Cập nhật nội dung chi tiết về Kinh Nghiệm Hay Về 4 Mẫu Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát Phổ Biến. mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chia sẻ hữu ích về 4 mẫu tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát phổ biến và kinh nghiệm thỉnh tượng phù hợp cho mọi người. Chia sẻ từ điêu khắc gia.
Có thể nói, Phật Bà Quan Thế Âm Bồ tát chính là một trong 06 vị Bồ tát quan trọng nhất của Phật giáo Đại Thừa. 05 vị còn lại là: Địa Tạng Vương Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát và Di Lặc Bồ tát.
Chúng sinh khi đang đau khổ thường hướng về Phật Bà Quan Âm để mong được chở che, dẫn dắt.
Tượng Phật Quan Âm Bồ Tát chính là một trong những mẫu tượng Phật phổ biến được thờ nhiều nhất tại các chùa và tại nhà riêng của các Phật tử vì việc sỡ hữu một tôn tượng Phật Quan Âm là mong ước của mọi Phật tử với mong muốn gia đạo được bình an, êm ấm.
Khi muốn tìm hiểu và lựa chọn tượng Phật Bà Quan Âm Bồ tát, đa phần quý sư thầy, cô và các cô chú Phật tử cũng có nhiều băn khoăn khi lạc vào thị trường tượng Phật đa dạng mẫu mã, chất liệu và kích thước hiện nay.
Ở bài viết này, Trần Gia mong muốn chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm đã trải qua, hi vọng sẽ phần nào giúp được quý sư thầy, cô và các cô chú, anh chị Phật tử giải đáp những thắc mắc còn tồn đọng, hiểu được những kiến thức căn bản và thỉnh cho mình được những tôn tượng Phật Mẹ Quan Âm phù hợp nhất.
XEM THÊM TƯỢNG QUAN ÂM ĐẸP NHẤT DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO
I/ Đầu tiên, cùng tìm hiểu sơ lược về các mẫu tượng Phật bà Quan Thế Âm Bồ tát thường gặp:
1/ Mẫu tượng Phật Bà Quan Âm đứng ( hoặc ngồi ) đài sen:
Sen là loài hoa sống trong bùn đất nhơ nhớp, thế nhưng vẫn luôn vươn cao ngẫng đầu và tỏa hương thơm ngào ngạt với nét đẹp tinh khiết và hoa sen được xem là biểu trưng của Phật.
Hình ảnh tượng Quan Âm Bồ Tát đứng ( hoặc ngồi ) đài sen với ý nghĩa cứu khổ, cứu nạn, phổ độ chúng sinh ở cõi đời tràn lan đau khổ, tai ương về với cuộc sống thanh bình.
2/ Tượng Quan Âm Tự Tại:
Quán Tự Tại là một trong những danh xưng của Quan Thế Âm Bồ Tát với ý nghĩa “chỉ cần biết quán chiếu chính mình, nhận chân được rõ ràng chính mình, thì lúc đó bản thân đã có thành tựu được Tự Tại rồi”.
Tượng Quan Âm Tự Tại thường được diễn tả bằng hình ảnh Phật Bà Quan Âm ngồi gác chân phải trên đá, sen và nước và rất… Tự Tại.
Tượng Mẹ Quan Âm ngồi trên sóng nước sơn bằng nhựa composite sơn giả đồng.
3/ Mẫu tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ( tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn ):
Tượng Phật Quan Âm nghin mắt nghìn tay bằng đồng
Phật Bà Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn còn có tên gọi là Thiên Thủ Thiên Nhãn Thập Nhất Diện Quán Thế Âm được biểu hiện do do Đại Nguyện từ bi cứu nạn cho tất cả chúng sinh trong thế giới của Quan Thế Âm Bồ tát với hình ảnh ngài có: 11 cái đầu, 1000 cánh tay, với một con mắt trên mỗi bàn tay. Trong đó:
+ Thiên Nhãn biểu thị cho 1000 vị Phật ở quá khứ.
+ Thiên Thủ biểu thị cho 1000 vị Phật ở hiện tại.
Theo Thập Nhất Diện Thần Chú Tâm Kinh Nghĩa Sơ ý nghĩa của 11 mặt Phật:
+ 03 mặt phía trước có tướng hiền lành ( Đại Từ ) biểu thị cho việc nhìn thấy chúng sinh hiền thiện mà sinh tâm Từ.
+ 03 mặt bên trái có tướng giận dữ ( Đại Bi ) biểu thị cho việc nhìn thấy chúng sinh ác độc mà sinh tâm Bi.
+ 02 mặt bên phải có tướng ló răng nanh biểu thị việc nhìn thấy kẻ có Tịnh Nghiệp liền phát lời khen hiếm có, siêng năng tịnh tiến trong Phật đạo
+ 01 mặt phía sau có tướng Bạo Đại Tiếu biểu thị việc nhìn thấy chúng sinh Thiện Ác Tạp Tuế mà sinh nụ cười quái dị, sửa ác hướng theo đạo.
+ 01 mặt trên cùng có tướng Như Lai biểu thị sự Mãn Túc Nguyện.
4/ Tượng Phật Quan Âm Trụ Long Quá Hải ( tượng Quan Âm cưỡi rồng):
Mang ý nghĩa Phật Bà Quan Âm cầm bình Cam Lộ đứng trên Rồng lướt trên biển khổ , cứu độ chúng sinh , giúp tiêu trừ Tam Độc Tham Sân Si .
Hình tượng Phật Quan Âm cưỡi rồng ( tượng Phật Mẹ Nam Hải )
(hình ảnh sưu tầm internet)
II / Khi thỉnh tượng Phật bà Quan Thế Âm Bồ tát, đầu tiên cần xác định tượng Phật được thỉnh để thờ ở chùa hay nhà riêng?
1/ Thỉnh tượng Phật Bà Quan Âm thờ ở chùa sẽ chia ra 02 vị trí chính:
a/ Tượng Phật Quan Âm đặt trong chánh điện:
Thông thường, tượng Phật Bà Quan Âm đặt bên trái, tượng Phật Bổn Sư chính giữa, tượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát sẽ được đặt bên phải với kích thước tổng thể của tượng ( bao gồm tượng Phật , đài sen , hào quang ) sẽ dao động từ 1 mét đến 2,5 mét ( tượng Địa Tạng Vương và tượng Phật Bà Quan Âm sẽ có sự đồng điệu về kích thước ).
Các chất liệu thông dụng để làm tượng là: đồng, nhựa composite, gỗ…
Tượng có thể có hoặc không có hào quang ( lá bồ đề ) phía sau.
b/ Tượng Phật Bà Quan Âm đặt ngoài trời:
Tượng thường có dáng đứng trên đài sen, có thể có kích thước từ vài mét đến vài chục mét tùy theo vị trí, diện tích và ngân sách thỉnh tượng của chùa.
Chất liệu thông dụng để tạc tượng: xi măng, nhựa composite, đá… ( lưu ý với chất liệu đá sẽ bị hạn chế, rất khó để tìm được những phôi đá đáp ứng được kích thước quá lớn ).
Cách đặt tượng Phật Bà Quan Âm ngoài trời: nên chọn vị trí trang nghiêm nhất và là nơi mọi người dễ chiêm bái.
2/ Thỉnh tượng Phật Bà Quan Âm Bồ tát thờ tại gia:
Tượng Quan Âm Bồ Tát nhỏ được thỉnh thường có kích thước dao động từ 30cm đến 100cm tùy vào diện tích phòng thờ của gia chủ hoặc dao động từ 100cm đến 200 cm nếu đặt trên sân thượng, ngoài trời… Các chất liệu thông dụng để tạc tượng Phật như: đồng, gỗ, nhựa composite, bột đá, gốm sứ… với ngân sách từ vài trăm ngàn đến vài chục triệu tùy theo chất liệu và kích thước của tượng Phật. Thường các Phật tử thờ tượng Phật Bà Quan Âm ngoài trời hoặc trên sân thượng.
3/ Thỉnh tượng Phật đặt trong xe hơi ( xe ô tô ):
Đa phần các Phật tử đều thỉnh cho mình một tượng Phật Quan Âm nhỏ có kích thước khoảng dưới 20 cm bằng các chất liệu như : gỗ, bột đá, gốm sứ, nhưa composite… Tượng được đặt trên taplo xe hơi hoặc treo phía trên với mục đích có Đức Phật chở che, mang lại cảm giác yên tâm, an toàn, vững tay lái trên mọi nẻo đường.
III / Xác định ngân sách thỉnh tượng để lựa chọn những chất liệu, kích thước tượng Phật phù hợp nhất trong khoảng ngân sách của mình:
Cùng một kích thước nhưng chỉ cần thay đổi về chất liệu, chi phí thỉnh tượng đã có thể tăng lên gấp nhiều lần.
Vd: cùng 1 tượng Phật kích thước 150 cm từ nhựa composite chuyển sang đồng chi phi có thể tăng lên gấp hàng chục lần.
Cần chú ý vấn đề vận chuyển: cơ sở sản xuất, cửa hàng cung cấp tượng Phật vận chuyển về nơi an vị tượng có được miễn phí vận chuyển? Hỗ trợ 1 phần chi phí vận chuyển hay tính phí vận chuyển? Để xác định các chi phí phát sinh có thể làm chậm trễ thời điểm đã định để an vị tượng Phật.
IV / Xác định thời gian sản xuất tượng Phật có đáp ứng được ngày an vị tượng đã định sẵn hay không?
Đối với các mẫu tượng Phật Bà Quan Âm Bồ tát có kích thước phổ biến, một số cơ sở cung cấp tượng Phật đã có tượng sẵn, chúng ta chỉ việc thỉnh tượng Phật về ngay.
Một số cơ sở sản xuất chỉ làm theo đơn đặt hàng để đảm bảo tượng luôn mới và hoàn hảo nhất. Thời gian sản xuất có thể dao động tùy vào số lượng đơn hàng tại thời điểm đó của cơ sở điêu khắc tượng Phật.
Đối với tượng Phật có kích thước lớn hoặc tượng có kích thước đặc biệt, việc sản xuất tượng Phật sẽ trải qua nhiều công đoạn: tạo mẫu, đổ khuôn, làm nguội, sơn vẽ… nên thời gian sẽ kéo dài hơn nhiều, thông thường sẽ mất vài tháng, có khi vài năm để hoàn thành.
V / Dựa vào chất liệu, ngân sách, thời gian đã định ở trên để lựa chọn cơ sở sản xuất, cửa hàng cung cấp tượng Phật phù hợp nhất:
Thông thường, mỗi nơi sản xuất tượng Phật chỉ sản xuất chuyên về một chất liệu sở trường.
Cũng có một số cơ sở lớn với nguồn nhân sự lành nghề có thể đảm nhận luôn những chất liệu khác nhau khi khách hàng yêu cầu.
Quy trình sản xuất ở các cơ sở hầu hết đều giống nhau, sự khác biệt quan trọng nhất đến từ những điêu khắc gia, nghệ nhân ở khâu tạo mẫu tượng Phật để tạo ra được những tác phẩm có hồn, thần thái và nét riêng của cơ sở mình.
Mỗi người thợ tạo mẫu đều có cái nhìn, cái tâm và tài năng khác nhau nên hầu như tạo ra những tác phẩm rất riêng biệt. Dù cách nhận xét về tác phẩm của mỗi người không giống nhau, có thể tích cực hoặc tiêu cực, nhưng chúng ta cũng không nên phủ nhận tâm huyết của người thợ đặt trong mỗi tác phẩm.
VI / Xác định phương thức thanh toán tại cơ sở điêu khắc, cửa hàng mua bán tượng Phật:
Đối với những tôn tượng có sẵn, chúng ta chỉ việc thanh toán và thỉnh tượng về hoặc đặt cọc và thanh toán phần còn lại khi tượng được vận chuyển đến nơi an vị.
Đối với những tôn tượng phải làm theo đơn đặt hàng, chúng ta sẽ tạm ứng một phần để cơ sở tiến hành sản xuất và thanh toán phần còn lại khi đã nhận được tượng đúng với yêu cầu.
Đối với những tôn tượng có kích thước lớn và giá trị cao, phần thanh toán có thể chia nhỏ ra nhiều phần hơn nữa theo từng công đoạn. Giá trị thanh toán bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào việc trao đổi giữa cơ sở sản xuất và bên thỉnh tượng Phật để phù hợp nhất.
VII / Cùng chiêm ngưỡng nét chân dung tượng Phật Bà Quan Âm Bồ tát đẹp nhất do cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia tôn tạo:
Mẫu tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ tát đứng đài sen bằng nhựa composite sơn vẽ, dát vàng chi tiết.
Mẫu tượng Quan Âm Bồ Tát đẹp đứng trên mây nước sơn vẽ rất tinh xảo.
Mẫu tượng Quan Âm lộ thiên sơn trắng đơn giản.
Tượng Quan Âm Bồ tát đứng đài sen kích thước nhỏ sơn vẽ, dát vàng.
Tượng Phật Bà đứng đài sen nhựa composite sơn màu xanh biển.
Mẫu tượng Quan Âm lộ thiên cao 370 cm sơn màu trắng.
Cùng chiêm ngưỡng cận cảnh chân dung tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ tát.
Tượng Phật Bà Quan Âm bằng composite sơn vẽ rất tinh xảo.
Tượng Quan Âm tự tại đẹp
Cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia tự hào là đơn vị chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tôn tạo , sản xuất những tượng Phật đẹp với chất lượng cao, là nơi bán tượng Phật Quan Âm cao cấp, đa dạng kích thước, mẫu mã. Chúng tôi hân hạnh được phục vụ rất nhiều khách hàng trong nước và quốc tế.
Xin mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát đẹp nhất của Trần Gia.
Cửa hàng bán tượng Phật Quan Âm của điêu khắc Trần Gia đã nhận được rất nhiều nhận xét tích cực và sự tán dương vì tôn tượng thể hiện được thần thái, dung mạo của Đức Phật.
XEM THÊM TƯỢNG QUAN ÂM ĐẸP NHẤT DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO
Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:
CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA.
Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật
Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .
Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng
Website : dieukhactrangia.com
Hotline : 0931.47.07.26
Email : dieukhactrangia@gmail.com
Hãy liên hệ cửa hàng bán tượng Phật Quan Âm của Trần Gia để được tư vấn và giải đáp thắc mắc mua tượng Phật Bà Quan Âm ở đâu ? tượng Mẹ Quan Âm giá bao nhiêu?
+79 Mẫu Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát Đẹp Từ Bi Bằng Đá Ngọc
Thỉnh Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát bằng Đá Trắng Ngọc, Xanh Ngọc, Thạch Anh, Thạch Ngọc, Bạch Ngọc….tại Lộc Phát với giá thỉnh tốt nhất. Xem tượng Quan Âm đẹp trực tiếp tại kho. Tượng Quan Âm Bồ Tát được chế tác dưới bàn tay nghệ nhân có tay nghề cao. Diện tượng đẹp – từ bi
Ngày nay rất nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là các nước thuộc khu vực Châu Á có tín ngưỡng thờ Quán Thế Âm Bồ Tát. Trong dân gian tin rằng, Phật Quán Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của sự từ bi, cứu khổ, cứu nạn. Chính vì vậy, khi nhắc đến Quán Thế Âm Bồ Tát người ta thường tôn kính gọi Ngài bằng ” Quán Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn” Hoặc niệm “Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát”.
Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát thực ra đã được chứng quả thành Phật. Tuy nhiên Người vì thương chúng sinh nguyện ở cõi ta bà để cứu độ chúng sinh. Người thường xuất hiện dưới hình hài nữ, dáng vẻ hiền dịu giống như người mẹ. Chính vì vậy, nên có rất nhiều tên gọi như Phật Bà Quan Âm, Mẹ Quan Thế Âm, Quan Âm Như Lai, Quan Âm Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Phổ Đà Phật Tổ….
Hiện nay “ĐỒ THỜ LỘC PHÁT” có rất nhiều mẫu tượng Phật Bà Quan Âm đẹp. Quý khách có thể tham khảo các mẫu tượng khác nhau. Nếu quý khách thành tâm muốn thờ Quan Âm Bồ Tát có thể tham khảo các mẫu tượng sau:
Tượng Phật Bà Quan Âm Bồ Tát ngồi đài sen
Ngoài ra còn rất nhiều mẫu tượng Phật Bà Quan Âm đẹp tại. Quý khách có thể tham khảo
Theo Lời Kinh Phổ Môn thì bất cứ chúng sinh nào, ở vào hoàn cảnh nào khi cầu đến Ngài, niệm danh hiệu của Ngài thì Ngài sẽ dùng huyền diệu cứu vớt chúng sanh đó. Nếu cầu Ngài với 1 phân thân nào thì Ngài sẽ xuất hiện với phân thân đó để cứu độ.
Hình tướng Phật Bà Quan Âm luôn xuất hiện với y áo trắng, khuôn mặt hiền từ đứng hoặc ngồi trên đài sen, một tay cầm nhành dương liễu, một tay nâng bình nước cam lộ. Trong hầu hết các ngôi chùa ở Việt Nam đều tạc tượng ngài dưới hình tướng như vậy.
Phật Bà Quan Âm là một trong 2 vị Đại Bồ Tát là Đại Thế Chí Bồ Tát đứng 2 bên của Phật A DI Đà ở thế giới Tây Phương Cực Lạc.
Danh hiệu “Quán Thế Âm Bồ Tát” Thì “Quán” nghĩa là Quan sát, xem xét từ cái tâm của mình, “Thế” Nghĩa là thế gian, “Âm” tức là âm thanh, “Bồ Tát” nghĩa là giác ngộ, dùng phật pháp giác ngộ chúng sinh.
Nên lập bàn thờ Phật Bà Quan Âm Bồ Tát như thế nào ?
Cần phải làm rõ việc thờ Phật Bà Quan Âm không phải để cầu mong vinh hoa phú quý, thăng tiến sự nghiệp… Việc thờ Phật Bà Quan Âm, chiêm bái Người nhằm nhắc nhở chúng ta luôn nhớ đến các hạnh nguyện của người. Từ đó hướng tâm của ta đến các việc làm lương thiện, cứu khổ, cứu nạn. Cầu mong Ngài luôn soi sáng con đường cho chúng ta bước đi.
Trước khi thỉnh Phật Bà Quan Âm về nhà thì gia chủ nên chuẩn bị chu đáo bàn thờ, lễ vật cúng. Bàn thờ Phật có thể sử dụng bàn thờ 2 tầng hoặc bàn thờ treo tường đều được. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là bàn thờ Phật 2 tầng. Tầng cao nhất dành để an vị Phật, tầng dưới bày đồ thờ cúng.
Nên chọn các ngày mùng 1, mười rằm hoặc các ngày vía Quan Âm để thỉnh Ngài về nhà. Trước đó gia chủ nên chuẩn bị tốt không gian, mâm lễ cúng, và các vật bài trí trên bàn thờ.
Nên chọn không gian sạch sẽ, thoáng mát như phòng khách, Nếu có điều kiện có thể làm phòng thờ riêng. Tuyệt đối không chọn hướng bàn thờ Phật quay về hướng nhà vệ sinh, phòng ngủ, phòng bếp. Vì những nơi này được cho là những nơi không thanh tịnh.
Đặt tượng Phật Bà ở vị trí cao nhất trên bàn thờ. Nếu thờ chung Phật Bà có thể thờ Tam thế Phật. Đặc biệt bàn thờ Phật Quan Âm nên được đặt riêng, không thờ chung với bàn thờ tổ tiên, thần thánh khác.
Khi thờ Quan Âm Bồ Tát chỉ dùng 1 bát nhang, còn lại những lễ vật như bình hoa, chóe, được đặt cân đối 2 bên, dĩa quả được đặt chính giữa cân đối với bát nhang. Tiếp đó là kỷ nước đặt ngoài cùng. Thông thường bàn thờ Phật sẽ dùng kỷ nước 3 ly.
Trên bàn thờ Phật luôn được thay dĩa quả thường xuyên, đèn thờ Phật nên mở để tạo không gian ấm cúng. Không nên để bàn thờ Phật lạnh lẽo không có hương hoa.
Sắm lễ vật thờ Phật Bà Quan Âm Bồ Tát như thế nào ?
Khi thờ cúng Phật nên lựa chọn các lễ vật chay tịnh như hương, hoa, quả, oản phẩm, xôi, chè… Tuyệt đối không dùng lễ mặn cúng Phật
Hoa dâng Phật phải lựa chọn hoa tươi như hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa cúc…Không dùng các loại hoa dại, hoa tạp
Trước khi an vị Phật tại gia nên chay tịnh như ăn chay, kiêng giới, làm nhiều việc thiện….
Những sai lầm khi thờ cúng Mẹ Quan Âm Bồ Tát
Thờ Phật Mẹ Quan Âm chung với bàn thờ tổ tiên. Thông thường tổ tiên, thần thánh vẫn có các lễ mặn dâng lên trong khi đó Mẹ Quan Âm chỉ dâng các lễ chay tịnh. Việc thờ chung có thể khiến Phật Bà nổi giận.
Thờ Phật Bà Quan Âm tại nhà hàng, cửa hàng kinh doanh. Việc này hoàn toàn trái với hạnh nguyện của ngài. Mẹ Quan Âm đại diện cho từ bi , cứu khổ, cứu nạn, không đại diện cho việc cầu mong tài lộc. Chính vì vậy thờ Phật Bà Quan Âm Bồ Tát nên thờ ở nơi yên tĩnh, thanh tịnh.
Việc thờ cúng tượng Phật hay tranh ảnh Phật Bà Quan Âm Bồ Tát có ý nghĩa khác nhau. Chính vì vậy nên trước khi thờ cúng quý khách nên tìm hiểu thật kỹ về ý nghĩa cũng như cách bài trí để không phạm vào đại kỵ.
Tượng Phật Bà Quan Âm Bồ Tát được làm bằng chất liệu gì ?
Hiện nay có tượng Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát được tạc dưới nhiều hình tướng. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là hình tướng Phật đứng hoặc ngồi trên đài sen, tay cầm nhành liễu, tay nâng bình nước cam lộ.
Tượng Phật Bà Quan Âm có thể được làm bằng đá, đồng, gỗ, composite, poly…. khác nhau. Nhưng tượng được tạc bằng đá lại được ưa chuộng hơn hẳn. Ngày nay ngoài việc chế tác tượng bằng đá tự nhiên thì còn có thể tạc tượng bằng bột đá. Về cơ bản thì độ bền của đá tự nhiên và bột đá ép khuôn là như nhau. Tượng được làm bằng đá tự nhiên thường được trưng bày bên ngoài các chùa chiền, hoặc thờ tại ban công hoặc khuôn viên tại gia. Tượng được làm bằng bột đá thông thường sẽ được các nghệ nhân tạc tượng vẽ sơn, phủ nano để tượng nhìn đẹp và có hồn hơn.
Ngày nay, Tượng Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát được làm từ rất nhiều chất liệu bột đá khác nhau như bột đá thạch anh, bột đá thạch ngọc, bột đá trắng, bột đá ngọc… Tùy từng chất liệu đá mà cho ra hình tướng tượng khác nhau.
Đặc biệt Tượng Phật Bà Quan Âm được đúc hoàn toàn từ xưởng sản xuất tại Việt Nam. Do đó, quý Phật Tử, Thầy, Đạo Tràng… muốn thỉnh tượng xin hãy yên tâm về chất lượng, nguyên liệu dùng đúc tượng.
Quý khách có nhu cầu thỉnh hoặc cần tư vấn về tượng Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát xin vui lòng liên hệ đến : 093.173.8189
Văn Khấn Lễ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, Phật Bà Quan Âm
Hướng dẫn chi tiết và đúng cách nhất cách sắm lễ và văn khấn cúng Quan Thế Âm Bồ Tát để bạn đọc tham khảo!
Ở mỗi tỉnh thành, làng, xã Việt Nam đều có các Đình, Đến, Miếu, Phủ là nơi thờ tự Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu.
Các vị thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu là các bậc tiền nhân đã có công với cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam.
Ngày nay, theo nếp xưa người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở các Đình, Đền, Miếu, Phủ vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước.
Đình, Đền, Miếu, Phủ cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các thần trong nhiều trường hợp đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước. Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là những nơi sinh hoạt tâm linh , tín ngưỡng.
Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng Thần linh phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…
Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.
– Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.
– Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.
– Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
– Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.
– Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
– Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.
Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.
Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.
Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thùy từ chứng giám.
Tín chủ con là …………………
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới Toà sen hồng.
Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Bài Văn Khấn Nguyện Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát Tại Nhà【Phúc An】
Bài khấn nguyện Phật bà Quan Thế Âm Bồ Tát tại nhà
02 tháng 3, 2018
Văn khấn hàng ngày và bài khấn nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát được Phúc An tổng hợp tại đây giúp bạn lựa chọn theo thói quen tâm linh tại mỗi gia đình.
Nên khấn vào mỗi buổi sáng khi thức dậy và vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bạn có thể chia ra các nội dung mình muốn nguyện thành nhiều ngày khác nhau. Phần Sám Hối tuỳ thuộc, có thể lạy 3 lạy đến 108 lạy mỗi ngày, hoặc vào ngày 15,ngày 30, lễ Sám Hối )
Khi lạy, nên lạy thật chậm rãi, và giữ tâm chí thành, chí kính. Dâng hương và cắm hương xong, quỳ đọc:
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Thập Phương Tam Thế Chư Phật, chư Bồ Tát,
Tam Bảo khắp mười phương.
Tam Bảo khắp mười phương.
Tam Bảo khắp mười phương.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát
Hôm nay lại bước qua một ngày, con tự biết con đã được rất nhiều may mắn, con đã hưởng được tha lực từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát. Đức Từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát ban cho, và được chư vị giúp đỡ mà con mới có được ngày hôm nay. Con xin thành tâm thành kính quỳ nơi đây dâng lòng chí thành chí kính tri ân. (1 lạy)
Con xin thành tâm thành kính cầu nguyện sự an lành, an lạc, thanh bình, hạnh phúc cho cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng khắp các chúng sanh hữu tình, vô tình.
Con cầu xin thập phương tam thế chư Phật, chư Bồ Tát, Đức Từ phụ A Di Đà Phật, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, và chư vị từ bi gia hộ, giúp đỡ để chúng con đồng được sự an lành, an lạc, tu hành đến Tri Kiến Giải Thoát, thoát khỏi sanh tử luân hồi, đồng xin nguyện được vãng sanh về Cực Lạc Quốc (1 lạy)
Con cũng thành tâm cầu siêu cho vong linh cửu huyền thất tổ, cha mẹ, tổ tiên, thân bằng quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp. Những vong linh liên hệ và không liên hệ đến con,
Những vong linh con đã lỡ gây hại, sát hại trong quá khứ,
Cùng những vong linh mất trong chiến tranh, thiên tai, tật bệnh,và vì mọi lý do chưa được vãng sanh.
Con thành tâm cầu nguyện xin tha lực từ bi của mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, cùng chư vị giúp đỡ để các vong linh được tiếp dẫn về nơi an lạc, siêu sanh Tịnh Độ (1 lạy)
Nay con xin chí thành sám hối mọi tội lỗi con đã lỡ gây tạo từ nhiều kiếp cho đến nay, những tội con đã gây tạo trong kiếp sống hiện tại.
Những tội con gây tạo do bởi vô tình hay cố ý, gây hại, sát hại đến nhân mạng, đến giới hữu tình hoặc vô tình, những tội do bởi Tham, Sân, Si, do bởi ngã mạn, vô minh che lấp.
Từ nay, mỗi ngày con xin kiểm soát hành động, tư tưởng để sám hối, sửa sai và xin nguyện giữ mình không tái phạm.
Hết thảy các tội, con xin chí thành quỳ nơi đây dâng lòng sám hối. Xin chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát chứng minh cho lòng thành của con. (1 lạy
Sám hối rồi, nay con xin nguyện tiếp tục tu học, tu hành, hướng tâm tu để thoát khỏi sanh tử luân hồi. Làm việc lợi mình lợi người.
Con xin hồi hướng, chia xẻ Công Đức đến cha mẹ, thân nhân……(tên………) Đến chư Thiên, chư Thần, chư Thánh, chư Hộ Pháp và chư vị đã giúp đỡ cho con.
Đến những vong linh mà con đã lỡ gây hại, sát hại. Cùng tất cả các vong linh chưa được vãng sanh và pháp giới chúng sanh.
Con nguyện dâng lòng thành kính tri ân, quy y Tam Bảo. Cầu xin Chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật , Đức Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi gia hộ để con và chúng sanh đồng được duyên lành tu học thoát khỏi sanh tử luân hồi, trên tri ân chư Phật, dưới cứu độ chúng sanh. Chúng con đồng xin nguyện được vãng sanh về Cực Lạc Quốc (3 lạy)
Nên nhớ chi tiết các tội mình đã làm trong những năm tháng quá khứ, nhớ đến những lỗi lầm trong thời gian hiện tại, rồi hướng tâm lên chư Phật, lên Đức Quan Thế Âm Bồ Tát xin chứng minh cho lòng thành Sám Hối của mình để từ nay xin thành tâm tu học, cầu nguyện xin được thoát khỏi sinh tử luân hồi. Xin nguyện được vãng sanh về Cực Lạc Quốc)
Sau khi suy nghiệm về lỗi lầm của mình và đọc bài Sám Hối xong, bạn phải phát tâm thực hành tu học, giữ tâm ý của mình trong Tình thương, Bình đẳng và Trí tuệ, chứ không nên để tâm của mình trong ý niệm mặc cảm tội lỗi.
Văn khấn Phật bà Quan Thế Âm Bồ Tát tại gia
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán thế Bồ Tát.
Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thuỳ từ chứng giám.
Hôm nay là ngày… tháng…..năm……………
Tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửa hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.
Cúi xin đước Đại sỹ không rời bạn nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao.
Được anh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đông, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vương tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phải khắc phục ngay nếu bị giống thế này ?
Không còn cách nào nhanh và kinh tế bằng cách này:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kinh Nghiệm Hay Về 4 Mẫu Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát Phổ Biến. trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!