Đề Xuất 4/2023 # Gợi Ý Các Món Ngon Thắp Hương Rằm Tháng Giêng Vừa Thơm Ngon Vừa Đơn Giản # Top 6 Like | Herodota.com

Đề Xuất 4/2023 # Gợi Ý Các Món Ngon Thắp Hương Rằm Tháng Giêng Vừa Thơm Ngon Vừa Đơn Giản # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Gợi Ý Các Món Ngon Thắp Hương Rằm Tháng Giêng Vừa Thơm Ngon Vừa Đơn Giản mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Gợi ý các món ngon thắp hương Rằm tháng Giêng vừa thơm ngon vừa đơn giản

Gợi ý các món ngon thắp hương Rằm tháng Giêng vừa thơm ngon vừa đơn giản

Rằm tháng Giêng tức là ngày trăng tròn đầu tiên trong năm mới, vào ngày này nhiều gia đình chuẩn bị mâm cỗ cúng với nhiều món ăn ngon nhằm thể hiện lòng thành đối với tổ tiên cũng như cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, làm ăn gặp nhiều may mắn. Bài viết này gợi ý đến bạn các món ngon thắp hương Rằm tháng Giêng vừa thơm ngon lại đơn giản. 

Ý nghĩa của ngày Rằm tháng Giêng 

Ngày 15/01 (Âm Lịch) hay còn gọi là ngày Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày rất quan trọng theo lịch âm của người châu Á.

Vào ngày này, nhiều nhà chùa diễn ra các lễ hội từ khắp nơi trên mọi miền đất nước, từ đồng bằng Bắc Bộ cho tới miền Tây Nam Bộ. Chính vì thế mà tháng giêng không chỉ được coi là tháng ăn chơi, mà tháng giêng nhà nhà người người đi chùa để đầu năm thành tâm cầu bình an, may mắn cho cả năm, mong khởi sự tốt lành cho một năm làm việc mới.

Vào ngày này, nhiều gia đình chuẩn bị những mâm cơm đầy đủ, tươm tất để thờ cúng ông bà tổ tiên. Theo nhiều quan niệm “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”. 

Cúng Rằm tháng giêng còn được coi là ngày mang ý nghĩa tâm linh thiêng liêng thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ đến các bậc ông bà, tổ tiên. Theo nhiều gia đình thì đây là ngày Rằm đầu tiên của tổ tiên, nên phải thực hiện cúng lễ với đầy đủ lễ vật để hoàn thành trách nhiệm và tổ tiên được vui lòng phù hộ cho con cháu một năm bình an, làm ăn thuận buồm, xuôi gió.

Món ngon thắp hương cúng Rằm tháng Giêng 

1. Xôi gấc

Xôi gấc đã từ lâu là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết mà còn được sử dụng nhiều vào ngày Rằm. Xôi gấc là sự kết hợp giữa nhiều nguyên liệu khi ăn có vị dẻo của gạo nếp, vị ngọt của đường, vị béo của nước cốt dừa mà đặc biệt không thể thiếu vị béo ngậy cùng màu đỏ của gấc tạo nên điểm đặc trưng cho món xôi gấc.

Xôi gấc không chỉ mang màu đỏ giúp mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng của gia đình bạn thêm đẹp mắt mà còn hứa hẹn mang lại may mắn, vượng khí cho gia chủ cả năm.

2. Bánh chưng, bánh Tét

Mâm cỗ cúng ngày rằm tháng giêng không thể thiếu được món bánh chưng, bánh tét – hương vị ngày tết cổ truyền Việt Nam. Bánh chưng, bánh tét là sự kết hợp đủ đầy của rất nhiều nguyên liệu như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, hạt tiêu, lá dong,… với ý nghĩa cầu mong cho một năm mới vuông tròn, ấm no.

3. Chè trôi gấc

Chè trôi gấc trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng của người Việt thể hiện cầu mong mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy. Đặc biệt với màu đỏ từ gấc thể hiện sự may mắn cho cả gia đình đầu xuân năm mới, mọi thứ đều tốt lành. 

4. Bánh trôi, bánh chay

Những viên bánh tròn tròn được làm từ bột gạo nếp bao bọc lớp nhân đường phên với nhiều màu sắc mang đến món ăn ý nghĩa cúng Rằm. Đĩa bánh trôi được thờ cúng trong ngày Rằm tháng Giêng thơm ngọt, với vị nếp nồng ấm, vị ngọt đường thanh, béo ngậy dẻo thơm tròn đầy. với ý nghĩa sum họp, đoàn viên, tròn đầy, cầu mong cho một năm mới mọi việc của gia đình trôi chảy, êm đềm. 

Ngày nay, bánh trôi, bánh chay không chỉ đơn thuần có một màu trắng, mà nó được biến tấu với nhiều màu sắc hấp dẫn, thú vị mà người ta thường gọi là bánh trôi ngũ sắc. Bánh trôi ngũ sắc vẫn có những nguyên liệu cơ bản từ bánh trôi truyền thống. Tuy nhiên người ta tạo thêm cho chính những màu sắc bắt mắt. Tất cả nguyên liệu tạo màu được lấy từ nguyên liệu tự nhiên, trộn với bột nếp.

Những viên bánh trôi ngũ sắc tròn tròn được nhuộm màu tạo nên sự vui mắt, mang thêm ý nghĩa ngũ hành, cầu bình an, thịnh vượng cho cả gia đình khi đặt lên mâm cúng gia tiên trong ngày Rằm tháng Giêng.

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỢ QUÊ VIỆT NAM

11 Ngõ 60 Nhân Hòa – Q.Thanh Xuân – Tp.Hà Nội

Ms.Lan: 0963.274.216

Ms.Thúy: 0915.434.189

243/32/7 Hoàng Diệu P.4 Quận 4 – Tp.HCM

385/5 Lê Văn Sỹ P.2 Quận Tân Bình TP.HCM

Ms.Phương: 0915.731.468

Ms.Hằng: 0984.845.724

, , ,

Thực Đơn Ám Giỗ Nên Nấu Món Gì Vừa Ngon Vừa Sang?

Gỏi tai heo ngó sen-món ăn trong đám giỗ

Gỏi tai heo ngó sen dai sực sực, với vị chua ngọt hấp dẫn là gợi ý của chúng tôi cho câu hỏi đám giỗ nấu gì?

Tai heo sau khi mua về bạn cạo lại cho sạch phần lông, sau đó dùng giấm hoặc phèn chua chà rửa cho sạch.

Bắt nồi nước lên bếp, cho vào cùng ít gừng thái lát, hành tím băm. Sau đó cho lỗ tai heo vào và bắt lên bếp để luộc.

Trước khi thịt heo chín bạn chuẩn bị tô nước lạnh cho vào ít phèn chua vào. Khi tai heo chín bạn vớt ra và cho vào tô nước này để cho nguội. Đây là bí quyết giúp tai heo giòn và trắng.

Bạn chuẩn bị thau nước, rồi nặn nước cốt chanh vào. Sau đó bạn cắt khúc và chẻ ngó sen rồi cho vào thau nước nàu. Như vậy ngó sen sẽ có được màu trắng.

Dưa leo bạn rửa sạch cắt bỏ hai đầu, tuỳ theo kích thước của dưa leo mà bạn có thể chia làm 2-3. Sau đó dùng dùng cụ cắt dưa leo lát dài hình răng cưa như trong hình. Sau khi cắt xong bạn cho dưa leo vào tô và cho vào cùng ít đường trộn đều lên (như vậy dưa leo sẽ có được độ giòn).

Cà rốt bạn gọt vỏ rồi cũng cắt lát như dưa leo.

Hành tây cắt lát mỏng.

Ớt bạn cắt dọc thân, rồi bỏ hạt. Một phần ớt bạn băm nhỏ, một phần cho vào nồi nước luộc chín.

Tỏi bạn băm nhỏ.

Tắc bạn cắt phần đầu cuốn rồi vắt lấy nước cốt.

Bạn cho vào chén 50g đường, 50g nước mắm và 23g nước cốt tắc. Sau đó cho hỗn hợp này cùng với ớt luộc vào máy và xay nhuyễn.

Cho vào chén 30g đường, 30g nước mắm, 10g nước cốt tắc, 15g ớt ăm,và 10g tỏi băm và trộn đều.

Cho ngó xen, cà rốt hành tây, dưa leo, tai heo thái sợi vào thau, sau đó cho hỗn hợp nước sốt trộn gỏi, dầu hành vào trộn đều cho thấm gia vị.

Tiếp đến cho đậu phộng, răm răm thái rối hành phi lên trên khi ăn trộn đều và thưởng thức cùng bánh phồng tôm. Chúc mọi người thực hiện thành công món gỏi tai heo ngó sen.

Tôm lăn bột chiên- món ăn đám giỗ

Ngày giỗ nên nấu món gì? Thì món tiếp theo chúng tôi xin gợi ý đó là tôm lăn bột chiên.

Tôm xú bạn lọt vỏ, ngắt bỏ đầu. Sau đó dùng dao mũi nhọn lấy bỏ chỉ ở lưng và bụng.

Tôm bạn rửa sạch để ráo nước, rồi cho vào tô và tiến hành ướp tôm. Sau đó cho vào tôm tỏi bằm, hạt nêm, bột ngọt, đường, tiêu, dầu mè, …tất cả trộn đều lên.

Tôm sau khi ướp được một lúc bạn dùng khăn ăn nắn tôm cho thẳng.

Bạn cho vào tô bột chiên giòn 200gr, nước 200g, bột li on 1 muỗng canh. Tất cả cho vào tô và đánh đều lên cho thật hoà quyện.

Tiếp đến bạn cho 300g bột chiên sù ra đĩa, sau đó lăn qua hỗn hợp bột chiên giòn.

Bắt chảo lên bếp rồi dầu ăn vào (chiên ngập nên cho nhiều dầu) và nấu cho dầu sôi. Khi dầu sôi cho tôm vào chiên từ từ . Tôm chuyển sang màu vàng chúng ta vớt ra cho lên giấy thấm dầu, rồi cho ra đĩa.

Món tôm chiên này ăn cùng với tương ớt và nước sốt Mayonnaise.

Món gà bó xôi/gà không lối thoát-món ăn trên mâm cổ đám giỗ

Bạn chuẩn bị thau nước, sau đó cho bột nghệ vào khuấy rồi, rồi cho nếp vào để ngâm. Nếp này bạn ngâm khoảng 8 tiếng, để tiết kiệm thời gian mọi người có thể ngâm qua đêm. Ngâm với nghệ sẽ giúp xôi có màu vàng đẹp.

Thịt gà bạn làm sạch bỏ ruột. Gừng, hành, tỏi bạn thái nhỏ sau đó vào cối giã nhỏ. Bạn cho hỗn hợp đã giã ra tô, rồi cho vào hạt nêm, ít muối, mì chính, dầu hào vào trộn đều.

Tiếp đến bạn đeo bao tay vào lấy hỗn hợp đã pha ở trên bôi và quết lên bên trong con gà. Sau đó dùng dây bó cánh gà lại rồi cho vào nồi hấp chín khoảng. Sau đó đem ra bên ngoài để nguội, rồi cắt bỏ phần chân và cổ cho vào bên trong ruột, bỏ phần đầu gà đi.

Gạo sau khi ngâm gạo nếp xong bạn đổ ra ráo nước, rồi trộn vào gạo nếp ít muối sau đó cho vào nồi hấp dàn đều và đậy vung lại, tiến hành hấp chín.

Bạn chuẩn bị lớp bao nilong trên mâm. Sau đó cho hỗn hợp sôi đang còn nóng ra mâm ém và dàn đều.

Sau đó cho gà đã luộc vào giữa mâm sôi miết và lăn cho sôi bao bọc thật chặc gà bên trong để khi chiên không bị rớt ra.

Cho dầu vào chảo, bắt lên bếp nấu cho dầu nóng sau đó cho gà bó sôi vào chiên giòn. Khi chiên khéo léo đảo để xôi giòn và vàng đều.

Như vậy là bạn đã hoàn thành món gà bọc xôi để có thể cho lên mâm cổ cúng, và tiếp đã khách ngày đám giỗ.

Gỏi bò trộn rau mầm-Món ăn ngon cho đám giỗ

Ngày giỗ nên nấu món gì? Hãy thử thực hiện món gỏi bò trộn rau mầm với hương vị hấp dẫn. Đây là món ngon đám giỗ được rất nhiều người yêu thích.

Thịt bò sau khi thái lát bạn tiến hành ướp. Cho thịt ra tô sau đó cho vào tiêu, dầu hào, bột canh, bột ngọt, dầu ăn vào. Tiến hành trộn đều lên cho thấm gia vị.

Bạn chuẩn bị tô nước cho vào muỗng đường và muối khuấy đều cho tan ra. Hành tây bạn thái lát mỏng rồi cho vào tô nước đã chuẩn bị sẵn. Cách này giúp cho hành tây giòn và không bị hăng.

Ớt, tỏi bạn cho vào cối giã nhỏ, sau đó cho ra chén. Tiếp đến cho vào 2 muỗng nước mắm, muỗng đường và nặn nước cốt chanh cho vào cùng. khuấy đều cho các nguyên liệu hoà quyện vào với nhau.

Sau khi thịt bò thấm gia vị, cho thịt bò vào chảo dầu và xào cho chín tái.

Bạn chuẩn bị một thau sạch sau đó cHo rau mầm đã rửa sạch để ráo nước, hành tây thái lát mỏng, thịt bò đã xào, và nước sốt vào và tiến hành trộn đều.

Như vậy bạn có được món gỏi bò vô cùng đơn giản và nhanh chóng để làm cho mâm cổ đám giỗ thêm đầy đặn.

Lẩu gà tiềm ớt hiểm-món ăn trong đám giỗ

Bạn lấy một chén cho vào muỗng cà phê muối, muỗng cà phê bột ngọt, muỗng cà phê hạt nêm, tiến hành trộn đều lên.

Sau đó bạn đeo bao tay và lấy hỗn hợp trên, quết bôi lên bên trong và ngoài của gà.

Hành tím bạn lọt vỏ khô bên ngoài, để nguyên củ (20g)

Gốc ngò bạn rửa sạch (2 gốc)

Gốc sả bạn cắt khúc sau đó đập dập (4 gốc)

Ớt hiểm khoảng (5 trái)

Bạn cho tất cả nguyên liệu trên cho vào bên trong ruột gà. Sau đó bạn dùng tăm xiên phần da gà lại để gia vị bên trong không rớt ra bên ngoài.

Sau đó bạn dùng hắc xì dầu hoặc nếu không có bạn có thể sử dụng nước tương bôi bên ngoài.

Khi thịt gà đã ướp khoảng 30 phút, bạn rửa sơ để ra bớt phần nước xì dầu thừa. Sau đó bạn dùng khăn lau cho thật ráo nước.

Bạn bắt chảo lên bếp cho dầu ăn vào, nấu cho dầu sôi thì cho gà vào chiên vàng.

Chuẩn bị ớt hiểm 50g, kỳ tử 20g, tá tàu 10 trái, hạt sen tươi 100g, củ sen 300gr, nấm hương 20gr, 6 gốc ngò rí, dừa xiêm 1 trái

Ớt hiểm bạn rửa sạch để ráo nước sau đó cho vào nồi để rang. Rang đến khi nghe dậy mùi là được.

Nấm hương bạn ngâm khoảng 30 phút, sau đó cắt bỏ gốc, rồi rửa sạch. Sau đó bắt nồi nước nước lên bếp. Khi nước sôi cho đường vào, sau đó cho nấm hương vào luộc khoảng 20-30 phút.

Củ sen bạn gọt vỏ, rửa sạch sau đó thái lát nhỏ.

Bạn bắt nồi lên bếp, cho dầu ăn vào. Nấu đến khi dầu nóng bạn cho củ hành tím, gốc ngò, ớt hiểm, củ sen vào xào.

Khi các nguyên liệu dậy mùi thơm cho vào 2 lít nước, 600ml nước dừa và cho gà vào hầm.

Nấu khi nước sôi cho nấm hương, táo đỏ và cho gia vị gồm 15g muối, 35g hạt nêm, 35 g đường phèn vào.

Nấu được khoảng nửa tiếng cho hạt sen và kỳ tử vào và hầm thêm nửa tiếng.

Trong lúc hầm nếu nước không ngập gà thì cứ khoảng 15 phút bạn trở một lần để gà thấm và chin đều.

Khi gà chín bạn vớt gà, ớt hiểm ra, Sau đó nêm nếm lại cho hợp vừa vị, rồi cho vài trái ớt hiểm tươi vào để tạo màu đẹp.

Khi thưởng thức bạn chặt gà ra đĩa, hoặc xé rồi ăn kèm cùng với rau cải xoong và mì trứng.

Gà nấu xí muội-món ngon trong thực đơn đám giỗ

Một món nấu đám giỗ ngon và hấp dẫn tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu đến mọi người đó là gà nấu xí muội.

Thịt gà: 500gr

Dừa: 1 quả

Hành tím

Tỏi

Cà rốt

Hành tây

Tương xí muội

Bột năng

Thịt gà bạn chặt thành từng lát vừa ăn.

Cà rốt bạn gọt vỏ, sau đó tỉa cánh hoa và cát thành từng lát tròn.

Tỏi, hành tím tiến hành băm nhuyễn

Hành tây cắt lát múi cau.

Cho tỏi băm, hành tây băm, muỗng dầu hào, nửa muỗng muối, nửa muỗng hạt nêm, nửa muỗng bột ngọt vào thịt gà và tiến hành trộn đều. Ướp xong để khoảng 15 phút cho gà thấm gia vị.

Cho vào nồi 50ml dầu ăn, sau đó cho tỏi băm vào và phi cho vàng thơm.

Khi tỏi đã vàng mọi người cho thịt gà đã ướp vào và xào. Xào đến khi thịt gà xăn lại đổ hết nước dừa vào. Nấu đến khi nước sôi cho cà rốt vào. Khi nước sôi cho vào 3 muỗng tương xí muội.

Nấu đến khi cà rốt mềm bạn cho vào 1 muỗng bột năng đã hoà với ít nước. Bột năng này sẽ giúp tạo độ sệt cho món ăn. Cuối cùng cho hành tây vào. Nấu thêm khoảng 1 phút thì tiến hành tắt bếp. Như vậy là mọi người đã hoàn thành món gà nấu xí muội.

Đám giỗ nên nấu món gì? Ngoài những món trên thì chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thêm món khác để mọi người tham khảo.

Gợi Ý Mâm Cỗ Chay Cúng Rằm Tháng 7 Gồm 12 Món Vừa Ngon Lại Dễ Làm

Rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm được gọi là lễ Vu Lan nhằm báo hiếu ông bà tổ tiên bảy đời, tưởng nhớ đến người thân đã khuất. Bên cạnh đó, ngày Rằm tháng 7 cũng trùng với lễ cúng cô hồn (cúng chúng sinh) hay còn được gọi là xá tội vong nhân. Tuy trùng ngày nhưng lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là hai lễ hoàn toàn khác nhau. Cúng Vu Lan là để báo hiếu tổ tiên, cha mẹ, còn cúng cô hồn là để bố thí, làm phúc cho những vong hồn lang thang, không có ai thờ cúng.

Mâm cỗ chay của chị Thu Hiền gồm 12 món (cả hoa quả), trong đó có giò chay, đùi gà chay, tôm chay chị mua sẵn về rồi chiên.

– Nem rán chay

– Sushi cuộn chay

– Nộm ổi

– Đùi gà rán chay

– Rau xào thập cẩm

– Tôm chay chiên

– Giò chay

– Khoai tây chiên

– Xôi trắng cốt dừa

– Canh củ sen táo đỏ

– Chè nhãn hạt sen

– Na tráng miệng

CÁCH LÀM CỤ THỂ CÁC MÓN ĂN 1. NỘM ỔI

Nạo sợi 1 quả ổi to và 1 củ cà rốt to, thêm đường, chút xíu muối, nước cốt 1 quả chanh (gia vị tuỳ khẩu vị của gia đình), thêm rau thơm thái nhỏ, ớt tươi vào trộn đều cho ngấm gia vị. Sau đó, rắc lạc rang lên là có món nộm chay rất thơm ngon và lạ miệng.

2. CANH CỦ SEN TÁO ĐỎ

Chuẩn bị: 1/2kg củ sen gọt vỏ, cắt miếng dày khoảng 1cm; 1/2 kg quả bí đỏ gọt vỏ bỏ ruột, 1 ít quả táo đỏ, bột nêm(nấu chay), bột ngọt.

Ngâm củ sen trong nước muối loãng, vắt thêm vào nước muối 1 quả chanh để củ sen sạch và không bị thâm trong 15 phút. Vớt củ sen ra rổ và rửa lại cho sạch. Cắt bí đỏ thành miếng to ninh cùng 1 lít nước khoảng 20 phút bí đỏ nhừ, dùng dây (lọc cua) lọc lấy phần nước trong để làm nước dùng cho món canh có vị ngọt. Đun sôi nước bí đỏ cho củ sen vào ninh, thêm bột nêm ninh khoảng 15 phút (tuỳ theo độ nhừ của củ sen). Khi củ sen đã nhừ thêm táo đỏ, bột ngọt xôi thêm 2 phút tắt bếp là xong món canh củ sen.

3. XÔI TRẮNG CỐT DỪA

1kg gạo nếp ngon vo sạch, ngâm cùng nước qua đêm (khoảng 8 tiếng) sáng hôm sau vớt gạo ra rá, vo lại thêm 2 lần cho sạch, để ráo nước. Cho gạo vào trõ, thêm xíu muối trộn đều sau đó đem đồ xôi khoảng 30 phút. Lấy 1 hạt gạo miết ra tay thấy hạt gạo đã trong hết không còn có màu trắng đục nữa là xôi đã chín. Sau đó rưới nước cốt dừa lên trên, thêm 2 thìa canh đường trắng đảo thật đều tay. Như vậy là được món xôi trắng cốt dừa rất thơm ngon, hạt gạo dẻo ngọt.

4. KHOAI TÂY CHIÊN

Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Ngâm trong chậu nước có vắt quả chanh, rửa lại lần nữa cho bớt nhựa. Đun sôi 1 nồi nước, cho vào 2 thìa canh đường, cho khoai vào đảo nhanh tay, vớt khoai ra 1 chậu nước đá ngâm khoảng 10 phút, đổ khoai ra rổ cho thật ráo nước rồi chiên nổi dầu. Như vậy khi ăn khoai sẽ có độ giòn.

5. NEM RÁN

Nhân gồm có: 0,5g miến ngâm mềm cắt đoạn nhỏ, 1 củ đậu nhỏ, 1 nắm giá đỗ, 1 củ cà rốt bào sợi, 10 nấm hương, 1 tai mộc nhĩ to băm nhỏ (được 22 chiếc nem).

Cách làm: Trộn đều nhân trong bát sau đó múc nhân vào bánh đa nem hoặc chả ram, gói lại. Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho nem vào chảo ran chín vàng.

6. SUSHI CHAY

Cách làm cơm cuộn sushi chay cũng tương tự như cơm cuộn sushi thường. Ở cơm sushi chay chỉ thay thức ăn bằng ruốc nấm, đậu chiên sợi to,… có thể thay thế theo sở thích của mọi người, rau cũng vậy.

7. RAU THẬP CẨM XÀO

– Dùng súp lơ xanh, súp lơ trắng, đậu cove, cà rốt, bắp cải tím, ớt chuông đỏ.

– Cho 1 chút dầu lành vào chảo, 1 chút hành boa rô thái mỏng vào phi vàng, cho rau vào đảo đều, thêm dầu hào chay và bột ngọt là được. Món rau xào nhiều màu sắc rất hấp dẫn.

8. CHÈ HẠT SEN NHÃN

Dùng hạt sen Huế ninh nhừ cùng đường phèn, vớt hạt sen ra đĩa. Bóc vỏ nhãn, tách hạt rồi cho hạt sen vào trong lòng cùi nhãn. Đun nước đường phèn sôi lên, thả hạt sen đã được bọc nhãn tươi vào nồi, tắt bếp, múc ra bát là được bát chè sen thơm ngon, thanh mát. Mềm dẻo từ hạt sen, giòn giòn từ long nhãn.

9. GIÒ CHAY

Mua sẵn. Cắt khoanh, xếp lên đĩa.

10. ĐÙI GÀ CHAY

Đùi gà chay mua về đem rán chín vàng.

11. TÔM CHIÊN CHAY

Tôm chay mua sẵn về rán chín vàng.

Nguồn: https://phunuvietnam.vn/goi-y-mam-co-chay-cung-ram-thang-7-gom-12-mon-vua-ngon-lai-de-l…

Ngọc Lan (Ảnh NVCC) (Phụ Nữ Việt Nam)

Lợn Mẹt Mộc Châu Vừa Ngon Vừa Rẻ

KHI ĐI DU LỊCH MỘC CHÂU KHÔNG NÊN BỎ QUA MÓN LỢN MẸT MỘC CHÂU

Một trong những đặc sản Mộc Châu nổi tiếng phải nhắc tới và thưởng thức ngay đó là Lợn mán bày mẹt, các món ăn được chế biến từ lợn mán (hay còn gọi là lợn bản, lợn cắp nách).

Giống lợn mán thuần chủng, được bà con nuôi thả trong môi trường tự nhiên, không thức ăn tăng trưởng, bởi chúng bắt buộc phải lớn tự nhiên vì có muốn nuôi vỗ cho nhanh lớn thì chỉ béo mỡ không ngon vì thế nên lợn này có thịt rất thơm, ngọt đậm đà, da dầy bì giòn vô cùng hấp dẫn.

Hương vị Tây Bắc không lẫn vào đâu được. Gia vị tẩm ướp toàn loại đặc sản núi rừng: Mắc khén, hạt dổi, lá nhội, lá vón vén, xổm pột… vị riêng như vậy thì đúng là không lẫn vào đâu được thật. Khiến thực khách có dịp được thưởng thức sẽ ấn tượng, khó quên được hương vị đặc biệt của món lợn mán.

Lợn mán chế biến được thành nhiều món ăn, đặc biệt cầu kỳ trong cách chế biến, lại được trình bày tinh tế trong mẹt tre lót lá chuối tươi xanh góp phần đem lại sự kích thích thị giác. Hơn thế lợn mán được phối hợp tinh tế với các loại rau củ đặc sản núi rừng, ăn béo mà không ngấy, thanh mà lại rất ngọt, phù hợp với nhiều loại hình tiệc và thực khách khác nhau.

CÁC MÓN NGON ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ LỢN MÁN

Lợn mán hấp có lẽ là món chế biến đơn giản, được nhiều tín đồ không dùng đồ chiên, rán rất yêu thích. Do thịt lợn mán vốn chắc, độ mỡ vừa phải, mỡ lại rất thơm không hề ngấy nên khi hấp rất mềm và giữ được độ ngọt tự nhiên. Sau khi hấp chín, thịt được chặt miếng vuông như quân cờ hoặc lọc bỏ xương thái mỏng cuốn miếng thịt hấp vào lá nhội có vị vừa chua nhẹ, chát chát, bùi bùi rồi chấm với muối trắng, hạt dổi, chẩm chéo, nước mắm ngon hay tương bần đều rất thích hợp.

Lợn nướng lá mắc mật là món ăn ngon nổi tiếng của Mộc Châu. Cách làm lợn nướng lá mắc mật khá giống với những món nướng truyền thống nhưng điểm độc đáo và mới lạ trong hương vị trong món ăn này thì không phải nơi nào cũng có được. Đó là nhờ hương vị vô cùng độc đáo của lá mắc mật và hạt mắc khén trong thành phần nguyên liệu để chế biến món ăn này.

Món lợn nướng lá mắc mật nên ăn khi còn nóng chấm với gia vị chẩm chéo hoặc tiêu chanh, nước mắm, tương ớt chua ngọt cũng đều rất ngon. Miếng thịt mềm, da giòn ruộm, ngậy béo, lẫn trong vị thơm và cái giòn tan của lá mắc mật đảm bảo sẽ khiến cho bạn một ấn tượng rất đặc biệt đấy.

Lợn mán xào lăn chọn phần thịt vai, hay ba chỉ sau đó thái mỏng, ướp thêm chút gia vị rồi xào nhanh trên bếp lửa cùng xả, hành, ớt, xào đến khi thịt vàng săn lại thì cho thêm lá mắc mật hoặc rau ngổ và gia vị không thể thiếu để tạo nên ấn tượng của lợn mán Tây Bắc là hạt dổi hoặc mắc khén, giúp cho các món ăn dậy mùi thơm vô cùng hấp dẫn. Hương vị ngọt đậmcủa thịt, vị giòn của da, hương thơm lá móc mật và vừng hòa quyện trong mùi của ớt, hành, riềng sả thơm nức khiến người ăn không thể nào chối từ.

Lá nhội có vị thơm đặc biệt từ lá. Khi hái về, người ta dùng lá nhội xanh ngắt để cuốn với thịt lợn chua trong ống nứa, người ta giã nát nó ra, trộn đều với muối hạt để chấm thịt lợn cắp nách hay chấm thịt vịt. Nhội không cay nồng như hạt dổi, hạt xẻn mà nó có vị chua chua, ngọt ngọt nơi đầu lưỡi, rất hợp ăn với các món thịt luộc nơi vùng cao.

Đặc biệt món nộm tai lợn lá nhội ăn rất thanh mát, ngồi nhâm nhi thì phải gọi là tuyệt. Bởi vị chua, chát, bùi của lá nhội khi trộn cùng thịt lợn sau khi hấp được thái mỏng, thêm chút tỏi, ớt băm nhuyễn, mắc khén khiến món ăn trở nên vô cùng thơm ngon, dễ ăn không hề bị ngán.

Về hương vị, lá lồm có vị chua dịu và thanh nhẹ rất thú vị, cũng chính bởi lí do này mà khi kết hợp với một số thực phẩm khác, lá lồm lại tạo nên một cảm giác vô cùng đặc biệt. Vì thế nên đem ninh cùng xương lợn mán sẽ giúp cho xương nhanh nhừ, vị ngọt của xương ninh cùng vị chua thanh mát của lá lồm cho chúng ta một tô canh vô cùng ngon và hấp dẫn, giúp giải nhiệt, giải rượu trong bữa ăn vô cùng hiệu quả đấy.

Mâm cỗ lợn mán Mộc Châu tại nhà hàng Đông Hải

Tại nhà hàng Đông Hải chuyên cung cấp những mâm cỗ chuyên món rất chất lượng. Với số lượng từ 1 mâm trở lên tại bất kỳ địa điểm nào cũng được phục vụ tận tình. Những món ăn trong cỗ lợn mán bày mẹt thường có:

Bạn đang đọc nội dung bài viết Gợi Ý Các Món Ngon Thắp Hương Rằm Tháng Giêng Vừa Thơm Ngon Vừa Đơn Giản trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!