Đề Xuất 6/2023 # Lễ Hội Giổ Tổ Nghề Yến Cù Lao Chàm Vào Ngày Nào? # Top 8 Like | Herodota.com

Đề Xuất 6/2023 # Lễ Hội Giổ Tổ Nghề Yến Cù Lao Chàm Vào Ngày Nào? # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Lễ Hội Giổ Tổ Nghề Yến Cù Lao Chàm Vào Ngày Nào? mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lễ hội giổ tổ nghề yến Cù Lao Chàm vào ngày nào? Lễ hội giổ tổ nghề yến Cù Lao Chàm vào ngày mồng 10/3 Âm lịch hàng năm tại Thôn Bãi Làng, Xã Tân Hiệp, Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam.

Miếu thờ tổ nghề Yến được xây dựng vào năm 1843 tại bãi Hương Đây cũng là nơi giỗ tổ nghề Yến của 3 tỉnh ven biển miền Trung. Năm xưa kia có loại chim quý này là ba tỉnh Quảng Nam Bình Định và khánh hòa.

Giỗ tổ nghỉ Yến là lễ hội dân gian đã có từ lâu đời tại Hội An nhằm tưởng niệm tri ân các bậc tiền bối đã có công trạng đối với nghề khai thác yến xào, đồng thời là cầu an đầu năm cho người dân sống ở trên đảo, qua đó nâng cao niềm tự hào và ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quý hiếm có trên đảo.

Theo truyền thuyết nhân gian Cù Lao Chàm kể rằng có một cô gái miền biển sống cùng cha mẹ già, trong một trong một lần tai nạn cô gái cứu được cha mẹ già nhưng cô gái đã đã không qua khỏi.

Ba năm sao tại nơi này xuất hiện một loài chim nhỏ, dáng như chim sẻ cứ quanh quẩn bên mộ cô gái. Người ta gọi đó là loài chim yến.

Số lượng chim yến sinh sống tại Cù Lao Chàm khó xác định chỉ biết hàng năm ngư dân khai thác từ 1tấn đến 1,5 tấn rưỡi bằng chính nước giải của chim yến

Tổ yến là một sản vật cực kỳ quý hiếm có hàm lượng dinh dưỡng cao là một nguồn nguyên liệu quý giá chính vì vậy yến sào là loại hàng hóa quý giá trên thị trường hiện nay. Yến xào là một món ăn xưa kia chỉ dành cho các bậc vua chúa, vì vậy mà trong các buổi tiệc chiêu đãi hoàng cung đều có món yến sào, nên thường được gọi là yến tiệc

Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm được diễn ra trong hai ngày từ ngày chín tháng ba âm lịch. Tại miếu thờ ở bãi Hương nơi xưa kia được triều Nguyễn cho xây dựng để thờ tổ yến

Mọi người tập trung để tiến hành nghi thức lễ tế, trong văn tế còn lưu lại các bài vị thần cứu hộ ba tỉnh miền Trung và bị ký ghi tên tuổi người kinh doanh nghề Yến có đóng góp xây dựng và tu bổ ngôi miếu.

Phía trước cổng tam quan ngôi miếu có hai cây cổ thụ trên 200 năm tuổi với tên gọi là cái Kén và cây Nắng, vừa được hội bảo vệ di sản cây cảnh thiên nhiên Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam.

Lễ vật trong cúng tổ nghề là Yến ngồi các hải sản như gà, heo, bánh trái, một món không thể thiếu trong các lễ vật đó là yến xào. Lễ giỗ tổ ngày Yến vào 10/3 âm lịch cũng là ngày mà các người dân thu hoạch Yến đạt giá trị và số lượng cao nhất.

Vì vậy con cháu nghề Yến lấy những chiếc tai yến chưng với hạt sen đặt lên bàn thờ dâng cúng thần linh và các vị tiền nhân đã có công khai phá nghề Yến tại Cù Lao Chàm.

Những năm gần đây lễ giỗ tổ ngày Yến còn kết hợp với giao lưu văn hóa dân hải đảo với người dân đất liền và du khách. Tại ngày hội này du khách có thể mua yến xào Hội An với giá ưu đãi. Du khách có cơ hội tham gia khám phá, đi thuyền tham quan hang được xem nơi cư trú của loài chim yến, và tìm hiểu công việc cực nhọc của công nhân đội khai thác yến Hội An.

Lễ giỗ tổ yến là một điểm nhấn quan trọng cho tiền đề phát triển và kinh doanh du lịch Hội An, trên cơ sở phát huy những giá trị văn hóa và sinh thái tại vùng biển Cù Lao Chàm.

Cúng Giổ Tổ Nghề Sân Khấu

· Phạm Thị Trân là bà tổ nghề hát chèo Việt Nam.

· Liêu Thủ Tâm, Đào Tấn là các vị tổ của nghệ thuật sân khấu tuồng.

· Tống Hữu Định (1896-1932) là ông tổ Cải Lương. Năm Tú (Châu Văn Tú) ở Mỹ Tho, cũng là người được cho là có công nhất trong việc gây dựng lối hát Cải lương buổi ban đầu.

· Vũ Đình Long tổ nghề kịch nói.

· Trần Quốc Đĩnh tổ nghề hát xẩm.

· Đinh Dự tổ nghề ca trù Việt Nam. Ông được nhiều vùng có di sản ca trù thờ phụng như Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình.] Ca trù sau này còn có một số vị tổ nghề địa phương như: Phan Tôn Chu tổ nghề ca trù Cổ Đạm ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh; Đào Thị Huệ tổ nghề ca trù Đào Đặng, Hưng Yên.

· Nguyễn Lan Hương (1887 – 1949) tổ nghề nhiếp ảnh (chủ cửa hiệu Hương Ký, là một hiệu ảnh ở phố Hàng Trống, bây giờ là khách sạn Phú Gia). Có thông tin khác lại cho là Đặng Huy Trứ là tổ nghề nhiếp ảnh.

Hằng năm, cứ đến giữa tháng 8 âm lịch, sân khấu các nơi lại rộn ràng cúng tổ. Trong ngày này, nghệ sĩ thường gác lại mọi công việc, chia thành từng đoàn, đi hết sân khấu này đến sân khấu khác, rạp này đến rạp khác để thắp hương, dâng lễ. Tuy nhiên, khi được hỏi tổ nghiệp là ai thì mỗi người lại kể một cách khác nhau…

NSƯT Kim Tử Long cho biết: “Từ khi bước chân vào nghệ thuật, hầu như người nghệ sĩ nào cũng luôn tin rằng trên đầu có thần linh. Mặc dù đến giờ, vẫn chưa biết chính xác tổ nghiệp của ngành sân khấu là ai, chỉ biết rằng đó là đấng linh thiêng, luôn theo “độ” cho sân khấu. Nghệ sĩ cảm thấy tin tưởng và thờ cúng. Lớp nghệ sĩ trẻ thì chưa đi sâu vào vấn đề này nhưng thế hệ trước, những người lớn tuổi thì rất tin tưởng và coi trọng, trước khi lên sân khấu luôn phải thắp nhang, khấn tổ”.

Trong những giai thoại về ông tổ ngành sân khấu, giai thoại mà chúng tôi được nghe nhiều nhất là về hai vị hoàng tử mê coi hát đến mức kiệt sức, ôm nhau chết. Linh hồn của họ thường xuyên hiện lên coi hát nên người trong nghề bèn lập bàn thờ, phụng kính là tổ. Ngày hai vị hoàng tử qua đời cũng trở thành ngày giỗ tổ hằng năm của ngành sân khấu.

NSND Đinh Bằng Phi, người có nhiều năm nghiên cứu về hát bội nói riêng và sân khấu nói chung, cho biết truyền thuyết này còn có thêm câu chuyện rằng xưa có một nhà vua không có con nên thường xuyên làm lễ cầu xin trời phật ban phúc. Mỗi khi làm lễ, có một người giả làm thần múa hát, bay lên trời dâng sớ. Sau này, hoàng hậu hạ sinh được hai vị hoàng tử. Cả hai lớn lên đều rất mê ca hát.

Một hôm, hai vị hoàng tử lén vua cha đi xem hát rồi say mê đến nỗi quên ăn, quên ngủ, kiệt sức, ôm nhau chết. Từ đó, nghệ sĩ thường thấy hai hoàng tử hiện về xem hát nên lập bàn thờ phụng, gọi là tổ. Bởi thế, trên bàn thờ trong các đoàn hát thường có đặt hai cốt gỗ nhỏ như búp bê, tượng trưng cho hai vị hoàng tử.

Nói về “ông tổ” ngành sân khấu, còn có nhiều giai thoại khác, trong đó có cả chuyện “ông tổ” xuất thân từ ăn cướp, ăn mày… Bởi thế, nghệ sĩ rất kiêng kỵ cho tiền ăn xin vì cho rằng như thế là xúc phạm tổ nghiệp.

Nghệ sĩ Thiên Kim cho rằng có lẽ cũng vì ông tổ xuất thân từ ăn mày nên đã là nghệ sĩ, ít nhiều gì cũng có lúc lang thang, khốn khó nhưng không ai dám trách tổ vì tổ đã cho nghệ sĩ cái nghề, nhận về thế nào là do phần số.

Theo NSND Đinh Bằng Phi, những giai thoại này được đặt ra thực chất là để tạo sự tin tưởng. Tất cả những người làm sân khấu đều coi mình là con cháu của “ông tổ”.

Ông lý giải: “Ông cha ta đặt ra những giai thoại này vừa dựa trên thực tế, vừa mang tính hoang đường, rồi truyền miệng từ đời này truyền sang đời khác. Ví dụ, giai thoại hai vị hoàng tử là hai vị hoàng tử nào đó, đâu rõ đời nào đâu. Còn nếu nói ông tổ là ăn mày thì là do người hát luôn tôn kính tất cả các nghề, vì nghề nào cũng có đóng góp cho sự nghiệp sân khấu cả. Tại sao ăn mày được cho là ông tổ? Vì khi diễn nhân vật ăn mày, nghệ sĩ cũng phải học nghề ăn mày. Để nhớ ơn, sau này, họ liệt những người có đóng góp cho sân khấu đều là tổ. Ăn mày là một cái nghề mà người hát học được để diễn trên sân khấu, cũng giống như thợ may, thợ rèn, thầy thuốc… thậm chí là ăn cướp”.

NSND Đinh Bằng Phi cũng cho rằng dù là giai thoại nào thì cũng thể hiện lòng thành kính và sự biết ơn của nghệ sĩ dành cho những người đã có đóng góp cho ngành sân khấu.

“Ông tổ, với họ, tức là người đã truyền lại cuộc sống, công việc… cho họ. Cúng tổ nghĩa là thể hiện lòng biết ơn đến những người có công đóng góp cho sân khấu. Những câu chuyện không có gì là thực tế nhưng chứng tỏ người nghệ sĩ là người nhớ ơn tất cả, kể cả những người đi theo gánh hát, hậu đài đều được tôn trọng, thờ cúng. Hậu tổ còn bao gồm cả những nghệ sĩ có công với sân khấu, những bậc tài hoa xuất chúng, như ông Cao Văn Lầu, Trần Hữu Trang, NSND Năm Châu, Phùng Há, Năm Phỉ…”, NSND Đinh Bằng Phi chia sẻ.

Theo những người làm nghề lâu năm, chuyện thờ tổ xuất phát từ các đoàn hát bội rồi “lan” sang cải lương, kịch nói… Sau này, giới ca sĩ, diễn viên, người mẫu cũng duy trì việc cúng tổ hằng năm và khấn tổ trước khi ra diễn.

Ngoài những giai thoại về “ông tổ”, giới nghệ sĩ còn truyền tai nhau những điều kiêng kỵ và cả những câu chuyện về “tổ trác”, “tổ độ” vô cùng ly kỳ, khó mà lý giải được…

Đại Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung

Mỗi năm vào rằm tháng Tám, tại Tòa thánh Tây Ninh sẽ diễn ra màn múa Rồng nhang gồm Long, Lân, Quy, Phụng trong đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung.

Cứ vào mùa trung thu, không khí Tây Ninh lại trở nên nhộn nhịp hẳn vì đây là thời điểm có lễ hội lớn nhất trong năm của những tín đồ Cao Đài: Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung. Lễ hội này gồm phần lễ và phần hội, trong đó phần lễ được chú trọng hơn.

Không phải ai cũng biết đến lễ hội này của tín đồ Cao Đài, nhưng nếu đến Tây Ninh một tuần trước ngày trung thu, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được không khí náo nhiệt. Hội thánh cho sửa sang lại mọi thứ từ con đường, cây cảnh, chậu hoa. Họ còn cho trang hoàng lại các cổng lớn và dựng các dãy nhà rạp xung quanh Điện thờ Phật Mẫu. Cái hay của một lễ hội mang dấu ấn tôn giáo là những tín đồ Cao Đài thời gian này tự nguyện về tòa thánh để giúp sức, làm công quả. Theo những người đạo Cao Đài, rằm tháng tám là cơ hội để làm những việc phúc đức nên chẳng ai tính toán, so đo góp công.

Đông đúc Đạo Hữu gần xa quy tụ về Tòa Thánh Cao Đài để tham gia Đại Lễ.

Đặc biệt, múa Rồng nhang là một nét đặc trưng chỉ có ở Tây Ninh. Con rồng dài gần 20 mét được điều khiển bởi 30 vũ công. Chỉ cần đứng nhìn từ xa, bạn đã có thể thấy một vùng trời sáng rực. Khói nhang nghi ngút chuyển động liên tục làm những người chứng kiến quanh đó cảm nhận được uy lực và sự tôn nghiêm của con vật linh thiêng trong tín ngưỡng. Con Rồng nhang sẽ chuyển mình chầm chậm về hướng Tòa thánh.

Từ 4 giờ sáng đến 10 giờ tối, khách hành hương có thể ghé vào ăn tùy thích. Ước tính cao điểm số người ghé vào đây ăn chay lên tới 25.000 người. Mùa trung thu trời thường đổ mưa, nhưng hầu như tín đồ Cao Đài và những người hành hương đều không quản khó khăn để đến đây dự lễ hội. Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung là một nét đẹp sinh hoạt ở Tây Ninh nói chung và đạo Cao Đài nói riêng. Đại lễ chứa nhiều giá trị không chỉ thuộc về tâm linh mà còn tác động tích cực lên cuộc sống thường nhật. Vì là ngày lễ hội rất lớn của tín đồ đạo Cao Đài, nên du khách còn được trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc khác như biểu diễn võ nghệ, làm thơ, diễn kịch, đánh cờ tướng, thi cắm hoa hoặc làm bánh. Đặc biệt, du khách đến đây còn có dịp thưởng thức bữa ăn chay vô cùng thơm ngon mà không nơi nào có được. Đây là bữa cơm chay tập thể lớn nhất và đông vui nhất. Có gần 500 người tình nguyện làm công quả, nấu ăn phục vụ khách hành hương trong suốt 3 ngày, từ ngày 13 đến rằm tháng tám.

Hào Hứng Với Lễ Giỗ Tổ Nghề Mộc Kim Bồng, Hội An

Ngày 13.2, mồng 6 tháng giêng Bính Thân, cư dân làng nghề truyền thống mộc Kim Bồng, xã Cẩm Kim, thành phố Hội An (Quảng Nam) long trọng tổ chức Giỗ Tổ nghề mộc.

Phần “Lễ” chính bắt đầu lúc 05g30 tại đình Tiền Hiền, thôn Trung Châu dưới sự chủ trì của các bô lão. Chương trình diễn ra nghiêm trang lần lượt với lễ tế Âm Linh, cúng giỗ Tổ và phát mộc đầu năm. Khi lễ chính kết thúc, các hộ gia đình, các cơ sở, hộ sản xuất nghề mộc, tàu thuyền, xây dựng…bắt đầu tổ chức cúng giỗ Tổ, phát mộc tại nhà và cơ sở của mình.

Nhờ cây cầu Cẩm Kim mới khánh thành trước tết, nối liền Cẩn Kim với Phố cổ Hội An nên thu hút khá đông du khách đến với lễ hội này. Lễ giỗ tổ nghề mộc thu hút người xem ở phần trình diễn nghề chạm trổ, dệt chiếu, đan thúng chai, đan rổ rá. .. và các trò chơi dân gian.

Làng mộc Kim Bồng là làng nghề truyền thống được hình thành vào khoảng thế kỷ XVI, bên dòng sông Hoài, là nơi sản sinh ra nhiều người thợ mộc tài hoa, góp công xây dựng nên những công trình kiến trúc gỗ tuyệt đẹp góp phần dựng nên một Khu phố cổ Hội An sau này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Tay nghề của những người thợ ở đây càng trở nên nổi tiếng khi được triều đình nhà Nguyễn trọng dụng để chế tác các tác phẩm gỗ cho cung điện, lăng tẩm, đền miếu … và các tác phẩm nghệ thuật có giá trị tại cố đô Huế cùng nhiều nơi khác trên cả nước.

Trải qua nhiều biến thiên của thời gian, trong khi một số làng nghề nổi tiếng khác chỉ còn “vang bóng một thời” thì nghề mộc Kim Bồng vẫn giữ được truyền thống vốn có và ngày càng thu hút sự quan tâm của người dân và du khách. Tại làng mộc Kim Bồng, nhiều sinh hoạt văn hóa dân gian vẫn diễn ra, trong đó có lễ tế Tổ hàng năm nhằm tri ân công đức của tổ tiên đã có công mở đất lập làng và cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, làng nghề phát triển.Cũng nhờ vậy, đời sống nhân dân địa phương ngày càng khởi sắc. Là một xã còn nhiều khó khăn của thành phố Hội An nhưng hiện nay, xã không còn hộ đói, chỉ còn hơn 3%hộ nghèo.

Theo ông Phan Trọng Nhân-Chủ tịch UBND xã, đây là dịp để nhân dân toàn xã tri ân các bậc tiền nhân, thể hiện sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên, đồng thời tôn vinh các nghệ nhân trong việc chế tác sản phẩm lưu niệm độc đáo, riêng có của làng nghề truyền thống, tạo dựng sản phẩm văn hóa đặc trưng của địa phương, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Lễ Hội Giổ Tổ Nghề Yến Cù Lao Chàm Vào Ngày Nào? trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!