Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Bài Trí Bàn Thờ Và Nghĩ Lễ Cúng Ngày Vía Thần Tài mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nghi lễ cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng Âm lịch bao gồm bài trí bàn thờ Thần Tài, chuẩn bị mâm cúng và đọc văn khấn Thần Tài một cách thành tâm.Hướng dẫn nghi lễ cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng Theo phong tục dân gian, ngày Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch. Vào ngày này, mọi người thường đi mua vàng với mong ước một năm làm ăn phát tài phát lộc, tiền bạc rủng rỉnh thoải mái tiêu. Với giới kinh doanh, người làm ăn buôn bán, tiểu thương, ngày vía Thần Tài là ngày rất quan trọng.
Theo quan niệm người xưa, Thần Tài là vị thần chuyên quản Tài – Phúc – Phú – Quý mang đến sự sung túc, tài lộc và may mắn. Việc nghênh đón Thần Tài đầu năm bằng những hành động như sắm lễ, dọn dẹp nhà cửa đều có nhiều ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người dân.
Theo lịch vạn sự 2020, năm nay, ngày vía Thần Tài rơi vào thứ Hai, ngày 3/2/2020 Dương lịch. Đó là ngày Bính Tý, tháng Mậu Dần, năm Canh Tý.
1. Bài trí bàn thờ Thần Tài Bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa được đặt dưới đất nhưng là nơi trang nghiêm, và hướng ra cửa chính hoặc gần cửa chính. Trên bàn thờ Thần Tài thường được đặt các đồ vật, lễ vật sau:
– Tượng Thần Tài – Thổ Địa: thường được làm bằng sứ, đặt hai bên ban thờ. Theo nguyên tắc, vị trí đặt (nhìn từ ngoài vào) sẽ là tượng Thần Tài bên trái, tượng Thổ Địa bên phải.
– Tượng Phật Di Lặc: là vị thần quản lý và ngăn chặn các vị thần làm những điều sai trái, thường được đặt bên trên ban thờ Thần Tài.
– Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy: được đặt ở giữa hai tượng Thần Tài – Thổ Địa. Đây là những vật tượng trưng cho cuộc sống no đủ, êm ấm và được đặt từ đầu năm cho tới cuối năm mới được đem thay.
– Bát nhang: được đặt giữa ban thờ và tuyệt đối không được xê dịch, di chuyển.
– Lọ hoa tươi và quả tươi, thường là mâm/đĩa ngũ quả.
– 5 chén nước xếp hình chữ thập: tượng trưng cho ngũ hành và ngũ phương phát triển.
– 5 củ tỏi: đặt vào trong một chiếc đĩa nhỏ với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ.
– Bát nước đầy rắc cánh hoa hồng ở trên: mang ý nghĩa giữ cho tiền bạc không bị trôi đi. Thường được đặt trên nền đất ngoài cùng ban thờ.
– Tượng Ông Cóc: đặt bên trái ban thờ với ý nghĩa đón sinh khí, tài lộc. Ban ngày quay tượng ra ngoài và tối quay vào trong.
Mâm cúng ngày vía Thần tài gồm những lễ vật sau:
– Mâm cỗ “Tam Sên” gồm: 1 miếng thịt heo luộc, trứng luộc và tôm (hoặc cua) luộc. Hoặc nếu không làm cỗ mặn, có thể chuẩn bị bánh trái, đồ chay, các loại chè cúng.
– Hương: Có thể thắp hương vào buổi sáng hoặc buổi tối, quan trọng là chọn giờ tốt để cúng lễ hoặc ngày giờ tốt có sao tốt đến để kích hoạt trường khí dễ dàng hơn.
– Nước: Cần rửa sạch chén và chỉ một chén nước là đủ. Nước dùng để thắp hương không nên rót quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1 cm.
– Hoa: Gia chủ có thể sử dụng bình hoa bằng thủy tinh hoặc gốm sứ. Nên lựa chọn hoa tươi, có nụ, có hương thơm, tuyệt đối không dùng hoa giả để làm lễ.
– Quả: Không dùng quả nhựa, quả nhân tạo để làm lễ, nên chọn quả tươi ngon, còn nguyên vẹn, như táo, lê, chuối, cam…
– Đèn, nến: Sử dụng đèn thật như đèn dầu, nến, không dùng đèn điện, đèn nhấp nháy vì tạo khí trường xấu, ảnh hưởng tới việc thờ cúng.
– Gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được rãi ra ngoài.
– Rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào.
Lưu ý khi cúng ngày vía Thần Tài: – Lễ vật chuẩn bị cầu kì hoặc đơn giản tùy thuộc vào điều kiện của gia đình. Lễ cúng Thần Tài chỉ cần hoa tươi, quả tươi, nước sạch là đủ; hoặc chuẩn bị mâm cỗ mặn gồm 1 miếng thịt heo luộc, trứng luộc và tôm (hoặc cua) luộc. Nhiều nơi làm lễ cúng thần tài to hơn cả cúng tất niên là không cần thiết.
– Điều quan trọng khi chuẩn bị lễ vật cúng Thần Tài là thái độ kính cẩn, thành tâm của gia chủ. Ngoài ra, không nên cầu xin quá nhiều tài lộc, tham lam những điều quá xa xôi. Nếu cầu xin quá nhiều, sẽ làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của việc lễ Thần Tài.
– Bàn thờ là nơi linh thiêng, vì thế nếu gia đình có nuôi vật nuôi trong nhà, cần tránh để cho mèo quậy phá bàn thờ.
– Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.
– Khi cúng xong, gạo, muối cất lại dùng, vừa tránh lãng phí, vừa có lộc theo quan niệm dân gian, không được để vãi ra ngoài.
Những điều kiêng kỵ khi làm lễ cúng thần tài
Đặt ban thờ gần những nơi không sạch sẽ
Ban thờ thần tài bài trí lộn xộn
Thái độ không nghiêm túc, mặc quần áo không chỉnh tề khi làm lễ
Nói tục, tranh cãi trong ngày cúng vía thần tài
Dùng đèn nháy,đèn điện thay cho đèn dầu và nến
Hướng Dẫn Cách Đặt Và Bài Trí Bàn Thờ Thần Tài Chiêu Tài Lộc
Đối với những hộ gia đình, công ty kinh doanh thì bàn thờ Thần Tài – Ông Địa được coi như “quý nhân phù trợ giúp việc làm ăn được thuận lợi và may mắn. Việc sắp xếp, bố trí bàn thờ sai vị trí chẳng những không đem lại tài lộc mà còn khiến sức khỏe các thành viên trong gia đình giảm sút, tiền tài làm bao nhiêu hao hụt bấy nhiêu. Hôm nay, phong thủy Tam Nguyên xin chia sẻ bài viết cách bày đặt – bài trí Bàn Thờ Thần Tài đúng phong thủy để có nhiều tài lộc, may mắn, làm ăn phát đạt.
NHỮNG VẬT PHẨM CẦN THIẾT ĐỂ BÀY BÀN THỜ THẦN TÀI CHIÊU TÀI LỘC
1. Ban thờ
2. Ngai
3. ông địa ( bên phải ban thờ )
4. Thần Phát ( ở giữa )
5. Thần tài ( bên trái ban thờ )
6. Bát Hương ( lưu ý mặt nguyệt luôn hướng ra ngoài )
7. Hũ Gạo ( bên phải ban thờ) và muối ( bên trái ban thờ )
8. Nậm rượu ( bên phải ban thờ )
9. Đĩa hoa quả ( lưu ý đĩa không vượt quá mặt nguyệt bát hương )
10. Khay nước ( 3 chén: Rượu, trà khô, nước. 5 Chén: Rượu, trà khô, nước, gạo, muối )
11. Lọ hoa ( Bên trái ), ống hương ( bên phải )
12. Long Quy ( Bên trái đầu hướng ra ngoài để chấn sát)
13. Cóc thiền thừ (bên phải đầu hướng vào bát hương )
14. Tỳ Hưu ( để 1 cặp tỳ hưu 2 bên mua chân đôn để Long quy và thiền thừ)
15. Ngũ phúc hoa mai treo 2 bên.
16. Ngũ Phúc Lâm Môn (5 đồng hoa mai chấn sát)
17. Ngũ Phúc Tụ Tài
18. Hoa Mai Chiêu Tài Xoay
19. Gạo vàng để nạp tài cho bát hương
CÁCH ĐẶT VÀ SẮP XẾP BAN THẦN TÀI CHIÊU TÀI LỘC
1. Ban Thần Tài được đặt tại vị trí lung dựa vào tường, tọa phải chắc, không được đặt tại chỗ có góc nhọn và giáp cầu thang; hướng của Ban hướng ra phía cửa chính hoặc vuông góc với cửa chính.
Ban Thần Tài thường được làm bằng gỗ, có nhiều kích thước tùy thuộc vào vị trí và diện tích cửa hàng mà ta chọn kích thước ban thờ cho phù hợp với nhu câu sử dụng.
2. Trên Ban sẽ có Ngai thờ ( Khám Thờ ): Trên khám thờ có gương bài vị (tờ hiệu) đằng sau có công dụng để chấn sát và nghênh tài lộc.
Với ban thờ thần tài 61 trở lên thông thường người ta thờ 3 ông: Thần phát, thần tài, thổ địa. Còn khi ban thở nhỏ người ta thường chỉ thờ thần tài và thổ địa. Việc lựa chọn tượng thần tài thổ địa cũng cần phải lưu ý, khi sắp xếp tượng lên ban thờ thần tài nếu tượng quá thấp thì chúng ta sẽ dùng Ngai (chân kệ) kê cho tượng cao lên, việc để tượng thần tài thổ địa cao lên cũng làm tăng thêm phần trang trọng của việc thờ cúng. Có thể dùng ngai liền hoặc ngai đơn.
3. Để cho tượng thần tái có đc linh khí, chúng ta phải khai quang , nạp cốt. Tượng cần có lỗ ở dưới đáy để nạp cốt và chúng ta sử dụng bộ Cốt Thất Bảo để nạp cốt cho tượng. Bộ cốt chuẩn gồm 7 bảo vật nhân gian tượng trưng cho linh khí đất trời, chính vì có tinh hoa đất trời hội tụ để nạp vào bên trong nên tượng mới tích tụ được linh khí và mới linh thiêng. Trong bộ Cốt Thất Bảo gồm 7 bảo vật : Vàng, Bạc, Hổ Phách , Ngọc Phỉ Thúy , San hô , Đá mã não , Ngọc trai – tượng trưng cho kim mộc thủy hỏa thổ.
4. Sau khi nạp cốt , chúng ta tiến hành đặt tượng: ông Địa sẽ được đặt ở phía bên phải Ban ( tức bên trái từ ngoài nhìn vào); ông Phát sẽ được đặt ở giữa; ông Tài sẽ được đặt tại phía bên trái Ban ( tức bên tay phải từ ngoài nhìn vào).
5. Tiếp theo, chúng ta đặt bát hương. Chú ý khi đặt bát hương mặt nguyệt phải hướng ra ngoài theo hướng ban thờ.
6. Sau đó, chúng ta đặt 1 hũ gạo và 1 hũ muối ở 2 bên bát hương. Hũ gạo sẽ ở bên phải và hũ muối sẽ ở bên trái Ban Thần Tài. Khoảng 1-2 tháng chúng ta thay gạo và muối 1 lần. Khi thay chúng ta sẽ giữ lại 1 nửa phần gạo và muối, nữa còn lại chúng ta sẽ bỏ ra ngoài và cho vào thùng gạo thùng muối nhà mính- đấy là lộc; chứ không phải vẩy ra ngoài sân.
7. Sau khi đặt xong hũ gạo hũ muối, chúng ta sẽ đặt nậm rượu, nậm nước sang 2 bên. Sau đó đặt khay hoa quả ở giữa. Lưu ý : đĩa hoa quả không được vượt mặt nguyệt của bát hương.
8. Phía trươc Ban Thần Tài chúng ta sẽ sử dụng khay chén. Có 2 loại khay 5 chén và 3 chén. Nếu dung 3 chén thì sẽ đựng : rượu, trà khô và nước. Nếu dùng 5 chén thì sắp xếp theo thứ tự từ trái qua phải : Rượu – Trà Khô – Nước – Gạo – Muối. Thường thì chúng ta để 1 tuần rồi thay hoặc rằm, mùng 1 thay 1 lần và chúng ta vãi ra ngoài sân.Hai bên Ban Thần Tài, chúng ta sẽ đặt lọ hoa phía tay trái và ống hương phái bên tay phải Ban.
Để được tư vấn trực tiếp từ thày phong thủy Tam Nguyên, quý vị vui lòng gọi điện hoặc chat trực tiếp với chúng tôi tại Website. Xin Cảm Ơn.
Để tăng thêm tài lộc cho ban thần tài, chúng ta sẽ sử dụng một số linh vật sau :
1. Long quy – Có tác dụng trấn sát, kỵ tà : được đặt bên trái và hướng ra ngoài Ban để trấn sát
2. Cóc Thiềm Thừ – Có tác dụng chiêu tài, tăng tài lộc : được đặt bên phải và hướng vào trong ban
3. Tỳ Hưu – Pháp khí chiêu tài số 1: được đặt tại 2 bên Ban Thần Tài. Tỳ Hưu cái ( đuôi cụp xuống) đặt bên tay phải Ban; Tỳ Hưu đực ( đuôi vểnh lên) đặt bên tay trái Ban.
4. Ngũ Phúc Hoa Mai – Có tác dụng trấn sát và chiêu tài ; Mặt hình để trấn sát, mặt chữa để chiêu tài : Treo ở 2 bên Ban Thần Tài. Nếu có 1 dây thì treo phía bên trái Ban
5. Hoa Mai Chiêu Tài Xoay – Có tác dụng chiêu tài, hóa sát : Được lắp Pin vào để xoay tạo sự luân chuyển và đặt trên ban Thần Tài để chiêu tài, hóa sát.
6. Ngũ Phúc Lâm Môn – Có tác dụng hóa sát, tăng phúc :Đặt tại 4 góc và chính giữa Ban Thần Tài, ngửa mặt hình lên trấn sát.
7. Ngũ Phúc Tụ Tài ( Tụ Bảo Tài Thiềm Thừ) – Có tác dụng chiêu tài lộc: Đặt phía trước hoặc bên trên Ban Thần Tài để thâu thu tài lộc.
Để chế sát và tăng phúc thêm cho Ban Thần tài, chúng ta có thể dùng Gạo Vàng Thần Tài : vào ngày mùng 1, ngày rằm, ngày mùng 10 hàng tháng, chúng ta rắc 1 ít gạo vàng lên bát hương để nạp thêm vượng khí cho Ban Thần Tài
NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI BÀI TRÍ BÀN THỜ THẦN TÀI – ÔNG ĐỊA
Khi tiến hành sắp xếp, bài trí bàn thờ ông Địa – thần tài thì cần lưu ý những điều sau để cho gia đình cũng như công ty của mình tránh được những vận xui không đáng có :
1. Không nên đặt bàn thờ ông Đại sát nhà vệ sinh cũng như nhà tắm vì đây là những nơi ô uế.
2. Không nên để bàn thờ ông Địa thần Tài có nhiều bụi bẩn mà hãy thường xuyên dọn dẹp, lau chùi thường xuyên.
3. Không nên tùy ý tự thay gạo, muối, rượu hay chân nhang.
4. Nếu ông Địa ngồi cùng với thần tài thì nên có giấy tiền, vàng hương riêng biệt để thể hiện thành ý của gia chủ.
Hy vong sau bài hướng dẫn về cách đặt bàn thờ thần tài cũng như cách sắp xếp bàn thờ thần tài này, anh chị có thể sắp xếp cho Ban Thần Tài mình đúng cách để tăng tài lộc và vượng khí cho mình.
Để được hỗ trợ chi tiết anh chị vui lòng liên hệ đến: Văn Phòng Phong Thủy Tam NguyênP501 – Tòa 34T Hoàng Đạo Thúy – Cầu Giấy – Hà Nội
Gọi NGAY đến số Hotline: 0975.635.101 để được tư vấn hỗ trợ.
Tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc Phong Thủy: 1900.2292
Hướng Dẫn Cách Bày Trí Bàn Thờ Thần Tài Ông Địa Chuẩn Chỉnh
Bày trí bàn thờ thần tài sao cho đúng, hợp phong thủy giúp gia chủ gặp thuận lợi trong kinh doanh. Phong Thủy Tam Nguyên chia sẻ bí kíp bày trí bàn thờ chuẩn nhất.
1.Các vật phẩm chi tiết cần có trên ban thờ thần tài
1.Khảm thờ:
Hay còn gọi là cái ngai thần tài, là phần to nhất trên bàn thờ. Trên khảm thờ sẽ có một tờ hiệu (gọi là bài vị) đằng sau, tờ hiệu này có tác dụng để trấn sát.
Có 2 loại ngai là:
+ Dạng ngai liền: tức là dùng cả một cái tấm ngai, chúng ta đặt cả các ông lên bệ ngai để vào bên trong để ta nâng cao các bức tượng lên.
+ Ngai thấp: là tấm bục vuông nhỏ, chúng ta có thể sử dụng các ngai thấp đễ đặt từng ông lên.
Việc ngồi lên kệ như thế này nhằm tăng cường thêm việc trang trọng. Nếu như anh chị để thêm ông thần Phát lúc ấy chúng ta sử dụng rời 3 cái ngai hoặc chúng ta sử dụng một cái ngai liền.
2.Tượng:
Ban thờ kích thước 61 trở lên thì gia chủ sẽ thờ 3 tượng: tượng ông thần phát, tượng ông thổ địa, tượng ông thần tài. Với ban thờ nhỏ thì gia chủ chỉ bố trí 2 bên tức là ông địa với ông thần tài. Gia chủ thường bố trí tượng bên trong làm tượng các ông trông rất là thấp.
3.Khai quang, nạp cốt
Khi mau về theo thông thường tất cả các thần tượng đều có cái lỗ ở bên dưới, gia chủ sẽ sử dụng bộ cốt thất bảo để gia chủ nạp vào bên trong. Bộ cốt thất bảo có tinh túy hội tụ nên nạp vào bên trong thì tượng mới có được linh khí. Khi anh chị sẽ nạp cốt thất bảo vào thần tượng rồi lấy giấy thiếc màu vàng dán. Nếu có thầy pháp khai quang làm thì tốt nhất, nếu không anh chị có thể tự làm tại nhà. Quan trọng là tâm ý của anh chị như thế nào cho việc thờ cúng chứ không phải cái ông thầy pháp đó như thế nào. Thông thường tất cả các tượng đều phải nạp cốt vào bên trong. Gia chủ lắc nhẹ tượng thì thấy lộc xộc là do có cốt ở bên trong, bất kỳ tượng nào cũng nên có tiếng lộc xộc như vậy.
Bước 1: Ngai thì đặt vào trong cùng .
Bước 2: Tượng : Đặt ông địa vào bên trong bên phải , trong đưa vị trí ông thần tài vào bên trái.
Bước 3: Bát hương: đặt bát hương vào chính giữa ban thờ, trên bát hương có mặt nguyệt, xoay mặt nguyệt hướng ra ngoài.
Bước 4: Hủ gạo, hủ muối, nậm rượu: Trên bàn thờ có 2 hủ: một hủ đựng gạo và một hủ đựng muối. Chúng ta cho gạo vào hủ này thì thông thường trong trong khoảng 2 tháng đến 3 tháng thì chúng ta sẽ thay. Khi thay chúng ta sẽ lấy một nửa, để lại một nửa rồi chúng ta để gạo mới vào ( cũ để trên, mới để dưới). Còn gạo lấy ra chúng ta bỏ vào bếp chúng ta dùng nấu ăn, đó là lộc chứ đừng rắc ra đường, cũng đừng có để mối mọt. Cho nên chúng ta cứ 1, 2 tuần thì kiểm tra. Nếu bị mối mọt, chúng ta phải bỏ ra 2 bình này. Gạo bên phải ban thờ, muối ở bên trái ban thờ. Có thể thay thế thành 2 bình: 1 bình nước và 1 bình rượu. Sau khi đặt gạo và muối thì đến cái nậm đựng rượu ( thường là bình dạng hồ lô) , nếu 2 hủ đựng rượu thì hủ này đựng nước.Cái nậm nước được để sang một bên.
Bước 6: Khay 3 hoặc 5 chóe thí thực hằng ngày: đặt ở phía đằng trước ban thờ . Cái khay này gồm 2 loại : khay 3 chén hoặc khay 5 chén. Thông thường các khay này có chiều cong, về mặt thẩm mỹ như thế sẽ đẹp hơn , về mặt phong thủy đặt ở các khay phía trước gọi là Minh Đường Tụ Thủy rất là tốt.
+ Nếu trường hợp 3 chén: 1 chén rượu, 1 chén trà khô, 1 chén nước (từ phải sang trái)
Đĩa ngũ sự: chúng ta thường có thêm đĩa ngũ sự gồm bình trà nhỏ và 5 chén trà khi có tiệc lễ lớn mồng 1 mồng 10 sẽ dùng để pha trà. Ngày bình thường sẽ không dùng đĩa ấy đặt lên trên bàn thờ để tránh rườm rà. Trong bách nhật an vị bàn thần tài sẽ để ngũ sự trong bách nhật ( 100 ngày ) còn không thì thôi .
+ Trường hợp 5 chén: (từ phải sang trái)
Chén đầu tiên: chén rượu trắng
Chén thứ 2: chén trà khô
Chén ở giữa là chén nước
Chén tiếp theo là chén gạo
Chén cuối cùng là chén muối .
Chén gạo và chén muối có thể thay hằng ngày, hàng tuần hoặc rằm mùng 1 cũng được. Khi thay thì vãi ra ngoài đường – tức là thí thực.
Bước 7: Lọ hoa: Để lọ hoa về phía bên trái ban thờ thần tài ông địa theo nguyên tắc: Cái gì cao, sặc sỡ thì đặt sang bên trái cái gì thấp, tĩnh để bên phải. Có thể để trên bàn thờ hoặc phía dưới cũng được.
Bước 8: Ống cắm hương: có thể đặt phía dưới đất, bên phải.
Bước 9: Linh vật: Trên bàn thờ nhà có kinh doanh buôn bán có thể sử dụng thêm các linh vật để tăng thêm tài lộc hoặc trấn sát. Thường sẽ dùng:
Một là LONG QUY : con rùa đầu rồng để tránh sát kỵ tà. Đặt Long Quy bên trái ban thờ, hướng ra để kỵ tà tránh sát .
Hai là CÓC THIỀM THỪ: Cóc ngậm tiền tương truyền là cóc tinh do tiên ông thuần hóa, nhà nào có tâm đức tốt sẽ nhả đồng tiền trước cửa nhà, tượng trưng cho may mắn. Đây là đệ nhị pháp bảo chiêu tài. Thiềm Thừ đặt bên phải ban thờ, hướng vào bát nhang, trên miệng ngậm đồng tiền giúp chiêu tài pháp bảo.
Cúng Ngày Vía Thần Tài Và Hướng Dẫn Cách Cúng Đem Lại Tài Lộc
Vào ngày mùng 10 tháng giêng, nhiều gia đình, cửa hàng, công ty,… chuẩn bị lễ vật cúng ngày vía Thần Tài cầu tài tộc, một năm mới an khang thịnh vượng, làm ăn phát đạt, nhiều may mắn.
Cúng vía thần tài là gì?
Ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng giêng hàng năm. Với mong muốn cầu Thần Tài ban phước, ban lộc cho một năm kinh doanh thuận buồm xuôi gió. Ngày này chúng ta nên sắm sửa, bày biện lễ vật theo đúng nghi thức sau đây:
Mâm cỗ Tâm Sên: 1 miếng thịt lợn luộc, 1 quả trứng luộc, 1 con tôm (hoặc cua) biển luộc. Nếu bạn không làm cỗ mặn có thể chuẩn bị bánh trái, mâm chay để cúng.
Nhang: Nên chọn giờ để cúng, thời gian cúng vía ngày Thần Tài tốt nhất là vào khoảng thời gian buổi sáng. Nhang nên lựa chọn có mùi thơm để dễ dàng kích hoạt trường khí tốt lành.
Nước: Rửa sạch chén, dùng nước sạch để cúng. Khi rót nước không nên rót đầy, cũng không nên rót vơi để cách miệng chén 1 cm là được.
Hoa: Nên chọn hoa đẹp như hoa cúc, hoa đồng tiền đây là một trong những lựa chọn tối ưu. Tuyệt đối không dùng hoa giả, hoa giấy để cúng ông Thần Tài.
Quả: Chuẩn bị mâm ngũ quả, trái cây không bị giập. Nên chọn trái cây tương ngon nhất mang ý nghĩa thành kính nhất.
Nến, đèn: Nên sử dụng đèn nến thay vì sử dụng đèn điện.
Muối, gạo: Sau khi cũng xong tuyệt đối không vung ra mà cất giữ lại coi như tài lộc của năm.
Rượu và nước: Nên đứng từ ngoài cửa tưới vào nhà. Hành động này đem ý nghĩa rước tài lộc vào nhà.
Những vật phẩm khác bạn có thể bổ sung thêm như: 1 con cá lóc nướng, 1 miếng heo quay, thuốc lá. Nếu ngày vía Thần tài bạn mua vàng thì cũng nên dâng miếng vàng lên bàn cúng Thần Tài sau đó mới đeo lên người.
Một số lưu ý khi cúng Thần Tài mùng 10
Những lưu ý cần phải nắm rõ khi cúng ngày vía Thần Tài giúp bạn tránh được những sai sót không đáng khi tự mình thực hiện.
Chén đựng nước phải rửa sạch sẽ trước khi đem đi cúng, chỉ nên đặt 1 chén nước sạch không cần thiết 3 đến 5 chén.
Bình hoa có thể dùng bình sứ hoặc thủy tinh. Cúng hoa tươi có hoa, nụ có hương thơm. Tuyệt đối không cúng hoa giả.
Hoa quả cúng nên chọn loại quả tươi ngon, nguyên vẹn không bị dập nát. Mâm hoa quả luôn có chuối chín vàng không hoa quả giả để cúng. Hoa quả cúng xong được coi như lộc Thần Tài ban cho gia chủ nên thụ lộc trong nhà. Không phân chia ra ngoài.
Gạo và muối sau khi cúng xong phải giữ lại không mang đi vung quanh nhà.
Bài văn khấn ngày vía Thần Tài
Bạn có thể tham khảo bài cúng ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng đầu năm. Với mong muốn một năm kinh doanh thuận buồm xuôi gió, làm ăn phát đạt. Khi đọc văn khấn phải thành tâm không suy nghĩ chuyện khác mà chuyên tâm khấn cúng kiếng Thần Tài.
Cách cúng thần tài hàng tháng
Thờ Thần Tài không phải một công việc phức tạp hay yêu cầu quá cao. Vì vậy, hàng ngày gia chủ cần đặt một hộp bánh nhỏ, đĩa hoa quả tươi, cùng chén nước là được. Bên cạnh đó, để việc thờ cúng đảm bảo tính linh thiêng và thành kính gia chủ cần lưu ý như sau:
Hàng ngày gia chủ thắp hương vào hai thời chính là 6h đến 7h sáng vào 18h đến 19h tối.
Mỗi lần thắp nhang, gia chủ nên đốt 5 cây.
Khi đốt nhang kết hợp thay nước trắng và nước trong lọ hoa.
Theo định kỳ hàng tháng gia chủ nên vệ sinh, lau chùi bàn thờ và tắm cho Ông Địa – Thần Tài đúng cách vào cuối tháng hoặc ngày 14 âm lịch hàng tháng. Tắm cho ông Địa – Thần Tài sử dụng bằng nước lá bưởi hoặc rượu pha loãng cùng nước.
Gia chủ nên sử dụng khăn riêng để lau cho Ông Địa – Thần Tài sau khi tắm. Chiếc khăn này sẽ không được sử dụng vào việc khác.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Bài Trí Bàn Thờ Và Nghĩ Lễ Cúng Ngày Vía Thần Tài trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!