Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Phục Hồi Chức Năng Cho Người Liệt Nửa Người Do Đột Quỵ Não # Top 8 Like | Herodota.com

Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Phục Hồi Chức Năng Cho Người Liệt Nửa Người Do Đột Quỵ Não # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Phục Hồi Chức Năng Cho Người Liệt Nửa Người Do Đột Quỵ Não mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm, Bv 103

1. ĐẠI CƯƠNG 1.1. Khái niệm phục hồi chức năng và phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ não

          Phục hồi chức năng là chuyên ngành y học áp dụng mọi biện pháp như: y học, kỹ thuật phục hồi, giáo dục học, xã hội học…, nhằm làm cho người tàn tật có thể thực hiện được tối đa những chức năng đã bị giảm hoặc mất do khiếm khuyết và giảm khả năng gây nên, giúp cho người tàn tật có thể sống tự lập tối đa, tái hòa nhập hoặc hòa nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng và tham gia vào các hoạt động xã hội.

          Đột quị não gây ra đa tàn tật gồm tàn tật về vận động, tàn tật về cảm giác, tàn tật giác quan, tàn tật ngôn ngữ…Phục hồi chức năng phải quan tâm tới tất cả các tàn tật này, giúp người bệnh có thể tự đi lại được, tự phục vụ được mình, độc lập tối đa trong sinh hoạt, hòa nhập được với gia đình và xã hội, tham gia vào các hoạt động xã hội. Người bệnh liệt nửa người do đột quỵ não nếu không được tiến hành phục hồi chức năng sẽ phát triển nhiều biến chứng và có tỉ lệ tử vong cao trong năm đầu, sống lệ thuộc và tàn tật ngày càng nặng lên. Nếu được phục hồi chức năng tốt thì hầu hết bệnh nhân bị đột quỵ não có thể tự đi lại được, tự phục vụ được mình, không lệ thuộc hoặc chỉ cần hỗ trợ một phần.

1.2. Mục tiêu, nguyên tắc phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ não 1.2.1. Mục tiêu

+ Dự phòng bệnh lý thứ phát và tàn tật thứ phát + Làm cho người bệnh có thể tự mình di chuyển và đi lại từ nơi này đến nơi khác, bao gồm cả sử dụng các dụng cụ trợ giúp vận động và đi lại. + Làm cho người bệnh có thể tự làm được các công việc tự phục vụ mình trong sinh hoạt hàng ngày. + Làm cho người bệnh thích nghi với các di chứng còn lại. + Làm cho người bệnh trở lại với nghề cũ hoặc có nghề mới phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của bệnh nhân.

1.2.2. Nguyên tắc

+ Phải tiến hành phục hồi chức năng sớm ngay từ khi đột quỵ não ổn định, nghĩa là các triệu chứng tổn thương thần kinh không còn tiến triển nặng thêm, các chức năng sinh tồn như mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở ổn định, không còn đe dọa tính mạng bệnh nhân, thường sau đột quỵ não 2-3 ngày. Từng giai đoạn có kỹ thuật riêng phù hợp với tình trạng bệnh.

+ Tạo cho bệnh nhân chủ động tối đa, người điều trị chỉ trợ giúp khi cần thiết, khi người bệnh tự thực hiện được động tác thì giảm dần trợ giúp càng sớm càng tốt.

+ Bệnh nhân cần được tập ở các tư thế và vị trí khác nhau, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Đưa bệnh nhân ra khỏi giường càng sớm càng tốt khi bệnh cảnh và tình trạng toàn thân của bệnh nhân cho phép.

+ Khi xuất viện cần được tiếp tục phục hồi chức năng tại cồng đồng để tạo sự hòa nhập với gia đình và xã hội.

+ Phải kiên trì vì phục hồi chức năng có thể phải tiến hành kéo dài hàng năm, tạo sự hợp tác tích cực giữa người bệnh với cán bộ phục hồi chức năng và các thành viên trong gia đình, sự giúp đỡ của cộng đồng, hướng tới mục tiêu cao nhất là người bệnh tự phục vụ được mình, có cuộc sống độc lập tối đa và hòa nhập với cộng đồng.

1.3. Các yếu tố giúp tiên lượng phục hồi chức năng ở bệnh nhân đột quỵ não

+ Không nhịn được đại tiện lâu là triệu chứng quan trọng để tiên lượng khả năng phục hồi vận động ở người mới bị đột quỵ não. Sau khi bị đột quỵ não đã 3 hoặc 4 tuần mà bệnh nhân vẫn không nhịn được đại tiện thì tiên lượng phục hồi rất kém. Không nhịn được tiểu tiện lâu không có ý nghĩa tiên lượng trong phục hồi chức năng.

+ Không làm được cử động duỗi nhón tay bên liệt sau 2 tuần thì có tiên lượng phục hồi chức năng vận động kém.

+ Loại liệt và mức độ liệt có ý nghĩa nhiều với tiên lượng về kết quả phục hồi chức năng

– Nếu liệt nặng và liệt mềm kéo dài:

* Ưu điểm: các cơ có khả năng phục hồi thì không bị các cơ đối kháng cản trở, thường không xảy ra cứng khớp. Bệnh nhân tự chăm sóc dễ hơn như mặc quần áo, đi giày. Những bệnh nhân này hầu như luôn luôn tập đi bộ được, mặc dù chậm và cần một thời gian dài để tập đi.

* Nhược điểm: sẽ có đầu gối không vững và ưỡn quá mức, cánh tay liệt mềm nhẽo thường phải dùng dây treo tay, hay xảy ra đau khớp vai, thường phải cần nẹp khi tập đi.

– Nếu liệt cứng nặng:

* Ưu điểm: thường không cần nẹp khi tập đi, không cần dùng dây treo tay và ít xảy ra đầu gối ưỡn quá mức hoặc đau khớp vai.

* Nhược điểm: các cơ co cứng sẽ cản trở các cơ đối vận phục hồi, dễ bị cứng khớp. Tạo ra tư thế xấu khi đứng và đi, cử động tay và chân chậm vì nếu cử động nhanh sẽ gây tăng co giật cơ, khi lạnh lo lắng hay mệt nhọc đều gây co cứng tăng, nếu liệt cứng nặng ở tay thì khó khăn hơn khi tự chăm sóc, dễ bị lở ở nếp lằn vùng thân mình, khuỷu và ngón tay.

+ Bệnh nhân có tổn thương ở tiểu não hoặc hai bán cầu đại não thường có tiên lượng xấu về dáng đi và cần một thời gian lâu hơn để tập đi.

+ Thông thường chân liệt phục hồi chức năng đi tương đối tốt, nhưng tay liệt không còn hữu ích về mặt chức năng, mặc dù sức cơ của tay có thể phục hồi ít hoặc nhiều.

+ Hầu hết các bệnh nhân liệt nửa người đều có thể tự đi bộ độc lập được, miễn là họ được phục hồi chức năng sớm và kiên trì. Dù bệnh nhân bị liệt nửa người hoàn toàn họ vẫn có thể tự đi bộ, tự chăm sóc được bản thân trong vòng vài tháng hoặc ngoài một năm kiên trì phục hồi chức năng. Một số bệnh nhân cần hỗ trợ nẹp khi tập đi.

+ Hai yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả phục hồi chức năng của bệnh nhân là:

– Quyết tâm và tính kiên nhẫn của bệnh nhân – Sự khuyến khích đúng của gia đình bệnh nhân

2. PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI DO ĐỘT QUỴ NÃO 2.1. Khám, lượng giá chức năng

          Trước khi tiến hành phục hồi chức năng và trong quá trình tiến hành phục hồi chức năng, cần phải lượng giá các chức năng cho người bệnh để xây dựng chương trình phục hồi chức năng phù hợp với từng giai đoạn tiến triển cũng như đánh giá kết quả của phục hồi chức năng. Lượng giá chức năng cần phải toàn diện và lượng hóa để có thể so sánh.

2.1.1. Đánh giá tình trạng chung

+ Đánh giá tổng quát về thể lực, tâm lý, tuổi. + Tình trạng ý thức, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn thần kinh thực vật. + Tình trạng sức khỏe: bệnh tim mạch, huyết áp, hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa. + Các bệnh lý thứ phát như cứng khớp, teo cơ, loét, đau khớp vai. + Khả năng tự phục vụ: tự làm được gì, mức độ cần trợ giúp. + Khả năng di chuyển, giữ thăng bằng, khả năng hoạt động nghề nghiệp.

2.1.2. Lượng giá rối loạn ý thức

         Lượng giá rối loạn ý thức theo thang điểm Glassgow của Teasdoll và Jenett (1978)

2.1.3. Lượng giá mức độ liệt:

          Dựa vào bảng phân loại mức độ liệt của Henry và CS (1984):

+ Liệt độ 1: (liệt nhẹ): giảm sức cơ, còn vận động chủ động hết tầm. + Liệt độ 2: (liệt vừa): còn nâng được chi lên khỏi mặt giường + Liệt độ 3: (liệt nặng): còn duỗi được chi khi tì lên mặt giường (loại bỏ trọng lực) + Liệt độ 4: (liệt rất nặng): chỉ có biểu hiện co cơ nhẹ (sờ thấy co cơ) + Liệt độ 5: (liệt hoàn toàn): không có biểu hiện co cơ

2.1.4. Lượng giá sức cơ: được chia làm 6 bậc

+ Bậc 0: không có dấu hiệu co cơ + Bậc 1: co cơ yếu, không gây được cử động chi, chỉ sờ thấy cơ đó co hoặc nhìn thấy co cơ nhẹ + Bậc 2: co hết tầm vận động khớp, nhưng với điều kiện loại bỏ trọng lực + Bậc 3: co hết tầm, thắng được trọng lực của chi + Bậc 4: co hết tầm, thắng được lực cản nhẹ + Bậc 5: co cơ bình thường, thắng được lực cản mạnh từ bên ngoài

2.1.5. Lượng giá trương lực cơ

+ Trương lực cơ giảm (liệt mềm): nắn cơ mềm nhẽo, ve vẩy chi dương tính, vắt tay qua vai bên đối diện dễ dàng.

+ Trương lực cơ tăng (liệt cứng): nắn cơ chắc hơn bình thường, ve vảy chi âm tính, vắt tay qua qua bên đối diện khó khăn, phản xạ gân xương tăng, có dấu hiệu rung giật xương bánh chè, dấu hiệu gấp dao nhíp.

+ Rối loạn trương lực cơ hỗn hợp: xen lẫn các cơ giảm trương lực và các cơ tăng trương lực.

2.1.6. Lượng giá mức độ liệt nửa người theo B.Bobath (Bảng điểm lượng giá xem trong phần phụ lục)

          Người bình thường đạt tối đa là 100 điểm, số điểm càng ít thì càng nặng.

2.1.7. Lượng giá mức độ thực hiện các hoạt động sống hàng ngày theo Bathel (Bảng điểm lượng giá xem trong phần phụ lục)

          Người bình thường đạt tối đa là 100 điểm, số điểm càng ít thì càng nặng.

          90-100 điểm được coi là độc lập chức năng.           50-89 điểm được coi là phụ thuộc một phần.           Dưới 50 điểm được coi là phụ thuộc hoàn toàn.

2.1.8. Lượng giá mức độ hoạt động thần kinh theo Or Gogozo (Bảng điểm lượng giá xem trong phần phụ lục)

          Người bình thường đạt tối đa là 100 điểm, số điểm càng ít thì càng nặng.           Dưới 25 điểm được coi là khiếm khuyết thần kinh nặng.           Trên hoặc bằng 25 điểm được coi là khiếm khuyết thần kinh nhẹ và vừa.

2.1.9. Lượng giá tình trạng tâm thần tối thiểu theo Folstein (Bảng điểm lượng giá xem trong phần phụ lục)

          Người bình thường đạt tối đa là 29 điểm, số điểm càng ít thì càng nặng.

2.1.10. Lượng giá tình trạng giảm khả năng ở bệnh nhân đột quị não theo Rankin J. (Bảng điểm lượng giá xem trong phần phụ lục)

2.2. Phục hồi chức năng giai đoạn bệnh nhân còn hôn mê

          Phục hồi chức năng cần được tiến hành ngay khi các triệu chứng tổn thương thần kinh không còn tiến triển thêm, các triệu chứng đánh giá chức năng sinh tồn đã ổn định không còn đe dọa tính mạng bệnh nhân nữa.

2.2.1. Mục tiêu

          Phục hồi chức năng giai đoạn này chủ yếu là dự phòng các biến chứng thứ phát như dự phòng loét, dự phòng tắc nghẽn đường hô hấp và nhiễm khuẩn hô hấp, dự phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, dự phòng cứng khớp, dự phòng các biến chứng vận mạch do bất động lâu như viêm tắc tĩnh mạch sâu, ứ trệ tuần hoàn, rối loạn dinh dưỡng….

2.2.2 Phương pháp

+ Vệ sinh thân thể, không để các vùng cơ thể bị ẩm ướt, lăn trở mình ít nhất 30phút – 1giờ/lần. Các vùng tỳ đè cần có đệm nước hoặc đệm hơi, tránh để đệm cao su tiếp xúc trực tiếp với da bệnh nhân. Các vùng có dấu hiệu đe dọa loét như: sau khi không đè ép 15 phút da vẫn còn đỏ, cảm giác tê bì tại vùng da bị đè ép, có dấu hiệu trầy xước da tại vùng bị đè ép, da vùng đè ép đổi màu, tái hoặc đỏ. Khi phát hiện các dấu hiệu này thì không được đè ép tiếp lên vùng đó, vệ sinh da sạch bằng nước ấm, thấm khô và xoa bột tale, điều trị nhiệt tại chỗ bằng tia hồng ngoại để tăng tuần hoàn, dinh dưỡng.

+ Vệ sinh răng miệng hàng ngày, hút đờm rãi để tránh ùn tắc, cung cấp đủ nước để đờm rãi không bị đặc quánh.

+ Xoa bóp chi và vận động thụ động chi hết tầm vận động của khớp, mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần 20-30 phút để tăng lưu thông máu, dự phòng cứng khớp và rối loạn dinh dưỡng. Xoa bóp và vận động cả bên lành và bên liệt.

+ Vệ sinh bộ phận sinh dục và tầng sinh môn hàng ngày, nếu phải thông đái cần tuân thủ chặt chẽ chế độ vô khuẩn.

+ Đảm bảo đủ dinh dưỡng, giữ cân bằng nước, điện giải bằng dịch truyền, cho ăn qua ống thông dạ dày nếu bệnh nhân hôn mê. Lượng dịch đầy đủ được đánh giá đơn giản bằng theo dõi lượng nước tiểu hàng ngày, với điều kiện bệnh nhân không có bệnh lý thận-tiết niệu, đảm bảo lượng nước tiểu 1,2-1,8 lít/ngày.

2.3. Giai đoạn bệnh nhân đã thoát hôn mê hoặc không hôn mê nhưng còn nằm trên giường

          Các bài tập phục hồi chức năng thường dựa trên nguyên lý của Bobath. Berta Bobath là một nhà vật lý trị liệu cùng với chồng của bà là Karel, một nhà thần kinh học, đã dựa trên các mẫu kiểm soát vận động và khả năng hoạt động chức năng của não để đưa ra nguyên lý phục hồi chức năng vận động cho các bệnh nhân, lúc đầu là cho trẻ bại não, về sau ứng dụng cho người bị liệt nửa người. Phương pháp Bobath được báo cáo lần đầu tiên tại hội nghị IBITA lần thứ 12 (1996). Hiện nay, nguyên lý của Bobath được đánh giá cao và được áp dụng rộng rãi. Cơ sở lý luận của nguyên lý Bobath dựa trên quan điểm: phần lớn các mẫu vận động của con người là học được trong quá trình sống dựa trên các phản xạ có điều kiện. Các mẫu vận động này bị mất đi hoặc bị ức chế do các tổn thương thần kinh ở não. Do đó, nguyên lý và kỹ thuật của Bobath là khôi phục và học lại các mẫu vận động bình thường vốn đã có trước khi tổn thương thần kinh, loại bỏ các mẫu vận động bất thường bằng cách sử dụng các kỹ thuật ức chế phản xạ, giúp bệnh nhân học lại cảm giác vận động hơn là lấy động tác và làm mạnh cơ là chính. Các động tác vận động phía bên liệt được chú ý để tạo kích thích, và kích thích được dẫn truyền theo các đường dẫn truyền hướng tâm lên bán cầu não bị tổn thương. Các kích thích này có tác dụng khôi phục lại các mẫu vận động vốn có. Các phương pháp tập luyện được trình bày trong phần này chủ yếu dựa trên nguyên lý của Bobath, có kết hợp những kinh nghiệm của chúng tôi trong quá trình phục hồi chức năng cho bệnh nhân tại khoa Phục hồi chức năng bệnh viện 103.

Hình 1: Berta Bobath và chồng là Karel

2.3.1. Mục tiêu

+ Dự phòng các bệnh tật thứ phát + Bệnh nhân tự làm được một số hoạt động tự phục vụ trên giường + Tự lăn trở mình và tiến tới tự ngồi dậy được và ra khỏi giường sớm khi điều kiện sức khỏe cho phép.

2.3.2. Biện pháp

+ Tiến hành phục hồi chức năng sớm, ngay từ khi các triệu chứng của đột quỵ não ổn định không còn tiến triển nặng thêm, bằng các biện pháp dự phòng bệnh lý thứ phát như đã trình bày ở trên.

+ Tư thế nằm để làm giảm co cứng: nửa người phía bên liệt hướng ra ngoài, đầu ở tư thế bình thường hoặc nghiêng sang bên liệt, tay liệt duỗi thẳng dạng 30-45 độ, cẳng tay duỗi, bàn và các ngón tay duỗi và xoay ngửa. Chân bên liệt dạng 5-10 độ, đệm một gối ở khoeo để gập gối nhẹ, bàn chân để vuông góc với cẳng chân và nghiêng ra ngoài 15 độ, có thể cần dùng kỹ thuật tạo thuận để khắc phục co cứng.

Hình 2: tư thế nằm đúng của bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ não.

+ Bước đầu cần tập thụ động các động tác của chi liệt hết tầm vận động. Hướng dẫn và khuyến khích bệnh nhân tự tập các động tác ở chi lành.

+ Hướng dẫn bệnh nhân dùng chi lành đỡ chi liệt để tự tập cả hai chi

+ Hướng dẫn và khuyến khích bệnh nhân tập tự trở mình sang bên liệt, tập tự trở mình sang bên lành:

– Tập tự trở mình sang bên liệt: dùng tay lành đặt tay liệt dọc theo thân mình, cánh tay liệt dạng 450, đưa chân lành qua phía trên chân liệt, dùng tay lành bám vào thành giường bên liệt, dùng sức cơ tay lành và thân người bên lành để lật nghiêng sang bên liệt. Chú ý không để thân người đè lên tay bên liệt.

– Tập tự trở mình sang bên lành: dùng tay lành đặt tay liệt lên người vắt qua bụng, dùng bàn chân lành luồn xuống dưới cổ chân liệt. Bám tay lành sang thành giường phía bên lành, dùng sức tay lành và thân người bên lành để lật người sang bên lành. Hướng dẫn và khuyến khích bệnh nhân tự trồi lên hoặc tụt xuống trên giường ở tư thế nằm ngửa bằng dùng sức cơ tay chân bên lành.

+ Tập làm tăng sức mạnh cơ bên lành: cần hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các dụng cụ tạo sức cản, tập làm cầu vồng nâng mông lên khỏi giường bằng cả chân lành và chân liệt.

+ Hướng dẫn bệnh nhân tập thở bụng, thở ngực, ho khạc. Có thể phối hợp các kỹ thuật vỗ, rung lồng ngực để làm long đờm. Nếu có chỉ định và sức khỏe bệnh nhân cho phép có thể dụng kỹ thuật dẫn lưu tư thế để loại đờm ra khỏi đường hô hấp khi có ứ đọng đờm.

+ Khi sức khỏe cho phép, hướng dẫn bệnh nhân tự ngồi dậy:

– Ngồi dậy từ bên lành: dịch người ra gần thành giường phía bên lành, tự lật người sang bên lành, dùng chân lành (ở dưới chân liệt) đưa cả chân lành và chân liệt ra khỏi thành giường. Dùng tay lành chống khuỷu tay xuống giường nâng người ngồi dậy.

– Ngồi dậy từ bên liệt: dịch người ra gần thành giường phía bên liệt, tự lật người sang bên liệt, dùng chân lành đưa cả chân lành và chân liệt ra khỏi thành giường. Dùng tay lành chống xuống giường phía bên liệt để nâng người ngồi dậy.

Hình 3: tập tự ngồi dậy từ bên liệt.

– Ngồi dậy từ tư thế nằm ngửa: dùng một dây buộc vào cuối giường để kéo người ngồi dậy

+ Tập ngồi giữ thăng bằng. Để ngồi được vững cần ngồi trên giường cứng không có đệm, hai bàn chân được đặt trên một ghế vững chắc, có tay vịn cho bệnh nhân phía bên lành: tập ngồi cân bằng, tập ngồi nghiêng sang bên lành, tập ngồi nghiêng sang bên liệt, tập đung đưa sang bên lành, sang bên liệt.

Mỗi ngày tập 1-2 lần, mỗi lần 30 phút, khuyến khích bệnh nhân chủ động, chỉ hỗ trợ khi cần thiết và giảm sự hỗ trợ càng sớm càng tốt, tập từ dễ đến khó không nôn nóng đốt cháy giai đoạn, mỗi động tác cần lặp lại nhiều lần để tạo phản xạ.

2.4. Giai đoạn rời khỏi giường 2.4.1. Mục tiêu

+ Giúp bệnh nhân có thể di chuyển và tự đi lại được + Giúp bệnh nhân tự thực hiện được các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tự phục vụ được mình. + Giúp bệnh nhân tthích nghi được với các di chứng còn lại và hòa nhập với gia đình và xã hội.

2.4.2. Nguyên tắc

+ Cần kiên trì, từng bước, chủ động của bệnh nhân là chính, giảm dần sự trợ giúp càng sớm càng tốt. + Tập toàn diện, chú ý đến toàn bộ cơ thể, tập cân xứng cả hai bên + Sử dụng kỹ thuật kích thích hoặc ức chế phản xạ để đưa trương lực cơ trở lại gần bình thường. Ức chế các mẫu vận động bất thường, khôi phục các mẫu vận động bình thường bằng các kỹ thuật tạo thuận trước khi thực hiện vận động. + Tập vận động theo cách mà trước khi liệt bệnh nhân đã làm với các mẫu bình thường hoặc giống như trẻ em tập lẫy, tập bò, tập đứng rồi tập đi. + Sử dụng các dụng cụ trợ giúp cần thiết, cải tiến các dụng cụ và điều kiện sống để người bệnh có thể thực hiện được các hoạt động sinh hoạt, hội nhập và thích nghi với các di chứng còn lại.

2.4.3. Một số kỹ thuật

+ Kỹ thuật tạo thuận ức chế mẫu co cứng: vận động xương bả vai, đai vai lên trên ra trước. Dạng và xoay khớp vai ra ngoài. Duỗi khớp khuỷu, xoay ngửa cẳng tay. Duỗi khớp cổ tay. Duỗi và dạng ngón tay và các ngón khác. Làm dài thân mình phía bên liệt. Vận động hông liệt xuống dưới ra trước. Gấp, dạng, xoay khớp háng ra ngoài. Gấp khớp gối, khớp cổ chân, xoay nghiêng bàn chân ra ngoài. Duỗi, dạng các ngón chân.

+ Duy trì vận động bên lành: đột quỵ não là dạng tổn thương thần kinh trung ương, không chỉ nửa người đối diện bên bán cầu não tổn thương bị liệt, mà nửa người bên lành cũng bị ảnh hưởng một phần. Do đó vận động bên lành giúp cải thiện chất lượng vận động, làm mạnh sức cơ, hạn chế tác hại của tình trạng giảm động. Vận động bên lành còn giúp não bệnh nhân “học lại ý tưởng vận động”, các xung động thần kinh từ ngoại vi lên não có tác dụng kích thích phục hồi các mẫu vận động đã bị ức chế hoặc bị mất đi do tổn thương não. Vì vậy, phải tập vận động chủ động bên lành, không áp dụng hình thức vận động thụ động, phải tập hết tầm vận động của khớp, nâng dần mức độ như sức cản, các động tác phối hợp vận động, các hoạt động tinh tế. Tập ở tất cả các tư thế nằm, ngồi, đứng, đi tùy theo khả năng của người bệnh.

+ Phục hồi vận động bên liệt:

– Vận động thụ động khi bệnh nhân không tự làm được, cần sự trợ giúp hoàn toàn của người khác, bao gồm các động tác cơ bản của các khớp (gập, duỗi, dạng, khép, xoay) nên bắt đầu từ gốc chi đến ngọn chi, cố gắng tập hết tầm vận động của khớp, nên tập từ từ để đạt tầm vận động tối đa, tránh đột ngột dễ gây tăng co cứng cơ. Trong lúc tập, khuyến khích bệnh nhân tưởng tượng và cố gắng chủ động tập theo, có tác dụng khôi phục lại ý tưởng vận động của não. Duy trì tập thụ động mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần 30 phút đến 1 giờ cho đến khi xuất hiện co cơ chủ động thì giảm dần trợ giúp, khuyến khích bệnh nhân tự tập.

– Vận động chủ động có trợ giúp. Khi bệnh nhân đã có thể thực hiện được một phần động tác theo ý muốn hoặc theo mệnh lệnh, cần khuyến khích bệnh nhân tự tập tối đa, sau đó người trợ giúp có thể hỗ trợ để bệnh nhân tập hết tầm vận động, càng giảm dần trợ giúp càng tốt. Có thể người bệnh tự dùng bên lành trợ giúp bên liệt, nhưng vẫn phải duy trì nguyên tắc bên liệt cần chủ động tối đa, cũng có thể dùng một dụng cụ trợ giúp. Bệnh nhân cần tập đi tập lại một động tác nhiều lần để tạo thành phản xạ.

– Vận động chủ động. Khi bệnh nhân đã có thể chủ động hoàn toàn để thực hiện một động tác thì cần loại bỏ sự trợ giúp. Giai đoạn này sự cố gắng, chủ động của bệnh nhân có tính quyết định, cần khuyến khích bệnh nhân tập tăng tiến từ các động tác đơn giản đến phức tạp và lặp đi lặp lại nhiều lần.

+ Sử dụng các dụng cụ trợ giúp: trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng một số dụng cụ trợ giúp để giúp người bệnh thực hiện được động tác tối đa. Dụng cụ trợ giúp chỉ mang tính tạm thời và cần giảm dần dụng cụ trợ giúp khi vận động của bệnh nhân tiến triển tốt. Dụng cụ trợ giúp bao gồm: các dây treo như dây treo tay, dây kéo để giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân. Các loại nẹp như nẹp cẳng tay bàn tay để khắc phục mẫu co cứng, nẹp gối trong trường hợp đầu gối ưỡn quá mức. Các loại nạng như nạng 4 chân, nạng tay, nạng nách, khung tập đi, thanh song song tập đi. Gậy chống. Xe lăn.

2.4.4. Các bài tập di chuyển

+ Tập di chuyển từ tư thế ngồi trên giường sang ghế hoặc xe lăn. Lúc đầu cần sự trợ giúp, người trợ giúp đứng trước bệnh nhân, vòng hai tay dưới nách ra sau bệnh nhân, bệnh nhân vòng hai tay qua vai người trợ giúp, dùng tay lành nắm tay liệt ôm lấy gáy người trợ giúp. Bệnh nhân chủ động dùng sức của bên lành và bên liệt để di chuyển, người trợ giúp chỉ hỗ trợ, về sau giảm dần sự trợ giúp để bệnh nhân tự di chuyển. Chú ý mặt ghế, mặt giường hoặc mặt xe lăn nên cùng một mặt phẳng để dễ di chuyển. Xe lăn cần được cài phanh vững chắc, cần tập lặp đi lặp lại nhiều lần cho thuần thục.

+ Tập đứng dậy trong thanh song song: bệnh nhân ngồi trên ghế vững chắc đặt giữa hai thanh song song, nếu ngồi trên xe lăn tay thì trước hết phải phanh hai bánh xe vững chắc. Lần đầu có thể dùng vài chiếc gối đệm cho ghế cao hơn, như vậy bệnh nhân dễ đứng dậy hơn. Các lần sau bỏ dần đệm để bệnh nhân có thể đứng dậy từ vị trí ngồi thấp hơn. Bệnh nhân cần dùng tay không liệt nắm chặt thanh song song, dùng sức của cả bên lành và bên liệt để đứng lên và ngồi xuống.

+ Tập ở tư thế đứng trong thanh song song: tập đứng và giữ thăng bằng trong thanh song song với sức nặng cơ thể dồn đều lên hai chân. Lúc đầu cần dùng tay không liệt để giữ chắc vào thanh song song, về sau không cần nữa. Tập đứng và dồn trọng lượng cơ thể sang từng chân, nếu đầu gối ưỡn quá mức, cần dùng một nẹp ngắn hoặc dài để giữ cho đầu gối chân liệt được vững chắc.

+ Tập đi trong thanh song song: khi bệnh nhân có đủ sức mạnh và thăng bằng, bệnh nhân cần tập đi trong thanh song song và dùng tay không liệt để giữ cho vững chắc.

– Bước 1: trụ lên chân liệt, bước chân lành lên, gót chân lành ngang mũi chân liệt, rồi dồn trọng lượng sang chân lành. Sau đó dồn trọng lượng sang chân liệt, rồi lùi chân lành về ngang chân liệt. Đổi lại, dồn trọng lượng lên chân lành, bước chân liệt lên, gót chân liệt ngang mũi chân lành, dồn trọng lượng lên chân liệt. Sau đó, dồn trọng lượng lên chân lành, đưa chân liệt về ngang chân lành.

– Bước 2: trụ lên chân liệt, bước chân lành lên, gót chân lành ngang mũi chân liệt, rồi trụ lên chân lành, bước chân liệt lên ngang mức chân lành. Tiếp theo, trụ lên chân lành, bước chân liệt lên, gót chân liệt ngang mũi chân lành, rồi dồn trọng lượng lên chân liệt và bước chân lành lên ngang chân liệt.

– Bước 3: trụ lên chân liệt, bước chân lành lên, gót chân lành ngang mũi chân liệt, dồn trọng lượng lên chân lành, bước chân liệt lên trước chân lành gót chân liệt ngang mũi chân lành, tiếp tục như vậy để bước đi.

Hình 4: Tập lên và xuống cầu thang.

+ Tập đi ngoài thanh song song

Sau khi đã có thể đi tương đối thuần thục trong thanh song song, bắt đầu tập đi ngoài thanh song song. Tùy tình trạng bệnh nhân mà sử dụng khung tập đi, nạng 4 chân, nạng nách.

– Cách đi thứ nhất: tay không liệt với nạng đưa tới trước khoảng 15cm và sang bên 20cm, bệnh nhân dựa trên cây chống và chân liệt, bàn chân không liệt bước tới trước bằng độ dài một bàn chân, gót ngang ngón của bàn chân liệt, đưa bàn chân liệt tới trước ngang với bàn chân kia.

– Cách đi thứ hai. Tay không liệt và đầu nạng tới trước, đầu nạng cách ngón của bàn chân không liệt một nửa bàn chân về phía trước và sang bên 15cm. Bàn chân liệt đưa tới trước, gót chân liệt ngang với ngón của bàn chân không liệt. Chuyển sức nặng cơ thể lên nạng và chân liệt, bàn chân không liệt bước tới trước bàn chân liệt, gót ngang với ngón của bàn chân liệt.

– Cách đi thứ ba. Đi theo hai trụ, cách đi này ít vững chắc nhưng hiệu quả cao. Bệnh nhân tập cách đi này khi giữ được thăng bằng tốt hơn. Bắt đầu dồn sức nặng cơ thể lên chân liệt và nạng, bàn chân không liệt tới trước, gót ngang với ngón của bàn chân liệt. Dồn sức nặng cơ thể lên chân không liệt, nạng và bàn chân liệt đồng thời đưa tới trước.

+ Tập đi trên địa hình phức tạp, đường gồ gề, đường dốc, tập ngã, tập ngồi dậy và đứng dậy từ tư thế nằm.

+ Tập lên xuống cầu thang: lên cầu thang. Tay không liệt nắm chặt lan can cầu thang, dồn trọng lượng lên chân liệt, bước chân lành lên trước, rồi dồn trọng lượng lên chân lành, đưa chân liệt lên cùng bậc với chân lành. Tiếp tục như vậy để bước lên. Nếu không có lan can cầu thang thì tay không liệt cầm nạng, người trợ giúp đứng phía sau. + Tập xuống cầu thang: nên đi giật lùi bằng cách đưa bàn chân liệt xuống trước sau đó đưa nạng xuống ngang bậc chân liệt. Trụ lên nạng và chân liệt, đưa chân không liệt xuống cùng bậc. Người trợ giúp đứng phía dưới. Khi đủ sức mạnh thì có thể đi xuống bằng cách quay mặt theo hướng đi, chân liệt xuống trước và chân không liệt xuống sau.

+ Những điểm cần chú ý khi tập đi: nếu bệnh nhân có chân bị liệt cứng trầm trọng thì thường khi đứng lên, chân liệt sẽ co lại, đó là cử động không tự chủ và đôi khi bệnh nhân không biết chân bị co rút. Những bệnh nhân này khi đứng lên cần chờ một chút rồi mới bước đi. Hạn chế dùng nẹp, trừ khi đầu gối bị ưỡn quá mức hoặc không vững chắc. Người liệt nửa người có xu hướng ngã về phía bên liệt, nên người trợ giúp cần đi ở phía bên liệt của bệnh nhân. Cần nhắc cho bệnh nhân biết khi có một người đi ngang qua phía trước thì người liệt cần dừng lại, chờ cho họ đi qua rồi mới tiếp tục bước đi.

2.5. Tập các động tác tự chăm sóc bản thân

          Ngay từ giai đoạn nằm trên giường cho tới suốt quá trình phục hồi chức năng, song song với tập di chuyển, phải tập cho bệnh nhân tự làm các động tác tự chăm sóc hàng ngày. Người liệt nửa người vẫn có thể tự ăn uống, mặc quần áo, mang nẹp, viết chữ, đi tiểu tiện. Bệnh nhân có tay thuận bị liệt thì ban đầu họ sẽ làm những động tác này chậm, vụng về nhưng nếu kiên trì thì sẽ tiến bộ dần.

2.6. Tạo cho bệnh nhân thích nghi với các di chứng còn lại

+ Cần cải tiến các dụng cụ để người bệnh có thể sử dụng được như đệm cho cán thìa to ra, làm quai vào cốc nước để bệnh nhân luồn tay vào có thể giữ được cốc nước…

+ Cải tạo nhà ở phù hợp với khả năng sử dụng của người bệnh như lắp thêm tay vịn vào nhà vệ sinh, cải tạo nhà tắm phù hợp với người bệnh….

Để đạt được kết quả phục hồi chức năng cho người liệt nửa người có thể cần tới 12-18 tháng liên tục. Do vậy tính kiên trì và quyết tâm của người bệnh có vai trò rất quan trọng, cần có sự động viên và khuyến khích đúng của người thân và tập luyện đúng phương pháp. Cần tuân thủ các nguyên tắc của phục hồi chức năng, tập từ dễ đến khó, không nôn nóng. Mỗi động tác cần lặp lại nhiều lần để tạo lập phản xạ. Cần tập cân đối, giữ dáng đi đúng không lệch vẹo. Kết hợp giữa phục hồi chức năng vận động với phục hồi chức năng hoạt động, tạo sự hòa nhập với gia đình và cộng đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Dương Xuân Đạm (2008). Chăm sóc phục hồi vận động sau tai biến mạch máu não tại nhà. NXB Văn hóa-Thông tin. Tr 53-69. 2. Hà Hoàng Kiệm (2012). Hướng dẫn phục hồi chức năng cho người sau tai biến mạch máu não. NXB TDTT. Tr. 131-239. 3. Trần Văn Chương (2010). Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não. NXB YH, tr 83-145.

Tiếng Anh

4. Brandstater ME (1998). Stroke rehabilitation. In Rehabilitation Medicine: Principles and Practice. 3rd ed. Philadelphia: Lippincott-Raven; 1998:1165-1189. 5. Brandstater ME (1998). Stroke Rehabilitation. In Rehabilitation Medicine: Principles and Practices. 3rd ed. Philadelphia: Lippincott-Raven; 1998:1165-1189. 6. Bobath B, Bobath K (1997): Control of motor function in the treatment of cerebral palsy. 1997, 43:295-303. 7. Bobath B (1990) Adult hemiplegia: evaluation and treatment. Butterworth-Heinemann Medical. 8. Bobath B, Bobath K (1997): Control of motor function in the treatment of cerebral palsy. 1997, 43:295-303. 9. Bobath B (1990) Adult hemiplegia: evaluation and treatment. Butterworth-Heinemann Medical; 1990. 10. Flansbjer UB, Holmbọck AM, Downham D, Patten C, Lexell J (2005). Reliability of gait performance tests in men and women with hemiparesis after stroke. Journal of Rehabilitation Medicine 2005, 37:75-82. 11. Kwakkel G, Kollen BJ, Wagenaar RC (1999). Therapy Impact on Functional Recovery in Stroke Rehabilitation: A critical review of the literature. Physiotherapy 1999, 85:377-391. 12. Langhorne P, Bernhardt J, Kwakkel G (2011). Stroke rehabilitation. The Lancet 2011, 377:1693-1702. 13. Paci M(2003). Physiotherapy based on the Bobath concept for adults with post-stroke hemiplegia: a review of effectiveness studies. Journal of rehabilitation medicine 2003, 35:2-7. 14. Schaechter JD: Motor rehabilitation and brain plasticity after hemiparetic stroke. Progress in neurobiology 2004, 73:61-72.

PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm

Bạn nào muốn tìm hiểu chi tiết xin mời đọc cuốn “Hướng dẫn phục hồi chức năng cho người sau tai biến mạch máu não”. NXB TDTT (2012) của tác giả Hà Hoàng Kiệm. Sách có ở thư viện của tất cả 64 tỉnh thành trong cả nước và có bán ở các nhà sách.

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Phục Hồi Chức Năng Co Cứng

Theo Lance (1980) “Co cứng là sự tăng lên của trương lực cơ phụ thuộc vào tốc độ kéo giãn kèm theo sự phóng đại của của các phản xạ gân xương do cung phản xạ cơ bị kích thích quá mức, co cứng là một thành phần nằm trong hội chứng tế bào thần kinh vận độngtrên”

Cocứng(Spasticity)làbiểuhiệnthườnggặpcủacáctổnthươngthầnkinh trung ương (hội chứng bó tháp, hội chứng tế bào thần kinh vận động trên) như: Tai biến mạch máu não, u não, chấn thương sọ não, xơ cứng rải rác, chấn thương tủy sống… Co cứng kết hợp với yếu liệt cơ và mất các cử động chọn lọc tinh vi là những yếu tố quan trọng gây giảm hoặc mất chức năng của bệnh nhân. Co cứng có thể ảnh hưởng đến các vận động tự chủ ở những bệnh nhân liệt không hoàn toàn. Ngoài ra co cứng gây khó khăn cho bệnh nhân thực hiện các hoạt động tự chăm sóc hàng ngày như: ăn uống, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân, tắm rửa… Co cứng còn gây khó chịu hoặc đau đớn và là nguyên nhân chính gây co rút biến dạng, mất chức năng và tàn tật saunày.

1. Các công việc của chẩnđoán

– Ở những bệnh nhân mới xuất hiện co cứng, khai thác bệnh sử đầy đủ có thểgiúploạitrừcácnguyênnhângâytăngtrươnglựccơcóthểđiềutrịđược.

– Ởnhữngbệnhnhânbịmộttổnthươngthầnkinhtừtrước,khaithácbệnh sử để loại trừ bất kỳ yếu tố nào gây tăng co cứng (ví dụ: thay đổi thuốc, các kích thích xấu, tăng áp lực nộisọ…)

1.2. Khámvàlượnggiáchứcnăng

Co cứng rất khó để lượng giá, tuy nhiên lâm sàng hay sử dụng các thang điểm sau:

– Thang điểm Ashworth cải biên (Modified Ashworth Scale -MAS): từ0-4

– Thang điểmTardieu

– Thang điểm đánh giá mẫu dángđi

– Đo tầm vận động thụ động và chủ động cáckhớp

– Thang điểm co thắtcơ:

– CácthangđiểmchứcnăngnhưFIM-FunctionalIndependenceMeasure hoặc Gross Motor Function Measure cũng có giá trị, mặc dù chúng không đo lường co cứng trựctiếp

– Các thang điểm đánh giáđau

* Các mẫu co cứng và các triệu chứng lâm sàng

– Các dấu hiệu lâm sàng báotrước

– Cácmẫugấpởchitrên: Thườngthấyởbệnhnhânbạinão,taibiếnmạch nãohoặcchấnthươngsọnão

+ Vai khép và xoay trong

+ Gấp cổ tay và khuỷu

+ Sấp cẳng tay

+ Gấp các ngón tay và khép ngón cái

– Các mẫu gấp ở chi dưới: Thường thấy ở bệnh nhân bại não, xơ cứng rải rác, chấn thương sọ não hoặc tai biến mạch não

+ Háng khép và gấp

+ Gấp gối

+ Gấp cổ chân mặt gan chân hoặc bàn chân nghiêng trong (equinovarus)

– Cácmẫuduỗithườngthấyởbệnhnhânchấnthươngsọnão:

+ Gối duỗi hoặc gấp

+ Bàn chân thuổng và/hoặc cổ chân xoay ngoài (valgus)

+ Ngón chân cái gấp mặt mu chân hoặc gấp ngón chân quá mức

1.3. Chỉ định xét nghiệm cận lâmsàng:

– Các xét nghiệm thường quy (ví dụ: công thức máu, cấy nước tiểu, dịch não tủy) có thể giúp loại trừ nguyên nhân nhiễmtrùng

– Chụp XQuang thường quy giúp loại trừ các vấn đề như đại tràng ứ phân hoặc gẫy xương kín đáo… gây tăng cocứng

– Các thăm dò hình ảnh (MRI, CT Scan) vùng đầu, cổ và cộtsống

– Cácthămdònhưđiệncơđểxácđịnhtốcđộdẫntruyểnthấnkinh

– Cácxétnghiệmgiúpchonghiêncứuđịnhlượngnhưđiệncơbềmặt,phảnxạ H,phảnxạrung,sóngF,đápứngphảnxạcơgấpvàkíchthíchtừ/điệnquasọ.

2. Chẩn đoán xác định: Dựa vào lâmsàng

Mặc dù thực tế là co cứng có thể xuất hiện đồng thời với các biểu hiện khác, cần phân biệt co cứng với các biểu hiện sau:

– Cứng đờ: Sức cản vận động không tự chủ, không phụ thuộc tốc độ, cả haichiều

– Co giật do độngkinh

– Loạntrươnglựccơ:nhữngcocơkhôngtựchủgâyxoắnvặn,tưthếbấtthường

– Cử động múa vờn (athetoidmovement)

– Múa giật(Chorea)

– Múa vung(Ballisms)

– Run (tremor): Cử động lắc, không tự chủ, có nhịp điệu lặp đi lặp lại, không tựhết

2.4. Chẩn đoán nguyên nhân

– Các nguyên nhân tổn thương thần kinh trung ương (hội chứng tế bào thần kinh vận động trên) baogồm:

+ Tai biến mạch máu não

+ Tủy sống bị chèn ép hoặc tổn thương

+ U tủy sống, viêm tủy

+ U não

+ Não ứng thủy

+ Chấn thương sọnão

+ Xơ cứng rải rác

+ Xơ cột bên teo cơ

+ Bại não

+ Viêm não…..

– Cácyếutốcóthểlàmgiatăngmộtcocứngcótừtrướcbaogồm:

+ Nhiễm trùng (ví dụ: viêm tai, nhiễm trùng tiết niệu, viêm phổi)

+ Loét do đè ép

+ Các kích thích xấu (ví dụ: móng mọc quặp, gẫy xương kín đáo…)

+ Huyết khối tĩnh mạch sâu

+ Bàng quang quá căng

+ Đại tràng ứ phân, táo bón

+ Thời tiết lạnh

+ Mệt mỏi, căng thẳng

+ Cơn động kinh

+ Tư thế xấu

III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điềutrị

– Trước khi PHCN và điều trị co cứng, phải tìm kiếm và điều trị những tổn thương kích thích có hại như : loét da, huyết khối tĩnh mạch sâu, u phân, nhiễm khuẩn tiết niệu, quần áo giầy dép hoặc nẹp chỉnh hình không phù hợp… Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà cách nhận biết và phòng tránh các kích thích có hạiđó.

– Điều trị co cứng nên bắt đầu bằng các phương pháp đơn giản, tác dụng có thể đảo ngược, ít tác dụng phụ, sau đó đến những phương pháp phức tạphơn. Phối hợp các biện pháp can thiệp điềutrị.

– Khi điều trị một cơ co cứng, phải lượng giá tác động của các nhóm cơ đối vận.

– Điều trị co cứng phải tránh làm cho hoạt động chức năng của bệnh nhân giảm đi.

– Chỉ điều trị chuyên biệtkhi:

+ Co cứng gây ảnh hưởng đến chức năng: như ảnh hưởng đến việc đặt tư thế bệnh nhân, khi vận động, khi thực hiện các hoạt động chăm sóc hàng ngày (ADL), chăm sóc vệ sinh cá nhân…

+ Co cứng có thể dẫn đến những biến chứng nặng như: loét, đau, co rút, biến dạng khớp…

– Phòng ngừa các biến chứng như: biến dạng cơ xương khớp, loét do đè

ép…

– Giảmđau

– Chophépkéogiãncáccơbịrútngắn,làmmạnhcáccơđốivậnvàlắp

đặt dụng cụ chỉnh trực phù hợp

– Xác định các yếu tố kích thích có hại: loét do đè ép, nhiễm trùng (bàng quang, móng chân, phần mềm, da…), huyết khối tĩnh mạch sâu, táo bón, bàng quang quá căng, mệt mỏi, cảm lạnh… và giải quyếtchúng.

– Đặttưthếtốtchobệnhnhânkhinằmvàngồi.

3. Cácphươngphápvàkỹthuậtphụchồichứcnăng Các kỹ thuật cơbản

– Kích thích điện chứcnăng.

– Phảnhồingượcsinhhọc(Biofeedback)

– Runggân

– Lạnh trịliệu

– Cácphươngphápnhiệtnóng

– Đặt tư thế đúng để làm giảm các mẫu đồng vận – ví dụ, ngồi trên xe lăn hoặc tư thế đúng trên giường

– Tập mạnh các nhóm cơ đốivận

– Kéogiãn

– Thủy trịliệu

– Xoabóp

Các kỹ thuật thần kinh vận động

– Kỹ thuật Bobath: kỹ thuật ức chế co cứng, hiện đang áp dụng rộng rãi ở Việtnam

– Các kỹ thuật vận động khác (Kabat, Brunnstrom…) và các kỹ thuật vận động – cảm giác (Rood,Perfetti…)

* Dụng cụ chỉnh trực (Orthosis): Nẹp/nẹp chỉnh hình chi trên và chi dưới, cứng hoặc mềm, giúp giữ một chi ở tư thế chức năng, giảm đau và phòng biếndạng

* Bóbộtchukỳhoặcbóbột ứcchếởcổchân,gối,ngóntay,cổtayvà

khuỷu

4.Các điều trị khác

Cácthuốcđườnguống

-Baclofen(Lioresal)

-Diazepam(Valium)

– Dantrolene(Dantrium)

– Tizanidine(Zanaflex)

– Clonidine(catapres)

Các phương pháp điều trị tại chỗ

– Phong bế thần kinh bằng Phenol5%:

– Tiêm Botulinum toxine nhóm A hoặc B

– Điều trị phối hợp Botulinum toxin và Phenol cùng nhau để làm tăng hiệu quảvàgiảmliềulượng,cũngnhưgiảmtácdụngphụkhitiêmnhiềucơ.

Can thiệp ngoại khoa

– Bơm Baclofen nội tuỷ ( Baclofenintrathecal)

– Phẫu thuật cắt chọn lọc rễsau

– Phẫu thuật DREZ (Dorsal Root Entry Zonotomy- Phẫu thuật vùng đi vào của rễsau)

– Phẫu thuật cắt thần kinh chọnlọc

– Phẫu thuật tủy/cắt cộttủy

– Phẫuthuậtchỉnhhìnhcắtgân/chuyểngân/kéodàigân/cắtxương

IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

– Ghi chép hồ sơ về sự đáp ứng với điềutrị.

– Do sự dung nạp có thể xảy ra với thuốc, liều thuốc uống nên được điều chỉnh thườngxuyên.

– Kiểm tra định kỳ các dụng cụ cấy (bơm Baclofen, máy kíchthích..)

– Đánhgiánẹpchỉnhhìnhhoặccácdụngcụgiữtưthế.

– Trẻ em co cứng nên được thường xuyên theo dõi sự xuất hiện các biến dạng xương khớp và các bất thường khác, do sự phát triển nhanh của trẻ có thể gây nên co rút vĩnh viễn, vẹo cột sống hoặc mất chứcnăng.

(Lượt đọc: 11489)

Phục Hồi Chức Năng Xương Mâm Chày – Cách Vật Lý Trị Liệu Sau Gãy Mâm Chày

Phục hồi chức năng – vật lý trị liệu sau gãy mâm chày: Xương mâm chày là một trong những phần xương quan trọng của đầu gối, có chức năng hỗ trợ sự đi lại, gập đầu gối giữ thăng bằng. 

Mâm chày là một bề mặt sụn cấu tạo nên một phần khớp gối, khi người ta đứng và đi lồi cầu xương đùi đè lên mâm chày và trọng lượng cơ thể dồn lên mâm chày để xuống cẳng chân, như vậy mâm chày là phần xương chịu sức nặng của cơ thể.

1. Nguyên nhân gãy xương mâm chày:

Đa số khi bị gãy mâm chày chủ yếu là tai nạn giao thông, đặc biệt ở nước ta bệnh nhân bị tai nạn khi đi xe máy là chủ yếu.

Gãy mâm chày thường xảy ra ở va chạm trực tiếp khi đầu gối đập trực tiếp xuống đất, gãy gián tiếp do xe ngã đè lên mâm chày hoặc té ngã trong tư thế đầu gối bị vặn xoắn.

Ngoài ra còn các nguyên nhân như tai nạn trong sinh hoạt, tai nạn lao động, chân thương thể thao.

2. Phục hồi chức năng vận động của xương chày:

Bệnh nhân sau khi phẫu thuật bắt nẹp vít cố định mâm chày cần điều trị tập vật lý trị liệu sớm để lấy lại chức năng vận động của xương như lúc ban đầu.

Nếu không được tập vật lý trị liệu sớm sẽ để lại ảnh hưởng về chức năng vận động khớp gối như cứng khớp gối không lấy lại được tầm vận động và phải chịu dị tật suốt đời, teo cơ đầu đùi hoặc teo toàn bộ chân gãy dẫn đến liệt hoàn toàn.

Trường hợp không lấy lại được chức năng vận động khớp gối dễ bị thoái hóa khớp gối tuần hoàn máu không cung cấp đủ canxi và khoáng chất dễ gây hoại tử mâm chày.

Bệnh nhân có thể áp phương pháp tập vật lý trị liệu tại nhà sau gãy xương mâm chày như sau:

Từ 1 ngày đến 3 ngày: bệnh nhân tập thụ động tại giường, dạng khép chân, tập ngồi dậy xoa bóp vùng khớp gối, di động xương bánh chè, ngốc cổ chân, ngón chân cơ tứ đầu đùi, theo dõi khớp gối và bàn chân có bị sưng phù không…

Từ 3 ngày đến 7 ngày: bệnh nhân tự ngồi dậy xoa bóp cơ đùi, di động xương bánh chè, di động khớp gối, ngồi thả lỏng chân xuống nền giường và làm quen với nạn…

Từ 7 ngày đến 10 ngày: bệnh nhân đã về nhà cần tiếp tục tập vật lý trị liệu ở nhà để lấy lại chức năng khớp gối như lúc ban đầu, kỹ thuật viên điều trị tập xoa bóp cho tăng tuần hoàn máu và di động khớp, tập gập duỗi khớp gối và gập tối đa nếu bệnh nhân chịu được. tăng lực góc độ gập từ 10 độ tăng lên 30 độ.

Từ 10 ngày đến 15 ngày: bệnh nhân tập đứng và tập đi làm quen với nạn xoa bóp di động khớp gối, tập mạnh sức cơ tứ đầu đùi, xoa bóp các nhóm cơ mặt sau cẳng chân, tập ép tăng dần góc độ, bệnh nhân kết hợp ở nhà tự tập để phát triển nhanh giảm không co cứng cơ, cứng khớp giảm sưng phù nề vị gãy.

Từ 15 ngày đến 1 tháng: sau một tháng bệnh nhân đã gập từ 60 độ đến 90 độ. Kỹ thuật viên kết hợp cho bệnh nhân tập đi chịu lực chân gãy và tập đi cho máu lưu thông tăng sức chịu lực lên mâm chày và nhóm cơ tứ đầu đùi.

Từ 4 tuần đến 8 tuần: lúc này chân gãy đã phát triển tốt không còn bị sưng và phù, bệnh nhân có thể tập đi kết hợp đeo tạ chân để mạnh các nhóm cơ cẳng chân và cơ tứ đầu đùi, chịu trọng lực cơ thể xuống chân yêu, vận động khớp gối tối đa để lấy lại tầm vận động, bệnh nhân ngồi trên giường thả chân xuống gập duỗi tối đa vận động.

Sau 2 tháng bệnh nhân phát triển rất tốt gần lấy lại chức năng gập duỗi từ 90 độ lên 120 độ. Bệnh nhân kết hợp với kỹ thuật viên tập vật lý trị liệu để phát triển tốt hơn và rút ngắn thời gian phục hồi

Bệnh nhân tập ở nhà với mức độ vừa sức chịu đựng của cơ và xương gãy nếu trường hợp lúc tập mà bị đau thì nghỉ rồi tập tiếp tránh trường hợp tập mạnh quá rễ gây vỡ cơ và tổn thương vị trí gãy.

3. Theo dõi và thăm khám :

– Tình trạng ổ gãy: đau, sưng nề, di lệch, biến dạng… – Phản ứng của người bệnh trong quá trình tập luyện: thái độ hợp tác, sự tiến bộ… – Tình trạng chung toàn thân – Theo giỏi và tái khám sau 3 tháng, 6 tháng và 1 năm.

Mọi thông tin cần tư vấn về phương pháp phục hồi chức năng – tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật gãy xương mâm chày vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn:

PHÒNG TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU ĐỨC ĐIỆP TẠI NHÀ TPHCM

Với đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên nhiều năm kinh nghiệm về vật lý trị liệu – phục hồi chức năng chúng tôi luôn đem sự tận tâm, nhiệt tình và hiệu quả nhất cho bệnh.

( Sức Khỏe Là Tài Sản Vô Giá)

Mọi thông tin Tư Vấn – Thăm Khám vui lòng liên hệ:

Nguyễn Đức Điệp. chuyên khám tập vật lý trị liệu.

☎ : 0906.574.998 – 0987.473.296

Website: www.tapvatlytrilieutainha.vn

Cầu Siêu Như Thế Nào Để Hồi Hướng Công Đức Tốt Nhất Cho Người Đã Mất?

CẦU SIÊU NHƯ THẾ NÀO ĐỂ HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC TỐT NHẤT CHO NGƯỜI ĐÃ MẤT?

Ở Việt Nam, khi bước vào mùa Vu Lan đồng thời cũng là mùa cầu siêu cho vong linh tháng 7, ai có cha mẹ, ông bà, gia tiên, cửu huyền thất tổ hầu như tất cả các gia đình bên Phật giáo hay Lương (dân gian đơn thuần) đều có lễ cúng cơm hay đốt vàng mã cho gia tiên vào dịp này với tâm tư tưởng nhớ và cầu siêu cho người quá vãng.

Nguồn gốc của nghi thức cầu siêu

Bất cứ ai là Phật tử đều đã nghe về gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên.

Trong Kinh kể rằng, vì muốn báo hiếu cha mẹ, Ngài đã dùng thần thông để soi khắp các cõi Trời, soi khắp các tầng địa ngục để tìm mẹ mình.

Nhờ có thần thông, biết mẹ mình đang đoạ lạc, nên Ngài đến cầu xin Đức Phật tìm cách giúp Ngài cứu mẹ.

Đức Phật dạy rằng, nhân dịp chư Tăng sau ba tháng an cư, tinh tiến tu tập ba phần giới, định, tuệ, tích lũy đầy đủ công đức, nên cúng dường với tâm bình đẳng, thanh tịnh để chư Tăng chú nguyện vào phẩm vật cúng dường. Đức Mục Kiền Liên làm theo lời Phật dạy và cứu được mẹ thoát tội địa ngục.

Kể từ đó bắt đầu hình thành nghi thức cầu siêu. Các Phật tử có lòng hiếu thảo, noi theo tấm gương Đại Hiếu Mục Kiền Liên và theo lời chỉ dạy của Đức Phật, có thể nguyện cầu cứu khổ cho ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình.

Chúng ta không có thần thông, không thể biết giờ này ông bà cha mẹ, tổ tiên của chúng ta còn lưu lạc nơi đâu. Những người lúc sống biết tu tập thì được sinh về cõi Tịnh Độ, nếu làm nhiều việc thiện tạo phúc thì sinh lên cõi Trời. Còn nếu lúc sống phạm nghiệp sát sinh, vọng ngữ, uống rượu, trộm cắp v.v…thì khó có thể tránh khỏi đọa vào các cõi thấp như địa ngục, ngã quỷ, súc sinh.

Vì sao phải cầu siêu?

Theo lời đức Phật dạy, thế gian gồm có sáu cõi: ba cõi thấp là Địa ngục, Ngã quỷ, Súc sinh và ba cõi trên là Người, Atula và Trời.

Chúng sinh trong sáu cõi này đều tuân theo quy luật của tự nhiên, bị chi phối bởi sinh, lão, bệnh, tử. Nhưng cái chết không phải là hết, mà chỉ là sự trung gian giữa cõi sống này và cõi tiếp theo.

Tất cả chúng ta đều tin sự sống gồm hai phần: Phần thể xác là thân vật chất và phần tâm linh hay còn gọi là phần tâm thức.

Chính nhờ phần tâm linh mà chúng ta biết suy nghĩ, nói cười. Khi chết đi, phần tâm linh tách khỏi phần vật chất, xuất hẳn ra ngoài, nên thân vật chất sau khi chết tuy vẫn còn mắt nhưng không thể nhìn, vẫn có tai những không thể nghe, vẫn còn não nhưng không thể suy nghĩ.

Ngay cả đến tim cũng không còn đập nữa. Thân vật chất giống như một cái máy, để cho phần tinh thần mượn tám, gá vào đó để làm việc. Đến khi phần tâm lình rời đi, thân xác còn lại chỉ giống như một khúc gỗ.

Nhưng phần tâm linh, mà dân gian vẫn quen gọi là phần hồn, thì không bao giờ mất. Khi rời bỏ xác thân, theo quy luật và tùy vào nghiệp lực mà phần hồn sẽ bị đưa đẩy, trôi lăn trong sáu đạo luân hồi.

Cõi thấp nhất là Địa ngục. Nếu khi sống tạo rất nhiều ác nghiệp, trong đời sống hàng ngày sát sinh, hại vật, tạo nghiệp bất thiện, thì sau khi chết sẽ bị đoạ xuống địa ngục để chịu vô vàn tội khổ.

Có thể tưởng tượng địa ngục giống như nhà tù, có cửa khoá, có ngục tốt canh tù, đánh đạp, tra tấn tù nhân.

Chúng sinh ở địa ngục không được tự do đi lại,chỉ khi có năng lực thần chú đặc biệt của đức Phật, năng lực của chúng tăng cầu nguyện, mới tạm thời phá địa ngục để vong hồn được ra trong chốc lát.

Cõi thứ hai là cõi ngạ quỷ, là cõi vô hình đứng thứ hai sau Địa ngục. Trước khi chết, nếu có những điều uất ức trong lòng, hoặc chết do tai nạn, chết đường, chết sông, chết suối, hoặc mắc phải trùng tang v.v…, chúng ta sẽ không siêu thoát, bị đọa vào cảnh giới của loài quỷ.

Loài quỷ sống lẫn lộn với con người chúng ta. Bằng mắt phàm, chúng ta không thể nhìn thấy được, song trong cùng một thế giới này, chúng ta là thế giới có vật chất, còn loài quỷ và Địa ngục là thế giới vô hình.

Loài quỷ vốn không có hình tướng và chỉ tồn tại phần tâm thức, chỉ sống với phần hồn. Tuy so với chúng sinh cõi địa ngục, ngã quỷ tự do hơn, không bị nhốt, không bị tra tấn, song họ phải sống trong cảnh đói khát, khổ sở và cô đơn.

Chúng sinh sau khi chết thường trải qua 49 ngày trung ấm, cũng chỉ tồn tại dưới dạng tinh thần, không có hình tướng, giống như loài quỷ. Trạng thái này ai cũng sẽ trải qua, chính là giai đoạn sau khi rời khỏi cõi hiện tại và chuẩn bị bước vào cõi sống tiếp theo.

Nhưng nếu sau 49 ngày vẫn chưa siêu thoát, vì một nguyên nhân nào đó cứ bám chấp, quanh quẩn, mắc kẹt trong trạng thái này, thì linh hồn sẽ bị đọa làm ngạ quỷ. Chẳng hạn như khi chết trong lòng vẫn còn uẩn ức hay oan khúc.

Loài quỷ thường bị đọa rất lâu, thời gian có thể tính là vô số, có khi đến hàng trăm hoặc hàng nghìn năm.

Chẳng hạn những người chết đuối hoặc tai nạn, họ có thể nằm ở khúc sông ấy, đoạn đường ấy và đắm chấp như vậy hàng nhìn năm, trừ khi gia đình, người thân biết cách tu tập, hồi hướng, cầu nguyện và cầu siêu đúng cách để khai thị cho họ tỉnh ra mới có thể siêu thoát được.

Tiếp đó đến cõi Súc sinh, những loài sống xung quanh chúng ta như gà, lợn, vịt.

Xong rồi đến cõi người, trên cõi người là cõi A Tu la. Cõi A Tu la gần với cõi Trời, tuy rất sung sướng nhưng lại suốt ngày chịu cảnh đánh nhau bởi tâm tật đố, ghen ghét, kiêu căng.

Trên A Tu la là cõi Trời. Cõi trời cũng là một cõi vô hình nhưng tâm thức sống rất an lạc, hạnh phúc. Có điều hạnh phúc ấy chỉ giả tạm một thời gian. Sau khi hết phúc, chúng sinh cõi Trời lại bị đọa xuống các cõi thấp hơn.

Thông thường, chúng ta cầu siêu để nguyện cho ông bà, cha mẹ chúng ta nếu lỡ chẳng may đọa lạc ba cõi thấp, có thể nhanh chóng được giải thoát, siêu sinh lên các cõi trên an lành hơn.

Ai mới có đủ sức mạnh để có thể cầu siêu?

Mùa siêu độ chính là mùa Vu Lan vào tháng 7 âm lịch. Năng lực của chúng Tăng sau 3 tháng an cư kiết hạ, thanh tịnh giới phẩm, tha thiết cầu Phật chú nguyện, mới có đủ sức mạnh phá cửa địa ngục, để các tội nhân của địa ngục được lên dự lễ trai đàn cầu siêu độ.

Đức Phật đã chỉ dạy rằng, trong mùa báo hiếu Vu Lan, tất cả chư mang trên mình trọng trách giúp cho các phật tử, hướng dẫn thực hành pháp và tích lũy công đức, để có thể siêu độ cho ông bà, cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình.

Khi đến với lễ cầu siêu, trước hết chúng ta nương công đức của chúng để nguyện cầu cho người thân được siêu thoát.

Song chúng ta không thể ỷ lại hoàn toàn trách nhiệm cho chúng Tăng. Các Phật tử là con cháu của ông bà, cha mẹ, tổ tiên, có liên hệ huyết thống và sự kết nối với tâm thức người đã chết.

Họ sẽ chỉ liên kết với chính năng lượng tâm của các Phật tử, còn chúng Tăng chỉ mở rộng lòng từ, để năng lượng lòng từ bi được chan trải bình đẳng rộng khắp muôn nơi.

Những người được cầu siêu có hưởng được sự lợi lạc từ những nguồn năng lượng này hay không, tùy thuộc vào sự kết nối về quan hệ huyết thống với con cháu trong buổi lễ.

Chúng ta ngồi đây tụng Kinh cầu nguyện, tạo nên nguồn năng lượng tích cực bằng cái tâm chí thành chí kính.

Bởi công đức tụng kinh, mỗi câu niệm Phật tạo nên trong không gian nguồn năng lực rất an lành.

Với hàng trăm người quy tụ nơi đây, cùng nhau tụng cả bộ kinh, vô số năng lượng tích cực được tạo ra và quyện lại với nhau thành sức mạnh không thể nghĩa bàn. Nương công đức lớn lao tích lũy từ khóa tu, chúng ta hồi hướng, gửi sức mạnh an lành ấy tới ông bà, cha mẹ, tổ tiên chúng ta.

Năng lượng như một đám mây biết bay, đỡ chân ông bà, cha mẹ nhẹ gót vãng sinh cõi Phật.

Bên cạnh việc cầu siêu cho ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình không may gặp tai nạn hay già yếu mà mất đi thì trong cuộc sống đôi khi vì hoàn cảnh không mong muốn mà ta phải từ bỏ đi giọt máu của chính mình hoặc chẳng may bạn không giữ được đứa con của chính mình. Chính vì vậy việc làm lễ cầu siêu cho các vong linh bé bỏng để tâm hồn cảm thấy thanh thản hơn cũng là một điều nên làm.

Cách làm lễ cầu siêu cho thai nhi

Cúng 2 ngày trong tháng ( Vào ngày 16 âm lịch & mùng 2 âm lịch), đặt mâm cúng để trên cái bàn nhỏ phía trước cửa, nửa trong nửa ngoài, tức là nửa trong nhà,nửa ngoài bậc thềm cửa, không được đặt trên bàn thờ).

Trường hợp ngại có thể đến chùa cúng, nhưng không cúng trước mặt tượng PHẬT hay Thần Thánh, vong thai nhi sẽ không dám nhận, nên tìm 1 vị trí khuất tượng để dễ cúng lễ.

Sắm lễ cúng cầu siêu

Đồ cúng rất đơn giản:

Sữa ông thọ pha ra ly hoặc sữa hộp nhỏ (cô gái Hà Lan, Vinamilk. vv…kèm ống hút).

Bánh kẹp loại ngon (không phải loại cúng cô hồn), Socola càng tốt.

Tùy bạn bỏ hay mất bao nhiêu thai nhi, thì cứ 1 thai nhi là 2 bộ quần áo giấy nam, nữ (nếu như không biết giới tính thai nhi) kèm theo giấy tiền vàng bạc.

Văn cúng cầu siêu

“OM AH HUNG Xin nhờ lửa làm tan chảy không còn sót những món diệu dục đơn giản nhưng quí giá này hóa một đám mây vô tận trong không gian thành một tiệc cúng dường không chấp trước, xin cho con dâng cúng lên chín phương Trời mười Phương Phật chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày… tháng… năm… Tín chủ con là… ở tại số nhà… thành kính dâng lên cúng dường Chư Phật mong Chư Phật ban phước cho toàn thể chúng sinh không chừa sót một ai những điều an lành nhất. Con cũng xin nhờ vào tiệc cúng dường này, ánh sáng từ bi và trí tuệ của Chư phật sẽ hiện hữu trong tâm con và tất cả mọi người đồng thời chiếu sáng tất thảy các cõi khác để tất thảy hướng về Phật Pháp. Con nguyện với lòng thành tâm của mình trước Chư Phật xin được sám hối mọi lỗi lầm do thân khẩu ý con đã phạm phải từ trước tới nay.

Con xin cúng dường tới các chư thiên, thiện thần, hộ pháp mong các ngài che chở cho con cùng gia đình luôn an lành, thoát khỏi mọi thế lực xấu và ác của cõi dương và cõi âm.

Con cũng xin được nhờ vào lễ hỏa cúng này, hồi hướng cầu siêu cho tất cả các chúng sinh không chừa sót một ai đang lang thang trong cõi thân trung ấm hay cõi âm để họ bớt sợ hãi, đau khổ và nhanh chóng được chuyển nghiệp. Con cầu xin được cầu siêu cho cửu huyền thất tổ gia tiên gia tộc họ… cho cha…, mẹ… hay…. được hoan hỉ và sớm siêu thoát về nơi cực lạc hay cõi an lành khác”.

(Bỏ đồ cúng cho vong nhi vào đốt… rồi khấn tiếp): “Đặc biệt con xin được thành tâm sám hối cho nghiệp sát con phạm phải đối với các hài nhi đã từng kết duyên cùng con mà con chối bỏ. Cầu mong các hài nhi tha thứ và xóa bỏ mọi tâm tư oán hờn gây chướng ngại tới con, cầu mong các vong nhi buông bỏ và sớm chuyển đầu thai vào các cõi an lành mới. Cầu mong tất cả các vong nhi khác cũng đều hoan hỉ và siêu thoát như vậy.

Con nguyện sẽ gắng làm những điều thiện để hồi hướng, trợ duyên cho các vong nhi sớm được siêu thoát (nguyện thêm gì tùy tâm khấn ra…). Cầu mong cho lời nguyện lành của con được thành sự thật. Nếu đã tu thì đọc mật chú, nếu không biết thì đọc thần chú sáu âm của Bồ tát Quán Thế Âm “OM MA NI PADE ME HUM” 108 lần. [Cách đọc: “ôm ma ni pát đờ (đờ đọc thầm âm gió) mê hum”. (Không bắt buộc đọc câu này).

Sau khi cúng xong hãy nói: “Lễ hỏa cúng đến đây là kết thúc, xin được mời các ngài và các chư vị an tọa về nơi trụ xứ của mình và chỉ trở lại khi gia chủ có lời thỉnh mời. Xin các vong hãy hoan hỷ đón nhận tấm lòng thành của gia chủ mà sớm được siêu thoát”. Cũng xin che chở cho gia chủ mọi sự được tốt đẹp an lành. Gia chủ xin cảm tạ.

Theo như nhà Phật, ý nghĩa thực sự của việc cầu siêu nằm ở sự tích luỹ công đức của chúng ta. Từ giờ đến ngày rằm, các Phật tử có thể tích lũy tất cả những năng lượng an lành, công đức thiện nghiệp, để hồi hướng và cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình.

Chúng ta nên tự mình bày dọn trai đàn, dâng cúng bông hoa, trái cây hay đĩa xôi để thể hiện niềm tri ân hướng về cội nguồn huyết thống, hay còn gọi là uống nước nhớ nguồn.

Tiếp đến, chúng ta nên phát tâm ăn chay, niệm Phật, tụng kinh và phóng sinh, để tích lũy công đức, hồi hướng cho ông bà, tổ tiên của mình.

Các bạn cũng nên thỉnh tượng Phật về nhà để tăng thêm năng lượng tốt trong gia đình, đem lại an lành cho tất cả mọi người trong gia đình.

Mời các bạn hoan hỉ ngắm nhìn những mẫu tượng Phật đẹp của Trần Gia:

Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Hình ảnh Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát đứng đài sen có ý nghĩa cứu khổ , cứu nạn, phổ độ chúng sinh ở cõi đời tràn đầy đau khổ.

Tượng Phật Di Lặc thường thể hiện niềm vui, sự hoan hỷ và hỷ xả, biểu trưng cho may mắn, phúc lộc và thịnh vượng no đủ.

Lòng tín niệm của các Phật tử cũng thể hiện qua câu chào ” A Di Đà Phật ” hàm chứa tính lễ độ và sự nhắc nhở nhau để thánh hóa tâm hồn mình, qua Hồng danh của Đức Phật A Di Đà.

Địa Tạng Vương Bồ tát được xem là vị Bồ tát của chúng sanh dưới địa ngục

Tượng Phật Văn Thù Sư Phổ Hiền Bồ Tát

Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật

Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .

Trụ sở chính : 27 Đường số 1 , khu phố 5 , P. Hiệp Bình Phước , Q. Thủ Đức , Tp. Hồ Chí Minh

Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh , Nghĩa Lập , Đơn Dương , Lâm Đồng

Website : chúng tôi

Email : dieukhactrangia@gmail.com

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Phục Hồi Chức Năng Cho Người Liệt Nửa Người Do Đột Quỵ Não trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!