Cập nhật nội dung chi tiết về Kỷ Niệm 80 Năm Ngày Truyền Thống Công Nhân Vùng Mỏ mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tối 11/11, tại Quảng trường 30/10 (TP Hạ Long), tỉnh Quảng Ninh- Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam- Tổng Công ty Đông Bắc đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 80 Ngày Truyền thống Công nhân Vùng mỏ- Truyền thống ngành Than 12/11 (1936- 2016).
Tiết mục văn nghệ “Tự hào Than Việt Nam” mở đầu cho Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống Công nhân Vùng mỏ- Truyền thống ngành Than
Dự lễ kỷ niệm về phía lãnh đạo Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Phạm Thế Duyệt, nguyên ủy viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đại biểu đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố.
Về phía tỉnh Quảng Ninh có các đồng chí: Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh.
Về phía Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc có các đồng chí: Lê Minh Chuẩn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn; Thiếu tướng Phạm Ngọc Tuyển, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty.
Tham gia lễ kỷ niệm còn có các tập thể, cá nhân Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang của tỉnh Quảng Ninh, Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản, Tổng Công ty Đông Bắc.
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại buổi lễ.
Diễn văn tại Lễ kỷ niệm do đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trình bày đã khẳng định: Vùng mỏ Quảng Ninh- cái nôi phong trào cách mạng của Giai cấp công nhân Việt Nam, với khẩu hiệu “kỷ luật và đồng tâm” đã giành thắng lợi trong cuộc Tổng bãi công 1936, mang lại bài học to lớn về tập hợp lực lượng công nhân trong đấu tranh, về tinh thần kỷ luật chặt chẽ, đồng tâm hành động, tương thân, tương ái của những người công nhân mỏ. Đồng thời cũng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng và nâng cao địa vị của giai cấp công nhân Việt Nam trên trường quốc tế. Bài học “Kỷ luật và đồng tâm” đã trở thành giá trị tinh thần vô giá đồng hành cùng quân và dân Quảng Ninh góp phần đánh thắng trận đầu 5-8-1964 chống chiến tranh phá hoại Miền Bắc của Đế quốc Mỹ, lớp lớp người con Quảng Ninh và Binh đoàn Than ra chiến trường giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước; và 30 năm đổi mới xây dựng tỉnh Quảng Ninh như ngày hôm nay.
Các đại biểu Trung ương, tỉnh, Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc tham dự Lễ Kỷ niệm
80 năm qua, vùng đất Mỏ Quảng Ninh luôn được sự quan tâm, tình cảm đặt biệt của Trung ương. Quảng Ninh đã vinh dự và tự hào 9 lần Bác Hồ về thăm, là nơi duy nhất Người cho dựng tượng tại đảo Cô Tô khi Người còn sống. Thực hiện lời dạy của Bác, thợ mỏ, cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Quảng Ninh không ngừng thi đua phấn đấu xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm công nghiệp than, nhiệt điện và vật liệu xây dựng của cả nước; là khu vực trọng điểm phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại; tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách và thu nhập đầu người duy trì ở mức cao. Là một trong số ít tỉnh tự cân đối ngân sách và chủ động đổi mới trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; đột phá trong cải cách hành chính, phương thức đầu tư kết cấu hạ tầng và xây dựng đô thị; giữ vững quốc phòng – an ninh. Được Trung ương tin tưởng cho xây dựng thí điểm Khu hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn.
Đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu.
Ý thức sâu sắc về sự kế tục lịch sử, xứng đáng sự nghiệp vĩ đại của các thế hệ cha ông để lại, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Đảng bộ, quân và dân tỉnh Quảng Ninh cùng với ngành Than nguyện giữ mãi nhiệt huyết, vun đắp truyền thống anh hùng, vẻ vang của Đảng, của dân tộc Việt Nam, của giai cấp công nhân Vùng mỏ bất khuất. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần tự lực tự cường và trí tuệ Việt Nam, biến chủ nghĩa anh hùng cách mạng và truyền thống vẻ vang trở thành nguồn lực và sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện tâm nguyện của Bác: Quảng Ninh trở thành một tỉnh giàu đẹp và ngành Than trở thành một ngành gương mẫu.
Chúc mừng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh, cán bộ, công nhân, lao động ngành Than, Tổng Công ty Đông Bắc, tại lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống Công nhân Vùng mỏ- Truyền thống ngành Than, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, biểu dương những kết quả trong phát triển kinh tế- xã hội, sản xuất của tỉnh Quảng Ninh, ngành Than, Tổng Công ty Đông Bắc đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước.
Đồng chí Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng các thế hệ cán bộ, công nhân viên ngành Than và nhân dân Quảng Ninh đã lao động cần cù, sáng tạo, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức nhằm vào mục đích chung là sản xuất thật nhiều than cho Tổ quốc.
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội trao tặng bức ảnh Bác Hồ cho Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc.
Chương trình còn có sự góp mặt của các ca sỹ Quảng Ninh đã thành danh.
Đặc biệt các tiết mục nghệ thuật với sự tham gia của các ca sỹ Quảng Ninh đã thành danh trong cả nước như NSND Quang Thọ với ca khúc Tôi là người thợ mỏ; ca sỹ Đăng Dương với ca khúc Những ngôi sao ca đêm; ca sỹ Hồ Quỳnh Hương với ca khúc Quê em; ca sỹ Ngọc Anh với ca khúc Nụ cười Hạ Long; ca sỹ Đức Tuấn- Ngọc Anh với ca khúc Tình ca người thợ mỏ; ca sỹ Tuấn Anh- Hoàng Tùng- Hoàng Thái với ca khúc Đất mỏ anh hùng…. và các tiết mục múa, hoạt cảnh, đồng diễn của công nhân các đơn vị thuộc Tập đoàn Than- Khoáng sản, Tổng Công ty Đông Bắc đã nhận được sự cổ vũ rất nhiệt tình của đông đảo cán bộ, nhân dân tham gia lễ kỷ niệm.
Nghệ sỹ nhân dân Quang Thọ với ca khúc Tôi là người thợ lò.
Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống Công nhân Vùng mỏ- Truyền thống ngành Than đã thành công tốt đẹp, góp phần khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất, đặc biệt là truyền thống Kỷ luật và Đồng tâm trong đội ngũ công nhân Vùng mỏ, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ thợ mỏ Việt Nam đã hy sinh xương máu vì độc lập dân tộc, vì sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì sự phát triển của ngành Than, của tỉnh Quảng Ninh.
Lan Hương- Hùng Sơn
Dâng Hương Nữ Tướng Lê Chân Nhân Kỷ Niệm 1971 Năm Ngày Giỗ
QTV – Ngày 19/1, tại đền thờ An Biên, huyện Đông Triều đã tổ chức lễ dâng hương nữ tướng Lê Chân nhân kỷ niệm 1971 năm ngày giỗ của bà (25/12/0043- 25/12 năm Quý Tỵ 2013).
Đền thờ nữ tướng Lê Chân (đền An Biên) toạ lạc bên sườn núi Vẻn thuộc làng Vẻn cổ, thôn An Biên, xã Thuỷ An, huyện Đông Triều. Đây chính là nơi nữ tướng Lê Chân sinh ra và lớn lên những năm tháng tuổi thơ cùng cha mẹ. Khi bà qua đời, nhân dân ghi nhớ công lao to lớn của bà đã xây dựng ngôi đền ngay trên quê hương để thờ bà Lê Chân, một nữ tướng xinh đẹp, tài giỏi đã lãnh đạo nhân dân đứng lên đánh giặc trong cuộc kháng chiến chống ách đô hộ phương Bắc dưới thời Hai Bà Trưng. Từ dũng tướng đánh giặc, nữ tướng Lê Chân trở thành Thánh Mẫu trong cảm quan tín ngưỡng dân gian, là hiện tượng văn hóa đặc biệt. Khi Lê Chân qua đời, đền thờ Bà được lập ở nhiều nơi của các tỉnh như Quảng Ninh, Hà Nam, Hải Phòng, Hà Nội…
Lễ dâng hương tôn vinh, tưởng niệm công lao của nữ tướng Lê Chân nhân kỷ niệm 1971 năm ngày giỗ của bà
Năm 2005, đền An Biên đã được UBND tỉnh Quảng Ninh xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá. Hằng năm, tại đền An Biên có ba ngày lễ lớn gồm: Ngày 8-2 (âm lịch)- ngày sinh của bà; ngày 15-8 (âm lịch)- ngày thắng trận và ngày 25-12 (âm lịch) là ngày mất của bà.
Kỷ niệm 1971 năm ngày giỗ của bà năm nay, đông đảo nhân dân và du khách thập phương bằng lòng thành kính, tri ân sâu sắc đã dâng hương tưởng niệm người nữ tướng anh hùng có công với đất nước. Đây cũng là dịp để các thế hệ con cháu học tập tinh thần yêu nước, ý chí độc lập tự cường từ vị nữ tướng quốc anh hùng, góp phần xây dựng quê hương Chiến khu Đông Triều ngày càng giàu mạnh./.
Thu Trang (Đài TTTH Đông Triều)
Mâm Cỗ Tất Niên Với Các Món Ăn Truyền Thống Từng Vùng Miền
Tết nguyên đán và mâm cỗ Tất niên đối với người Việt mà nói là ngày có ý nghĩa quan trọng với mỗi gia đình. Là ngày cả nhà sum vầy bên nhau, chờ đón mâm cơm đoàn tụ bên những người ở xa, chia sẻ với nhau những câu chuyện đã qua trong năm cũ và cùng chào đón năm mới đầy ấm áp. Nhưng có lẽ giới trẻ ngày nay có lẽ hơi thiếu quan tâm đến điều này.
Cùng ôn lại Mâm Cỗ Tất Niên của Tết nguyên đán với các món truyền thống nào!
Bữa cơm Tất Niên – nét văn hóa của người Việt
Nhà sử học Dương Trung Quốc từng cho rằng: ” Bữa cơm tất niên không phải nghi lễ ngày Tết song đó là phong tục của người dân Việt Nam. Đây không phải là lễ bắt buộc nên có nhiều nhà không có bữa cơm này, song là dịp cần thiết để mỗi gia đình sum họp, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, gặp gỡ những người con cháu ở xa sau một năm “.
Bên cạnh bài cúng Tất niên, thì bữa cơm tất niên là nét văn hoá đã in đậm trong tâm trí nhiều người Việt và trở thành sợi dây liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình mỗi khi Tết đến, xuân về”.
Ý nghĩa của bữa cơm Tất Niên
Trong dịp Tết nguyên đán, bữa cơm tất niên mang ý nghĩa tư tưởng truyền thống sâu sắc. “Mùi Tết” ấm áp từ bữa cơm tất niên lan tỏa là thời khắc tình cảm con người tuôn trào, không chỉ có vậy bữa cơm tất niên còn có nhiều ý nghĩa tâm linh. Theo quan niệm truyền thống bữa cơm cuối cùng của năm là để tiễn biệt năm cũ, ăn xong người ta sẽ bỏ qua mọi muộn phiền của năm cũ, những giận hờn cũng sẽ xóa bỏ từ đây. còn là tục lệ truyền thống rước ông Công ông Táo về lại nhà coi sóc việc bếp núc của gia chủ. Ngoài ra, đây cũng là bữa cơm để con cháu thể hiện tấm lòng tôn kính, hiếu thảo với những người đã khuất trong gia đình. Có thể ra mộ của bậc trên đã khuất thăm hương với mong muốn rước ông bà tổ tiên về cùng ăn tết với gia đình hoặc cũng có thể thắp hương ngay tại gia đình.
Mâm lễ cúng Tất Niên và các món ăn truyền thống theo miền
Lễ tất niên thường được tiến hành vào chiều ngày 30 Tết. Trong ngày 30 Tết, nhà nhà đều dọn dẹp để chuẩn bị đón Tết. Sau khi công việc chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng, vui vẻ xong thì phải chuẩn bị mâm cỗ cúng Tất niên.
Hương hoa, vàng mã
Đèn nến
Trầu cau
Rượu
Bánh chưng
Cỗ mặn với đầy đủ các món ăn ngày Tết , được chế biến thơm ngon, tinh khiết, bầy biện đầy đặn, trang nghiêm.
Món ăn truyền thống mâm cỗ Tất Niên miền Bắc:
Mâm lễ cúng Tất niên thường gồm:
Trước đây, mâm cỗ miền bắc nói chung và mâm cỗ tất niên nói riêng bao giờ cũng đủ sáu bát: , bóng, , nấm thả, miến, mọc. Tám đĩa:, , , , , bánh chưng, lòng gà xào dứa và . Hiện nay, mâm cỗ Tết miền Bắc theo đúng bài bản, thường thì 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa…có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng.
Món ăn truyền thống mâm cỗ Tất Niên miền Trung:
Các món ăn truyền thống miền Trung trong dịp Tết nguyên đán cũng tương tự miền Bắc. Bên cạnh đó hay có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, , , …
Món ăn truyền thống mâm cỗ Tất Niên miền Nam:
Ðầy đủ các món ăn là vậy bởi quanh năm chỉ có ngày Tết mới được thưởng thức nhiều món như vậy, bên cạnh đó mâm cỗ Tết còn thể hiện sự no ấm, hạnh phúc của mỗi gia đình, cũng như ước mong một năm mới đầy đủ, thịnh vượng và phát đạt.Ngày nay cuộc sống có phần khá giả hơn, những món ăn truyền thống đó được các mẹ nấu ăn hàng ngày. Việc có thể thưởng thức những món ăn trên không còn quá xa lạ với tất cả mọi người nữa.
Công Ty Cổ Phần Địa Chất Mỏ
Ngày 28-4-1888, một công ty khai thác than đá lớn nhất nước Pháp được thành lập mang tên Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (Société Francaise des charbonnages du Tonkin , viết tắt là S.F.C.T). S.F.C.T được quyền quản lý, khai thác vùng “đất nhượng” rộng lớn kéo dài từ Mông Dương qua Cẩm Phả, Hồng Gai đến Vàng Danh, Mạo Khê, trong đó có 6 mỏ lớn, nhiều mỏ nhỏ, 2 bến cảng đảm bảo cho tàu trọng tải 3000 – 10.000 tấn vào ra, một nhà máy điện có công suất 1000 KW, 2 nhà máy cơ khí và nhiều trạm cơ khí nhỏ.
Ngày 28-4-1888, một công ty khai thác than đá lớn nhất nước Pháp được thành lập mang tên Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (Société Francaise des charbonnages du Tonkin, viết tắt là S.F.C.T). S.F.C.T được quyền quản lý, khai thác vùng “đất nhượng” rộng lớn kéo dài từ Mông Dương qua Cẩm Phả, Hồng Gai đến Vàng Danh, Mạo Khê, trong đó có 6 mỏ lớn, nhiều mỏ nhỏ, 2 bến cảng đảm bảo cho tàu trọng tải 3000 – 10.000 tấn vào ra, một nhà máy điện có công suất 1000 KW, 2 nhà máy cơ khí và nhiều trạm cơ khí nhỏ. Đây là cơ sở công nghiệp có quy mô lớn ra đời đầu tiên ở Việt Nam và Đông Dương và cũng là cái nôi ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung, giai cấp công nhân khu mỏ Quảng Ninh nói riêng.
Ở trong vùng “đất nhượng”, bọn chủ mỏ thực dân Pháp sử dụng tổng hợp các phương thức bóc lột kiểu tư bản, phong kiến và chủ nô với những thủ đoạn cưỡng bức kinh tế và siêu kinh tế hết sức tàn nhẫn nhắm mục đích thu lợi nhuận tối đa trên cơ sở bần cùng hóa và vắt kiệt sức lao động của những người thợ mỏ. Chính vì vậy mà ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách thống trị và tiến hành khai thác bóc lột ở khu mỏ thì phong trào đấu tranh của công nhân mỏ đã bùng lên và ngày càng quyết liệt, nhất là từ khi có Đảng lãnh đạo.
Theo kế hoạch, ngày 11-11-1936 là ngày lĩnh lương. Sau khi lĩnh lương xong, công nhân đi mua lương thực, thực phẩm để dự trữ chuẩn bị cho bãi công. Nhưng kỳ lĩnh lương năm đó chậm lại một ngày nên đến chiều ngày 12-11-1936 thợ mỏ mới đi mua lương thực, thực phẩm.
Đến ngày 12-11-1936, không khí chuẩn bị bãi công bao trùm cả khu vực mỏ Cẩm Phả. Ngay đêm đó, các đội bảo vệ đã thành lập các trạm kiểm soát trên các ngả đường dẫn lên công trường, tầng than để tuyên truyền vận động thợ mỏ không đi làm và hãy quay về tham gia bãi công. Truyền đơn, khẩu hiệu, áp phích, dán ở các lán thợ và trên các đường phố. Đêm hôm đó thợ mỏ dường như không ngủ, náo nức chờ ngày mai cuộc bãi công sẽ nổ ra.
Ngày 14-11-1936, thực dân Pháp điều 40 xe chở đầy lính lê dương, lính khố xanh từ Quảng Yên, Hải Phòng về Cẩm Phả để đàn áp cuộc bãi công. Nhưng tinh thần đấu tranh của công nhân mỏ Cẩm Phả vẫn không hề nao núng.
Cuộc bãi công bước sang ngày thứ 3, thứ 4 càng trở nên quyết liệt. Lính gác khắp các ngả đường vẫn không ngăn cản được hàng nghìn công nhân tập trung ở các phố đấu tranh đòi chủ mỏ phải thực hiện yêu sách của họ.
Ngày 18-11-1936, tầng lò, nhà máy vẫn vắng teo.
Ngày 19-11-1936, ngày thứ 7 của cuộc bãi công diễn ra căng thẳng và đã có xung đột xảy ra. Bọn cai, ký đã dụ dỗ, lừa phỉnh được một số công nhân đi làm ở tầng 190. Hàng trăm công nhân đã kéo đến phản đối. Tên đốc công người Pháp đã bắt đi một công nhân trong đội bảo vệ. Ngay lập tức công nhân ào đến cứu nguy cho người thợ đó. Thợ và lính xô đẩy nhau, 3 người thợ bị lính đẩy xuống rãnh đã bị thương. Quần chúng công nhân phẫn uất xông vào đánh nhau với bọn lính. Tình hình trở nên hết sức căng thẳng. Trước tình hình đó, lãnh đạo cuộc bãi công đã kịp thời nhắc nhở, kêu gọi công nhân hãy bình tĩnh, kiềm chế và cảnh giác không để mắc mưu địch.
Cuộc bãi công của công nhân mỏ Cẩm Phả đã lên đến đỉnh điểm. Những tên thực dân đầu sỏ như Toàn quyền Đông Dương, Thống xứ, Thanh tra chính trị và Chánh mật thám Bắc Kỳ, Công sứ Quảng Yên, Đại lý mỏ Cẩm Phả, Tổng giám đốc CFST đều đã phải vào cuộc để trực tiếp giải quyết cuộc bãi công ở Cẩm Phả nhưng chúng đều bất lực và thất bại trước ý chí, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết và sức mạnh to lớn của công nhân mỏ.
3 giờ chiều ngày 20-11-1936, chủ mỏ đã phải tuyên bố chấp nhận toàn bộ yêu sách của công nhân: “Trả lương 30 xu/ ngày, trả tiền cuốc xẻng. Chịu tiền dầu mỡ bảo dưỡng xe goòng. Công nhân vắng mặt bất cứ lý do gì cũng không được phạt”.
Thế là sau 8 ngày đấu tranh liên tục, quyết liệt, cuộc bãi công của công nhân mỏ Cẩm Phả đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
Đánh giá về cuộc bãi công của công nhân mỏ Cẩm Phả, báo Le Travail (Lao động), tờ báo công khai của Đảng ta ra ngày 27-11-1936 đã viết: “Cuộc đấu tranh trong bình tĩnh và kỷ luật, đấu tranh với một ý chí không gì lay chuyển nổi của giai cấp vô sản. Đây là đặc trưng chủ yếu đã toát ra từ trong cuộc bãi công đáng khâm phục của công nhân mỏ Cẩm Phả”.
Thắng lợi của cuộc bãi công của công nhân mỏ Cẩm Phả đã cổ vũ công nhân toàn khu mỏ đồng loạt bãi công. Sáng ngày 23-11-1936, công nhân nhà máy cơ khí Hồng Gai bãi công. Sau đó là công nhân các nhà máy than luyện, nhà sàng, mỏ than Hà Tu, Hà Lầm, nhà máy điện Cột 5 tiếp tục bãi công. Chiều ngày 24-11-1936, công nhân mỏ than Mông Dương kéo đến gặp chủ mỏ đòi tăng lương. Ngày 25-11-1936, công nhân nhà sàng và cảng Cửa Ông, mỏ than Kế Bào, Cái Đá, Đồng Đăng bãi công đòi tăng lương. Sáng ngày 27-11-1936, công nhân khu vực Hồng Gai tập trung tại sân bóng đá biến thành cuộc biểu tình, biểu dương lực lượng. Chiều ngày 28-11-1936 chủ mỏ Hồng Gai đã phải ra thông báo chấp nhận yêu sách của công nhân. Trước tình hình đó, chủ mỏ Uông Bí, Vàng Danh, Mạo Khê đã vội vàng tăng lương đồng loạt 10% cho tất cả công nhân.
Thế là sau 17 ngày đêm (từ đêm 12-11 đến chiều ngày 28-11-1936), với tinh thần đấu tranh bền bỉ, liên tục và quyết liệt, cuộc tổng bãi công của hơn ba vạn thợ mỏ diễn ra trên phạm vi toàn khu mỏ đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
Cuộc tổng bãi công của hơn ba vạn thợ mỏ tháng 11-1936 là một sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa rất to lớn. Đây là cuộc bãi công lớn nhất, tiêu biểu cho phong trào cách mạng nước ta thời kỳ 1936 – 1939. Thắng lợi của cuộc tổng bãi công đã để lại bài học sâu sắc về ý thức “kỷ luật và đồng tâm”, về tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường bất khuất, là niềm tự hào của các thế hệ thợ mỏ. Chính vì thế ngày 12-11-1936 đã đi vào lịch sử và trở thành ngày truyền thống của công nhân mỏ.
Với ý nghĩa đó, vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống công nhân mỏ, tháng 11-1996, Bộ Văn hoá- Thông tin đã có quyết định công nhận xếp hạng Nơi mở đầu cuộc tổng bãi công của ba vạn thợ mỏ ngày 12-11-1936 là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Di tích nơi mở đầu cuộc tổng bãi công của ba vạn thợ mỏ ngày 12-11-1936 được xác định là Ngã tư đường lên mỏ tại trung tâm TX Cẩm Phả. Đó là nơi đội bảo vệ cuộc bãi công đã lập trạm kiểm soát. Di tích này được giới hạn: Phía Tây giáp đường lên mỏ Đèo Nai, phía Đông giáp Công ty Vật tư vận tải và xếp dỡ Cẩm Phả, phía Bắc giáp nhà hoá nghiệm của Công ty Vật tư vận tải và xếp dỡ Cẩm Phả, phía Nam giáp con đường vào chợ cũ. Tổng diện tích là 427m2.
Năm 1996, tỉnh Quảng Ninh và Tổng Công ty Than, nay là Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã phối hợp xây dựng một công trình văn hoá nghệ thuật mang tính chất tưởng niệm ngay tại di tích. Đó là Đài tượng niệm có hình lá cờ cách điệu được ốp bằng đá màu hồng. Phía trước Đài tưởng niệm là văn bia gắn chữ nổi bằng đồng với nội dung: “Nơi đây, ngày 12-11-1936 mở đầu cuộc tổng bãi công của ba vạn thợ mỏ đòi quyền sống, quyền làm người và đã giành được thắng lợi rực rỡ, nêu tấm gương sáng ngời về tinh thần bất khuất, ý thức kỷ luật và đồng tâm cho muôn đời sau”…
Tin bài: CVP_Sưu tầm (Proanh6868)./.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỷ Niệm 80 Năm Ngày Truyền Thống Công Nhân Vùng Mỏ trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!