảo: “Ngũ đại mai thần chủ”, nghĩa là hễ đến năm đời thì đem chôn bài vị của cao tổ đi mà nhấc lần các vị tằng tổ khảo lên bậc trên rồi đem vị tổ mới qua đời của thế hệ tiếp theo đặt vào vị trí thứ tư. Như vậy là chỉ làm giỗ có 4 đời (cao, tằng, tổ, phụ) tức là kỵ (hay can), cụ (hay cố), ông bà, cha mẹ. Từ bậc “Cao” trở lên được gọi chung là tiên tổ thì không cúng giỗ riêng nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế (tế hiệp hay xuân thủ), hoặc phụ tế vào ngày giỗ của thuỷ tổ. * Ngày cúng giỗ Ngày giỗ là lễ kỷ niệm ngày qua đời của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Ngày xưa người ta tính theo âm lịch, ngày nay nhiều gia đình tính theo dương lịch cho dễ nhớ. Ngày giỗ cũng còn gọi là ngày “kỵ”. Ngày giỗ, ngoài việc thăm phần mộ, sẽ tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí người đã khuất mà cúng giỗ. Đây là dịp gặp mặt người thân trong gia đình và dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống nhằm giữ gìn gia phong. Vào dịp đó người ta thường tổ chức ăn uống, nên mới gọi là ăn giỗ, là để cho cuộc gặp mặt đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian sum họp, trò chuyện tâm tình. Ngày nay, nếp sống khác xưa, việc cúng giỗ nơi nào cũng chỉ cốt giữ lại những điều chính yếu, không theo sát từng chi tiết ngày xưa. Ở đây xin ghi lại những nét lớn để mỗi gia đình hay gia tộc tùy nghi chọn những chi tiết hợp với hoàn cảnh của mình. * Việc cúng giỗ Do thương nhớ người đã khuất, có những gia đình bữa nào cũng xới thêm một bát cơm, một đôi đũa đặt bên cạnh mâm, coi như người thân còn sống trong gia đình. Khi đã nguôi thương nhớ thì chỉ làm như vậy trong những ngày kỷ niệm. Từ đó ta hiểu việc bày biện thức ăn trong ngày tưởng nhớ không phải vì nhu cầu của người chết nhưng là của người sống. Người sống muốn dùng những dấu hiệu cụ thể để bày tỏ tình thân thương như thể người đã khuất nay lại đang hiện diện trong gia đình. Theo hướng ấy, ngay từ chiều hôm trước ngày giỗ, con cháu đã sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên bàn thờ gia tiên, gọi là “lễ tiên thường” (nghĩa là nếm trước), như thể gia tiên đã về với con cháu. Còn trong chính ngày giỗ, người ta cúng vào buổi sáng, lúc gần trưa. * Nghi thức cúng Gia tiên * Vài định nghĩa Về nghi thức, truyền thống xưa được diễn tả qua bốn động từ: cúng, lạy, khấn và vái. Cả bốn động từ này đều có ý nghĩa trong sáng, ta cần biết rõ để khỏi lúng túng hoặc hiểu lầm. Trong bài viết đáng tin cậy tựa đề “Nguyên tắc cúng, khấn, vái và lạy” đăng ở chúng tôi và được một số trang khác lấy lại, tác giả Khải Chính Phạm Kim Thư giải thích bốn động từ này, có thể lược tóm như sau: a. Cúng Cúng là dâng lễ vật để tỏ lòng biết ơn và khẩn nguyện. Dịp giỗ, Tết, gia chủ bày hoa quả, nước, rượu, cỗ bàn, chén bát, đũa, muỗng lên bàn thờ rồi thắp nhang (hương), thắp đèn, đốt nến, khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng hiếu kính và cầu phước lành. Hình thức cúng đơn giản nhất thắp nhang (hương), khấn, lạy và vái. b. Khấn Khấn là cầu khẩn lầm rầm trong miệng khi cúng, tức là khẽ nêu lên những chi tiết về ngày tháng năm, nơi chốn, mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa. Sau khi khấn, người ta thường vái vì vái được coi là cách chào kính cẩn. Người ta thường nói khấn vái là vậy. c. Vái Vái thường được áp dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái thay thế cho lạy ở trong trường hợp này. Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. d. Lạy Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với tất cả tâm hồn và thể xác đối với người trên hay người quá cố vào bậc trên của mình. * Lạy hay vái, và mấy lần Người Tàu chỉ lạy ba lạy hay vái ba vái trong mọi trường hợp. Chỉ riêng người Việt mới phân biệt số lần lạy và vái với ý nghĩa như sau: – Khi phúng điếu, nếu ta là vai dưới của người quá cố thì ta lạy, nếu là vai trên của người quá cố thì ta chỉ vái. – Khi chưa chôn thì người quá cố được coi như còn sống, nên chỉ áp dụng hai lạy hoặc hai vái (tựa như khi cha mẹ còn sống, cô dâu hoặc chú rể lạy cha mẹ hai lạy). Khi người quá cố được chôn rồi, thì dùng bốn lạy hoặc bốn vái. Nếu vái thêm sau khi đã lạy, người ta thường vái ba vái. Ý nghĩa của ba vái này là sự chào kính, không có ý nghĩa nào khác.

B. CÁCH THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Lễ gia tiên là một cách thể hiện tình hiệp thông với những người đã ra đi trước chúng ta. Thiên Chúa đã tự xưng là Thiên Chúa của các tổ phụ. Ngài không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của người sống (Mt 22,32). Bên kia cái chết, những bậc tiền nhân nào đã thực sự “sống khôn thác thiêng” đều đang sống trong Thiên Chúa. Các tín hữu ở trần gian kết hợp với họ trong mầu nhiệm các thánh thông công. Do đó, khi nhớ đến gia tiên tổ phụ, người Công giáo không làm một sự thờ phượng ở ngoài sự thờ phượng Thiên Chúa, nhưng thật ra là để nhờ đó mà thêm lòng biết ơn và kính mến Thiên Chúa là nguồn mọi tình phụ tử trên trời dưới đất (Ep 3,14). Đàng khác, khi nhớ đến các tổ tiên theo huyết thống, người công giáo cũng nhớ đến các tổ phụ trong đức tin. Người Việt Nam có thói quen rất tốt: mỗi khi gia đình có việc buồn vui đều luôn tưởng nhớ gia tiên và biểu lộ tâm tình ấy bằng việc cúng lễ. Người tín hữu công giáo Việt Nam tiếp nhận truyền thống tốt đẹp ấy với một cái nhìn chính xác, phù hợp với đức tin Kitô giáo. Mỗi gia đình nên có một bàn thờ gia tiên đơn sơ. Mà đã có bàn thờ thì nhớ thắp hương, đừng để hương tàn khói lạnh. Ngày tết ngày giỗ nên giữ một cây hương cháy suốt ngày. Tránh những chi tiết trái đức tin và tránh tốn kém không hợp tình hợp lý. Về hình thức, chỉ cốt sao biểu lộ được tấm lòng và giúp các cháu nhỏ học được lòng biết ơn tổ tiên và biết ơn Thiên Chúa Tạo Hoá. Khi cúng lễ, cần nhắc cho các cháu nhỏ nhớ: Đức tin công giáo dạy ta biết rằng người quá cố không cần đến thức ăn vật chất, các lễ vật chỉ nhằm bày tỏ lòng biết ơn kính nhớ mà thôi. Nếu có cúng thức ăn thì sau khi dọn, gia chủ đọc lời nguyện sau đây: “Lạy Cha, xin chúc lành cho những của ăn Cha đã rộng lòng ban cho chúng con mà chúng con dùng để bày tỏ niềm hiệp thông thân thương và quý mến đối với người thân yêu đã khuất. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.”

C. NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI CÔNG GIÁO CẦN TRÁNH Lịch sử mỗi dân tộc, mỗi gia tộc, mỗi gia đình và mỗi người đều diễn tiến trong tình thương quan phòng của Thiên Chúa, từ Thiên Chúa mà đến rồi lại về với Thiên Chúa. Khi chưa nhận biết Thiên Chúa, người ta không biết cuối cùng mọi sự đi về đâu, cho nên hễ có việc thì lo nhờ người tìm giờ tốt, tránh giờ xấu, tính đến tương quan gắn kết thì sợ không hợp tuổi… Người Kitô hữu không chút bận tâm tới những chuyện ấy vì vững tin rằng Thiên Chúa là Cha yêu thương, mọi sự đều là quà tặng được Cha ban để giúp ta đạt tới hạnh phúc đời đời. Khi tổ chức công việc gia đình, ta không coi ngày giờ, chỉ liệu sao thuận tiện cho những người trong cuộc là được. Các nghi thức cầu nguyện trước hết nhằm tạ ơn Thiên Chúa, bày tỏ niềm tín thác và xin Ngài ban phúc. 22-24. CÚNG LỄ GIA TIÊN Lễ gia tiên thường do vị trưởng tộc hoặc người cha trong gia đình chủ lễ. Nếu vị này vắng mặt thì vợ hoặc con trai hoặc con dâu trưởng chủ lễ. Có thể dùng một trong ba mẫu sau đây: 22. LỄ GIA TIÊN – Mẫu 1 Thắp nhang, vái bốn vái, cắm lên bàn thơ rồi cầu nguyện với các kinh: 1. Dấu Thánh giá 2. Kinh Lạy Cha 3. Kinh Tin Kính 4. Thánh vinh 15/16,11: Chúa dạy con biết đường về cõi sống Trước Thánh nhan vui sướng tràn trề Ở bên Ngài hoan lạc chẳng hề vơi. 5. Xướng đáp: X. Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ Xin cho các đẳng linh hồn được lên chốn nghỉ ngơi Đ. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen 23. LỄ GIA TIÊN – Mẫu 2 Hình thức sơ đẳng nhất của lễ gia tiên là mỗi sớm, mỗi tối, mỗi lần ra khỏi nhà và mỗi lần đi đâu về, ta thắp một cây nhang cắm lên bàn thờ và thinh lặng cầu nguyện một phút. 24. LỄ GIA TIÊN – Mẫu 3 Chương trình đơn giản như sau: 1. Thắp hương đèn trên bàn thờ 2. Dấu thánh giá 3. Kinh Lạy Cha 4. Tạ ơn Chúa: X: Ta hãy tạ ơn Thiên Chúa đã đưa các bậc tổ tiên ta về với Ngài. Đ: Chúa trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên Và nhớ mãi lời xưa giao ước Chúa đã thề với tổ phụ Abraham Rằng sẽ giải phóng ta khỏi địch thù. 5. Cầu cho các tín hữu đã qua đời: X. Ta hãy cầu nguyện cho các linh hồn ở luyện ngục Đ. Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ Cho các đẳng linh hồn được lên chốn nghỉ ngơi Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen. 6. Lời nguyện với tổ tiên (do vị chủ lễ đọc): Kính lạy anh linh các bậc tổ tiên ông bà (cha mẹ), cùng các bác, các chú, thím, cô dì, cậu mợ nội ngoại hai bên và mọi anh chị em đã qua đời. Hôm nay nhân ngày … (nhân ngày đầu năm, cuối năm, hoặc nhân một ngày một dịp nào khác), chúng con xin thắp nén hương bày tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn. Kính xin thương cầu nguyện cho chúng con được bình an mạnh khoẻ, được hoà thuận êm ấm và được mọi điều tốt đẹp như ý Thiên Chúa muốn … (Vị chủ lễ vái 4 vái. Những người hiện diện tuần tự tiến lên vái mỗi người 4 vái và cầu nguyện riêng. Ai không lên vái cũng không sao. Đến đây kết thúc trong thinh lặng hoặc cũng có thể hát một bài tạ ơn để kết thúc). 25. DỌN TẤT NIÊN Tết Nguyên đán là dịp sum họp gia đình, kính nhớ tổ tiên và thăm viếng nhau gia tăng tình thân ái. Cần loại bỏ những chi tiết phong tục quá rườm rà cũng như những gì đi ngược với Tin mừng, và lưu ý phát huy những gì tốt đẹp. Khởi đầu là việc dọn tất niên. Từ giữa tháng chạp là thời gian rất thuận tiện để mỗi gia đình tổng kết một năm sinh hoạt. Cả cha mẹ và con cái sẽ cùng nhau: – Làm xong những việc cần thiết còn đọng lại. – Tổng kết chi thu, thanh toán nợ nần – Tổng kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc một năm qua. (Việc tổng kết này có thể làm trong vài giờ cầu nguyện ban tối. Sau kinh Cúi xin Chúa sáng soi, chủ sự gợi ý để mọi người chia sẻ những vui buồn, thành công, thất bại trong năm qua … Mỗi người xét lại xem còn những gì phải xin lỗi nhau, tha thứ cho nhau, cũng như những điều phải thanh thoả với cha mẹ, anh chị em bên chồng, bên vợ, bà con lối xóm, các bạn cùng ngành nghề … Và với tinh thần khiêm nhường bé nhỏ, giao hoà với Chúa và với anh em để tìm lại sự bình an đích thật. Sau cùng, đọc kinh Phó dâng, kinh Lạy Cha, và chúc lành kết thúc). – Dọn mình xưng tội cuối năm – Cha mẹ đỡ đầu thăm nom nhắc nhở các con thiêng liêng (các con thiêng liêng thì chúc tết cha mẹ đỡ đầu dịp cuối năm hoặc đầu năm). – Cũng nên dành một tuần lễ kết bó hoa thiêng liêng tạ ơn Thiên Chúa và cầu cho nhau (gồm: dâng lễ, rước lễ, đọc Lời Chúa, lần hạt, hy sinh …) Trước bữa ăn có cúng lễ gia tiên (số B. 22-24). 26. TƯỞNG NHỚ GIA TIÊN DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN A. TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA Dịp tết Nguyên đán, trong những gia đình theo đúng tinh thần Việt Nam, ẩn dưới những niềm vui rộn rã đầu xuân là cả một thực tại linh thiêng trầm mặc đầy ắp không gian: Cõi hữu hình và cõi vô hình đan dệt vào nhau, ông bà tổ tiên đã khuất như thể đang có mặt giữa con cháu một cách thân thiết, gần gũi, linh thiêng và đầy an ủi. Có được bầu khí ấy là nhờ các nghi lễ rất nghiêm túc của phụng tự gia đình. Mỗi địa phương, mỗi dòng họ, gia đình ấn định ngày “tảo mộ” khác nhau, thời điểm thường là từ mồng 10 tháng Chạp đến cuối năm. Người Việt cũng coi đây là dịp báo hiếu với tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ, người thân, những người đã khuất trong dòng tộc, bày tỏ mong muốn đón nhận những điều tốt đẹp hơn trong một năm mới đang đến. Dù đang làm ăn ở phương trời nào, ai cũng muốn quay về nhà ngày tảo mộ, thăm lại và chăm sóc phần mộ ông bà, sau đó rước hương hồn người quá cố về cùng ăn Tết với con cháu theo tập tục cổ truyền. Nếu vì một lẽ nào đó, do cuộc sống tha hương cầu thực, con cháu cũng tìm cách gởi gắm nhờ người thân chăm lo cho phần mộ ông bà, cha mẹ. Có như thế họ mới yên lòng. Vào những ngày đầu năm mới, gia đình người Việt vẫn duy trì mỹ tục đi tảo mộ người thân, mong muốn đón nhận những điều tốt đẹp hơn trong năm mới Tết Nguyên Đán. Các nghi lễ ngày Tết mở đầu với giờ “cúng đón” (đón ông bà về ăn tết với con cháu) vào ngày 30 hoặc 29 tết. Chiều tối, nấu nướng xong xuôi, vợ chồng con cháu tựu họp đủ mặt là bắt đầu dọn đồ cúng ông bà. Đợi nhang tàn, gia chủ đại diện gia đình bái tất, rồi tắt đèn, dọn thức ăn, cả gia đình quây quần ăn uống mâm cúng người mới mất. Phụng tự tết Nguyên đán kết thúc với giờ “cúng đưa” (tiễn chân ông bà) vào ngày mùng hai hoặc mùng bốn tết (có nhà cúng đưa từ chiều mùng hai). Giữa thời điểm khởi đầu và thời điểm kết thúc, là các giờ cúng tất niên, giao thừa và minh niên mùng một, mùng hai và mùng ba. Ngày nay cả nơi đại chúng người lương, cũng không mấy ai còn hiểu hai chữ đón đưa này theo nghĩa đen, nhưng hiểu theo một nghĩa tượng trưng sâu sắc, nhằm xác định một thái độ nội tâm và đánh dấu khoảng thời gian họ muốn dành để tưởng nhớ gia tiên cách thật sâu đậm, khoảng thời gian họ muốn để cho tâm hồn lắng đọng trong niềm cảm mến biết ơn. B. CÁCH THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Người Công giáo thường thăm mộ, cắm hoa cho người thân và dâng lễ tại nghĩa trang vào mùng hai Tết. 27. LỄ GIAO THỪA Tối cuối năm, gia đình đoàn tụ ăn mứt bánh kể chuyện vui, giải trí chung với nhau, cùng thức đón giao thừa. Giây phút kết thúc một năm và bắt đầu năm mới là lúc thật ý nghĩa để ca tụng Thiên Chúa, Đấng làm chủ thời gian và lịch sử. Khí xuân mới mẻ cũng gợi cho ta nhớ đến công trình sáng tạo của Thiên Chúa đã bắt đầu từ lúc khởi nguyên. Chúng ta xin Chúa chúc lành cho một năm mới đang khởi sự. Sau khi cầu nguyện chúc tụng, mọi người chúc tuổi nhau rồi đi ngủ. Cũng có thể thu xếp đi ngủ sớm, khuya gọi nhau dậy cầu nguyện, mừng năm mới rồi ăn lót lòng, nói chuyện chia sẻ tâm tình. Lễ giao thừa không phải là lễ gia tiên. Việc cúng gia tiên đã được thực hiện vào lúc “tiên thừa”, tức là lúc đầu hôm đêm cuối năm. Tuần hương thắp lúc giao thừa là để kính thờ Đấng Tạo Hoá và cầu nguyện với Ngài. Người Công giáo đã biết rõ mình kính thờ Thiên Chúa cho nên chỉ thắp hương trên bàn thờ trong nhà, không vái bốn phương ngoài sân. Có thể thức đón giao thừa ở nhà ông bà, nhưng thường thì nên cử hành lễ giao thừa ở gia đình nhỏ. 28. LỄ MINH NIÊN Sự sum họp gia đình buổi sáng đầu năm rất quí giá. Thánh lễ ở nhà thờ xong, mọi người về nhà ngay, cùng nhau cử hành lễ gia tiên. Sau lễ gia tiên, các cháu mừng tuổi ông bà, con cái mừng tuổi cha mẹ, mọi người mừng tuổi nhau. Cần lưu ý: Nên tế nhị tôn trọng sự thân mật của các gia đình khác, đừng vội đến nhà người khác ngay sáng sớm mùng một tết. 29. LỄ BỔN MẠNG MỘT NGƯỜI TRONG GIA ĐÌNH Trước ngày lễ, người có tên thánh bổn mạng nên dành vài giờ tĩnh tâm cầu nguyện. Ngày lễ, cả nhà hiệp thông, cùng đi dự lễ, rước lễ sốt sắng. Giờ cầu nguyện ban tối, theo chương trình trong tuần, với các thay đổi sau đây (nên hỏi linh mục về lời nguyện ngày lễ, chép sẵn từ trước). Nhớ nhắc các con thiêng liêng dọn mừng lễ bổn mạng. Hôm lễ, nên mời các con thiêng liêng dùng cơm. – Bài hát tạ ơn (149-151) – Lời Chúa: theo ngày lễ – Lời nguyện: theo ngày lễ. 30. GIÁP NĂM NGÀY RỬA TỘI 31. THÔI NÔI HOẶC SINH NHẬT 32. NGHI THỨC LỄ CƯỚI Ở GIA ĐÌNH

a. Nghi thức lễ vu quy Vị chủ hôn bên nam, chú rể và họ hàng từ nhà trai tới nhà gái, dừng lại ngoài cổng. Chú rể vào báo cho nhà gái ra đón mời vào. Rồi nghi thức như sau: 1. Nhà trai ngỏ lời, giới thiệu lễ vật 2. Nhà gái đáp lời chấp thuận và xin đưa lễ vật đến bàn thờ gia tiên để làm lễ. 5. Chú rể và cô dâu vào chào cha mẹ cô dâu và họ hàng bên vợ. 6. Uống nước hoặc ăn tiệc. 7. Cuối giờ, chủ hôn nhà trai xin đón dâu, nhà gái đáp lời. b. Nghi thức lễ thành hôn Đoàn đưa dâu về đến nhà trai, nhà trai mời vào. Người mẹ đón con dâu vào phòng nghỉ một lát rồi ra lễ gia tiên. Nghi thức như sau: 1. Nhà trai ngỏ lời chào mừng và mời tới trước bàn thờ gia tiên làm lễ. 4. Cô dâu chú rể chào cha mẹ chồng và họ hàng bên chồng. 5. Uống nước hoặc ăn tiệc. 6. Cuối giờ, vị chủ hôn nhà gái gởi gắm, nhà trai giã từ. c. Cầu nguyện tạ ơn Nhd: Thưa bà con, hai cháu T. và T. đã nên vợ nên chồng qua bí tích hôn nhân mà (sáng nay) hai cháu cử hành tại nhà thờ giáo xứ trước sự chứng kiến của bà con xa gần. Trước hồng ân Thiên Chúa đã dành cho hai cháu, xin mời tất cả cùng hai cháu hướng về bàn thờ dâng lời tạ ơn Thiên Chúa. Xướng bài hát tạ ơn: Chúng con xin tạ ơn (xem số 150). Nhd: Giờ đây chúng ta hướng đến Thiên Chúa là nguồn gốc trên cùng của mọi gia tộc. Xin Ngài lấy tình Cha mà che chở gia đình mới. Xướng kinh: “Lạy Cha chúng con …”

Nhd: Nghi thức tạ ơn Thiên Chúa kết thúc. Giờ đây cô dâu chú rể tiến đến bàn thờ Ông Bà để cử hành lễ gia tiên.

d. Lễ gia tiên Bàn thờ gia tiên đơn giản, trong sáng, có bày hoa quả, thắp sẵn hương và đèn. Cáo gia tiên bên nào thì vị chủ hôn bên đó đưa cô dâu chú rể tới trước bàn thờ. Diễn tiến như sau: Nhd: Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn. Trong niềm biết ơn tiền nhân, vị chủ hôn kính cáo gia tiên về việc trọng đại là cuộc hôn nhân của hai cháu. 1. Vị chủ hôn (niệm hương, rồi nói đại ý): “Kính lạy anh linh các bậc tổ tiên, Nhờ phúc đức ông bà, tổ tiên, gia đình chúng con (hoặc gia đình anh chị X…) sinh hạ được người con gái (hoặc người con trai) là … và đã giáo dục cháu nên người. Nay cháu được Chúa thương cho đẹp duyên cùng cháu T… Chúng con xin đưa hai cháu đến trước bàn thờ gia tiên. Xin phép cho hai cháu được dâng nén hương bày tỏ lòng kính nhớ tri ân và thắp lên ngọn nến bày tỏ quyết tâm làm rạng danh tổ tiên và vinh danh Thiên Chúa. Xin các bậc tiền nhân bầu cử cho hai cháu được trăm năm hạnh phúc, sống đẹp lòng cha mẹ họ hàng hai bên, chu toàn các trách nhiệm hôn nhân và gia đình theo đúng ý Thiên Chúa”. 2. Cô dâu chú rể niệm hương: (Một người đốt hương sẵn và đưa cho cô dâu chú rể, cả hai cùng vái, 4 vái – sau đó thắp nến). 3. Hát Đang khi cô dâu chú rể niệm hương, mọi người hát bài “Con ra đời có mẹ cha” (số 189) . Nhd: Lễ gia tiên kết thúc. đ. Chào họ hàng Nhd: Giờ đây cô dâu chú rể chào họ hàng (nhà gái/ nhà trai). Đây là nghi thức giúp đôi bạn trẻ ý thức vai vế thứ bậc trong gia đình và gia tộc để xưng hô và cư xử cho phải đạo. Sau phần chào họ hàng, người hướng dẫn tuyên bố phần nghi thức kết thúc và mời mọi người ngồi vào bàn. 33. GIÁP NĂM NGÀY CƯỚI Trước ngày kỷ niệm, vợ chồng nên tĩnh tâm vài giờ, ôn lại tình thương Chúa và kiểm điểm đời sống để tiếp tục xây dựng hạnh phúc gia đình. Ngày kỷ niệm, vợ chồng và con cái cùng đi dự lễ. Ở nhà, trong bữa ăn kỷ niệm, nên nhắc đến niềm vui này. Những dịp khác trong năm có thể mang những hình thức đơn giản, nhưng hôm nay phải là đại lễ của gia đình. Nếu có điều kiện, cũng nên rủ vài đôi bạn thân thiết cùng dự bữa ăn và chia sẻ kinh nghiệm. Cũng có thể rủ những gia đình có lễ kỷ niệm kết hôn trong tháng, cùng xin lễ, dự lễ và mừng lễ với nhau. Giờ cầu nguyện ban tối, theo chương trình trong tuần với mấy thay đổi sau đây: 34. MỪNG THỌ

35-37. NGHI THỨC CÚNG GIỖ

A. VIỆC CÚNG GIỖ THEO VĂN HÓA VIỆT NAM (Xin xem lại số 21).

B. CÁCH THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Trong dịp giỗ, người Công giáo Việt Nam có thói quen xin lễ tại nhà thờ giáo xứ và thực hiện giờ cầu nguyện ban tối tại gia đình tưởng nhớ người đã khuất. Nội dung giờ cầu nguyện ban tối này có thể lấy một trong ba mẫu cầu nguyện tại tang gia sau tang lễ (số 62-64). Tại gia đình, trước bàn thờ gia tiên, ngoài đèn nến, hương trầm và hoa quả, cũng có thể dọn thức ăn dâng kính tổ tiên để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn. Do thiếu hiểu biết, đã có thời nhiều người tưởng rằng nếu không được ai dâng cúng thì người đã khuất sẽ đói khát, nhưng ngày nay ai cũng hiểu những lễ vật này chỉ là tượng trưng cho tấm lòng hiếu kính. Việc cầu nguyện trong ngày giỗ vừa là để dâng lời cảm tạ Chúa đã giải thoát các bậc Tổ tiên, đưa về hưởng nhan Chúa, vừa là để cầu xin ơn giải thoát cho những người đang cần được thanh luyện, quen gọi là cầu hồn. Đối với những người mới qua đời, ta nên nhấn mạnh tới việc cầu hồn, còn đối với những người đã qua đời lâu năm, ta có thể chú trọng hơn tới việc dâng lời cảm tạ Chúa nhân từ đã thứ tha và giải thoát. Ngoại trừ những trường hợp được thẩm quyền Hội Thánh tuyên thánh (phong thánh), ta không thể chủ quan khẳng định người này hay người nọ đã được hoàn tất thời kỳ thanh luyện rồi hay chưa. Bởi lẽ chúng ta đang sống trong một thế giới lệ thuộc không gian và thời gian, còn tiền nhân đã khuất đang thuộc về một thế giới vượt ngoài không gian và thời gian, do đó lấy ý niệm “rồi” và “chưa” theo cách ta quen suy nghĩ ở đời này đem áp dụng cho thế giới đời sau không khỏi có phần khập khiễng. Nói đến đời sau là ta đang chạm đến những mầu nhiệm vượt khỏi mọi ý niệm cân đo đong đếm. Cũng nên nhớ rằng ngay cả những người tốt lành đã chết mà chưa chịu phép thánh tẩy, ta vẫn có thể tin rằng Thiên Chúa nhân từ và đầy quyền năng đã có cách cứu vớt họ trong Chúa Kitô và nhờ Chúa Kitô. Cũng đừng quên rằng ta có thể cầu nguyện với những bậc Tổ tiên đang được hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa. Nói đúng hơn, ta có thể xin họ cầu nguyện với Chúa cho ta. Khi còn sống, họ đã yêu thương cầu nguyện cho ta, thì khi đã về với Chúa, họ còn yêu thương ta hơn và lời cầu nguyện của họ còn hữu hiệu hơn. Bữa ăn giỗ là để phát huy tình cảm gia đình và gia tộc, lắm khi là để giúp vượt qua những bất hòa bất thuận trong cuộc sống, để ai nấy lại thấy ấm tình hiệp thông và hiệp nhất. Do đó, từ chương trình đến cách sắp xếp chỗ ngồi, cần làm sao để cả người lớn và trẻ con đều tham dự tích cực, mọi người đều chung tay phục vụ, người lớn làm gương cho người nhỏ, chúc thọ người già, khen thưởng bạn trẻ, chan hòa trong tình hiệp nhất thân mật. Nên chú trọng hơn tới nội bộ gia tộc. Nếu mời khách thì nên liệu sao để sự hiện diện của họ không ngăn cản sự thân mật giữa mọi người trong gia tộc. Trên bàn thờ, có thể dùng nến hồng (ngụ ý xin Chúa ban phúc lành cho mọi người có mặt và vắng mặt) hoặc nến trắng (ngụ ý nói lên lòng tin, cậy và yêu mến Chúa). Về việc cầu nguyện trước bữa ăn, có thể theo một trong ba gợi ý sau đây. C. NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH – Không dùng những mẫu văn khấn trong sách vở của người ngoài Công giáo, vì lời văn trong đó ôm theo nhiều điều không hợp với đức tin Công giáo. – Ngày nay bà con lương dân cũng đang giản lược lễ vật dâng cúng vào hoa quả và các thứ bánh, trình bày mỹ thuật. Các thức ăn chủ yếu nhằm nói lên tấm lòng của người nay với người xưa, của ít lòng nhiều. Không nên bày biện đủ thứ, vừa thiếu thẩm mỹ vừa phí phạm, không cần thiết. 35. NGHI THỨC CÚNG GIỖ Hình thức thứ nhất: – Gia chủ nói đôi lời tuyên bố lý do: Giỗ ai, mấy năm, vài nét về người đã khuất (nếu là giỗ chung thì nói chung về những tiền bối liên hệ) và mời mọi người cầu nguyện – Gia chủ ghi dấu thánh giá, xướng kinh Lạy Cha, – Có thể đọc vài câu Lời Chúa – Hát một bài – Lời nguyện trên của ăn: “Lạy Cha, xin chúc lành cho những của ăn Cha đã rộng lòng ban cho chúng con mà chúng con dùng để bày tỏ niềm hiệp thông thân thương và quý mến đối với người thân yêu đã khuất. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.” – Lời nguyện lễ giỗ: Lạy Chúa, chúng con xin ngợi khen cảm tạ Chúa nhân từ đã thương đưa các bậc Tổ tiên chúng con về hưởng hạnh phúc với Chúa. Chúng con cũng xin Chúa đoái thương đến những linh hồn đã qua đời đang cần tới lòng từ bi vĩnh cửu của Chúa, xin đoái thương cho họ sớm được hợp đoàn cùng các thánh Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. (Có thể thêm: Lạy Chúa là Cha rất nhân từ. Chúa dạy chúng con phải giữ lòng hiếu thảo. Hôm nay chúng con họp nhau để kính nhớ Tổ tiên. Xin Chúa trả công bội hậu cho những bậc đã sinh thành dưỡng dục chúng con, và giúp chúng con luôn sống cho phải đạo đối với các ngài. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.) X. Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho các linh hồn được lên chốn nghỉ ngơi. Đ. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen. 36. NGHI THỨC CÚNG GIỖ Hình thức thứ hai Chủ sự niệm hương, tuyên bố lý do rồi nguyện kinh trước bữa ăn hoặc hát một bài xin Chúa chúc lành và mời mọi người dùng bữa. 37. NGHI THỨC CÚNG GIỖ Hình thức thứ ba Trong những dịp giỗ chung trang trọng, gọi là giỗ tế hiệp hay giỗ hiệp thông, nếu muốn cử hành dựa theo nghi thức truyền thống dân tộc thì có thể thực hiện theo thứ tự sau đây 1. Chuẩn bị Sau khi dọn thức ăn, mọi người tề tựu nghiêm trang, chủ lễ cầu nguyện trên của ăn. 2. Lời nguyện trên của ăn Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần Lạy Cha là Chúa Trời Đất, là Cội Nguồn duy nhất và là Hạnh Phúc đích thật của muôn loài. Chúng con cảm tạ Cha đã ban những lương thực này để nuôi sống chúng con như đã nuôi sống những người đi trước chúng con. Xin Cha chúc lành và thánh hóa những lương thực này mà chúng con dâng kính tiền nhân. Giờ đây những người đã khuất không còn cần đến những lương thực trần gian để sống nhưng trước khi chúng con cùng nhau dùng bữa tưởng nhớ (người thân của chúng con/họ/các ngài), chúng con muốn bày tỏ niềm kính trọng, mến thương và hiệp thông qua dấu hiệu thân thương của bữa ăn. Nhờ đó, chúng con cảm thấy người đã khuất vẫn hết sức gần gũi với chúng con. Nếu (người thân của chúng con/họ/các ngài) còn vướng mắc những lỗi lầm thiếu sót, cúi xin Cha thương sớm hoàn tất cuộc thanh tẩy để (người thân của chúng con/họ/các ngài) sớm được hưởng Tiệc vui đời đời. Cúi xin Cha cũng thương cho tất cả chúng con đây một ngày kia được chung hưởng niềm vui Nước Trời với Cha và với những người thân yêu đã đi trước chúng con. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Con Cha, là Thiên Chúa và là Chúa chúng con, là Đấng hằng sống hằng trị cùng Cha và Chúa Thánh Thần đến muôn thở muôn đời. Amen. (Nếu có sẵn nước thánh, chủ lễ nói những lời sau đây trước khi rảy: – Thưa anh chị em, chúng ta cảm ta Chúa đã ban bí tích Thánh Tẩy để tái sinh chúng ta làm con cái Chúa. Nước thánh chúng ta dùng đây là nước tự nhiên nhưng Hội Thánh đã xin Chúa chúc lành để thành dấu hiệu nhắc chúng ta nhớ đến ơn làm con cái Chúa qua bí tích Thánh Tẩy. Có những người chưa được lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy bằng nước, nhưng lòng đã hướng về Chúa và đã cố gắng sống ngay chính theo lương tâm, thì cũng được Thiên Chúa thanh tẩy trong máu Chúa Kitô. Với nước thánh này rảy trên của ăn, chúng ta cảm tạ Chúa đã cho tiền nhân được làm người và hơn nữa, còn được làm con cái Thiên Chúa và được chung phần hạnh phúc đời đời với Chúa. (chủ sự rảy nước thánh trên của ăn) Mọi người cùng đọc chung Kinh Lạy Cha. 3. Văn khấn (Văn khấn đọc trước bàn thờ, nên viết ra giấy thật rõ ràng, bỏ những chữ thừa, để khi đọc không lẫn lộn, mất nghiêm túc) VĂN KHẤN VỚI MỘT NGƯỜI ĐÃ KHUẤT TRONG NGÀY GIỖ RIÊNG (Ông/ Bà/ Cha/ Mẹ/ Bác/ Chú/ Thím/ Cô/ Dì/ Cậu/ Mợ/ Anh/ Chị/ Em) kính mến (hay thân mến), Hôm nay là ngày giỗ (đầy năm) của (Ông/ Bà/ Cha/ Mẹ/ Bác/ Chú/ Thím/ Cô/ Dì/ Cậu/ Mợ/ Anh/ Chị/ Em). Tất cả chúng con (chúng tôi) quy tụ về đây để tưởng nhớ. Chúng con (chúng tôi) không quên được hình ảnh của (Ông/ Bà/ Cha/ Mẹ/ Bác/ Chú/ Thím/ Cô/ Dì/ Cậu/ Mợ/ Anh/ Chị hoặc Em). Dù nay còn phải buồn sầu xa cách vì sự chết, nhưng mai kia chúng ta sẽ lại sum vầy bên nhau trong cõi lòng của Thiên Chúa Tình Yêu. Là con cái Chúa, chúng ta biết rằng sự sống thay đổi chứ không mất đi và thời lưu ngụ dưới trần chấm dứt là để nhường chỗ cho hạnh phúc vĩnh cửu trên trời. Chúng con (chúng tôi) họp nhau cầu xin Thiên Chúa là Cha, nhờ công ơn cứu chuộc của Đức Giêsu Kitô, Con Ngài, sớm hoàn tất những thanh luyện cần thiết cho (Ông/ Bà/ Cha/ Mẹ/ Bác/ Chú/ Thím/ Cô/ Dì/ Cậu/ Mợ/ Anh/ Chị/ Em) và đưa về hưởng phúc muôn đời. Chúng con (chúng tôi) cũng xin (Ông/ Bà/ Cha/ Mẹ/ Bác/ Chú / Thím/ Cô/ Dì/ Cậu/ Mợ/ Anh/ Chị/ Em) nhớ đến chúng con (chúng tôi), chuyển cầu cho chúng con (chúng tôi) trước nhan Chúa để chúng con (chúng tôi) được mọi ơn lành phần hồn và phần xác, sống xứng đáng là con cái Chúa, bây giờ và mãi mãi. Amen. VĂN KHẤN VỚI TỔ TIÊN TRONG NGÀY GIỖ CHUNG (GIỖ TẾ HIỆP, GIỖ HIỆP THÔNG) Hôm nay là ngày … tháng… năm… Tất cả chúng con cùng quy tụ nơi đây để tưởng nhớ toàn thể tiên nhân trong Gia tộc, Tổ tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, các Bác, các Chú, Thím, Cô, Dì, Cậu, Mợ và các Anh Chị Em đã hoàn tất hành trình dương thế trước chúng con. Thiên Chúa Toàn Năng là Cha Trên Trời, là Cội Nguồn duy nhất, là Đấng Tạo Hóa đã thương tạo dựng nên tất cả, cho sống trên cõi đời này rồi lại thương gọi về cho hưởng phúc đời đời với Ngài. Chúng ta yếu hèn tội lỗi, nhưng Chúa Cha giàu lòng thương xót đã cho Con Ngài là Chúa Kitô đến hy sinh, chịu nạn chịu chết trên cây thánh giá mà cứu chuộc và ban ơn tha thứ; nhờ đó, chúng ta được thoát ách sự chết và được sống luôn mãi cho Thiên Chúa là Cha. Hôm nay chúng con họp nhau cùng cảm tạ, chúc tụng và ngợi khen Thiên Chúa về những hồng ân ấy. Chúng con cầu xin cho tất cả những ai đang cần ơn giải thoát, sớm được Thiên Chúa hoàn tất những thanh luyện cần thiết và đưa về hưởng phúc muôn đời. Chúng con cũng xin các bậc tiền nhân nhớ đến chúng con, chuyển cầu cho chúng con trước nhan Chúa để chúng con được mọi ơn lành phần hồn và phần xác, sống xứng đáng là con cái Chúa, bây giờ và mãi mãi. Amen. Sau phần văn khấn, chủ sự đọc lời nguyện lễ giỗ và lời nguyện báo hiếu: Chúng ta dâng lời cầu nguyện. Lạy Chúa, chúng con xin ngợi khen cảm tạ Chúa nhân từ đã thương đưa các bậc Tổ tiên chúng con về hưởng hạnh phúc với Chúa. Chúng con cũng xin Chúa đoái thương đến những linh hồn đã qua đời đang cần tới lòng từ bi vĩnh cửu của Chúa, xin đoái thương cho họ sớm được hợp đoàn cùng các thánh Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Lạy Chúa là Cha rất nhân từ. Chúa dạy chúng con phải giữ lòng hiếu thảo. Hôm nay chúng con họp nhau để kính nhớ Tổ tiên. Xin Chúa trả công bội hậu cho những bậc đã sinh thành dưỡng dục chúng con, và giúp chúng con luôn sống cho phải đạo đối với các ngài. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Để kết thúc phần nghi thức, chủ sự xướng cho mọi người đáp như sau: – X: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho các đẳng linh hồn được lên chốn nghỉ ngơi – Đ: Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen. 4. Niệm hương Từng người đến khấn và vái trước bàn thờ gia tiên và bàn thờ của vị được tưởng nhớ trong ngày giỗ. Cầm hương trong tay, làm dấu thánh giá và khấn thầm hoặc nói lớn rồi thinh lặng, lâu hay mau tùy ý tùy lòng, rồi cắm hương lên các bàn thờ. Sau đó có thể vái, lạy hoặc phủ phục, rồi lui xuống, nhường chỗ cho người khác.

Ghi chú về việc niệm hương: Theo tập tục Việt Nam, với người sống, ta lạy hai lạy và vái hai vái (ví dụ trong lễ chúc thọ); với người đã khuất còn quàn tại nhà, cũng kể là còn sống nên ta lạy hai lạy và vái hai vái (khi phúng điếu người ở vai vế thấp hơn mình, người ta chỉ vái chứ không lạy). Từ sau khi hạ huyệt, mới kể là đã chết, thì lạy bốn lạy và vái bốn vái. Trong lễ giỗ, ta tưởng nhớ người đã khuất nên cũng lạy bốn lạy và vái bốn vái. Những con số hai và bốn ấy chỉ có ý nghĩa tương đối theo nguyên lý âm dương. Là người Công giáo, ta có thể làm theo tập tục ấy, mà cũng có thể vái ba vái trong tâm tình cầu nguyện với Thiên Chúa Ba Ngôi cho người đã khuất. 38. NGÀY THANH MINH Nhân ngày Thanh minh, có tục đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ. Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất. Trong ngày Thanh minh, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này (có thể sớm hơn một, hai ngày vì nhiều lý do khác nhau) để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc cẩn thận, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người đi viếng mộ thường cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương. Đây là tập tục tốt lành có ý nghĩa giáo dục cao. Khi tảo mộ, người Công giáo không được đốt vàng mã. 39. NGÀY TRUYỀN THỐNG DÒNG HỌ Sau chiến tranh, đa số người giáo và người lương đều thất lạc gia phả, không còn nhà thờ họ và ruộng hương hỏa. Tình trạng phong hóa suy đồi khiến ai cũng thấy nhu cầu tái lập hoạt động dòng họ để giáo dục giới trẻ, nhưng chỉ một số ít gia tộc có điều kiện làm lại nhà thờ họ. Do đó người ta nẩy ra những sáng kiến mới. Chẳng hạn làm gia phả trên CD, các gia đình trong gia tộc luân phiên phụ trách giỗ, mỗi lần giỗ sẽ góp “quỹ hương hỏa” cho lần sau và giao cho gia đình nhận lo giỗ. Nhiều nơi thay vì lập lại nhà thờ họ, các gia đình mang cùng dòng họ rủ nhau tổ chức dâng lễ cầu nguyện chung tại nhà thờ giáo xứ, coi nhà thờ giáo xứ là từ đường chung, dần dần tạo thành ngày truyền thống về dòng họ của mình (đồng tộc) tại giáo xứ, không đặt vấn đề cùng chung một gia phả (đồng tông). Điều quan trọng là tạo điều kiện để vun trồng tình liên đới và nhắc nhau sống tốt hơn. Thánh lễ hằng năm cho người đồng tộc không phải để phô trương thanh thế một dòng họ nhưng nhằm mở cánh cửa đi ra gặp gỡ anh em ngoài Kitô giáo và đưa họ đến với Chúa. Một thánh lễ như thế cũng giúp mọi người cảm nhận về tình Cha của Thiên Chúa giúp mọi người nhận ra “trăm họ” đều là anh em. Những nơi có hằn thù giữa các dòng họ, người Công giáo đóng vai trò hòa giải. Cụ thể, trong ngày truyền thống, sẽ mời cả các dòng họ bạn cùng giao lưu chia sẻ. Hôm nay là ngày … tháng… năm… Tất cả chúng con cùng quy tụ nơi đây để tưởng nhớ toàn thể tiên nhân trong dòng họ (Nguyễn, Trần, Phan..) đã hoàn tất hành trình dương thế trước chúng con. Trước nhan Thiên Chúa Toàn Năng là Cha Trên Trời, là Cội Nguồn duy nhất của mọi gia tộc. Hôm nay chúng con họp nhau cùng cảm tạ, chúc tụng và ngợi khen Thiên Chúa về những hồng ân ấy. Chúng con cầu xin cho tất cả những ai đang cần ơn giải thoát, sớm được Thiên Chúa hoàn tất những thanh luyện cần thiết và đưa về hưởng phúc muôn đời. Chúng con cũng xin các bậc tiền nhân nhớ đến chúng con, chuyển cầu cho chúng con trước nhan Chúa để chúng con được mọi ơn lành phần hồn và phần xác, sống xứng đáng là con cái Chúa, bây giờ và mãi mãi. Amen. 40. GIỖ TỔ NGHỀ Nhiều nơi, những người làm nghề sinh sống quần tụ với nhau thành nhóm nghề, phường nghề, làng nghề. Biết ơn những vị sáng lập truyền nghề cho mình, họ lập bàn thờ tổ nghề tại gia. Tại các phường nghề, làng nghề người ta lập miếu, đền riêng để thờ vị tổ của nghề mà phường, làng mình đang làm, và cúng lễ hằng năm vào ngày kỵ nhật của vị tổ nghề hoặc ngày tất niên. Người ta cầu mong vị tổ phù hộ cho công việc được suôn sẻ, kết quả và được bình an. Như thế, đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, thể hiện sự biết ơn những vị sáng lập, mở mang cho dân chúng biết cách làm nghề. Càng biết ơn vị tổ nghề, người làm nghề càng phải cảm tạ Thiên Chúa Tạo Hóa Tối Cao đầy quyền năng là cội nguồn của tất cả. Cũng vì thế, trường hợp những “nghề” phi pháp, lỗi luân thường đạo lý, người tín hữu không được làm, thì đương nhiên không được cúng giỗ tổ nghề và cũng không được tham dự. Việc cử hành cầu nguyện tạ ơn Chúa trong dịp giỗ Tổ nghề có thể gồm: 1. Hát kinh Chúa Thánh Thần hoặc đọc kinh Cúi xin Chúa sáng soi 2. Ba kinh tin, Cậy, Mến 3. Lời Chúa: Mt 4,18-22 (hoặc một đoạn khác thích hợp) 4. Lời cầu tự phát 5. Kinh Lạy Cha 7. Kinh hoặc bài hát về Thánh bổn mạng 8. Bài hát kết thúc (số 207, 149-151) Lời nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho con người phải lao động để làm chủ thiên nhiên. Chúa còn ban ơn Thánh Thần soi sáng cho tiền nhân chúng con khám phá và để lại những bí quyết về các ngành nghề. Nhân dịp tưởng nhớ công ơn tiền nhân hôm nay, xin Chúa chúc lành cho mọi công việc chúng con làm được kết quả dồi dào và xin Chúa thương cho chúng con được thấm nhuần tinh thần Kitô giáo, để công ăn việc làm của chúng con luôn nêu cao gương tình thân ái và góp phần vào sự nghiệp chung là hoàn thành chương trình sáng tạo của Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen. 41. LỄ CẦU NGƯ Hằng năm ngư dân ven biển thường có ngày cầu xin cho việc đánh bắt cá đạt kết quả, gồm việc cầu cúng tại lăng hoặc miếu ông Nam Hải, nơi thờ cá voi, sau đó là bữa liên hoan. Người Kitô hữu không được phép thắp hương trong việc thờ cúng này nhưng có thể cùng đóng góp và dự bữa liên hoan chia sẻ tình huynh đệ với bà con lương dân. Đàng khác, trong cùng ngày, có thể xin linh mục dâng lễ cầu ngư và mời bà con lương dân cùng dự lễ. 42. CÚNG CẦU AN Tương tự, nhiều phường khóm hoặc đường phố ngày nay, vào dịp cuối năm hoặc một ngày nào đó trong năm, có tổ chức góp tiền cúng lễ cầu an và sau đó là bữa liên hoan. Việc thờ cúng này rất dị nghĩa, với những tin tưởng mơ hồ chứ không hướng hẳn về Thiên Chúa Tạo Hóa, cho nên người Kitô hữu không được phép thắp hương nhưng có thể cùng đóng góp và dự bữa liên hoan chia sẻ tình làng nghĩa xóm với bà con lương dân. Đàng khác, trong cùng ngày, có thể xin linh mục dâng lễ cầu an và mời bà con lương dân cùng dự lễ. 43. CẦU NGUYỆN KHI KHỞI CÔNG Người tín hữu Chúa làm bất cứ điều gì, từ việc nhỏ như học bài, làm bài, cho tới việc lớn như xây nhà, lập mộ, bốc mộ, cải táng, cũng xin ơn Chúa Thánh Thần soi sáng và nâng đỡ. Nếu là việc lớn thì có thể xin linh mục dâng lễ cầu nguyện (tại nhà thờ) hoặc tổ chức cầu nguyện chung tại nơi làm công việc để xin ơn bình an và công việc được tốt đẹp. Tất cả đều chỉ cầu nguyện với Thiên Chúa, nhờ Mẹ Maria và các vị thánh khác của Chúa chuyển cầu phù trợ, chứ không cầu khẩn với thần minh nào khác. Việc cầu nguyện này rất giản dị, chỉ cần tấm lòng, không cần bày lễ vật cúng quảy tốn kém. Bà con lương dân thường nhờ người coi ngày giờ, còn đối với các tín hữu Chúa, mọi ngày giờ đều thuộc về Chúa, chỉ cần chọn ngày giờ thuận tiện cho những người trong cuộc chứ không bận tâm gì tới chuyện ngày giờ nào tốt hay xấu.

Chương trình cầu nguyện chung có thể diễn tiến như sau: 1. Hát kinh Chúa Thánh Thần hoặc đọc kinh Cúi xin Chúa sáng soi, 4. Kinh Lạy Cha (và vài kinh khác, nếu muốn) 5. Hát một bài kính Đức Mẹ kết thúc. Lời Chúa: chọn một trong các đoạn: + Mt 5,13-16 + Mt 11,28-30 + Mt 18,19-20 + Mt 22,34-40 + Lc 16,9-13 + Cl 3,16-17

Lời nguyện: Lạy Chúa, Chúa muốn chúng con ra công gắng sức tổ chức cuộc sống này xứng hợp với phẩm giá con người, dọn đường cho cuộc sống hạnh phúc đời sau. Hôm nay chúng con khởi sự (việc làm nhà, làm đường, xây cổng, xây trường…). Xin Chúa ban đầy Thánh Thần Chúa cho chúng con để Ngài soi sáng, hướng dẫn và giúp sức cho chúng con sớm hoàn thành công việc. Xin cho chúng con được bình an suốt thời gian thi công, được đồng tâm nhất trí trong tình bác ái huynh đệ. Xin cho công việc chúng con làm được góp phần bé nhỏ vào công trình tạo dựng trong Đức Kitô. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen. 44. TẠ ƠN KHI HOÀN TẤT CÔNG VIỆC 45. KHỞI SỰ GIEO TRỒNG 46. MÙA THU HOẠCH 47. LÀM PHÉP NHÀ Khi về nhà mới chỉ cần xin linh mục làm phép nhà hoặc cả gia đình họp nhau cầu nguyện xin Chúa chúc phúc. Tuyệt đối tránh coi ngày giờ và tránh những chuyện xa lạ với đức tin Công giáo. Mọi người trong gia đình, cả những người bà con họ hàng và bạn bè tập họp lại ở chỗ xứng hợp, rồi làm dấu Thánh giá khởi đầu. 48. CẦU NGUYỆN ĐỂ ĐƯA CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀO SỬ DỤNG Khi mua các phương tiện mới như máy móc, xe, ghe thuyền, trước khi đưa vào sử dụng, ta nên xin linh mục làm phép. Nếu linh mục ở xa, gia đình có thể tổ chức giờ cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho phương tiện mới. Có thể đọc các kinh và lời nguyện sau đây cùng các kinh và bài hát mình thích. Tránh coi ngày giờ và tránh tất cả những gì xa lạ với đức tin Kitô giáo. 1. Kinh Cúi xin Chúa sáng soi 2. Lời nguyện: Lạy Cha, chúng con cảm tạ Cha đã ban cho chúng con (xe, ghe thuyền…) này để cuộc sống chúng con được cải thiện hơn. Xin Cha chúc lành cho phương tiện này và ban phúc cho chúng con biết sử dụng nó trong tình bác ái yêu thương và trong niềm cậy tin phó thác vào Cha. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Sau lời nguyện, rảy nước thánh lên phương tiện. 3. Bài hát cảm tạ (số…) 49. BỐC MỘ, CẢI TÁNG Khi hoàn cảnh khách quan buộc phải bốc mộ, cải táng, chỉ cần chọn ngày giờ thuận tiện cho những người trong cuộc, tuyệt đối tránh nhờ người coi ngày giờ. Dù sống, dù chết, chúng ta luôn thuộc về Chúa. Việc coi ngày giờ tốt xấu là dấu chỉ thiếu lòng tin cậy vào tình thương Thiên Chúa.

50. NGHI THỨC TIẾP NHẬN DI CỐT VỀ GIA ĐÌNH

VI. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VÀ CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI HẤP HỐI Trong nhiệm thể Chúa Kitô là Hội thánh, hễ một chi thể đau thì mọi chi thể cùng đau. Do đó, mọi tín hữu nên tham gia tối đa vào việc yêu thương chăm sóc các bệnh nhân cũng như vào việc cử hành các bí tích cho bệnh nhân. Cần biết dùng lời nói đức tin và lời cầu nguyện chung mà khích lệ bệnh nhân, dâng bệnh nhân cho Chúa Kitô đau khổ và hiển vinh, hơn nữa, nên khuyên bảo bệnh nhân vui lòng kết hiệp với cuộc khổ nạn và sự chết của Chúa Kitô để mưu ích cho dân Chúa. (Nghi thức Xức Dầu Bệnh Nhân, số 32-34). 51. VIỆC CHĂM SÓC THƯỜNG XUYÊN Đối với những bệnh nhân đau lâu ngày, người nhà cần biết đón nhận như một ơn Chúa ban, giúp mình có dịp tập rèn lòng yêu mến và tính kiên nhẫn. Cần biết thường xuyên quan tâm chăm sóc mọi mặt. Phần xác, ta cần lo liệu thuốc men đầy đủ. Về phần tinh thần, bệnh nhân thường lo lắng, thất vọng và giảm sút đức tin. Ta cần giúp bệnh nhân vui lòng chịu đau khổ noi gương Chúa Giêsu, giúp họ biết quảng đại thanh toán nợ nần, làm hòa với mọi người và “gỡ rối” nếu có gì chưa ổn. Ta nên đọc Lời Chúa và sách đạo đức cho người bệnh nghe (cách riêng là những bài suy niệm dành cho người bệnh), đọc kinh lớn tiếng cho họ hiệp ý. Nên xin cha xứ liệu cho người bệnh được rước lễ hằng tuần. Mỗi tuần đến giờ hẹn, hãy sửa soạn bàn thờ tươm tất, dọn bàn trải khăn sạch sẽ, đặt thánh giá, thắp nến hoặc đèn. Mọi người trong nhà nên có mặt để cầu nguyện hiệp thông. Ai chưa rước lễ trong ngày, có thể xin rước lễ cùng với bệnh nhân (nhớ báo trước). Khi thừa tác viên đến, mọi người cầu nguyện theo sự hướng dẫn của thừa tác viên. Khi cơn bệnh trở nên trầm trọng, phải báo cho cha xứ ngay, và hãy dùng những lời lẽ an ủi khôn ngoan mà chuẩn bị cho bệnh nhân lãnh nhận các bí tích vào lúc thuận tiện. 52. RỬA TỘI KHI NGUY TỬ a. Những điều cần nhớ Nếu có người chưa được ơn rửa tội gặp tai nạn hoặc bệnh nặng có thể chết ngay, mà muốn xin rửa tội, ta cần nhớ: 1. Trước hết, hãy hết sức cố gắng tìm linh mục hoặc phó tế đến giúp. 2. Trong trường hợp không thể nào mời linh mục hay phó tế cho kịp, hãy xin các vị đại diện cộng đoàn tại địa phương giúp cử hành bí tích. Nếu cả các vị này cũng không kịp mời đến, thì người nhà liệu cử hành bí tích Rửa tội. 3. Đối với người lớn hấp hối, cần nhớ: phải là chính người ấy yêu cầu được rửa tội (ngay lúc ấy họ yêu cầu hoặc trước kia họ đã có căn dặn). 4. Nếu người ấy còn tỉnh táo, hãy cắt nghĩa vắn tắt cho họ tin nhận Thiên Chúa là Cha đã yêu thương tạo dựng nên ta, đã ban Con Một Ngài làm Đấng cứu chuộc ta. Chúa Cha và Chúa Con đã gởi Chúa Thánh Thần đến thánh hoá ta. Chính Ba Ngôi Thiên Chúa đã bày tỏ cho ta biết: – Thiên Chúa là Thiên Chúa duy nhất mà có ba ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. – Trong ba ngôi ấy, Ngôi Thứ Hai đã ra đời làm người như ta, là Chúa Giêsu Kitô. – Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa đã chết và sống lại để cứu chuộc ta. – Chúa Thánh Thần không ngừng hướng dẫn Hội thánh và dùng Hội thánh để ban ơn cứu chuộc cho ta – Phép rửa tội cho ta được làm con cái Hội thánh để được hưởng ơn cứu chuộc. – Ngày tận thế, Chúa Giêsu sẽ đến phán xét chung, xác mọi người sẽ sống lại để cùng được thưởng hoặc bị phạt với linh hồn mình đời đời. 5. Đối với trẻ em, cần xét xem nếu rửa tội rồi mà em bình phục thì ai sẽ bảo đảm cho em được giáo dục theo đức tin Kitô giáo. 6. Nước rửa tội phải là nước tự nhiên (nước sông, nước biển, nước hồ, nước ao, nước giếng, nước mưa…) chứ không được dùng chất gì khác. 7. Nhớ ghi rõ các chi tiết sau đây để trình lại cho cha xứ: Tên thánh, họ và tên người được rửa tội, ngày và nơi sinh, tên cha mẹ, tên người cử hành, tên người đỡ đầu, ngày và nơi rửa tội. 8. Khi cử hành tùy trường hợp mà thay đổi cách xưng hô. b. Chương trình vắn tắt 53. TRAO CỦA ĂN ĐÀNG a. Những điều cần nhớ 1. Nên dọn sẵn một chiếc bàn nhỏ, trải khăn, có cây thánh giá và đèn nến. Để một bình nước thánh, nếu có. 2. Giáo dân được cha sở ủy quyền cũng có thể kiệu Mình Thánh về nhà cho bệnh nhân 3. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể rước lễ với bệnh nhân. a. Chương trình vắn tắt 54. BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN Nên liệu cho bệnh nhân được lãnh bí tích Xức dầu khi còn tỉnh táo. Những người già cả yếu liệt cũng nên xin lãnh bí tích Xức dầu bệnh nhân. Những khi phải đưa bệnh nhân đi nhà thương, nếu được, nên mời linh mục tới giúp phần linh hồn cho bệnh nhân ở nhà trước đã. Nên dọn sẵn một chiếc bàn nhỏ, trải khăn, có cây thánh giá và đèn nến. Để một bình nước thánh, nếu có. 55-59. GIÚP KẺ LIỆT TRONG GIỜ HẤP HỐI Giúp kẻ liệt trong giờ lâm chung, ta nên làm những việc sau đây: – Khuyên bệnh nhân vui lòng chịu những sự đau khổ thể xác, hiệp với những đau khổ của Chúa Giêsu trên Thánh giá xưa. – An ủi bệnh nhân về những nỗi buồn phiền đau khổ trong tâm hồn. – Nếu bệnh trở nặng, thì giúp dọn mình chịu các Bí tích sau cùng. Ngoài ra năng rảy nước thánh, để xua trừ ma quỷ và kêu xin Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse phù trì. Nên nhắc bệnh nhân kêu tên cực trọng Giêsu và đưa ảnh Chuộc tội cho hôn kính mà giục lòng yêu mến Chúa, để được ơn đại xá trong giờ lâm chung. Cố gắng hết sức để mời linh mục đến ban các phép sau hết, đó là Bí tích Giải tội, Ơn toàn xá giờ sau hết, Bí tích Xức dầu bệnh nhân, và rước Mình Thánh Chúa như của ăn đàng. Nếu được, nên chuẩn bị một bàn nhỏ sạch phủ khăn trắng, trên đặt Thánh giá và hai đèn nến, chén nước thánh và que rảy, dĩa nhỏ để đựng bông chùi dầu thánh, chén nước để linh mục rửa tay, ghế để linh mục ngồi giải tội. Sau khi linh mục đến và chào bình an, thì đọc kinh Thú nhận. Linh mục cử hành bí tích Giải tội, ban ơn toàn xá, rồi cử hành Bí tích Xức dầu bệnh nhân và cho bệnh nhân rước Mình Thánh Chúa như của ăn đàng. Nên rước Linh mục đến khi bệnh nhân còn tỉnh táo, để nhận lãnh tròn đầy ơn ích của các phép sau cùng. Khi bệnh nhân còn tỉnh, thì người giữ kẻ liệt đọc Tin mừng về cuộc Thương khó theo Thánh Luca; hoặc đọc kinh Cầu ơn chết lành, hay là các thánh vịnh 31 (số 228), 50 (số 230), 129 (số 244) và 142 (số 92), để bệnh nhân nghe mà ăn năn tội và dọn mình. Nhắc bệnh nhân tập trung trông cậy vào lòng nhân lành hay thương xót của Chúa, phó dâng dĩ vãng cho Chúa, đừng áy náy về tội lỗi vì tất cả đã được Chúa thứ tha. Khi bệnh nhân nguy tử, thì giúp họ nhớ và ăn năn tội tổng quát cũng đã đủ. Khi kêu tên “Giêsu – Maria – Giuse”, thì kêu vừa đủ, không phải kêu lớn tiếng như cách người bên lương chiêu hồn. 55. DỌN MÌNH CHẾT LÀNH 56. CHUỖI KÍNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT CANH THỨC CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI HẤP HỐI

57. LỜI CẦU CHO NGƯỜI HẤP HỐI NGƯỜI SẮP CHẾT CÓ NHỮNG DẤU HIỆU GÌ BÁO TRƯỚC? Có người đau ốm lâu dài, bỗng nhiên mạnh khoẻ trở lại, rất tỉnh táo, nhiều khi đó là dấu hiệu của ngọn đèn hết dầu loé sáng lên để rồi tắt ngấm. Các cụ già thường bỏ ăn, hoặc là rất muốn ăn nhưng ăn được rất ít trước khi mất Đối với những người già yếu, có những dấu hiệu gì báo trước giờ hấp hối mà ta có thể quan sát được? * Xem thần sắc: Chủ yếu xem hai đáy mắt còn tinh anh không hay đã đục mờ. * Sờ chân tay xem còn nóng hay đã lạnh, người sắp chết thường lạnh từ đầu đến chân. Có người còn nhận biết mình đã chết đến đâu. * Mạch rất trầm, có khi người còn sống nhưng không bắt mạch được nữa. Đối với người suy tim, sờ tưởng như tim đã ngừng đập, nhưng vì đập yếu nên không phát hiện được. * Trán đổ mồ hôi, tóc dựng đứng, nước mắt chảy ra.

TRONG GIỜ PHÚT THÂN NHÂN HẤP HỐI, NGƯỜI NHÀ CẦN LÀM GÌ? Trừ trường hợp bất đắc kỳ tử, mỗi người trước khi chết đều trải qua giây phút ngắn ngủi cuối cùng gọi là phút lâm chung. Giây phút hấp hối hay tiếc nuối rất linh thiêng đối với người trong gia đình. Mọi người trong thân nhân phải giữ yên lặng, cấm trẻ con đến gần người sắp chết trừ khi có lời yêu cầu của người sắp chết muốn dặn đò điều gì. Đây là phút quý báu, mọi người xúm quanh giường, cần yên tịnh cầu nguyện và lắng nghe xem người sắp lìa đời có dặn dò trối trăng gì không. – Dời người sắp mất sang phòng chính. – Luôn luôn có người túc trực bên cạnh. – Cầu nguyện. – Lạy Cha hằng hữu, cậy nhờ sự chết của Chúa Giêsu con Cha, xin Cha cứu linh hồn T. – Lạy Chúa Giêsu, cậy nhờ lòng thương xót vô biên của Chúa, xin Chúa tỏ lòng thương xót linh hồn T. – Lạy Thánh Thần yêu thương của Thiên Chúa, xin thương xót linh hồn T. – Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi này và trong giờ lâm tử. 58. NGHI THỨC PHÓ THÁC LINH HỒN – Lạy Chúa chúng con phó linh hồn T. trong tay Chúa – Lạy Chúa Giêsu xin đón nhận linh hồn T. – Lạy Mẹ Maria xin chuyển cầu cho linh hồn T. – Lạy Thánh …… bổn mạng, xin cầu bầu cho linh hồn T. – Lạy các thánh thiên thần và các thánh nam nữ, xin chuyển cầu cho linh hồn T. – Giêsu, Maria, Giuse, xin Ba Đấng giúp cho linh hồn T. trong giờ lâm tử (3 lần). Giêsu, Maria, Giuse, con phó linh hồn T. trong tay Chúa. Chúng con xin Chúa Giêsu nhận lấy linh hồn T. Lạy Mẹ Maria, xin cầu cho linh hồn T. Lạy Mẹ đầy ơn Thiên Chúa, cùng là Mẹ rất nhân lành, xin cứu lấy linh hồn T. cho khỏi tay ma quỷ cùng nhận lấy linh hồn T. đang sinh thì. (Đọc nhiều lần đến khi linh hồn kẻ liệt linh hồn ra khỏi xác) 59. NGHI THỨC GIÚP NGƯỜI HẤP HỐI PHÓ DÂNG LINH HỒN Nghi thức gồm có: lời nguyện tắt, lời Chúa, lời nguyện khẩn thiết. Về công thức nguyện tắt, chỉ cần chọn một vài câu, nếu cần, nên lặp đi lặp lại để bệnh nhân cùng đọc. Nghi thức này nhằm hai mục đích: – Nếu người sắp qua đời còn tỉnh, sẽ giúp họ lướt thắng được sự sợ hãi trước cái chết, bằng cách noi gương Chúa Kitô, vui lòng cùng chết với Chúa để cùng phục sinh và sống đời đời với Chúa. – Dù bệnh nhân còn tỉnh hay không, vẫn giúp người trong gia đình tìm được sự an ủi nhờ thấu hiểu được ý nghĩa vượt qua của sự chết nơi người tín hữu. Thân nhân không nên hốt hoảng, than khóc làm bệnh nhân mất bình tĩnh. Trái lại, cần âm thầm cầu nguyện cho bệnh nhân vượt qua cơn thử thách và phó thác linh hồn cho Chúa cách thanh thản. Nên nhẹ nhàng an ủi và khuyến khích bệnh nhân tin tưởng vào lòng từ bi Chúa. Nên chuẩn bị mọi thứ để tắm gội và khâm liệm. Lấy miếng bông để giữa lỗ mũi của người sắp chết, xem coi lúc nào hết hơi. Khi bịnh nhơn tắt thở, người ta còn rờ mạch tay chân, áp tai sát ngực nghe ngóng để biết chắc người đó đã chết hẳn chưa. Lúc bệnh nhân tắt thở, các thân nhân tin tưởng phó linh hồn người quá cố cho Chúa, không nên la lối, vật vã như người yếu đức tin.

1. Các công thức nguyện tắt Đọc chậm một vài lời sau đây. Có thể đọc đi đọc lại.  Dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa Kitô. (Rm 14,8)  Chúng ta có một ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời. (2Cr 5,1)  Chúng ta sẽ được ở cùng Chúa mãi mãi. (1Tx 4,17)  Chúng ta đã từ sự chết mà qua sự sống, vì chúng ta yêu thương anh em. (1Ga 3,14)  Chúa phán: “Hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến lãnh phần thưởng Nước Trời đã chuẩn bị cho các con”. (Mt 25,34).  Chúa phán: “Ta bảo thật, hôm nay con sẽ được ở trên thiên đàng với Ta”. (Lc 23,43).  Chúa phán: “Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở, Thầy đi trước để dọn chỗ cho các con, Thầy sẽ đến đem các con về với Thầy”. (Ga 14,2-3).  Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha. (Lc 23,46).  Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy linh hồn con. (Cv 7,59).  Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời rất lớn lao. (Mt 5,12).  Lạy Mẹ Maria, xin cầu cho con.  Lạy thánh Giuse, xin cầu cho con..  Giêsu, Maria, Giuse, xin ở bên con trong giờ hấp hối. 2. Lời Chúa:  Đọc chậm Ga 14,1-6.23.27 hoặc Mt 11,25-30.  Người hướng dẫn dựa vào Lời Chúa mà nói ít lời an ủi bệnh nhân và gia đình, hoặc thinh lặng cầu nguyện giây lát. 3. Lời nguyện khẩn thiết Khi thấy giờ ra đi của bệnh nhân đã gần kề, thì đọc những lời sau đây, có thể đọc đi đọc lại: “Hỡi linh hồn Kitô-hữu! Nhân danh Chúa Cha là Đấng đã tạo thành nên con (hoặc: ông, bà, anh, chị..), nhân danh Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa hằng sống và là Đấng đã chịu khổ hình vì con (…), nhân danh Chúa Thánh Thần là Đấng đã được ban xuống trong con(…), con (…) hãy ra khỏi thế gian này. Hôm nay con (…) sẽ vào nơi bình an và ở bên Chúa trên núi thánh Sion, cùng với Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa, cùng với thánh Giuse, toàn thể các thiên thần và các thánh của Chúa. Giêsu, Maria, Giuse! Con xin phó dâng linh hồn con trong tay ba Đấng! Lạy Thiên Chúa toàn năng, con là con của Chúa, con xin từ bỏ thế gian để về cùng Chúa là Đấng đã sinh ra con và là nguồn hạnh phúc đời con. Khi con lìa bỏ đời này, xin Mẹ Maria, các thiên thần và toàn thể các thánh ra đón tiếp con vào Nước Trời. Xin Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa đưa con vào Nước Trời, như Chúa đã cho người kẻ trộm có lòng hối cải vào hưởng nơi vui vẻ cùng với Chúa đời đời. Xin Chúa là Đấng Chăn chiên nhân lành nhận con vào đoàn chiên của Chúa. Xin hãy tha thứ mọi tội lỗi con và kể con vào số những người được Chúa tuyển chọn. Xin cho con sớm được nhìn thấy dung nhan dịu hiền của Chúa, và được hạnh phúc chung phần dự tiệc với Chúa đến muôn đời. Giêsu, Maria, Giuse! Xin ba Đấng mau đón nhận con vào cõi trường sinh! Lạy Chúa Cha nhân từ, chúng con xin phó thác tôi tớ Chúa là T… (tên thánh) cho Cha. Lạy Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu độ thế gian, chúng con cầu xin Chúa, vì bệnh nhân này mà Chúa đã xuống thế làm người, thì xin lấy lòng nhân từ đón nhận người này vào hưởng niềm hân hoan Nước Chúa. Mặc dù người này đã phạm nhiều tội lỗi, nhưng đã không chối bỏ Chúa, mà vẫn tin vào Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, và vẫn trung thành tôn thờ Thiên Chúa là Đấng tác tạo muôn loài, xin Chúa thương thứ tha và đón nhận. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời. 60. CẦU NGUYỆN CHO TÍN HỮU VỪA TẮT THỞ Khi thấy bệnh nhân có dấu đã trút linh hồn, như đặt kính soi nơi mũi mà không thấy vẩn đục, để tơ bông trên mũi mà không thấy phất phơ, thì mới đọc những lời nguyện sau đây: X. Xin các thánh trên trời phù giúp Người tín hữu Chúa đây Và xin các thiên thần đón gặp Người lìa cõi thế này. Đ. Xin thần thánh giờ đây tiếp nhận Và đem trình diện Đấng Tối Cao. X. Nguyện xin Đức Kitô tiếp nhận Kẻ Người đã gọi ra khỏi đời này Và xin các thiên thần dẫn đến Chốn an bình, bên tổ phụ Abraham. Đ. Xin thần thánh giờ đây tiếp nhận Và đem trình diện Đấng Tối Cao. X. Lạy Chúa, xin cho người tín hữu Được an nghỉ ngàn thu Và được ánh sáng vinh quang bất diệt Soi chiếu đến tận muôn đời Đ. Xin thần thánh giờ đây tiếp nhận Và đem trình diện Đấng Tối Cao. Lời nguyện: Lạy Cha, chúng con xin phó dâng tôi tớ Cha là T…(tên thánh) cho Cha, để kẻ qua đời được sống với Cha, và xin Cha lấy lòng từ bi mà tha thứ những tội lỗi T… đã phạm vì bản tính loài người yếu đuối. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Hát bài: 61. TẮM RỬA VÀ THAY Y PHỤC: Khi bệnh nhân đã tắt hơi, thì vuốt mắt cho khép lại. Mọi người hiện diện họp nhau cầu nguyện chung khoảng mười phút. Chuẩn bị một tấm vải ga phủ giường, một tấm vải ga trắng sẽ dùng để phủ lên thi hài. Vây kín để lo tắm rửa và thay y phục. Ban tẩm liệm hoặc người nhà tắm rửa thi hài sạch sẽ rồi đặt lên giường (con trai tắm cho cha, con gái tắm cho mẹ). Tắm rửa người chết thường bằng nước lá thơm, như sả, chanh và cắt móng tay chân rồi gói lại để khi nào liệm sẽ bỏ vô hòm trên theo trên, dưới theo dưới. Cũng có thể khi vừa thấy bịnh nhân liệu không qua khỏi thì gia đình lo nấu nước pha ấm đổ thêm rượu để tắm rửa thay áo quần mới cho bịnh nhơn; như thế sau khi bịnh nhơn tắt hơi rồi không tắm rửa nữa mà chỉ có việc lau mình bằng rượu, thay quần, áo. Nếu cần thì lấy vải buộc hai ngón chân cái (hai mũi giày) vào với nhau, để sau dễ tẩm liệm. Lấy khăn choàng riết đỉnh đầu với cằm, đóng sít hai hàm răng với nhau. Thân xác là đền thờ Chúa Thánh Thần. Sau lúc tắm xác và thay y phục, nên để người quá cố nằm thẳng trên giường trải khăn trắng, hai tay xếp trên ngực theo hình Thánh Giá, ôm ảnh chuộc tội hay vấn tràng hạt Mân côi. Phủ khăn trắng, rải hoa xung quanh…. Trước giường đặt bàn nhỏ (không có ảnh – sau khi liệm mới để ảnh), trên có Thánh Giá và hai đèn, đặt nơi thích hợp cho giáo hữu đến cầu lễ. Xác Linh mục thì trở đầu về Thánh Giá, mặt quay ra giáo hữu. Xác giáo dân thì trở chân về Thánh Giá và mặt cũng hướng về Thánh Giá. Bên cạnh đặt bình nước thánh có que rảy. Người công giáo không che mặt người chết. Tránh tất cả những gì có vẻ mê tín dị đoan. Nên có bảng ghi tên thánh của người quá cố, để những người đến thăm viếng có thể theo đó mà cầu nguyện. 62. HỌP BÀN VỀ HẬU SỰ Khi biết giờ ra đi của người thân đã gần, nên thông báo cho những người có trách nhiệm để cùng trao đổi lo việc hậu sự. Thường thì người thân chưa tắt thở, những người trong cuộc dễ bình tĩnh để nhìn mọi chuyện khách quan hơn. Nên có sự tiên liệu và phân công trước để tránh những sai sót đáng tiếc do sự bối rối vì đau thương. Trong lúc tang gia bối rối không có người chủ đạo điều hành, công việc sẽ rất lúng túng và phạm nhiều sai sót, cho nên cần lập tang chủ và người phụ lễ tang. Tang chủ: người lớn nhất trong tộc họ hoặc người kế tiếp làm chủ tang. Người phụ lễ tang: tức là người phụ lo lễ tang trong lúc gia chủ bối rối. Thường thì nhờ bà con xa hay thân hữu có kinh nghiệm để chỉ vẽ coi sóc việc tổ chức đám tang cho được đúng nghi lễ và chu đáo trong ngoài. Người được lập phụ lễ tang phải là nam giới, là người thân thích gần gũi, có tuổi tác, kinh nghiệm, tháo vát, có uy tín trong họ. Người phụ lễ tang thay mặt tang chủ điều hành mọi công việc, đối nội đối ngoại. Người thu lễ: Sau khi thành phục cho đến hết 3 ngày sau khi an táng, cần có người thu lễ. Người đó chuyên túc trực ở nhà ngoài, hễ có khách đến phúng viếng thì tiếp khách , nhận lễ đặt lên bàn thờ, báo cho thân chủ ra bái tạ. Người thu lễ phải ghi đầy đủ danh sách người đến viếng và số lễ vật, để sau này tang chủ biết mà tạ ơn. Người thu lễ kiểm tra lễ vật sau khi khách đã cúng lễ xong ra về. Vì vậy phải chọn người thân tín của tang gia làm người thu lễ. Người chấp kích: Thông thường các ban hành lễ đã có người chấp hiệu chuyên trách. Người chấp hiệu là người chỉ huy đám phụ kiệu đưa quan tài từ nhà ra xe tang, điều khiển việc đi đứng, nâng lên, hạ xuống, sang trái, sang phải, bằng hiệu lệnh hai thanh gỗ ngắn cầm tay, cho đến lúc hạ huyệt. Người chấp hiệu đi bộ giật lùi trước quan tài để điều khiển. Nên báo ngay cho Ban chức việc giáo xứ và mời Hội trợ táng của giáo xứ giúp lo liệu chu đáo việc tang lễ. Trong khi bàn bạc về hậu sự, cần nhớ theo sát tinh thần giản dị, nghèo khó của Hội thánh. Nếu dư giả thì nên đóng góp vào những việc từ thiện hoặc những công cuộc vì ích chung để cầu nguyện cho người quá cố, thay vì lãng phí vào những chuyện phô trương, rình rang và tốn kém. Tuyệt đối không coi ngày, giờ; không mời thầy địa lý chọn đất, chọn hướng, đồng thời tránh những chuyện xa lạ với đức tin Công giáo.

63. BÁO TANG 1. Thiệp báo tang cũng như bản cáo phó cần cho thấy tâm tình bình an và hy vọng của người con cái Chúa. Nói chung, có thể ghi: “Trong niềm tin Phục sinh, gia đình chúng tôi xin kính báo: Ông/Bà (tên thánh, họ và tên), sinh năm… tại… đã được Chúa gọi về lúc… ngày… tại… hưởng thọ/hưởng dương … tuổi. Lễ nhập quan … Lễ viếng … Lễ di quan… Thánh lễ an táng tại nhà thờ Giáo xứ… lúc… ngày … An táng/ hoặc hỏa táng tại … lúc.. ngày… 2. Việc phúng điếu là một phong tục tương trợ tốt đẹp nhằm giúp những gia đình gặp khó khăn có thể trang trải những chi phí bất ngờ và to lớn trong dịp tang lễ. Tuy nhiên cũng có những trường hợp nhà hiếu không gặp sự khó khăn này, đồng thời lại muốn tránh lãng phí vì những vòng hoa, câu đối dư thừa, một số gia đình đã có sáng kiến biến những nghĩa cử tiếc thương ấy thành công cuộc từ thiện giàu ý nghĩa. Đây là một điểm sáng, đáng học đòi. Trên thiệp tang sẽ ghi rõ: “Xin chân thành cảm tạ những nghĩa cử tiếc thương người quá cố và an ủi gia đình chúng tôi, nhưng thay vì tặng vòng hoa hoặc gửi tiền phúng điếu, xin vui lòng chuyển tiền đến cơ sở từ thiện X qua số tài khoản… hoặc bỏ vào thùng hảo tâm tại tang gia, chúng tôi sẽ chuyển đến cơ sở nói trên.”

VII. CẦU NGUYỆN CHO TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI

A. NHỮNG TẬP TỤC THEO “THỌ MAI GIA LỄ” Nửa đầu thế kỷ XVIII, ông Hồ Sỹ Tân (1690-1760) hiệu là Thọ Mai, người Nghệ An, đậu Tiến sĩ năm 1721, đã soạn quyển “Thọ Mai gia lễ”, ghi lại những nghi thức trong gia đình người Việt thời ấy, về hôn lễ và tang lễ. Sau ngót ba trăm năm, những điều ấy đã trở thành tập tục, bén rễ sâu trong dân chúng, đến nay hầu như những nét chính trong quyển này vẫn còn áp dụng khá phổ biến. B. CÁCH THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO 1. Phần này được viết dựa theo cuốn “Nghi thức và thánh lễ an táng”, để tiện dụng cho giáo dân trong trường hợp không có linh mục. 2. Trong lễ an táng cũng như mọi dịp cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, Hội thánh cử hành mầu nhiệm phục sinh, vững tin rằng những người đã tin vào Chúa Kitô và đã chịu phép Rửa tội để nên chi thể Ngài, sẽ được cùng Ngài vượt qua sự chết mà đến sự sống. Vì thế, mọi lời dẫn giải, lời ca, lời kinh trong các dịp ấy phải diễn tả được niềm hy vọng vào đời sống vĩnh cửu. Trong tinh thần đức tin ấy, thân nhân của người mới qua đời cũng cần tỏ ra can đảm, bình an, tránh khóc lóc ai oán. 3. Mọi cách diễn tả trong tang lễ cũng như trong việc thờ kính tổ tiên phải có ý nghĩa rõ ràng chính xác, hợp với đức tin và tình yêu thương. Làm một hành vi, ta phải hiểu ý nghĩa của hành vi đó. Ví dụ, việc rảy nước thánh và vái kính thi hài phải được hiểu đúng: – Rảy nước thánh trên thi hài là để nhớ rằng nhờ nước rửa tội, người tín hữu đã được ghi tên vào số những người được sống đời đời. – Thắp nhang đèn, vái kính trước thi hài tín hữu là vì thân xác ấy đáng tôn trọng: lúc còn sống, thân xác ấy đã là đền thờ Chúa Thánh Thần, và giờ đây đang đợi ngày sống lại. 4. Có thể dùng nến trắng hoặc nến đỏ; có thể cử nhạc cổ truyền. 5. Trong việc cầu nguyện cho người quá cố, lúc quan trọng nhất là lúc đọc các bài Lời Chúa. 6. Người chủ sự các lễ nghi an táng có nhiệm vụ làm phấn khởi lòng trông cậy của thân nhân người quá cố, cũng như hun đúc lòng tin của mọi người đang hiện diện, nhưng phải liệu sao để không làm phật lòng những người đang buồn phiền. Cung giọng của chủ sự cần chậm rãi, rõ ràng, sốt sắng. Nhớ dọn trước để tránh vấp váp. 7. Phần này sẽ gồm các nghi thức: – Viếng xác – Nhập quan – Canh thức cầu nguyện cho người lớn mới qua đời (2 mẫu) – Canh thức cầu nguyện trong gia đình có trẻ em mới qua đời. – Động quan – Trước khi hạ huyệt – An táng trẻ em đã chịu phép rửa tội – An táng trẻ em chưa chịu phép rửa tội – Hỏa táng – Cầu nguyện tại tang gia sau lễ an táng (3 mẫu). 8. Trong các nghi thức ấy, chữ viết tắt OBACE có nghĩa là Ông, hoặc Bà, hoặc anh, hoặc chị, hoặc em, ta sẽ tùy trường hợp mà xưng hô cho đúng. Nếu sau chữ viết tắt ấy có chữ T…, ta thêm tên gọi hoặc tên thánh của người quá cố vào đó. C. NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH 1. Người Công giáo đón nhận tất cả những gì là tốt đẹp trong truyền thống dân tộc về việc tôn kính ông bà tổ tiên cũng như về việc mai táng, nhưng dứt khoát loại bỏ những chi tiết trái nghịch với giáo lý Tin mừng: * Không chiêu hồn hú vía, * Không thắt hồn bạch, * Không bỏ gạo và tiền vào miệng người chết, * Không được đặt giường thờ (linh sàng) * Không yểm bùa, không dựng nêu, không đóng cửa mả, không mở cửa mả, không đốt hình nhân, không rắc vàng mã dọc đường, không đốt vàng mã, không rải gạo, muối, * Không coi tuổi, không coi ngày giờ, * Không mời thày địa lý chọn đất, chọn hướng * Không làm lá triệu, * Không dùng những tang phục rườm rà nay không còn ý nghĩa: mũ rơm, bẹ chuối, gậy. * không vẽ bùa, không đập chén bát khi động quan, * không múa đuốc trước khi động quan, không hát tuồng trước khi hạ huyệt, Nói chung, tránh tất cả những gì xa lạ với đức tin Công giáo. ( ) (Để dễ nhớ, khi đến việc sẽ nhắc lại)

64. NGHI THỨC NHẬP QUAN Trường hợp chết do bệnh thông thường, nên đợi qua 12 giờ mới liệm. Nếu chết thình lình, không có thương tích gì nặng thì cần đợi đủ 24 giờ mới liệm. Những người thân thích ruột thịt cần phải có mặt trong nghi thức này. Các con vào, con trai bên trái, con gái bên phải, mọi người khác đứng xung quanh. Những người khâm liệm đưa thi hài vào áo quan nhẹ nhàng êm ái. Bổ sung quần áo cho đầy đủ. Không đưa thi hài từ trên giường xuống đất, không nhấc lên đặt xuống. Không bỏ hoặc tiền bạc vàng vào miệng người chết. Cần dùng tấm vải dày rộng ít là bằng tấm ga phủ giường, có thể phủ kín chân, tay, đầu, gót là được. Khi di chuyển thi hài, bốn người giúp việc cầm bốn góc tấm vải khâm để di chuyển; bởi vậy phải dùng vải thật dày để khỏi bị rách khi di chuyển thi hài. Cần lưu ý những người phụ trách tẩm liệm cử hành việc nhập quan sao cho phù hợp với bầu khí cầu nguyện: thinh lặng, nhẹ nhàng. Nếu cần thì để việc chêm, lót và đóng ván thiên lại sau nghi thức. Chs: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Cộng đoàn: Amen. Chs: Chúa ở cùng anh chị em (Nếu chủ sự là giáo dân thì bỏ câu này). Cộng đoàn: Và ở cùng cha. Chs: (Nói ít lời phân ưu, an ủi tang quyến; sau đó nói với cộng đoàn) Anh chị em thân mến, Giờ đây cộng đoàn chúng ta khởi sự nghi thức tẩm liệm. Chúng ta thành khẩn cầu nguyện cho ÔBACE T. mới qua đời. Xin Chúa ban thưởng cho ÔBACE sau khi kết thúc cuộc đời trần thế, được về quê trời, vui hưởng cuộc sống đời đời. Vì chúng ta tin chắc rằng sự chết không phải là chấm dứt tất cả nhưng là cửa ngõ tiến vào sự sống đời đời. Đối với những người tin vào Chúa Kitô, sự sống con người chỉ biến đổi chứ không bị tiêu tan. Nhờ được lãnh bí tích Thánh tẩy, ÔBACE T. đã khởi sự đời sống vĩnh cửu ngay khi còn sống ở trần gian này. Chúng ta cầu xin cho ÔBACE được hưởng vinh quang Phục sinh với Đức Kitô. Hát một bài thích hợp (chọn trong các số: 179-182). Chs: Lạy Cha, xin đón nhận linh hồn ÔBACE T. mà Cha đã đoái thương gọi ra khỏi thế gian này về với Cha. Xin cho linh hồn này thoát khỏi xiềng xích tội lỗi, được an nghỉ trong ánh sáng hạnh phúc muôn đời, và được sống lại vinh quang cùng với Đức Kitô là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời. Cđ: Amen. Chs: Thưa anh chị em, đứng trước thi hài người quá cố, ta hãy lắng nghe Lời Chúa để đức tin, đức cậy và lòng mến của ta được nuôi dưỡng và củng cố. Một người đọc: Lời Chúa trong thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma (Rm 6,8-9). Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Ngài: đó là niềm tin của chúng ta. Thật vậy, chúng ta biết rằng: một khi Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Ngài chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Ngài. – Đó là Lời Chúa. Cđ: Tạ ơn Chúa. Chs: Anh chị em thân mến, Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta đã phán: “Ta là sự sống lại và là sự sống; ai tin Ta, dù có chết cũng sẽ sống, và bất cứ ai sống mà tin vào Ta thì sẽ không phải chết muôn đời”. Chúng ta hãy dâng lời cầu xin cho linh hồn ÔBACE T. của chúng ta đây. X: Lạy Chúa, Chúa đã khóc thương Lazarô chết, xin hãy lau sạch nước mắt chúng con. Đ: Xin Chúa nhậm lời chúng con. X: Lạy Chúa, ÔBACE T. là người thân yêu đã lìa bỏ chúng con. Xin cho ÔBACE được mau về với Chúa. (Đ) X: Xin cho những việc tốt mà ÔBACE T. đã làm khi còn sống sẽ đem lại nhiều kết quả và còn được nhiều người khác tiếp tục. (Đ) X: Xin Chúa thương tha thứ mọi lỗi lầm mà ÔBACE T. đã trót sai phạm vì yếu đuối. (Đ) X: Xin cho hình ảnh tốt đẹp của ÔBACE T. luôn in sâu trong tâm hồn chúng con. (Đ) Chs: Anh chị em thân mến, cái chết của ÔBACE T. đang làm cho chúng ta đau buồn, ta hãy đến với Cha nhân lành bằng tất cả lòng tin cậy và yêu mến. Cđ: đọc kinh Lạy Cha. Chủ sự rảy nước thánh trên thi hài. Chs: Chúng ta cùng cầu nguyện. Lạy Cha, Cha đã biểu lộ tình thương mãnh liệt khi cho Đức Giêsu Kitô Con Cha xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết vì chúng con. Giờ đây, cậy vào lòng nhân từ và quyền năng Cha, chúng con nài xin cho người anh (chị) em tín hữu chúng con là ÔBACE T. được chia sẻ vinh quang với Đức Giêsu Kitô. Người hằng sống và hiển trị muôn đời. Cộng đoàn: Amen. Chủ sự (làm phép quan tài): Lạy Cha, xin thánh hóa và chúc phúc cho quan tài này để thân xác bụi trần của người anh (chị) em chúng con an nghỉ chờ ngày sống lại trong tình thương của Cha. Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Cộng đoàn: Amen. Chủ sự rảy nước thánh trên quan tài – trong lúc đó cộng đoàn hát một bài thích hợp (chọn trong các số: 181, 213) Chủ sự (đọc lời nguyện kết thúc) Lạy Cha, Cha đã gọi ÔBACE T. ra khỏi thế gian này về với Cha. Xin cho người con Cha đây được thoát vòng tội lỗi, được đón nhận vào Nước Cha, chung hưởng vinh phúc với các người Cha đã chọn, chờ ngày thân xác phục sinh. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Cộng đoàn: Amen. Sau đó những người lo việc tẩm liệm đến quan tài làm nhiệm vụ.

ĐẶT BÀN THỜ * Không được thắt hồn bạch * Không được bỏ gạo và tiền vào miệng người chết * Không được đặt giường thờ * Không được yểm bùa, dựng nêu, đốt hình nhân, rắc vàng mã dọc đường, đóng cửa mả, mở cửa mả * Sau khi liệm, lập bàn thờ nhỏ tạm thời (gọi là linh tọa), chỉ để ảnh người chết (không làm bài vị), đặt trước quan tài, 2 bên có đèn nến, trước có bát nhang, có thể đặt mâm ngũ quả, đốt nhang, đèn cho tới khi động quan và đi chôn. Khi chưa chôn cất, người thân nằm đó coi như còn sống, nên mỗi lần lạy chỉ lạy hai lạy như lạy người sống.

65. NGHI THỨC PHÁT TANG Sau khi đặt bàn thờ nhỏ là nghi thức phát tang (hay “lễ thành phục”). Cũng có nơi những người trong tang quyến mặc sẵn áo tang đứng gần linh cữu, chỉ thắt khăn sau khi linh mục làm phép tang. Tang phục: Nên có một dấu hiệu nào đó để nói lên tâm tình đau buồn thương tiếc tự nhiên của ta, nhưng không nên để nó che mờ nỗi vui mừng lớn lao đích thực của người con vừa được gọi về nhà Cha và niềm hy vọng mãnh liệt của ta một ngày kia sẽ gặp lại người ấy trong hạnh phúc quê trời. Có thể dùng áo sô gai, khăn trắng chít trên đầu. Tránh những tang phục rườm rà gây cảm tưởng mình hoàn toàn mất mát, thất vọng ê chề và những gì không rõ ý nghĩa (áo sổ gấu, vạt trước, vạt sau, mũ rơm, gậy…). Tốt hơn nên dùng những dấu hiệu giản dị như một băng tay đen hoặc trắng, một mẩu vải, một cái nơ hoặc hoa vải đen, tím hay trắng đính trước ngực chẳng hạn. Tránh những tang phục rườm rà nay không còn ý nghĩa: mũ rơm, bẹ chuối, gậy. Lễ thành phục rất quan trong đối với thân nhân người quá cố, bình dân gọi là lễ phát tang. Theo hướng dẫn người chủ lễ, thân quyến của người quá cố bắt đầu mặc đồ tang, tuần tự từ người chịu tang lâu nhất đến người chịu tang ngắn nhất. Người Việt quan niệm chịu tang là cách trả hiếu cuối cùng dành cho người thân. Con cháu hãnh diện được chịu tang ông bà cha mẹ. Thân quyến nào không được thọ tang thì lấy làm buồn tủi. Con cháu không vắng mặt trong lúc phát tang thì bị cho là thất lễ, bị dư luận cho là thất hiếu. Con cháu họ hàng bắt đầu tùy theo thứ tự vai vế mà mặc tang phục, rồi quỳ lạy trước bàn thờ. Đồ tang chuẩn bị trước đầy đủ, người vắng mặt thì tang chủ giữ trên bàn linh để trao lại. Thường thì lễ phát tang xong tang chủ mới tiếp khách phúng viếng.

Chs: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Cđ: Amen. 1. Hát, chọn trong các số: 118, 119, 127 2. Lời Chúa: Bài trích sách tiên tri Isaia (Is 61,1-3) Thần khí của Đức Chúa là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì Đức Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố một năm hồng ân của Đức Chúa, một ngày báo phục của Thiên Chúa chúng ta; Ngài sai tôi đi yên ủi mọi kẻ khóc than, tặng cho những kẻ khóc than ở Sion tấm khăn đại lễ thay tro bụi, dầu thơm hoan lạc thay tang chế, áo ngày hội thay tâm thần sầu não. – Đó là Lời Chúa. Cộng đoàn: Tạ ơn Chúa. Một người đọc lời gợi ý sau đây và cộng đoàn thinh lặng suy niệm: Những lời chúng ta vừa nghe trích từ phần cuối sách ngôn sứ Isaia, nói về Chúa Cứu Thế Giêsu Kitô. Ngài là Con một của Thiên Chúa Tối Cao Hằng Sống, đã làm người để chia sẻ buồn vui sướng khổ với chúng ta. Vì yêu thương ta, Ngài đã chịu thương khó, chịu chết và từ cõi chết sống lại để cứu chuộc ta. Khi từ cõi chết sống lại, Ngài đã chiến thắng sự chết và cất đi chiếc khăn tang của buồn đau chết chóc. Vững tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, chúng ta xin Chúa chúc phúc cho những tang phục này. Thinh lặng một lát. Chủ sự (linh mục hoặc giáo dân): Lạy Cha, chúng con cảm tạ Cha đã cho Đức Giêsu Kitô phục sinh từ cõi chết để đem lại cho chúng con ơn cứu rỗi là sự sống muôn đời. Xin Cha ban phúc cho những tang phục này, để những người thân trong tang quyến khi mặc vào thì được an ủi, được sự bình an của Cha trong tâm hồn, biết biến đau thương quẫn bách thành lời nguyện chân thành, tha thiết dâng lên trước tôn nhan uy linh Cha, để Cha thương xót, tuôn đổ muôn hồng ân xuống trên người quá cố và trên tang quyến. Xin Cha cho những người thân trong tang quyến, khi mặc tang phục này để đền ơn đáp nghĩa người đã khuất, được thêm tình yêu thương, hiệp nhất, gắn bó, đùm bọc nhau, để tha thứ cho nhau như Chúa đã yêu thương và tha thứ. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Ki tô, Chúa chúng con. Chủ sự rảy nước thánh lên tang phục. Người lớn nhất trong gia tộc phát khăn tang cho những người chịu tang. Đang khi phát khăn tang, hát một bài, chọn trong các số: 140, 141, 142, 145 Chs: Chúng ta dâng lời cầu nguyện. Lạy Cha, tang phục màu trắng đối với người Việt chúng con là màu tang chế, đau thương, ly biệt, nhưng đối với người tín hữu chúng con, đã tin vào mầu nhiệm Tử nạn và Phục sinh của Chúa Kitô, màu trắng cũng là màu tinh tuyền, trong sáng, thanh sạch, vĩnh cửu, gợi lại chiếc áo mới chúng con đã nhận trong ngày lãnh bí tích Thánh Tẩy. Xin Cha cho tang quyến khi mặc tang phục trắng này luôn biết quy hướng về Cha, biết nhận Cha là gia nghiệp, biết sống trong sạch tinh tuyền và luôn sẵn sàng tỉnh thức chờ đón giờ Chúa Kitô ngự đến. Người hằng sống và hiển trị muôn đời. Cộng đoàn: Amen.

ĐÁP LỄ Trước khi thành phục, nếu có khách đến thì người chủ tang chưa ra tiếp mà người hộ tang thay mặt tiếp khách và thông cảm với khách. Sau nghi thức thành phục mới chính thức phát tang. Sau đó thân bằng cố hữu, làng xã mới đến phúng viếng. Khi có người phúng viếng, người chủ tang và người chủ phụ đứng cạnh linh toạ (bàn thờ người quá cố) và ngoảnh mặt về phía khách, hễ khách lạy hai lạy thì chủ lễ tạ lại một lạy. Khách vái cha mẹ mình ba vái thì vái tạ lại một vái. Trách nhiệm tiếp trầu, nước, cỗ bàn thuộc về người hộ tang.

TANG CHẾ Tang phục biểu hiện sự thương tiếc người chết, lâu dần trở thành phong tục có ý nghĩa thiêng liêng không ai dám khinh suất. Đối với đời người, tang cha mẹ là trọng đại nhất, nên gọi là đại tang. Ngày nay, bởi nhiều lý do thực tế đời sống, xã hội, ít nơi còn giữ lệ chịu tang theo 6 hạng mức từ 3 năm đến 3 tháng như ngày xưa. Cần nhất là tấm lòng. Trước hết là con cái đối với cha mẹ, cháu chắt đối với ông bà, chú bác, cô, cậu, dì và anh chị em ruột thịt. Còn những người thân thuộc khác người ta chỉ đến thăm viêng, chia buồn, gửi vòng hoa, đăng báo phân ưu chứ không chịu tang.

66. VIẾNG THI HÀI (Cả trước và sau nghi thức nhập quan) 67-69. CANH THỨC CẦU NGUYỆN TẠI TANG GIA Bốn mẫu canh thức cầu nguyện này cũng có thể dùng cho những ngày sau khi an táng: thường thường, chúng ta tiếp tục cầu nguyện tại tang gia 3 buổi tối sau khi an táng. Mở đầu giờ canh thức, người chủ sự nên nói đôi lời giới thiệu qua chương trình. 67. MẪU 1: KHI MỘT NGƯỜI LỚN QUA ĐỜI 68. MẪU 2: 69. MẪU 3: Trường hợp một em nhỏ chết khi cha mẹ chưa kịp lo cho em được rửa tội, việc cầu nguyện mang ý nghĩa xin Chúa an ủi gia đình và phó dâng em nhỏ vừa qua đời cho Chúa, chứ không có ý nghĩa cầu hồn. Khi xin lễ cầu nguyện trong trường hợp này và những trường hợp các thai nhi bị xâm hại, người Công giáo cầu xin để mọi người gia tăng ý thức bảo vệ sự sống chứ không nhắm cầu hồn, bởi vì các em nhỏ này đã được lòng thương xót Chúa đón nhận. 2. Dẫn vào bài hát mở đầu. 3. Một bài hát hy vọng (130-139) 4. Lời cầu nguyện: Lạy Chúa, các tín hữu Chúa đây đang buồn sầu thương khóc cháu T…, vì Chúa đã cất cháu về. Xin nhận lời chúng con cầu khẩn, mà cho họ được trông cậy vững vàng sẽ được Chúa nhân từ nâng đỡ ủi an. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. 9. Lời nguyện: Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa thấu suốt lòng người và hằng an ủi những tâm hồn đau khổ. Chúa biết rõ lòng tin của gia đình cháu T…, giờ đây họ đang khóc đứa con đã lìa đời. Xin cho họ cảm thấy con mình đã được Chúa Cha nhân từ đón nhận. Chúng con cầu xin Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời. 70. ĐỘNG QUAN VÀ DI QUAN Nếu đủ thời giờ, trước lúc động quan nên cử hành giờ canh thức cầu nguyện, rồi vị chủ sự giới thiệu chương trình nghi thức động quan. Nếu thời giờ eo hẹp, chủ sự làm dấu thánh giá và bắt đầu nghi thức ngay. 5. Lời nguyện: Lạy Chúa Giêsu Kitô, đã đến lúc (OBACE) T… từ giã căn nhà này, bỏ lại bao người thân đang đau khổ. Xin cho chúng con giữ mãi hình ảnh trìu mến của (OBACE). Xin đừng để chúng con như những người ngậm đắng nuốt cay vì mất mát, hay những kẻ chỉ nuối tiếc chuyện xa xưa, nhưng xin cho chúng con tràn trề hy vọng sẽ được vào Nước Trời, là nơi Chúa quy tụ mọi người chúng con. Chúng con cầu xin Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời. 6. Chào từ biệt: Nếu thuận lợi, mỗi người trong gia đình tới cúi mình trước quan tài chào từ biệt. Trong khi đó, hát một bài hát phục sinh. (179-182) 7. Ra hiệu khởi hành: X. Chúa là ánh sáng chiếu soi những ai ngồi trong bóng tối tử thần. Xin Ngài dẫn chúng ta bước vào đường nẻo bình an. 8. Rước linh cữu: Trong khi rước linh cữu tới nhà thờ và ra nghĩa địa, thứ tự đi rước sẽ tùy phong tục địa phương, nhưng bao giờ người cầm thánh giá cũng đi đầu. 9. Hát trong khi rước Đưa xác theo phép đạo, thường có Thánh giá đèn hầu dẫn đầu, tiếp theo là các tín hữu đi đưa xác, rồi tới quan tài. Sau quan tài là gia đình và thân nhân của người quá cố. Nếu có Linh mục đi đưa xác, thì theo sự chỉ dẫn trong sách Nghi lễ An táng. Nếu không có Linh mục, thì theo các chỉ dẫn trong sách nầy. – Trong lễ an táng người lớn sẽ hát những bài mang ý nghĩa cầu hồn, thập giá, thống hối, hy vọng, phục sinh. Giữa hai bài hát, đọc một kinh Lạy Cha và xướng đáp: “Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ”. – Trong lễ an táng trẻ em, sẽ hát những bài mang ý nghĩa hy vọng, phục sinh. 71. TRƯỚC KHI HẠ HUYỆT Đây là phần cầu nguyện tại nghĩa địa. Nghi thức gồm 3 phần liên tiếp nhau: tiễn biệt, làm phép huyệt, hạ huyệt. Khi lấp huyệt và đắp mộ xong, trải chiếu, bày biện hoa quả hương đèn, con cháu có thể đứng hoặc quỳ, cầu nguyện trong thinh lặng, đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Kính mừng, một kinh Sáng danh và xướng đáp như trên rồi làm dấu thánh giá kết thúc. Mỗi người lạy 4 lạy, rồi ra về. Về đến nhà, con cháu rước di ảnh vào nhà, đặt trên bàn thờ. mỗi người lạy 4 lạy. Bà con trong giáo xứ sẽ đến cầu nguyện ba đêm tính từ sau khi chôn cất. 72. TRƯỚC KHI HẠ HUYỆT (cho trẻ em đã rửa tội) 73. TRƯỚC KHI HẠ HUYỆT (một trẻ em chưa rửa tội) 74. NGHI THỨC HỎA TÁNG 75. SAU KHI CHÔN Những ngày sau khi chôn nên viếng mộ cầu nguyện, chỉ cần hương (nhang) hoa giản dị. Tùy hoàn cảnh gia đình mà nhấn mạnh việc tưởng nhớ nhân 3 ngày, 7 ngày, 30 ngày hoặc 50 ngày. Tốt nhất là xin lễ cầu nguyện cho người quá cố. Ba mươi ngày tức là tròn tháng, còn 50 ngày là để tạ ơn lòng thương xót Chúa (x. Lv 23,15) và lòng tốt của mọi người (x. Tôbia 2,1). Trong lễ tang khi ai cũng bối rối, việc thù đáp đối với thân bằng cố hữu và những người đến hộ tang chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, nên thông thường tang chủ chọn một trong những ngày lễ sau khi an tang để tạ ơn. Tròn một năm là lễ giỗ đầu. Giỗ hai năm hoặc sau đó vài tháng thì mãn tang. Ngày giỗ được tính đúng theo ngày chết. Con cháu ở xa nhớ ngày về làm lễ. Thân nhân ở chỗ khác sắm sửa lễ đúng ngày tới dự. Thân bằng, cố hữu ai lưu luyến đến thăm viếng, không đợi thiếp mời như lễ mừng, lễ cưới, không có chuyện “Mời thì đến, không thì thôi”. Khoảng hai năm ba tháng thì xả tang (trừ phục). Trong dịp này, người ta thường: – Đắp sửa mộ lại cho hoàn chỉnh. – Cất khăn tang, hủy đốt các thứ thuộc phần lễ tang kể cả vãn, trướng, bàn thờ tang cũng thu dọn dẹp đi. – Rước ảnh người quá cố vào chính điện và đặt ở hàng dưới của bàn thờ chính. 76-78. CẦU NGUYỆN TẠI TANG GIA SAU TANG LỄ 76. NGÀY THỨ NHẤT: TRONG ÁNH SÁNG ĐỨC TIN 77. NGÀY THỨ 2: NIỀM TRÔNG CẬY HẰNG SỐNG 78. NGÀY THỨ BA: CON ĐƯỜNG YÊU THƯƠNG

MỤC LỤC

V. NHỮNG DỊP ĐẶC BIỆT TRONG GIA ĐÌNH 1 21. VÀI NÉT VỀ TRUYỀN THỐNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT 4 22-24. CÚNG LỄ GIA TIÊN 8 22. LỄ GIA TIÊN – Mẫu 1 8 23. LỄ GIA TIÊN – Mẫu 2 9 24. LỄ GIA TIÊN – Mẫu 3 9 25. DỌN TẤT NIÊN 10 26. TƯỞNG NHỚ GIA TIÊN DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN 11 27. LỄ GIAO THỪA 13 28. LỄ MINH NIÊN 13 29. LỄ BỔN MẠNG MỘT NGƯỜI TRONG GIA ĐÌNH 13 30. GIÁP NĂM NGÀY RỬA TỘI 14 31. THÔI NÔI HOẶC SINH NHẬT 14 32. NGHI THỨC LỄ CƯỚI Ở GIA ĐÌNH 14 33. GIÁP NĂM NGÀY CƯỚI 16 34. MỪNG THỌ 35-37. NGHI THỨC CÚNG GIỖ 17 35. NGHI THỨC CÚNG GIỖ 19 36. NGHI THỨC CÚNG GIỖ 20 37. NGHI THỨC CÚNG GIỖ 20 38. NGÀY THANH MINH 39. NGÀY TRUYỀN THỐNG DÒNG HỌ 24 40. GIỖ TỔ NGHỀ 26 41. LỄ CẦU NGƯ 42. CÚNG CẦU AN 43. CẦU NGUYỆN KHI KHỞI CÔNG 28 44. TẠ ƠN KHI HOÀN TẤT CÔNG VIỆC 30 45. KHỞI SỰ GIEO TRỒNG 30 46. MÙA THU HOẠCH 30 47. LÀM PHÉP NHÀ 30 48. CẦU NGUYỆN ĐỂ ĐƯA CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀO SỬ DỤNG 49. BỐC MỘ, CẢI TÁNG 50. NGHI THỨC TIẾP NHẬN DI CỐT VỀ GIA ĐÌNH 31 VI. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VÀ CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI HẤP HỐI 32 51. VIỆC CHĂM SÓC THƯỜNG XUYÊN 32 52. RỬA TỘI KHI NGUY TỬ 33 53. TRAO CỦA ĂN ĐÀNG 34 54. BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN 34 55-59. GIÚP KẺ LIỆT TRONG GIỜ HẤP HỐI 35 55. DỌN MÌNH CHẾT LÀNH 36 56. CHUỖI KÍNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT 36 57. LỜI CẦU CHO NGƯỜI HẤP HỐI 58. NGHI THỨC PHÓ THÁC LINH HỒN 59. NGHI THỨC GIÚP NGƯỜI HẤP HỐI PHÓ DÂNG LINH HỒN 60. CẦU NGUYỆN CHO TÍN HỮU VỪA TẮT THỞ 40 61. TẮM RỬA VÀ THAY Y PHỤC: 41 62. HỌP BÀN VỀ HẬU SỰ . 63. BÁO TANG 43 VII. CẦU NGUYỆN CHO TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI 45 64. NGHI THỨC NHẬP QUAN 53 65. NGHI THỨC PHÁT TANG . 66. VIẾNG THI HÀI 57 67-69. CANH THỨC CẦU NGUYỆN TẠI TANG GIA 57 67. MẪU 1: KHI MỘT NGƯỜI LỚN QUA ĐỜI 57 68. MẪU 2: 57 69. MẪU 3: 57 70. ĐỘNG QUAN VÀ DI QUAN 58 71. TRƯỚC KHI HẠ HUYỆT 59 72. TRƯỚC KHI HẠ HUYỆT (cho trẻ em đã rửa tội) 60 73. TRƯỚC KHI HẠ HUYỆT (một trẻ em chưa rửa tội) 60 74. NGHI THỨC HỎA TÁNG 60 75. SAU KHI CHÔN 76-78. CẦU NGUYỆN TẠI TANG GIA SAU TANG LỄ 60 76. NGÀY THỨ NHẤT: TRONG ÁNH SÁNG ĐỨC TIN 61 77. NGÀY THỨ 2: NIỀM TRÔNG CẬY HẰNG SỐNG 61 78. NGÀY THỨ BA: CON ĐƯỜNG YÊU THƯƠNG 61 CÁC BÀI ĐỌC KINH THÁNH DÙNG CHO LỄ AN TÁNG VÀ LỄ GIỖ . 1. CỰU ƯỚC . 2. TÂN ƯỚC . 3. TIN MỪNG . MỤC LỤC 61

Nghi Thức Tang Lễ Công Giáo

CÁC CÔNG VIỆC LIÊN QUAN CẦN PHẢI LÀM KHI CÓ NGƯỜI QUA ĐỜI – Liên lạc Nhà Quàn (Funeral Home) để di chuyển xác, tắm rửa và tẩm liệm – Chọn Quan Tài (Áo Quan), gói dịch vụ mai táng. – Chọn Nghĩa Trang, Mộ Huyệt, Bia Đá (nếu an táng – chôn) – Sắp xếp Chương Trình Viếng Xác, Cầu Nguyện, và Thánh Lễ An Táng. – Thông Báo cho họ hàng thân quyến, bà con bạn hữu, xóm làng quen biết, – Thông Báo cho Ông Tổng Thư Ký HĐGX, hay Ông Chủ Tịch Cộng Đoàn. – Phóng Di Ảnh lớn của Người Quá Cố. – Thực hiện sách kinh, sách hát dùng trong giờ cầu nguyện và Thánh Lễ, – Đặt các Vòng Hoa tưởng nhớ. – In Tiểu Sử Người Quá Cố – Sổ Ghi Nhớ cho Khách Viếng Thăm – Chụp hình, quay phim – Giấy Chứng Thực Qua Đời (Clergy Record hoặc Certificate of Death) – Đăng Cáo Phó, Cảm Tạ.(nhà quàn thực hiện). – Chuẩn bị đồ tang (nhà quàn chuẩn bị).

1. NGHI THỨC CẦU NGUYỆN Ở NHÀ QUÀN HAY TƯ GIA (dành cho người lớn)Phần Khai Mạc (Hướng dẫn viên có đôi lời chào hỏi và mời mọi người đứng dậy, bắt đầu bằng dấu thánh giá).HDV: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen. Nguyện xin ở sủng và bình an của Thiên Chúa, là Cha chúng ta và Ðức Giêsu Kitô ở cùng anh chị em.Cđ: Và ở cùng cha (thầy, ông, bà, anh, chị).HDV: Ðể bắt đầu nghi thức phụng vụ cầu nguyện cho ông/bà T. xin mời mọi người cùng hát bài (Cầu Xin Chúa Thánh Thần hoặc Thánh Thần Xin Ngự Ðến). (Sau khi chấm dứt bài hát)HDV: Anh chị em thân mến, chúng ta tin rằng mọi tương quan bằng hữu và tình cảm trong đời sống đã liên kết chúng ta nên một, và các tương quan ấy không bị hủy diệt bởi sự chết. Chúng ta cũng tin rằng Thiên Chúa luôn nhớ đến các việc lành mà chúng ta đã thực hiển để tha thứ những lỗi lầm của chúng ta. Giờ đây, chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa đưa linh hồn T. lên cùng Chúa. (Giữ im lặng trong giây lát)HDV: Lạy Thiên Chúa, cái chết của người anh/chị em của chúng con đây, là ông/bà T., đã nhắc nhở chúng con về thân phận con người và sự ngắn ngủi của cuộc sống này. Nhưng, với những ai tin tưởng ở tình yêu Thiên Chúa, sự chết không phải là chấm dứt, và nó cũng không tiêu hủy các mối dây liên kết mà Thiên Chúa đã tôi luyện trong đời sống chúng con. Vì được chia sẻ cùng một đức tin với các thánh tông đồ và niềm hy vọng của con cái Thiên Chúa, xin Chúa đem lại ánh sáng phục sinh của Ðức Kitô vào thời gian thử thách và đau khổ khi chúng con cầu nguyện cho ông/bà T. và những người thân yêu của họ. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng con.Cđ: Amen.

Phụng Vụ Lời Chúa (Chọn các bài đọc cho phù hợp với hoàn cảnh. Mọi người ngồi để nghe các bài đọc) Bài Ðọc 1 Thánh Vịnh Ðáp Ca Phúc Âm Bài Giảng (nếu có linh mục hoặc phó tế) Kinh CầuHDV: Chúng ta hãy quay về Ðức Kitô với niềm tin tưởng trong quyền lực thập giá và phục sinh của Người để dâng lời cầu nguyện.Người Xướng: Lạy Chúa Kitô Phục Sinh, Ngài là gương mẫu muôn đời của chúng con. Xin Chúa thương xót chúng con.Cđ: Xin Chúa thương xót chúng con.X: Lạy Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, Ðấng đã đến để tiêu diệt tội lỗi và sự chết. Xin Chúa thương xót chúng con.Cđ: Xin Chúa thương xót chúng con.X: Lạy Ngôi Lời Thiên Chúa, Ðấng đã giải thoát chúng con khỏi sợ hãi cái chết. Xin Chúa thương xót chúng con.Cđ: Xin Chúa thương xót chúng con.X: Lạy Chúa Kitô, Ðấng Chăn Chiên nhân hậu, Người đem linh hồn chúng con tới chỗ nghỉ ngơi, xin ban bình an muôn đời cho ông/bà T. Xin Chúa thương xót chúng con.Cđ: Xin Chúa thương xót chúng con.X: Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin Người an ủi những ai đang than khóc và sầu khổ. Xin Người chúc lành cho gia đình ông/bà T. và thân bằng quyến thuộc cũng như bạn hữu đang quy tụ nơi đây. Xin Chúa thương xót chúng con.Cđ: Xin Chúa thương xót chúng con.

Kinh Lạy ChaHDV: Các anh chị em thân mến. Ngôi nhà thật chúng ta là ở thiên đàng. Bởi đó, chúng ta hãy dâng lời cầu khẩn lên Cha trên trời, như Chúa Giêsu đã dạy chúng ta.Cđ: Lạy Cha chúng con ở trên trời?

Lời Nguyện KếtHDV: Lạy Chúa Giêsu, Ðấng Cứu Ðộ chúng con, Ngài đã sẵn sàng hy sinh chịu chết, để mọi người được cứu chuộc và được đi từ sự chết đến sự sống. Chúng con khiêm tốn nài xin Chúa an ủi các tôi tớ Chúa trong sự sầu khổ và xin Chúa đón nhận ông/bà T. vào vòng tay thương xót của Ngài. Chỉ có một mình Ngài là Ðấng Thánh, và chính Ngài là sự thương xót; Qua cái chết Ngài đã mở cánh cửa sự sống cho những ai tin vào Ngài. Xin Chúa hãy tha thứ những lỗi lầm của ông/bà T., và xin ban cho ông/bà T. một nơi hạnh phúc, ngập tràn ánh sáng và bình an trong vương quốc vinh hiển của Chúa cho tới muôn đời.Cđ: Amen. (Bạn hữu có thể ngỏ đôi lời cùng tang quyến).

Chấm Dứt Nghi Thức HDV: Phúc cho những ai được chết trong Chúa; xin cho họ được nghỉ yên khỏi sự lao nhọc, vì những công việc tốt lành họ làm sẽ có giá trị trước mặt Chúa. (vẽ dấu thánh giá trên trán người chết và đọc) Lạy Chúa, xin ban sự nghỉ yên muôn đời cho linh hồn T.Cđ: Và xin ánh sáng bất diệt chiếu soi trên linh hồn ấy.HDV: Xin cho ông/bà T. được nghỉ yên muôn đời.Cđ: AmenHDV: Xin cho linh hồn ông/bà T. , và linh hồn của mọi tín hữu đã qua đời, nhờ lòng thương xót Chúa sẽ được nghỉ yên muôn đời.Cđ: Amen Ban phép lành (Nếu là linh mục hoặc phó tế)HDV: Xin bình an của Thiên Chúa, vượt quá mọi trí hiểu, sẽ gìn giữ tâm hồn và lòng trí anh chị em trong tình yêu và sự nhận biết của Thiên Chúa Cha và Thiên Chúa Con, là Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.Cđ: Amen.HDV: Xin Thiên Chúa toàn năng là Cha, và Con, và Thánh Thần, ban phép lành cho anh chị em.Cđ: Amen. Có thể chấm dứt nghi thức phụng vụ bằng một bài hát hoặc thinh lặng cầu nguyện

Trao Khăn Tang Nếu có phát tang, thêm phần cầu nguyện sau đây trước khi ban phép lành kết thúc.HDV: Giải khăn tang này biểu tượng cho lòng hiếu thảo của con cái, cháu chắt, báo đền ơn nghĩa sinh thành và dưỡng dục của Cha/Mẹ, Ông/Bà, Bác, Chú/Cô, Dì/Dượng … và của mỗi người thân quyến bầy tỏ lòng kính mến, tiếc thương đối với người thân yêu đã lìa trần. Ước mong sao, mỗi người, khi nhận lãnh tấm khăn trắng này, luôn tưởng nhớ đến người thân yêu đã qua đời, bằng những việc hy sinh, hãm mình, bằng lời cầu nguyện để xin Chúa tha thứ cho linh hồn T., và mau được hưởng phần thưởng Nước Trời. (gia đình, con cháu, họ hàng lên nhận khăn tang)

Chuỗi Mai Khôi Lần chuỗi là một hình thức đạo đức mà Giáo Hội không buộc phải theo một hình thức nhất định nào. Mục đích khi lần chuỗi là suy niệm về cuộc đời Chúa Giêsu. Do đó, thay vì các ngắm mùa vui, mùa thương và mùa mừng như thường lệ, chúng ta có thể thay thế bằng các đoạn Kinh Thánh. Sau mỗi một đoạn Phúc Âm, nên giữ thinh lặng để suy niệm. Chuỗi Mai Khôi Kinh Thánh

2. NGHI THỨC CẦU NGUYỆN TRƯỚC KHI DI CHUYỂN LINH CỮU VÀO NHÀ THỜ HOẶC RA NGHĨA TRANG Mở ÐầuHDV: Anh chị em thân mến trong Ðức Giêsu Kitô, nhân danh Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người mà chúng ta quy tụ nơi đây để cầu nguyện cho ông/bà T., xin Thiên Chúa đưa ông/bà T. đến nơi an nghỉ muôn đời. Chúng ta đau buồn trước sự ra đi của người thân yêu, nhưng lời Thiên Chúa hứa ban sự sống đời đời đã đem cho chúng ta niềm hy vọng. Chúng ta hãy an ủi nhau bằng những lời sau đây:

Ðọc Sách Thánh Bài trích thư Thánh Phaolô Tông Ðồ gửi tín hữu Colossê (3:3-4) Thật vậy, anh chị em đã chết, và sự sống mới của anh chị em hiện đang tiềm tàng với Ðức Ki-tô nơi Thiên Chúa. Khi Ðức Ki-tô, nguồn sống của chúng ta xuất hiện, anh chị em sẽ được xuất hiện với Người, và cùng Người hưởng phúc vinh quang.

Hoặc Bài trích thư Thánh Phaolô Tông Ðồ gửi tín hữu Rôma (6:8-9) Nếu chúng ta đã cùng chết với Ðức Ki-tô, chúng ta tin rằng chúng ta sẽ cùng sống với Người. Chúng ta biết rằng, một khi Ðức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người.

HDV: Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu đã đến để phục sinh kẻ chết và an ủi chúng ta với tình yêu của Người. Chúng ta hãy chúc tụng ngợi khen Ðức Giêsu Kitô.Phụ Tá: Lạy Ngôi Lời Thiên Chúa, Ðấng Tạo Thành trái đất mà nay thân xác ông/bà T. sẽ trở về với lòng đất; trong bí tích rửa tội, Ngài đã kêu gọi ông/bà đến sự sống vĩnh cửu để chúc tụng ngợi khen Chúa Cha đến muôn đời. Xin Chúa thương xót chúng con.Ð: Xin Chúa thương xót chúng con.PT: Lạy Ðức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Ngài nâng đỡ người công chính và bao bọc họ với vinh quang Nước Trời. Xin Chúa thương xót chúng con.Ð: Xin Chúa thương xót chúng con.PT: Lạy Ðức Kitô chịu đóng đinh, Ngài đã che chở linh hồn ông/bà T. với quyền năng thập giá của Ngài, và trong ngày tái giáng lâm, Ngài sẽ tỏ lòng thương xót đối với mọi tín hữu đã ly trần. Xin Chúa thương xót chúng con.Ð: Xin Chúa thương xót chúng con.PT: Lúc phán xét kẻ sống và kẻ chết, khi nghe tiếng Chúa, mồ mả sẽ mở tung và những người công chính — đang ngủ yên trong bình an của Chúa — sẽ chỗi dậy và ca tụng vinh quang Chúa. Xin Chúa thương xót chúng con.Ð: Xin Chúa thương xót chúng con.PT: Lạy Ðức Giêsu Kitô, mọi chúc tụng ngợi khen đều quy về Chúa, Ngài nắm cái chết trong tay và mọi sự sống sẽ tùy thuộc vào chỉ một mình Ngài. Xin Chúa thương xót chúng con.Ð: Xin Chúa thương xót chúng con.

Kinh Lạy ChaHDV: Với đức tin và đức cậy, chúng ta dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa Cha với những lời mà Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ: Lạy Cha chúng con…

Phần Kết HDV: Lạy Chúa, ông/bà T. nay đã từ giã nơi cư ngụ trần gian và để lại những người thân yêu đang khóc thương ông/bà. Khi chúng con đang đau buồn trước sự ra đi này, xin cho chúng con luôn nhớ đến ông/bà T. và sống với niềm hy vọng vào vương quốc vĩnh cửu là nơi Chúa sẽ quy tụ chúng con lại với nhau. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.Ð: Amen.

Trước Khi Di Chuyển Linh CữuHDV: Thiên Chúa gìn giữ chúng ta lúc đến cũng như lúc đi. Xin Thiên Chúa ở với chúng ta trong chuyến đi cuối cùng với người anh chị em của chúng ta. (Trong khi di chuyển linh cửu đến nhà thờ hoặc nghĩa trang, có thể hát Thánh Vịnh)

3. NGHI THỨC AN TÁNG (phần chi tiết xin xem trong sách của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam)Lời Nguyện Giáo Dân Mẫu A. Lm: Anh chị em thân mến, Ðức Giêsu Kitô đã sống lại từ kẻ chết và đang ngự bên hữu Chúa Cha để cầu bầu cho Giáo Hội của Người. Với niềm tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ lắng nghe những ai tín thác vào Ðức Giêsu Kitô, chúng ta dâng lời cầu nguyện:

1. Trong bí tích rửa tội, ông/bà T. đã được lãnh nhận ánh sáng của Ðức Kitô. Giờ đây, xin Chúa xua tan bóng tối và dẫn ông/bà vượt qua nước của sự chết. Chúng ta hãy cầu xin Chúa.Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

2. Người anh chị em của chúng ta là ông/bà T. đã được nuôi dưỡng ở bàn tiệc của Ðấng Cứu Thế. Xin Chúa đưa ông/bà vào tham dự bàn tiệc trên trời. Chúng ta hãy cầu xin Chúa.Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

3. (Nếu người chết là tu sĩ) Anh chị em của chúng ta là T. đã trọn cuộc đời theo Chúa Giêsu trong sự khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời. Xin Chúa hãy coi T. như một trong những người thánh thiện đang hỉ hoan trong cung điện trên trời. Chúng ta hãy cầu xin Chúa.Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

4. (Nếu người chết là giám mục hay linh mục) Người anh em của chúng ta là T. đã được chia sẻ chức vụ tư tế của Chúa Giêsu trong việc dẫn dắt Dân Chúa cầu nguyện và thờ phượng. Xin Chúa đưa T. hiện diện trước mặt Chúa là nơi T. sẽ được một chỗ trong phụng vụ nước trời. Chúng ta hãy cầu xin Chúa.Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

5. (Nếu người chết là phó tế) Người anh em chúng ta là T. đã phục vụ dân Chúa với tư cách của một phó tế trong Giáo Hội. Xin Chúa chuẩn bị cho T. một chỗ trong vương quốc mà tên của T. sẽ được Chúa công bố. Chúng ta hãy cầu xin Chúa.Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

6. Nhiều thân bằng quyến thuộc và bằng hữu đã ra đi trước chúng ta và đang chờ đợi phần thưởng nước trời. Xin Chúa ban cho họ một mái nhà vĩnh viễn với Con Chúa. Chúng ta hãy cầu xin Chúa.Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

7. Nhiều người bị chết vì võ lực, chiến tranh và đói khát. Xin Chúa xót thương những ai bị đau khổ một cách bất công vì những tội lỗi xúc phạm đến tình yêu của Chúa, và xin đưa tất cả vào vương quốc bình an muôn đời. Chúng ta hãy cầu xin Chúa.Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

8. Những người tín thác vào Ðức Kitô hiện đang ngủ yên trong Chúa. Xin Chúa ban bình an, sự nghỉ ngơi tĩnh dưỡng cho tất cả những ai có đức tin mà chỉ có mình Chúa biết. Chúng ta hãy cầu xin Chúa.Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

9. Những người thân yêu của T. đang cần sự nguôi ngoai an ủi. Xin Chúa hãy xoa dịu sự đau thương của họ và xua tan những u uẩn, nghi ngờ vì buồn chán. Chúng ta hãy cầu xin Chúa.Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

10. Chúng ta đang quy tụ nơi đây trong đức tin và đức cậy để cầu nguyện cho anh chị em chúng ta là ông/bà T. Xin Chúa kiên cường niềm hy vọng của chúng ta để chúng ta có thể sống xứng đáng khi chờ đợi Ðức Kitô tái giáng lâm. Chúng ta hãy cầu xin Chúa.Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

Lm: Lạy Thiên Chúa, Ðấng ban phát bình an và chữa lành các linh hồn, xin lắng nghe lời cầu khẩn của Ðấng Cứu Thế, là Ðức Giêsu Kitô, và của dân Người, mà sự sống của họ đã được trả bằng máu của Con Chiên. Xin Chúa tha thứ những lỗi lầm của tất cả những ai đang yên giấc trong Ðức Kitô, và xin ban cho họ một chỗ trong nước trời. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.

Mẫu B. Lm: Thiên Chúa là Cha toàn năng, Người đã đưa Ðức Kitô chỗi dậy từ cõi chết; với sự tin tưởng chúng ta hãy cầu xin Người gìn giữ tất cả những ai thuộc về Người, dù còn sống hay đã chết. 1. Trong bí tích rửa tội, ông/bà T. đã được hứa ban sự sống đời đời, xin cho ông/bà T. được đón nhận vào cộng đồng các thánh. Chúng ta hãy cầu xin Chúa.Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

2. Vì ông/bà T. đã được ăn Mình Thánh Ðức Kitô, là bánh hằng sống, xin cho ông/bà được sống lại vào ngày sau hết. Chúng ta hãy cầu xin Chúa.Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

3. (Nếu là phó tế) Vì người anh em của chúng ta là T. đã công bố Tin Mừng của Ðức Giêsu Kitô và phục vụ người nghèo xin cho T. được đón nhận vào cung thánh ở thiên đàng. Chúng ta hãy cầu xin Chúa.Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

4. (Nếu là giám mục hay linh mục) Vì người anh em của chúng ta là T. đã phục vụ Giáo Hội với tư cách một linh mục, xin cho T. được một chỗ trong phụng vụ nước trời. Chúng ta hãy cầu xin Chúa.Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

5. Xin cho thân nhân và bạn hữu của người quá cố và cho tất cả những ai đã giúp đỡ chúng ta được Chúa đền đáp vì những công việc tốt lành của họ. Chúng ta hãy cầu xin Chúa.Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

6. Xin cho những ai đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại sẽ được chiêm ngưỡng Chúa cách nhãn tiền. Chúng ta hãy cầu xin Chúa.Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

7. Xin cho gia đình và bạn hữu của ông/bà T. được an ủi trong sự buồn sầu của Ðức Kitô, là Người đã thương khóc cái chết của Lagiarô. Chúng ta hãy cầu xin Chúa.Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

8. Xin cho tất cả chúng ta đang quy tụ thờ phượng trong cùng một niềm tin sẽ được tái xum họp trong vương quốc Thiên Chúa. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

Lm: Lạy Thiên Chúa là nơi nương náu và là sức mạnh của chúng con, Ngài đã nghe tiếng khóc than của dân Ngài; xin lắng nghe lời chúng con cầu nguyện cho anh chị em chúng con, là ông/bà T. vừa mới qua đời. Xin thanh tẩy tội lỗi của họ và xin ban cho họ sự no đủ của ơn cứu độ. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.

4. NGHI THỨC HẠ HUYỆT HDV: Người thân yêu của chúng ta là ông/bà T. đã đến nơi an nghỉ trong sự bình an của Ðức Kitô. Giờ đây xin Thiên Chúa đón nhận ông/bà vào bàn tiệc của con cái Thiên Chúa trên thiên đàng. Với niềm tin và niềm hy vọng trong sự sống vĩnh cửu, chúng ta hãy nâng đỡ ông/bà trong lời cầu nguyện. Chúng ta cũng dâng lên Chúa lời cầu nguyện cho cả chúng ta nữa. Ðể ngày nào đó chúng ta sẽ được tái hợp với người thân yêu của chúng ta, và cùng nhau chúng ta sẽ được gặp Ðức Kitô–là sự sống của chúng ta–mà Ngài sẽ xuất hiện trong vinh quang.

Trong Sách Thánh, chúng ta đọc (chọn một): A. Bấy giờ Ðức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa.” (Mt 25:34).

B. Ý của Ðấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. (Gioan 6:39).

C. Còn chúng ta, quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Ðức Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta. (Phil. 3:20).

D. Xin Ðức Giê-su Ki-tô là vị Chứng Nhân trung thành, là Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết chỗi dậy, là Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian, ban cho anh chị em ân sủng và bình an. Người đã yêu mến chúng ta và lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, làm cho chúng ta trở thành vương quốc và hàng tư tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người: kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời. A-men! (Kh. 1:5-6).

Làm Phép HuyệtHDV: Lạy Ðức Giêsu Kitô, nhờ Chúa ở ba ngày trong mộ, Chúa đã thánh hóa các ngôi mộ của những ai tin vào Chúa, và đã biến ngôi mộ trở thành dấu chỉ hy vọng vào lời hứa phục sinh, dù ngôi mộ đang cầm giữ thân xác chúng con. Xin cho ông/bà T. được nghỉ yên trong bình an cho tới khi Chúa đánh thức ông/bà dậy trong vinh quang, vì Chúa là sự phục sinh và là sự sống. Sau đó ông/bà sẽ được thấy Chúa nhãn tiền và được thấy ánh sáng trong sự sáng của Chúa Và nhận biết sự huy hoàng của Thiên Chúa, vì Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời. Ð: Amen.

Hạ Huyệt Vì Chúa đã gọi ông/bà T. ra khỏi thế gian về với Chúa, chúng ta gửi gấm thi thể ông/bà T. vào lòng đất vì chúng ta là cát bụi sẽ trở về với cát bụi. Nhưng Ðức Giêsu Kitô sẽ thay đổi thân xác hay chết của chúng ta trở nên giống thân xác của Ngài trong vinh quang, vì Ngài đã sống lại, là trưởng tử của kẻ chết. Chúng ta hãy phó thác người thân yêu của chúng ta cho Thiên Chúa, để Người ấp ủ trong bình an, và cho thân xác ấy chỗi dậy trong ngày sau hết. Lời Nguyện Giáo Dân (sau khi hạ huyệt)

Mẫu A.HDV: Chúng ta hãy cầu xin Ðức Kitô, là Ðấng đã nói: “Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta, dù có chết, cũng sẽ được sống, và bất cứ ai sống và tin vào Ta sẽ không bao giờ chết.” 1. Lạy Chúa, Chúa đã an ủi bà Mácta và Maria khi họ buồn sầu; xin Chúa hãy gần chúng con, là những người đang thương tiếc ông/bà T., và xin Chúa lau khô mọi giọt lệ của những kẻ khóc than. Chúng con cầu xin Chúa.Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

2. Chúa đã nhỏ lệ khi đứng trước mộ Lagiarô, người bạn của Ngài; xin Chúa an ủi chúng con đang trong sự buồn sầu. Chúng con cầu xin Chúa.Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

3. Chúa đã làm cho kẻ chết sống lại; xin cho người thân yêu của chúng con được sự sống đời đời. Chúng con cầu xin Chúa.Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

4. Chúa đã hứa nước trời cho kẻ trộm biết ăn năn sám hối; xin Chúa đưa ông/bà T. vào hưởng niềm vui nước trời. Chúng con cầu xin Chúa.Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

5. Xin Chúa an ủi chúng con đang buồn sầu vì cái chết của người thân yêu; xin cho đức tin của chúng con trở nên nguồn an ủi và sự sống đời đời là nguồn hy vọng của chúng con. Chúng con cầu xin Chúa.Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

Mẫu B.HDV: Anh chị em thân mến, với một lòng sùng kính chúng ta hãy dâng lên Chúa lời khẩn nguyện của chúng ta, vì Ngài là nguồn mạch mọi sự thương xót. Lạy Chúa khoan nhân, xin hãy tha thứ tội lỗi cho những ai đã chết trong Ðức Kitô. Chúng con cầu xin Chúa.Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

1. Xin Chúa hãy nhớ đến các việc lành mà chúng con đã làm. Chúng con cầu xin Chúa.Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

2. Xin Chúa đón nhận ông/bà T. vào sự sống đời đời. Chúng con cầu xin Chúa.Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

3. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những thân nhân đang thương khóc. Xin Chúa an ủi họ khi sầu muộn. Chúng con cầu xin Chúa.Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

4. Xin Chúa gia tăng đức tin và kiên cường niềm hy vọng của họ. Chúng con cầu xin Chúa.Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. 5. Chúng ta cũng cầu nguyện cho chính chúng ta đang trên đường lữ thứ. Xin cho chúng ta luôn trung thành phục vụ Thiên Chúa. Chúng con cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.

Kinh Lạy ChaHDV: Với sự khát khao ngày ngự trị của vương quốc Thiên Chúa, chúng ta cùng cầu nguyện:

Lạy Cha chúng con…

Lời Nguyện KếtHDV: Lạy Thiên Chúa toàn năng, qua cái chết của Con Chúa trên thập giá, Chúa đã tiêu diệt sự chết; qua việc Ðức Kitô nằm trong mộ Chúa đã thánh hóa các phần mộ của những ai tin vào Ngài; và qua sự sống lại của Ðức Kitô Chúa đã phục hồi sự sống vĩnh cửu cho chúng con. Lạy Thiên Chúa của kẻ sống cũng như kẻ chết, xin nhận lời chúng con cầu khẩn cho những ai đã chết trong Ðức Kitô và đã được mai táng với Người trong niềm hy vọng sống lại. Vì khi còn sống họ đã trung thành với danh thánh Ngài, xin cho họ được ca tụng Ngài cho đến muôn đời trong niềm vui thiên đàng. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.Ð: Amen.

Cầu Nguyện Cho Người Tham DựHDV: Mọi người hãy cúi đầu và cầu xin Chúa chúc lành. (sau giây phút thinh lặng) Lạy Thiên Chúa giầu lòng thương xót, Chúa biết thế nào là buồn sầu khổ não, Chúa luôn lắng nghe lời cầu xin của kẻ khiêm nhường. Xin hãy lắng nghe con dân Chúa đang khẩn thiết nài xin Chúa và xin kiên cường niềm hy vọng của họ trong sự nhân từ vô cùng của Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.Ð: Amen. HDV: Lạy Chúa, xin ban sự nghỉ yên muôn đời cho ông/bà T.Cđ: Và xin ánh sáng bất diệt chiếu soi trên họ.HDV: Xin cho ông/bà T. được nghỉ yên muôn đời.Cđ: AmenHDV: Xin cho linh hồn ông/bà T. , và linh hồn của mọi tín hữu đã ly trần, nhờ lòng thương xót Chúa sẽ được nghỉ yên muôn đời.Cđ: Amen

Ban phép lành A. Nếu là linh mục hoặc phó tếHDV: Xin bình an của Thiên Chúa, vượt quá mọi trí hiểu, sẽ gìn giữ tâm hồn và lòng trí anh chị em trong tình yêu và sự nhận biết của Thiên Chúa Cha và Thiên Chúa Con, là Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.Cđ: Amen.HDV: Xin Thiên Chúa Toàn Năng là Cha, và Con, và Chúa Thánh Thần ban phép lành cho anh chị em.Ð: Amen.

B. Nếu là giáo dânHDV: Nguyện xin tình yêu của Thiên Chúa và bình an của Chúa Giêsu Kitô chúc lành và an ủi chúng ta và lau khô mọi giọt lệ của chúng ta nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần.Ð: Amen.HDV: Hãy ra đi trong bình an của Ðức Kitô.Ð: Tạ ơn Chúa.

Có thể hát thánh ca kết thúc. Mọi người có thể ném đất hoặc ném bông hoa để tượng trưng cho việc chôn xác kẻ chết.

5. NGHI THỨC HỎA TÁNGMở đầuHDV: Anh chị em thân mến, Chúng ta đến đây để cử hành nghi thức hoả táng T… Việc hỏa táng nhắc chúng ta nhớ đến thân phận mỏng dòn của con người. Thiên Chúa dựng nên con người từ tro bụi, rồi lại cho con người trở về bụi tro, đợi mai sau thân xác sẽ được tái tạo trong trời mới, đất mới.

(giữ thinh lặng trong giây phút)

Chúng ta dâng lời cầu nguyện. Lạy Cha, Cha đã tạo dựng nên lửa và ban lửa cho chúng con. Lửa đã sưởi ấm khi chúng con sinh ra, đã tạo điều kiện tốt cho cuộc sống hàng ngày, và khi chúng con qua đời, lửa còn làm cho thân xác này nên giống của lễ toàn thiêu xưa. Xin Cha chúc lành và thánh hóa ngọn lửa chúng con sắp dùng để hoả táng thân xác người anh (chị) em của chúng con là T… Chúng con cầu xin, nhờ Ðức Kitô Chúa chúng con.Cđ: Amen.

Lời Nguyện Giáo DânHDV: Anh chị em thân mến, Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái (12:29) đã cho chúng ta biết: “Thiên Chúa là một ngọn lửa thiêu. Người đã cho ông Môsê được gặp Người qua bụi gai rực lửa. Người cũng hiện diện giữa dân Người qua cột lửa về ban đêm trong sa mạc. Chính Thiên Chúa Cha đã cho Ðức Giêsu Kitô đến thanh tẩy chúng ta bằng lửa trong Thánh Thần, và đã ban Chúa Thánh Thần như lửa sưởi ấm linh hồn chúng ta. Người cũng mời gọi chúng ta dâng hiến đời sống cho Người như lễ vật toàn thiêu. Với những xác tín ấy, trong việc cử hành nghi thức hỏa táng hôm nay, chúng ta hãy dâng lên Chúa Cha những lời nguyện xin tha thiết, và đầy tin tưởng sau đây:

1. Lạy Cha, Con một Cha là Ðức Giêsu Kitô đã đem lửa xuống trần gian, và Người không ao ước gì hơn là thấy lửa ấy bừng cháy lên. Xin cho ánh sáng Tin Mừng được thắp lên trong toàn Giáo Hội và trên khắp hoàn cầu. Chúng con cầu xin Chúa. Ðáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Như ngọn lửa vật chất sắp thiêu đốt thi hài T…, xin cho ngọn lửa mến Chúa yêu người cũng luôn nung nấu tâm hồn chúng con. Chúng con cầu xin Chúa. Ðáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Lạy Cha, chúng con tạ ơn Cha đã ban cho T… được làm người và được làm con cái Cha. Chúng con tạ ơn Cha vì muôn ơn lành Cha đã ban cho T… trong suốt cuộc đời, và bây giờ Cha lại gọi T… về với Cha. Xin Cha thương đón linh hồn T… cùng với những việc lành cũng như mọi sự yếu đuối của T… trong cuộc sống làm người. Chúng con cầu xin Chúa. Ðáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Cũng như thân xác của T… sắp thành những hạt bụi mất hút trong lòng đời, xin Cha cho mỗi người chúng con cũng biết quên mình, biết hy sinh trong cuộc sống phục vụ anh chị em. Chúng con cầu xin Chúa. Ðáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho thân nhân của T… nhận được mọi ơn lành của Cha, và được mọi người quý mến thiết tha như ngọn lửa an ủi sưởi ấm tâm hồn họ. Chúng con cầu xin Chúa.Ðáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Kinh Lạy ChaHDV: Và giờ đây, chúng ta hãy dâng lên Chúa những lời cầu nguyện mà chính Chúa Giêsu Kitô đã dạy chúng ta.

Tất cả đọc Kinh Lạy Cha, trong khi linh mục HDV: rẩy nước thánh và xông hương.

Lời Nguyện Kết HDV: Chúng ta dâng lời cầu nguyện. Lạy Cha, giờ đây chúng con phó dâng linh hồn T… cho tình thương của Cha, và chúng con hỏa táng T… như của lễ toàn thiêu dâng lên Cha. Xin cho lễ hiến dâng này, cùng với tình yêu của gia đình và cộng đoàn chúng con, được kết hiệp với Chúa Giêsu trên thập giá thành của lễ đẹp lòng Cha.

Xin cho đời sống chúng con và mọi lời chúng con cầu nguyện được như hương trầm toả bay trước thánh nhan Cha, để cầu cho T…, và mọi người đã chết trong ân tình Cha, được vào hưởng vinh quang Cha muôn đời. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.Cđ: Amen.HDV. Lạy Cha, xin cho linh hồn T… được nghỉ yên muôn đời.Cđ. Và cho ánh sáng ngàn đời chiếu soi trên linh hồn ấy.

Sưu tầm

Quy Trình Tổ Chức Tang Lễ Công Giáo

Công giáo (hay Kito giáo) và Phật giáo là hai tôn giáo lớn nhất tại Việt Nam. Người theo Công giáo đặt niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô. Người cũng sẽ làm chứng cho niềm hy vọng phục sinh của các tín đồ Kitô giáo sau khi qua đời. Các nghi thức tang lễ Công Giáo cũng nhắc những người tham dự nhớ đến lòng thương xót và sự phán xét của Thiên Chúa. Đồng thời thể hiện mong muốn của con người luôn hướng về Thiên Chúa khi gặp khủng hoảng.

Mỗi tôn giáo đều có một tín ngưỡng, quan niệm riêng trong việc tổ chức tang lễ. Tuy nhiên tất cả đều mong linh hồn người mất được siêu thoát khi về cõi vĩnh hằng. Với người Công giáo, nghi thức tổ chức tang lễ cũng có những ý nghĩa đặc biệt. Vậy, nghi thức tang lễ Công giáo như thế nào là đúng?

Cầu nguyện cho người hấp hối

Khi gia đình có người thân bệnh nặng, nguy kịch nên mời Cha đến ban phép. Người thân phải chuẩn bị trước, để người sắp qua đời nhận được rước Mình Thánh Chúa nhiều lần.

Gợi ý nghi thức cầu nguyện cho người sắp mất:

Người thân có thể đọc Kinh dọn mình chết lành. Trong thời gian có người bệnh nặng, gia đình nên thỉnh thoảng đọc kinh này để cùng cầu nguyện với người bệnh. Ngoài ra cũng có thể thực hiện nghi thức phó dâng linh hồn.

Các nghi thức tang lễ Công giáo

Lúc lâm chung

Người thân cần thực hiện các việc sau để tổ chức tang lễ Công giáo cho người đã khuất.

Tắm rửa vệ sinh cho người đã khuất. Người thân cẩn thận tắm rửa bằng rượu hoặc trà, thay đồ thánh cho người quá cố. Gia đình có thể thực hiện hoặc liên hệ dịch vụ tang lễ trọn gói.

Đặt thi thể nơi sạch sẽ, có đủ ánh sáng. Có thể đạt tại gian nhà trước. Đầu hướng nhìn ra cửa, có thể đặt hoa xung quanh (không được xịt nước hoa).

Tẩm dầu hôi ở bốn góc

Liên hệ giáo xứ, báo cáo Cha để chọn ngày giờ làm lễ

Chọn Nghĩa Trang (nếu an táng – chôn cất)

Liên hệ Dịch vụ tang lễ để thực hiện tang lễ Công giáo

Sắp xếp chương trình viếng tang, cầu nguyện và thánh lễ an táng

Chuẩn bị sách kinh, sách hát dùng trong giờ cầu nguyện và thánh lễ

Chuẩn bị di ảnh kích thước 25×30

Thông báo bà con, xóm giềng, bạn bè gần xa

Sổ ghi nhớ khách viếng

Giấy báo tử, chứng tử

Họp gia đình, phân công công việc: người chủ tang, người tiếp khách viếng, người ghi chép, người thủ quỹ v.v…

Nhập Liệm

Người Công giáo không đặt nặng vấn đề cúng kiếng, mà chủ yếu là đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn người mất. Trong tang lễ Công giáo, tín đồ sẽ được sự hỗ trợ tận tình từ các vị Trùm và Ban kẻ liệt. Lúc Cha Sở chưa đến, bà con trong khu sẽ đến cùng gia đình đọc kinh cầu cho người đã khuất. Bàn thờ tang lễ Công giáo rất đơn giản. Bàn thờ sẽ gồm một bảng tên thánh, một bình hoa huệ trắng và thánh giá. Phía sau quan tài treo một tấm vải có thêu tên giáo xứ, tên thánh của người chết. Trước nhà treo cờ báo tang.

Lễ động quan và di quan

Theo nghi thức tang lễ Công giáo, lễ động quan và di quan được chia thành hai phần. Trước tiên, bà con trong họ sẽ đọc kinh trước giờ động quan. Sau đó linh cửu sẽ được đưa vào nhà thờ để làm lễ. Thường thì người lúc còn sống đi lễ ở nhà thờ nào, sau khi mất sẽ được làm lễ tại nhà thờ đó.

Lễ động quan

Trước giờ động quan anh em đạo tỳ sẽ làm lễ bái quan. Gia chủ đặt tiền thưởng trên đầu áo quan, nhiều hay ít tùy vào điều kiện kinh tế gia đình

Lễ di quan

Di quan ra khỏi nhà rồi quay đầu lạy chào từ biệt. Người cầm lư hương, di ảnh cũng quay lại hướng mặt vào nhà cúi chào 3 lần rồi đi. Đi 1 đoạn, xá thêm lần nữa để chào bà con lối xóm chào khách tiễn đưa lần cuối. Sau đó đưa linh cữu đến nhà thờ để làm lễ.

Khi di quan, người cầm lư hương đi trước, tiếp đến là di ảnh, rồi đến áo quan. Con cháu, người thân không có nhiệm vụ thì đi sau áo quan. Kết thúc tang lễ.

Có thể thấy, tang lễ Công giáo tuy không cầu kỳ nhưng rất chỉnh chu và bài bản. Cách nghi thức đòi hỏi nhiều bước nhiều người thực hiện. Trong lúc bối rối, đau thương trước sự ra đi của người thân thì thật khó để làm tốt việc này.

Cho nên, để tang lễ Công giáo được diễn ra suôn sẻ, gia chủ nên lựa chọn dịch vụ mai táng trọn gói chuyên nghiệp. Dịch vụ hiểu biết cặn kẽ về tâm linh, tìm kiếm được đất phong thuỷ tốt, tường tận các nghi thức trong tang lễ Công giáo. Dịch vụ sẽ giúp người đã khuất được an yên trong vòng tay Thiên Chúa.

Các Nghi Thức Tổ Chức Tang Lễ Của Người Công Giáo

Đầu tiên: Cầu nguyện cho người hấp hối

Khi trong gia đình có người thân sắp lâm chung do bệnh hay tuổi cao, dù đã vào bệnh viện thì cũng phải thu xếp mời Cha xứ đến Ban Phép Bí Tích Kẻ Chết lần cuối cùng trước khi người bệnh mất. Trong tang lễ Công giáo, người thân đang hấp hối, con cháu của người đó và cộng đồng sẽ xức dầu xung quanh giường cho người bệnh với mong muốn để người sắp mất được an tâm trước khi nhắm mắt xuôi tay. Sau khi người thân qua đời, tiếng chuông sầu trong nhà thờ Công giáo ngân vang lên từng hồi vọng khắp nơi theo quy ước Nam thất, nữ cửu, đồng nghĩa với việc là người thân đã qua đời và tin buồn được loan báo trong khu xóm. Khi trong giáo xứ có người qua đời, mọi người sẽ chẳng ai bảo ai, mà đều tạm ngưng công việc để đọc kinh cầu nguyện và phụ giúp gia đình làm tang lễ. Đó là một cử chỉ cao đẹp của người Công Giáo, cùng nhau giúp đỡ để đưa người đã khuất về với Chúa Kitô.

Thứ hai: Các nghi thức khi người thân đã khuất

Việc đầu tiên mà mỗi gia đình cần phải làm là lập ban tang lễ nhằm phụ trách, điều hành việc tang lễ cho người thân của mình. Trong ban lễ tang cần có người hộ lễ, người thu lễ và người chấp hiệu. Tiếp theo là tiến hành tắm rửa cho người quá cố, chỉ cần dùng khăn ướt lau mặt, chải tóc rồi buộc lại cho ngay ngắn, sau đó lau thân thể và tứ chi. Cắt móng tay, móng chân và mặc quàn áo mới cho người mất. Đặt thi thể người thân nơi sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, với hướng đầu của người đã khuất ra cửa, chân quay vào trong. Gia chủ cho dán cáo phó, loan báo việc tang lễ được cử hành như thế nào, ngày giờ mất, khi nào động quan, ngày an táng và ghi tên thánh của người đã mất. Việc thứ ba trong các nghi thức của tang lễ Công giáo là nhập liệm. Khi đến giờ, gia đình, hàng xóm và những người trong công giáo sẽ cùng nhau đọc kinh và hát thánh ca trước khi Cha sở làm lễ. Bàn thờ trong đám tang có đặt di ảnh người mất và bát hương, một bình hoa huệ trắng, cây thánh giá, và trước nhà và đầu hẻm có treo cờ báo tang. Trong tang lễ, có nghi thức viếng tang lễ như sau: các khách viếng sẽ thực hiện nghi thức lạy để thể hiện lòng tôn kính đối với người đã mất. Tang quyến có trách nhiệm lạy trả lễ để tỏ lòng biết ơn người đi viếng đã đến chia buồn cũng như hành lễ. Nếu khách viếng lạy 2 lạy thì người nhà sẽ trả lễ 1 lạy, còn khách viếng 3 đến 4 lạy thì sẽ trả lễ 2 lạy. Với nhiều năm trong nghề phục vụ tang lễ cho nhiều tầng lớp tại TP.Hồ Chí Minh với đội ngũ nhân viên lịch sự, phong cách trang trọng, nghiêm trang, dịch vụ tang lễ trọn gói tại cơ sở mai táng Thiện Đức luôn đặt mình là vị trí người thân để phục vụ khách hàng một cách tận tâm nhất, chú đáo nhất với chi phí phải chăng.

Trong suốt 3 ngày diễn ra tang lễ, gia đình & bạn bè của gia quyến đều viếng thăm và đọc kinh nguyện thay phiên xung quanh hòm người đã mất. Và cho đến trước khi thực hiện nghi thức động quan, gia đình và người thân vẫn quy tụ và tiếp tục đọc kinh thánh cầu nguyện quanh hòm người mất. Sau đó, anh em đạo tỳ sẽ làm lễ bái quan. Trên đầu áo quan, gia đình người thân sẽ đặt tiền thường ít hay nhiều tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của họ. Nghi lễ cuối cùng của một tang lễ Công giáo đó là thực hiện lễ di quan. Trước khi thực hiện nghi lễ di quan để đưa tiễn người mất đoạn đường cuối cùng, Cha xứ sẽ thực hiện nghi thức Phục vụ thánh thể. Trong quá trình di quan, sẽ có 3 người đàn ông cầm thánh giá nến cao gồm: cây trượng đài có hình thánh giá, cây trượng đài gắn nến hoặc đèn dầu.

Nơi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu – Cam kết 100% hài lòng

Báo gói dịch vụ rõ ràng, minh bạch, bán đúng sản phẩm gia đình chọn

Với những dịch vụ mai táng chuyên nghiệp, chỉnh chu giúp cho lễ an táng của gia chủ thật sự trang trọng.

Giá cả phù hợp với những chi phí tại gốc, không qua trung gian, Thiện Đức nhận thanh toán sau tang lễ

Đúng giờ trong các lễ nghi của lễ an táng.

Với sứ mệnh: “Tận tâm – Lịch sự – nhã nhặn – thân thiện”. Trại hòm Thiện Đức rất mong được phục vụ, chia sẻ cùng nỗi buồn với gia quyến trong những ngày đau buồn của gia đình. Để được biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm dịch vụ tại trại hòm Thiện Đức quý khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline 0902.99.40.99 hoặc fanpage của Trại Hòm Thiện Đức

Bạn đang đọc nội dung bài viết Gia Lễ Công Giáo – Cựu Chủng Sinh trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!