Đề Xuất 5/2023 # Giải Pháp Nào Hạn Chế Ly Hôn? # Top 13 Like | Herodota.com

Đề Xuất 5/2023 # Giải Pháp Nào Hạn Chế Ly Hôn? # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Pháp Nào Hạn Chế Ly Hôn? mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trăm ngàn lý do để ly hôn

Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những giá trị chuẩn mực đạo đức tốt đẹp đã góp phần tô thắm nét đẹp truyền thống của bản sắc văn hoá dân tộc. Do đó, việc gìn giữ và phát huy truyền thống gia đình là một vấn đề hết sức bức thiết, được Ðảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Thông thường, chúng ta chỉ có một lý do để kết hôn là mong muốn gắn kết giữa hai con người có cùng chí hướng xây dựng gia đình. Thế nhưng, đến khi ly hôn, mỗi người lại có đến hàng trăm lý do để biện giải.

Theo số liệu của Toà án nhân dân (TAND) tỉnh, từ năm 2016 đến nay, số vụ ly hôn ngày càng tăng và nguyên nhân, tính chất của các vụ ly hôn cũng ngày càng phức tạp hơn. Cụ thể, năm 2016, TAND tỉnh thụ lý 6.271 vụ ly hôn, năm 2017 là 6.432 vụ, 6 tháng đầu năm 2018 là 4.378 vụ. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là mâu thuẫn gia đình, chiếm tỷ lệ khoảng 85%. Các nguyên nhân còn lại gồm có: bạo lực gia đình, ngoại tình, hôn nhân có yếu tố nước ngoài, mâu thuẫn về kinh tế, do đối phương nghiện cờ bạc, ma tuý…

Ðộ tuổi ly hôn của các cặp vợ chồng cũng ngày càng trẻ hoá, nhóm tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao. Việc này đã vô tình làm cho một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ có suy nghĩ tiêu cực về hôn nhân, từ đó ngại kết hôn hoặc chậm kết hôn.

Ly hôn là một chế định quan trọng trong Luật Hôn nhân và Gia đình, bảo đảm việc thực hiện nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; tôn trọng các quyền nhân thân và tài sản các bên trong ly hôn; quyền của phụ nữ và trẻ em… Tuy nhiên, ly hôn cũng kéo theo những hệ luỵ phức tạp. Trong đó, người phụ nữ chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi nhất khi phải vừa nuôi dạy con cái, vừa bị áp lực kinh tế, ảnh hưởng tâm lý, tình cảm…

Sau những cuộc hôn nhân đổ vỡ là những đứa con vô tội phải sống trong cảnh thiếu thốn tình thương, sự quan tâm, chăm sóc của cha hoặc mẹ, ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách sau này. Việc ly hôn của cha mẹ chính là nỗi bất hạnh của những đứa con. Nhiều trường hợp, cả hai vợ chồng đều có gia đình mới, con trẻ được giao lại cho ông bà nuôi dưỡng.

Những đứa trẻ thiếu tình thương cha mẹ bị tác động tâm lý, dễ mắc bệnh trầm cảm hoặc sa vào các tệ nạn xã hội vì thiếu sự quan tâm của gia đình. Có thể nói, một gia đình ly hôn chẳng mang lại lợi ích gì cho xã hội, ngược lại nó càng làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên phức tạp hơn.

Ði tìm giải pháp

Trình bày tại hội thảo, Thạc sĩ Lê Ngọc Hoà, công tác tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh cho rằng, hiện tượng ly hôn gia tăng ở Tây Ninh cũng như các tỉnh, thành khác trong cả nước đều chịu những quy luật, tác động nhất định; mà sự tác động mạnh mẽ, rõ rệt nhất chính là bối cảnh xã hội. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá vừa tác động tích cực lẫn tiêu cực đến gia đình Việt Nam. Cuộc sống ngày càng hiện đại đã làm con người trở nên tất bật hơn, không ít người bị cuốn theo guồng quay của công việc. Từ đó, họ ít có thời gian dành cho gia đình.

Công việc và những cám dỗ trong cuộc sống đã tách hai vợ chồng ra xa hơn và ly hôn là điều tất yếu. Bên cạnh đó, với sự phát triển như vũ bão của mạng lưới công nghệ thông tin, mạng xã hội đa phương tiện vừa góp phần kết nối con người, cũng vừa góp phần làm rạn nứt các mối quan hệ vợ chồng do không tìm hiểu kỹ thông tin về người bạn đời, yêu xa, kết hôn vội vàng, sống ảo…

Cũng theo Thạc sĩ Lê Ngọc Hoà, các vụ ly hôn thường xảy ra ở các gia đình trẻ là do giới trẻ ngày nay thường yêu nhanh, cưới vội, thiếu kỹ năng sống trước khi bước vào đời sống hôn nhân. Nhiều cặp vợ chồng trẻ chưa có nghề nghiệp ổn định đã vội có con, từ đó phát sinh thêm chi phí nuôi con. Áp lực kinh tế lên người chồng, áp lực nuôi con lên người mẹ khiến các gia đình trẻ dễ phát sinh mâu thuẫn. Khi xảy ra mâu thuẫn, họ không biết cách xử lý, giải quyết dẫn đến bạo lực gia đình và hôn nhân đổ vỡ là điều không tránh khỏi.

Do đó, để hạn chế tình trạng ly hôn, các cơ quan chính quyền, đoàn thể có trách nhiệm cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông, giáo dục pháp luật về hôn nhân gia đình; tạo điều kiện cho các gia đình trẻ ổn định kinh tế, đời sống; thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng gia đình văn hoá một cách thực chất; kịp thời biểu dương, nhân rộng những tấm gương sáng, điển hình trong xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, nuôi dạy con cái nên người…

Ðối với gia đình, các bậc cha mẹ không nên khuyến khích con cái lập gia đình quá sớm hoặc ép duyên, dàn xếp hôn nhân; thường xuyên trò chuyện, nâng cao nhận thức của con cái về xây dựng gia đình; chia sẻ kinh nghiệm dung hoà tình cảm vợ chồng trong một gia đình…

Trước hiện trạng gia tăng ly hôn ở các gia đình trẻ, đại diện Tỉnh đoàn cho rằng, một gia đình  hạnh phúc phải từ tình yêu chân thành, lấy yêu thương, chia sẻ làm nền tảng và luôn tôn trọng lẫn nhau. Vợ chồng phải dành thời gian cho nhau nhiều hơn, cùng chia sẻ gánh nặng gia đình, cùng hiểu và thông cảm cho nhau.

Trong khi đó, đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đề cao vai trò không thể thiếu của người phụ nữ trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình. Bởi người phụ nữ khéo léo, có kiến thức, có kỹ năng, biết chia sẻ, quan tâm chăm sóc gia đình chính là hậu phương vững chắc của người chồng.

Tăng cường công tác hoà giải

Ðại biểu Ðỗ Văn Thinh- Phó Chánh án TAND tỉnh cho rằng, để hạn chế tình trạng ly hôn cần tăng cường công tác hoà giải tại cơ sở vì hoà giải là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình giải quyết ly hôn. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hoà giải được thực hiện tại cơ quan hành chính cấp xã và hoà giải tại Toà án. 

Theo báo cáo thống kê từ TAND hai cấp trong tỉnh, năm 2016 có 188 vụ hoà giải thành công, năm 2017 là 70 vụ, 6 tháng đầu năm 2018 là 160 vụ. Ðiều này chứng tỏ, công tác hoà giải chiếm vai trò hết sức quan trọng trong việc hàn gắn mối quan hệ gia đình, hạn chế ly hôn.

Thực tế, ly hôn thường bắt nguồn từ mâu thuẫn vợ chồng và nghiêm trọng hơn khi cả hai bên đều không có tiếng nói chung, không có can đảm để bộc lộ những suy nghĩ, khổ tâm trong lòng mỗi người. Vì cái tôi cá nhân, vì sĩ diện, nhiều người vẫn chọn ly hôn để giải thoát thay vì cùng ngồi lại để chia sẻ, giải quyết triệt để các mâu thuẫn, tìm hướng đi tốt đẹp cho hôn nhân.

Ðại diện TAND tỉnh, ông Thinh nêu giải pháp cần khuyến khích các cặp vợ chồng muốn ly hôn thực hiện hoà giải ly hôn ở cơ sở. Xem đây là thủ tục bắt buộc trước khi đưa đơn lên toà án giải quyết. Hoà giải viên là những người thường xuyên gắn bó, gần gũi với các cặp vợ chồng ở nơi sinh sống. Từ đó đưa ra những lời khuyên đúng đắn và cần thiết cho người trong cuộc. Hoà giải ly hôn ở cơ sở diễn ra nhanh chóng, hạn chế mâu thuẫn trở nên nghiêm trọng hơn hoặc những mâu thuẫn nhỏ sẽ được giải quyết ngay, tạo điều kiện hàn gắn mối quan hệ gia đình cao.

Lê Thuỳ

Đề Tài Thực Trạng Ly Hôn Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Ly Hôn Tại Địa Phương

Ngày nay với xu thế toàn cầu thì xã hội ngày càng phát triển và các mối quan hệ trong xã hội luôn vận động và biến đổi không ngừng. Để có một xã hội luôn tươi đẹp và phồn thịnh thì xã hội ấy phải phát triển theo định hướng của pháp luật. Như chúng ta cũng đã biết để có một xã hội tốt thì pháp luật cần phải hoàn chỉnh và phù hợp để toàn xã hội hướng tới. Mà ngành Luật Hôn nhân và gia đình là một ngành luật gắn liền với quyền nhân thân của mỗi công dân, điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình – một nhóm quan hệ phổ biến, kèm theo đó là nhiều vấn đề phức tạp như: Tài sản chung vợ chồng, quyền thừa kế, nghĩa vụ đối với con cái, . Với tính chất thiết thực và phức tạp của quan hệ hôn nhân và gia đình thì Luật Hôn nhân và gia đình ra đời và luôn được nhà nước quan tâm và sửa đổi, hoàn thiện sao cho ngày một tiến bộ và phù hợp hơn với thời đại. Năm 1959, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành Luật Hôn nhân và gia đình với những quy định dựa trên nguyên tắc tiến bộ, tự do, bình đẳng, một vợ một chồng. Đây là một mốc son lịch sử, một phát súng đầu tiên tiến công vào những quan niệm lạc hậu của chế độ trọng nam khinh nữ, hôn nhân lạc hậu và đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng một chế độ hôn nhân mới tự nguyện bình đẳng. Tiếp theo đó là sự ra đời của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và 2000 giúp cho Luật Hôn nhân và gia đình hoàn thiện hơn phù hợp với sự phát triển của đất nước, của con người, của thời đại. Nhìn chung Luật Hôn nhân và gia đình đã khá hoàn chỉnh quy định một cách hệ thống đầy đủ, rất gần gũi thiết thực cho cuộc sống xã hội. Tuy nhiên để pháp luật đi vào đời sống xã hội có hiệu quả đòi hỏi những nhà thực hiện chính sách xã hội, pháp luật phải có kinh nghiệm thực tế, có kiến thức pháp luật vững vàng. Được sự giới thiệu của ban giám hiệu trường Đại học Luật Hà Nội và sự giúp đỡ của Toà án tỉnh Hà Tây, được về thực tập tại TAND huyện Phú Xuyên. Được đi sâu vào thực tế công tác xét xử tại địa phương và so sánh những lý thuyết đã học với thực tế áp dụng trong đời sống xã hội, em đã có điều kiện nghiên cứu hoàn thành chuyên đề thực tập: Thực trạng ly hôn và một số giải pháp hạn chế ly hôn tại địa phương nơi thực tập . Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu do chưa có kinh nghiệm nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được sự hướng dẫn từ phía nhà Trường .

Giải Pháp Hạn Chế Tai Nạn Giao Thông

Huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông hiện đại, khang trang, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, Vĩnh Thạnh nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông (TNGT), đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn.

Tai nạn giao thông tăng

Theo Ban ATGT huyện Vĩnh Thạnh, 6 tháng qua, TNGT trên địa bàn huyện tăng so với cùng kỳ năm 2017. Cụ thể, trên địa bàn huyện xảy ra 6 vụ TNGT, làm chết 6 người, bị thương 2 người, thiệt hại tài sản trên 11,3 triệu đồng. So với cùng kỳ 2017, tăng 3 vụ, số người chết tăng 3 người… Hầu hết nguyên nhân của các vụ tai nạn trên chủ yếu là do người điều khiển phương tiện có rượu, bia, đi không đúng phần đường, thiếu chú ý quan sát, vượt sai quy định, điều khiển xe quá tốc độ cho phép… Bên cạnh đó, đời sống người dân được nâng lên, phương tiện tham gia giao thông ngày càng gia tăng, trong khi cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương. Điển hình như quốc lộ 80 đi qua địa bàn huyện Vĩnh Thạnh còn nhỏ hẹp, có đoạn xuống cấp, gây khó khăn cho việc đi lại.

Cán bộ, công nhân viên và đoàn viên thanh niên huyện Vĩnh Thạnh ra quân tuyên truyền, cổ động nhân dân chấp hành các quy định về ATGT khi ra đường.

Để hạn chế TNGT, 6 tháng qua, ngành chức năng huyện Vĩnh Thạnh tổ chức 558 cuộc tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường thủy, với 2.064 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia. Qua đó, lập biên bản vi phạm hành chính 452 trường hợp; tạm giữ 96 phương tiện, 356 giấy phép lái xe. So với cùng kỳ năm 2017, tăng 185 cuộc tuần tra, kiểm soát; tăng 647 lượt người tham gia; lập biên bản vi phạm hành chính tăng 92 biên bản… Địa phương đã ra quyết định xử phạt 341 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), với số tiền gần 387 triệu đồng, tăng 64 trường hợp so với cùng kỳ…

Giải pháp

Ông Võ Văn Phương, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, Trưởng Ban ATGT huyện, cho biết: “Những vụ TNGT xảy ra ngoài nguyên nhân khách quan còn có những nguyên nhân chủ quan là do tinh thần, ý thức của người tham gia giao thông còn hạn chế, không nhận thức được hậu quả tác hại do TNGT gây ra cho bản thân, gia đình và xã hội. Từ những nguyên nhân này, năm 2018, Ban ATGT huyện Vĩnh Thạnh chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt quy định về ATGT khi tham gia giao thông. Trong đó, lực lượng công an làm nòng cốt phối hợp cùng các địa phương tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ, đường thủy khi tham gia giao thông, nhằm hạn chế thấp nhất TNGT trong những tháng cuối năm 2018”.

Huyện Vĩnh Thạnh chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn. Cụ thể, từ năm 2015 đến nay, địa phương đã xây dựng trên 96,770km đường giao thông nông thôn, đạt 105% chỉ tiêu; đầu tư xây dựng 67 cầu giao thông nông thôn, đạt 124% chỉ tiêu… với tổng kinh phí thực hiện 117,590 tỉ đồng; trong đó, nhân dân đóng góp 47,344 tỉ đồng. Công tác này tiếp tục được địa phương huy động sức dân thực hiện trong những tháng cuối năm 2018.

Theo Ban ATGT huyện Vĩnh Thạnh, nhằm kềm chế TNGT, huyện Vĩnh Thạnh thực hiện quyết liệt một số giải pháp. Cụ thể, chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông sử dụng có hiệu quả các thiết bị nghiệp vụ và phương tiện hiện có để tăng cường tuần tra, kiểm soát trên tuyến tỉnh lộ 919 và các tuyến giao thông nông thôn trên địa bàn. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về TTATGT đường bộ và đường thủy nội địa; đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền về ý thức trách nhiệm của người tham gia giao thông; phổ biến những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến TNGT nghiêm trọng để cảnh báo, hướng dẫn, nhắc nhở người tham gia giao thông thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát giao thông thường xuyên phối hợp với các trường học trên địa bàn tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề ATGT, phổ biến cho học sinh biết và chấp hành các quy định của pháp luật về ATGT. Phối hợp Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ (Trạm Cảnh sát giao thông Thới Thuận) tăng cường tuần tra, kiểm soát trên tuyến quốc lộ 80; xử lý nghiêm các vi phạm về tốc độ, nồng độ cồn, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người; đi không đúng phần đường, làn đường; tránh, vượt không đúng quy định; lạng lách, đánh võng, tổ chức, cổ vũ đua xe trái phép; chở các thực phẩm bẩn vi phạm quy định về môi trường; đón trả khách không đúng nơi quy định; vượt đèn đỏ, vi phạm các quy định về hoạt động vận tải khi điều khiển phương tiện…

Ông Võ Văn Phương cho biết: “Vĩnh Thạnh đưa ra nhiều giải pháp nêu trên nhằm ngăn chặn TNGT có thể xảy ra trong những tháng cuối năm. Trong đó, các ngành, các cấp tăng cường kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, không chấp hành pháp luật về đảm bảo ATGT khi ra đường; tiếp tục vận động, tuyên truyền các hộ dân, chủ phương tiện xe cơ giới chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ khi tham gia giao thông để góp phần giữ vững an ninh trật tự tại địa phương, đặc biệt đảm bảo an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông…”.

Bài, ảnh: HÀ VĂN

Huyện Đăk Hà Triển Khai Các Giải Pháp Hạn Chế Tai Nạn Giao Thông

(kontumtv.vn) – Hưởng ứng Tháng An toàn giao thông năm 2014, huyện Đăk Hà đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm hạn chế tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn. Trong đó, chú trọng hạn chế tai nạn giao thông khu vực nông thôn và đưa tuyên truyền an toàn giao thông vào trường học.

Cùng với tăng cường công tác tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm tại khu vực thị trấn và các địa điểm có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông cao trên địa bàn, ngay từ đầu tháng 9/2014, lực lượng cảnh sát giao thông huyện Đăk Hà đã phối hợp với các trường học tổ chức tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông ngay đầu năm học mới. Trung tá Võ Tá Sơn, Đội trưởng Đội Cảnh sát Quản lý hành Chính và Trật tự xã hội, Công an huyện Đăk Hà cho biết: “Ban An toàn giao thông huyện tổ chức quán triệt đến toàn bộ cán bộ, nhân dân trên địa bàn huyện chấp hành tốt Luật Giao thông đường bộ. Khai giảng năm học thì chúng tôi tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ lồng ghép cho các trường trên địa bàn huyện kí kết không vi phạm trật tự an toàn giao thông cho đến giáo viên và học sinh”.

Một trong những giải pháp giảm thiểu tại nạn giao thông được Đăk Hà triển khai trong tháng 9/2014 đó là đẩy mạnh tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ đến khu vực nông thôn, đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường liên xã, liên thôn. Nhờ vậy, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ khu vực nông thôn từng bước được chuyển biến. Số vụ tai nạn trên các tuyến liên xã như thị trấn Đăk Hà đi xã Đăk Ngọc và Đăk Ui, tuyến Đăk Hring đi Đăk Pxi và Tỉnh lộ 671 từ Ngọc Wang đi Ngọc Réo giảm đáng kể. “Về phía công an xã thì trong tháng 9, Tháng ATGT cũng đã tuần tra trên các tuyến đường liên thôn, liên xã tại xã. Kiểm tra thì đầu tiên là xử lý vi phạm rồi hướng dân cho bà con thưc hiện tốt Luật Giao thông đường bộ”. Anh Cao Văn Khánh, Trưởng Công An xã Đăk Ngọc, huyện Đăk Hà cho biết.

Nhờ đẩy mạnh các giải pháp kềm chế tai nạn giao thông nên trong 20 ngày đầu của tháng 9/2014, trên địa bàn Huyện Đăk Hà chỉ xảy ra một vụ tai nạn giao thông làm chết một người. Trong 9 tháng đầu năm, toàn huyện xảy ra 5 vụ tai nạn giao thông, làm chết 5 người, bị thương 3 người, giảm 6 vụ, 4 người bị thương so với cùng kì năm 2013.

Văn Hiển – Thanh Hà

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Pháp Nào Hạn Chế Ly Hôn? trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!