Đề Xuất 3/2023 # Giỗ Tổ Ngành Tóc Việt Nam 2022 – Trở Về Cội Nguồn “Nghề Thợ Cạo” Làng Kim Liên # Top 11 Like | Herodota.com

Đề Xuất 3/2023 # Giỗ Tổ Ngành Tóc Việt Nam 2022 – Trở Về Cội Nguồn “Nghề Thợ Cạo” Làng Kim Liên # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giỗ Tổ Ngành Tóc Việt Nam 2022 – Trở Về Cội Nguồn “Nghề Thợ Cạo” Làng Kim Liên mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Không biết tự bao giờ, nghề tóc đã được coi trọng như mọi nghề nghiệp khác, từ những người thợ cạo hè phố cho đến nhà tạo mẫu chuyên nghiệp, nghệ sỹ tóc danh giá,… tất cả đều đóng góp một phần công sức tạo nên ngành thời trang tóc hiện tại.

Với truyền thống nhớ về cội nguồn, cứ đến ngày 15-16/03 Âm lịch hàng năm, hàng trăm, hàng ngàn nhà tạo mẫu tóc lại hướng về Đình Làng Kim Liên – nơi thờ ông Tổ khai sinh ra ngành tóc Việt Nam, thầy địa lý Tả Ao. Đây được xem là một trong những lễ hội nhận được sự quan tâm lớn nhất trong ngành tóc, và trong năm 2019, Giỗ tổ ngành tóc Việt Nam lại được dịp tỏa sáng với hơn 1000 nhà tạo mẫu tóc tham dự.

Vinh dự sao? Có chứ! Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao lại có ngày lễ này không? Nhân dịp này, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn những câu chuyện thú vị xoay quanh ngày lễ truyền thống này, để những nhà tạo mẫu trẻ hiểu rõ được cội nguồn của nghề tóc mình đang theo đuổi.

Từ câu chuyện khai sinh “NGÀNH THỢ CẠO”…

Quay ngược thời gian về thời xa xưa, cách đây hàng ngàn năm, xuất hiện một ngôi làng nghề Đồng Lâm, vẫn giữ trọn vẹn từng ký ức lịch sử về cái nghiệp của tổ tiên – cha truyền con nối. Dù đi khắp phương trời bốn bể, con cháu ngôi làng ấy đều đùa vui gọi đó là nghề “vít đầu vít cổ thiên hạ”, hay còn gọi là “nghề thợ cạo”.

Truyền thuyết kể rằng:

“Một hôm trời trong xanh mát mẻ, các cụ được dịp thảnh thơi ngồi nói chuyện phiếm tại quán nước đầu làng. Lúc này, có hai ông cụ than vãn với nhau, rằng làng Đồng Lâm hầu như chỉ có nghề của đàn bà con gái (nghề nhuộm vải, may cổ yếm, nhuộm nâu non,…) mà không có nghề gì truyền lại cho con trai. Bất chợt, một ông khách hỏi “ Vậy các cụ thích nghề gì?”.

Một cụ cười đáp: “Nói không phải thì ông bỏ quá cho, chứ chúng tôi sắp về cõi tiên hết rồi, cũng chỉ mong có một nghề chân chính, khi cần thì đến, bao sao họ phải nghe vậy.”

Ông khách lạ hóm hỉnh tiếp chuyện: “Vậy có gì khó đâu các cụ, đó là nghề vít đầu vít cổ thiên hạ… nghề thợ cạo ấy.”

Và không lâu sau đó…

Khi nghề thợ cạo phát triển, người dân trong làng mới dò hỏi tung tích của ông khách “hướng nghiệp” nọ. Lúc đó mới hay, đó là ông thầy Địa lý Tả Ao, quê ông gần quê cụ Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ. Ngày trước ông theo một thầy địa lý về bên Tầu, làm chân chạy vặt, rồi học lỏm mà biết, vì vậy mà không có bằng địa lý, triều đình cũng không mời về làm việc. Thầy Tả Ao đi lang thang khắp các thôn làng nước ta, đặt đất, hướng nhà, mồ mả, truyền nghề,… và người dân gọi ông là Tiên sinh Tả Ao.

Trước khi đi, ông đặt một vật ở chân đê trong làng, gọi là gò Sắp Ân, đến cuối những năm 1980, người dân bắt đầu làm đường mới qua gò Sắp Ân, lúc này mới phát hiện có một hòm đá nhỏ, tựa như hòm cắt tóc. Dân làng Kim Liên đã khiêng hòm đá này vào Đình, trong hòm có miếng bia khắc chữ Nho, nội dung dịch ra như sau:

Yểm mạch hành nghề thợ cạo (Địa lý Tả Ao).

“Giang Sơn một tráp, gương, lược, dao

Chơi ngông gọt gáy khách anh hào

Giàu thánh tướng ai ta cũng mặc

Vít cổ vua, xoay, chẳng sợ nào …”

Thế mới biết, ông Tả Ao đã yểm mạch nghề thợ cạo cho làng từ lúc nào không hay… Và từ đó, dân làng đã chọn ra hai ngày 15-16/03 Âm lịch hàng năm là ngày khai sinh ra nghề thợ cạo này.

…Cho đến lễ Giỗ tổ ngành tóc Việt Nam 2019

Được coi là nơi phát tích của nghề tóc Việt, Đình làng Kim Liên là nơi đầu tiên truyền bá nghề cắt tóc ra khắp kinh thành Thăng Long ngày xưa. Và trải qua bao thăng trầm, nghề “vít đầu thiên hạ” khi ấy giờ đây vẫn tồn tại bất biến giữa thủ đô văn minh hiện đại.

Buổi họp báo công bố sự kiện có sự tham gia đông đảo của các nhà tạo mẫu tóc nổi tiếng Việt Nam: Ông Nguyễn Văn Bảy – Chủ tịch Liên hiệp các CLB ngành tóc, Bà Thuý Hằng – Chủ tịch Hội thiết kế tạo mẫu tóc Hà Nội, Ông Phạm Duy Hào – Chủ tịch Hội làng nghề tóc Kim Liên, Mr. Thành – Phó chủ tịch Hội làng nghề tóc Kim Liên, NTMT Huệ Anh, NTM  Đỗ Bá Được, NTMT Dung Trần, Cố vấn Liên hiệp NTM Ngọc Trang,…

Và lễ hội Giỗ tổ ngành tóc Việt Nam 2019 với lời khẳng định hướng về cội nguồn đã tái hiện xuất sắc chặng đường phát triển của ngành tóc từ xưa đến nay, từ những màn lễ truyền thống như rước kiệu, dâng hương, múa lân cho đến hội thi cắt tóc chuyên nghiệp, Gala hội tụ & tỏa sáng.

Một số hình ảnh trong sự kiện:

Lễ Giỗ Tổ Ngành Tóc Việt Nam

Trong ngày hội “Cắt tóc miễn phí”, các cây kéo cùng tạo nhiều kiểu tóc đẹp cho các khách mời có mặt trong ngày hội. Các tay kéo hầu hết đều là thành viên các câu lạc bộ tóc về vinh danh tổ nghiệp. Đây là một hoạt động mang nhiều ý nghĩa, cũng là cơ hội để người dân thấy được tay nghề của các nhà tạo mẫu trẻ ngành tóc Việt Nam.

Các thành viên Liên hiệp các câu lạc bộ ngành tóc phía Bắc cắt tóc miễn phí tại lễ hội.

Bên cạnh việc cắt tóc miễn phí, chương trình còn có những màn biểu diễn tóc rất đặc sắc của các tay kéo từ nhiều tỉnh thành phía Bắc. Mỗi bộ sưu tập tóc thể hiện được nét văn hóa đặc trưng riêng mang đậm nét vùng miền của họ.

Tại ngày hội, tất cả thành viên trong Liên hiệp các Câu lạc bộ ngành tóc phía Bắc trong những bộ lễ phục đã tiến hành nghi lễ dâng hương truyền thống và lễ vật tỏ lòng thành kính đến tổ nghiệp.

Bộ sưu tập “hội tụ sắc màu” do các nhà tạo mẫu của liên hiệp thực hiện.

Từ ngày xuất hiện tại Việt Nam, Mydico phấn đấu cùng các câu lạc bộ đưa ngành tóc phát triển. Tính đến nay, Mydico đã đi cùng hơn 10 câu lạc bộ trên khắp cả nước từ khi mới thành lập như Câu lạc bộ tóc trẻ Thái Nguyên, Lam Sơn Thanh Hóa, Tóc Mây Lào Cai, Nha Trang, Hà Nam, Đà Nẵng… Ngoài ra, công ty cũng đồng hành cùng các dịp kỷ niệm như sinh nhật của câu lạc bộ tóc đẹp; chương trình “Ký ức tóc Việt” nhân dịp kỷ niệm 5 năm thành lập của câu lạc bộ tóc Việt; lễ tri ân các thầy cô giáo ngành tóc của HHA; lễ hội giỗ tổ ngành tóc Việt Nam hàng năm. Bên cạnh đó, Mydico còn có các hoạt động như khóa đào tạo kỹ năng quản lý salon, khóa đào tạo kỹ thuật nâng cao tay nghề, các chuyến đi nghỉ mát giao lưu gặp gỡ tạo mối liên kết giữa những nhà tạo mẫu trong ngành…

Ông Nguyễn Văn Trọng – Giám đốc thương hiệu mỹ phẩm chăm sóc tóc chuyên nghiệp Obsidian (ngoài cùng tay phải).

Minh Thảo

Mâm Cúng Giỗ Tổ Nghề Tóc Tại Việt Nam

(TAM LINH) – Nghề tóc cũng như mọi nghề nghiệp khác, là một lĩnh vực hoạt động mà qua đào tạo, người làm nghề có được những tri thức, những kỷ năng để tạo ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Điều kiện cần và đủ cho nghề tóc ra đời bao gồm những yếu tố sau:

Sự phát triển của kỹ thuật. Trong nghề tóc đó là kỹ thuật luyện kim với các sản phẩm, dụng cụ làm nghề thô sơ nhất như dao. Các sản phẩm tinh xảo và chuyên dụng khác, cũng xuất phát từ kỹ nghệ luyện kim về sau mới xuất hiện. Cúng giỗ tổ nghề tóc

Nhu cầu xã hội: Nhu cầu này là của số đông, ở nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội.

Giả thuyết các thái giám cắt tóc cho các ông vua, bà chúa trong các triều đại phong kiến, là ông tổ nghề tóc không xem là có cơ sở vì khi đó công việc này chỉ được thực hiện cho một vài người ở phạm vi hẹp, không phải từ nhu cầu xã hội.

#1. Cúng giỗ tổ nghề tóc ngày nào là chính xác nhất.

Lễ cúng giỗ tổ nghề tóc (15/03 – 16/03/ Âm lịch )

Trải qua bao thời gian, đạt được bao thành tựu to lớn về ngành nghề , vậy nhưng có khi nào chúng ta lại quay ngược trở lại thời gian và tự hỏi nguồn gốc, tổ tiên ngành nghề Tóc hiện nay của chúng ta đang phát tích từ đâu ?

Vậy câu hỏi được đặt ra … Chiếc nôi ” NGÀNH THỢ CẠO ” được xuất phát, và đến từ nơi đâu … ?

– Qua hàng ngàn năm mai một , Thành đô đô thị hóa , bao lần đổi tên phố lịch sử của làng từ xa xưa : Làng Kim Hoa, làng Đồng Lầm , … và cho đến nay giữ trọn lịch sử ấy , làng Kim Liên …

– Nơi vũng hồ, đầm nước ấy , từ xa xưa ngàn năm, đã xuất hiện một ngôi làng , mà đến nay đã trở thành làng nghề giữ nét truyền thống , giữ trọn vẹn lịch sử cái nghiệp tổ tiên – cha truyền con nối, …

Ngày ấy vẫn còn dân dã , mộc mạc bằng cái tên , mà đi khắp bốn phương , con cháu làng nghề đùa vui gọi cái nghề là ” nghề vít đầu vít cổ thiên hạ “, … và dần dần ” nghề thợ cạo ” đã được cha truyền con nối, trở thành cái nghề truyền thống như bao nghề làm đẹp cho con người .

Truyền thuyết các cụ kể rằng : ” Một hôm trời đẹp mát mẻ , các cụ ngồi quây quanh một quán nước đầu làng , hai cụ than vãn với nhau . Làng Đồng Lầm đa phần là nghề của đàn bà con gái (như nghề nhuộm nâu non, nghề may cổ yếm, nghề nhuộm vải, …) . Không có nghề gì cho con trai, để truyền lại của Cha Ông …

Lúc đó có một ông khách nói nói ” các cụ thích nghề gì ? “

Một ông cụ nói :

“Nói không phải ông bỏ quá cho , chúng tôi sắp về cõi tiên rồi , chỉ mong có một nghề, khi cần đến , bảo sao họ phải nghe vậy.”

Ông khách tiếp chuyện :

“Có gì khó đâu, đó là nghề vít đầu vít cổ thiên hạ, tức là nghề thợ cạo.”

Về sau …

Khi nghề thợ cạo trong làng phát triển , hỏi ra ông (cụ) là thầy Địa lý Tả Ao, quê ông gần quê cụ Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Du .

Ông Tả Ao rất thông minh, nhưng không có bằng địa lý , nên triều đình không mời về làm việc cho triều đình , về sau ông theo thầy địa lý về Tầu, làm chân điếu đóm , đun nước , rồi học lỏm mà biết, ông đi lang thang làng nọ đến làng kia , đặt đất, hướng nhà, mồ mả, cho nghề, … và dân làng gọi ông với cái tên quen thuộc là Tiên sinh Tả Ao.

Và ông đã đặt gì đó ở chân đê ngoài hồ đình làng, ngày đó dân làng gọi là gò Sắp Ân, đến năm 1980 làng bắt đầu làm đường mới, công trình làm đường có đào gò Sắp Ấn , và thấy có một hòm đá nhỏ như hòm cắt tóc . Dân làng đã khiêng vào Đình, trong hòm có miếng bia mỏng ghi những dòng chữ Nho , dân làng nhờ thầy chữ Hán Nôm dịch ra và nội dung như sau :

Yểm mạch hành nghề thợ cạo (Địa lý Tả Ao).

Vậy thế là … Ông Tả Ao đã yểm mạch cho nghề thợ cạo mà không rõ thời gian nào …

Đến với Công Ty Tâm Linh quý khách sẽ được những lợi ích sau:

Lựa chọn những lễ vật theo yêu cầu.

Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đảm bảo về giá.

Hóa đơn chứng từ đầy đủ. (VAT)

Tiết kiệm thời gian.

Tiết kiệm chi phí.

Nếu Quý Khách không có thời gian chuẩn bị MÂM CÚNG hãy gọi ngay số 1900 636 815 hoặc 0969 69 59 19 Mr.Cường để được tư vấn tận tình nhất.

#2. Bảng giá mâm cúng giỗ tổ nghề tóc: TẠI ĐÂY

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân. – Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này. Tín chủ con là ………… Ngụ tại………… Hôm nay là ngày… tháng…..năm…………… Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần. Con kính mời ngài Thánh sư nghề…………… Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề……………… thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Giỗ Tổ Hùng Vương Năm 2022: Thành Kính Hướng Về Cội Nguồn Tiên Tổ

Ngoài nghi lễ truyền thống được tỉnh Phú Thọ tổ chức trang trọng trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh vào sáng mùng 10/3 âm lịch, việc sửa soạn bàn thờ, mâm cơm tri ân các Vua Hùng cũng được các gia đình thực hiện trang nghiêm, bày tỏ lòng thành kính với các Vua Hùng, tiên tổ.

Đây cũng là dịp để gia đình sum họp, đoàn viên, giáo dục con cháu về niềm tự hào là người dân đất Tổ Vua Hùng, cội nguồn dân tộc.

Ngay từ những ngày đầu tháng 3 âm lịch, gia đình ông Đặng Ngọc Hòa, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì đã chỉnh trang nhà cửa, sửa soạn lại bàn thờ tổ tiên.

Do tình hình dịch bệnh COVID-19, cả gia đình không có điều kiện thắp hương tri ân Vua Hùng tại núi Nghĩa Lĩnh, nên ông sửa soạn mâm cỗ cúng Vua Hùng tại nhà để thể hiện sự thành kính với tổ tiên và duy trì nét đẹp văn hóa của dân tộc. Mâm cơm ngày Giỗ Tổ do tự tay các thành viên trong gia đình ông Hòa thực hiện.

Thành kính dâng hương, ông Hòa kính báo về kết quả lao động, học tập của gia đình trong năm vừa qua, đồng thời cảm tạ công lao tiên tổ đã cho dân tộc cuộc sống tốt đẹp, đầm ấm như ngày hôm nay.

Ông Hòa cho biết, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một nét đẹp văn hóa, cần được lưu truyền trong các thế hệ gia đình Việt. Vì vậy gia đình làm mâm cơm, thắp hương tưởng nhớ công lao của các vị tiền nhân có công dựng nước vào đúng ngày chính giỗ 10/3 âm lịch.

Không chỉ người dân ở thành phố Việt Trì làm mâm cơm tri ân các Vua Hùng mà cả các huyện, thị trong tỉnh cũng đã và đang duy trì nét văn hóa truyền thống này.

Ông Nguyễn Đình Cương (ở khu 1, xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông) chia sẻ là con trưởng trong gia đình có công với cách mạng nên được thừa hưởng từ dòng tộc những nền nếp, gia phong và truyền thống thờ cúng tổ tiên – nét đẹp văn hóa của người Việt có từ ngàn đời.

Theo truyền thống gia đình để lại, việc thờ cúng xuất phát từ tâm của mỗi thành viên trong gia đình. Bản thân ông cũng luôn ý thức rằng việc thờ cúng tổ tiên không phải là bày biện cỗ bàn linh đình, hay mê tín cúng bái mà là nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán của cha ông để lại. Vì thế, mâm cỗ cúng tổ tiên chỉ đơn giản, phù hợp với “đất lề quê thói.”

Từ những sản vật sẵn có trong vườn nhà, ông Cương đã chuẩn bị mâm cơm cúng giản dị nhưng đủ đầy các món ăn truyền thống của người Việt, thể hiện lòng thành kính dâng cúng tổ tiên với ý nghĩa tri ân, tưởng nhớ công ơn Vua Hùng.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt. Việc dâng lễ vật lên ban thờ, trong đó có mâm cơm là một nghi lễ không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Vì vậy, việc các gia đình sắp một mâm cơm để tưởng nhớ công đức các Vua Hùng vào ngày 10/3 âm lịch cũng chính là nối tiếp nét đẹp văn hóa truyền thống này của dân tộc.

Nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian Đặng Đình Thuận, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian tỉnh Phú Thọ, khẳng định mâm cơm cúng giỗ có quy mô vượt lên trên một mâm cơm bình thường, nó thể hiện sự thành kính của người sống với người đã khuất cũng như tri ân với tổ tiên.

Tuy nhiên mỗi gia đình sẽ tự sửa soạn mâm cỗ khác nhau phù hợp với điều kiện. Việc dâng lễ nên tùy vào duyên cảnh của mỗi gia đình. Điều quan trọng nhất chính là ở sự thành tâm, tri ân công đức tổ tiên.

Với ý nghĩa lớn lao và phù hợp với hoàn cảnh thực tế cả nước phòng, chống dịch COVID-19, tỉnh Phú Thọ khuyến khích mỗi gia đình làm mâm cơm cúng Vua Hùng vào đúng mùng 10/3 âm lịch.

Nhân dân cả nước đang hướng về Giỗ Tổ, bày tỏ lòng thành kính bằng hành động thiết thực, dâng vật phẩm lên bàn thờ gia tiên, chỉnh trang trang phục, tâm thế thắp những nén nhang thơm tấu thỉnh các Vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc, nguyện cầu cho quốc thái dân an…

Sau phần lễ cúng, cả gia đình ôn lại lịch sử dân tộc, giáo dục truyền thống cho con cháu, tạo nên không khí vui vẻ, đầm ấm, chan hòa.

“Cây có gốc mới nảy cành xanh ngọn/ Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.” Việc các gia đình làm “Mâm cỗ tri ân công đức các Vua Hùng” vào mùng 10/3 âm lịch, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong cộng đồng.

Trách nhiệm của mỗi người dân là tiếp tục bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa mà cha ông đã dày công gây dựng, tạo điểm tựa tinh thần để mỗi người tự tin vững bước đến tương lai.

Sáng 2/4/2020 (tức 10/3 âm lịch), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ), Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng đã diễn ra thành kính, trang nghiêm, an toàn.

Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, năm nay Giỗ Tổ Hùng Vương chỉ tổ chức phần lễ, không có phần hội; nghi lễ dâng hương được rút gọn. Lễ dâng hương không tổ chức đoàn rước kiệu từ sân hành lễ và không truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình, hạn chế đại biểu tham dự để tránh việc tập trung đông người.

Trước đó, tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo Sở Y tế đảm bảo các quy trình phòng, chống dịch COVID-19 đối với các đại biểu trong quá trình dâng hương như diệt khuẩn khu vực thực hiện nghi lễ, đeo khẩu trang, khoảng cách tối thiểu từ 2m, rửa tay bằng nước sát trùng.

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ soạn tài liệu tuyên truyền về ý nghĩa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, lễ Giỗ Tổ Hùng Vương đăng trên các phương tiện, gửi về các địa phương để người dân dù không tham gia nhưng vẫn thêm hiểu về nguồn cội./.

TTX

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giỗ Tổ Ngành Tóc Việt Nam 2022 – Trở Về Cội Nguồn “Nghề Thợ Cạo” Làng Kim Liên trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!