Cập nhật nội dung chi tiết về Lễ Cúng Bến Nước, Nét Đẹp Văn Hóa Của Người Ê Đê mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hàng năm, sau mùa thu hoạch, đồng bào dân tộc Ê Đê sẽ tổ chức lễ cúng bến nước, với mục đích là tạ ơn thần nước và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cho thóc đầy nhà, ngô đầy sân…
Tục cúng bến nước có khi từ khi hình thành các buôn làng. Cúng để các vị thần biết nơi đó có dân làng sinh sống mà ban cho nguồn nước trong lành, không bao giờ cạn, để mọi người đều khỏe mạnh.
Người tìm ra bến nước được mọi người gọi là chủ bến nước. Lễ cúng bến nước thường do người chủ bến nước của buôn làng đứng ra tổ chức nhưng đây là việc chung của cả buôn làng nên sẽ được già làng trực tiếp phân công. Vài ba ngày trước khi buổi lễ diễn ra, già làng sẽ thông báo để mọi người tập trung dọn vệ sinh buôn làng và xung quanh khu vực bến nước. Bến nước sẽ được trang hoàng đẹp đẽ bằng nhiều đồ vật trang trí và các loại lá cây cỏ. Trong ngày diễn ra lễ cúng, mọi người có mặt tại nhà chủ bến nước từ sáng sớm, ai nấy đều lo phần việc của mình theo sự phân công của già làng.
Thầy cúng chuẩn bị đồ để làm lễ cúng bến nước.
Lễ cúng diễn ra trong không khí linh thiêng, trang trọng. Thầy cúng sẽ chủ trì lễ cúng với mâm đồ cúng thường là các con vật hiến sinh như dê, gà, heo và rượu cần. Tùy theo điều kiện kinh tế của từng buôn làng và tập tục của từng nơi có thể làm to nhỏ khác nhau, nhưng quan trọng nhất vẫn là một chậu tiết loãng.
Cúng tạ thần nước đã đem lại những may mắn trong năm cũ và cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Lễ cúng gồm ba phần. Phần thứ nhất cúng tại bến nước, tiếp đó là cúng tại hàng rào trước khi mang nước vào nhà và cuối cùng là cúng tại nhà của chủ bến nước. Sau khi cúng xong ở bến nước, mọi người sẽ lấy nước mang về nhà để lấy phước. Trong khi đó, một nhóm người sẽ theo chủ lễ đến cầu thang từng nhà và rưới tiết vào chân cầu thang để cầu may cho gia chủ. Kết thúc nghi lễ, cả buôn làng tập trung về nhà dài để ăn tiệc, uống rượu cần và nhảy múa trong tiếng cồng chiêng rộn rã.
Lễ cúng bến nước là một trong những nghi lễ quan trọng của đồng bào Ê Đê. Họ quan niệm nước còn quan trọng hơn cả cơm ăn, áo mặc bởi không có cơm còn sống được cả tháng, không có áo thì chỉ bị lạnh nhưng không có nước thì không thể sống được.
Không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, lễ cúng bến nước còn mang thông điệp về ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước sạch… Và đó cũng chính là bảo vệ sức khỏe của chính chúng ta.
Lễ Hội Cúng Bến Nước Của Người Ê Đê
Theo phong tục của người Ê Đê, trong những ngày tổ chức lễ cúng bến nước, không một ai trong buôn được đi rừng, đi rẫy, không được ra suối lấy nước hoặc tắm giặt.
Sau nghi thức cúng thần, các chàng trai và các cô gái sẽ cùng tham gia lễ hội té nước và tắm nhằm cầu mong điều tốt lành.Sáng hôm hành lễ, dân làng tập trung đầy đủ tại nhà chủ bến nước dàn chiêng đánh lên rộn rã náo nhiệt báo hiệu với thần linh và cộng đồng. Chủ bến nước là chủ đất, thầy cúng, 7 thanh niên trai khỏe mạnh múa khiên và 7 cô gái trong trang phục đẹp múa soang phục vụ cho việc cúng bến nước. Còn tất cả mọi người phải ở lại nhà không được ra bến nước.
Thầy cúng chọn chỗ đất bằng gần các máng nước đặt lễ vật rồi khấn cầu mong các Yàng hãy phù hộ cho buôn làng nguồn nước trong sạch, không bao giờ cạn, người người mạnh khỏe, mùa rẫy mới bắp lúa đầy kho, nhà nhà no đủ. Thầy cúng khấn xong liền hòa rượu vào tiết heo và vẩy vào các máng nước, vẩy xung quanh bến nước với lời mời các thần linh cùng uống rượu và giúp dân làng giữ nguồn nước. Tiếp đến thầy cúng lại đến máng nước khác, đặt lễ vật khấn tiếp. Cứ thế, thầy cúng cúng hết các máng nước ở bến nước.
Thầy cúng dùng rượu pha tiết heo đổ vào các máng nước đang chảy, coi mỗi máng nước là một vị thần giữ nước.
Tiếp đến thầy cúng cùng mọi người đi đến gốc cây thiêng liêng lớn nhất mọc sát đường lên xuống bến nước, đặt lễ vật cúng thần cây. Thầy cúng nhờ thần cây coi giữ bến nước đuổi thần ác đi, gọi thần lành về cho buôn làng có đủ nước sạch dùng quanh năm
Gắn với nghi lễ tâm linh cư trú
Về sân nhà chủ bến nước lúc này cộng đồng cư dân đã đến dự lễ. Thầy cúng đặt lễ vật cúng thần đất. Cầu thần giúp cho buôn làng được bình yên, không có bệnh tật, không có kẻ xấu vào phá buôn, đuổi hết cái ác đi xa, đưa cái tốt lành về cho dân làng, cho mùa rẫy tới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cái no, cái đủ đến với mọi nhà.
Lễ cúng thần đất phù hộ cho buôn làng no ấm; lễ cúng sức khỏe cho chủ bến nước và gia đình.Thầy cúng cùng mọi người bước lên sàn nhà làm lễ cúng thần bến nước, thần đất, thần lúa và cúng linh hồn tổ tiên ông bà mời các vị thần về uống rượu, ăn thịt heo và phù hộ cho cộng đồng buôn làng hết thảy đều mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa, rẫy nương tươi tốt.
Tiếp đến thầy cúng làm lễ cúng sức khỏe chủ bến nước và các thành viên trong gia đình cầu cho chủ bến nước và mọi người trong gia đình có sức khỏe như con trâu đực để làm ra bắp lúa đầy kho, trâu bò heo gà đầy sân chật bãi. Sau lễ cúng dàn chiêng rộn rã náo nhiệt mọi người cùng ăn uống vui vẻ cho đến tận khuya.
Sáng hôm sau, mọi người dân trong buôn lại tụ tập đông đủ tại nhà chủ bến nước để làm lễ cúng thần cổng buôn.
Các thiếu nữ Ê Đê xinh đẹp trong lễ cúng bến nước.Sau khi cúng cổng buôn xong, tất cả mọi người kéo nhau về nhà chủ bến nước. Tại đây thầy cúng làm lễ cúng tổ tiên, ông bà. Sau đó mọi người cùng vui vẻ uống rượu, ăn thịt heo nướng cho đến tận khuya. Trước khi tiễn mọi người ra về, chủ bến nước sai con cháu trao cho những người đến dự lễ mỗi người một nắm xôi, một miếng thịt heo để tỏ lòng cảm ơn bà con đã đến giúp việc trong mấy ngày lễ.
Độc Đáo Lễ Cúng Bến Nước Của Người Ê Đê Ở Đắk Lắk
Tiếng chiêng đồng vang lên rộn rã trong nhà cộng đồng buôn Ky (TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh) báo hiệu các khâu chuẩn bị đã hoàn tất, thúc giục mọi người cùng tập trung lại để nghi lễ cúng bến nước được bắt đầu. Theo ông Y Bang Byă-già làng buôn Ky, đây là nét sinh hoạt văn hóa của đã có từ xưa.
Người Ê Đê thường lập buôn ở gần nguồn nước. Họ rất tôn trọng và gìn giữ nguồn nước luôn trong sạch. Hàng năm, sau khi kết thúc việc thu hoạch mùa màng, thường là vào tháng 3, cả buôn sẽ cùng tổ chức lễ cúng cảm tạ thần nước đã phù hộ cho buôn có được nguồn nước trong lành để sử dụng, ban cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu, người dân được no ấm. Đây cũng là dịp để bà con trong buôn tụ họp, chia sẻ về đời sống, công việc sản xuất trong một năm đã qua.
Lễ cúng bến nước là nét đặc trưng văn hóa lâu đời của người Ê Đê
Theo phong tục của người Ê Đê, trước đây, khi muốn lập một buôn mới, chủ buôn (thường là người phụ nữ, đại diện cho quyền lực mẫu hệ của cộng đồng) cùng những người anh em trai của mình làm lễ xin tổ tiên, ông bà và các vị thần linh của núi rừng để tìm bến nước mới. Người tìm ra bến nước được cộng đồng tôn vinh là chủ bến nước. Khi buôn mới được lập, người này đứng ra chủ trì việc cúng bến nước. Công việc này sẽ được tiếp nối cho các con cháu (người Ê Đê theo mẫu hệ nên người tiếp quản sẽ là vợ chồng con gái chủ bến nước). Bà HRôl H’Đơk-chủ bến nước buôn Ky-cho biết: Ngày nay, tùy vào điều kiện kinh tế của chủ bến nước và người dân trong buôn, lễ cúng bến nước có thể được tổ chức hàng năm hoặc vài năm một lần.
Để chuẩn bị lễ cúng, trước đó, già làng, chủ bến nước họp bàn với dân làng phân công thanh niên làm vệ sinh khu vực bến nước, nguồn nước và sửa đường vào bến. Phụ nữ, người già thì dọn dẹp nhà cửa, đường làng ngõ xóm. Người dân trong buôn tùy điều kiện có thể đóng góp công sức, vật chất, tham gia nấu rượu cần, tập luyện đánh chiêng, chuẩn bị lễ vật cúng.
Đến ngày đã định, mọi người sẽ cùng tập trung tại nhà cộng đồng, cột rượu cần, mổ heo, gà, treo chiêng trống, trang trí mâm lễ. Lễ cúng bến nước diễn ra gồm 3 phần: cúng mời tổ tiên về dự lễ, cúng đầu nguồn nước và cúng sức khỏe chủ bến nước. Mỗi phần lễ sẽ có lễ vật riêng là 1 con gà hoặc 1 con heo cùng 1 ché rượu cần.
Lễ cúng bắt đầu, thầy cúng khấn báo sự việc buôn tổ chức lễ cúng, mời tổ tiên, ông bà của chủ bến nước và các thần linh cùng về dự lễ. Sau đó, mọi người di chuyển ra bến nước đầu buôn, thầy cúng tiếp tục làm lễ cảm tạ Thần nước, cầu an cho buôn làng và dâng các lễ vật lên Thần nước. Tiếp đó, chị em phụ nữ được phân công lấy nước đưa về nhà cộng đồng để đổ đầy các ché rượu. Phần hội bắt đầu trong tiếng chiêng rộn rã, tiếng cười nói, hỏi thăm nhau của những người dự lễ.
Theo chị HSu Juê H’Đơk-cháu gái chủ bến nước buôn Ky, chị đã được tham gia 3 lễ cúng bến nước do dòng họ mình tổ chức. “Buôn Ky là một trong số ít các buôn ở trung tâm TP. Buôn Ma Thuột còn duy trì bến nước và nghi lễ cúng bến nước cho đến ngày nay. Mình rất vui và tự hào khi dòng họ được cai quản và duy trì lễ cúng bến nước. Qua lễ hội này mình đã hiểu thêm được nguồn gốc của cha ông mình, những truyền thống, nét văn hóa đặc sắc… giúp mình luôn nhớ về cội nguồn, biết ơn công lao của cha ông đi trước đã góp công xây dựng buôn làng”-chị H’Su Juê nói.
Lễ Cúng Bến Nước Của Người Jrai: Độc Đáo, Nhân Văn
(GLO)- Cư dân tại chỗ ở thị xã Ayun Pa là người Jrai Chor, sống tập trung ở 26 làng tại các xã: Ia Rbol, Ia Sao, Ia Rtô và Chư Băh. Người Jrai ở Ayun Pa tín ngưỡng “vạn vật hữu linh” nên có nhiều nghi lễ nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tâm linh, trong đó có lễ cúng bến nước.
Nước có vai trò quyết định trong đời sống. Không có nước thì không thể tồn tại. Trước đây, khi lập làng, người Jrai thường chọn nơi gần sông suối để có nguồn nước nuôi dưỡng sự sống cho con người và phục vụ lao động sản xuất. Mỗi làng Jrai thường có bến nước riêng. Đây cũng là nơi mọi người gặp nhau sau một ngày lao động vất vả, chia sẻ cùng nhau bao nỗi vui buồn.
Người Jrai quan niệm muốn cuộc sống yên ổn, khỏe mạnh thì con người phải quý trọng nguồn nước. Hàng năm, các buôn người Jrai ở Ayun Pa thường tổ chức cúng bến nước nhằm tạ ơn và cầu xin Yàng Bến nước (yang Piên Ia) tiếp tục phù hộ cho dân làng có đủ nước sinh hoạt, sản xuất, không ốm đau, mọi người đều có sức khỏe dồi dào. Nét chung là như vậy nhưng mỗi buôn thường tiến hành một số lễ thức khác nhau. Có lẽ chính điều này làm nên sự phong phú trong văn hóa dân gian nói chung và văn hóa của người Jrai ở Ayun Pa nói riêng.
Mới đây, chúng tôi có dịp chứng kiến lễ cúng bến nước của người dân buôn Rưng Ma Nhiu, xã Ia Rbol. Trước khi làm lễ, già làng thông báo cho cả làng biết ngày giờ tổ chức. Mọi người đóng góp tiền, gà, gạo, rượu tùy theo điều kiện gia đình. Dân làng tập trung dọn vệ sinh sạch sẽ đường xuống bến nước, sau đó mổ heo. Làm heo xong thì cắt phần thịt cúng để riêng gồm: đầu, 1 đùi, đuôi và tim, gan (để sống). Khi cúng, dân làng không được tập trung quá đông ở bến nước mà chỉ có 1 người cúng chính và 3-5 người giúp việc (người Jrai quan niệm như vậy không khí mới trang nghiêm, thần linh mới nghe được lời khấn của con người). Khi già Ksor Hơ cất lên lời khấn linh thiêng cũng là lúc xung quanh hoàn toàn yên tĩnh. Chúng tôi dường như nghe được cả tiếng nước sông đang trôi và tiếng gió đang trườn nhẹ qua những vòm lá.
Trước tiên, già Ksor Hơ thực hiện các lễ thức cúng Thần đất, Thần rừng ở trên bờ, sau đó mới mang thịt, rượu ra cây nêu đã dựng sẵn dưới bến nước. Tại đây, già Ksor Hơ đọc bài khấn cảm tạ Yàng Bến nước và nói lên những ước nguyện của dân làng trong năm mới. Xong các nghi thức dưới bến nước, già Ksor Hơ trở lại nơi đặt 3 ghè rượu ban đầu. Một người phụ nữ lớn tuổi trong làng hút rượu từ 3 ghè cúng, mỗi ghè 1 chén, mời già Ksor Hơ uống hết (tượng trưng cho việc thần linh đã chấp nhận những ước nguyện của con người và vui vẻ cùng uống rượu với người đại diện dân làng).
Lúc này, có 1 hố nước đã vét sẵn ngay bên bờ sông. Sau mấy giờ được lọc qua cát, nước trở nên trong vắt. Xong lễ, phụ nữ của mỗi gia đình đã chuẩn bị các đồ đựng nước và đến lấy nước ở hố này đem về. Sau đó, dân làng cùng nhau ăn uống, vui chơi đến chiều tối. Theo phong tục của buôn Rưng Ma Nhiu, trong lễ cúng bến nước không sử dụng cồng chiêng. Thức ăn không ăn hết thì bỏ lại, không được đem về.
Người trong buôn Rưng Ma Nhiu cho biết lễ cúng bến nước có từ xưa lắm rồi. Mỗi hộ chung tiền đóng góp thì không tốn kém bao nhiêu. Chỉ vài triệu đồng mà dân làng được 1 ngày cùng nhau ăn uống, vui chơi, chuyện trò, tâm sự thoải mái, nói cười rổn rảng. Dư âm niềm vui ấy còn lan mãi sang những ngày sau. Hiện tại, để tổ chức được lễ cúng bến nước hơi khó vì người biết cúng rất ít. Ngoài việc phải biết thực hiện các lễ thức, thuộc bài cúng, chủ lễ phải là người được dân làng tin yêu, kính trọng. Trong cuộc sống, người cúng phải kiêng cữ một số điều như không ăn thịt chó, không được uống rượu say… Già Ksor Hơ là một trong số rất ít người biết cúng thì năm nay cũng đã ngoài 90 tuổi.
Trò chuyện với chúng tôi, già Rmah Phung, già Ksor Kai cùng nhiều người dân bày tỏ sự trân trọng đối với lễ cúng bến nước nhưng cũng trăn trở về sự phai nhạt. Hy vọng rằng, mỗi người dân buôn Rưng Ma Nhiu cũng như các buôn làng khác ý thức được nét đẹp văn hóa truyền thống này để duy trì và bảo tồn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Lễ Cúng Bến Nước, Nét Đẹp Văn Hóa Của Người Ê Đê trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!