Cập nhật nội dung chi tiết về Lễ Vía Quan Thánh Đế Quân Tại Miếu Quan Đế (Quận Bình Tân) mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sáng ngày 24-7-2011 (nhằm ngày 24 tháng 6 âm lịch), Ban trị sự miếu Quan Đế quận Bình Tân đã long trọng tổ chức lễ vía Ông với nhiều hoạt động thu hút khá đông bà con người Hoa, người Việt và khách thập phương.
Cùng tham dự lễ có đại diện Ban Công tác người Hoa Thành phố, lãnh đạo Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc Quận Bình Tân; lãnh đạo chính quyền và Mặt trận Tổ quốc Phường An Lạc; tập thề Ban trị sự Miếu và bà con, du khách,…
Lễ vía Quan Thánh Đế Quân là một hoạt động tín ngưỡng dân gian của đồng bào người Hoa thành phố, đã xuất hiện ngoài 300 năm, được hình thành và gắn liền với quá trình di dân của người Hoa đến định cư ở Việt Nam.
Quan Thánh Đế Quân là nhân vật có thật vào thời Tam Quốc ở Trung Quốc, tên là Quan Vũ, tự là Vân Trường, Ông sinh năm 162, mất năm 220. Hình tượng Quan Công biểu trưng cho tính cao thượng của người quân tử. Trong hoạt động kinh tế cần giữ chữ tín với đối tác và khách hàng, do đó tính cách tín nghĩa của Quan Công được đưa ra như một tấm gương để mọi người noi theo và đồng thời cũng là một vị thần mà mọi người mong muốn Ông phù hộ cho việc kinh doanh phát đạt, buôn may bán đắt.
Tại thành phố Hồ Chí Minh có hơn 15 ngôi miếu có thờ Ông. Trong ngày hôm nay, nhiều Hội quán, Miếu thờ đã tổ chức lễ vía ông với nhiều hoạt động truyền thống như hát cổ nhạc, đấu thánh đèn, múa lân, thu hút đông đảo bà con người Hoa, người Việt và du khách thập phương đến thắp hương và tham dự lễ hội.
K. Thành
(Tin / Ảnh)
Lễ Hội Đền Bà Chúa Kho Tại Bắc Ninh
Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, hiếm có ngôi đền nhỏ nào lại thu hút được nhiều khách thập phương, đặc biệt là giới buôn bán, kinh doanh như Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, bởi nơi đây được dân gian truyền tụng là “ngân hàng vàng mã” và rất linh thiêng.
Lễ hội Đền Bà Chúa Kho diễn ra vào ngày 12 tháng giêng hàng năm
Lễ hội Đền Bà Chúa Kho được diễn ra vào ngày 12 tháng giêng, tổ chức tại đền Bà Chúa Kho, thôn Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh để tưởng niệm Ngày giỗ Bà Chúa Kho.
Lễ hội Đền Bà Chúa Kho chính là nơi tưởng niệm một người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ trước và sau chiến thắng Như Nguyệt đã khéo tích trữ lương thực, tổ chức sản xuất, trông nom kho tàng quốc gia. Bà đã có công giúp triều đình nhà Lý trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và đã “thác” trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng giêng năm 1077 (Đinh Tỵ).
Nhà vua thương tiếc đã phong cho Bà là Phúc Thần. Người dân nhớ thương Bà nên lập đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho.
Người dân nô nức đến hội đền Bà Chúa Kho – Bắc Ninh Đền Bà Chúa Kho nhộn nhịp du khách đến hành hương “vay vốn”
Bà Chúa Kho là người phụ nữ nhan sắc xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm gần đó. Sau khi lấy vua Lý, thấy ruộng đất ở đây bị hoang hoá, bà xin vua cho về làng để khai khẩn ruộng hoang, chiêu dân lập ấp. Bà bị giặc sát hại trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng. Không ai biết tên bà, khi bà qua đời, nhân dân lập đền thờ để ghi lại công ơn của bà đã hết lòng trông coi các “lẫm thóc, lẫm tiền” của Nhà nước, chăm lo cho dân làng ấm no. Triều đại phong kiến đã ghi nhận công lao của bà qua việc sắc phong đền thờ bà là “Chủ khổ linh từ” (Đền thiêng thờ bà Chúa Kho). Ở thôn Cổ Mễ còn một ngôi chùa và ngôi đình cổ. Chùa Cổ Mễ đã có từ lâu đời. Ngày nay trong chùa còn ba pho tượng đá mang rõ phong cách điêu khắc thời Mạc khá đẹp. Chùa còn lại đến nay là công trình kiến trúc thế kỷ XIX, làm theo kiểu chữ T chạm khắc công phu.
Đình Cổ Mễ kiểu chữ nhất với hai vì năm gian. Các mảng chạm khắc gỗ thể hiện theo các đề tài ngũ hổ tranh châu, long vân khánh hội với nghệ thuật điêu luyện. Đình Cổ Mễ thờ Trương Hống, Trương Hát là những vị anh hùng có công giúp Triệu Quang Phục (549-570) chống giặc Lương.
Hàng năm dòng người lại đổ về đền Bà Chúa Kho nườm nượp. Có người cầu an, cầu lộc, nhưng đa phần đến để “vay vốn” Bà Chúa Kho, mong cho một năm làm ăn phát đạt, vốn liếng dồi dào,… Tâm lý “vay vốn” của người dân cũng bắt nguồn từ những huyền tích xưa, và được củng cố thêm rằng “dù trải qua kháng chiến ác liệt thì đền Bà Chúa Kho vẫn trụ vững”.
Nghi thức “vay vốn” Bà Chúa Kho cũng rất rõ ràng, người ta ghi trong sớ là vay bao nhiêu, làm gì và bao lâu sẽ trả. Thậm chí có người còn hứa là vay 1 trả 3, trả 10… Với quan niệm đã vay thì phải trả, nên dù có làm ăn tốt hay không thì cuối năm người ta vẫn giữ đúng lời hứa, tức là tạ lễ ở đền Bà Chúa Kho.
Trong dịp lễ hội đông đúc người vào ra, xung quanh đền Bà Chúa Kho có hàng trăm cửa hàng bán đồ cúng tế. Mâm lễ được khách hành hương mua sắm tùy tâm, có khi đơn giản là bông hoa, thẻ hương với vài ba tập tiền âm phủ, cầu kỳ hơn thì là đĩa xôi con gà, hay một mâm ngũ quả đủ đầy… chủ yếu là thành tâm cầu khấn.
Gợi Ý Cách Nấu Các Món Chay Để Cúng Lễ Giỗ Tại Nhà
Món chè – Món ngọt không thể thiếu trong mâm cỗ chay
Gợi ý cách nấu các món chay để cúng lễ giỗ đầu tiên phải kể đến chè bởi nó là món ngon và giải nhiệt rất tốt. Chè thì bạn có nhiều lựa chọn để nấu vì cơ bản nó không dùng các gia vị nhiều và phù hợp với chế độ ăn chay. Bạn có thể lựa chọn nấu chè đậu xanh đánh, chè trôi nước, chè hạt sen hay chè đường (gạo và đậu) đều được.
Món ngon cỗ chay dễ thực hiện
Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn nấu món chè đơn giản nhất là chè đậu xanh đánh. Cách làm như sau: Cho ít đậu xanh không vỏ vào vo và ngâm như gạo với nước lạnh khoảng 30 phút. Sau đó cho vào nồi điện cùng nước để nấu, lân lâu nên khuấy đều để chè không bị đọng lại dưới nồi sẽ bị cháy.
Khi chè sôi lật vung lên đến khi thấy đậu xanh nhuyễn bạn lấy muỗng đánh đều để đậu xanh tan ra. Lưu ý là không nên để quá đặc vì chè sẽ cứng, không ngon, để nước nhiều hơn mức sền sệt là được. Cho đường vào khuấy đều cho tan đường để thêm 5 phút. Múc ra chén khi chè nguội sẽ tự đông lại.
Nem chay chiên giòn – Món khai vị hấp dẫn
Mâm cỗ chay cần có món khai vị và nem là lựa chọn hợp lý. Gợi ý cách nấu các món chay để cúng lễ giỗ đừng bỏ qua nem chay. Nguyên liệu bao gồm: Tàu hũ ki, mộc nhĩ, cà rốt, giá, măng, gừng, tỏi, hành lá, dầu đậu nành. Cách làm như sau:
Tàu hũ cắt miếng vuông, còn cà rốt, củ hành, mộc nhĩ, gừng, măng cắt dạng sợi. Cho dầu vào chảo và gừng tỏi đập dập vào phi vàng rồi cho mộc nhĩ vào đảo đều. Cho tiếp giá,cà rốt, măng,hành củ vào xào tiếp để làm nhân. Sau đó nhét nguyên liệu vào tàu hủ rồi gói lại đem chiên vàng giòn là được.
Cơm chiên thập cẩm chay – Món ăn no
Gợi ý cách nấu các món chay để cúng lễ giỗ cần phải có món ăn no. Cơm chiên thập cẩm chay vừa ăn no mà lại không ngán nhưu cơm chiên thường nhờ có nhiều rau củ quả.
Nguyên liệu để làm cơm chiên gồm: cơm trắng, đậu Hà Lan, cà rốt, bắp Mỹ, bí khô, rong biển cắt sợi, nấm đông cô khô, dầu ăn,nước tương, muối. Cách làm như sau:
Bí khô, nấm đông cô, cà rốt cắt dạng hạt (sau đó đem chần qua cà rốt cho mềm)
Bắc chảo và cho dầu ăn vào, khi dầu sôi cho bí khô vào xào, tiếp tục cho cà rốt, đậu, bắp Mỹ và nấm vào xào chung.
Cho cơm vào chiên cùng rồi nêm gia vị như muối, bột ngọt, nước tương vào xào cùng đến khi rau củ chín, thấm đều gia vị.
Chiên đến khi cơm tơi và rau củ chín đều, múc ra dĩa rồi trang trí bằng ngò tây và rong biển sợi.
Món rau càng cua trộn – Món chay dễ ăn và bắt miệng
Món trộn cũng là món nằm trong gợi ý cách nấu các món chay để cúng lễ giỗ hấp dẫn. Nguyên liệu gồm rau càng cua, cà chua bi, sườn non chay, hành tím, chanh, gia vị cơ bản. Cách làm như sau:
Nhặt và rửa rau càng cua, cắt khúc vừa. Cà chua rửa rồi cắt dọc. Sườn non ngâm nước mềm rồi vắt khô, xé nhỏ rồi chiên giòn.
Cắt mỏng hành tím rồi phi vàng.
Làm sốt trộn: Chanh, đường, muối, tiêu xay lượng vừa khẩu vị đánh tan rồi cho dầu dùng để phi hành vào đánh đều.
Bỏ rau càng cua vào bát to khi nào chuẩn bị dọn thì trộn với sườn non chiên, nước sốt. Múc ra dĩa và cho cà chua kèm rắc hành phi lên trên.
Hi vọng với những gợi ý cách nấu các món chay để cúng lễ giỗ này sẽ giúp các bạn lên được thực đơn nhanh chóng. Nếu bạn không biết nấu cỗ chay thế nào cho ngon hoặc quá bận rộn. Hãy đặt cỗ chay tại Nấu Cỗ 29 để đảm bảo ngon – an toàn- giá rẻ và nhanh chóng nhé!
Truyền Thuyết Và Bài Văn Khấn Quan Thánh Đế Quân
Quan thánh đế quân vốn là hình tượng thánh trong tín ngưỡng của người Hoa nhưng du nhập vào Việt Nam vào thời Nguyễn. Cùng tạp chí tử vi tìm hiểu truyền thuyết và bài văn khấn Quan Thánh đế quân nhé!
Trong lịch sử, khi phong trào “phản Thanh phục Minh” nổ ra ở Trung Quốc, một đợt di dân tự phát lớn của các di thần nhà Minh sang nước ta. Qua các thương nhân đi trước, đa số người Hoa đến với vùng đất mới phương Nam và trong hành trang của họ là tư duy nhị nguyên, là hình mẫu chuẩn mực đạo đức phong kiến như đã nêu trên, mà Quan Công là điển hình, nên cũng không thể thiếu biểu tượng tâm linh là việc lập Quan Đế Miếu ( còn gọi là chùa Ông).
Quan Thánh Đế được người Hoa tôn kính gọi là Ông, họ Quan tên Vũ, tự Trường Sinh, sau đổi Vân Trường. Dân gian thường gọi là Quan Công, Quan Thánh, Quan Vũ (Võ), Quan Đế, Quan Vân Trường, Quan Xích Đế, Hán Thọ Đình Hầu và như trên đã nói do thành thần ngay sau khi tử trận (dân gian thường dùng từ “hiển thánh”) nên cũng gọi là Quan Thánh Đế. Ông sinh năm 162, quê ở Giải Lương, quận Bồ Châu, tỉnh Hà Đông (Trung Quốc xưa). Tương truyền Ông cao chín thước, râu dài hai thước (thước thời xưa khoảng 0,4m), mặc đỏ như gấc, môi như tô son, mắt phượng mày tằm, oai phong lẫm liệt, tay cầm thanh long yển nguyệt (nặng 82 cân), cưỡi ngựa Xích Thố.
Ông đến cùng Lưu Bị, Trương Phi và kết nghĩa anh em, thề sống chết có nhau (sự tích kết nghĩa vườn đào). Là vị tướng cuối nhà Đông Hán đầu thời Tam Quốc ở Trung Quốc, Ông đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục với hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Ông cũng là người đứng đầu trong ngũ hổ tướng của Thục, gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Ông được hoàng đế Lưu Bị bổ nhiệm cai quản đất Kinh Châu (năm 216). Đến năm 219, nước Ngô tấn công Kinh Châu, Quan Vũ thất thủ mất thành, cùng với con là Quan Bình chạy về Phàn Thành, bị quân Ngô bắt được giải đến vua Ngô Tôn Quyền. Vua Ngô sợ hậu họa liền sai quân đem hai cha con Ông đi chém. Bấy giờ là năm Kiến An thứ 24, (tháng 10 năm 219), Ông hưởng dương 58 tuổi.
Lúc đầu người Hoa và cư dân ở Trà Đư đã chung tay xây dựng nên Quan Đế Miếu Trà Đư, sau đó do sự dịch chuyển của đơn vị hành chính mà được di dời về doi Thường Lạc, rồi bởi ảnh hưởng của địa hình phải chuyển đến vị trí ngày nay và mang tên Quan Đế Miếu Hồng Ngự. Từ điểm xuất phát đến vị trí hiện tại, qua hai lần di dời tên gọi Quan Đế Miếu vẫn được duy trì, chỉ riêng ở Thường Lạc, nền Miếu xưa nay đã được thay bằng chùa Phật (Chùa Thiên Quang), tức là có sự chuyển đổi công năng từ kiến trúc văn hóa tín ngưỡng của người Hoa thành của người Việt, một biểu hiện sự dung hợp về văn hóa của các cộng đồng dân cư ở địa phương.
Bài văn khấn quan Thánh Đế Quân
” Nam mô Phục Ma Đại Đế Quan Thánh Đế Quân Bồ Tát ( 3 lần)
…Con tên …, … tuổi, ngụ tại địa chỉ số nhà…, phường…, Thành phố… Vì ngưỡng mộ sự trung nghĩa và đức độ của Ngài mà nay đã thiết lập bàn thờ Ngài tại tư gia, (cơ quan) như vầy. Kính mong triệu thỉnh Ngài Quan Thánh Đế Quân nhập tượng, trấn trạch, duy trì chánh khí trong nhà. Và xin nguyện sẽ cố gắng noi theo sự dạy bảo của Ngài. Đệ tử thành tâm phụng thỉnh!” (3 lần, mỗi lần lạy 1 lạy).
Khi cần xin một điều gì, hay lễ vía Ông thì sắm cau, trầu, rượu, trái cây và dùng bài khấn sau:
” Nam mô Phục Ma Đại Đế Quan Thánh Đế Quân Bồ Tát.
Hôm nay nhân ngày …. gì đó, để tưởng nhớ tới công ơn trì gia, trấn trạch, của Ngài, đệ tử có bày chút ít hoa, quả, rượu, …thành tâm xin phụng thỉnh Ngài về hưởng dụng chứng giám.”
Bạn đang đọc nội dung bài viết Lễ Vía Quan Thánh Đế Quân Tại Miếu Quan Đế (Quận Bình Tân) trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!