Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Cách Đi Chùa Lễ Phật mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài viết hướng dẫn cho phật tử cách đi chùa lễ phật đúng. Cách khần vái khi đi chùa, nguyên tắc khi đi chùa, cách sắm lễ khi đi chùa. Những ngày nên đi chùa, giờ đi chùa và bài khấn đi chùa ngắn gọn nhất. Hướng dẫn cách đi lễ đền hiểu đúng về cách sắm lễ khi đi đền ….
Nước ta là một nước phật giáo, chịu ảnh hưởng của đạo Nho. Nên nhu cầu tín ngưỡng và thờ cúng là rất lớn. Hiện nay có rất nhiều các ngôi chùa, đền được xây dựng. Rất nhiều phật tử hàng năm đang hướng về những nơi tâm linh đó. Để thể hiện lòng tôn kính của mình đối với các bậc thánh, thần.
Nhưng không phải ai cũng biết cách đi chùa ra sao? Đi đền ra sao? Lễ bái như thế nào.
1. Chùa thờ ai, đền thờ ai và đình thờ ai?
Chùa là nơi thờ đức Phật nơi ở của các vị chân tu, nơi tu tập của phật tử
Đúng như vậy vào cách đây hơn 2500 năm. Chúng ta có một con người vĩ đại bằng da bằng thịt và hoàn toàn có thật ra đời. Đó là đức Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Người sau khi tu hành đắc đạo đã trở thành đấng giác ngộ, là thầy của cả trời người.
Sau khi đắc đạo đức phật đã bắt đầu đi giáo hóa và theo sau ngài có rất rất nhiều vị thánh tăng xuất hiện. Cùng với đó là đức phật đã để lại rất nhiều kinh phật có giá trị.
Ngày nay chùa chính là nơi thờ tam bảo.
Tam bảo bao gồm Phật, Pháp, Tăng. Phật là các vị Phật đắc đạo mà tối thượng nhất là đức phật Thích Ca. Pháp là kinh phật, giáo lý mà đức phật đã để lại và dạy cho chúng ta. Tăng là các vị thầy xuất gia tu hành chân chính.
Chùa là nơi ở của các vị chân tu. Tại nơi đây các vị thầy sẽ thực hiện việc tu hành và hoằng pháp. Hoằng pháp là đem giáo lý của đức phật truyền lại cho phật tử. Việc này là việc giáo hóa chúng sinh. Để mọi người hiểu được phật pháp mà bớt đi việc xấu hướng về điều thiện.
Chùa còn là nơi để các phật tử đến thực hành việc tu tập theo giáo lý đức phật để lại. Việc tu tập này do các vị tu hành tại chùa hướng dẫn. Như tụng kinh, niệm phật, ngồi thiền, nghe giáo pháp …
Đền và đình thờ ai?
Đền và đình là nơi thờ cúng các vị thần, những người có công với đất nước, hoặc một vùng nào đó.
Các vị thần là những người đã rất có công với một vùng được nhân dân lập đền thờ.
Ngoài ra các vị thần còn được thờ cúng theo một số các câu chuyện theo tín ngưỡng dân gian.
1. Đi chùa để làm gì? Khi đi chùa nên làm gì?
Phần lớn mọi người hiện nay nghĩ rằng đi chùa hay đi đền là để cầu xin một việc gì đó.
Người ta đi chùa vào cuối năm, đầu năm, ngày răm, mùng một … Với mục đích dâng lên phật và các vị thánh thần một lễ vật và để cầu xin một việc gì đó.
Người người, nhà nhà cầu công danh, sự nghiệp, gia đạo yên vui …Liệu điều đó có chắc đã đúng hoàn toàn mục đích đi chùa để làm gì chưa?
Đi chùa để lễ phật, kính lễ tam bảo, học tập giáo lý (học pháp), kính lễ với các vị tăng tu hành chân chính.
Đi chùa là để lễ kính tam bảo:
Như ta biết việc đầu tiên khi đến chùa là phải kính lễ tam bảo. Đó là dâng lên đức phật lòng tôn kính tuyệt đối. Học tập những điều phật dạy (nghe và học pháp). Kính lễ các vị tăng tu hành chân chính, đặc biệt là vị tăng đang ở ngôi chùa đó.
Việc đầu tiên đi lễ chùa là lễ kính tam bảo. Lễ phật (lạy phật), tụng kinh, ngồi thiền … tôn kính các vị tăng đang tu hành tại đó.
Việc chúng ta cúng dường tam bảo hay công đức cũng với mục đích để lấy tiền đó tu sửa xây dựng chùa. Để nơi thờ phật được trang nghiêm hơn, phật tử có nhiều chỗ ngồi học tập nghe giảng về giáo lý hơn …
Cúng dường cũng là để làm các việc hoằng pháp như in kinh sách, băng đĩa giảng …
Cúng dường cũng một phần để lo cho đời sống hàng ngày của vị chân tu đang sống tại ngôi chùa đó ….
Như vậy việc cúng dường, công đức phải với tâm thành kính. Và đặc biệt nếu việc cúng dường đó được chùa sử dụng đúng cách sẽ tạo ra cho người cúng những công đức lớn.
Tuy nhiên nếu việc ta cúng dường hay công đức vào nơi mà tiền đó được sử dụng không đúng. Thì chúng ta sẽ không có phước. Nên hãy chọn chùa, chọn đền mà công đức cúng dường.
Đi chùa để học pháp
Chúng ta tôn kính phật bởi chúng ta biết phật là đấng vĩ đại. Tôn kính pháp bởi vì các giáo lý đó giúp ta sống tốt hơn, thiện lành hơn.
Vậy làm sao để ta biết những điều đó để dâng lên lòng tôn kính. Chúng ta phải học pháp, học và thực hành lời phật dạy.
Chúng ta sẽ hiểu được cuộc đời tu hành và giáo hóa vĩ đại của đức phật, các vị thánh tăng. Chúng ta hiểu được các vị tăng chân chính hằng ngày phải sống cuộc sống tu hành vất vả ra sao.
Như ta biết, dù là đức phật hay các vị thánh tăng, thánh thần đều là bậc thoát tục. Có tâm từ bi, sáng suốt và thần lực tâm linh phi thường.
Đến chùa không hiểu và không học pháp mà chỉ cầu xin đó là cái vỏ sáo rỗng.
Học pháp để tu sửa mình để mình trở thành con ngoan của Phật vì mình nghe lời phật mà làm điều thiện lành. Có như vậy đức phật mới che chở và gia hộ cho mình được.
Đi chùa phải kính lễ các vị tăng tu hành chân chính
Tôn kính các vị tu hành chân chính bởi ta hiểu được các vị đó có một đời sống tu hành đáng cho chúng ta ngưỡng mộ tôn thờ.
Phải nhớ rằng các vị thầy đang tu hành tại chùa và những người đang theo lời phật dạy nghiêm mật nhất.
Các vị ăn chay trường, tụng kinh, niệm phật, ngồi thiền tinh tấn. Thực hiện việc hoằng pháp hàng ngày hàng tuần để giúp mọi người cùng hiểu phật pháp.
Các vị chính là người truyền trực tiếp cho ta về giáo lý mà phật đã dạy chúng ta. Các vị lại sống cuộc sống thánh thiện để ta noi gương và học tập.
Vì vậy phải luôn kính lễ với các vị tu hành chân chính là vậy đó.
Đi chùa để thực hành lời phật dạy
Khi ta đi chùa lễ phật học pháp dâng lên lời khấn nguyện của mình rồi. Thì hãy thực hành lời phật dạy thực hành giáo lý mà chúng ta đã học. Áp dụng nó trong cuộc sống hàng ngày.
Đức phật dạy trong bát chánh đạo: Học tập giáo lý đúng, suy nghĩ đúng, làm việc tạo phước, làm nghề ít tạo ác nghiệp, tinh tấn tu hành, ngồi thiền.
Khi đi chùa không phải là chỉ nghĩ rằng đi chùa là lúc ta đến chùa. Người đi chùa tức là khi ở nhà cũng phải thực hiện việc mà ta học được khi đến chùa đó.
2. Luận bàn một số vấn đề khi chùa
Cách lễ phật:
Cách niệm phật khi đến chùa
Mỗi chùa, mỗi thầy có cách niệm phật riêng ta không bàn đến. Nhưng ta bàn một số vấn đề sau.
Niệm phật là nhớ phật. Khi niệm phật chúng ta dâng lên đức phật những lới tán thán công đức của người. Đồng thời dâng lên lời phát nguyện của mình….
Trong lời niệm phật chúng ta lưu ý có chữ “nam mô”. Có nghĩa là kính lễ. Thường được đặt trước danh hiệu phật.
Ví dụ: Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật, nam mô a di đà phật. Nghĩa là kính lễ đức phật Thích Ca Mâu Ni, kính lễ đức phật A Di Đà.
Một số câu cửa miệng của các vị đi chùa là A Di Đà Phật là chưa đủ sự tôn kính. Khi gọi tên ai đó mà đặc biệt là các vị phật chúng ta tuyệt đối nên nhắc cả chữ “nam mô” đó mới là kính lễ.
Giống như khi ai đó gọi: bác Hải ơi mơi đủ còn gọi Hải ơi là chưa đủ kính trọng.
Thêm nữa, niệm phật là thể hiện lòng nhớ phật và nói ra sự phát nguyện của mình. Chúng ta niệm vừa phải. Không nên nhiều quá.
Hãy để thời gian quý báu thực hành lời phật dạy. Để thời gian làm việc có ích, làm nhiều công quả, bố thí, cúng dường. Tạo một nghề không gây ác nghiệp để đời sống mình tốt hơn, lo cho những người xung quanh …. Đó mới là nhưng đóa hoa xinh, những lời tán thán quý báu nhất để dâng lên đấng chí tôn.
Còn suốt ngày ngồi nhắc đến phật liệu có nên chăng. Giống như ta đi xa nhớ về cha mẹ, ngày cũng nên gọi điện 1-2 lần. Chứ không nên gọi liên tục vậy. Cha mẹ mình cũng muốn mình yêu quý cha mẹ chính là làm đúng lời cha mẹ dạy là tốt hơn cả.
Đi chùa có nên cầu xin
Sau khi hiểu được ý nghĩa việc đi chùa, và những việc nên làm khi đi chùa ở trên. Chắc hẳn mọi người cũng phần nào hiểu được có nên cầu xin khi đi chùa hay không rồi.
Nhiều người nghĩ rằng bản thân làm việc không đúng đạo lý. Sắm vài cái lễ vào đầu năm, ngày rằm, mùng một mà cầu xin các vị thánh thần. Các ngài sẽ chứng cho và giúp đỡ việc mình làm. Vậy chẳng hóa ra coi các vị như tâm phàm tục của mình mà nhận của đút lót giúp việc không lành sao?
Như vậy trước tiên muốn cầu xin một việc gì đó. Hãy xem lại việc đó chân chính hay không? Bản thân chúng ta có học theo giáo lý mà thực hành lời phật dạy hay không?
Thực tế thì khi chúng ta thực hành lời phật dạy, hiểu giáo lý chúng ta sẽ ít có cầu cái gì cho riêng mình. Chỉ cầu cho mọi người mà thôi. Nhưng thực tế thì do thực hành lời phật dạy hàng ngày mà tự nhiên chúng ta sẽ được phật gia hộ.
Vậy là hàng ngày ta cũng đã gián tiếp cầu xin bằng việc làm theo lời phật dạy rồi.
Có nên đổi tiền lẻ khi đi chùa, và đi đền không?
Có 10 đoàn người thì 9 đoàn là đổi sấp tiền lẻ khi đi chùa. Đổi 10 đồng ăn 8-9 đồng.
Mục đích không gì khác là rải khắp các ban bệ trong chùa trong đình trong đền.
Thậm chí có người cẩn thận hơn còn đặt hẳn vào tay thánh, thần.
Sau một vài ngày nhà chùa nhà đền lại phải mang tiền đó đi đổi lại 10 đồng tiền lẻ ăn 9 đồng tiền chẵn.
Họ nghĩ rằng làm như vậy các vị mới thấy và chứng giám cho họ. Điều này thật buồn cười.
Chúng ta nên hiểu các vị thánh thần là ai. Là bậc giác ngộ là các vị có thần lực tâm linh. Sao lại đem mắt trần mà soi tâm các vị được. Đó chẳng phải là đánh giá thấp các vị thánh thần sao? Chẳng phải coi thường các vị sao?
Chúng ta nên hiểu rằng dù làm gì các vị cũng sẽ biết hết. Dù một hành động nhỏ, dù một cái suy nghĩ sai các vị cũng biết hết.
Chọn giờ đi chùa, ngày đi chùa, sắm lễ khi đi chùa…
Cứ lúc nào rảnh rỗi, nhớ phật là chúng ta đến chùa. Làm công quả, lễ phật tụng kinh ngồi thiền. Đâu nhất thiết phải ngày giờ.
Tuyệt đối không dâng đồ thức ăn mặn tức là động vật lên cúng.
Chùa là nơi bao dung rộng lớn, và là nơi yên bình. Là nơi mà đức phật luôn từ bi yêu thương chúng ta.
Khi ta có tội hay bất kính thì các vị phật vẫn yêu thương chúng ta. Nhưng chúng ta vẫn phải chịu ác nghiệp đọa đày.
Đó là do nhân quả không phải do các vị trừng trị. Phật là đáng tuyệt đối từ bi người chỉ thương chúng ta chịu nghiệp chứ không bao giờ ghét bỏ chúng ta.
Hotline (24/7): 0816 081 987 – 0866 868 762
Fanpage : Nông sản Trâm An
youtube: Nông sản Tram An
Địa chỉ: Đường 93 Thôn Tuấn Xuyên xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, tp Hà Nội
Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!
Hướng Dẫn Đi Lễ Chùa Đầu Năm Đúng Cách “Sở Cầu Như Nguyện”
Đi lễ chùa đầu năm l à tập tục truyền thống của người Việt Nam. Qua nhiều thế hệ, tập tục đó đang dần bị hiểu sai, làm mất đi nét đẹp vốn có. Cùng Du lịch Today tìm hiểu thêm về phong tục này sao cho đúng với truyền thống để chuẩn bị cho dịp lễ chùa đầu năm 2020 này.
Lễ chùa đầu năm là phong tục của người Việt đẹp từ lâu đời. Đây trở thành nét đẹp văn hòa mỗi dịp tết đến xuân về. Người Việt xưa thường đi tết vào sáng sớm mùng 1 với mong muốn cầu may mắn cho gia đình. Mỗi độ xuân về, dù có hòa mình vào không khí lễ tết đến đâu họ cũng không quên lên chùa thắp nhang.
Chạm cửa thiền cầu may mắn. Người dân đi chùa xin lộc đầu năm để cầu mong được khỏe mạnh, gia đình no ấm an yên. Người Việt rất có niềm tin vào đức Phật. Thành kính cầu xin ắt sẽ được hưởng lành. Ước nguyện một năm mới an lành cho gia đình và người thân cũng sẽ được phù hộ.
2.1. Thời điểm thích hợp để đi lễ đầu năm
Theo phong tục xưa của người Việt, việc đi chùa vào mùng 1 tết, hoặc ngay trong đêm giao thừa là để cầu may cho cả năm tới, đi để rước lộc về nhà. Tùy theo hoàn cảnh của từng người mà có thể đi lễ chùa càng sớm càng tốt. Nếu bạn không thể đi chùa vào ngày đầu tiên năm thì có thể chọn những ngày sau:
Ngày mùng 2, 3: là lễ đón Hỷ thần (may mắn, hạnh phúc), đón tài thần. Vậy nên, đi chùa vào 2 ngày này sẽ được cầu nhiều tài lộc, tiền bạc dư giả nguyên năm.
Ngày mùng 4: theo tục lệ là ngày các gia đình đón các vị thần từ thiên đình về hạ giới cai quản một năm. Nếu đi chùa vào ngày này và thành tâm, thì điều bạn mong muốn sẽ được linh ứng và dễ thành hiện thực, đặc biệt những ai muốn cầu tình duyên có thể chọn ngày này.
Mùng 6: Theo quan niệm của ông bà ta thì mùng 6 là ngày bình an, và mùng 6 năm nay cũng là ngày rất tốt để xuất hành cho các chuyến đi. Vậy nên, đi chùa vào ngày này cầu mong bình an, sức khỏe, gia đạo sẽ rất tốt.
2.2. Trang phục khi lên chùa ngày đầu năm
Theo quan niệm đạo Phật, ở nơi cửa chùa linh thiêng thì sự tôn nghiêm luôn được đưa lên hàng đầu, nên việc lựa chọn trang phục làm sao cho đúng là rất quan trọng. Gợi ý trang phục phù hợp để bạn đi chùa ngày Tết là :
Áo dài đỏ: được cho là mang lại nhiều may mắn, tôn lên vẻ đẹp đằm thắm của người con gái Việt
Áo dài nhung: Phù hợp với tiết trời se lạnh
Áo dài cách tân cho các bạn trẻ nhưng không quá ngắn
Ngoài ra, nếu thường xuyên đi lên chùa, bạn có thể chuẩn bị luôn một bộ quần áo Phật tử dành riêng cho lễ chùa phù hợp với cả gia đình
Lưu ý: Đi lễ tại các đình thờ bạn cũng có thể lựa chọn các trang phục tương tự như khi lên chùa.
2.3. Chuẩn bị đồ lễ lên chùa, đình sao cho đúng?
Đồ lễ ở chùa: Sắm các lễ chay như: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… Đặc biệt, hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
Với đồ lễ ở đình, bạn có thể chọn một trong những lễ sau khi đi lễ ở đình:
Lễ chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Trong trường hợp này sắm thêm một số hàng mã để dâng cũng như: tiền, vàng, nón, hia…
Lễ mặn: Gồm gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín. Nếu có lễ này thì đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ban công đồng.
Lễ đồ sống: Theo lễ thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong một đĩa muối, gạo, hai quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ, một miếng thịt mồi được khía (không đứt rời) thành năm phần, để sống.Kèm theo lễ này cũng có thêm tiền vàng.
Cỗ mặn sơn trang: Gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này. Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15: 15 con ốc, cua, 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần…
Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo… (đồ hàng mã) gương, lược… Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Thường dùng lễ mặn
2.4. Cách dâng hương lễ trong chùa, đình
Đi vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái), đồng thời không dẫm lên bậu cửa mà phải bước qua bậu cửa. Mỗi chùa có một kiến trúc, một cách xếp đặt các gian nhà, điện thờ khác nhau. Tuy nhiên, có một cách hành lễ khá cơ bản có thể áp dụng ở các chùa, đó là: từ trái sang phải, thuận theo chiều kim đồng hồ.
Bước vào chùa, việc đầu tiên bạn cần làm là chào Trụ trì và xin phép được đi lễ chùa. Sau đó, bạn bắt đầu hành lễ từ ban thờ Đức Ông rồi đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức
Theo lệ thường, người ta lễ thần Thổ địa, thủ Đền trước, gọi là lễ trình (lễ cáo Thần linh thổ địa nơi mình dâng lễ). Sau đó người ta sửa sang lễ vật một lần nữa. Mỗi lễ đều được sắp bày ra các mâm và khay chuyên dùng vào việc cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ. Kế đến là đặt lễ vào các ban (ban cô, ban cậu, ..)
Ban thờ chính của điện được đặt theo hàng dọc, ở gian giữa được thắp hương trước. Các ban thờ hai bên được thắp hương sau khi đã thắp xong hương ban chính ở gian giữa. Khi thắp hương cần dùng số lẻ: 1, 3, 5, 7 nén. Hoá tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc trả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.
2.5. Nên cầu gì khi đi lễ? Văn khấn lễ chùa đầu năm
Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở cho con Phật chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Vào đình, đền bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm…
3. Các địa điểm đi chùa đầu năm
3.1. Các địa điểm ở miền Bắc
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Chùa Yên Tử,Quảng Ninh là một trong những ngôi chùa lớn ở Việt Nam cũng là địa điểm lễ chùa đầu năm lớn nhất miền Bắc nổi tiếng rất linh thiêng. Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp cùng nhiều lễ hội lớn đầu năm thu hút nhiều lượt khách tham quan.
Chùa Yên Tử những ngày xuân vô cùng tấp nập. Hàng ngàn người đổ từ mọi nơi trên cả nước về Yên Tử để du xuân. Hành trình viếng thăm Yên Tử bắt đầu từ chùa Trình, đi bộ qua những bậc đá sừng sững đến chùa Giải Oan, vườn tháp Huệ Quan,…và cuối cùng là ngôi chùa Đồng ở vị trí cao nhất.
Ngoài hành hương, tham quan chùa tự túc; các du khách phương xa, các phật tử có thể tham khảo lựa chọn các tour tâm linh đến thiền viện trúc lâm Yên Tử khởi hành dịp lễ Tết như:
Tour Thiên Viện Trúc Lâm Yên Tử Tết 2020!
Chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính địa điểm lễ chùa đầu năm cầu bình an thích hợp đi cùng gia đình tham gia nhiều lễ hội náo nhiệt. Với khung cảnh hùng vĩ, kiến trúc đẹp, bạn có thể chọn đi lễ chùa Bái Đính để thưởng ngoạn không khí tết.
Du khách đến đây có thể tham gia nhiều hoạt động tâm linh ý nghĩa dịp đầu năm mới. Phần lễ bao gồm các nghi lễ tại chùa như nghi thức dâng hương Đức Phật, lễ tế thần Cao Sơn, chầu Thánh Mẫu Thượng Ngàn, tưởng nhớ thánh Nguyễn Minh Không,… Phần hội sẽ có các trò chơi dân gian, thưởng thức chèo, xẩm,…dành cho các gia đình nhiều thế hệ tham gia.
Chùa Ba Vàng
Chùa Bà Vàng còn có tên gọi khác là Bảo Quang Tự. Vào khoảng đầu xuân, ngay từ những ngày đầu tháng Giêng, chùa Ba Vàng đã bắt đầu khai hội. Nhân viên từ thập phương bắt đầu đổ về đây dâng nén hương lên Phật cầu mong những điều tốt đẹp may mắn đến với mình và gia đình. Thời điểm này chùa khá nhộn nhịp đông đúc, do đó để có chuyến đi trọn vẹn bàn cần có kế hoạch cụ thể.
Đến chùa Ba Vàng ngoài dâng hương, tham gia lễ hội du khách thập phương còn cơ hội được chiêm ngưỡng một không gian cảnh quan thanh tịnh vô cùng. Kiến trúc thời xưa được giữ lại trọn vẹn qua bao năm tháng. Kết hợp cùng cảnh quan xung quanh tạo nên một bức tranh thiên nhiên hài hòa bắt mắt.
Để tìm hiểu chi tiết về chùa, những hoạt động của Chùa Ba Vàng mời bạn ghé qua bài viết:
Chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc là ngôi chùa lớn nhất tại Hà Nam, đang trong quá trình hoàn thiện nhưng vẫn là điểm đến thu hút khách du lịch dịp đầu năm. Đi vào dịp Tết bạn sẽ có cơ hội tham gia đại lễ với nhiều đoàn đại biểu từ nhiều quốc gia trên thế giới. Văn hoá Phật giáo thập phương hội nhập làm một mà không phải lúc nào bạn cũng có dịp chứng kiến.
Chùa Hương – Hà Nội
Chùa Hương là chùa mà người miền Bắc đi nhiều nhất vào dịp Tết. Ngôi chùa nằm sâu trong núi, ẩn hiện trong mây. Đi vào dịp Tết có hội Hương thì thuyền đi qua chùa san sát cả một đoạn suối. Đường trèo lên động có khi còn tắc, chờ nhau mà đi.
Đi chùa Hương bạn sẽ được thưởng thức cảnh thiên nhiên tuyệt trần. Động Hương Tích nằm ở độ cao hơn 900m được mệnh danh là Nam Thiên đệ nhất động. Quần thể chùa độc đáo bao gồm: chùa Thanh Sơn,chùa Long Vân, chùa Giải Oan,… Hành lễ chùa Hương thiêng lắm. Đã cất công đi chùa Hương đầu năm cũng đừng quên cầu may mắn an yên cho gia đình.
3.2 Các địa điểm ở miền Trung
Chùa Linh Ứng Đà Nẵng
Có tới 3 ngôi chùa Linh Ứng Đà Nẵng đều là địa điểm lễ chùa đầu năm được nhiều người dân miền Trung đến cầu. Đây là một quần thể nhiều hạng mục bao gồm: chánh điện, nhà tổ, giảng đường, tăng đường và thư viện,…
Dù là dịp đầu năm nhưng chùa Linh Ứng cũng không quá đông. Bạn đến lễ chùa vào thời điểm này vẫn cảm nhận được không khí an yên, thanh tịnh hiếm tìm thấy ở các ngôi chùa Việt ngày Tết. Đến chùa dịp này bạn ngoài thắp nhang cầu lộc thì có thể xin xăm, xin quẻ, thăm thú cảnh quan.
Linh Ứng mùa xuân như một nơi để tìm về cho lòng thanh thản sau một năm bộn bề. Bạn có thể tham khảo tour đi chùa Linh Ứng Bãi Bụt tết 2020 tại
Chùa Thiên Mụ Huế
Chùa Thiên Mụ còn có tên gọi khác là Linh Mụ. Trải qua nhiều đợt trùng tu lớn nhỏ, ngoài các công trình kiến trúc quen thuộc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Quang,…Chùa Thiên Mụ ngày nay còn là nơi có nhiều cổ vật quý giá có giá trị về mặt lịch sử và nghệ thuật.
Thiên Mụ ngày xuân trang trí đơn giản. Chút mai chút đào với khay trái cây trên ban thờ. Hoa cúc trồng trong chậu xếp dài lối đi vào chánh điện. Người đi lễ cũng không quá đông đúc. Đa phần là người dân địa phương, có cả người già, cả trẻ nhỏ. Thiên Mụ là nơi thiêng liêng mà người Huế luôn cùng cả gia đình đi lễ đầu năm.
Tham khảo một số review về đi lễ chùa đầu năm ở chùa Thiên Mụ:
Chùa Từ Đàm Huế
Chùa Từ Đàm là ngôi chùa có lượng đệ tử nhiều nhất hiện nay, trụ sở của Giáo hội Phật giáo tỉnh thừa thiên Huế. Từ Đàm trong tiếng Hán có ý nghĩa tốt đẹp là mây lành. Ý nghĩa lớn hơn đó là Đức Phật như mây lành mang bóng mây che trở cho nhân gian. Vì vậy, mỗi dịp xuân về người dân thường đến chùa để cầu mong Đức Phật che trở.
Chùa Cổ Am Nghệ An
Chùa Cổ Am là ngôi chùa lớn ở xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Chùa trước đây chỉ là một chiếc am nhỏ được xây dựng thời nhà Lê giữa thế kỷ XV. Trải qua thời gian dài của lịch sử, cho đến nay Cổ Am vẫn là nơi linh thiêng để Phật tử xa gần đến kính lễ đầu năm mới.
Cổ Am tự ngày xuân được trang trí rất kỳ công. Phật tử tại chùa đã bày trí tiểu cảnh, chậu hoa, bồn cây, lồng đèn tự chế cùng các thiết kế đồ họa làm tăng thêm nét đẹp cho chốn thiền môn. Đến chùa lúc tối trời càng lung linh hơn nữa. Hàng ngàn chiếc lồng đèn dài bất tận thắp sáng cả một khoảng trời. Bạn chắc sẽ nghĩ đây là một chốn thần tiên nào đó chứ không phải là chùa.
Chùa Từ Vân (Cam Ranh)
Chùa Từ Vân Cam Ranh còn được biết đến với cái tên chùa Ốc. Ban đầu chùa chỉ được xây dựng với quy mô khiêm tốn nhưng sau nhiều năm trùng tu, tôn tạo nơi đây đã trở thành ngôi chùa sở hữu những công trình độc đáo làm từ vỏ ốc và san hô.
Chùa Từ Vân dịp Tết cũng đông, đa phần là khách du lịch đến khấn cầu dịp lễ đầu năm. Họ tìm đến đây để khám phá những nét kiến trúc độc đáo không nơi nào có. Bước chân vào chùa, bạn có thể thư giãn, cảm nhận không gian thanh tịnh, yên bình. Từ cổng đến chánh điện rợp bóng phi lao, bên lối đi có tượng Phật lớn.
3.3 Các địa điểm ở miền Nam
Đi chùa Bà Đen bạn nên chuẩn bị lễ đơn giản để cúng Thánh Mẫu. Người địa phương tin rằng Thánh Mẫu ở đây rất linh thiêng, cầu bình an đầu năm chắc sẽ được lộc. Đường đi chánh điện có rất nhiều sạp hàng bán đồ ăn đặc sản Tây Ninh và các món đồ lưu niệm xinh xắn. Khách hành hương có thể mua về làm kỉ niệm.
Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt
Cùng với Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử ở Quảng Ninh, Trúc Lâm Tây Thiên ở Vĩnh Phúc thì Thiền Viện Trúc Lâm ở Đà Lạt là một trong ba thiền viện lớn nhất nước ta. Nổi bật ở đây là công trình kiến trúc độc đáo kết hợp hài hòa giữa kiến trúc dân tộc truyền thống và cấu trúc đương đại Á Đông. Thiền viện không chỉ là nơi tu hành của các tăng ni, phật tử mà còn là địa điểm lễ chùa đầu năm linh thiêng.
Chùa Giác Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh)
Giác Lâm là ngôi chùa 300 tuổi cổ nhất tại TPHCM và là điểm đi lễ chùa đầu năm của người Sài thành thiêng nhất. Chùa Giác Lâm mang đúng nét đặc trưng của một ngôi chùa truyền thống với mái đổ rêu phong, tường ngả ố màu.
Chùa Bà Chúa Xứ (Châu Đốc, An Giang)
Chùa Bà Chúa Xứ Châu Đốc là một ngôi chùa cổ, có giá trị tín ngưỡng đặc sắc được nhiều người đến lễ chùa đầu năm nhất tại An Giang từ khắp Nam Bộ và cả nước. Cũng như tên gọi, chùa này thờ Bà Chúa Xứ. Có nhiều câu chuyện về bà được lưu truyền trong dân gian khiến người được dân địa phương tôn sùng giống như Phật Bà Quan Âm hay Thiên Hậu Nương Nương, Bà Mã Hậu.
Chùa Linh Sơn (Đồng Nai)
Chùa Linh Sơn tọa lạc cặp theo triền đồi thoáng mát trong khu du lịch Bửu Long, quay mặt về hướng đông, ẩn mình dưới những tán cây xanh bạt ngàn. Nằm trong địa hình thuận lợi, bao năm qua chùa Linh Sơn được Phật Tử gần xa biết đến như chốn bình an, nơi chiêm bái Phật của người dân Nam Bộ những ngày đầu năm.
Vào ngày Tết chùa Linh Sơn vẫn êm đềm như vậy. Toàn cảnh không gian yên tĩnh gắn liền với nước non. Có đông đúc thì phải chăng cũng là người đi du lịch đầu xuân rồi tiện đường ghé thắp nén nhang cầu mong sức khỏe. Bạn thích sự đơn giản bình dị có thể chọn nơi đây để đi chùa đầu năm.
4. Một số lưu ý khi bạn đi lễ chùa đầu năm
Bạn đi lễ chùa đầu năm cần lưu ý một số điều sau:
Bạn thắp hương và hành lễ ở ban thờ Đức Ông trước rồi mới đến chư Phật, Bồ Tát. Sau khi đặt lễ chánh điện xong thì thắp hương ở tất cả ban thờ. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ.Cuối buổi lễ tiến hành tạ lễ sau đó nên đến nhà trai giới hoặc phòng tiếp khách để thăm hỏi trụ trì hoặc các sư thầy.
Ngoài ra còn một số điểm bạn cũng nên lưu ý như: với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy và xưng mình là con…
Hướng Dẫn Cách Khấn Khi Đi Lễ Chùa Chi Tiết Và Chuẩn Xác Nhất
Những điều cần lưu ý khi đi lễ chùa
Phong tục đi chùa đầu năm vốn là một nét đẹp truyền thống của người dân ta, xuất phát từ lòng thành kính dâng lên Phật và các vị thần linh ở trên trời. Vì thế, mỗi dịp Tết đến xuân về, việc đi lễ chùa đã trở thành một hoạt động không thể thiếu của người Việt Nam.
Không chỉ vậy, người đi lễ cũng không nên mặc quần lửng, mặc váy hay chọn những bộ trang phục quá bó sát khi đi vào chùa. Điều này là bất kính với thần linh và đặc biệt là gây phản cảm cho người nhìn.
Khi đi chùa nên cầu gì và không nên cầu gì ? Đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc nhất. Từ thời xưa tới nay, người đi lễ chùa thường cầu nguyện bình an, hạnh phúc gia đình, cầu may, cầu duyên,… Nhưng mọi người lại không biết một điều rằng chùa là nơi linh thiêng nên sẽ tách biệt với thế tục nhân gian.
Cửa Phật chính là nơi giúp con người ta sám hối, cầu xin cơ hội sửa chữa và làm việc thiện chứ không quan tâm đến của cải vật chất. Chính vì vậy, khi đi lễ chùa, điều tốt nhất mọi người nên làm chính là cầu Phật cho quốc thái dân an, gia đạo bình an khỏe mạnh, con cái thông minh học giỏi,…
Hướng dẫn cách khấn khi đi lễ chùa chuẩn nhất
Khi đến dâng hương tại các chùa, người lễ cần sắm các lễ chay như hương, hoa quả, quả chín, xôi chè,… Tuyệt đối không được sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh. Việc sắm sửa các lễ mặn chỉ được cho phép khi ở các khu vực thờ tự các vị Thánh, Mẫu. Đặc biệt, không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện.
Khi đến chùa, các bạn nên hành lễ theo thứ tự sau :
Đặt lễ vật : Thắp hương và làm lễ tại bàn thờ Đức Ông trước.
Sau khi đặt lễ vật tại bàn thờ Đức Ông, người đi lễ sẽ đặt lễ vật lên hương án của chính điện rồi thắp đèn nhang.
Khi thắp đèn nhang xong, tiếp tục đặt lễ tại chính điện rồi đi thắp hương ở tất cả các bàn thờ khác nhau của nhà Bái Đường.
Sau đó đi làm lễ ở nhà thờ Tổ rồi đến cuối buổi lễ hãy đến nhà trai giới để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ vì.
Theo:
Hướng Dẫn Trình Tự Khi Đi Lễ Chùa, Đình, Đền, Miếu, Phủ
Theo tập tục văn hoá truyền thống, ở mỗi tỉnh thành, làng, xã Việt Nam đều có các Đình, Đến, Miếu, Phủ là nơi thờ tự Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu. Các vị thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu là các bậc tiền nhân đã có công với cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam. Tuy nhiên các nguyên tắc cơ bản khi đi lễ như thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết, do vậy, Lịch ngày TỐT xin chia sẻ một số kinh nghiệm sưu tầm được dành cho quý độc giả tham khảo.
1. Dâng lễ
– Theo lệ thường, người ta lễ thần Thổ địa, thủ Đền trước, gọi là lễ trình vì đó là lễ cáo Thần linh Thổ Địa nơi mình đến dâng lễ. Người thực hành tín ngưỡng cao lễ Thần linh cho phép được tiến hành lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.
– Sau đó người ta sửa sang lễ vật một lần nữa. Mỗi lễ đều được sắp bày ra các mâm và khay chuyên dùng vào việc cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.
– Kế đến là đặt lễ vào các ban. Khi dâng lễ phải kính cẩn dùng hai tay dâng lễ vật, đặt cẩn trọng lên bàn thờ. Cần đặt lễ vật lên ban chính trở ra ban ngoài cùng.
– Chỉ sau khi đã đặt xong lễ vật lên các ban thì mới được thắp hương.
– Khi làm lễ, cần phải lễ từ ban thờ chính đến ban ngoài cùng. Thường lễ ban cuối cùng là ban thờ cô thờ cậu.
a. Thứ tự khi thắp hương:
– Thắp từ trong ra ngoài
– Ban thờ chính của điện được đặt theo hàng dọc, ở gian giữa được thắp hương trước.
– Các ban thờ hai bên được thắp hương sau khi đã thắp xong hương ban chính ở gian giữa.
– Khi thắp hương cần dùng số lẻ: 1, 3, 5, 7 nén. Thường thì 3 nén.
– Sau khi hương được châm lửa thì dùng hai tay dâng hương lên ngang trán, vái ba vái rồi dùng cả hai tay kính cẩn cắm hương vào bình trên ban thờ.
– Nếu có sớ tấu trình thì kẹp sớ vào giữa bàn tay hoặc đặt lên một cái đĩa nhỏ, hai tay nâng đĩa sớ lên ngang mày rồi vái 3 lần.
– Trước khi khấn thường có thỉnh chuông. Thỉnh ba hồi chuông. Thỉnh chuông xong thì mới khấn lễ.
– Khi tiến hành lễ dâng hương bạn có thể đọc văn khấn, sớ trình trước các ban, hoặc chỉ cần đặt văn khấn, sớ trình lên một cái đĩa nhỏ, rồi đặt vào mâm lễ dâng cúng cũng được.
– Khi hoá vàng thì phải hoá văn khấn và sớ trước.
2. Hạ lễ:
Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ tiền, vàng… (đồ mã) đem ra nơi hoá vàng để hoá. Khi hoá tiền, vàng… cần hoá từng lễ một, từ lễ cảu ban thờ chính cho tới cuối cùng là lễ tiền vàng… ở ban thờ Cô thờ cậu.
Hoá tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Cách Đi Chùa Lễ Phật trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!