Đề Xuất 3/2023 # Hành Hương Về Miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp – Tịnh Biên – An Giang # Top 9 Like | Herodota.com

Đề Xuất 3/2023 # Hành Hương Về Miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp – Tịnh Biên – An Giang # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hành Hương Về Miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp – Tịnh Biên – An Giang mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hành Hương về Miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp – Tịnh Biên – An Giang

Tịnh Biên – An Giang là vùng đất có nhiều huyền thoại linh thiêng cùng danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm, Rừng Tràm Trà Sư, núi Két, cụm di tích chùa Phật Thới Sơn, chùa Phước Điền, đình Thới Sơn…trong đó không thể không nhắc đến Miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp mang giá trị tâm linh sâu sắc, trở thành điểm đến lý tưởng cho khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước.

Khi khai lập, miễu Bà chỉ là một ngôi miễu nhỏ bằng cây lá đơn sơ. Đến năm 2011, qua nhiều lần sửa chữa, miễu được xây dựng uy nghi và to đẹp với quy mô rộng khoảng 1,7 héc-ta. Miễu nhìn ra cánh đồng lúa xanh rì, tạo cho du khách cảm giác thư thái, nhẹ nhàng mỗi khi đặt chân đến đây.

Còn có công trình khác ở phía sau chánh điện như: nhà hậu. Hai bên nhà hậu là hai dãy Đông lang và Tây lang – nơi làm việc của Ban hội miễu, phòng họp, phòng nghỉ của hương chức đình miễu bạn, phòng tiếp khách và phòng lưu trữ trang phục cùng những bảo vật khách thập phương dâng cúng Bà.

Nhà bia liệt sĩ hình lục giác, rộng 186m2, nền cao 0,6m, cột tròn, mái bê tông ốp ngói. Đây là nơi tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc của thị trấn Nhà Bàng.

Với tín ngưỡng dân gian, vẻ đẹp kiến trúc, cùng những đóng góp trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, miễu Bà Chúa xứ Bàu Mướp được công nhận là di tích lịch sử văn hóa của tỉnh An Giang năm 2012.

Hàng năm, cứ đến ngày 19-4 (âm lịch) là người dân địa phương và du khách thập phương lại đến tham gia Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Bàu Mướp, với phần lễ nghi rất long trọng để cầu mong gia đạo yên vui, công việc làm ăn phát đạt. Tính nhân văn, tính linh thiêng trong Lễ hội vía Bà Chúa xứ Bàu Mướp từ lâu đã ăn sâu vào tâm thức cộng đồng cư dân gần xa.

“Cầu Được Ước Thấy” Ở Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp An Giang

Du khách nào đến An Giang du lịch cũng đều nghe kể về những sự tích “cầu được ước thấy” ở Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp An Giang. Bên cạnh những câu chuyện ly kì thì Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp An Giang còn hấp dẫn du khách đến tham quan bởi vẻ đẹp kiến trúc của Chánh Điện, khuôn viên cây xanh và hồ Bàu Mướp.

1. Đôi nét về Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp An Giang

Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp An Giang là một trong những địa điểm du lịch đẹp ở An Giang mà du khách nào cũng biết bởi Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp nổi tiếng linh thiêng không kém Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam. Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp tọa lạc tại thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên. Không chỉ nổi tiếng qua những câu chuyện kể về phúc lành Bà Chúa Xứ Bàu Mướp đem lại cho người dân đến cúng viếng, miếu còn thu hút đông đảo du khách đến tham quan bởi cảnh sắc thiên nhiên đẹp tuyệt vời.

Người đầu tiên lập nên Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp là Phật Thầy Tây An. Thưở ban đầu khi mới vừa được thành lập, Miếu Bà Chúa Xứ ở đây chỉ là một ngôi miếu được dựng nên từ tre, nứa, cây lá rất đơn sơ. Thời đó, trước cửa Miếu Bà Chúa Xứ có một bàu nước ngọt tự nhiên, trên mặt bàu mọc ra những dây mướp rừng xanh tốt nên mới có tên gọi Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp.

Ngay từ khi vừa thành lập, Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp đã trở thành nơi để những người dân di cư đến vùng đất Tịnh Biên khai hoang cúng vái cầu xin bình an, sự che chở. Kể từ khi một số người dân ở đây được Bà ban ơn, che chở thì người dân ở các vùng xung quanh và khách du lịch gần xa đến Miếu Bà cúng vái ngày càng đông. Cùng với đó, những câu chuyện ly kì kể về những người “cầu được ước thấy” tại miếu được lan truyền. Những câu chuyện đó, thật có, giả có, phủ lên miếu một bức màn mờ ảo, đầy huyền bí, khiến khách du lịch tò mò đến đây tìm hiểu.

2. Những điều chưa nói về Bà Chúa Xứ Bàu Mướp

Theo lời kể của người dân sống gần chùa thì Bà Chúa Xứ Bàu Mướp là một trong 12 vị đệ tử của Phật Thầy Tây An. Bà là một người khá bí ẩn và không thường xuyên xuất hiện trước đám đông nên chỉ một số ít người biết về sự tồn tại của Bà. Mọi người chỉ biết đến Bà sau khi Bà đã mất vì Bà thường hiển linh giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người địa phương được Bà giúp đỡ đã đến bà cúng viếng và góp công, góp của xây dựng lại ngôi miếu.

Không chỉ người dân sống quanh vùng mà cả khách du lịch ở thành phố xa xôi cũng tìm đến Bà Chúa Xứ Bàu Mướp để cầu xin bình an và may mắn. Sau khi được Bà phù hộ tai qua nạn khỏi, họ cũng về đây và góp của giúp xây dựng nên ngôi miếu khang trang như ngày nay.

3. Đường đến Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp An Giang

Địa chỉ Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp An Giang nằm cách trung tâm thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, An Giang khoảng 1km, cách TP.Châu Đốc hơn 15km. Nếu đi từ TP.Châu Đốc, du khách chỉ cần di chuyển theo hướng Tân Lộ Kiều Lương, sau đó rẽ về hướng QL91 đến thị trấn Nhà Bàng. Sau khi qua cầu Trà Sư, du khách rẽ trái và đi thêm 1km là đến cổng vào Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp. Đường vào Miếu Bà khá rộng và đẹp nên xe máy và ô tô đều có thể vào được.

4. Tham quan Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp

Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp hiện nay được xây dựng trên khuôn viên rộng hơn 17ha. Đây là ngôi miếu vừa mới được dựng nên vào năm 2011 nên vẫn còn khá mới. Trước khi bước vào tham quan miếu, du khách phải đi qua cổng Tam Quan cao lớn được xây dựng vô cùng chắc chắn. Qua cổng Tam Quan, du khách sẽ tiến vào khuôn viên sân trước của miếu. Trong sân trước của miếu khá rộng và thoáng mát lại có nhiều cây xanh và tiểu cảnh để du khách đến đây tham quan, vãng cảnh.

Trong miếu vẫn còn một bàu nước ngay sau Chánh Điện nhưng trên bàu đã không còn mướp rừng nữa, thay vào đó là hình ảnh 1 ngôi chùa 1 cột nhỏ thờ Phật Quan Âm và 1 cây si xanh mát nằm 2 bên lối đi dẫn từ Chánh Điện ra giữa hồ. Trong hồ còn có bầy cá bơi lội và những bông hoa sen nở thơm ngào ngạt… tạo nên một phong cảnh đẹp như chốn thần tiên. Nhiều du khách đến tham quan hồ Bàu Mướp đều nhận xét không khí bình yên và thoáng mát ở đây khiến họ cảm thấy vô cùng thư giãn và dễ chịu.

Bên trong khuôn viên Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp rộng rãi còn có những công trình kiến trúc tiêu biểu như Chánh Điện, nhà Hậu, Đông lang, Tây lang, võ ca, nhà ăn, nhà nghỉ cho các tăng ni… Trong đó, công trình kiến trúc tiêu biểu làm nên tên tuổi của miếu là Chánh Điện của miếu. Từ một ngôi nhà lá đơn sơ, sau hơn 100 năm, Chánh Điện của miếu biến thành một ngôi đền 3 gian, 2 chái, trên lợp mái đỏ âm dương… vô cùng đẹp mắt và ấn tượng mạnh mẽ với du khách.

Chưa dừng lại ở vẻ đẹp kiến trúc bên ngoài, trong điện thờ Chánh Điện miếu còn được trang trí nhiều hoa văn điêu khắc hình rồng, hình phượng, điểm hoa lá, mặt trời… cùng nhiều bức tranh sơn thủy ghi lại các điển tịch về chùa, đức phật, bà chúa xứ… Giữa Chánh Điện là nơi đặt bàn thờ Thánh Mẫu đầy uy nghiêm. Phía sau Hậu điện là bàn thờ Phật Thầy Tây An cùng bức Trần điêu của hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương.

5. Lễ vía Bà Chúa Xứ Bàu Mướp diễn ra vào thời gian nào?

Lễ vía Bà Chúa Xứ Bàu Mướp là khoảng thời gian miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp đón đông đảo du khách du lịch An Giang đến tham quan nhất trong năm. Lễ vía Bà Chúa Xứ Bàu Mướp thường được diễn ra từ ngày 19 – 21 tháng 4 Âm Lịch hàng năm. Lễ vía bao gồm phần lễ chính, đọc điếu văn cầu bình an và sự kiện lễ hội truyền thống. Trong thời gian diễn ra lễ hội, du khách sẽ được sống trong bầu không khí vui nhộn và náo nhiệt của những hoạt động lễ hội đầy màu sắc như múa lân, ca múa nhạc, rước kiệu…

Nếu đã đến chùa Bà Chúa Xứ núi Sam cúng vái thì du khách đừng bỏ qua cơ hội “cầu được ước thấy” ở Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp An Giang. Đến đây, du khách không chỉ được Bà phù hộ gặp nhiều may mắn mà còn được dịp khám phá vẻ đẹp của hồ Bàu Mướp tuyệt đẹp và được nghe kể những câu chuyện ly kì về Bà Chúa Xứ Bàu Mướp nữa. Hẹn gặp lại du khách tại Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp trong chuyến đi du lịch An Giang sắp tới!

Du lịch Việt Vui tổng hợp

An Giang: Lễ Hội Bà Chúa Xứ

Lễ hội Bà Chúa Xứ (còn gọi là lễ Vía Bà) được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch. Tại Miếu Bà Chúa Xứ thuộc phường Núi Sam (trước là xã Vĩnh Tế),thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang.

Phần lễ của lễ Vía Bà gồm năm lễ: Lễ tắm Bà, Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, Lễ Túc Yết, Lễ xây chầu, Lễ Chánh tế.

Lễ tắm Bà. Lễ này được tổ chức vào lúc 24 giờ đêm 23 rạng ngày 24. Nói là tắm bà, nhưng thực tế là lau lại bụi bặm trên tượng thờ và thay áo mão cho Bà. Nước tắm tượng là nước thơm, bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra phân phát cho khách trẩy hội và được coi như lá bùa hộ mệnh giúp cho người khoẻ mạnh và trừ ma quỷ. Lễ tắm Bà thường kéo dài khoảng một giờ, sau đó mọi người được tự do lễ bái.

Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà:Lễ này được tiến hành vào lúc 15 giờ ngày 24.Các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề sang lăng Thoại Ngọc Hầu nằm đối diện với miếu bà làm lễ Thỉnh Sắc rước bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn văn Thoại, bà nhị phẩm Trương Thị Miệt, và bài vị Hội đồng. Khi vào đến Miếu Bà, các bài vị trên được an vị ngôi chính điện, Ban quản trị dâng hương thỉnh an, lễ thỉnh sắc kết thúc. Tục lệ thỉnh sắc Thoại Ngọc hầu đã có từ lâu để tỏ lòng biết ơn ông là người có công khai phá vùng đất hoang vu này.

Lễ Túc Yết: Lễ được tổ chức 0 giờ ngày 25 rạng ngày 26. Tất cả các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề, đứng xếp hàng hai bên trước tượng Bà. Vật cúng gồm có: một con heo trắng (đã được cạo lông mổ bụng sạch sẽ, chưa nấu chín), một đĩa đựng huyết có ít lông heo gọi chung là “mao huyết”, một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa gạo muối. Ông chánh bái làm lễ dâng hương, chúc tửu, hiến trà, dâng tế, sau đó thì hóa một ít giấy vàng bạc.

Lễ xây chầu: Sau cúng túc yết là Lễ xây chầu.Ông chánh bái sẽ bước tời bàn thờ đặt giữa võ ca, hai tay cầm dùi trống nâng ngang trán khấn vái. Phía bên trái bàn thờ có một tô nước và một nhành dương liễu. Ông chánh bái ca công cầm nhành dương nhúng vào tô nước rồi vảy nước ra xung quanh, vừa đọc to những lời cầu nguyện. Đọc xong, ông chánh bái ca công đặt tô nước, cành dương trở lại bàn thờ, ông đánh ba hồi trống và xướng “ca công tiếp giá”, lập tức đoàn hát bộ nổi chiêng trống rộ lên và chương trình hát bộ bắt đầu. Các tuồng hát bộ sau đây thường được diễn tại miếu bà: Trần Bình Trọng, Sát Thát, Lưu Kim Đính, Trưng Nữ Vương v.v…

Lễ Chánh tế: Đến 4 giờ sáng ngày 26 cúng Chánh tế (nghi thức giống như cúng “túc yết”). Chiều ngày 27 đưa sắc Thoại Ngọc hầu về Sơn Lăng.

Phần hội diễn ra rất sôi nổiđan xen với phần lễ,các hoạt động văn hoá nghệ thuật dân gian được biểu diễn như múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén…thu hút nhiều du khách.

Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam là một lễ hội mang bản sắc dân tộc đậm nét, nhưng cũng chứa đựng nhiều màu sắc địa phương Nam Bộ. Lễ hội thực sự là một lễ hội văn hoá dân gian đáp ứng nhu cầu văn hoá xã hội, đời sống tinh thần của nhân dân.

Cinet tổng hợp

Miếu Bà Chúa Xứ: Bạn Đã Thật Sự Hiểu Để “Hành Hương”

Bạn là người có niềm tin vào cuộc sống tâm linh. Bạn mong muốn gia đình luôn vui vẻ, hạnh phúc, gặp nhiều thuận lợi trong công việc hàng ngày. Hơn thế nữa, bạn muốn tâm hồn mình trở nên thoải mái, vững vàng trước mọi khó khăn. Và bạn chọn ” Miếu Bà Chúa Xứ” cho hành trình ” hành hương” đầy thiêng liêng của mình.

Một cuộc hành hương dù với bất kỳ mục đích nào thì chắc chắn nó cũng sẽ mang một ý nghĩa tâm linh cực kỳ quan trọng đối với bạn và tất cả du khách đến đây. Do đó, để có được một hành trình hành hương đúng nghĩa, bạn hãy giành thời để nghiên cứu và hiểu rõ về địa điểm, lịch sử và đặc điểm văn hóa của nơi mà mình muốn tới.

Đồng thời, những kiến thức thực tế của những người “hành hương” đi trước cũng sẽ giúp bạn tránh gặp phải các tình huống bực mình, không như ý muốn, mất tiền oan, mà tệ hơn cả là khiến bạn lo lắng và bất an sau chuyến đi.

Vậy hành hương Miếu Bà Chúa Xứ cần phải biết những gì?

Miếu Bà Chúa Xứ là một trong những công trình tôn giáo tiêu biểu của tỉnh Long An. Tọa lạc tại chân núi Sam, thành phố Châu Đốc, cách Tp. Hồ Chí Minh khoảng 210Km. Bạn có thể sử dụng xe máy, xe khách hoặc thuê xe du lịch đối với đoàn “hành hương” để di chuyển đến đây.

. Giai thoại này cũng là một trong những yếu tố để các nhà khoa học cho rằng Miếu Bà Chúa Xứ được xây dựng vào khoảng những năm 1824 bởi bà Châu Thị Tế và các bô lão trong triều. Tuy nhiên phán đoán này cũng chỉ là dựa vào những câu chuyện truyền miệng của dân gian chứ không có bằng chứng chứng minh xác đáng nào.

Tượng Bà Chúa Xứ: Tượng “Đàn Ông” Hay “Đàn Bà”

Hành hương là một hành trình mang ý nghĩa rất quan trọng về tâm linh do đó tốt nhất bạn đừng nên sử dụng các dịch vụ kể trên, cho dù được mời chào nhiệt tình như thế nào để tránh gặp phải những phiền lòng, những cãi vã không đáng có.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hành Hương Về Miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp – Tịnh Biên – An Giang trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!