Cập nhật nội dung chi tiết về Khu Di Tích Gò Tháp – Di Tích Quốc Gia Đặc Biệt Ở Đồng Tháp mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khu di tích Gò Tháp – Di tích quốc gia đặc biệt ở Đồng Tháp
Khu di tích Gò Tháp là khu di tích cấp quốc gia đã được công nhận từ năm 1998, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa-lịch sử của dân tộc và nhân loại. Nơi đây hiện còn quần thể di tích của Vương quốc Phù Nam cách đây hơn 1.500 năm; có di tích 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cùng nhiều tầng văn hóa dân gian. Du lịch Đồng Tháp, đến đây tìm về nguồn cội, du khách sẽ có những trải nghiệm lý thú, từ đó thêm trân trọng những đóng góp của các bậc tiền nhân đi mở cõi.
Gò Tháp gồm nhiều gò nhỏ, thấp nằm trên một vùng đất pha cát, ở trung tâm khu vực Đồng Tháp Mười, có hệ thống kênh rạch chằng chịt, hệ sinh thái rừng tràm phát triển mạnh. Đặc biệt Gò Tháp là một trong 34 “di tích quốc gia đặc biệt” của Việt Nam, là 1 trong 2 di tích lịch sử và khảo cổ quan trọng trong cả nước (Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long và di tích Gò Tháp – tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp).
Từ những năm cuối thế kỷ XIX và vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX, một số nhà nghiên cứu người Pháp đã đến đây khảo sát và công bố những phát hiện quan trọng về một số dấu tích kiến trúc cổ, tượng thờ, bia đá và văn tự cổ… Từ sau khi đất nước hòa bình và thống nhất vào năm 1975, các nhà khảo cổ học Việt Nam cũng đặc biệt quan tâm đến khu di tích Gò Tháp.
Nhiều nhà khảo cổ học phát hiện nhiều dấu tích, di vật, hiện vật cổ thuộc nền văn minh Óc Eo. Đồng thời tìm ra được 3 loại hình di tích quan trọng là di tích cư trú với các di vật như: bếp lửa, những mảnh nồi, thanh củi cháy dở, cọc nhà sàn,…; di tích mộ táng được phát hiện ở các gò cát, qua nhiều đợt khai quật đã phát hiện 13 mộ táng, thu được trên 1.000 hiện vật, tùy táng chôn theo như: mảnh vàng có chạm khắc hoa văn, đá quí, đầu tượng, đồ gốm, nhẫn vàng…và di tích kiến trúc được phát hiện ở các gò cao như: Gò Minh Sư, Gò Tháp Mười, Miếu bà Chúa Xứ, Chùa Tháp Linh…Hầu hết di tích kiến trúc tìm thấy nằm sâu trong lòng đất, được xây dựng công phu có tường thành bao bọc xung quanh để chống sự xâm thực của gió và nước, kiến trúc xây dựng ở trình độ cao. Di vật, hiện vật tìm thấy ở đây chủ yếu là các tượng thần Visnu, Siva bằng đá sa thạch, cột đá có chốt, các phiến đá có chạm khắc hoa văn và minh văn.
Cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, một bộ phận cư dân người Việt từ đàng ngoài đã vào đây khai hoang lập nghiệp, mở mang bờ cõi trên vùng đất còn hoang hóa với nhiều rừng rậm, sình lầy, muỗi bầy, thú dữ.
Chính vì thế, Gò Tháp không chỉ nổi tiếng về khai hoang, lập ấp mà còn nổi tiếng với địa hình hiểm trở, nơi hội tụ của bao anh hùng hào kiệt chống ngọai xâm giữ nước thời kỳ đầu chống Pháp khi Đảng ta chưa ra đời. Nơi đây là đại bản doanh của nghĩa quân Thiên hộ Võ Duy Dương, Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều thời kỳ đầu chống Pháp (1864 – 1886). Từ năm 1946 – 1948, Gò Tháp là căn cứ địa của Xứ ủy Nam bộ, Ủy ban Hành chính kháng chiến Nam bộ, Khu ủy khu 8. Nơi đây từng in dấu chân hoạt động cách mạng của nhiều cán bộ cao cấp của Đảng như các đồng chí: Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Trần Văn Trà, Nguyễn Bình, Nguyễn Thị Thập… Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tiểu đoàn 502 anh hùng đã đánh sập Viễn vọng đài cao 42m do chế độ Ngô Đình Diệm xây dựng để quan sát, khống chế các hoạt động của quân giải phóng vào tháng 12/1959.
Cách Gò Tháp Mười 100 m về phía Bắc là tháp Cổ Tự, tương truyền rằng đã có từ đời Thiệu Trị (1841-1847), trước đó là ngôi tháp thờ Chân Lạp. Trải qua nhiều thế kỉ thăng trầm, ngôi chùa giờ đây đượm màu hoang phế, những dấu vết chiến tranh cỏn in đậm trên vách tường và các bức tượng thờ thần, Phật v.v.
Du lịch Đồng Tháp, đến Gò Tháp bạn sẽ bất ngờ bởi đây không chỉ là khu di tích mà còn có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ với những thảm thực vật phong phú đặt trưng của vùng đất ngập nước.
Tục Thờ Tổ Mẫu Âu Cơ Ở Khu Di Tích Lịch Sử Đền Hùng
Tục thờ Tổ Mẫu Âu Cơ ở Khu Di tích lịch sử Đền Hùng
Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn.
PTĐT – Trong tâm thức của mỗi người con đất Việt, Cha Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ là khởi nguồn của cộng đồng người Việt. Theo truyền thuyết: Mẹ Âu Cơ vốn là con gái của Đế Lai ở động Lăng Xương (xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy ngày nay). Khi Âu Cơ cất tiếng khóc chào đời thì hương thơm tỏa ngát, trên trời có mây lành che chở, điềm báo “Tiên nữ giáng trần”. Âu Cơ được Lạc Long Quân kén làm vợ và đưa về núi Nghĩa Lĩnh, sau đó sinh ra bọc trăm trứng nở ra một trăm người con trai tại khu vực Đền Hạ (Đền Hùng ngày nay).
Khi các con lớn khôn, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên duyên phận đến đây đã hết”. Rồi Lạc Long Quân đưa 50 người con về miền biển làm nghề chài lưới, Âu Cơ đưa 49 người con lên núi khai phá rừng hoang, để lại người con trưởng làm vua, 18 chi đời đều gọi là Hùng Vương. Từ huyền thoạ ấy, bao đời nay, hình tượng Cha Rồng, Mẹ Tiên đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, trở thành biểu tượng thiêng liêng về giống nòi của dân tộc mình. Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ gắn liền với sự tri ân công đức người Mẹ của muôn dân – Mẹ Âu Cơ, người đã đưa đàn con đi khai thiên phá thạch, mở mang sơn trang, bờ cõi. Tưởng nhớ công lao của Mẹ Âu Cơ, đồng thời để bảo tồn, phát huy Tín ngưỡng thờ Mẫu đặc biệt là tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tháng 9-2001, Đền Tổ Mẫu Âu Cơ được khởi công xây dựng trong khuôn viên Khu di tích và khánh thành vào tháng 1-2005. Kiến trúc đền theo kiểu chữ Đinh, quay theo hướng Đông Nam. Tuy được xây dựng trong thế kỷ XXI nhưng đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ vẫn mang đậm nét truyền thống, mái cong hình thuyền, các cột cái, khung, sườn, mái, vách ngăn, đều được làm bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi hài, tường xây gạch Bát Tràng. Các họa tiết trang trí được mô phỏng theo các hoa văn trên trống đồng Đông Sơn như hình ảnh người giã gạo, hình ảnh chim Lạc, nhà sàn, con thuyền…
Trong huyền tích, hình ảnh Mẹ Âu Cơ như bao người mẹ Việt khác, bình dị, đảm đang, chịu thương chịu khó và rất mực yêu thương các con. Sau khi đưa các con lên núi, Mẹ Âu Cơ dạy muôn dân trồng lúa nước, nuôi tằm, dệt vải, đánh bắt cá, hái lượm… Bởi vậy, hình tượng Mẫu Âu Cơ luôn gắn với nền văn minh nông nghiệp, là người Mẹ xứ sở, Mẹ núi rừng, người Mẹ thiêng liêng huyền thoại.
Du khách dâng hương tại Đền Mẫu Âu Cơ. Ảnh Khánh Nguyên
Khi đến đền Tổ Mẫu Âu Cơ tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, đồng bào và du khách sẽ leo 553 bậc đá qua Tam quan, trụ biểu, nhà bia, lên tới đền chính, 2 bên có nhà tả vu, hữu vu. Trong hậu cung, là nơi đặt khám thờ có tượng mẹ Âu Cơ được đúc bằng chất liệu đồng, dát vàng bên ngoài. Tượng là sự kết tinh và hội tụ những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: Hiền dịu, phúc hậu, đoan trang, cùng với tâm thế bình dị, ung dung.
Hàng năm, vào các ngày lễ chính: Ngày Mẫu thăng (ngày 25 tháng Chạp); Mẫu giáng (mùng 7 tháng Giêng); ngày giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân (6/3 âm lịch) tại Đền Tổ Mẫu Âu Cơ, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đều tổ chức lễ tiệc long trọng. Theo nghi thức truyền thống, lễ vật thường có: Bánh chưng, bánh giằng, thủ lợn, ván xôi, trầu têm cánh phượng, hoa ngũ sắc… Không chỉ những ngày lễ trọng, vào các ngày trong năm, đặc biệt là vào 3 tháng mùa xuân, Đền Tổ Mẫu Âu Cơ đón rất đông đồng bào, du khách về thăm viếng, thắp hương thể hiện tấm lòng thành kính tri ân công đức của Mẫu Âu Cơ.
Bà Phạm Thị Hoàng Oanh – Phó Giám đốc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng cho biết: Về với Đền Hùng được thắp nén hương trên ban thờ Tổ Mẫu Âu Cơ và Quốc Tổ Lạc Long Quân – những bậc tiền nhân sinh ra cộng đồng dân tộc Việt và tưởng nhớ các Vua Hùng – những người có công dựng nước là phong tục có từ lâu đời, đã trở thành nét đẹp văn hoá tiêu biểu, thể hiện “chữ Hiếu”, lòng biết ơn và triết lý “con người có Tổ, có tông”. Đền Hùng là điểm hội tụ tâm linh vẹn tròn, là trung tâm thực hành tín ngưỡng đạo hiếu của mỗi người con mang trong mình dòng máu Lạc hồng. Hàng năm, vào mỗi dịp tháng 3 về, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng lại được đón hàng triệu người con đất Việt về thăm viếng, thắp hương, cầu mong Cha Rồng, Mẹ Tiên, các Vua Hùng ban phúc, để nước Việt mãi trường tồn, nhà nhà ấm no, hạnh phúc…
Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông (Sóc Trăng): Di Tích Lịch Sử Cấp Quốc Gia
Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông (Sóc Trăng): Di tích lịch sử cấp quốc gia
Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông hay còn được gọi là Miếu Bà Mỹ Đông, toạ lạc tại ấp Mỹ Đông 1, xã Mỹ Qưới, huyện Ngã Năm, là một trong tám di tích cấp quốc gia của tỉnh, cách thành Phố Sóc Trăng 60 km về hướng Đông – Bắc, cách thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị khoảng 20km.
Ngôi miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông là nơi lưu dấu sự ra đời Chi bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu tiên tỉnh Sóc Trăng – Chi bộ Mỹ Quới vào tháng 6/1930. Nơi đây được chọn làm điểm để chi bộ sinh hoạt, do có địa thế cách trở, đảm bảo được bí mật. Từ ngày thành lập chi bộ, đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Chi bộ Đảng của Mỹ Qưới luôn đi đầu trong phong trào cách mạng.
Khi đất nước hòa bình, bà con ở đây đã cùng nhau dựng lại ngôi miếu bằng tre gỗ và lợp lá để thờ cúng. Sau đó, tỉnh được Trung ương đầu tư kinh phí khôi phục lại ngôi miếu và xây thêm một số hạng mục khác. Hiện nay, nhà trưng bày hiện vật, cổng chính, hàng rào đã xây dựng hoàn thiện, đưa vào phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng của người dân, cũng như tìm về với lịch sử của tỉnh Sóc Trăng của du khách gần xa. Cách ngôi miếu khoảng 200m về hướng Bắc là khu mộ của đồng chí Trần Văn Bảy-người đảng viên kiên cường, cũng là người lãnh đạo của Chi bộ Mỹ Quới (di hài được cải táng từ Côn Đảo về năm 1998) và song thân của Ông.
Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông mang ý nghĩa lịch sử cách mạng vô cùng to lớn. Những Đảng viên của chi bộ hoạt động nơi đây đã góp phần đưa ánh sáng cách mạng và đường lối chính sách của Đảng đến với mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Lãnh đạo tỉnh thường xuyên chọn nơi đây làm địa điểm tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Đảng hàng năm, nhằm ôn lại truyền thống cách mạng và động viên giáo dục tinh thần cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Lễ vía Bà được tổ chức long trọng hằng năm vào ngày 16/2âl, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách các nơi về tham dự. Năm 2003, Bộ Văn hoá Thông tin, nay là Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 62 công nhận Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông là di tích lịch sử cấp quốc gia .
Sự Tích Đức Phật Di Lặc
Đức Phật Di Lặc là vị Phật thứ năm trong Hiền Kiếp nối ngôi Phật Thích Ca. Tuy nhiên số kiếp chưa đến, Ngài còn ở trong trời đất hóa thân trong mười phương mà thuyết pháp độ chúng sinh. Phật Di Lặc có tướng mập tròn, thường có trẻ con quấn quýt vui vẻ xung quanh.
Ngày xửa ngày xưa tại một nước Lương nọ, đời Ngũ Quý, tại Phụng hóa Châu Minh, có một vị hòa thượng thân hình khác người, trán nhăn bụng lớn và hình vóc mập mạp. Chẳng biết vị hòa thượng này đến từ đâu, tên họ là gì, chỉ thấy ông thường mang theo một cái túi vải và một chiếc gậy tích trượng nên mọi người gọi ông là Bố Đại Hòa Thượng. Hòa thượng tính rất đỗi khôi hài, ban ngày đi lưu lạc không cỗ định, ông đi đâu rồi cũng trở về chùa Nhạc Lâm.
Mỗi lần đi đường là xung quanh ông lại có 18 đứa trẻ con vây xung quanh mà vui đùa, ông cứ nhoẻn miệng cười mãi. Mọi người cho ông những vật gì, khi ăn xong, còn lại bao nhiêu đều gói bỏ vào chiếc túi vải bên hông.
Có một lần, Hòa thượng gặp thầy Sa Môn, ông vỗ vai một cái làm cho thầy giật mình, thầy Sa Môn mới ngó hỏi:
– Hòa thượng có việc gì thế?
Xét nét lo lường giữ lấy ta;
Tâm để rỗng thông thường nhẫn nhục,
bửa hằng thong thả phải tiêu ma;
Nếu người tri kỷ nên y phận,
Dẫu kẻ oan gia cũng cộng hòa;
Miễn tấm lòng này không quái ngại,
Tự nhiên chứng đặng “Lục ba la”
Ông Trần cư sĩ lại hỏi rằng:
– Hòa thượng người có pháp hiệu hay không?
Hòa thượng đáp:
– Ta có chiếc túi vải này, rộng lớn vô biên, mở ra là thấy mười phương cõi lạc, ung dung tự tại.
Trần cư sĩ thắc mắc:
– Thế Hòa thượng có hành lí mang theo không?
Ngài cười mà nói rằng:
– Ta chỉ có thân này, cơm ăn vạn nhà, ngao du thiên hạ, đâu vướng bận những phàm tục trần thế?
Ông Trần cư sĩ nghe thế thì cảm phục lắm, ông kính cẩn:
– Đệ tử không tinh thông phật pháp, vậy làm thế nào để thấy Phật đây?
Hòa thượng bèn đáp:
– Phật chính là tâm mình vậy, tâm thiện chính là Phật trong lòng, các người có đi khắp nơi cũng không bằng tấm lòng chân thật hướng thiện.
Cư sĩ gật đầu hiểu chuyện:
– Cảm tạ ngài đã khai thông, lần này ngài đi nên ở nơi đình chùa, đừng ở nhà thế gian mà sinh phiền não.
Hòa thượng bèn đáp:
– Ta lấy bốn phương làm nhà, người kia tâm linh rõ ràng thì không thể tạo ngược, chúng sinh là con trời, gieo nhân ắt gạp quả.
Trần cư sĩ nghe thế thì nể phục, lại rất cóc ảm tình, bèn thưa:
– Xin hòa thượng ở lại nhà tôi một đêm dùng cơm chay với tôi, đệ tử hết lòng cung kính mong người từ bi ai nạp.
Hòa thượng gật đầu đồng ý, sáng ra hào thượng dậy từ sớm bỏ đi, trước khi đi òa thượng viết một bài kệ dán trên cửa:
Ta có một thân Phật,Có ai đặng tường tất;Chẳng vẽ cũng chẳng tô,Không chạm cũng không khắc;Chẳng có chút đất bùn,Không phải màu thể sắc;Thợ vẽ, vẽ không xong,Kẻ trộm, trộm chẳng mất;Thể tướng vốn tự nhiên,Thanh tịnh trong vặc vặc;Tuy là có một thân,Phân đến ngàn trăm ức.
Hòa thượng đến quận Tứ minh thì hay giao du với ông Tưởng Tôn Bá, hai người như bạn lâu năm mà thân thiết. Hòa thượng khuyên Tưởng Tôn Bá nên niệm câu chú mỗi ngày: “Ma ha bát nhã ba la mật đa”. Vì vậy người ta đều kêu ông Tưởng Tôn Bá là: Ma ha cư sĩ. Một ngày nọ hai người cùng tắm dưới khe Trường Đinh, ông Ma Ha mới nhìn thấy lưng hòa thượng có 4 con mắt rực rỡ chói sáng thì ngạc nhiên hết sức bèn thốt lên:
– Hòa thượng đúng là một vị Phật tái thế.
Hòa thượng liền bảo:
– Người chớ tiết lộ ra ngoài, ta và ngươi đã kết thân 4 năm rồi, nay đã đến lúc ta phải đi, vậy ta hỏi ngươi có muốn giàu sang hay không?
Ông Ma Ha cư sĩ thưa rằng:
– Giàu sang như mây trôi gió cuốn, không bền chắc được, tôi chỉ mong con cháu tôi đời đời viên mãn.
Hòa thượng thò tay vào túi móc ra một chiếc túi nhỏ đưa cho Ma Ha cư sĩ căn dặn ông phải giữ gìn cho kĩ cũng như hậu vận của ông. Ma Ha cư sĩ chưa hiểu gì thì hòa thượng đã bỏ đi, vài bữa sau hòa thượng quay lại bảo:
– Nhà ngươi có hiểu ý ta hay không?
Ma ha cư sĩ cung kính mà thưa rằng:
– Thưa ngài, tôi nghĩ mãi mà vẫn chưa tỏ tường được.
Hòa thường cười đáp:
– Ta muốn cho con cháu nhà ngươi sau này cũng như mấy vật của ta cho đó vậy.Thế rồi hòa thượng từ giã đi. Quả nhiên về sau con cháu Ma Ha được vinh hoa phú quý, hưởng lộc nước đời đời.
Ngày mồng ba tháng ba năm thứ ba niên hiệu Trịnh Minh, hòa thượng không chút bệnh tật, ngồi trên bàn thạch gần mái chùa Nhạc Lâm mà nhập diệt. Có một ông Trấn Đình trước kia hay giật túi vải của hòa thượng mà đốt, cứ đốt xong hôm sau lại thấy cái túi vải vẫn y nguyên trên người hào thượng thì kinh hãi, để tỏ lòng hối lỗi ông Trấn Đình lo mua quan quách mà tẩn liệm thi hài, nhưng khi khiêng quan tài đi chôn thì bao nhiêu người cũng không khiêng nổi. Trong mấy người đó có một người họ Đồng ngày thương tỏ lòng tôn kính hòa thượng trọng hậu, bèn đi mua cái quan tài khác, rồi liệm thi hài của Ngài thì đến khi khiêng, số người vẫn như đó mà khiêng nhẹ bỗng. Mọi người thấy thế thì cung kính muôn phần.
Dân chúng tỏ lòng mến mộ bèn cùng nhau xây tháp cho Ngài ở núi Phong Sơn, nơi mà trước kia Ngài từng ngự, có chỗ để tích Trượng, chỗ để bình bát của Ngài. Những chỗ sâu, cạn, chỗ lớn chỗ nhỏ đều có nước đầy ắp, dẫu trời hạn thì cũng chưa bao giờ khô cạn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Khu Di Tích Gò Tháp – Di Tích Quốc Gia Đặc Biệt Ở Đồng Tháp trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!