Đề Xuất 4/2023 # Lên Với Tết Tây Nguyên # Top 12 Like | Herodota.com

Đề Xuất 4/2023 # Lên Với Tết Tây Nguyên # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Lên Với Tết Tây Nguyên mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lên với Tết Tây Nguyên

Thứ Tư, ngày 18/01/2012

Lên cao nguyên đi anh. Chiều như mơ như thực. Hương cà phê thơm ngát. Khói lam chiều mênh mang… Lên cao nguyên với em. Hoà nhịp chiêng rộn ràng. Nối vòng dài mãi. Đêm rượu cần ngất ngây…

Trong một quán cà phê ven hồ Thiền Quang vào một chiều đông với bảng lảng sương hồ xa xa, trong hương cà phê ngào ngạt quện vào da, vào tóc, Anh – một người bạn lớn của tôi, người mà gần như cả cuộc đời gắn bó với vùng đất cao nguyên đầy nắng, đầy gió đã chầm chậm kể cho tôi nghe về vùng đất hùng vĩ ấy, về những người con của Đăm San, Xinh Nhã, đặc biệt là tục ăn Tết ở đây.   Thực ra thì người Tây Nguyên không ăn Tết vào ngày đầu năm Âm lịch như người Kinh mà cứ dịp vụ mùa xong, đầy ắp lúa gạo trong nhà thì họ mới lo ăn Tết. Mọi nguồn cội lễ hội thường được tổ chức sau một mùa lúa chín. Đối với người Jrai, Bahnar, Xê Đăng, M’nông… sống trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ, thì với họ Tết đúng nghĩa nhất đó là lễ hội mừng lúa mới. Sở dĩ người Tây Nguyên không “ăn Tết” Nguyên đán, bởi vì Tết lúa mới vào khoảng cuối tháng 12 hàng năm, gần với Tết Nguyên đán, vả lại đó là vấn đề phong tục tập quán, tâm linh.   Ngày Tết được xem như ngày lễ hội mà lễ hội được coi như ngày ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi, ca hát, nhảy múa… Ngày lễ tết không phải là của riêng từng gia đình mà là ngày hội họp chung vui của cả dân làng.   Để chuẩn bị đón Tết, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên chuẩn bị rất chu đáo, như dọn dẹp, sửa sang lại nhà rông, chuẩn bị trâu để mở lễ hội đâm trâu… Nhìn chung đây là một cái “Tết” lớn nhất, mang đầy đủ ý nghĩa mong những điều tốt đẹp đến mọi người, ước vọng mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, thực sự là nghi lễ lớn và có nhiều trò chơi dân gian như hóa trang, làm các con rối; đàn ông đàn bà đều diện những bộ khố, váy, trang phục thổ cẩm hết sức cầu kỳ, sặc sỡ.   Không gian Tết Tây Nguyên hừng hực với những bếp lửa lớn, những xiên thịt khô nướng thơm lừng. Và một thứ không thể thiếu đó là những ché rượu cần đầy ắp. Thường thì, trong mỗi nhà đều có sẵn vài cái ché để cất rượu dành sử dụng trong dịp Tết. Rượu cần Tết được làm cẩn thận hơn, nguyên liệu chủ yếu là lúa nếp. Trong những ngày Tết, ché rượu đã được ủ từ trước được để giữa nhà đã được châm đầy nước. Khách tới thăm cùng ngồi trên chiếu, chuyền nhau giữa khách và chủ, nói chuyện đất trời, rồi thì cứ ngậm cần rượu mà uống.   Ngày Tết  cũng là ngày làm lễ bỏ nhà mồ, tổ chức ăn mừng vui chơi quanh nhà mồ. Đêm trước dân làng trong buôn đã nhộn nhịp chuẩn bị đón xuân. Trai làng đem những chiêng trống, thanh la đến khu vực nhà mồ đánh liên hồi như thức tỉnh hồn ma, thần linh về cùng ăn Tết. Vùng nhà mồ vốn hiu quạnh trở nên tưng bừng với rượu ghè, thịt, ánh lửa bập bùng với những bài ca tiếng nhạc cổ truyền khua động núi rừng.   Những ngôi mộ được sửa sang, dọn dẹp sạch sẽ và trang hoàng vui mắt. Quanh nhà mồ cắm những cành tre, trên cột những miếng vải trắng hoặc đỏ phất phơ, trước mộ dựng cây nêu cao vút, bên trên còn vài chùm lá lưa thưa, cột lủng lẳng những tượng gỗ, những bùa chú xanh đỏ. Dưới chân cây nêu xếp tròn những ghè rượu cần, thịt heo, thịt gà để cúng vong linh người dưới mộ và các thần linh. Họ cầu xin các vị thần phù hộ cho linh hồn những người quá cố, chứng giám tấm lòng thành kính của họ trong những năm qua đã hết lòng chăm sóc cho mồ yên mả đẹp, giờ hãy đi chỗ khác cho họ bỏ nhà mồ. Sau khi khấn vái xong, người ta tin là linh hồn người chết dưới mộ đã hài lòng và chịu nhận lời cầu nguyện, mọi người bắt đầu ăn uống. Cuộc vui cư thế kéo dài thâu đêm suốt sáng cho tới tận tối hôm sau.   Với cư dân bản địa Tây Nguyên, ngày “Tết” mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, và ở đó chứa đựng toàn bộ vốn sống của đồng bào về nhân sinh quan, thế giới quan, những phong tục, tập quán, tín ngưỡng được trao truyền từ đời này sang đời khác.   Mùa xuân thường được nói đến với mai vàng, đào đỏ, với những cơn mưa bụi giăng mờ, với cái rét đài rét lộc giêng hai. Nhưng mùa xuân Tây Nguyên lại khác. Mùa xuân nơi đây đầy ắp nắng vàng, ngăn ngắt trời xanh, lồng lộng gió, nơi nào cũng nở hoa. Đà Lạt, Đắk Lắk, Đắk Nông hay cả KonTum đều có quỳ hoa. Hoa quỳ nở từ tháng 10, kéo đến qua Tết. Rải rác đâu đó có những vườn cà phê bắt đầu trổ hoa. Màu hoa cà phê trắng, mùi hương thơm dịu, khiến cho không gian thêm thấm đượm ân tình.  

Tây Ninh Với Những Miếu Thờ Bà

Ở Tây Ninh, các ngôi miếu thờ Bà Chúa xứ và Ngũ hành có mặt ở khắp các huyện, thị, trừ các huyện mới như Tân Châu, Tân Biên. Về miếu Bà Chúa xứ, ta thấy số lượng nhiều hơn trên các miền đất có lịch sử lâu đời như Trảng Bàng, Gò Dầu. Chưa kể tới các miếu, điện thờ Bà Đen có đặc thù riêng. Còn các miếu Ngũ hành, với dân gian Tây Ninh cũng thường kèm theo bộ tượng năm bà, nên cũng được coi như tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu.

Như chúng ta đã biết, vị trí miếu Bà ở Nam bộ thường được chọn vị trí ở các bến sông, vàm rạch hoặc một góc rừng còn sót lại với những cây cổ thụ. Điều này cũng được người dân Tây Ninh tuân thủ. Điều đó có thể thấy ở các miếu Bà Chúa xứ có trên đất Tây Ninh. Tại Trảng Bàng, các ngôi miếu cổ thường nằm giữa một cụm cây rừng cổ thụ. Điển hình là miếu Bàu Rong thuộc ấp Gia Tân, xã Gia Lộc. Không gian miếu cổ um tùm cây cối, các loài cây sao, dầu và đặc biệt là một gốc đa có tuổi vài trăm năm, ruột cây đã rỗng ra thành bộng. Trên cây còn là các loại dây leo, tầm gửi vấn vít tạo nên một môi trường lý tưởng cho các loài chim chóc, kể cả loài chim quý hiếm. Mặc dù ấp Gia Tân nay đã thành ruộng rẫy với xóm ấp có cửa nhà san sát, nhưng vào lại khu cổ miếu Bàu Rong, người ta vẫn có cảm giác trở lại với rừng xưa trong không khí ẩm mát, ríu rít tiếng chim kêu. Cùng loại với Bàu Rong, ở xã An Tịnh có miếu bà An Phú, mà hồi xa xưa có tên gọi là Hóc Ớt. Đấy là cách gọi một vùng rừng hẻm hóc, có mọc nhiều cây ớt. Do chiến tranh và sau này là sức ép đô thị hóa nên miếu bà An Phú đã không còn cây cối rậm rạp hoặc cây cổ thụ. Bên ấp An Khương cũng có một ngôi thờ Bà, nằm dưới gốc một cây sao chằng chịt dây rừng.

Ở về phía đông bờ sông Vàm Cỏ Đông, các xã An Hòa, Gia Bình cũng có nhiều miếu Bà Chúa xứ. Vùng tam giác nơi giáp ranh ba ấp: An Lợi, An Thới – xã An Hòa và ấp Chánh – xã Gia Bình là nơi có mật độ dày các miếu thờ Bà. Kể từ ngã tư Gia Bình đi vào có một ngôi ở ấp Chánh, một ngôi ở An Lợi. Ngay tại cửa rạch Trảng Bàng đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gọi là Vàm Trảng cũng có ba ngôi, nhưng đáng kể về cả quy mô và lịch sử lâu đời nhất có lẽ là ngôi ở ngay cạnh Trạm Liên hợp Kiểm soát đường sông Vàm Trảng. Tại đây, ngay bến sông là cây đa to, có vóc dáng kỳ lạ đổ nghiêng ra mặt nước. Ngôi miếu nằm lùi về phía trong bờ, ngoảnh mặt ra sông.

Tại Gò Dầu, xã Phước Thạnh cũng có ngôi miếu Bà Chúa xứ nằm dưới vòm cây đa cổ thụ, thân cây lớn cỡ 3- 4 vòng tay người lớn. Ngoài ra còn là những bụi cây duối có tuổi trên trăm năm. Do vậy mặc dù miếu nhỏ, nhưng đi trên đường trục chính của xã ai cũng thấy ngôi miếu từ xa.

Ở khu vực huyện Châu Thành cũng có miếu thờ Bà Chúa xứ Thanh Điền. Miếu Thanh Điền nằm ở ấp Thanh Phước, trên một gò đất cao mà người địa phương hay gọi là gò tháp Rừng Dầu. Nguyên do là trên gò ngày xưa có cả một rừng cây dầu cổ thụ. Bên dưới gò có những móng nền tháp cổ; từng được người Pháp chú ý tìm kiếm những di vật cổ trong nửa đầu thế kỷ XX. Ngày nay, bà con có lòng tín ngưỡng đã không chỉ tôn tạo trùng tu ngôi miếu cũ, mà còn trồng lại cả một vườn cây dầu để trở lại với hình ảnh thuở xưa. Dầu đã mọc lại trên gò, mơn mởn măng tơ cao hàng chục mét và đã khép tán rủ đầy bóng mát.

Ngôi miếu vừa có cảnh quan đẹp đẽ, vừa có gốc gác lâu đời nhất ở Thành phố hiện nay chính là miếu Ngũ hành xóm Hố. Miếu nằm sát một bến sông có cảnh trí tuyệt vời được gọi là bến Miễu. Khuôn đất miếu nằm kế rạch Tây Ninh ở về phía hạ lưu cầu Thái Hòa khoảng 1 km. Quanh miếu là cả một cụm rừng xưa sót lại với nhiều cây sao, trâm, bồ đề và xoài cổ thụ. Có nhiều khả năng khu đất miếu chính là di tích phủ cũ thời Nặc Ông Chân – vua Chân Lạp. Ngay dưới gốc hai cây bồ đề xoắn bện vào nhau còn là một móng tháp gạch, cùng loại với gạch ở khu di tích quốc gia gò Cổ Lâm, xã Thanh Điền. Chung quanh đất miếu cũng phát hiện ra những nền móng tháp tương tự. Một thời chưa xa xôi lắm, bến miễu còn tấp nập trên bến dưới thuyền, do hoạt động buôn bán bằng ghe thuyền trên rạch Tây Ninh, nối ra sông Vàm Cỏ Đông về các tỉnh miền Tây còn thịnh hành. Thương lái đi và về thường ghé bến, để lên miếu thắp nhang, bày biện hoa trái cúng, cầu được bình an và mua may bán đắt. Ngày nay, giao thông bộ phát triển, nên dĩ nhiên thờ cúng miếu cũng đã thuyên giảm nhiều so với ngày xưa.

Về kiến trúc, các ngôi miếu thờ Bà Chúa xứ và Ngũ hành ở Tây Ninh không lớn, ngôi đáng kể nhất chính là miếu Ngũ hành ở khu phố 5, phường 1 có kích thước mặt bằng vuông, 4 mét mỗi chiều. Miếu Bà Chúa xứ Vàm Trảng cũng vuông, mỗi bề 3,6 mét. Cả hai ngôi vừa kể đều có thêm 1 hành lang ở mặt trước. Tuy miếu chỉ có 1 gian nhưng hành lang thường được xây thêm 2 trụ gạch (ngoài 2 cột chính) để tạo thành một hình ảnh mặt tiền có 3 nhịp gian. Hai nhịp bên có khi còn được tạo vòm cong, có lan can con tiện. Nhịp giữa xây tam cấp để bước lên. Ngôi có thể có kích thước lớn hơn cả là miếu Ngũ hành ở ấp An Thành, An Tịnh với kích thích mặt bằng: 3,6 x 5,1m. Còn lại, đa số có kích thước mặt bằng nhỏ hơn, chỉ từ 02 đến 2,4m mỗi bề. Có ngôi chỉ xây 3 mặt tường, còn phía trước để trống cho dễ bề bày biện phẩm vật cúng và dâng hương cúng tế. Đa số các ngôi miếu được xây với tường cột gạch, lợp ngói móc theo kiểu đơn giản với hai mái dốc. Bên trong cũng bài trí giản dị với thông thường là một bàn thờ chính ở giữa gian, hai bàn thờ phụ nhỏ hơn ở hai bên.

Với miếu Bà Chúa xứ thì bàn thờ chính thường có một pho tượng bà được khoác áo choàng bằng gấm hay lụa đen hoặc đỏ có thêu ren kim tuyến. Với miếu Ngũ hành thì bàn thờ chính thường có 5 pho tượng bà, mỗi người khoác áo màu khác nhau; hoặc tượng nhỏ thì sơn vẽ màu trực tiếp trên tượng. Các bàn thờ nhỏ hai bên có khi là tượng Cô và Cậu hoặc hai cậu có tên: Cậu Tài, Cậu Quý. Theo những người cao tuổi, đa số các ngôi miếu trước kia không có tượng thờ, mà chỉ có ở trên bức tường giáp bàn thờ những chữ Hán được vẽ lên như là những bài vị để thờ cúng mà thôi. Tượng Bà mới chỉ có trong các miếu vài chục năm gần đây, do vậy đa số đều được đắp bằng vữa xi măng cốt thép.

Còn có một kiến trúc khác luôn gắn bó với ngôi miếu, và nhiều khi còn được xây cất cầu kỳ công phu hơn cả ngôi miếu. Đó là ngôi võ ca. Thường võ ca có diện tích lớn hơn ngôi miếu, và đây chính là nơi diễn ra các nghi lễ chính của việc thờ cúng các vị nữ thần; cũng là nơi các tốp hát múa bông, múa mâm vàng biểu diễn. Khi ấy bà con xóm ấp thường đứng vòng trong, vòng ngoài chung quanh để xem; và sau đó dọn cỗ bàn cùng ăn khi đã xong các lễ nghi cúng miếu. Võ ca của miếu bà An Phú có kích thước mặt bằng là: 6 x7,2m; trong khi miếu chỉ có 2,4 x 2,4m.

Ở miếu Ngũ hành xóm Hố, võ ca là 5,4 x 5,7m, trong khi miếu chỉ có mặt bằng hình vuông mỗi cạnh 4m. Đặc biệt là ở hai ngôi này, võ ca còn có kiến trúc đặc biệt và tiêu biểu, làm theo lối đình chùa truyền thống Nam bộ; nghĩa là có bộ khung cột cấu trúc kiểu “tứ trụ” cùng với hệ vì kèo, xiên trính bằng gỗ quý kích thước lớn và mái ngói hình bánh ít. Võ ca thường chỉ có cột mà không có tường bao, trống thoáng ba bề, bên trong có thể được bố trí vài bàn xây cố định để đến ngày cúng miếu mới bày biện nhang đèn, bông trái làm thành các bàn thờ địa hoàng, thành hoàng, binh gia, Quan tướng… Ngoài ra, chung quanh sân miếu, ở một số nơi có đất đai rộng rãi còn có thêm các ngôi miếu nhỏ, cỡ chỉ trên dưới 1m2, thờ binh gia, ông Tà, ông Cọp và chiến sĩ trận vong.

Các ngôi miếu Bà dường như không có tuổi, bởi có hỏi thì cũng được trả lời rằng miếu có từ thuở ông sơ, bà cố vài trăm năm trước. Nhưng cứ theo những truyền miệng qua các thế hệ cũng có thể chắc chắn rằng các miếu Bà chính là các ngôi thờ tự đầu tiên ở thôn, làng. Vậy nó cũng có lịch sử trùng với việc khai hoang mở đất lập làng. Nhân kỷ niệm 180 năm – Tây Ninh hình thành và phát triển, cũng xin điểm lại những ngôi thờ Bà đáng nhớ, còn được nhiều người lưu trong ký ức.

Tết Nguyên Đán Là Gì? Những Phong Tục Ngày Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là gì? Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Tết Nguyên Đán là gì?

Tết Nguyên Đán là gì? Hai chữ “Nguyên Đán” có nguồn gốc chữ Hán. Nguyên = đầu, Ðán = buổi sớm mai. Nguyên Ðán là buổi sớm mai của đầu năm. Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ đơn giản còn gọi là Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa và văn hóa Đông Á.

Văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khí khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc “giao thừa”) trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.

Nước ta ăn Tết từ bao giờ thì chưa rõ. Nếu căn cứ vào tục ăn bánh chưng ngày Tết và truyền thuyết cha ông ta biết làm bánh chưng từ thời Hùng vương thì ta đã ăn Tết từ đời các vua Hùng, song đấy chỉ là phỏng đoán, không có bằng chứng.

Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như “Tết Táo Quân” (23 tháng chạp âm lịch) và “Tất Niên” (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch). Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch.

Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, vẫn mong được trở về sum họp cùng gia đình trong 3 ngày Tết.

“Về quê ăn Tết” không chỉ là khái niệm đi về, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn nhau cắt rốn. Từ ngày rằm tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) các gia đình đã bắt đầu rục rịch chuẩn bị sắm Tết, có rất nhiều phong tục được thực hiện trong suốt khoảng thời gian diễn ra ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt.

Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết. Miền Bắc có hoa Ðào, miền Nam có hoa Mai, hoa Ðào tượng trưng cho phúc lộc đầu xuân của mọi gia đình.

Những phong tục trong ngày tết Nguyên Đán là gì?

Tất niên

Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên.

Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, nó được gọi là Giao thừa.

Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà.

Mâm lễ cúng Tất niên tùy theo điều kiện gia đình cũng như phong tục tập quán mỗi vùng có thể thịnh soạn hay thanh đạm, tuy nhiên một số thành phần bắt buộc phải có khi cúng theo phong tục của người Việt Nam gồm: hương hoa, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng, cỗ mặn được bầy biện đầy đặn, trang nghiêm.

Giao thừa

Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Cúng Giao thừa là lễ cúng để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.

Cúng ngày Tết

Tết là gì? Ngày mồng Một (tháng Giêng) là ngày Tân niên đầu tiên và được coi là ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết. Không kể những người tốt số, hợp tuổi được mời đi xông đất, vào sáng sớm ngày này, người Việt thường không ra khỏi nhà, chỉ bày cỗ cúng Tân niên, ăn tiệc và chúc tụng nhau trong nội bộ gia đình.

Ngày mồng Hai là ngày có những hoạt động cúng lễ tại gia vào sáng sớm. Sau đó, người ta chúc tết người thân, họ hàng.

Ngày mồng Ba thường là ngày sau cùng cúng cơm tại gia theo lệ cúng ít nhất đủ ba ngày Tết. Nhiều gia đình sẽ làm lễ hóa vàng tiễn các cụ trong ngày này. Nhiều người sẽ đi thăm hàng xóm, láng giềng, thăm thầy cô, đồng nghiệp để chúc Tết từ ngày mồng 3.

Xông đất

Nhiều người quan niệm ngày Mồng Một đại diện cho một năm mới. Vào ngày này, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, may mắn, cả năm cũng sẽ được tốt lành, thuận lợi.

Ngay sau thời khắc giao thừa, bất cứ người nào bước từ ngoài vào nhà với lời chúc năm mới được coi là đã xông đất cho gia chủ. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng.

Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà con hay láng giềng có tuổi hợp với gia chủ vào năm đó, người khỏe mạnh, vui vẻ, để nhờ xông đất.

Lì xì

Tùy vào mỗi vùng miền, các phong tục sẽ có chút khác biệt. Xã hội ngày càng phát triển, những phong tục truyền thống ít nhiều bị ảnh hưởng và mai một dần.

Tục lệ dựng cây nêu ngày Tết, đi hái lộc, xin câu đối đầu năm giờ không còn phổ biến như trước nữa. Tuy nhiên Tết Nguyên Đán trong tâm thức người Việt vẫn không gì có thể thay thế được.

Cứ dịp Tết đến Xuân về, lòng người lại nô nức, nhất là những người con xa xứ. Cái Tết không chỉ là ngày lễ đơn thuần. Đó là ngày của tình thân, của đoàn viên, của cội nguồn nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời.

Thái Nguyên: Chùa Nông Cúng Cung Nghinh Tôn Tượng Chư Phật Lên Bảo Tòa

Sáng ngày 13/01/2019 (Nhằm ngày 8 tháng 12 năm Mậu tuất) Chùa Nông Cúng, Thôn Đoàn Kết, xã Đào Xá, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức Đại lễ cung nghinh kim thân Tôn tượng chư Phật lên bảo tòa.

Chứng minh tham dự buổi lễ có: TT Thích Nguyên Thành- UVTT HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên; ĐĐ Thích Đạo Quảng- Phó Ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên; cùng chư Tôn đức Tăng ni trong và ngoài Tỉnh đồng tham dự và chứng minh buổi lễ.

Phía Chính quyền có bà Nguyễn Thị Mạnh Anh- Phó GĐ Sở Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Thái Nguyên; ông Đinh Hồng Thanh- UV Ban Thường vụ Huyện ủy, Bí Thư huyện Phú bình; ông Dương Văn Định- UV Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch UBMTTQ huyện Phú Bình; ông Dương Quang Bạo- UV Ban Thường vụ Huyện ủy, Chủ nhiệm UB Kiểm tra Huyện; ông Tô Thanh Bình- Bí thư Đảng ủy Xã; bà Vũ Thị Hồng- Chủ tịch HĐND Xã; cùng các ông bà Đại diện các cấp Chính quyền đồng tham dự buổi lễ.

Chùa Nông Cúng, đã và đang có nhiều Phật sự làm tốt đạo đẹp đời, khẳng định đạo và đời tuy hai mà một như nước với sữa. Với tinh thần vô ngã, vị tha, sùng kính Tam bảo, xưa kia Trưởng giả Cấp Cô Độc phát đại nguyện tâm kiến tạo Tinh xá Kỳ Hoàn dâng cúng Đức Phật làm nơi thuyết pháp, Bình Sa Vương dâng cúng Trúc lâm Tinh Xá để Đức Phật và Tăng đoàn làm chỗ an cư, Thái tử Kỳ Đà vì muốn gieo duyên với Tam bảo nên hoan kỷ cúng dàng cây đại thụ và Đức Phật cũng tiếp nhận giảng đường Trùng Cát từ tấm lòng thành kính của thiện nữ Từ Xá Khư…

Hội đủ duyên lành chùa Nông Cúng cùng với nhân dân Phật tử thập phương xa gần hợp sức cung tiến xây dựng Già lam và tạo tượng cúng dâng tam bảo. Ngưỡng nguyện Phật pháp trường tồn và nguyện cầu mười phương chư Phật gia hộ cho thế giới hòa bình chúng sinh an lạc.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Lên Với Tết Tây Nguyên trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!