Đề Xuất 3/2023 # Grand Opening Là Gì, Soft Opening Là Gì? # Top 12 Like | Herodota.com

Đề Xuất 3/2023 # Grand Opening Là Gì, Soft Opening Là Gì? # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Grand Opening Là Gì, Soft Opening Là Gì? mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Grand opening là gì?

Grand opening là buổi lễ khai trương cho một showroom, cửa hàng, đại lý hay trung tâm mới đưa vào hoạt động. Đây là sự kiện đánh dấu bước khởi đầu quan trọng và được coi là sự kiện đầu tiên trong chuỗi sự kiện lớn nhỏ của tổ chức đó trong tương lai.

Nhà hàng khi bắt đầu đưa vào hoạt động kinh doanh cũng cần có buổi grand opening để giới thiệu rộng rãi đến khách hàng và tri ân những cổ đông, đơn vị đối tác… Buổi lễ khai trương nhà hàng sẽ quy tụ đông đảo khách mời, nhà đầu tư, khách hàng tiềm năng nhằm phục vụ cho hoạt động phát triển sau này. Đồng thời, trong buổi grand opening sẽ có nhiều sự kiện sôi động như văn nghệ, ăn uống… và đi kèm những chương trình khuyến mãi, tặng quà hấp dẫn.

Lựa chọn ngày đặc biệt

Điều đầu tiên cho kế hoạch grand opening nhà hàng là lựa chọn thời gian phù hợp. Ngày và giờ nên được xem xét kỹ lưỡng (thường dựa vào tuổi tác, thời khắc tốt trong năm…) để mang đến sự thuận lợi, may mắn và suốt sẻ trong việc kinh doanh.

Xác định chi phí khuyến mãi, tặng quà

Các chương trình khuyến mãi, tặng quà và giảm giá là yếu tố quan trọng để khách mời mong chờ grand opening của bạn. Chính vì vậy, đừng ngần ngại chi ngân sách cho những hoạt động này nhưng cần phải xác định chi phí cụ thể để có thể kiểm soát và điều chỉnh phù hợp.

Xây dựng chiến lược marketing lâu dài

Thực hiện chiến dịch tiếp cận khách hàng

Lên kế hoạch chương trình cụ thể

Cuối cùng, bạn phải chốt lại kế hoạch cụ thể và rõ ràng cho buổi lễ khai trương như timeline như thế nào, diễn ra trong bao lâu, khách mời bao gồm những ai, trang trí nhà hàng ra sao… Kế hoạch chương trình cần được lên ít nhất 2-3 tháng trước khi sự kiện diễn ra để có thể chỉ định, phân công công việc cho nhân viên rõ ràng. Điều này sẽ giúp bạn tổ chức sự kiện grand opening tốt đẹp và hạn chế sai sót tối đa.

Grand opening được xem là bước đệm quan trọng cho quá trình hoạt động và phát triển của nhà hàng. Một buổi lễ khai trương nhà hàng thành công không chỉ cần tổ chức hoành tráng mà còn phải thật sự thu hút sự chú ý của công chúng và gia tăng khả năng tiếp cận đến khách hàng tiềm năng. Chính vì vậy, chủ đầu tư hay quản lý nhà hàng cần chú trọng đầu tư và thực hiện triển khai kế hoạch grand opening cho nhà hàng của mình. Trong ngày khai trương ai cũng đều bận rộn, nhưng không được vì quá bận mã ngó lơ các khách hàng của mình. Có thể trong ngày grand opening sẽ có nhiều khách hàng sẽ book bàn trước, vì thế cần phải đưa ra những lưu ý khi khách book bàn cho nhân viên nắm, để tránh những sai sót xảy ra trong ngày đặc biệt này.

Soft opening là gì?

Soft opening trong tiếng Anh có nghĩa là ngày bán thử (chạy thử) sản phẩm của một nhà hàng, quán ăn trước khi chính thức khai trương và đưa vào hoạt động. Vào ngày này, các nhà hàng sẽ tiếp đón số lượng khách nhất định nhằm kiểm tra thử chất lượng của tất cả hệ thống, quy trình hoạt động, thực phẩm và kỹ năng của nhân viên.

Đây chính là thời gian để chủ nhà hàng có thể trò chuyện với khách hàng để biết cảm nhận của họ và có sự chuẩn bị tốt nhất cho ngày khai trương.

Cần chuẩn bị gì cho ngày soft opening?

Xác định thời gian

Thời gian chuẩn bị cho sự kiện soft opening cần thực hiện ít nhất 1 hoặc 2 tuần trước khi ngày khai trương diễn ra. Điều này giúp cho chủ đầu tư có thời gian để tiếp nhận ý kiến đến từ khách hàng và có thay đổi kịp thời về thực đơn, nhân sự, trang trí, set up bàn tiệc… Thậm chí, nhiều nhà hàng còn tổ chức một loạt buổi soft opening để bán thử nghiệm nhằm đạt được kết quả tốt nhất cho ngày hoạt động chính thức.

Lựa chọn khách mời

Tiếp đến, bạn cần lên danh sách khách mời cho buổi soft opening. Sau đó, bạn chuẩn bị thiệp mời để gửi đến họ nhằm thể hiện sự tôn trọng và mong đợi tham dự. Thông thường, chủ đầu tư nhà hàng sẽ lựa chọn khách mời là thành viên trong gia đình hoặc bạn bè. Họ là những người sẽ sẵn sàng đưa ra những lời góp ý, phê bình chân thực nhất nhưng hạn chế là dễ dàng bỏ qua sai sót chưa kịp hoàn thiện của nhà hàng.

Hoàn chỉnh quy trình thực hiện

Tuy là buổi bán thử nghiệm sản phẩm và kiểm tra chất lượng dịch vụ nhà hàng nhưng tất cả quy trình đều phải được thực hiện kỹ lưỡng và cẩn thận nhất. Chất lượng phục vụ tại soft opening chính là tấm gương phản ánh chính xác nhất thành công của ngày khai trương sắp tới. Quy trình càng được thực hiện hiệu quả, những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra càng giảm xuống mức tối thiểu.

Miễn phí bữa ăn hoặc tặng quà

Mục đích của ngày soft opening không phải là kinh doanh mà là để ghi nhận ý kiến đến từ khách hàng và hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ. Do đó, nhà hàng của bạn cần chuẩn bị những món quà hoặc miễn phí bữa ăn để thay cho lời cảm ơn đến họ. Đồng thời, điều này còn giúp thu hút đông đảo thực khách muốn tham gia.

Soft opening và Grand opening là hai sự kiện lớn trong kinh doanh nhà hàng mà bất kỳ chủ đầu tư nào cũng phải đầu tư kỹ lưỡng. Có thể nói, hai sự kiện này chính là bước đệm quan trọng để giúp nhà hàng đến gần hơn với thực khách và phát triển dài lâu.

Hy vọng qua bài viết Soft openning và Grand opening là gì sẽ giúp cho bạn nắm bắt được những thông tin hữu ích để chuẩn bị cho ngày khai trương thành công. Nếu bạn đang tìm một khóa học để nâng cao kỹ năng Quản trị Nhà hàng Khách sạn, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ số hotline, các bạn tư vấn viên của Hướng Nghiệp Á Âu sẽ tư vấn cho bạn.

: Cúng Dường Là Gì? Bố Thí Là Gì?

Bồ Tát tu bố thí đối với tất cả chúng sanh. Bồ Tát Phổ Hiền không phải tu bố thí, mà Ngài tu cúng dường. Bồ Tát thông thường, người thông thường cũng như vậy, đối với Phật, đối Bồ Tát, đối với trưởng bối thì mới cúng dường, còn đối với đồng bạn, đối với mọi người thông thường thì đều là bố thí. Kỳ thật bố thí cùng cúng dường chỉ là một việc nhưng tâm thì không như nhau, một là có tâm cung kính, một là không có tâm cung kính. Không có tâm cung kính thì là bố thí, có tâm cung kính thì là cúng dường. Tâm cung kính không đạt đến được tiêu chuẩn của Phổ Hiền vẫn gọi là bố thí, vẫn không phải là cúng dường, phải đạt đến được tiêu chuẩn của Phổ Hiền, chân thành cung kính. Cho nên, hạnh Phổ Hiền bố thí đối với tất cả chúng sanh đều giống như tâm trạng cung kính cúng dường cho chư Phật vậy. Điều này chúng ta phải nên học. Đặc biệt là bố thí cho người dưới, bố thí cho một số người nghèo khổ, nhất định không được nói: “Nào, đến đây nào! Đây là ta bố thí cho ngươi đây”, dùng cái tâm khinh mạn, không hề xem người ta ra gì. Khi nào thái độ của chúng ta có thể chuyển đổi, xem thấy người nghèo khổ, thậm chí xem thấy người ăn mày, chúng ta bố thí phần đó cho họ đều dùng cái tâm cung kính mà bố thí như cúng dường cho chư Phật, thì đó chính là lúc bạn đang tu “quảng tu cúng dường”.

Điều “quảng tu cúng dường” này ở trong “Kinh Hoa Nghiêm” giảng được rất tường tận, giảng được rất nhiều. Dùng tâm Phổ Hiền tu bố thí chính là “quảng tu cúng dường”, cảnh giới ở ngay trong đây rất rộng, vô lượng vô biên. Vì để nói pháp phương tiện khởi kiến nên Phật đem vô lượng vô biên những sự tướng này quy nạp thành ba loại lớn là bố thí tài, bố thí pháp, bố thí vô úy. Trong cúng dường thì có cúng dường tài, cúng dường pháp, vô uý đã bao gồm ở trong tài và pháp.

Bồ Tát Phổ Hiền ở trong phẩm Hạnh Nguyện lại đặc biệt làm ra một loạt sự so sánh cho chúng ta, so sánh công đức thù thắng. Ngài đã nói, cho dù bạn dùng bảy báu của đại thiên thế giới bố thí (việc này không phải người thông thường có thể làm được, ai có thể có tiền của nhiều đến như vậy), đều không thể so với bố thí một câu pháp. Bồ Tát Phổ Hiền đã nói như vậy ở trong “Kinh Hoa Nghiêm”. Trên “Kinh Kim Cang Bát Nhã”, Thích Ca Mâu Ni Phật cũng nói: “Bố thí bảy báu đại thiên thế giới, công đức không bằng nói cho người nghe bốn câu kệ”. Bạn vì người diễn nói bốn câu kệ, chính là tùy tiện nói bốn câu nào đó trên “Kinh Kim Cang”, công đức này vượt qua những bố thí thông thường, vượt qua cả bố thí bảy báu của đại thiên thế giới. Thật có công đức lớn đến như vậy sao? Tôi không tin tưởng! Không những tôi không tin tưởng, mà không có người nào tin. Bạn xem qua trong xã hội ngày nay, tu một ít tài bố thí, làm một ít việc từ thiện, thì báo chí, tạp chí, truyền hình đều tán dương, bạn đi ra bên ngoài là người đại thiện, không ai mà không tán thán bạn; bạn ở nơi đây bố thí pháp, đừng nói bốn câu kệ, bạn giảng hết một bộ Kinh này, khi đi ra ngoài cũng không ai biết bạn, không ai cung kính bạn, ai mà xem trọng bạn? Bạn có công đức gì, bạn đối với xã hội này có cống hiến gì chứ? Người thế gian chỉ xem sự tướng trước mắt, không hề xem thấy nhân quả về sau. Sự việc này Phật tường tận, Phật thông suốt, lời Phật nói ngàn vạn lần chính xác, một chút cũng không sai, vì sao vậy? Bố thí bảy báu của đại thiên thế giới là chỉ giải quyết được một ít khó khăn ở ngay trong đời sống trước mắt cho chúng sanh, hay nói cách khác, họ đáng phải luân hồi thế nào thì vẫn phải luân hồi như thế đó, đáng sanh tử thế nào thì vẫn phải sanh tử như thế đó, không giải quyết được vấn đề, chỉ có thể nói giải quyết được chút vấn đề ở trên đời sống vật chất hiện tại này mà thôi. Họ không có chỗ ở, bạn xây phòng ốc cho họ; họ không có cái ăn, bạn cúng dường cái ăn cho họ, bạn chỉ giải quyết những khó khăn này cho họ. Thế nhưng nghe bốn câu kệ, thậm chí nghe một câu Kinh Phật, bạn chỉ nghe được một câu thì “một khi nghe qua tai, mãi mãi trồng căn lành”, công đức này quyết định không hề bị tiêu mất. Phật dùng hạt giống Kim Cang này gieo vào trong A Lại Da thức của bạn. Ngay trong đời này cho dù bạn không được lợi ích, nhưng đời sau bạn gặp được Phật pháp tiếp tục mà tu, tiếp tục mà thành tựu. Nếu đời sau không được lợi ích thì còn đời sau nữa, thậm chí đến vô lượng kiếp sau, sẽ có một ngày nhân duyên chín muồi, nhờ vào nhân duyên bạn nghe Kinh lần này, bạn liền siêu việt ba cõi, siêu việt mười pháp giới, thành Phật làm Tổ. Công đức lợi ích này tuyệt đối không phải là bảy báu của tam thiên đại thiên thế giới có thể so bì được. Đạo lý ở ngay chỗ này, Phật không hề nói sai sự thật. Cho nên, tài bố thí không bằng pháp bố thí. Nếu chúng ta muốn tu công đức thù thắng thì nhất định phải tu pháp bố thí.

Về pháp bố thí, tôi không biết giảng Kinh thì tôi làm sao bố thí pháp, tôi phải tu bằng cách nào? Bạn không biết giảng Kinh, nhưng bạn biết niệm A Di Đà Phật thì được rồi. Nếu bạn thật biết, thì suốt ngày bạn bố thí pháp này không biết là cho biết bao nhiêu người. Khi nói chuyện với người, bạn nói: “A Di Đà Phật!”, đó là bạn bố thí pháp cho họ rồi. Hiện tại các vị ngày ngày không rời khỏi điện thoại, khi vừa cầm đến điện thoại thì “A Di Đà Phật!”, mỗi câu A Di Đà Phật gieo vào trong A Lại Da Thức của đối phương, tương lai họ sẽ nhờ vào một câu A Di Đà Phật này vãng sanh bất thoái thành Phật. Duyên thù thắng thì họ một đời này thành tựu, nếu duyên không thù thắng, hoặc là đời sau thành tựu, họ quyết định được độ, nhất định vãng sanh. Ngày nay người tin theo tà giáo đều không nên lo. Có một số đồng tu hỏi tôi: “Những người tà giáo đó muốn xin sách chúng ta, chúng ta có cho họ hay không?”. Tôi nói: “Cho đi! Tại vì sao không cho chứ?”. Cho họ chính là độ họ, cho dù họ tà ác thế nào, danh hiệu A Di Đà Phật này họ nghe được rồi, hình tượng A Di Đà Phật này họ thấy rồi, vậy thì được rồi, tà cũng được độ. Ngay đời này tà thì họ phải chịu quả báo, họ phải chịu quả báo của địa ngục A Tỳ. Quả báo của địa ngục A Tỳ chịu xong rồi, thì họ vẫn gặp được Phật pháp, họ vẫn được độ.

Dường như là năm trước (tôi không nhớ rõ lắm), tôi ở ngay nơi đây giảng qua một lần “Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh”. Kinh văn vừa mở ra, Phật liền nêu ra một thí dụ, có người nói xấu hủy báng hai vị tỳ kheo. Hai vị xuất gia này là pháp sư giảng Kinh nói pháp. Có người muốn phá hoại pháp hội đạo tràng này, nên nói xấu hai vị tỳ kheo này là phá giới, không có đức hạnh, khiến cho người nghe bị mất đi tín tâm đối với hai vị pháp sư này. Người tạo tội nghiệp này đọa địa ngục một ngàn tám trăm vạn năm. Một ngàn tám trăm vạn năm là niên số của nhân gian chúng ta, họ nhận chịu ở trong địa ngục, đó thật là vô lượng kiếp. Địa ngục thật là quá khổ, qua ngày như năm. Qua sau một ngàn tám trăm vạn năm, họ còn phải chịu dư báo, đó chính là đọa ngạ quỷ, súc sanh. Đến nhân gian họ còn phải chịu ác báo. Dư báo báo tận thì mới có lại được thân người, lại gặp được Phật pháp. Thời kiếp này thật quá dài, bốn vị Phật qua đi, Phật nói, sự việc này xảy ra là vào thời đại của Phật Câu Lưu Tôn. Như vậy mới biết được, tạo khẩu nghiệp thật là đáng sợ, vì sao vậy? Bạn làm mất đi cơ duyên nghe pháp của người khác, làm cho một người ở ngay trong một đời có cơ hội được độ bị phá đi, tội nghiệp này của bạn rất nặng, cho nên cảm chịu khổ báo thời gian dài đến như vậy. Thế nhưng sau khi tội báo hết rồi, tất nhiên trong A Lại Da thức của họ còn có chủng tử của Phật, cho nên sau khi chịu xong quả báo (thời gian này thì thật là quá dài, dùng kiếp để tính), còn dựa vào hạt giống Kim Cang này tu hành chứng quả, vãng sanh bất thoái thành Phật. Không một ai mà không được độ. Người tạo tác tội nghiệp, chúng ta phải nên biết, chỉ là họ còn có một đoạn khổ nạn phải chịu, nhận xong đoạn khổ nạn này thì vẫn là bằng hữu ở Hải Hội Liên Trì của Tây Phương, vẫn là phải gặp mặt, thế nhưng đoạn khổ nạn này họ không cách gì tránh khỏi. Các vị đồng tu! Các vị tường tận những đạo lý này, hiểu rõ chân tướng sự thật thì phải nên cảnh giác. Thiện nhất định phải tu, ác thì nhất định không được làm, thà bỏ thân mạng ta cũng không làm ác. Sinh mạng không đáng tiếc. Thiện căn, phước đức, nhân duyên là quan trọng, nhất định phải giữ lấy.

Bồ Tát Phổ Hiền nói pháp cúng dường, pháp cúng dường cũng rất là rộng lớn, ở trong phẩm Hạnh Nguyện nói cho chúng ta nghe bảy đại cương. Bồ Tát đại từ đại bi, đều là muốn chúng ta phải ở ngay trong cuộc sống thường ngày biết được bắt đầu học từ đâu.

Nam Mô A DI Đà Phật! Trích Kinh Vô Lượng Thọ Lần 10, năm 1998, tập 6- HT. Tịnh Không chủ giảng

– [Khai Thị]: Đọc Kinh To Rõ Để Chúng Sanh Vô Hình Được Nghe.

– [Khai Thị]: Đây Là Lời Chúc Phúc Rất Viên Mãn, Rất Hoan Hỷ, Chúng Ta Vừa Gặp Mặt Thì Câu Đầu Tiên Liền Nói A Di Đà Phật.

– [Khai Thị]: Mỗi Tối Trước Khi Ngủ Nên Quán Tưởng.

– [Thư Đáp]: Tổ Sư Ấn Quang Trả Lời Thư, Gửi Đến Pháp Sư Đế Nhàn.

– [Vấn Đáp]: Có Nên Hiến Những Bộ Phận Trong Thân Thể Cho Người Khác Hay Không?

– [Khai Thị]: Phật Bồ Tát Vẫn Luôn Âm Thầm Dấn Thân Vào Công Tác Giáo Dục Để Giáo Hóa Chúng Sanh. Giáo Dục Phật Đà Là Nền Giáo Dục Chí Thiện Viên Mãn.

– [Khai Thị]: Cầu Sanh Tây Phương Cực Lạc Còn Dễ Hơn Cầu Đời Sau Lại Được Làm Người.

– [Khai Thị]: Hòa Thượng Tịnh Không Nói Về Đại Cư Sỹ Lý Bỉnh Nam

– [Khai Thị]: Chúng Ta Niệm Phật Không Đạt Công Phu Thành Phiến Vì Thích Nói Chuyện Xả Giao Nói Chuyện Quá Nhiều.

– [Vấn Đáp]: Quên Chuyện Người Khác Mắc Lỗi Đi Thì Bạn Sẽ Có Công Đức Vô Lượng, Sẽ Đạt Được Tâm Thanh Tịnh.

– [Khai Thị]: Ở Thế Giới Ta Bà Tu Hành 1 Ngày Bằng Vởi Ở Thế Giới Cực Lạc Tu Hành 100 Năm.

– [Khai Thị]: Phương Pháp Có Thể Giúp Ta Đảm Bảo Tuổi Già Được Bình An Và Ra Đi Trong Chánh Niệm.

Người Công Bình Là Gì?

Trên thế gian này có rất nhiều người đang sống. Tuy rất nhiều người như cát bờ biển tự xưng rằng tin Đức Chúa Trời, nhưng Đức Chúa Trời phán rằng khi Ngài ngó xuống loài người thì chẳng có một người nào công bình hết, chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời, cũng chẳng có một người làm điều lành.

“như có chép rằng: Chẳng có một người nào công bình hết… Chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời… Chẳng có một người làm điều lành, dẫu một người cũng không.” Rôma 3:10-12

Vậy thì, người công bình mà Đức Chúa Trời công nhận là người như thế nào? Theo lời dạy dỗ Kinh Thánh thì nếu không phải người công bình thì chẳng có ai tìm kiếm hoặc đến gần Đức Chúa Trời được.

Trước khi phạm tội thì Ađam, tổ tiên của loài người, luôn tìm kiếm Đức Chúa Trời và gần gũi Ngài. Tuy nhiên sau khi phạm tội hái ăn trái biết điều thiện và điều ác, dù nghe thấy giọng tiếng Đức Chúa Trời gọi rằng “Ađam à! Ađam à!” thì Ađam đã không thưa “Vâng, tôi ở đây!” và ra mắt Ngài ngay, ngược lại Ađam đã tránh mặt Đức Chúa Trời. Ngay từ giây phút trở thành tội nhân, Ađam đã sợ hãi Đức Chúa Trời, muốn né tránh cách xa khỏi Ngài. Vì tội lỗi chính mình gây ra, tâm linh Ađam đã có sự biến hoá như vậy.

Người làm theo y như lời của Đức Chúa Trời là người công bình

Mỗi khi có cảm giác rằng xa lạ và muốn né tránh Đức Chúa Trời, thì chúng ta phải nhận ra rằng “Ôi! Tôi đang dần rời xa sự công bình”, và hãy quay trở lại. Thông qua công việc của Nôê, trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu định nghĩa về “người công bình” để biết rằng phải đứng trên lập trường nào, và phải làm việc gì thì mới có thể trở thành người công bình luôn gần gũi với Đức Chúa Trời.

“Nầy là dòng dõi của Nôê. Nôê trong đời mình là một người công bình và trọn vẹn, đồng đi cùng Đức Chúa Trời.” Sáng Thế Ký 6:9

Vậy, hãy tìm hiểu xem bởi công việc gì mà Nôê đã được Đức Chúa Trời khen ngợi là người công bình và trọn vẹn.

“Bởi đức tin, Nôê được Chúa mách bảo cho về những việc chưa thấy, và người thành tâm kính sợ, đóng một chiếc tàu để cứu nhà mình; bởi đó người định tội thế gian, và trở nên kẻ kế tự của sự công bình đến từ đức tin vậy. Bởi đức tin, Ápraham… ở trong các trại, cũng như Ysác và Giacốp, là kẻ đồng kế tự một lời hứa với người. Vì người chờ đợi một thành có nền vững chắc, mà Đức Chúa Trời đã xây cất và sáng lập.” Hêbơrơ 11:7-10

Công việc mà người công bình Nôê làm là gì? Nôê đã hiểu ra ý muốn của Đức Chúa Trời, Đấng sẽ phán xét thế gian vào thời đại ấy, và đóng một chiếc tàu theo như lời Đức Chúa Trời mách bảo. Vì Nôê đóng tàu theo lời phán dặn của Đức Chúa Trời, nên Kinh Thánh gọi Nôê là người công bình và là kẻ kế tự của sự công bình.

Hơn nữa, những người được gọi một cách vinh hiển là tổ tiên của sự công bình, tổ tiên của đức tin như Ápraham, Ysác và Giacốp, đều có đức tin tuyệt đối vào Đức Chúa Trời. Thế nên, họ có thể vâng phục thi hành tất thảy mọi điều Đức Chúa Trời phán hãy làm, dù đó là bất cứ việc gì.

Với đức tin tuyệt đối vào Đức Chúa Trời, Nôê đã đóng một chiếc tàu và cứu rỗi gia đình mình lẫn thế gian. Công việc của Nôê là việc công bình nhất trong con mắt của Đức Chúa Trời, và khiến Nôê được trở thành kẻ kế tự của sự công bình.

“Về đức tin, cũng một lẽ ấy; nếu đức tin không sanh ra việc làm, thì tự mình nó chết… Nhưng, hỡi người vô tri kia, ngươi muốn biết chắc rằng đức tin không có việc làm là vô ích chăng… Thế thì, ngươi thấy đức tin đồng công với việc làm, và nhờ việc làm mà đức tin được trọn vẹn… Vả, xác chẳng có hồn thì chết, đức tin không có việc làm cũng chết như vậy.” Giacơ 2:17-26

Sách Giacơ đã biểu hiện rõ ý muốn của Đức Chúa Trời về “sự công bình “. Đức Chúa Trời không coi việc chỉ biết lời Ngài là sự công bình, nhưng coi sự làm theo trọn vẹn lời phán của Ngài là sự công bình.

Chúng ta cũng tin vào Đức Chúa Trời, cũng tin rằng Đức Chúa Trời sẽ nhóm lại mười bốn vạn bốn ngàn, lại cũng tin rằng Đức Chúa Trời sẽ dẫn dắt những người dân ở trong lẽ thật giao ước mới được đi vào Nước Thiên Đàng vĩnh cửu. Hơn nữa, chúng ta đang hết lòng, hết ý, hết linh hồn yêu mến Đức Chúa Trời, sốt sắng làm tròn chức vụ truyền đạo, và đang gắng sức để giữ trọn vẹn tất thảy mọi luật pháp của Đức Chúa Trời, và làm theo ý muốn của Ngài. Việc đưa đức tin vào việc làm được Đức Chúa Trời gọi là “sự công bình” nên người làm theo như lời phán của Đức Chúa Trời là người công bình, là người trọn vẹn.

Giống như Nôê và Ápraham được gọi là người công bình, thì ngày nay mười bốn vạn bốn ngàn được gọi là người công bình là bởi họ không chỉ tin thực sự vào Đức Chúa Trời, mà còn đặt đức tin ấy vào việc làm nữa.

Người chỉ tin rằng “Ồ! Ngày Sabát là đúng!” thì sẽ không thể được nhận phước lành. Phải là người giữ ngày Sabát một cách chí thánh mới có thể được nhận phước lành của Đức Chúa Trời được hứa thông qua ngày Sabát. Giống như vậy, người chỉ tin rằng “Ồ! Lễ Vượt Qua là đúng” thì làm sao có thể được nhận phước lành đây? Phải ăn bánh và uống rượu nho Lễ Vượt Qua theo điều răn của Đức Chúa Jêsus, thì mới được nhận ấn của Đức Chúa Trời và phước lành sự sống đời đời được hứa thông qua Lễ Vượt Qua.

Phước lành của người công bình được thể hiện bằng đức tin có việc làm

Tất thảy những người đặt đức tin vào việc làm đều đã được nhận phước lành. Vào thời đại ngày nay cũng vậy, khi chúng ta hết mình phụng sự Đức Chúa Trời, truyền đạo và làm theo chế độ giao ước mới mà Đức Chúa Trời lập nên bởi 3 kỳ 7 lễ trọng thể v.v… thì chúng ta cũng sẽ được gọi là người công bình của thời đại này, và cũng được nhận phước lành nữa. Điều ấy chính là sự quan phòng và là ý muốn của Đức Chúa Trời. Thế nên, Kinh Thánh đã nói rằng nhờ việc làm mà đức tin được trọn vẹn, và được gọi là công bình, chứ không phải nhờ chỉ riêng đức tin đâu.

Khi nghe thấy lời Đức Chúa Trời phán dặn đóng một chiếc tàu, nếu Nôê chỉ tin rằng việc đóng chiếc tàu là đúng, mà không thực tiễn việc ấy, thì liệu Đức Chúa Trời có gọi Nôê là người công bình, và là người trọn vẹn chăng?

Mặc dù là việc thật khó thực hiện vào thời đại ấy, nhưng Nôê đã đưa việc ấy vào thực tiễn bằng tấm lòng vâng phục. Kinh Thánh không ghi chép chính xác về khoảng thời gian mà Nôê đóng tàu, nhưng các học giả dự tính rằng Nôê phải mất hàng chục năm để đóng chiếc tàu ấy. Hãy nghĩ tới chi phí đầu tư trong suốt khoảng thời gian ấy bao gồm tiền lương của công nhân, tiền mua nguyên vật liệu, phí ăn uống v.v…, có lẽ đó đã là số tiền mang tính thiên văn học. Vào thời đại kỹ thuật chưa phát triển ấy, tất thảy mọi việc đều phải làm thủ công bằng tay, nên có lẽ phải đến 100 người đã tham gia vào việc đóng tàu không kể ngày đêm. Nôê đã dành rất nhiều thời gian và chi phí khổng lồ cho việc đóng tàu, nên có thể thấy rằng Nôê đã dành cả cuộc đời mình cho việc đóng tàu.

Hơn nữa, người đương thời chưa từng một lần trải nghiệm lũ lụt cho tới khi ấy, nên họ đã chê cười, nhạo báng, miệt thị Nôê, và gia đình ông trong suốt mấy chục năm cho tới tận khi hoàn thành việc đóng tàu. Tuy nhiên, Nôê đã chỉ vâng phục theo lời phán của Đức Chúa Trời, và đã đóng chiếc tàu. Nhờ đó mà tên của Nôê được tỏa sáng rạng ngời cho thế hệ sau, và ông được khen ngợi là người công bình, người trọn vẹn.

Ápraham, tổ tiên của đức tin, cũng bày tỏ đức tin có việc làm. Dù Đức Chúa Trời phán rằng hãy dâng đứa con một yêu dấu Ysác làm của lễ, nhưng Ápraham đã vâng phục lời Ngài mà không một lời lằm bằm hoặc bất mãn. Việc dâng con trai Ysác, được sanh ra khi Ápraham tròn 100 tuổi, làm của lễ thiêu, là một việc khó vâng phục nhất đối với Ápraham. Nếu Đức Chúa Trời đã phán rằng hãy dâng tài sản, hoặc hãy từ bỏ quyền thế thì Ápraham đã có thể dễ dàng dâng lên tất thảy. Tuy nhiên thật là khó nghĩ và đau đớn biết bao cho Ápraham khi Đức Chúa Trời phán rằng hãy dâng con một Ysác còn quí hơn mạng sống của bản thân Ápraham, làm của lễ?

Nếu đề cao suy nghĩ của loài người, thì Ápraham đã có thể bất mãn với lời phán của Đức Chúa Trời, tuy nhiên, Ápraham đã không hề lằm bằm hoặc bất mãn với Đức Chúa Trời. Ápraham đã vâng phục lời phán của Đức Chúa Trời, quyết định tự nguyện dâng lên Ysác vì nghĩ rằng Đức Chúa Trời đã ban cho Ysác, nên Ngài cũng có quyền đòi lại Ysác. Đức Chúa Trời đã vui lòng biết bao khi trông thấy đức tin vâng phục của Ápraham. Nên Ápraham không những được gọi là tổ tiên của đức tin mà còn được nhận lãnh phước lành dư dật từ Đức Chúa Trời nữa.

Đối với mỗi người đều có thứ quí trọng nhất trên thế gian này. Thứ quí trọng nhất đối với Ápraham là con cái, đối với Nôê là vật chất. Đôi khi Đức Chúa Trời yêu cầu thứ quan trọng nhất đối với mỗi người. Đức Chúa Trời yêu cầu như vậy không phải là do ghét bỏ người đó, mà ấy là vì Ngài muốn ban phước lành lớn lao cho người đó.

Hãy so sánh đức tin của chúng ta với công việc của người công bình Ápraham, và của Nôê để kiểm điểm xem đức tin của chúng ta chỉ là đức tin nói bằng môi miệng hay là đức tin có việc làm, biết thực tiễn lời của Đức Chúa Trời. Đức tin mà Đức Chúa Trời công nhận là công bình và vui mừng nhất chính là việc hy sinh thứ quí giá nhất đối với bản thân mình để cứu rỗi linh hồn.

Chúng ta là những người trông cậy vào Nước Thiên Đàng và tin vào Thánh Linh và Vợ Mới. Chúng ta đang tin chắc rằng trong tương lai không xa tất thảy những người nhà Nước Thiên Đàng bị thất lạc sẽ được trở về Siôn. Thế nên chúng ta đang cứu những linh hồn đáng thương đang chết dần, bằng cách truyền cho họ lẽ thật, là dây nối sự sống, với đức tin có việc làm mà Đức Chúa Trời công nhận là công bình. Giống như Nôê, chúng ta đang dựng nên Siôn, là chiếc tàu của sự cứu rỗi, tại khắp mọi nơi trên thế giới và đang nhóm lại nhiều linh hồn vào chiếc tàu ấy. Khi thấy các anh chị em Siôn đang đồng tham vào công việc Tin Lành theo lời tiên tri của Đức Chúa Trời, tôi cảm nhận rằng các anh chị em đang trở thành những người công bình của thời đại này, là những người đang làm tấm gương đức tin có việc làm giống Ápraham và Nôê.

Từ giờ chúng ta hãy bỏ đi suy nghĩ tính toán này nọ của bản thân, mà hãy học theo tấm gương của Nôê, người vâng phục bởi đức tin, để trở thành mười bốn vạn bốn ngàn, là những người công bình của thời đại cuối cùng này khiến Đức Chúa Trời vui lòng.

Hãy trở thành người làm việc công bình theo gương của đức tin

Đức Chúa Trời đã phán rằng chẳng có một người nào công bình hết, dẫu một người cũng không. Thông qua các đấng tiên tri của đức tin xuất hiện trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời đã làm thức tỉnh chúng ta về phương pháp để có thể trở thành người công bình vào thời đại này. Không chỉ riêng đức tin, mà việc làm và đức tin phải kết hợp hài hòa, và phải chuyển điều đang tin thành việc làm thì đức tin ấy mới là đức tin đúng đắn, là đức tin sống.

Giống như các tổ tiên của đức tin đã được trở thành người công bình bởi đức tin có việc làm, thì chúng ta phải nỗ lực tin và thực tiễn theo như lời phán của Đức Chúa Trời để có thể được Đức Chúa Trời gọi là người công bình.

Trên thế gian này có tồn tại sự công bình và cái ác. Vậy, chúng ta có thể phân biệt sự công bình và cái ác bởi cái gì? Sự công bình và cái ác được phân biệt bởi hành động của những người thực hiện chúng. Xưa kia, các tổ tiên của đức tin được xưng là người công bình bởi hành động công bình của họ, còn những người thế gian bị gọi là kẻ ác bởi họ chỉ làm những việc ác độc.

“Nếu Ngài chẳng tiếc thế gian xưa, trong khi sai nước lụt phạt đời gian ác nầy, chỉ gìn giữ Nôê là thầy giảng đạo công bình.” II Phierơ 2:5

Từ giờ, trong suốt thời gian còn lại, chúng ta phải trở thành người công bình xứng đáng với Đức Chúa Trời, bằng nỗ lực đóng tàu và nhóm lại hết thảy những người phải lên tàu. Nôê đã đưa lên tàu 8 người nhà bao gồm cả bản thân và các loại thú các dạng các sắc, theo như mệnh lệnh của Đức Chúa Trời. Tất thảy các loài thú đã vâng phục lên tàu, còn những người khác thì sao? Họ đều không vâng phục và không lên tàu.

Trong Kinh Thánh, tất thảy loài người ngoại trừ dân Ysơraên, được gọi là người ngoại bang, và cũng được ví với các loại thú vật. Tuy nhiên, dù là người ngoại bang nhưng nếu vâng phục lời phán của Đức Chúa Trời, trở về Siôn, là con tàu của sự cứu rỗi, và hầu việc Đức Chúa Trời bởi đức tin có việc làm thì sẽ được nhận lời hứa ban sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời vào những ngày sau rốt. Đó là lý do chúng ta, là những người ngoại bang, đang trông mong Nước Thiên Đàng và vâng phục lời phán của Đức Chúa Trời.

“Trong đời Nôê thể nào, khi Con người đến cũng thể ấy. Vì trong những ngày trước nước lụt, người ta ăn, uống, cưới, gả như thường cho đến ngày Nôê vào tàu, – và người ta không ngờ chi hết cho đến khi nước lụt tới mà đùa đem đi hết thảy, – Khi Con người đến cũng như vậy.” Mathiơ 24:37-38

Đức Chúa Jêsus nói rằng những ngày sau rốt sẽ giống với đời Nôê. Tất thảy người dân được cứu rỗi phải trốn vào Siôn, là con tàu phần linh hồn, thì Tin Lành thời đại này mới được hoàn thành. Con tàu đã được đóng sẵn mà những người dân được nhận sự cứu rỗi không lên tàu, thì ý nghĩa của con tàu sẽ bị mất đi. Vậy làm thế nào để dẫn dắt được nhiều linh hồn vào con tàu của sự cứu rỗi? Hãy học về điều này thông qua công việc của các thánh đồ Hội Thánh Sơ Khai.

“… Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện… Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung… Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ; còn ở nhà, thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà, ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh.” Công Vụ Các Sứ Đồ 2:41-47

Tất thảy các thánh đồ được nhận sung mãn Đức Thánh Linh vào ngày Lễ Ngũ Tuần, đã chăm chỉ cầu nguyện, sốt sắng truyền đạo và làm những việc công bình, thiện lành, nên tiếng tán dương Đức Chúa Jêsus tự khắc được thốt ra từ miệng của nhiều người. Giống như vậy, nếu chúng ta cũng nỗ lực hết sức trong việc cứu rỗi linh hồn thì Đức Chúa Trời sẽ cảm động và đẹp lòng đến nỗi mỗi ngày Ngài sẽ lấy những người được cứu thêm vào Hội Thánh.

“Phierơ và Giăng đương nói với dân chúng… Họ bắt hai người giam vào ngục cho đến bữa sau, vì bấy giờ đã tối rồi. Dầu vậy, có nhiều người đã nghe đạo thì tin, số tín đồ lên đến độ năm ngàn.” Công Vụ Các Sứ Đồ 4:1-4

Đương thời Hội Thánh Sơ Khai, các thánh đồ ngày nào cũng nhóm hiệp lại với nhau bằng tấm lòng thuần khiết và vui mừng, cùng dạn dĩ kêu la rằng Đấng Christ cứu rỗi thời đại này chính là Đức Chúa Jêsus, nên Đức Chúa Trời đã mở lòng những người nghe và khiến họ được cảm động. Nhờ đó lịch sử kỳ diệu chỉ trong phút chốc tận năm ngàn người được cứu rỗi, đã được xảy ra.

Chúng ta phải tìm hiểu xem vào lúc nào và bởi hành động nào mà các đấng tiên tri đức tin đã được nhận phước lành, và trong trường hợp nào mà Đức Chúa Trời đã lấy những người được cứu thêm vào Hội Thánh. Và vào thời đại này chúng ta cũng phải học theo gương đức tin của các thánh đồ Hội Thánh Sơ Khai để mỗi ngày đều tăng thêm số người được cứu vào Hội Thánh. Thời đại này, người ta nói rằng tin Đức Chúa Trời mà lại không thực hiện theo ý muốn của Đức Chúa Trời, giống như Đức Chúa Trời nói rằng “Chẳng có một người nào công bình hết, dẫu một người cũng không.” Chúng ta, là những người được tiếp nhận sứ mệnh đấng tiên tri vào thời đại cuối cùng, phải gần gũi với Đức Chúa Trời hơn nữa bằng đức tin đồng công việc làm công bình, đức tin sống.

Khi làm những việc công bình thì niềm vui cứ liên tiếp nảy sinh. Khi dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời bằng niềm vui sung mãn và làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời dù là bất cứ việc gì thì sẽ biết được sự quan phòng và ý muốn của Đức Chúa Trời được ghi chép trong 66 quyển Kinh Thánh. Người không có việc làm dù đọc Kinh Thánh đến một trăm lần, một ngàn lần, cũng không thể hiểu lời sâu sắc của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, người làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời có thể hiểu tất thảy, kể cả những phần khó hiểu trong Kinh Thánh.

Sự trông mong của chúng ta là nhanh chóng tìm kiếm mười bốn vạn bốn ngàn để trở về Nước Thiên Đàng. Vậy thì chúng ta không thể không nghĩ rằng làm thế nào mà trong khoảng thời gian rất ngắn, Hội Thánh Sơ Khai đã có thể dẫn dắt được nhiều thánh đồ vào lẽ thật đến như vậy. Lý do là họ đã làm theo y nguyên lời Kinh Thánh. Kinh Thánh dạy dỗ tất thảy mọi phương pháp để làm việc công bình.

Đức Chúa Trời đang biến đổi chúng ta từ người chưa được trọn vẹn thành người trọn vẹn. Tôi khẩn thiết mong tôi cùng các anh chị em hãy tiếp nhận ý muốn của Đức Chúa Trời, thực hiện việc công bình lớn lao hơn cả Nôê, để được Đức Chúa Trời khen là người công bình, người trọn vẹn.

Hỡi những người công bình luôn làm những việc công bình bởi đức tin có việc làm! Hãy làm thức tỉnh thời đại đang ngủ yên và chết dần này, bằng công việc của Thánh Linh lớn lao và mạnh mẽ gấp bảy lần Hội Thánh Sơ Khai.

Mở Cửa Mả Là Gì

Rate this post

Mở cửa mả là gì ? Cúng mở cửa mả như thế nào 

Tìm hiểu về tục mở cửa mả

Việt Nam ta vốn không có tục mở cửa mả, sau này được du nhập từ tập tục của Trung Quốc vào nước ta. Tục mở cửa mả mang đậm màu sắc của Nho giáo. Mở cửa mả còn được gọi là lễ khai mộ, là loại lễ làm trước khi vào các lễ chính thức trong các đám tang.

Ngày nay, dù nhiều nơi đã không còn giữ tục này nhưng với người dân Nam Bộ đây là một lễ không thể thiếu khi trong gia đình có người mất đi.

Nghi thức mở của mả được nhiều người cho rằng sẽ giúp người đã khuất siêu thoát thường được làm sau 3 ngày. Tính từ ngày người mất nhập quang nên còn gọi là Ngày Tam Chiêu (chiêu vong linh người mất sau 3 ngày).

Quan niệm của họ là sau 3 ngày thì hồn người chết dần dần hội lại nhưng vẫn chưa tỉnh táo, không thể tìm được đường siêu thoát dưới nhiều tầng phía trên như thế nên dù là chôn dưới mộ đất hay mộ được làm từ xi măng thì gia đình của người mất phải thực hiện lễ mở cửa mả để giúp vong linh tìm được đường ra.

Nếu không vong linh không được siêu thoát sẽ phải đau khổ, chịu nhiều đày ải. Chỉ có thể quanh quẩn quanh mộ phần của mình, không thể tiến vào của luân hồi, đầu thai kiếp khác.

Nghi thức này thể hiện sự lo lắng, thương yêu của gia đình có tang đối với người thân. Mong người đã khuất sẽ không phải chịu đau đớn, mà an yên chuyển sang kiếp sau tốt đẹp hơn.

Cúng mở cửa mả cần chuẩn bị những gì

Lễ mở của mả thông thường cần chuẩn bị các vật sau đây: 1 con gà con, 3 ống trúc, 1 cái thang đôi khi cần cả 1 cây lao hoặc cây mía. Gà con được buộc dây vào chân để gia chủ dắt đi quanh mộ phần 3 vòng, nên chọn con có tiếng kêu vang và kêu nhiêu. Tiếng gà con gọi gà mẹ tượng trưng cho hình ảnh người con gọi cha mẹ đã mất của mình. Thể hiện sự tiếc thương, thiếu mất một phần tình thân nhân trong cuộc sống của gia chủ.

Một số người quan niệm, người đã khuất chỉ khi nghe được tiếng gà con của gia đình mình mới hồi hồn, tỉnh táo mà đi chuyển kiếp được. Đối với những người mất lúc còn trẻ hoặc mất lúc chưa có vợ (chồng) thì không bắt buộc phải dắt gà con vào mộ phần.

Tục mở cửa mả ở Việt Nam

Ba ống trúc được dùng trong nghi lễ mở của mả của người dân Nam Bộ tượng trưng cho Tam Cang nghĩa là các mối liên hệ giữa người với người theo quan niệm của các nhà Nho giáo thời xưa, bao gồm: Quân – Thần (mối quan hệ giữa vua và thần tử trong nước). Phụ – Tử (quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong nhà). Phu – Thê (mối quan hệ giữa vợ chồng với nhau).

Ống trúc có chiều dài khoảng 4 tấc (40cm) được vót nhọn 1 đầu để cắm xuống đất. 1 đầu bằng để đựng lần lượt: nước, muối, nước. Phía trên miệng ống trúc phải được bọc lại bằng bao nilon và dây chun.

Cây thang tượng trưng cho Ngũ Thường theo đạo Nho ngày trước: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Cây thang thường dài 5 tấc (50cm) được làm bằng tre, trúc hoặc đôi khi là cây chuối. Nhân gian quan niệm cây thang này sẽ giúp người mất leo lên khỏi mộ phần của mình, có tác dụng như vật dẫn đường.

Số lượng bậc thang của cây thang giả này cũng được quy định theo quan niệm số vía được phân theo giới tính của người xưa – nam thập nữ cửu, tức là cây thang sẽ có 7 bậc nếu là đàn ông, 9 bậc thang nếu là phụ nữ.

Chuẩn bị mâm cúng mở cửa mả

Cây lao hoặc cây mía được sử dụng trong lễ mở cửa mả để thể hiện công ơn dưỡng dục của cha mẹ đối với con cái khi còn sống. Giống như hình ảnh cha mẹ cực khổ, gầy gò giống như cây lao, cây mía vì chăm sóc, nuôi dạy đứa con. Đối với người chưa có con thì không cần phải chuẩn bị thứ này.

Vật dụng dùng để cúng thì gồm: 2 bình hoa, 2 đĩa trái cây, 6 chén chè, 2 đĩa xôi, 1 bộ tam sênh, 7 cái chén nhỏ, 1 bình trà thơm, 250 ml rượu. Hai bình hoa và hai đĩa trái cây để cúng đất đai và vong hồn. Bộ tam sênh có: trứng, thịt, tôm.

Trong đó, trứng tượng trưng cho Thiên, thịt tượng trưng cho Thổ. Tôm tượng trưng cho Thủy. Ngoài ra, còn phải chuẩn bị 18 con chim còn sống dùng để phóng sanh cầu phước lành. Mong hướng công đức cho người đã khuất, giúp vong linh sớm siêu thoát, an lạc.

Tục mở cửa mả là nét riêng biệt thuộc về văn hóa nhân gian miền Nam Bộ. Thể hiện tính trọng tình cảm của người dân nơi đây dù là với người còn sống hay đã khuất.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Grand Opening Là Gì, Soft Opening Là Gì? trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!