Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Thích Quan Trọng Của Vòng Thái Tuế Và Vị Trí Của Mệnh Và Thân mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong kỳ trước, chúng tôi đã thuật lại những kinh nghiệm giải đoán nòng cốt của cụ Thiên Lương. Những kinh nghiệm đó khởi phát từ một cuộc khám phá rồi tiếp đó là những cuộc chiêm nghiệm lâu dài. Theo các cách giải đoán đó, chúng tôi đã xét lại nhiều lá số và thấy đúng, rồi đây chúng tôi sẽ xin trình bầy về những cuộc chiêm nghiệm đó hầu chuyện bạn đọc.
Trong kỳ này, chúng tôi xin lược ghi vài nét đã dẫn đến kinh nghiệm trên. Chúng tôi cũng xin kiểm điểm lại kinh nghiệm và nói kỹ hơn.
KHỞI ĐẦU CỦA SỰ KHÁM PHÁ
Trước hết, chúng ta ghi nhận rằng Thái Tuế là sao Vua, và vòng sao Thái Tuế hẳn phải có một sự kiện nào quan trọng khác với những điều người ta thường tưởng (từng chỉ đoán về vài sao trong vòng Thái Tuế, còn bỏ lại những sao khác).
Trong Tử vi, khi ghi các sao trong vòng Thái Tuế, chúng ta lại thấy Thái Tuế bao giờ cũng được ghi ở cung tuổi (như người tuổi Mùi thì Thái Tuế ghi ở cung Mùi). Và rồi 12 sao trong vòng Thái Tuế bao giờ cũng được ghi theo chiều thuận trên lá số, mỗi cung một sao, khác với những vòng sao khác ghi thuận hay nghịch theo âm dương của tuổi
12 sao của vòng Thái Tuế là: Thái Tuế, Thiếu Dương, Tang Môn, Thiếu Âm, Quan Phù, Tử Phù, Tuế Phá, Long Đức, Bạch Hổ, Phúc đức, Điếu Khách, Trực phù.
Câu hỏi tiên khởi đặt ra là tại sao có những người mà Mệnh đóng ngay cung tuổi, tức là đóng ngay cung có Thái Tuế, và hai cung tam hợp của cung đó; có những người khác mà Mệnh lại đóng ở thế tam hợp đối nghịch với thế tham hợp của cung tuổi (xin xem tập trước). Hoặc ở một thế tam hợp lệch với thế tam hợp của cung tuổi.
Long Phượng Hổ Cái
Nhận xét có ngay là khi Mệnh (hay Thân) đóng ngay cung tuổi hoặc ở hai cung tam hợp với cung đó, thì con người được hưởng ngay bộ Long Phượng Hổ Cái.
Một chút kiểm chứng nhờ cách tính 4 sao đó là cho thấy ngay. Hoặc các bạn kiếm trên một bảng lập thành để tính sao là thấy. Như trong mấy giòng ghi đây:
Ta đã biết rằng trong vòng Thái Tuế, Bạch hổ bao giờ cũng ở thế tam hợp với Thái Tuế. Lấy 1 thí dụ theo bảng trên: tuổi Sửu, nếu mạng ở Sửu, thì có Thái Tuế ở Sửu, Long Trì ở Tị, Phượng Các ở Dậu, Hoa Cái ở Sửu. Như thế người tuổi Sửu, mạng ở Sửu, có Long Phượng Hổ Cái. Nếu Mạng ở Tị hay ở Dậu (trong thế tam hợp) thì cũng có Long Phượng Hổ Cái.
Hầu hết các vị trí Mạng (hay Thân) có Thái Tuế hay ở cung tam hợp với Thái Tuế (tức là có Quan Phù hay có Bạch Hổ), đều có Long, Phượng, Hổ, Cái. Có một vài trường hợp bị thiếu – nhưng không được đủ bộ, thì cũng được 3 (thí dụ được Long, Hổ, Cái). Bộ Long Phượng Hổ Cái là bộ quý nhất trong Tử vi, chỉ có bậc Vua mới có đủ bộ này, dĩ nhiên Vua còn phải có thêm những bộ sao khác thành: quân, thần, khanh, tướng.
Chỉ nói về người thường, thì ai mà Mạng (hay Thân) có Thái Tuế, hoặc Quan Phù, hoặc Bạch Hổ, là cũng có bộ Tứ linh Long, Phượng, Hổ, Cái, đó là quý cách, khiến con người được xứng ý toại lòng, được tự hào rằng mình có chánh nghĩa, và được sung sướng rằng việc làm của mình không sai với chánh nghĩa mà mình ấp ủ. Trong đời, thiết tưởng dù sang hay hèn, giầu hay nghèo, nếu đạt được cách đó cũng là khoái tâm hồn rồi, còn giàu sang cũng có thể khổ vì trái ý, hay vì vẫn chưa được toại nguyện.
NẾU MỆNH Ở THÁI TUẾ? Ở QUAN PHÙ? Ở BẠCH HỔ?
– Mệnh ở Thái Tuế là cái thế của con người tự hào về chánh nghĩa của mình.
– Mệnh ở Quan Phù, trong thế tam hợp với Thái Tuế, cũng là của con người tự coi mình có chánh nghĩa, những người này tính toán nhiều hơn, xét các lợi hại để hành động sao cho phải.
– Mệnh ở Bạch Hổ, trong tam hợp với Thái tuế, cũng là của người tự coi mình có chánh nghĩa, và người này ít tính toán, cứ cố gắng mà làm trong phạm vi của mình.
Được cả Thân và Mệnh đóng tại cung có Thái Tuế, Quan Phù, hay Bạch Hổ, là tốt nhất. Nếu chỉ có Mệnh đóng đó, và Thân lại đóng khác đi, thì chỉ hưởng cái thế của Mệnh trong hẳn nửa cuộc đời. Nếu Mệnh không được hưởng thế đó, mà Thân được hưởng, thì lúc đầu không được toại nguyện về việc làm của mình, nhưng sau được toại nguyện rằng đi đúng chánh nghĩa như mình quan niệm.
THẾ TAM HỢP
Để dễ ghi nhận kinh nghiệm trên và các kinh nghiệm sau, chúng tôi xin trình bầy 4 thế tam hợp mà người yêu tử vi nào cũng biết.
Thế Hợi Mão Mùi tức là thế Mộc
…(bị mất trang)
Tuổi Dần, Ngọ, Tuất (Thế Hỏa)Thế so le đuổi theo, là khi Mạng ở Tỵ Dậu Sửu (thế Kim), Hỏa khắc KimThế so le lấn lên, là khi Mạng ở Hợi Mão Mùi (thế Mộc), Mộc sinh Hỏa.
Ở các thế này cũng đoán về đại vận như trên, nghĩa là: những đại vận nào trong thế tam hợp của cung tuổi, tức là những đại vận có Thái Tuế, Quan Phù, Bạch Hổ là những đại vận tốt, khá nhất trong cuộc đời.
Một kỳ sau, chúng tôi sẽ xin trình bầy những lá số dẫn chứng mà chúng tôi nhân đó, chiêm nghiệm được cách giải đoán căn bản của cụ Thiên Lương là đúng.
Vị Trí Và Chức Năng Của Xương Chày
Xương chày là xương lớn nằm ở trong xương mác và là xương cẳng chân duy nhất tiếp khớp với xương đùi.
Đầu gần là một khối xương to do lồi cầu trong và lồi cầu ngoài tạo nên. Mặt trên của mỗi lồi cầu lõm thành mặt khớp trên tiếp khớp với một lồi cầu xương đùi. Trên mặt sau-dưới lồi cầu ngoài có mặt khớp mác tiếp khớp với chỏm xương mác. Các mặt khớp trên của hai lồi cầu được ngăn cách nhau bằng vùng gian lồi cầu, vùng này bao gồm lồi gian lồi cầu nằm giữa các diện gian lồi cầu trước và sau.
Thân xương gần có hình lăng trụ tam giác với ba mặt là mặt trong, mặt ngoài và mặt sau và ba bờ là bờ trước, bờ trong và bờ gian cốt. Thân xương có lồi củ chày nằm ở trước, dưới và giữa hai lồi cầu. Phần trên của mặt sau thân có một đường gờ chạy chếch xuống dưới và vào trong đường cơ dép.
Đầu xa nhỏ hơn đầu gần, có mặt khớp dưới hướng xuống dưới tiếp khớp với xương sên và khuyết mác hướng ra ngoài tiếp khớp với đầu dưới xương mác. Đầu dưới kéo dài xuống thành một mỏm ở trong xương sên tạo nên mắt cá trong
Xương chày giải phẫ u và xương mác liên kết với nhau như sau: Đầu trên hai xương nối với nhau bằng khớp chày – mác trên. Đây là một khớp hoạt dịch thuộc loại khớp phẳng, trong đó mặt khớp chỏm mác ở mặt trong chỏm mác tiếp khớp với mặt khớp mác của lồi cầu ngoài xương chày. Khớp này được giữ vững bởi các dây chằng chỏm mác sau và trước. Bờ gian cốt của hai thân xương được nối với nhau bằng màng gian cốt cẳng chân. Đầu dưới của hai xương liên kết với nhau bằng khớp sợi chày – mác. Mô sợi liên kết mặt trong mắt cá ngoài (đầu dưới xương mác) với khuyết mác của đầu dưới xương chày.
Mạch máu nuôi dưỡng xương chày gồm 3 nguồn mạch là : động mạch nuôi xương ( đi vào lỗ nuôi xương ở mặt sau chỗ nối 13 giữa và 1/3 trên xương chày), động mạch đầu hành xương và động mạch màng xương có nguồn gốc từ các động mạch cơ. Mạch máu nuôi xương chày rất nghèo và càng về phía dưới giữa các hệ thống mạch thì ít có sự nối thông vì thế gãy xương chày rất khó liền xương.
Thái Âm Ở Cung Mệnh (Thân)
Thái Âm nên nhập miếu, không nên lạc hãm, nên là người sinh vào ban đêm, không nên là người sinh vào ban ngày. Nếu người sinh vào ban đêm gặp Thái Âm nhập miếu thì rất tốt; người sinh vào ban ngày thì giảm phúc. Nếu người sinh vào ban đêm gặp Thái Âm lạc hãm, chưa chắc đã hung, vẫn cần phải xem xét các sao phụ, tá, sát, hoá mà định; nếu người sinh vào ban ngày gặp Thái Âm lạc hãm, ắt sẽ bất lợi đối với người thân phái nữ. Nữ mệnh cũng bất lợi đối với bản thân, hoặc sớm mồ côi.
Cung mệnh vô chính diệu, cung thân ở cung thiên di là Thái Âm lạc hãm, gặp sát tinh (sợ nhất là Hoả Tinh, Linh Tinh), người sinh vào ban ngày chủ về theo mẹ cải giá, hoặc làm con thừa tự của bác hay chú.
Thái Âm thủ mệnh, lại còn chia ra hai nhóm, nhóm người sinh vào thượng huyền (ngày 1 đến 15) và người sinh vào hạ huyền (ngày 16 đến 30). Sinh vào thượng huyền thì cát, đây là thời kỳ trăng tròn dần; sinh vào hạ huyền thì không cát tường, đây là thời kỳ trăng khuyết dần. Người sinh vào hạ huyền càng đúng với ứng nghiệm “theo mẹ cải giá” thuật ở trên.
Thái Âm nhập miếu, gặp sao cát ở tam phương đến hội, chủ về hưởng thụ, nhất là hưởng thụ tinh thần. Tức không mang toàn bộ tinh thần tập trung vào việc kiếm tiền và theo đuổi sinh hoạt vật chất. Còn gặp Văn Xương, Văn Khúc thì thiên về văn chương; gặp Thiên Đồng thì ưa thích âm nhạc, dù gặp Thiên Cơ cũng chủ về có hứng thú nhiều lãnh vực, lấy đó để tiêu khiển. Chỉ đồng độ với Thái Dương là thiếu sinh hoạt tinh thần.
Hễ Thái Âm ở cung mệnh, lúc luận đoán cần phải xem kèm cung phúc đức, mà cung phúc đức ắt sẽ là Cự Môn toạ thủ, cát hung của nó có thể ảnh hưởng đến Thái Âm của cung mệnh, nhất là về phương diện hưởng thụ tinh thần. Thái Âm chủ về phú, nên ưa có Lộc Tồn hoặc Hoá Lộc đồng độ hoặc vây chiếu; trường hợp Lộc Tồn hoặc Hoá Lộc ở cung tam hợp là kế đó. Gặp Hoá Quyền, Hoá Khoa mà không gặp sao lộc, sẽ chủ về tài lộc do địa vị xã hội và học lực quyết định. Cho nên cần phải cực lực tranh thủ tiến bộ; gặp Văn Xương, Văn Khúc là chủ về thông minh; gặp Tả Phụ, Hữu Bật mới có thể làm tăng địa vị.
Thái Âm có bản tính hướng nội, nhưng nếu hướng nội thái quá sẽ chủ về tiêu trầm. Nó không ưa các sao Đà La, Linh Tinh, Hoá Kị, Âm Sát, Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hình. Nếu có các sao hình, hao tụ tập, sẽ chủ về chứng tự kỷ, thiểu năng trí tuệ, hoặc có tâm lý mặc cảm; nhất là ở bốn cung Dần, Thân, Mão, Dậu thì càng đúng.
Cổ quyết: “Thái Dương ở cung Tị, Thái Âm ở cung Dậu, an mệnh ở cung Sửu là chủ về phú, bước lên cung Hằng” (Nhật Tị Nguyệt dậu, an mệnh Sửu phú, bộ thiềm cung); “Thái Dương ở cung Mão, Thái Âm ở cung Hợi, an mệnh ở cung Mùi, phần nhiều đỗ đạt” (Nhật Mão Nguyệt Hợi, an mệnh Mùi cung, đa chiết quế). Đây là Thái Dương, Thái Âm miếu vượng, hội chiếu cung mệnh. Còn nói: “Thái Dương, Thái Âm cùng ở cung Mùi, an mệnh ở cung Sửu, là tài đến bậc hầu bá” (Nhật Nguyệt đồng Mùi, an mệnh Sửu, hầu bá chi tài). Đây là mệnh vô chính diệu, mượn “Thái Âm, Thái Dương” của cung Mùi để an sao, cũng bằng Thái Dương, Thái Âm hội chiếu. Hễ Thái Dương, Thái Âm hội chiếu, trong các tình hình thông thường thì tốt hơn Thái Dương, Thái Âm đồng cung. Vì tính chất của Thái Dương, Thái Âm đồng cung không hợp nhau, dễ sinh khuyết điểm.
Cung mệnh được Thái Dương, Thái Âm giáp, nếu Thái Dương và Thái Âm miếu vượng thì cũng chủ về phú quý. Giáp Thiên Phủ Hoá Khoa, hoặc Thiên Phủ đối nhau với Liêm Trinh Hoá Lộc là cát lợi; giáp Vũ Khúc, Tham Lang Hoá Lộc là kế đó.
Thái Dương ở cung Hợi, Thái Âm ở cung Mão, không phải là cách cục “phản bối”, các sách thường lầm. “Phản bối” là Thái Dương ở Tuất, Thái Âm ở cung Thìn. Cách cục “phản bối” chủ về rời xa quê hương, hay làm con nuôi người khác, nếu có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng cung, thì còn bé đã rời xa cha mẹ, sát tinh nặng chủ về bị bỏ rơi. Nếu lại gặp các sao phụ, tá cát, thì rời xa quê hương mà phát phúc.
Thái Âm không ưa có Kình Dương, Đà La cùng ở cung mệnh, chủ về gian khổ. Nếu Thái Âm Hoá Kị (hoặc hội sao kị, hoặc Thái Âm Hoá Kị bị Kình Dương, Đà La giáp cung), đều chủ về không có duyên với lục thân, cô quả linh đinh, còn chủ về dễ đầu tư sai lầm.
Thái Âm chủ về ẩn tàng, vì vậy cũng không nên có Địa Không, Địa Kiếp, Thiên không đồng độ. Mức độ không cát tường lớn hơn so với Thái Dương.
Thái Âm chủ về phú, cho nên rất ưa gặp sao lộc. Hoá Lộc là rất tốt, Lộc Tồn là kế đó. Thái Âm Hoá Quyền chỉ chủ về quản lý tài chính, hoặc nắm quyền tài chính, dù có thể phú cũng nhờ đó mà ra.
Thái Âm độc toạ ở hai cung Mão hoặc Dậu, ở cung dậu ưu hơn ở cung Mão rất nhiều. Có điều, nếu ở cung Mão gặp các sao phụ, tá cát mà không gặp sát tinh, lại được cát hoá, đây là cách cục “phản bối”, chủ về đại phú.
Đối với Thái Âm độc toạ ở hai cung Mão hoặc Dậu, các cung hạn Cự Môn, “Liêm Trinh, Thiên Tướng”, Thất Sát, Thiên Cơ là những đại vận hoặc lưu niên có tính then chốt. Cách cục “phản bối” thì không luận Thiên Cơ.
Thái Âm độc toạ ở hai cung Thìn hoặc Tuất, Thái Dương và Thái Âm đều sáng, là thượng cách. Có điều, cần phải được cát hoá mới chủ về phú quý. Nếu không có sao cát, mà gặp sát tinh, sẽ chủ về danh lợi đều trống rỗng, hôn nhân cũng bất lợi.
Đối với Thái Âm độc toạ ở hai cung Thìn hoặc Tuất, các cung hạn “Liêm Trinh, Tham Lang”, Cự Môn, “Vũ Khúc, Thất Sát”, Thiên Cơ là đại vận hoặc lưu niên có tính then chốt.
Thái Âm độc toạ ở hai cung Tị hoặc Hợi, ở cung Tị phần nhiều dễ có những khuyết khuyết đáng tiếc; nữ mệnh chủ về chồng là người tính toán cho người khác nhiều hơn là tính toán cho mình; nam mệnh phần nhiều trôi dạt. Đây là do Thái Âm lạc hãm phát tán thái quá. Ở cung Hợi, gọi là “Nguyệt lãng thiên môn”, gặp sao lộc thì chủ về kiếm được tiền một cách bất ngờ mà thành đại phú.
Thái Âm độc toạ ở hai cung Tị hoặc Hợi, gặp các sao đào hoa và các sao sát, hình, kị, hao, chủ về nhiều âm mưu mà còn ham tửu sắc.
Đối với Thái Âm độc toạ ở hai cung Tị hoặc Hợi, các cung hạn “Thiên Đồng, Cự Môn”, Thất Sát, “Liêm Trinh, Thiên Phủ”, “Thái Dương, Thiên Lương” là những đại vận hoặc lưu niên có tính then chốt.
Những Ngày Quan Trọng Của Người Đã Khuất
Thờ cúng tổ tiên là một phong tục, tín ngưỡng đẹp của nhiều dân tộc Đông Nam Á. Đó là nghĩa cử thể hiện sự biết ơn và đạo hiếu của người còn sống đối với người đã khuất. Những ngày quan trọng của người đã khuất nhiều người chưa được biết đến
Đặc biệt, đối với người Việt Nam, đó trở thành một tôn giáo. Do đó những mốc quan trọng của người mất hầu như người Việt đều biết và thực hiện. Tuy nhiên, với mỗi giai đoạn nó có thể được thay đổi để đơn giản và phù hợp với điều kiện của từng gia đình. Nó có thể khác về nghi thức, lễ vật nhưng các mốc ấy vẫn được thực hiện một cách nghiêm túc và thành tâm.
Ngày phát dẫn là ngày đưa tang. Con trai trưởng phải chống gậy đi đầu tiên, con trai thứ thì chống gậy đi sau con trai trưởng. Tang cha thì chống gậy tre vót tròn, tang mẹ thì chống gậy vông đẽo vuông. Đầu tiên, có hai thần phương tướng làm bằng giấy đặt hai bên, dáng vẻ giữ tợn cầm đồ qua mâu để đuổi ma quỷ. Có hai người khiêng thể kỳ, đặt một bức mành vải trướng làm bằng vóc nhiễu, đề dòng chữ Hồ sơn vân ám nếu là tang cha hoặc Dĩ lĩnh vạn mê nếu là tang mẹ. Hai bên treo đèn lồng đề chức tước, húy hiệu người đã mất. Sau nữa đến minh tinh, được làm bằng vóc nhiễu, trên đề họ tên thụy hiệu người mất bằng phấn trắng treo lên cành tre. Tiếp đến là hương án lớn đặt giá hương, độc bình, đồ tam sự và mâm ngũ quả. Tiếp theo là thực án bày chiếc tam sinh và linh xa để rước hồn bạch, rồi theo sau là phường bát âm và những đồ minh khí, gồm có: Đèn làm bằng giấy, tấm biển đan triệu đề hai chữ trung tín nếu là đàn ông hoặc trung tiết nếu là đàn bà, đặt những bức trướng, câu đối viếng của con cháu và người phúng viếng sang hai bên.
Sau đó đến cờ công bố, đèn chứ á. Nhà phú quý thì có thêm nghị trượng sứ thần, đồ bộ lộ, áo mũ đại trào, chiêng, trống cà rùng… Nhà bình dân thì chỉ cần phường kèn trống thổi nhạc đưa ma. Cuối cùng là đại dư rước linh cữu, trên linh cữu đặt nhà táng bằng giấy. Thân nhân, theo thứ tự nhân sơ quy định, tang phục theo gia lễ, đều xếp hàng đi theo sau linh cữu hoặc ngồi hai bên linh cữu. Thời xưa có cái bạt bằng vải trắng che trên đầu gọi là bạch mạc. Người con trưởng đi trước hoặc kèm sau xe quan tài theo tục Cha đưa mẹ đón. Nhiều nơi còn có thêm các sư vãi cầm phướn đi hai bên tụng kinh niệm Phật để linh hồn được về nơi Tây phương cực lạc. Trên đường đi, rắc vàng giấy sang hai bên đoàn đưa tang làm lộ phí cho ma quỷ.
Lễ an táng (gọi là hạ huyệt)
Giờ hạ huyệt thường chọn giờ hoàng đạo. Trước lúc hạ huyệt phải cúng thổ thần nơi hạ huyệt, đồ lễ gồm trầu rượu, đĩa xôi, vàng hương, thủ lợn hoặc chân giò… Tất cả mọi người cầm một nén hương, đi một vòng xung quanh huyệt thả một hòn đất xuống dưới, sau đó đắp mộ thành vòng rồi trồng cỏ. Đắp mộ xong, mọi người đứng vòng quanh mộ, người hộ tang, người chấp sự tiến hành lễ thành phần, tiếp đãi trà, thuốc lá cho người qua đường. Kể từ ngày này, chủ nhà thắp hương cơm canh vào hai bữa chính hằng ngày cho đến hết 100 ngày thì dừng lại.
Lễ 3 ngày (tế ngu)
Sau 3 ngày chôn cất, con cháu sẽ đến mộ để sửa sang lại mộ phần, đắp lại mộ tròn, sửa soạn cỗ bàn để tiếp đãi họ hàng thân thuộc, khách khứa đến dự, gọi là lễ tế ngu. Con cháu chỉ lấy đất đắp vào những chỗ bị hở và khơi rãnh thoát nước, kiêng động cuốc hay chèo lên mộ vì làm thế mộ dễ bị sập trong thời gian áo quan và thi hài đang bị tan rữa. Việc viếng mộ ngày này không cần thiết phải đi đầy đủ con cháu tang gia mà chỉ cần vài ba người cũng được, nhưng bắt buộc phải có trưởng nam hay cháu đích tôn thừa trọng. Nếu trưởng nam hay cháu đích tôn thừa trọng có việc bận hay bị đau ốm thì phải nhờ người khác vào thay thế. Buổi lễ này tính theo âm lịch.
Lễ 49 ngày (chung thất)
Lễ cúng 49 ngày còn gọi là lễ chung thất hay tứ cửu dựa theo thuyết của Phật giáo: Âm hồn sau khi chết phải trải qua tất cả là 7 lần phán xét, mỗi lần mất 7 ngày (tương đương 1 tuần), đi qua một điện lớn dưới âm ty, sau 7 tuần vong hồn người chết mới được siêu thoát. Tuần chung thất là tuần quan trọng, đưa linh hồn người chết lên nương nhờ cửa Phật.
Lễ 100 ngày (tốt khốc)
Khi người chết đã được 100 ngày là đến tuần tốt khốc. Từ tuần này trở đi, con cháu người mất sẽ thôi không khóc nữa. Tuần tốt khốc thì con cháu cũng làm lễ để cúng và làm cỗ bàn mời họ hàng thân thuộc. Sau lễ trăm ngày, hằng năm con cháu lấy ngày chết là ngày làm giỗ.
Giỗ Đầu gọi là Tiểu Tường nó là những ngày quan trọng của người đã khuất, là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm, nằm trong thời kỳ tang, là một ngày giỗ vẫn còn bi ai, sầu thảm. Thời gian một năm vẫn chưa đủ để làm khuây khỏa những nỗi đau buồn, xót xa tủi hận trong lòng của những người thân. Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Lúc tế lễ và khấn Gia tiên, những người thân thiết của người quá cỗ cũng khóc giống như ngày đưa tang ở năm trước. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa.
Giỗ Hết gọi là Đại Tường, là ngày giỗ sau ngày người mất hai năm, vẫn nằm trong thời kỳ tang. Thời gian hai năm cũng vẫn chưa đủ để hàn gắn những vết thương trong lòng những người còn sống. Trong lễ này, người ta vẫn tổ chức trang nghiêm. Lúc tế lễ người được giỗ và Gia tiên, con cháu vẫn mặc đồ tang phục và vẫn khóc giống như Giỗ Đầu và ngày đưa tang, vẫn bi ai sầu thảm chẳng kém gì Giỗ Đầu. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa.
Giỗ Thường còn gọi là ngày Cát Kỵ, là ngày giỗ sau ngày người mất từ ba năm trở đi. Cát kỵ nghĩa là Giỗ lành. Trong lễ giỗ này, con cháu chỉ mặc đồ thường phục, không khóc như ngày đưa ma , không còn cảnh bi ai, sầu thảm, là dịp để con cháu người quá cố sum họp để tưởng nhớ người đã khuất và diện mời khách không còn rộng rãi như hai lễ Tiểu Tường và Đại Tường.
Ngày giỗ thường được duy trì đến hết năm đời. Đến sau năm đời, vong linh người quá cố được siêu thoát, đầu thai hóa kiếp trở lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa mà nạp chung vào kỳ xuân tế. Nhưng quan trọng hơn là con cháu còn nhớ đến tổ tiên và người đã khuất, thể hiện lòng thành kính. Cúng giỗ không nhất thiết phải quá đắt đỏ, linh đình hay quá cầu kỳ, nhà nghèo chỉ cần có đĩa muối, bát cơm úp, quả trứng luộc thì cũng đã giữ được đạo hiếu với tổ tiên.
Hoạt động này nhiều nơi còn được gọi là bốc mộ, cát cải. Sau từ 3 đến 4 năm, người ta sẽ làm lễ Cát táng tức đem táng ở nơi khác. Vì người ta quan niệm rằng, trong thời gian hung táng thì người mất hay bị ma quỷ quấy nhiễu, sau khi cát táng thì mới không bị ma quỷ quấy nhiễu nữa. Cải táng phải chọn một ngày thích hợp, không nên xung khắc với người mất. Trước khi cát táng, người ta sẽ cúng Thổ thần Thiên địa nơi đào mả lên, rồi lại cúng Thổ thần Thiên địa nơi sẽ đem chôn cất. Người ta sẽ dùng cuốc đào đất, lấy hài cốt người chết cho vào Tiểu nhỏ làm bằng sành (giống hình cái lọ hoa), đem chôn ở vị trí khác. Sau đó sẽ xây mộ kiên cố. Còn quan tài nếu cũ nát thì có thể đem bỏ đi, nếu còn tốt thì có thể đem về dùng làm việc khác.
Việc cải táng các bạn phải xem tuổi bốc mộ thật chính xác để làm sao cho ngày cải táng là ngày quan trọng nhất trong những ngày quan trọng của người đã khuất
Bài viết do nghĩa trang Lạc Hồng Viên sưu tầm
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Thích Quan Trọng Của Vòng Thái Tuế Và Vị Trí Của Mệnh Và Thân trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!