Cập nhật nội dung chi tiết về Lễ Hội Truyền Thống Đền Nguyên Phi Ỷ Lan mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tới dự có đồng chí Lý Duy Thanh – UVBTV huyện ủy, PCT UBND huyện; đồng chí Đặng Thị Huyền- UVBTV, trưởng BTC huyện ủy, đại diện lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể của Huyện, các xã, thị trấn cùng cán bộ, nhân dân xã Dương Xá và hàng nghìn du khách thập phương.
Ông Nguyễn Tiến Thoại- chủ tịch UBND xã Dương Xá phát biểu khai mạc lễ hội
Trong Lịch sử dân tộc, dưới triều đại phong kiến, Nguyên Phi Ỷ Lan là một trong những phụ nữ Việt Nam xuất chúng tiêu biểu có tài trị nước, an dân. Là người phụ nữ duy nhất hai lần nhiếp chính thay chồng và con điều hành triều chính, thực hiện tốt việc mở kho cứu dân đói, dẹp yên loạn lạc, rồi dạy dân cấy lúa, trồng màu, chăn tằm dệt lụa, đắp đê phòng lụt… góp phần đưa đất nước vào giai đoạn thịnh trị. Bà còn là người có công phát triển đạo phật hưng thịnh vào thời Lý.
Với công lao và đức độ của Bà, Bà được tôn phong là Mẫu Nghi thiên hạ, thượng đẳng tối linh thần và là Hoàng Hậu duy nhất có lăng tẩm và bia đá ghi danh tại quê nội Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Hiện nay, theo thống kê, trên cả nước có 72 nơi lập đền thờ bà, nhưng chùa và đền thờ Ỷ Lan được xây dựng ở Dương Xá ngay chính trên quê hương bà là lớn nhất. Với hệ thống truyền thuyết cùng các địa danh gắn bó với việc Ỷ Lan giúp vua Lý Thánh Tông và những di vật cổ của thời Lý hiện còn đã đưa khu di tích chùa và đền thờ bà Ỷ Lan ở Dương Xá trở thành trung tâm văn hóa nổi bật nhất, quan trọng nhất trong hệ thống di tích, tưởng niệm người phụ nữ có tài kinh bang tế thế.
Lễ hội truyền thống được diễn ra trong 3 ngày 16, 17 và 18/ 3 tức ngày (19, 20 và 21/ 2 âm lịch). Tại Lễ hội đã diễn ra nhiều hoạt động Tế lễ mang đậm màu sắc tín ngưỡng tôn giáo lành mạnh và các hoạt động văn hóa thể thao sôi nổi, hấp dẫn, như: Hát quan họ tại Thủy Đình; thi đấu cờ tướng, tổ tôm điếm; thi đấu bóng chuyền da nam, nữ. C ác hoạt động tại lễ hội được xã Dương Xá tổ chức trang trọng, chu đáo theo tinh thần: vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn, tiết kiệm và không có mê tín dị đoan.
Một số hình ảnh tại lễ hội
Thi đấu cờ tướng
Thi đấu tổ tôm điếm
Thi đấu bóng chuyền da nữ
Hoàng Anh (TT Văn Hóa,Thông Tin và Thể Thao)
Phòng Kinh Tế
Nguyên Phi Ỷ Lan Nguyen Phi Y Lan Doc
NGUYÊN PHI Ỷ LAN
Nói đến triều Lý không thể không nói về Ỷ Lan, một trong những danh nhân có tài trị nước của dân tộc. Tên thật của Ỷ Lan là Lê Thị Yến, quê ở làng Thổ Lỗi sau đổi thành Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh) nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội. Vì mẹ mất từ lúc 12 tuổi, cha lấy vợ kế nên thân phận Ỷ Lan khổ như cô Tấm trong chuyện cổ. Sử ghi, Ỷ Lan là cô Tấm lộ Bắc, hay gọi đền thờ Ỷ Lan ở Dương Xá (Gia Lâm, Hà Nội) là đền thờ Bà Tấm là vì thế. Năm ấy, vua Lý Thánh Tông 40 tuổi chưa có con trai nối dõi nên về chùa Dâu cầu tự. Vua và quần thần vãn xem phong cảnh trong vùng, chợt thấy trong ngày hội vui, mà trên nương vẫn có một người con gái vừa hái dâu vừa hát, vua vời xuống hỏi sự tình. Thấy Lê Thị Yến bội phần xinh đẹp, lại đối đáp lưu loát, vua cảm mến đưa về triều, rồi phong làm Nguyên phi, cho xây một cung riêng, đặt tên là cung Ỷ Lan để nhớ lại sự tích cô gái tựa gốc cây lan buổi đầu gặp gỡ. Khác với các hậu phi, Ỷ Lan không lấy việc trau chuốt nhan sắc, mong chiếm được tình yêu của vua mà quan tâm đến hết thảy mọi công việc trong triều đình. Ỷ Lan khổ công học hỏi, miệt mài đọc sách, nghiền ngẫm nghĩa sách nên chỉ trong một thời gian ngắn, mọi người đều kinh ngạc trước sự hiểu biết uyên thâm về nhiều mặt của Ỷ Lan. Triều thần khâm phục Ỷ Lan là người có tài. Một lần vua Lý Thánh Tông hỏi Ỷ Lan về kế trị nước. Ỷ Lan tâu: – Muốn nước giàu dân mạnh, điều hệ trọng là biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng uống khó chịu nhưng chữa được bệnh. Điều hệ trọng thứ hai là phải xem quyền hành là một thứ đáng sợ. Quyền lực và danh vọng thường làm thay đổi con người. Tự mình tu đức để giáo hoá dân thì sâu hơn mệnh lệnh, dân bắt chước người trên thì nhanh hơn pháp luật. Nước muốn mạnh, Hoàng đế còn phải nhân từ với muôn dân. Phàm xoay cái thế thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo. Hội đủ những điều ấy, nước Đại Việt sẽ vô địch. Nghe Ỷ Lan tâu, vua phục lắm. Bởi thế, năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân cầm quân đi đánh giặc, đã trao quyền nhiếp chính cho Ỷ Lan. Cũng ngay năm ấy, nước Đại Việt không may bị lụt lớn, mùa màng thất bát, nhiều nơi sinh loạn. Nhưng nhờ có kế sách trị nước đúng đắn, quyết đoán táo bạo, loạn lạc đã được dẹp yên, dân đói đã được cứu sống. Cảm cái ơn ấy, cũng là cách suy tôn một tài năng, nhân dân đã tôn thờ Ỷ Lan là Quan âm nữ, lập bàn thờ Ỷ Lan. Vua đánh giặc lâu không thắng, bèn trao quyền binh cho Lý Thường Kiệt, đem một cánh quân nhỏ quay về. Đến châu Cư Liên (Tiên Lữ, Hải Dương) hay tin Ỷ Lan đã vững vàng đưa đất nước vượt qua muôn trùng khó khăn, giữ cảnh thái bình, thịnh trị, vua hổ thẹn quay ra trận quyết đánh cho kỳ thắng mới về. Năm Nhâm Tý (1072), vua Lý Thánh Tông đột ngột qua đời, triều Lý không tránh khỏi rối ren. Nhưng khi Ỷ Lan trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính và Lý Thường Kiệt nắm quyền Tể tướng thì nước Đại Việt lại khởi sắc, nhanh chóng thịnh cường. Ỷ Lan đã thi hành những biện pháp dựng nước yên dân, khiến cho thế nước và sức dân đã mạnh hẳn lên. Năm Đinh Tị (1077), Tống triều phát đại binh sang xâm lược. Để Lý Thường Kiệt rảnh tay lo việc trận mạc, Thái hậu Ỷ Lan đã bỏ qua hiềm khích cũ, điều Lý Đạo Thành từ Nghệ An về, trao chức Thái sư như cũ, để cùng mình điều khiển triều đình, huy động sức người sức của vào trận. Nhờ vậy, nước Đại Việt đã làm nên chiến thắng hiển hách. Quân giặc hùng hổ toan làm cỏ nước Đại Việt đã phải cam chịu thất bại, lủi thủi rút quân về nước. Làm nên chiến thắng này, công Thái hậu Ỷ Lan thực lớn. Nhưng trong đời Ỷ Lan không phải không có tì vết. Sau khi vua Lý Thánh Tông qua đời, Hoàng hậu Thượng Dương dựa vào thế lực của Thái sư Lý Đạo Thành, đã gạt Ỷ Lan ra khỏi triều đình. Mãi 4 tháng sau, có Lý Thường Kiệt giúp sức, Ỷ Lan mới trở lại nắm quyền nhiếp chính. Bà đã bắt giam Hoàng hậu Thượng Dương cùng 72 cung nữ vào lãnh cung, bỏ đói cho đến chết. Vì tội trạng ấy, sử sách phong kiến đã xóa sạch mọi công lao của bà đối với dân nước, mà quên mất rằng, trong sự nghiệp làm chính trị, đó là chuyện thường thấy.
Lễ Hội Truyền Thống Mùa Xuân Côn Sơn
Để tìm kiếm chính xác nhất trên website Di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc, hãy search trên Google với cú pháp: “Từ khóa” + “consonkiepbac.org.vn”. (Ví dụ: tin tức mới consonkiepbac.org.vn). Tìm kiếm ngay
Theo quan niệm Phật giáo, thế giới cõi âm có vô vàn cô hồn không nơi nương tựa. Lập đàn thí thực để thể hiện uy linh Phật pháp và tinh thần từ bi hỉ xả cứu độ chúng sinh, cứu vớt cô hồn tại chốn Phật đường. Đây là hình thức đại chạy đàn, mang tính phát chẩn quốc gia, diễn ra nơi quốc tự.
Lễ Mông Sơn thí thực chùa Côn Sơn do Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả sáng lập. Vì vậy, hàng năm vào lễ hội mùa xuân thường tổ chức lễ đàn Mông Sơn thí thực là nét đẹp văn hoá Phật giáo, thể hiện uy linh của Tam tổ Trúc Lâm; Tư đồ Trần Nguyên Đán và Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới – Nguyễn Trãi; đồng thời bố thí cho các cô hồn âm thế trong toàn quốc Việt Nam để cứu độ chúng sinh, cầu cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình…
Đàn Mông sơn thí thực bao gồm: đàn chính và đàn bàn tiến cúng Phật. Đàn chính là nơi toạ đàn của pháp sự Phật, nhị Bồ Tát (tầng trên cùng), của Kim đồng, Ngọc nữ và 2 hành giả (tầng trung). Tầng dưới bày đồ lễ, hoa nghi, hương nến… Đàn bàn tiến đặt bộ tượng Tam thế Phật ở tầng cao nhất, phía dưới bài trí hoa nghi, lễ phẩm…Hai bên đường”chạy đàn”, bày những mâm lễ với la liệt đồ chay như: bỏng ngô, khoai luộc, bánh đa, hoa quả, cháo, gạo… để ban phát cho chúng sinh chầu đàn ăn mày cửa Phật. Nghi lễ được các pháp sư Phật, nhị Bồ Tát và Kim đồng, Ngọc nữ… dàn nhạc lễ thực hiện uy nghi, chuẩn mực gồm các nghi thức: Nhiễu đàn, đọc khóa cúng, bắt quyết, múa long hồ, sái tịnh chân ngôn, khai hoa kết ấn, dâng lục cúng, thỉnh mời cô hồn, tuyên sớ cầu an, nguyện cho thế giới hoà bình, nhân khang vật thịnh, thiên hạ thái bình, mùa màng bội thu… Lễ đàn Mông sơn kết thúc những người tham dự chen nhau vào cướp đồ lễ (cướp cháo thí,) để lấy may.
Trên gương mặt mỗi người đều lộ rõ vẻ hân hoan bởi “một miếng lộc thánh bằng một gánh lộc trần”.
Toàn cảnh Lễ đàn Mông Sơn thí thực
Lễ cúng Đàn Mông Sơn thí thực
Lễ đàn Mông sơn thí thực là nét văn hoá tâm linh tiêu biểu trong lễ hội truyền thống Côn Sơn. Đây là một trong nội dung quan trọng được phục dựng thành công trong lễ hội Côn Sơn từ năm 2006 đến nay.
Các Lễ Hội Truyền Thống Ở Miền Tây Nam Bộ
Vùng đất Nam Bộ là nơi có nhiều truyền thống và những nét văn hóa vô cùng độc đáo. Xét riêng về vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ bàn về các lễ hội truyền thống ở miền Tây Nam Bộ thôi cũng đủ thấy đây là miền đất có nền văn hóa phong phú và đa dạng đến mức nào. Mời Quý bạn đọc và Quý khách cùng tham gia những chuyến du lịch Miền Tây của công ty Viet Fun Travel để tìm hiểu sơ 1 chút về các lễ hội truyền thống ở Miền Tây qua bài viết sau đây.
Lễ hội Đôn Ta nổi tiếng ở Miền Tây
Lễ có ý nghĩa giống như lễ Vu Lan của người Việt nên còn được gọi là lễ “Xá tội vong nhân”. Lễ này được tổ chức để tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân. Lễ còn nhằm mục đích tạ ơn những người đã khuất và cầu phước cho những người còn sống.
thường diễn ra trong 3 ngày. Ngày thứ nhất, tất cả các gia đình dọn dẹp nhà cửa, lau chùi bàn thờ tổ tiên sạch sẽ và dọn lên 4 chén cơm ngon. Sau đó họ đốt đèn rồi mời mọi người trong gia đình cúng. Buổi này gọi là cúng tiếp đón. Đến chiều họ vào chùa nghe sư sãi tụng kinh lấy phước. Tại chùa, nhiều người nhảy múa các điệu múa truyền thống của người Khmer như múa dù-kê, múa Lâm-thol…
, họ lại cùng nhau rước linh hồn ông bà từ chùa về nhà để mời cơm và ở đó cho đến khi kết thúc.
mỗi gia đình chuẩn bị thức ăn, bánh trái để cúng ông bà và tiễn linh hồn họ ra đi. Buổi này gọi là cúng tiễn đưa. Khi nghi thức cúng vái hoàn tất thì cũng là lúc xem như kết thúc. Vào dịp này, ở vùng núi Thất Sơn (Bảy Núi) còn diễn ra lễ hội đua bò truyền thống rất đông vui và nhộn nhịp. Lễ hội đua bò dịp Dolta thu hút rất nhiều du khách đến tham quan.
Nghi thức dâng cơm lên sư sãi trong lễ hội Dolta
2. Lễ Tống Ôn – Tống Gió ở Nam Bộ
Tống ôn – Tống gió là một tục lễ có từ rất lâu đời ở vùng đất Nam Bộ. Ngày trước, vào buổi đầu khai hoang lập địa, vùng đất này còn hoang sơ, nhiều đầm lầy, ao tù nước đọng, ruồi muỗi, rắn rết khắp nơi… chính vì thế có nhiều dịch bệnh lây lan và gây hại cho con người. Trước cảnh đó, người dân Nam Bộ xưa kia nghĩ là cho ma quỷ, những người “khuất mặt khuất mày” gây nên. Do vậy, họ làm lễ cầu cúng các vị ấy, mong bình an đến với gia đình và làng xóm.
Lễ tống ôn – tống gió từ đó ra đời. Lễ này gắn liền với các nghi thức trai đàn, cúng cô hồn và các tục lệ ở những miền nông thôn Nam Bộ. Người dân gian Nam Bộ thường dùng cụm từ “trúng gió” để chỉ tác hại của những cơn gió độc gây nên. Nghĩa đen của từ “tống ôn – tống gió” chính là tống tiễn, xua đi những ôn dịch, tà khí, dịch bệnh gây hại cho con người. Nghĩa bóng là tống khứ đi những gì xui rủi để mong đón nhận những điều bình an, tốt đẹp trong thời gian tới.
Lễ hội Tống Ôn – Tống Gió truyền thống ở Miền Tây Nam Bộ
Để chuẩn bị lễ Tống ôn – Tống gió, người ta đã chuẩn bị sẵn đồ vật cúng thần trước, đem vật phẩm đến các cơ sở thờ tự để làm lễ ra mắt thần và để cho thần chứng giám. Người ta làm 1 chiếc thuyền và bày biện trên đó các vật thờ cúng rồi để giữa sân nơi thờ tự, ngay gian chính điện, mặt hướng ra sân.
Đến giờ hành lễ, người phụ trách hành lễ sẽ thắp nhang khấn vái các vị thần, sau đó đoàn lân múa trình lễ. Sau đó người ta cho 4 thanh niên khiêng chiếc thuyền đưa lên xe tuần hành qua các khu phố. Dẫn đầu đoàn là người phụ trách chỉ huy cuộc lễ, đoàn lân đi sau, thuyền tống ôn – tống gió và cuối cùng là chiếc xe ba gác để các vật phẩm người dân cúng tế. Vào ngày diễn ra lễ hội, các khu phố có đoàn diễu hành đi qua đều trở nên nhộn nhịp. Nhà nào cũng đặt một bàn cúng phía trước gồm có bánh men, gạo, muối và tiền.
Cạnh đó là cái cà ràng đỏ rực lửa được gia chủ cho vài nắm muối hột vào nổ đôm đốp. Khi đoàn diễu hành đi qua, họ lấy tiền, gạo, muối… và vòng trở lại đền để làm lễ cáo yết thánh thần chuẩn bị hạ thủy thuyền tống ôn – tống gió. Đến giờ, đoàn lại đưa thuyền tống ôn – tống gió ra sông, đặt lên 1 chiếc ghe. Đến ngã 3 sông, người ta để 1 ít tiền lẻ, bánh, gạo, muối, thịt heo hoặc gà, vài lá bùa rồi thả thuyền trôi theo dòng nước. Việc làm này có nghĩa là tống đi những thứ xui rủi vào một nơi vô định nào đó.
Đưa thuyền Tống ôn – Tống gió ra ngã ba sông
Ngày nay, lễ này ít còn được phổ biến như trước nhưng nhiều địa phương ở Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An vẫn còn tổ chức, tuy nhiên việc tổ chức không đồng nhất. Có nơi chọn ngày 15, 16 tháng Giêng âm lịch, có nơi là ngày 5 tháng 5 âm lich, cũng có nơi chọn ngày 15 tháng 7 âm lịch, và đa số các nơi chọn ngày 19 tháng Giêng âm lịch. Cùng chung mục đích nhưng quan niệm khác nhau nên chọn ngày làm lễ cũng khác, giờ cúng cũng khác. Có nơi chọn đêm khuya, có nơi chọn 12h (đúng ngọ), có nơi lại chọn lúc 6 giờ chiều. Tuy vậy, điểm chung duy nhất là lễ thường diễn ra ở các nơi thờ tự như đền, chùa, miếu v.v..
Lễ Cholchnam Thmay là Tết cổ truyền của người Khmer ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ diễn ra vào năm mới nên còn gọi là “Lễ chịu tuổi”. Lễ tính theo Phật lịch, kéo dài 3 ngày và thường diễn ra trong khoảng tháng 4 dương lịch hàng năm (Tức vào khoảng 13, 14, 15 tháng 3 âm lịch. Nếu năm nào rơi đúng vào năm nhuận thì ngày bắt đầu của lễ hội lùi lại 1 ngày).
Lễ Cholchnam Thmay mừng năm mới ở miền Tây
Đây là một trong những lễ hộ được cư dân Khmer ở các tỉnh như Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh chờ đón nhất. Thời gian này, khi mọi việc đồng áng xong xuôi, người dân rảnh rỗi nên thỏa sức vui chơi, ăn tết. Nhà nào cũng có bánh ngọt, bánh tét, hoa quả và hương đèn dâng lên chùa lễ Phật. Lễ Cholchnam Thmay có các nghi thức quan trọng thường diễn ra trong chùa. Cholchnam Thmay cũng được xem là lễ hội độc đáo ở miền Tây.
Trước đó, vào đêm Giao thừa, người Khmer cũng có làm lễ tiễn đưa vị thần Têvôđa năm cũ và rước vị thần Têvôđa năm mới về. Theo người Khmer, thần Têvôđa là một vị tiên do Trời sai xuống coi sóc dân chúng trong vòng 1 năm. Và cứ vào mỗi năm mới thì lại thay thế bởi một vị thần Têvôđa khác. Người Khmer cũng xem thời khắc Giao thừa là ngày lành, tháng tốt, thời khắc tốt nhất trong năm.
Giống như Tết Nguyên đán của cộng đồng người Kinh, lễ Cholchonam Thomay được xem là những ngày Tết, giữ được nhiều nét văn hóa tốt đẹp và thể hiện đậm đà tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng người dân Khmer. Nếu du khách đi Tour du lịch Miền Tây vào dịp này, sẽ có cơ hội quan sát và tìm hiểu nhiều điều thú vị từ lễ hội. Lễ gồm 3 ngày gồm ngày thứ nhất gọi là ngày “Chôl Sangkran Thmây”, ngày thứ hai gọi là “Wonbơt” và ngày cuối gọi là ngày “Lơn Săk”.
Nghi thức rước năm mới trong ngày Tết Cholchnam Thmay
mọi người tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề, mang theo lễ vật nhang đèn vào chùa làm lễ rước Sangkran. Buổi tối, trai gái trong phum, sóc tụ tập về sân chùa, tham gia các sinh hoạt vui chơi giải trí, múa dù-kê, rồ-băm, múa lâm-thôl, thả đèn gió…
, mọi người làm lễ dâng cơm các sư sãi ở chùa. Buổi chiều, người ta tổ chức làm lễ đắp núi cát. Ai cũng tìm cho mình nắm cát sạch đem đến chùa đổ thành đống quanh đền thờ Phật, bên ngoài hành lang trước sân chùa. Sau đó là phần lễ quy y cho núi, đến ngày hôm sau thì làm lễ xuất thể. Toàn bộ nghi lễ này người Khmer gọi là Anisong Puôn Phnom khsach nghĩa là “Phúc duyên đắp núi cát”. Tập tục này hiện nay vẫn còn lưu giữ.
là ngày lễ tắm sư. Người ta dùng nước tinh khiết có ướp nước hoa cùng nhang đèn cúng Phật, sau đó dùng nhành hoa vẫy những giọt nước lên tượng Phật. Lễ xong thì người ta tiến hành tắm cho các nhà sư cao niên trong chùa. Sau đó là đến các ngôi tháp có chôn hài cốt, các nghĩa trang để làm lễ cầu siêu cho các vong linh đã mất. Cuối cùng là lễ tắm tượng Phật tại gia. Sau ba ngày lễ tết, mọi sinh hoạt của đều trở lại bình thường và người Khmer lại bước vào một mùa vụ mới.
Nghi thức tắm Phật trong lễ hội Cholchnam Thmay Lễ hội Ok Om Bok mang ý nghĩa là mừng cơm mới vào những ngày trăng sáng
Lễ cúng trăng được xem là lễ chính trong Lễ hội Ok Om Bok. Ngoài lễ cúng trăng, người Khmer còn tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí khác. Lễ thường diễn ra trong khuôn viên chùa, từng nhà dân hay tập trung tổ chức ở một nơi rộng rãi. Theo 1 số tài liệu nghiên cứu về lễ hội này thì để chuẩn bị cho lễ cúng trăng, người Khmer thường làm 1 chiếc cổng bằng tre có trang trí hoa lá, trên cổng giăng 1 dây trầu gồm 12 lá trầu cuốn tròn (tượng trưng cho 12 tháng trong năm) và 1 dây cau gồm 7 trái chẻ vỏ ra như 2 cánh con ong (tượng trưng cho 7 ngày trong tuần).
Ngày nay, lễ cúng đơn giản hơn, chỉ cần đem một cái bàn và bày lên đó các lễ vật cúng như cốm dẹp, dừa tươi, chuối, khoai lang, bánh kẹo và trái cây… Vào buổi tối, sau khi bày mâm lễ xong xuôi, mọi người cùng tập trung chắp tay quay về phía Mặt Trăng để chờ làm lễ. Khi Mặt Trăng tỏa sáng trên cao thì đốt nhang đèn, rót trà, mời vị sư làm chủ lễ. Sau khi hành lễ, cúng bái và cầu nguyện, vị sư này sẽ cho cốm dẹp và các đồ cúng khác mỗi thứ 1 ít vào miệng trẻ nhỏ, vỗ nhẹ vào lưng và hỏi ước muốn điều gì.
Người khmer quan niệm rằng ước muốn của trẻ con sẽ là niềm tin và động lực cho người lớn làm việc trong năm tới. Đó là các tục lễ thường diễn ra trong lễ hội Ok Om Bok.
Sau nghi lễ cúng trăng cũng là lúc các hoạt động “phần hội” được bắt đầu. Mọi người cùng ca hát, vui chơi và tổ chức hội đua ghe ngo. Đây được xem là nghi thức truyền thống của người Khmer nhằm tiễn đưa thần nước sau vụ mùa gieo trồng về với biển cả.
Lễ hội Ok Om bok ở Miền Tây Nam Bộ
Nghi thức này còn thể hiện quan niệm tôn giáo rằng thần rắn Nagar ngày xưa biến thành khúc gỗ để đưa Phật qua sông. Người ta chọn thanh niên trai tráng khỏe mạnh để tham dự cuộc đua. Mỗi ghe ngo có từ 52 đến 54 chỗ ngồi (gồm người chỉ huy và người chơi). Ghe ngo được xem là tài sản quý của mỗi phum sóc, mỗi năm chỉ được đưa xuống nước 1 lần vào dịp lễ hội Ok Om bok.
Lễ hội Ok Om Bok vui nhộn nhất chính là lúc diễn ra hội đua ghe ngo. Người tham dự không chỉ là người dân mà còn có cả du khách đến tham quan. Tiếng reo hò cổ vũ càng làm náo nhiệt thêm không khí lễ hội Ok Om Bok. Ngoài đua ghe ngo “phần hội” của lễ hội Ok Om Bok còn có nhiều hoạt động khác như chơi cờ ốc, bi sắt, múa Răm-Vông, thả đèn nước…
Phần đua ghe ngo là phần đông vui nhất của lễ hội Ok Om Bok
Lễ hội lớn nhất ở Nam Bộ, được tổ chức hàng năm và bắt đầu từ đêm ngày 23 đến 27 tháng tư âm lịch tại miếu Bà Chúa xứ ở núi Sam, tỉnh An Giang. Theo thông lệ hàng năm, Vía bà Chúa Xứ được tổ chức vào các ngày như trên nhưng ngày Vía chính là ngày 25. Theo quan niệm thì ngày xưa người dân làng phát hiện ra tượng bà vào ngày đó.
Từ đêm ngày 23, hàng nghìn lượt người từ khắp nơi đã đổ về miếu để xem nghi thức tắm bà. Tượng Bà được đưa xuống và dùng nước mưa pha với nước hoa để tắm. Trong lễ hội còn có trình diễn các hoạt động văn hóa như hát bội, múa bóng v.v.. Lễ hội Vía Bà chúa Xứ là một trong những lễ hội độc đáo ở miền Tây Nam Bộ thu hút khách hành hương và tham quan kể cả trong và ngoài nước. Nhiều du khách đi Tour du lịch Việt Nam đã tìm đến vùng đất An Giang linh thiêng vào dịp này để chiêm bái, cầu nguyện.
Lễ hội viếng miếu bà Chúa Xứ nổi tiếng nhất, lớn nhất ở Miền Tây
Miếu Bà Chúa Xứ nằm dưới chân triền Đông của núi Sam, mặt sau tiếp giáp với cánh đồng và bờ kênh Vĩnh Tế. Nếu đứng nhìn từ trên cao xuống Miếu Bà tựa như đóa hoa sen. Miếu Bà chúa Xứ là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật có tiếng ở miền Nam. Và truyền thuyết xung quanh Bà chúa Xứ cũng được truyền tụng qua rất nhiều “phiên bản”.
Du khách đi du lịch An Giang, ngoài vía Miếu Bà còn có thể tham quan cảnh trí non nước hữu tình ở núi Sam, các di tích lịch sử như lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An v.v.. Không chỉ những ngày lễ vía bà mà những ngày thường, Miếu Bà chúa Xứ còn được rất nhiều du khách tìm đến tham quan, chiêm bái. Đường lên núi Sam và khu Miếu Bà hầu như lúc nào cũng đông đúc, nhộn nhịp với hàng ngàn, hàng triệu lượt khách.
Nghi lễ rước Bà chúa Xứ
6. Hội Thác Côn (Lễ hội Thăk Kôông) hay Lễ Cúng dừa Nam Bộ
Lễ hội Thăk Kôông được tổ chức ở chùa Mahasal Thatmon, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, từ ngày 14 – 16 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ Cúng dừa xuất phát từ tích xưa ở Mỹ Tú, Sóc Trăng, kể về truyền thuyết cái cồng vàng. Ở đất An Trạch ngày trước tự nhiên nổi lên 1 cái gò có dang như chiếc cồng, giẫm chân lên nghe như tiếng cồng vang trong đất, nhỏ dần rồi mất hẳn.
Người dân nghĩ là tiếng cồng linh thiêng nên lập một miếu thờ. Hằng năm cứ đến rằm tháng 2 (theo Phật lịch) thì dân làng An Trạch lại tổ chức lễ hội cầu an ở miếu này, sau đó gọi là hội Thác Côn (tiếng Khmer có nghĩa là Đạt Cồng). Hội này cúng những chiếc bình bông làm bằng trái dừa, vì thế người ta còn gọi là Lễ Cúng dừa. Nếu du khách đi du lịch Miền Tây đến vùng đất Sóc Trăng đúng vào dịp này sẽ có cơ hội tham dự.
Lễ hội Cúng Dừa ở miền Tây Nam Bộ
Hội Thác Côn thường tổ chức vào đầu mùa mưa ở Nam Bộ. Hội này cũng nhằm mục đích là cầu bình an cho dân làng, mùa màng tốt tươi. Vì thế, các lễ vật cúng đa số là những thứ hoa trái của người dân trồng trọt như trầu cau, hoa sen, nhang đèn, trái dừa.
Sở dĩ người Khmer chọn loại hoa trái để cúng vì ý nghĩa về sự thanh khiết và thiêng liêng của nó, người Khmer gọi đó là Slathođôn (nghĩa là bình bông bằng trái dừa). Phần bông được làm bằng những lá trầu xanh và những bông hoa. Hoa sen được cắm rất nhiều, vị trí chủ đạo để làm nên hình tượng cây bông. Ngoài ra, đôi khi người ta cũng cắm thêm bông huệ và bông cúc vạn thọ. Phần đế cắm hoa được làm bằng trái dừa.
Theo người Khmer thì dừa là loại trái cây tinh khiết, ngọt lành, lại là loại trái cây chủ đạo và thường thấy ở miền Tây Nam Bộ. Bình hoa Slathođôn giản dị, tiết kiệm, mang tính tượng trưng trong lễ cúng dừa.
Rất đông người dân tham dự vào lễ hội Cúng dừa
Lễ hội Cúng dừa của người dân An Trạch là dịp để nam thanh nữ tú gặp gỡ, bạn bè hội ngộ. Ai cũng tự sửa soạn cho mình những Slathođôn để dâng lên trong buổi lễ. Sau buổi lễ, các bà lão, các thiếu nữ lấy những hạt giống ngũ cốc được đặt trên bệ thờ suốt những ngày lễ hội và một ít tro nhang từ lư hương, cả những chân nhang còn cháy dở ở miếu Thác Côn. Sau đó đặt vào mâm bạc chuyên dùng đựng các vật cúng rồi nối nhau đi ra đồng để dâng cúng đất đai, cúng hồn lúa, cúng những vị thần bảo hộ cho ruộng vườn, phum sóc.
Theo một số người, cúng dừa là nhằm cầu xin Trời Phật ban cho sự ngọt ngào, làm ăn phát đạt, con cháu hiếu thảo đối với bề trên. Có dịp đi về vùng đất Sóc Trăng vào đúng khoảng thời gian này, du khách sẽ có cơ hội tham dự lễ hội.
Lễ hội dâng bông ở miền Tây Nam Bộ
Có thể ở mỗi phum sóc được ấn định ngày tổ chức lễ Kathina không trùng nhau nhưng theo truyền thống thì thường diễn ra trong 2 ngày. Ngày thứ nhất gia đình thỉnh chư tăng đến tụng kinh, cầu an cho gia chủ và cư dân phum sóc. Ngày thứ hai, toàn bộ cư dân phum sóc sẽ cùng tham gia ngày hội đông vui nhất của lễ Kathina.
Đám rước Kathina được Phật tử và cư dân đưa quanh phum sóc của mình để ai cũng biết và hưởng sự an lành. Trong lễ, vật phẩm được dâng lên gồm áo cà sa, bình bát, tập viết… Đi kèm đám rước Kathina là đội trống Sa-dăm, đội Rô-băm và hàng trăm cây hoa, cây cảnh được trang trí bằng những sợi dây nhựa lấp lánh. Trước đó người ta chọn tầm chục thiếu nữ, đứng xếp thành 2 hàng để rước 2 hàng hoa cùng đoàn rước về chùa để dâng lên sư sãi. Vì có rất nhiều hoa trong đám rước nên nhiều người còn gọi lễ Kathina là lễ dâng bông. Đây là một trong những lễ hội độc đáo ở miền Tây Nam Bộ.
Lễ hội Kathina ở Miền Tây Nam Bộ
Lễ hội, xét một khía cạnh nào đó chính là đời sống tinh thần, tâm linh của con người. Miền đất Tây Nam Bộ với cộng đồng dân cư gồm người Việt, người Hoa, người Khmer, người Chăm… làm cho nền văn hóa ở đây trở nên phong phú và đa dạng. Trong những bài viết khác giới thiệu về miền Tây, Viet Fun Travel sẽ còn nói thêm về đề tài này để bạn đọc và Quý khách cùng tìm hiểu.
Du lịch Việt Vui tổng hợp
Bạn đang đọc nội dung bài viết Lễ Hội Truyền Thống Đền Nguyên Phi Ỷ Lan trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!