Đề Xuất 3/2023 # Kỷ Niệm Những Ngày Giỗ # Top 3 Like | Herodota.com

Đề Xuất 3/2023 # Kỷ Niệm Những Ngày Giỗ # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỷ Niệm Những Ngày Giỗ mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

KỶ NIỆM NHỮNG NGÀY GIỖ

 Hà Bạch Trúc

(để tưởng nhớ cha mẹ mỗi dịp Tết về)  

 

 

 

 

 

Những kỷ niệm đầu tiên của tôi hầu như đều gắn liền với những ngày giỗ. Thật vậy, ngược dòng ký ức trở về dĩ vãng, hình ảnh xa nhất mà tôi nhìn thấy chính là hình ảnh của gia đình tôi trên đường về quê để dự đám giỗ của ông nội tôi. Đó là những hình ảnh đẹp nhất, những kỷ niệm mang đầy mùi vị hạnh phúc và màu sắc của tình thương gia tộc. Mặc dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng trong ký ức tôi vẫn còn in đậm nét những hình ảnh êm đềm và ấm cúng đó.

 Hằng năm cứ vào ngày mồng sáu Tết âm lịch là ba tôi lại chở cả gia đình về quê để dự đám giỗ ông nội. Ông bà nội tôi có mười người con. Tất cả đều lập nghiệp ở phương xa, rải rác khắp nơi từ Sàigòn đến các tỉnh. Ông nội mất sớm, nên tôi chỉ biết có bà nội.  

Tờ mờ sáng tinh sương mẹ tôi đã lần lượt đánh thức mấy anh chị em tôi dậy. Mặc dù vẫn còn say ngủ nhưng chúng tôi đứa nào cũng cố gắng tỉnh dậy thật nhanh vì biết rằng ngày hôm nay sẽ vui lắm, sẽ được ăn uống no nê và nhất là sẽ được chơi đùa thỏa thích với các anh chi em họ hàng thân thuộc mà mỗi năm chúng tôi chỉ được gặp có một vài lần.  

Mọi người lục đục lên xe. Trời vẫn còn tối, tôi còn nhớ là đèn đường chưa tắt, thế mà ba tôi năm nào cũng than trễ, bởi lẽ ông còn phải ghé qua đường Tôn Thọ Tường để mua vài món ăn đem về cúng ông nội: bánh mì “nóng dòn”, thịt heo quay và nhất là vịt quay là món mà ông nội hồi còn sống rất ưa thích. Rồi trên suốt đoạn đường từ Sàigòn về đến quê, năm nào ba tôi cũng kể có một câu chuyện, đó là câu chuyện về ông nội, về những điều ông thường dậy dỗ con cái, những việc ông hay làm, những điều ông hay nói, những món ăn ông ưa thích v.v…

 Trời hừng sáng thì gia đình tôi cũng vừa đến nhà bà nội. Mọi người đã tề tựu về đông đủ; tôi thấy có mặt tất cả các bác, các cô, các chú của tôi. Năm nào cũng thế, mặc dù mỗi người sống một nơi, dù bận rộn thế nào đi nữa thì đến ngày này, tất cả mọi gia đình đều kéo về nhà bà nội để cúng giỗ cho ông nội. Thường thì các cô tôi đã về từ một hai ngày trước để phụ bà nội sắp xếp mọi việc. Trong nhà và ngoài sân, nơi đâu cũng đầy người.  

Gia đình nào cũng có năm bảy người con cho nên đám trẻ là đông nhất. Giữa rừng người vừa lớn vừa nhỏ, vừa quen vừa không quen đó, anh em tôi phải đi tìm bà nội để chào bà trước hết, sau đó theo thứ tự, tìm chào tất cả các bác, các chú, các cô. Sau nghi thức đó, anh em tôi mới được tự do nhập bầy với đám anh chị em họ cùng trang lứa để cùng nhau chơi đùa thỏa thích trong khu vườn rộng thênh thang của bà nội.

Trong khi đám trẻ chơi đùa thoải mái thì người lớn cũng nhộn nhịp không kém. Ba tôi cùng với các bác, các chú và các anh em rể tay bắt mặt mừng, nói chuyện vui như pháo nổ. Ngòai những người thân trong gia đình còn có rất đông khách đến dự là những người quen, những người láng giềng, hoặc con cháu của những người đã từng quen biết ông bà nội tôi. Mọi năm họ đều nhớ đến ngày giỗ của ông nội để đến tham dự. Nếu vì lý do sức khỏe hay vì lý do gì đó không đến được thì họ cũng cho con cháu đại diện đến dự. Tôi thấy tất cả mọi người, từ bà nội cho đến ba tôi, các bác các chú các cô đều rất quý những người này. Năm nào có người không đến được thì ai cũng nhắc và hỏi thăm hết. Mặc dù còn nhỏ nhưng tôi cũng nhận biết được điều này và cũng cảm nhận được rằng đây là một điều hay ho đáng làm. Sau này lớn lên tôi mới hiểu được là điều này nói lên mối tương quan trong xã hội Việt Nam, được biểu lộ qua tình cảm bạn bè, qua tình láng giềng, nhà nào có việc thì mình có bổn phận phải đến chia vui hay chia buồn hoặc giúp đở khi hữu sự.

Mẹ tôi và các cô tíu tít trong bếp, vừa nấu nướng vừa trò chuyện, ồn ào náo nhiệt vô cùng. Mỗi người một món, ai cũng cố gắng trổ tài làm những món ngon nhất lạ nhất để cúng ông nội. Hình như mọi người đều nghĩ ông nội còn rất gần gũi với mọi người hay thậm chí vẫn còn hiện diện bên con cháu, cho nên ai cũng cố gắng làm những điều hay điều tốt cho ông vui. Mặc dù ông nội mất đã lâu nhưng nhờ những ngày giỗ như thế này, con cái vẫn còn tưởng nhớ đến ông rất nhiều. Nhiều lần tôi nghĩ giá ông nội nhìn thấy được cảnh này thì có lẽ ông vui lắm khi thấy con cháu tề tựu về đông đủ để tưởng nhớ đến ông, để gặp gỡ nhau, hàn huyên tâm sự hay kể cho nhau nghe những vui buồn, những khó khăn trong cuộc sống hầu chia sẻ hay giúp đỡ nhau khi cần thìết. Hoặc chỉ nhìn thấy cảnh con cháu hòa thuận với nhau là ông cũng đủ vui rồi.

Người vui nhất có lẽ là bà nội. Tôi thấy bà nội đi tới đi lui, chỉ huy chỗ này, sắp xếp chỗ nọ, gói ghém mấy phần bánh và trái cây để chiều nay sau đám giỗ khi mọi người ra về bà sẽ có quà cho tất cả mọi người. Bà nội hỏi han hết thẩy mọi người, từ con cháu đến những người khách đến dự; mặc dù rất đông người nhưng ai bà cũng biết. Rất nhiều năm, tôi thấy bà nội chờ dịp đủ mặt các con trong ngày giỗ để đưa ra những vấn đề quan trọng trong gia đình mà bà cần bàn với tất cả các con. Ba tôi hay các bác, các chú các cô cũng thế, ai có điều gì quan trọng để thông báo hay hỏi ý kiến mọi người trong gia đình, thì đều đợi đến ngày giỗ để đem ra trình bày.

Trong suốt những năm chiến tranh, mặc dù đường xá kém an ninh, mặc dù khó khăn trong cuộc sống nhưng năm nào ba tôi và tất cả anh chị em cùng cố gắng đưa gia đình về tham dự ngày giỗ ông nội. Năm nào cũng thế, không thiếu một người. Từ đó tôi hiểu rằng ngày giỗ đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Đám giỗ là dịp để con cái tưởng nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha và biểu lộ sự tưởng nhớ đó một cách cụ thể, không những khi cha mẹ còn sống mà cả khi cha mẹ đã qua đời. Ngày giỗ cũng là dịp để anh em họp mặt với nhau, cùng nhau hồi tưởng đến cha mẹ, nhắc nhở tình cảm ruột thịt và truyền đạt tinh thần gia tộc đến tất cả các con các cháu thuộc nhiều thế hệ.

Rồi cha mẹ tôi cũng lần lượt qua đời. Theo tục lệ của gia đình, hàng năm tôi cũng làm đám giỗ cho cha mẹ. Vào ngày đó tôi xin nghỉ phép để ở nhà nấu mâm cơm cúng cha mẹ. Tôi thức dậy từ sáng sớm, lui cui trong bếp làm vài món ăn mà tôi nghĩ cha mẹ tôi ưa thích, vừa làm vừa hồi tưởng lại những kỷ niệm với mẹ cha. Tôi cảm thấy tinh thần thanh thản và ấm áp lạ thường, như thể những ngày còn được sống gần cha mẹ. Không gian và thời gian như dừng lại; những lúc đó tôi tìm được sự thăng bằng tuyệt đối trong tâm hồn. Tất cả chỉ nhờ vào một biểu tượng và một sự thể hiện rất đơn giản gói ghém trong ý nghĩa của một ngày giỗ.

Các bạn đồng nghiệp Hòa Lan của tôi đã chấp nhận từ lâu những ngày nghỉ giỗ trong năm của tôi. Họ không còn thắc mắc tại sao tôi không nghỉ làm để ăn mừng sinh nhật mà lại nghỉ làm để làm đám giỗ cho cha mẹ. Họ hiểu đó là phong tục tập quán của tôi nói riêng và của người Việt Nam nói chung, và họ tôn trọng điều đó. Họ cho đó là một điều tốt đẹp cần nên duy trì. Ngày giỗ chiếm một vị trí đặc biệt trong cuộc sống thường nhật của tôi ở xứ người.

Thời gian tôi sống ở Hòa Lan cũng ngang bằng thời gian tôi sống ở Việt Nam. Xa quê hương đã lâu, mải mê hội nhập vào xã hội Hòa Lan để xây dựng cho mình một cuộc sống, tôi đã học hỏi được nhiều điều hay của xứ người và có thể tôi đã quên đi nhiều điều về đất nước Việt Nam. Riêng có một điều tôi không bao giờ quên, đó là tập quán của những ngày giỗ Việt Nam. Kỷ niệm về những ngày giỗ là những hình ảnh đẹp trong tâm trí tôi, gợi cho tôi nhớ khung canh đầm ấm của gia đình sum họp, nhắc tôi nhớ tới cội nguồn và công ơn cha mẹ, chữ hiếu trong đạo làm con, tình thân ruột thịt gia đình và đạo nghĩa con người với nhau khi còn sống cũng như đối với người đã khuất. Chính những kỷ niệm này đã cho tôi niềm tin và sự tự hào dân tộc cũng như cho tôi sức mạnh tinh thần và nghị lực phấn đấu những khi gặp phải khó khăn trong cuộc sống.

Đối với người Việt Nam, ý nghĩa của những ngày giỗ đã thấm nhuần trong tâm tưởng của mọi người, sâu đến độ người ta không còn thắc mắc về ý nghĩa đó nữa. Cũng như đối với phần lớn những phong tục tập quán khác, người  ta chỉ làm theo mà không cần hiểu cũng như không cần giải thích. Nếu nói rằng Văn hóa là những gì còn sót lại sau khi đã quên hết*, thì ngày giỗ là một nét đặc thù của nền văn hóa Việt Nam vậy.

 

* La culture, c’est ce qui reste quand on a tout oublié. Edouard Herriot (1872-1957), nhà văn, sử gia văn học Pháp.

 

trở về trang chính

Kỷ Niệm Ngày Sân Khấu Việt Nam (12

Năm 2011, Thủ tướng đã ký và ban hành quyết định số 13/QĐ-TTg lấy ngày 12-8 âm lịch làm Ngày Sân khấu Việt Nam. Từ đó đến nay, Ngày giỗ tổ sân khấu được tổ chức rộng rãi khắp các tỉnh, thành, trong đó có Đồng Nai.

Các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai biểu diễn tiết mục ca múa phục vụ khán giả Ảnh: MY NY

Đây là dịp để giới nghệ sĩ tưởng nhớ và tri ân các vị tổ nghề, các thế hệ nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp cho nền sân khấu nghệ thuật. Bên cạnh những niềm vui với nghề, theo đuổi đam mê nghệ thuật, các nghệ sĩ vẫn còn nhiều trăn trở…

Đây là dịp để giới nghệ sĩ tưởng nhớ và tri ân các vị tổ nghề, các thế hệ nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp cho nền sân khấu nghệ thuật. Bên cạnh những niềm vui với nghề, theo đuổi đam mê nghệ thuật, các nghệ sĩ vẫn còn nhiều trăn trở…

* Nét đẹp văn hóa…

 Xuất thân là tài tử hoạt động văn nghệ quần chúng, tham gia nghệ thuật không chuyên từ những năm 1980, nghệ nhân dân gian Phạm Lơ (Chủ nhiệm CLB đờn ca tài tử tỉnh Đồng Nai) gặt hái nhiều thành tích nổi bật. Trong đó phải kể đến việc ông trực tiếp đào tạo cho rất nhiều thế hệ nghệ sĩ, nhạc công, tài tử. Chỉ tính riêng những tài tử của tỉnh, nhờ sự chỉ dạy của ông đã mang về hàng chục tấm huy chương tại các liên hoan đờn ca tài tử cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc.

Đến bây giờ, khi tuổi đã cao, nghệ nhân Phạm Lơ vẫn lặng thầm theo dõi, chỉ bảo, truyền nghề cho các nghệ sĩ trẻ. Dù không phải hoạt động chuyên nghiệp nhưng nghệ nhân Phạm Lơ luôn xem trọng lễ giỗ Tổ nghiệp hằng năm. Ông nói rằng, tùy vào điều kiện thời gian mà các nghệ sĩ sẽ chọn từ ngày 10 đến 12-8 âm lịch để tổ chức ngày giỗ trang trọng. Trong ngày lễ, các nghệ sĩ thường biểu diễn những trích đoạn sân khấu, vài câu vọng cổ hay đơn giản hát một ca khúc, chơi một bản nhạc yêu thích trước bàn thờ tổ để báo cáo với Tổ nghiệp về kết quả của một năm lao động, học tập.

“Trong bối cảnh sân khấu bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và đang phải cạnh tranh gay gắt với các loại hình nghệ thuật nghe nhìn khác, Ngày giỗ Tổ càng trở nên quan trọng về mặt tinh thần. Trong ngày lễ, nghệ sĩ thể hiện niềm tin được Tổ nghiệp yêu thương, cho theo đuổi nghề thuận lợi, giúp họ cố gắng phấn đấu hơn để được khán giả yêu mến. Việc thành tâm hướng về Tổ nghiệp là tín hiệu đáng mừng, thể hiện sự trân trọng, say mê của nghệ sĩ với nghề của mình” – nghệ nhân Phạm Lơ bày tỏ.

Các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai biểu diễn các tiết mục ca múa phục vụ khán giả. Ảnh: M.NY

NSƯT Xuân Vương, Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai cho rằng, giỗ Tổ sân khấu từ lâu đã trở thành một ngày thiêng liêng đối với những người làm nghệ thuật trong và ngoài tỉnh. Dù là chuyên hay không chuyên, một khi đã bước chân vào nghệ thuật rồi thì đến ngày giỗ Tổ mọi người vẫn luôn dành thời gian để thắp hương tưởng nhớ Tổ nghiệp. Đây là tín ngưỡng Tổ nghề, là một nét đẹp văn hóa đẹp của giới sân khấu Nam bộ nói riêng và sân khấu Việt Nam nói chung.

Lễ giỗ Tổ nghề sân khấu hằng năm đều được Trung tâm Văn hóa – thông tin và thể thao chúng tôi Thành tổ chức bài bản, thu hút đông nghệ sĩ, diễn viên trên địa bàn huyện tham gia. Anh Phạm Văn Đức, cán bộ trung tâm cho biết, lễ giỗ là dịp để những người làm nghệ thuật ở cơ sở nhìn lại hoạt động của mình và cảm tạ Tổ nghiệp đã ban cho sức khỏe, tài năng để cống hiến cho khán giả. Từ ngày lễ, trung tâm có dịp gặp gỡ, chia sẻ với anh chị em nghệ sĩ, cùng “xốc” lại phong trào văn hóa, văn nghệ của địa phương để hoạt động ngày một hiệu quả hơn.

Nhiều người cho rằng, tri ân Tổ nghiệp nhân Ngày Sân khấu Việt Nam là cách để các thế hệ nghệ sĩ tự soi rọi lại chính mình để có hướng đi đúng đắn. Từ đó, có những cống hiến và lan tỏa nghệ thuật, những giá trị chân – thiện – mỹ đến với cộng đồng.

* Và những trăn trở với nghề…

Nhắc đến nghệ thuật ở Đồng Nai không thể không nhắc đến các nghệ sĩ “gạo cội” như: Giang Mạnh Hà, Quế Anh, Xuân Vương, Lâm Bảo Thịnh… Tên tuổi của họ đã trở nên quen thuộc trong lòng khán giả mộ điệu qua những vai diễn, vở diễn, những tác phẩm nghệ thuật “đi cùng năm tháng”.

Gắn bó với sân khấu Đồng Nai mấy chục năm, trong vai trò nghệ sĩ và nhà quản lý, NSƯT Quế Anh có lẽ là người hiểu hơn ai hết về đóng góp cũng như nỗi vất vả mà các nghệ sĩ đã trải qua khi nguyện gắn bó cuộc đời mình với nghệ thuật biểu diễn. Theo NSƯT Quế Anh, hiện nay những nghệ sĩ chọn gắn bó với sân khấu, nhất là sân khấu truyền thống chủ yếu là vì đam mê.

Bên cạnh tài năng, anh chị em nghệ sĩ còn phải năng động, sáng tạo để đưa nghệ thuật đến với công chúng. Các nghệ sĩ, diễn viên như con tằm “rút ruột nhả tơ”, chấp nhận vất vả với những chuyến lưu diễn về cơ sở, chấp nhận hy sinh những giây phút quây quần bên gia đình cuối tuần để mang lời ca, tiếng hát, niềm vui đến với mọi người, mọi nhà.

Các nghệ sĩ của Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai biểu diễn vở cải lương Niềm khát phục vụ khán giả

“Mặc dù hệ thống trang thiết bị của nhà hát còn chưa đầy đủ nhưng các nghệ sĩ đều tự mình khắc phục để có những chương trình biểu diễn tốt nhất phục vụ khán giả. Tuy nhiên, cái khó của nhà hát hiện nay là việc tuyển chọn các nghệ sĩ trẻ về tuổi đời và có khả năng diễn xuất để đào tạo, kế thừa đội ngũ nghệ sĩ đang ở độ “chín” như hiện nay. Ngoài ra, lực lượng nhạc công và hậu đài của nhà hát vẫn còn khá mỏng, việc tuyển nhân sự cho bộ phận này vẫn còn gặp nhiều khó khăn” – NSƯT Quế Anh chia sẻ.

Nhiều năm đến với nghệ thuật, NSND Giang Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam nói rằng, nghệ thuật truyền thống hay các chương trình ca múa nhạc gần đây đã được đầu tư, dàn dựng công phu, có sức hấp dẫn không chỉ với mỗi người dân Việt Nam mà còn với du khách quốc tế. Vấn đề là làm thế nào để tạo được “sợi dây” kết nối giữa khán giả với sân khấu. Bởi đây là lĩnh vực nghe nhiều, nhìn nhiều. Càng gần gũi với đời sống càng dễ tiếp cận với công chúng khán giả.

“Khán giả bây giờ không như ngày xưa, phải thật hay và hấp dẫn thì họ mới xem. Trong bối cảnh phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, điều đáng ghi nhận là các nghệ sĩ ở Đồng Nai đã nỗ lực tìm tòi hướng đi mới, nghiên cứu đề tài và hình thức thể hiện. Việc thu hút khán giả đã được quan tâm, chú trọng, tuy nhiên, cần thực hiện thường xuyên và liên tục, có chiến lược dài hơi, hiệu quả. Ngoài ra, cần có thêm những chính sách ưu tiên, cơ chế đặc thù cho nghệ thuật để giữ chân nghệ sĩ, nhất là người trẻ gắn bó với nghề” – NSND Giang Mạnh Hà nhấn mạnh.

My Ny

Gợi Ý Thiết Kế Mẫu Giấy Mời Dự Lễ Kỷ Niệm Hiện Đại, Sang Trọng

Tổ chức Lễ kỷ niệm là ngày đánh dấu mốc son của một dịp đặc biệt nào đấy đối với mỗi người. Có thể là ngày sinh nhật, là ngày kỷ niệm thành lập công ty, hay cũng có thể là ngày kỷ niệm ngày cưới,… Đều là những ngày vô cùng quan trọng, là sự khởi nguồn của những niềm vui. Để luôn nhắc nhở những ngày trọng đại này, mọi người thường hay tổ chức những buổi lễ kỷ niệm. Hiện nay mọi người rất chăm chút cho lễ kỷ niệm thành lập doanh nghiệp và lễ kỷ niệm ngày cưới. Một trong những thứ không thể thiếu đó là giấy mời. Vì vậy, để giúp quý vị có thể thiết kế được một mẫu giấy mời dự lễ kỷ niệm ưng ý. Trong bài viết này Cyber Show sẽ mang đến một vài gợi ý để quý khách có thể tham khảo.

Thiết kế mẫu giấy mời lễ kỷ niệm thành lập doanh nghiệp

Mang màu sắc doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều luôn có một màu sắc của riêng mình. Đó chính là màu sắc mà họ sử dụng cho logo của công ty.

Không chỉ thế, việc thiết kế mẫu giấy mời dự lễ kỷ niệm có màu sắc của công ty. Còn mang lại sự độc đáo, riêng biệt, tạo được dấu ấn về bữa tiệc trong lòng các vị khách.

Thiết kế theo phong cách sang trọng

Nếu quý vị đang tìm kiếm một sự sáng tạo hơn nữa; thì phong cách sang trọng rất phù hợp với bữa tiệc kỷ niệm của công ty. Thông thường, những buổi lễ kỷ niệm sẽ được tổ chức với quy mô lớn.

Thiết kế mầy giấy mời lễ kỷ niệm ngày cưới

Truyền thống

Thông thường, mọi người sẽ thường lựa chọn thiết kế theo kiểu truyền thống. Bởi nó mang đến sự gợi nhớ về ngày xưa cũ, về ngày cưới của cặp đôi kỷ niệm.

Vì vậy, nhiều cặp đôi thường lựa chọn dựa vào chiếc thiệp cưới năm xưa của mình. Để tạo nên một tấm thiệp mời kỷ niệm mang tính sáng tạo; nhưng vẫn đậm nét truyền thống.

Hiện đại

Tuy nhiên, nếu quý vị muốn phá cách hơn một chút; thì mẫu giấy mời dự lễ kỷ niệm theo phong cách hiện đại cũng là một sự lựa chọn khá phù hợp.

Thay vì sử dụng những màu sắc truyền thống như đỏ, vàng đồng, hồng. Quý khách có thể sáng tạo hơn trong sự pha trộn màu. Để tạo nên một tấm thiệp mang phong cách tân thời.

Phía trên là một vài gợi ý mà Cyber Show muốn đem đến cho quý khách. Chúng tôi hy vọng rằng quý vị sẽ có một thiết kế mẫu giấy mời dự lễ kỷ niệm ưng ý; và một ngày kỷ niệm tràn đầy niềm vui. Cyber Show mong rằng sẽ có cơ hội hợp tác với quý khách trong thời gian sớm nhất.

Chùm Ảnh: Hoài Niệm Ngày Tết Thời Bao Cấp

Ngày xưa chỉ có hộp mứt thập cẩm, vài lạng đậu xanh để gói bánh chưng, có chăng thêm vài lạng thịt, một bánh pháo tép cũng thành Tết. Trẻ con thì được diện những bộ quần áo mới, được lì xì, háo hức đón giao thừa trong tiếng pháo nổ đì đùng…

Tết xưa đơn sơ là thế nhưng thân thương, ấm cúng vô cùng. Kỉ niệm về Tết thời bao cấp đã trở thành một phần ký ức không bao giờ phai màu trong tâm trí những người đã đi qua thời gian.

Vẫn là hoa đào, hoa mai, vẫn bánh chưng và không khí nhộn nhịp của ngày Tết, nhưng Tết của ngày xưa và ngày nay đã khác nhau rất nhiều. Và chắc hẳn, có những thứ ta chỉ có thể tìm lại trong ký ức, trong hình ảnh còn lưu lại về ngày hôm qua…

Cùng ngược dòng thời gian ngắm nhìn những bức ảnh Tết thời bao cấp để hoài niệm, cảm nhận không khí Tết đơn sơ nhưng tràn đầy yêu thương.

Từ cảnh mọi người nô nức sắm Tết…

Sắm Tết thời bao cấp chủ yếu dựa vào các cửa hàng mậu dịch. Các cửa hàng được “trang hoàng” các tấm pa-nô, áp phích, trang trí cho có không khí ngày Tết.

Ai cũng lo lắng làm sao mua cho hết tiêu chuẩn… Tết của nhà mình. Từ ngày 20 Tết, các cửa hàng bách hóa bắt đầu đông nghịt.

Cảnh xếp hàng dài chờ đến lượt mua hàng cạnh Nhà hát Lớn Hà Nội.

Sau khi sắm đủ nhu yếu phẩm cho ngày Tết, người ta mới ghé qua gian hàng mứt, rượu Tết. Rượu Tết ngày xưa chỉ có rượu cam, rượu chanh. Xịn nhất là rượu Nàng Hương.Tết không thể thiếu khoanh giò hay miếng thịt quay.

Chỉ một chút mứt thập cẩm, đựng trong hộp bìa mỏng manh nhưng cũng đủ để mọi người cảm nhận không khí Tết đang về với từng nhà. Ở đâu người ta cũng thông báo những mặt hàng Tết như thế này, nhưng nếu không mua nhanh sẽ hết.

Mứt Tết và bánh chưng là 2 thứ không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Việt.

Sau bao ngày tất tả chuẩn bị Tết, cuối cùng mọi việc đâu cũng vào đấy. Chiều 30, mọi người trong gia đình quây quần quanh mâm cỗ tất niên.

Tiếng pháo nổ đì đùng mỗi khi Tết đến luôn ở mãi trong tâm trí của mỗi người. Nó báo hiệu xuân đã tới, một năm mới đã sang.

Những đứa trẻ thích thú kiếm tìm với hy vọng nhặt được quả nào chưa nổ trong đống xác pháo rải đầy mặt đất.

Đường phố Hà Nội những ngày Tết.

Đồng tiền lì xì cho trẻ em thời đó.

Khi Tết qua đi…

Sau Tết, mọi người bắt đầu trở lại với công việc của mình.

Với mỗi người làm ăn xa, giây phút ấm áp được trở về đoàn tụ bên gia đình những ngày Tết tuy ngắn ngủi nhưng sẽ là động lực giúp họ cố gắng làm việc trong suốt năm tới.

* Bài viết có sử dụng nguồn tư liệu tham khảo từ các nguồn: TerraGalleria, WordPress, Children and youth in history, LSVN…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỷ Niệm Những Ngày Giỗ trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!