Đề Xuất 4/2023 # Hướng Dẫn Chọn Ngày Và Giờ Tốt Làm Lễ Nhập Trạch # Top 8 Like | Herodota.com

Đề Xuất 4/2023 # Hướng Dẫn Chọn Ngày Và Giờ Tốt Làm Lễ Nhập Trạch # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Chọn Ngày Và Giờ Tốt Làm Lễ Nhập Trạch mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ý NGHĨA TÂM LINH CỦA LỄ NHẬP TRẠCH

Nhập trạch là một từ Hán Việt trong đó “nhập” nghĩa là vào, “trạch” nghĩa là nhà. Nhập trạch ở đây có nghĩa là vào nhà mới, lễ nhập trạch được xem như một nghi thức để “đăng ký hộ khẩu” với các vị thần linh, thổ địa đang cai quản nơi này. Đây được xem là một nghi lễ quan trọng mỗi khi gia chủ xây nhà mới và được thực hiện trước khi vào ở.

Sở dĩ cần thực hiện nghi lễ nhập trạch vào nhà mới là vì theo quan niệm của cha ông, mỗi ngôi nhà sẽ có một vị thần cai quản riêng. Vì vậy, khi chuyển đến nơi ở mới, Bạn phải làm lễ báo cáo với vị thần này, để họ chứng giám sự có mặt của gia đình Bạn, phù hộ độ trì cho cuộc sống sau này bình an và gặp nhiều may mắn.

Có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Làm lễ nhập trạch không chỉ là một thủ tục chuyển nhà mới mà còn mang lại cho Bạn sự an tâm, không còn cảm thấy băn khoăn, day dứt. Bắt đầu cuộc sống mới với trọn vẹn niềm vui và sự hứng khởi.

HƯỚNG DẪN CHỌN NGÀY VÀ GIỜ TỐT LÀM LỄ NHẬP TRẠCH

Lễ nhập trạch thường được thực hiện vào ngày tốt, ngày đẹp và được thực hiện bởi gia chủ hay các thầy sư, thầy phong thủy. Việc lựa chọn ngày giờ tốt để làm lễ nhập trạch sẽ giúp cho gia chủ có cuộc sống thuận lợi, mọi chuyện suôn sẻ và tránh được nhiều vận xui.

Có nhiều hình thức chọn ngày đẹp để làm lễ nhập trạch, phổ biến nhất là 3 cách sau đây:

– Chọn ngày nhập trạch theo giờ Hoàng đạo, làm lễ vào các khung giờ này là khoảng thời gian trời đất giao hòa, thích hợp để làm những việc trọng đại.

– Chọn giờ theo tuổi gia chủ, để biết được thời gian hợp tuổi gia chủ thì cần phải nhờ đến thầy phong thủy.

– Chọn ngày làm lễ nhập trạch theo hướng nhà cũng là một phương pháp được nhiều người áp dụng. Để chọn được ngày chính xác thì gia chủ cũng cần nhờ các thầy phong thủy xem hướng nhà và tuổi của mình.

Đối với cách thứ 3, đây là cách phổ biến nhất đối với những người làm ăn kinh doanh. Người ta quan niệm rằng yếu tố hướng nhà có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của gia đình. Gia chủ có thể chọn ngày theo hướng nhà để mang lại nhiều may mắn:

– Nhà hướng Đông, hệ Mộc cần tránh các ngày Dậu, Sửu, Tỵ của hệ Kim.

– Nhà hướng Tây, hệ Kim tương khắc với những ngày Mùi, Hợi, Mão hệ Mộc.

– Nhà hướng Nam, hệ Hỏa nên tránh ngày Tý , Thân, Thìn hệ Thủy.

– Nhà hướng Bắc, hệ Thủy tránh ngày Dần, Ngọ, Tuất hệ Hỏa.

Ngoài ra, gia chủ cũng nên tránh một số ngày đại kỵ không nên làm lễ nhập trạch như sau:

– Tháng Giêng tránh ngày Ngọ

– Tháng Hai tránh ngày Mùi

– Tháng Ba tránh ngày Thân

– Tháng Tư tránh ngày Dậu

– Tháng Năm tránh ngày Tuất

– Tháng Sáu tránh ngày Hợi

– Tháng Bảy tránh ngày Tý

– Tháng Tám tránh ngày Sửu

– Tháng Chín tránh ngày Dần

– Tháng Mười tránh ngày Mão

– Tháng Mười một tránh ngày Thìn

– Tháng Chạp tránh ngày Tị.

Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần tránh những ngày Nguyệt kỵ trong tháng. Ngày Nguyệt kỵ là các ngày có số cộng vào bằng 5.

Trong tháng sẽ có các ngày Nguyệt kỵ như:

– Ngày 05: 0+5=5

– Ngày 14: 1+4=5

– Ngày 23: 2+3=5.

Những ngày này được cho là xui xẻo, làm việc gì cũng không thành, dang dở, vất vả.

Gia chủ khi chọn ngày nhập trạch cũng phải tránh những ngày Tam Nương sát, cụ thể là các ngày sau đây:

– Ngày Tam Sơ Tam dữ sơ Thất (ngày 3, ngày 7);

– Thập tam Thập bát dương (ngày 13, ngày 18);

– Chấp nhị dữ Chấp thất (ngày 22, 27).

Vào những ngày này, Ngọc Hoàng sẽ sai Tam Nương xuống trần gian để thử lòng phàm nhân nên mọi việc sẽ không được như ý muốn, trễ nải, bất thành.

CHUẨN BỊ LỄ VẬT CÚNG NHẬP TRẠCH

Sau khi bạn đã chọn được ngày giờ chuyển nhà, việc tiếp theo là chuẩn bị đủ đầy những đồ đạc, lễ vật trong lễ cúng. Bao gồm:

Bếp than: được đặt ở chính giữa lối đi cửa chính để vào nhà. Mục đích là để gia chủ và những người khác sẽ bước qua bếp than khi vào nhà. Lửa tính hỏa khi bước qua sẽ giúp loại bỏ những điều không may mắn còn vương trên người.

Bếp nấu: Có thể là bếp than hoặc bếp gas nhưng không được dùng bếp điện vì bếp dùng để nấu ăn trong ngày dọn nhà cần có ánh lửa.

Trước hết bạn hãy hiểu rằng, mâm lễ cúng nhập trạch to hay nhỏ không quá quan trọng, điều quan trọng hơn cả là ở tấm lòng thành tâm của gia chủ. Thế nên tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình, bạn có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng thần linh và gia tiên gồm:

– Mâm ngũ quả: Khi chuẩn bị trái cây, người ta thường dùng 5 loại quả tươi và đẹp nhất để bày lên cúng. Các loại quả tươi thường được dùng để cúng nhập trạch như nải chuối, cam, quýt, bưởi, đu đủ, mãng cầu, dưa hấu…. có thể tùy vào đặc sản của từng vùng miền mà chọn loại quả phù hợp. Khi chọn quả cúng, bạn cần chọn loại quả tròn, có màu tươi mới, không bày những quả có gai lên bàn thờ cúng vì nó mang sát khí.

– Mâm hương hoa: Người ta thường bày trí các loại hoa tươi, nhang, 1 cặp đèn cầy đỏ, 3 miếng trầu cau, giấy vàng bạc, 1 đĩa muối gạo và 3 hũ đựng muối, gạo, nước trộn lẫn. Hoa có thể chọn theo mùa chứ không nhất thiết phải chọn 1 loại hoa cố định.

– Mâm rượu thịt: Gia chủ hãy chuẩn bị 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc, xôi, gà luộc để nguyên con, 3 ly trà, 3 ly rượu và 3 điếu thuốc.

Nếu là nhà mặt đất thì chuẩn bị nước ngũ vị để hàn long mạch. Mua một gói ngũ vị ở hàng mã, cho 2 lít nước vào nấu rồi gạn lấy nước để hàn long mạch.

THỦ TỤC LÀM LỄ NHẬP TRẠCH NHÀ MỚI

Sau khi đã sắm lễ và chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, gia chủ tiến hành làm lễ nhập trạch theo các bước sau đây:

– Trước tiên, gia chủ hãy chuẩn bị bếp than củi đặt giữa lối đi qua cửa chính và nhà mới. Gia chủ đứng tên nhà sẽ cầm bát hương thờ Thổ công và bước chân qua bếp than. Khi bước chân cần lưu ý bước chân trái trước sau đó mới đến chân phải.

– Sau đó, các thành viên khác trong nhà sẽ lần lượt bước vào theo, vào theo thứ tự vai vế từ lớn đến nhỏ. Người vợ sẽ cầm theo tư trang và tiền của mang vào nhà, con cái bước vào theo cầm thêm chảo, nồi và các vật dụng khác. Tất cả các thành viên đều bắt buộc phải cầm một thứ gì đó vào nhà mới.

– Khi làm lễ nhập trạch, tất cả các đèn trong nhà nên bật sáng toàn bộ, các cửa sổ hay cửa chính đều mở để đón ánh sáng và hút tài lộc, vượng khí. Gia chủ sẽ thực hiện nghi lễ cúng bái và xin phép thần linh được ở trong ngôi nhà mới này. Kèm theo đó là làm lễ rước ông bà, tổ tiên về nhà mới.

– Tiếp theo, gia chủ hãy sắp xếp các lễ vật đã được chuẩn bị theo hướng hợp mệnh của mình và thắp hương để xin nhập trạch. Bếp cần được khai lửa, đun nước do chính tay gia chủ thực hiện Nước này dùng để pha trà, dâng lên ông bà tổ tiên.

– Sau đó gia chủ sẽ đọc bài khấn nhập trạch và cuối cùng là làm lễ yết cáo đến gia tiên rồi mới bố trí đồ đạc trong nhà.

– Sau khi đã dọn dẹp đồ đạc ngăn nắp thì gia chủ và các thành viên trong gia đình phải thực hiện nghi lễ bái tạ đến thần linh và ông bà tổ tiên.

BÀI VĂN KHẤN LÀM LỄ CÚNG NHẬP TRẠCH VÀO NHÀ MỚI 1. Văn Nhập Trạch khấn Thần Linh

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:……………

Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén

tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:

Các vị Thần linh,

Thông minh chính trực

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hoá

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh

Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:…………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

2. Văn Khấn Nhập Trạch Cáo Yết Gia Tiên

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Kính lạy Tiên nội ngoại họ……………

Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm……….

Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):………….. Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ. Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……………….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Về cơ bản, mâm cúng giữa nhà cần có trái cây, hoa, nhang, đèn cầy hoặc nến, gạo, muối, trà, rượu, nước lọc, trầu cau, tiền vàng, nồi xông, trầm hương, xôi, chè, cháo, bánh kẹo, heo sữa nhỏ quay.

Mâm cúng thần tài bao gồm: trái cây, hoa cúc kim cương, nhang , tiền vàng , rượu, thịt heo quay và bánh bao.

Mâm cúng táo quân gồm: trái cây, hoa cúc, nhang, đèn cầy hoặc nến, gạo, muối, trà, rượu, nước lọc, trầu cau, tiền vàng, xôi, chè, chả giò và bánh chưng.

NHỮNG LƯU Ý KHI DỌN VÀO NHÀ MỚI

Khi dọn về nhà mới, để tránh gặp phải những điều xui xẻo gia chủ cần lưu ý các vấn đề sau đây:

– Gia chủ nên chọn ngày lành tháng tốt để dọn nhà dựa theo ngày tháng năm sinh âm lịch của mình.

– Cần thực hiện chuyển nhà đúng với ngày giờ đã định sẵn, lúc chuyển nhà không nên mời bạn bè, khách khứa mà chỉ nên có mặt những người thân trong gia đình.

– Không nói những chuyện không tốt lành, tiêu cực trong ngày nhập trạch.

– Không tranh cãi, mâu thuẫn, bực tức hay mắng mỏ hoặc khóc lóc trong nhà.

– Cần kiểm tra các bóng đèn, thiết bị điện tử trước khi nhập trạch.

– Trong ngày nhập trạch không nên ngủ trưa vì nó mang hàm ý tượng trưng cho sự lười biếng, bệnh tật.

– Nên mua chổi và cây lau nhà mới, thậm chí đối với chổi quét bếp hay nhà kho.

– Không nên đi tay không vào nhà mà hãy mang thứ gì đó tốt đẹp như trái cây hoặc hoa.

– Không để phụ nữ có bầu tham gia chuyển nhà.

– Trong ngày nhập trạch, cần nổi lửa và nấu thứ gì đó tượng trưng.

Qua đây bạn đã biết nhập trạch là gì và những thủ tục làm lễ nhập trạch vào nhà mới sao cho đúng. Việc nhập trạch rất quan trọng đối với gia đình, đây được xem là sự kiện trọng đại, nó sẽ quyết định cuộc sống của gia đình trong căn nhà mới này như thế nào, có tốt đẹp hay không, may mắn hay xui xẻo… Cho nên chúng ta cần phải thực hiện buổi lễ nhập trạch cho đúng và suôn sẻ để cầu mong những điều may mắn đến với gia đình.

Tấn Phát

Gia Chủ Chọn Ngày, Giờ Làm Lễ Nhập Trạch Thế Nào?

Chọn ngày làm lễ nhập trạch

Thay vì việc nhớ rất nhiều ngày có thể làm lễ nhập trạch, gia chủ cần thuộc lòng các ngày, tháng nên tránh hoặc đại kị. Cuốn “Phong thủy cho người mua nhà” của Nxb Thanh Hóa năm 2010, đã đề cập cụ thể như sau:

Ngày Tam nương, Sát chủ tuyệt đối tránh

Gia chủ cần chú ý việc chọn ngày hoàng đạo là tốt nhưng nếu ngày hoàng đạo đó trùng ngày có các sao xấu chiếu, đặc biệt là ngày Tam nương và ngày Sát chủ thì tuyệt đối không được làm lễ nhập trạch. Cụ thể, ngày Tam nương gồm các ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27 và ngày Sát chủ là ngày 5, 14, 23.

Tránh ngày xung với bản mệnh

Ví dụ: người tuổi Quý Tị (thuộc hành Thủy) sẽ kị hành Thổ và Hỏa nên phải tránh các ngày Thổ và Hỏa quả vượng bao gồm ngày Quý Tị, Quý Hợi, Kỷ Tị, Kỷ Hợi, Đinh Tị, Đinh Hợi vì ngày Đinh Tị hành hỏa, ngày Kỷ Tị, Kỷ Hợi hành Thổ. Còn ngày Quý Tị và Quý Hợi có thiên can địa chi trùng với can chi của tuổi nên cũng phải tránh.

Việc tránh các ngày kị cũng cần dựa vào hướng nhà

Có thể hiểu đơn giản, ngôi nhà của gia chủ tọa ở hướng nào và nhìn về hướng nào thì nó sẽ thuộc hành của hướng đó. Khi đó, gia chủ phải tránh làm lễ nhập trạch vào những ngày có hành vượng khắc với hành của ngôi nhà. Ví dụ, nhà ở hướng Tây, nhìn về hướng Đông thuộc hành Mộc, phải tránh ngày Kim quả vượng. Cụ thể như sau:

Nếu gặp trường hợp “bất khả kháng” bắt buộc phải chuyển nhà thì gia chủ cần tùy nghi.

Các ngày “đại hao” cũng là những ngày cần KIÊNG nhập trạch

Ngoài ra, theo một số quan niệm khác, các ngày “đại hao” cũng là những ngày cần kiêng nhập trạch, bao gồm: Tháng Giêng tránh ngày Ngọ; Tháng Hai tránh ngày Mùi; Tháng Ba tránh ngày Thân; Tháng Tư tránh ngày Dậu; Tháng Năm tránh ngày Tuất; Tháng Sáu tránh ngày Hợi; Tháng Bảy tránh ngày Tý; Tháng Tám tránh ngày Sửu; Tháng Chín tránh ngày Dần; Tháng Mười tránh ngày Mão; Tháng Mười một tránh ngày Thìn; Tháng Chạp tránh ngày Tị.

Chọn giờ làm lễ nhập trạch

Giờ tốt nhất để làm lễ nhập trạch là giờ hoàng đạo của các ngày đẹp. Để biết giờ hoàng đạo là giờ nào, gia chủ có thể hỏi thầy hoặc tra cứu trên các trang phong thủy khác nhau để tham khảo. Tuy nhiên, các phán đoán về giờ hoàng đạo từ nhiều nguồn sẽ có sự xê dịch đôi chút, đây là việc khá bình thường nên gia chủ không cần quá lo lắng.

(*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)

Bạn đang đọc bài viết Gia chủ chọn ngày, giờ làm lễ nhập trạch thế nào? tại chuyên mục Phong thủy ứng dụng của Tạp chí Bất động sản Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư batdongsantapchi@gmail.com

Cách Chọn Ngày Làm Lễ Nhập Trạch Chuẩn Nhất

Là một trong những dân tộc có nền văn hóa Á Đông sâu sắc, người Việt Nam từ ngàn đời nay vẫn tin vào những thế lực siêu nhiên và linh thiêng như tổ tiên, thần linh, thánh thần,… Chính vì vậy, việc chọn ngày làm lễ nhập trạch cũng đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt, giúp con người cảm thấy yên tâm hơn khi có chỗ dựa tâm linh trong cuộc sống.

Theo quan niệm tín ngưỡng văn hóa của Việt Nam, việc xây nhà và lựa chọn nơi ở là một trong những việc quan trọng trong đời người. Bởi vậy, khi thay đổi về nơi ở mà cụ thể là chuyển đến ngôi nhà mới, việc chọn ngày làm lễ nhập trạch thường được các gia chủ rất quan tâm vì nó có tác động vô cùng lớn đến cuộc sống và công việc của cả gia đình trong thời gian tới.

Đồng thời, việc chọn ngày làm lễ nhập trạch còn có có ý nghĩa như để gia chủ báo cáo và đăng ký hộ khẩu với thổ địa và các thần linh ở vùng đất mới.

Các bước chuyển ban thờ từ nhà cũ sang nhà mới

Những lưu ý khi chuyển ban thờ sang nhà mới

Thông thường khi chuyển nhà, gia chủ thường phải nhờ đến thầy phong thủy hoặc những người già có kinh nghiệm. Trong đó, phần lớn sẽ được khuyên nên chọn ngày “Thủy”, tránh ngày “Hỏa” hoặc chọn theo 3 ngày tốt theo phong thủy là Đại An, Tốc Hỷ và Tiểu Cát.

Thêm vào đó, để hóa giải những điều xấu, gia chủ cần chọn ngày đẹp để nhập trạch nhằm tránh những ngày có sao hung với mệnh tuổi của gia chủ. Ngày nhập trạch phải chọn dựa theo lịch âm và ngày tháng năm sinh của gia chủ để đem lại may mắn và tài lộc cho gia đình.

Bên cạnh đó, để nhập trạch thành công, gia chủ cũng cần quan tâm đến giờ Hoàng đạo vì đây là khoảng thời gian thích hợp để làm những việc trọng đại. Theo quan niệm dân gian, việc chuyển nhà nên hoàn thành trước 3 giờ chiều trong ngày. Tuyệt đối tránh chuyển nhà vào ban đêm gây hưởng không tốt đến vận khí của gia chủ bởi thời gian này có tà khí lưu thông, ma quỷ vào trú ngụ dễ gây tai họa, ảnh hưởng tiền tài, sức khỏe đến gia đình.

Đặc biệt, gia chủ cũng nên phân biệt rõ ngày nhập trạch và ngày mừng nhà mới để không làm ảnh hưởng đến yếu tố tâm linh của sự kiện quan trọng này. Bởi vậy, khi đã chọn xong ngày nhập trạch, gia chủ không nên mời bạn bè, khách khứa đến quá đông gây ồn ào, xáo trộn trong không gian mới.

Ngoài ra, nếu muốn chọn ngày làm lễ nhập trạch, gia cũng nên lưu tâm đến hướng nhà của mình. Nếu nhà mới hướng Đông, trực hành Mộc sẽ khắc với thuộc hành Kim nên gia chủ phải tránh các ngày: Sửu, Tỵ, Dậu.

Trong điều kiện nhà ở hướng Tây, trực hành Kim sẽ khắc với những ngày thuộc hành Mộc, gồm: Mão, Mùi, Hợi. Còn nếu nhà hướng Nam thuộc trực hành Hỏa sẽ khắc với những ngày thuộc hành Thủy là: Tí, Thìn, Thân. Cuối cùng, nhà ở hướng Bắc, trực hành,Thủy kỵ những ngày Hỏa quá vượng, như: Dần, Ngọ, Tuất.

Lưu ý, khi làm lễ nhập trạch, gia chủ nên sử dụng bát hương có chuẩn nhất để đem lại vượng khí, tài lộc cho ngôi nhà mới.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: LINH PHẨM PHONG THỦY

Hướng Dẫn Làm Lễ Nhập Trạch Vào Văn Phòng Mới

Hướng dẫn làm lễ nhập trạch vào văn phòng mới

Lễ nhập trạch vào văn phòng mới là gì, ý nghĩa của buổi lễ và cách thực hiện nghi lễ ra sao là những điều chúng ta cần nắm khi chuẩn bị lên kế hoạch chuyển văn phòng sang địa điểm mới.

Với nền kinh tế đang phát triển sôi nổi như hiện tại thì các doanh nghiệp hình thành, phát triển đa dạng. Nhu cầu sử dụng văn phòng thay đổi dẫn đến việc cần phải tìm một văn phòng mới để đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, công ty và nhân viên.

Dịch vụ của chúng tôi:

Lễ nhập trạch văn phòng mới là gì

Ông bà ta luôn quan niệm rằng thế giới tâm linh cũng có những sinh hoạt, hoạt động như con người chúng ta. Do đó khi bạn chuyển đến một nơi ở mới thì ngoài việc báo cáo với chính quyền địa phương nơi đó thì cần có lễ nhập trạch để xin phép những vị thần cai quản nơi đây.

Việc thực hiện nghi lễ nhập trạch này như lễ ra mắt, xin phép thổ thần, thổ địa nơi đó và cầu mong được làm ăn, mua bán thuận lợi. Nhờ có sự giám sát của thần linh chúng ta luôn được bình an và gặp nhiều may mắn.

Thủ tục làm lễ nhập trạch cho văn phòng mới

Chuẩn bị mâm lễ cúng ngày nhập trạch

Mâm lễ gồm có:

– 5 chum trà, rượu, nước.

– Dĩa 5 loại trái cây.

– Xôi và một con gà luộc hoặc heo quay tuỳ theo tình hình kinh tế của doanh nghiệp.

– Hoa tươi, đèn cầy đỏ 1 cặp, giấy tiền vàng mã.

– Dĩa muối gạo.

– Lư hương và nhang thơm.

Bài văn khấn nhập trạch về văn phòng mới

Sau khi đã chuẩn bị lễ vật chúng ta sẽ thực hiện nghi lễ cúng nhập trạch. Bày lễ vật lên mâm, thắp hương và đèn cầy sau đó đọc bài văn khấn như sau:

Những lưu ý khi thực hiện lễ nhập trạch văn phòng mới

– Chọn ngày giờ tốt dựa trên bản mệnh của chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đầu văn phòng hiện tại.

– Người đầu tiên bước chân vào văn phòng phải là chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đầu công ty, cầm theo chổi hoặc những vật dụng quan trọng nhất của công ty. Tuyệt đối không đi tay không hoặc để người mang thai, người tuổi Dần vào trước.

– Trong buổi lễ tránh tranh cãi, to tiếng ảnh hưởng đến hoà khí của văn phòng sau này.

– Sau nghi lễ nhập trạch lễ vật chia nhau cùng ăn, không nên bỏ.

Bạn có nhu cầu tìm thuê văn phòng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thêm thông tin. Chúng tôi có đa dạng các văn phòng từ giá rẻ đến cao cấp, từ văn phòng có diện tích nhỏ khoảng 30-40m2 đến các văn phòng có diện tích lên đến 1000m2. Văn phòng cho thuê quận 3 rất hân hạnh được phục vụ quý khách.

Biên tập bởi Trâm Anh

Nguồn https://vanphongchothuequan3.vn

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Chọn Ngày Và Giờ Tốt Làm Lễ Nhập Trạch trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!