Cập nhật nội dung chi tiết về Linh Hồn Sau Khi Chết 3 Ngày Sẽ Đi Về Đâu? mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đối với những gia đình có người thân vừa mất thường không tránh khỏi bàng hoàng hụt hẫng, đồng thời luôn suy nghĩ về người thân xem liệu rằng họ có còn ở quanh đây không? Linh hồn sau khi chết 3 ngày sẽ đi về đâu? Trong khuôn khổ bài viết Hoa viên muốn đưa đến cho độc giả một số ý kiến, góc nhìn về những câu hỏi này.
Linh hồn người mới chết
Sau khi chết sẽ như thế nào
Sau khi chết đi, linh hồn con người bắt đầu rời khỏi thể xác, lúc này họ có thể vẫn chưa nhận ra là mình đã chết là vẫn quanh quẩn quanh nhà. Điều cần làm lúc này là nhờ những vị cao tăng đến khai tâm để họ biết là mình đã ra đi.
Tìm hiểu dịch vụ mai táng trọn gói tại Hoa viên Bình Dương
Linh hồn sau khi chết 3 ngày có về nhà không
Trong giai đoạn thân Trung Ấm, cứ mỗi 7 ngày thần thức sẽ tỉnh rồi lại hôn mê, vậy nên dân gian có tục cúng thất (7 ngày cúng một lần) để cho hương linh được hưởng. Điều cần lưu ý là hương linh phải được gọi tên thỉnh mới thì mới có thể thụ hưởng được và đồ cúng nên là đồ chay, tránh giết thịt heo bò gà hoặc cúng đồ ăn mặn để tránh khiến vong linh phải chịu thêm nghiệp sát sanh.
Hi vọng qua bài viết này, Công viên nghĩa trang Bình Dương đã giải đáp được một số thắc mắc của bạn đọc về việc linh hồn sau khi chết 3 ngày sẽ đi về đâu. Tùy theo mỗi dân tộc và mỗi tôn giáo khác nhau sẽ có những lí giải khác nhau thế nhưng điều gia đình nên quan tâm là làm sao để có người thân của mình có được một tang lễ chu toàn nhất, một mộ phần đẹp để họ nhanh chóng yên nghỉ, có như vậy thì dù là ở đâu đi chăng nữa, chúng ta vẫn sẽ luôn yên lòng khi người thân của mình đã được chăm lo một cách chu toàn nhất.
Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ bán đất nghĩa trang, tư vấn dịch vụ mai táng trọn gói, báo dịch vụ tang lễ trọn gói hoặc đăng kí tham quan những mẫu mộ đá đẹp như mẫu lăng mộ đá đẹp, mẫu lăng mộ đơn giản xin vui lòng liên hệ trực tiếp để nhân được sự tư vấn tận tình nhất
Được tìm kiếm nhiều trên Google:
Người chết đi về đâu trong 49 ngày
Gọi hồn người chết sau 49 ngày
Linh hồn người chết oan
Tìm hiểu về linh hồn sau khi chết
Sau khi chết chúng ta là ai
Việc Cúng Người Chết Sau 100 Ngày Thì Người Chết Thường Sẽ Đi Về Đâu
Chuyên gia ơi, tôi có đôi chút thắc mắc về tang ma hiếu sự muốn được chia sẻ và hỏi nhỏ như sau: Chúng ta đều biết, sinh lão bệnh tử là quy luật khó tránh của con người. Cha mẹ sinh ra ta, lao lực vất vả chăm nuôi ta, đến khi về già thì suy yếu mệt mỏi bệnh tật rồi cũng sẽ ra đi. Nhưng cha mẹ ông bà đã chết thì không phải là hoàn toàn mất hẳn, mà vẫn còn lui tới cõi dương gian để thăm nom, gia hộ cho con cháu được khỏe mạnh, làm ăn tấn phát. Vậy cho tôi hỏi người đã khuất sau nghi thức cúng 100 ngày sẽ ra sao và người chết sau 100 ngày hồn sẽ hóa thành con gì? Tính 100 ngày người mất như thế nào?
Ý nghĩa cúng 100 ngày cho người chết
Trong quan niệm tâm linh từ thời xa xưa thì cách tính 100 ngày người mất như thế nào và nghi thức làm lễ 100 ngày người mất cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa sâu xa. Tùy theo vị trí địa lý, phong tục từng vùng miền thì nghi thức này đều có sự khác nhau. Tuy nhiên dù khác nhau về cách thức nhưng đều có chung mục đích đó là thể hiện lòng kính trọng và tưởng nhớ người đã nằm xuống, giúp linh hồn người đó sớm siêu thoát và được đầu thai chuyển kiếp. Tính 100 ngày người mất như thế nào thì thưa rằng phép tính được bắt buộc kể từ ngày người đó trút hơi thở cuối cùng.
Trước ngày giỗ đầu, người theo Phật giáo ở Việt Nam thông thường sẽ cúng cho người vừa mất vào ngày 49 và 100. Phần lớn mọi người đều đã biết tục cúng 49 ngày có ý nghĩa như thế nào và làm khá trọng thể, mời họ hàng làng xóm đến dùng cỗ to, thịnh soạn.
Nhưng đến khi cúng 100 ngày, thường ít người để tâm tìm hiểu và đều chỉ mời người đã mất về quây quần tụ họp, hưởng bữa cơm gia đình với người trong nhà mà thôi.
Có người nói rằng con người bất phân nam nữ đều có 7 vía, cúng 49 ngày là bởi 7×7, mỗi 7 ngày trôi qua linh hồn người đã mất sẽ vượt qua một cửa ngục. Khi vừa qua cửa thứ 7, trọn 49 ngày thì người nhà cần sửa soạn đồ lễ để vừa là cầu siêu cho người ấy, vừa giúp linh hồn sớm được đầu thai, siêu thoát hoặc sẽ hóa thành con vật.
Khi đến trọn 100 ngày sau khi giã từ cõi đời, con cháu thân nhân chỉ cần làm lễ cúng, sắp sửa đồ trên ban thờ để tỏ lòng thương nhớ, tưởng niệm cốt ở lòng thành chứ không cần thương khóc, đốt vàng mã nhiều như lễ 49 ngày.
Nhờ những lần cúng lễ này, người đã mất sẽ rất cảm kích tấm lòng mà con cháu hay người thân dành cho mình. Đồng thời họ nương nhờ Phật lực, nhờ quý Tăng ni có đức độ và đạo lực mà hương linh được hưởng sự no vui thù thắng vi diệu.
Vậy xin hỏi, tại sao lại phải làm lễ cúng cơm cho người mất sau 100 ngày? Khi làm lễ cúng nên tính theo lịch âm hay lịch dương, cần chuẩn bị lễ cúng như thế nào mới phải đạo?
Tôi tìm hiểu thì được biết, nhiều nơi dân ta chỉ quan niệm có lễ 49 chứ không có lễ 100 ngày. Nhiều nơi gọi lễ cúng 100 ngày là tốt khốc và chọn đó làm ngày nhập chung bàn thờ người đã mất vào bàn thờ tổ tiên ông bà, liệu cách làm này có đúng chăng?
Chẳng phải nhà Phật nói: “Lễ Phật một lễ, tội diệt hà sa”. Thực hiện những nghi lễ tức là học Phật trực tiếp, không ngang qua phương tiện sách sở kinh điển; thực hiện các nghi lễ cũng là tu Phật trực tiếp. Như vậy, lễ 100 ngày là lợi nhiều hơn hại phải không?
Và cũng xin được hỏi thêm chuyên gia rằng, sau lễ cúng lễ 100 ngày, linh hồn người đã mất sẽ đi đâu? Bởi có người nói, linh hồn phải trải qua 10 cửa địa ngục mới thực sự đầu thai, nên há chăng tròn 100 ngày chưa được siêu thoát, người thân của chúng ta sẽ lưu lạc chốn nào?
Đàm Đức Bình (Tây Hồ, Hà Nội)
Vì sao phải thắp nhang 100 ngày sau khi đặt ban thờ Thần Tài – Ông Địa?
Chuyên gia tư vấn Hoàng Dương Bình:
Bạn thân mến
Ta thường thấy có những người khi sống bị coi như bát nước bỏ đi, nhưng khi chết lại được tang lo cũng lễ linh đình. Ngược lại có nhiều người khi chết được lo lắng nhớ thương, lo cho người chết không biết được lên thiên đường hay xuống địa ngục, có nhiều gia đình có tổ chức cúng 100 ngày với mong muốn hành động đó trợ giúp cho người mới khuất. Còn trợ giúp được gì thì đúng là không mấy ai biết.
Chuyên gia cũng đã chứng kiến có trường hợp không cúng cơm 100 ngày hay 49 ngày. Tất cả chỉ gói gọn trong 3 ngày là xong. Theo thầy thì việc cúng lễ mà thầy hay làm chỉ đóng vai trò chia sẻ, hỗ trợ, nâng đỡ. Còn thức tỉnh, giải thoát được hay không phụ thuộc vào nội lực của chính người đã khuất.
Và tất cả đều phải tôn trọng luật tự nhiên, tôn trọng nhân quả người đã khuất, trường hợp cúng 3 ngày xong này, theo thầy đó là do người ấy đã đi nhẹ, cũng chẳng biết về những chuyện người sống đang làm. Nếu có cúng thêm cho đúng bài thì cũng chỉ là thỏa mãn ý muốn người nhà thôi.
Quay trở lại với những câu hỏi của bạn, chuyên gia cẩn thận tham vấn một bậc thiện tu, người cho biết là các hiện thực sau khi chết là quá kỳ vĩ và rộng lớn nên mô tả bằng lời để hiểu là không thể, vậy chỉ gợi ý nôm để qua đó chúng ta tham khảo, từ đó ngộ sâu hơn:
* Tại sao phải làm lễ cúng người mất sau 100 ngày?
Theo bậc thiện tu thì đây là làm theo phong tục. Mà phong tục là do con người đặt ra căn cứ vào bối cảnh xã hội, tâm lý cụ thể, đúng ở thời điểm này nhưng sai ở thời điểm khác. Ý nghĩa cúng 100 ngày còn được biết với cái tên khác là lễ tốt khóc hay thôi khóc. Trong quan niệm xưa thì linh hồn của người đã khuất vẫn còn vương vấn và luẩn quẩn trong nhà. Vì thế để linh hồn được an nghỉ và siêu thoát thì lễ 100 ngày được ra đời với mục đó cao thượng đó.
Lễ 100 ngày giúp linh hồn người đó thoải mái, không còn ý niệm vương vấn cõi trần gian. Đặc biệt trong nghi thức cổ xưa này thì con cháu không được khóc thương cho người đó nữa. Nên mới được gọi với cái tên lễ thôi khóc.
Cũng theo người, tác động của việc làm lễ cúng cơm cho người mất 100 ngày (kể cả 49 ngày) là làm cho người sống an tâm, chứ khó làm thay đổi vấn đề của người mất . Các cụ chọn ngày này cũng rất khoa học, giúp con cháu, người thân thôi khóc, dứt ra để về với thế giới lao động, sinh hoạt bình thường. Chứ ngày xưa có những nhà cúng đến 3 năm, nhiều đêm ra đồng ấp mộ (ngủ ôm mộ), khóc ròng mãi thì cũng hại sức khỏe.
Thật lòng chính là phải đạo, chính là tu Phật. Còn người ở thế giới vô hình thì vẫn đi theo nhân quả đã làm khi còn sống, theo đúng luật trời định. Nếu khi sống mà thiện, làm nhiều việc tốt thì họ vẫn về nơi nước chúa, đất Phật, hoặc đầu thai làm người có cuộc sống tốt và ngược lại.
* Khi làm lễ cúng 100 ngày có phải chọn ngày đẹp không?
Bạn hỏi, khi làm lễ có phải chọn ngày đẹp không? Chọn ngày âm hay ngày dương? Theo vị thiện tu thì không cần thiết, nhưng đã là người đời thì còn “cái tôi”, còn lo lắng, vậy hãy cứ chọn ngày âm và ngày đẹp theo phong tục, khi chọn rồi, chịu khó quan sát hiện thực sẽ thấy có đúng, có sai và từ đó mà hiểu hơn, ngộ ra.
Ngộ ra rồi, cái Ngã tan đi thì Tâm trong sẽ mở, sẽ thấy ngày ngày âm hay ngày dương đều được, không có ngày đẹp ngày xấu. Về lễ cũng cũng vậy, làm đơn sơ hay mâm cao cỗ đầy đều được miễn là thật lòng.
Cúng 100 ngày mà diễn, giả khóc giả cười, hối lộ thần linh thì còn có hại. Ta có khi chỉ cần quả chuối củ khoai được rửa sạch sẽ, dâng cúng trân trọng cũng xong. Đừng đi tìm đạo ở những lý thuyết xa xôi, thật tâm chính là phải Đạo, thật lòng chính là tu Phật.
Trong thư bạn có hỏi rằng, lễ 100 ngày chính là sự học Phật trực tiếp, không đi ngang qua kinh điển vậy lợi nhiều hơn hại? Theo bậc hiền tu thì cái gì cũng có 2 mặt, tốt nhất là khi làm lễ hãy bình tâm, yêu thương, không luyến ái đau khổ. Không giả tạo hình thức, không mê tín dị đoan, không báng bổ bậy bạ thì người lễ cũng thêm phước phần, người chết cũng cảm thấy được quan tâm chăm sóc, vậy thôi.
* Người chết sau lễ cúng 100 ngày linh hồn đi về đâu, lưu lạc phương nào?
Bạn đừng quá lo lắng về việc người chết sau 100 ngày đi về đâu. Bậc hiền tu đã cười và nói rằng đừng quá lo lắng, lá đều rơi về cội, sau khi mất hoặc sau 100 ngày thì hồn sẽ về gặp tổ tiên. Những hồn còn mê lầm thì sẽ tha phương cầu thực không nơi nương tựa.
Đại sư chia sẻ thông điệp về linh hồn là bất tử, không có cái chết và không phải lo lắng về cái chết. Chúng ta cần mạnh dạn đối diện, quan sát và tìm hiểu “cái chết” để nhận ra “cái sống”, nhận ra sự sống. Từ đó liên hệ được với tổ tiên, cội nguồn trong sâu tận lòng mình, trở thành người có Tâm, có tổ tiên trong lòng.
Mình sống đấy nếu không có Tâm (hoặc tâm bị khóa) , hồn mình không có Linh, thì các thế lực bóng tối dễ điều khiển, dễ làm điều dại dột, không hạnh phúc. Sống đấy mà hồn vía, tâm trí phiêu bạt lang thang, chạy theo những mục tiêu ảo vọng
Theo bậc hiền tu, ai cũng có vấn đề của riêng mình. Nếu mình có tục lệ cúng người chết sau 100 ngày, thì nên vận dụng lễ cúng ấy để hoàn thiện bản thân. Cách làm như đã nói đó là hãy cúng lễ bình tâm, giản dị, chân thành, người khuất cảm nhận được sự ấm áp, người sống cúng có hạnh phúc tại tâm.
Người chết sau 100 ngày hồn sẽ hóa thành con gì?
Theo Hoàng Dương Bình(Tuổi Trẻ Thủ Đô)
49 Ngày Sau Khi Chết Gia Quyến Nên Làm Gì?
I. THỰC HÀNH THEO PHẬT PHÁP
– Điều căn bản và quan trọng nhất là gia đình nên y theo Phật pháp để giúp cho vong linh được siêu thoát.
– Trong đám tang người quá cố, khi nhập liệm, gia đình nên mang những đồ quý báu của người mất bố thí cho người nghèo rồi hồi hướng công đức ấy cho người chết.
– Nên làm lễ tang đơn giản, vì càng rườm rà càng hao tốn tiền của, sức lực một cách vô ích, người chết không những không được lợi ích gì, có khi còn phải gánh chịu thêm nghiệp quả xấu do thân nhân gia đình không biết tạo thêm nghiệp tội. Gia đình phải biết tiết kiệm phước, không được có bất cứ hành vi phung phí gạo, rau… Phải vì người chết mà tích phước, làm việc công đức như: cúng dường Tam bảo, phóng sanh, in kinh, cứu giúp người nghèo khổ… Đem những công đước này hồi hướng cho người vãng sanh, họ sẽ được lợi ích thù thắng, không gì sánh bằng.
– Từ lúc người chết ra đi cho đến 49 ngày, gia đình thân quyến chớ có sát sanh đãi đằng cúng tế, vì làm vậy người mất sẽ bị oan đối không được siêu thoát. Cả nhà ai nấy đều phải nhất luật giữ gìn trai giới, dù có khách khứa cũng không được thiết đãi rượu thịt, tránh làm các thứ ô uế khác như phải cữ việc vợ chồng, giữ ngũ giới thập thiện, tuyệt đối không được sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu.
– Gia đình tiếp tục luân phiên niệm Phật và khai thị nhắc nhở hương linh, thì nhất định sẽ giúp người thân mình được giải thoát.
– Đối với Pháp sư, gia đình nên chọn mời những bậc đạo hạnh chân chính. Còn những hạng phóng đãng phá giới và chỉ biết nhìn đến tài lợi, thì ta không nên cầu thỉnh. Nếu gia đình không biết đó là hạng pháp sư vi phạm giới luật, tịnh hạnh không nghiêm, không đúng đắn, ngông cuồng… thì người chết lúc này là thân trung ấm nên có sự cảm nhận rất bén nhạy, nếu biết kẻ ấy lừa gạt, người chết sẽ thất vọng sanh ra hối hận, tức giận, phải đọa vào khổ thú. Cho nên, gia đình phải cẩn trọng việc này.
– Trường hợp này, các thiện tri thức phải dùng những lời như sau đây mà khai thị cho hương linh: “Phật biết rằng thân của bậc tăng-già tên… tức là thân của Phật. Ngươi phải khởi ý tưởng rằng chỉ nương theo pháp, chứ không nương theo người. Mặc dù người tác pháp đó có lầm lỗi thế nào đi nữa, đều là do cái lỗi của ý thức chưa được trong sạch đó thôi. Tỷ như người soi gương, vì mặt mình không sạch, nên cái bóng trong gương cũng nhơ bẩn. Vậy thì biết chắc rằng sở dĩ kẻ tác pháp có sai lầm, đều do tâm niệm của ngươi chưa trong sạch vậy. Ngươi nên khởi tưởng như thế và phải hết lòng cung kính ái mộ, thì việc làm gì cũng đều biến thành Phật sự thanh tịnh và mình vẫn không mất lợi lạc”.
– Gia quyến trước khi rước Pháp sư làm Phật sự, cũng nên đối trước bàn hương linh mà khai thị bảy phen như thế, thì dù trong khi làm Phật sự có đôi chút sai lầm, cũng vẫn được.
II. CÁCH LÀM VIỆC PHƯỚC THIỆN
Điểm trọng yếu của việc phước thiện là phải lấy hạnh bố thí làm gốc. Để hương linh được lợi ích, gia đình đem di sản của người chết đi bố thí là tốt hơn hết. Nếu không, thì bố thí của cải của gia đình người thân hoặc của bà con, bạn bè mà giúp vào cũng được, người chết chắc chắn được lợi ích. Kinh Vô thường đã nói: “Sau khi người thân mất, gia đình nên lấy y phục mới mẻ của người chết, hoặc lấy những vật thọ dụng của kẻ còn sống: chia làm 3 phần, vì người chết đó mà cúng dường Phật-đà, Đạt-ma và Tăng-già (Tam bảo). Nhờ đó mà người chết dù nghiệp nặng cũng trở thành nhẹ và được công đức phước lợi thù thắng. Không nên đem những y phục tốt đẹp mặc cho người chết để đem đi tống táng. Vì sao? Vì không có lợi gì. Chỉ nhờ những công đức làm việc phước báu nói trên, người chết dù đọa vào Ngạ quỉ, cũng được hưởng rất nhiều lợi ích”. Trong kinh Ưu-bà-tắc cũng có nói: “Nếu người cha chết rồi bị đọa vào trong Ngạ quỉ, mà người con vì cha làm những việc phước đức, nên biết, người cha liền được hưởng thọ. Nếu được sanh lên Trời thì người chết không còn nghĩ đến vật dụng trong cõi Người nữa. Vì sao? Vì ở cõi Trời, người ta đã được đầy đủ bảo vật thù thắng rồi. Nếu phải đọa vào địa ngục, thì thân họ phải chịu bao nhiêu khổ não, không được thảnh thơi để nhớ nghĩ luyến tiếc mọi vật, vậy nên không được hưởng thọ. Kẻ đọa vào súc sanh, nên biết cũng như thế. Nếu hỏi tại sao ở trong ngạ quỉ người chết có thể liền được hưởng thọ lợi ích, thì biết vì người ấy sẵn có lòng tham lam bỏn xẻn, cho nên phải đọa vào ngạ quỉ. Khi đã làm ngạ quỉ, họ thường hay hối hận tội lỗi ngày trước, suy nghĩ muốn được lợi ích, bởi thế họ được hưởng lợi ích”.
Đấy là nói rõ chỗ lợi của quỉ thú, còn đối với công phu làm việc phước thiện, thật không luống uổng, vì không những kẻ chết, mà người sống hiện tại cũng chung phần được hưởng. Như trong kinh nói: “Nếu như kẻ chết đã thác sinh vào ác đạo khác, nhưng còn bao nhiêu bà con còn đọa trong ngạ quỉ, nếu người sống có làm việc phước đức, tức thì họ cũng đều được lợi ích. Vì thế, người có trí, nên vì ngạ quỉ mà siêng năng làm việc công đức”.
Lưu ý rằng khi lấy di sản của kẻ chết làm việc phước đức, trước hết phải xét rõ người ấy lúc còn sống, tính tình có bỏn sẻn không. Điều này rất quan trọng, vì khi thấy gia đình người thân đem di sản của mình ra làm Phật sự hay bố thí, thấy vật dụng đó bây giờ thành sở hữu của kẻ khác, người chết liền sanh lòng giận hờn, tiếc nuối, rồi khởi lên tà niệm, liền bị nghiệp lực dắt vào ác đạo. Cho nên thiện tri thức hoặc người thân gia đình phải khai thị cho người chết những lời như sau đây “Ông/bà tên… Nay ta vì ông/bà mà đem di sản của ông/bà làm Phật sự hay bố thí. Làm như thế, tức là lấy của cải hữu lậu làm việc vô lậu, nhờ ở công đức này, ông/bà sẽ được siêu sanh Tịnh độ, thoát khỏi cảnh sanh tử luân hồi. Ông/bà phải chăm lòng thành kính niệm Phật A-di-đà, cầu Ngài đến cứu độ cho. Đối với di sản, ông/bà cần phải rời bỏ, chớ nên bận lòng, phải hoàn toàn không mến tiếc tham đắm mới được. Vì những thế tài (tài sản thế gian) dù có hoàn toàn để lại, ông/bà cũng không thể thọ dụng được nữa. Như thế, đối với ông/bà, chúng đã thành vô dụng, còn luyến tiếc làm gì?”.
III. CÁCH SẮP ĐẶT CÚNG TẾ
Về cách sắp đặt cúng tế, thì rất kỵ việc sát sanh, vì việc sát sanh càng làm liên lụy khổ quả cho người chết. Thân trung ấm nếu một phen thấy được việc ấy lập tức bảo thôi; nhưng ngặt nỗi âm, dương cách trở, người thân gia đình không thể nào nghe được, vẫn trở lại sát sanh như thường. Kẻ chết không thể ngăn nổi sân niệm khởi lên, liền phải đọa vào địa ngục. Cho nên người sắp đặt cúng tế cần phải cẩn thận chú ý.
Nếu muốn cúng tế, thì nên dùng đồ chay, hương, hoa, sữa, bánh và trái cây, chớ dùng những đồ uế tạp và sát hại sanh vật. Kinh Địa Tạng đã nói: “Làm những việc sát hại, cho đến bái tế quỉ thần đã không có một mảy may phước đức, không có lợi gì mà còn kết thêm tội lỗi sâu nặng cho người chết. Dù cho người chết, đời sau hoặc đời này có thể chứng được Thánh quả, hoặc sanh lên Trời, nhưng khi lâm chung bị gia đình làm những ác nhân ấy (tức là nhân sát hại) làm cho họ phải liên lụy nhiều bề, chậm sanh về chỗ lành. Huống chi kẻ chết đó khi sống còn chưa từng làm một chút việc lành, chỉ một bề nương theo gốc nghiệp mà tạo tác, theo lý phải chịu vào ác thú. Nỡ nào gia đình người thân lại gây thêm nghiệp cho họ?”. Gia đình nên lưu tâm đến điều này.
PHẦN THAM KHẢO THÊM:
1. Khai thị cho người bệnh
Bất luận người bệnh đã tắt thở hay chưa, đều phải khai thị. Xin gợi ý các lời khai thị như sau:
– Bài thứ nhất
– Bài thứ hai
Nam mô A-di-đà Phật.
Phật tử…, pháp danh…
Sanh lão bệnh tử là con đường mọi người phải đi qua, không ai có thể tránh được. Đã có sanh ắt phải có tử.
Phật đã nói thể gian này là khổ, là vô thường. Lúc này, Phật tử hãy buông xả mọi việc, tâm không nên gợi lên những than hận hay cố chấp. hãy thành tâm niệm Phật với lòng tin và sự khẩn cầu sanh về Tây phương Cực Lạc quốc. Hãy niệm Phật với chánh niệm để tiêu tan nghiệp chướng, cho thân tâm được tự tại.
Hãy khẩn cầu với lòng thành kính. Nhất tâm niệm Phật, khẩu cầu đức Đại từ đại bi A-di-đà Phật đến tiếp độ, phóng quang soi sáng và dùng Phật lực để giúp người niệm A-di-đà Phật với chánh niệm.
Hãy khẩn vầu Phật A-di-đà đến tiếp độ, niệm niệm A-di-đà Phật, niệm niệm cầu sanh về Tây phương Cực Lạc quốc.
Nam mô A-di-đà Phật.
2. Khai thị cho oan gia trái chủ
Nam mô A-di-đà Phật.
Phật tử…, pháp danh… từ nhiều đời nhiều kiếp đã gây ra nhiều oan gia trái chủ.
Giờ đây xin khẩn cầu quí vị và các thân hữu hãy nhất tâm niệm Phật để giúp đỡ ông/bà… được vãng sanh Tây phương Cực Lạc quốc, hoàn thành Phật sự. Vô lượng công đức sẽ hồi hướng cho quí vị thoát mọi khổ ải và được an lạc.
Cầu xin quí vị hãy vì nhân duyên thù thắng này mà phát tâm Bồ-đề, với lòng tin tưởng sâu sắc mà niệm Phật cầu sanh Tây phương Cực Lạc quốc, toại nguyện vô lượng Phật độ.
Nam mô A-di-đà Phật.
Trích Trợ Giúp Người Khi Lâm Chung Tỳ kheo Thích Nhuận Nghi cẩn biên
Kinh Nghiệm Đi Cầu Duyên Chùa Hà Có Ngay Người Yêu Sau Khi Về
1. Chùa Hà ở đâu? Chùa Hà thờ ai?
Chùa Hà là di tích được nằm trong khi phố cùng tên thuộc phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Chùa Hà còn được gọi với một cái tên khác là Thánh Đức Tự, đây là ngôi chùa được xây dựng vào cuối thời Lê (khoảng những năm 900 sau công nguyên) và cái tên Thánh Đức Tự cũng xuất phát từ một điển tích xưa như sau: vua Lý Thánh Tông đã đến cầu tự ở một số chùa thuộc khu vực Dịch Vọng trong đó có chùa Bối Hà và chùa Hậu. Sau đó vua hạ sinh thái tử Lý Càn Đức nên chùa Bối Hà mới có tên là Thánh Đức còn chùa Hậu có tên là Thánh Chúa.
Cái tên Chùa Hà lại có một điển tích khác từ thời vua Lê Hy Tông như sau: có 2 người làng Thổ Hà sang ngụ để bán hàng gốm, 2 người này làm ăn phát đạt nên đã cúng tiền xây dựng chùa bằng gạch ngói vào năm 1680. 2 làng Thổ Hà và Dịch Vọng Trung kết giao với nhau nên chùa có tên là Bối Hà, sau được gọi là chùa Hà.
Cùng giống như những ngôi chùa khác, ban chính của chùa Hà thờ Đức Phật. Các ban khác thờ nhiều vị thần linh khác như: Đức Ông, Đức Thánh Hiền, Tam Tòa Thánh Mẫu,…. Các ban này đều được sắp xếp thành những khu riêng để thuận tiện cho người dân hành hương, lễ bái.
2. Chùa Hà cầu duyên có thiêng không?
Cầu duyên chùa Hà có thiêng hay không chắc hẳn là điều băn khoăn của rất nhiều người đang có ý định đi chùa Hà. Không phải ngẫu nhiên mà chùa Hà lại nổi tiếng về việc “khi đi lẻ bóng khi về có đôi” bởi từ xa xưa, người ta đã có câu “ muốn tài lộc tới Phủ Tây Hồ, cầu gia đạo bình an thì tới chùa Trần Quốc, muốn tình duyên phải đến chùa Hà”.
Người đến cầu duyên tại chùa Hà sẽ sớm có được nửa kia của mình.
Thực tế đã chứng minh rất đông người đến cầu tình duyên tại chùa Hà đều sẽ có người yêu từ sau 30 ngày hoặc nửa năm. Có những đôi vừa mới chia tay nhưng đi lễ tại chùa Hà lại tái hợp kết duyên thành vợ chồng hay có những người đã đến tuổi lập gia đình những chưa tìm được ý chung nhân cũng sẽ tìm thấy một nửa của mình rất vừa ý.
Tuy cầu tình duyên chùa Hà có linh thiêng đến đâu thì chuyện tình cảm cũng không phải cứ cầu là được mà cần đợi duyên của bản thân vừa tới thì cầu mới toại nguyện được. Chính vì thế đừng đặt nặng vấn đề có thành hay không sau khi lễ chùa mà hãy sống thật tốt, bao dung và tích đức để tạo thiện duyên, ắt hẳn ông trời sẽ an bài cho bạn như ý.
3. Hướng dẫn đi chùa Hà cầu duyên
Năm nào cũng sẽ có rất đông những bạn trẻ có nhu cầu muốn đến ngôi chùa linh thiêng này để cầu duyên. Phần này sẽ dành cho những bạn chưa có kinh nghiệm cầu duyên chùa Hà để việc đi lại và lễ bái, cúng dường thuận lợi hơn.
Bạn cần chuẩn bị lễ lạt chu đáo trước khi cầu duyên tại chùa Hà.
Thời gian chùa Hà mở cửa – đóng cửa
Việc đi lễ không chỉ ở chùa Hà mà ở mọi ngôi chùa bạn không nên đến quá muộn. Đối với chùa Hà thông thường sẽ đóng cửa vào lúc 18h-18h30 hàng ngày nhưng vào những dịp đặc biệt như rằm, mồng 1, vu lan,… chùa sẽ đóng cửa muộn hơn để du khách có thể kịp tới đảnh lễ.
Nên đi chùa Hà cầu duyên vào ngày nào?
Chọn ngày đi lễ là điều quan trọng sau việc cầu cúng, hơn nữa mục đích của bạn là cầu duyên nên việc chọn ngày cần chú ý kỹ hơn để việc cúng dường được viên mãn. Bạn nên xem lịch để chọn ngày lành tháng tốt để dâng lễ, những ngày rằm, mồng 1 hay ngày lễ của Phật Giáo chùa sẽ rất đông nên việc cúng bái của bạn cũng sẽ khó khăn hơn. Chính vì thế, bạn nên chọn những ngày đẹp tránh nhưng ngày đó để có không gian vắng vẻ, thanh tịnh hơn
Những ngày đầu năm chùa cũng sẽ đón số lượng lớn khách thập phương đến lễ bái nên đặc biệt vào tháng giêng bạn nên lựa chọn những ngày sau rằm tháng giêng hoặc sang tháng 2 để chuẩn bị và đảnh lễ vẹn toàn.
Những ai nên và không nên đi lễ cầu duyên ở chùa Hà
Ở chùa Hà mọi người đều có thể đến cầu duyên tuy nhiên những người vừa có gia sự tang gia mới không nên đến xin duyên tại chùa. Đối với những người đang đến kỳ hành kinh nếu đã có lịch đảnh lễ tại chùa và không thể lùi lịch phải tắm rửa sạch sẽ, thay đồ rồi mới đến chùa.
Chuẩn bị mâm lễ khi cầu duyên chùa Hà
Đầu tiên, bạn cần nhận định rằng Chùa là nơi thờ Phật và các vị Phật, đây đều là những người tu hành đắc đạo nên sẽ không dùng những món mặn vẫn thường cúng bái nên hãy chuẩn bị những mâm lễ theo hướng dẫn sau:
Mâm lễ khi đi cầu duyên chùa Hà.
Mâm lễ tại ban Tam Bảo
Ban Tam Bảo là nơi thờ Phật nên bạn không được cúng những món mặn hay tiền vàng. Bạn cần chuẩn bị mâm lễ như sau: 1 thẻ hương, hoa tươi, 1 vỉ nến, bánh kẹo, hoa quả tươi bạn chuẩn bị tùy tâm (thông thường người ta sẽ lựa chọn tam quả hoặc ngũ quả) và sớ ban Tam Bảo.
Mâm lễ tại ban Đức Ông
Mâm lễ tại ban thờ Mẫu
Tại ban thờ Mẫu bạn cần chuẩn bị: tiền vàng, hoa tươi (nên là 5 bông hồng màu đỏ), trầu cau (nhất định phải có), bánh kẹo, tiền lẻ (trước để ở mâm lễ sau để vào thùng công đức). Bạn làm sớ và đặt sớ ở mâm lễ này sau đó cầu duyên ở Điện Mẫu.
Lưu ý về cách ăn mặc, đi đứng, nói năng
Khi đi chùa Hà cũng như những địa chỉ tâm linh khác bạn cần ăn mặc lịch sự gọn gàng, không diện đồ hở hang gây phản cảm. Nếu mặc váy bạn cần chọn những loại váy quá đầu gối, không được mặc áo cổ rộng hay sát nách,….
Tại không gian linh thiêng của Chùa bạn nên nói năng nhẹ nhàng, không gây cự cãi hiềm khích với người khác. Không có những hành động thân mật hay buông lời tán tỉnh người khác giới trong khuôn viên chùa.
Ngoài ra, khi vào chùa bạn không được sử dụng các chất kích thích, không được sử dụng những loại văn hóa phẩm đồi trụy hay các chất gây cháy nổ.
Đặc biệt, khi đi cầu duyên tại chùa Hà bạn cần thành tâm cầu nguyện để tìm được người tâm đầu ý hợp chứ không cầu duyên với mục đích cho xong. Lễ vật cần chuẩn bị chu đáo, sạch sẽ, gọn gàng.
4. Các bước xin cầu duyên chùa Hà
Thứ tự thắp hương và khấn lễ
Sau khi vào chùa bạn đến gian nhỏ để xếp lễ bên cạnh gian thờ chính để dâng lên từng ban. Lễ sau khi xếp xong bạn dâng lên 3 ban: ban Tam Bảo cùng ban Đức Ông ở gian thờ chính và ban thờ tam tòa Thánh Mẫu ở điện Mẫu.
Sau khi đã dâng xong đồ lễ bạn tiến hành thắp hương khấn lễ ( bạn cần đến khu hóa vàng để châm hương). Thứ tự thắp hương như sau: 1 nén hương ở lư hương trước gian thờ chính, 1 nén ở bàn thờ Đức Ông, 1 nén ở ban thờ Tam Bảo, 1 nén ở ban thờ Đức Thánh Hiền và 1 nén ở ban thờ Mẫu. Mỗi ban thờ sau khi thắp sẽ khấn 3 vái, không nên thắp quá nhiều hương.
Sau khi cắm hương xong bạn vào khấn lễ theo thứ tự: đầu tiên tại ban Đức Ông bạn cầu công danh và tài lộc, khi khấn tại ban Tam Bảo bạn chỉ nên cầu bình an, khi đến ban thờ Đức Thánh Hiền bạn cầu sức khỏe. Tiếp đó, bạn vái 3 vái đối với hai Đức Hộ Pháp ở 2 bên trái phải và hai vị Thập Nhị Diêm Vương ở 2 bên.
Lễ Mẫu cầu duyên
Sau khi đã hoàn tất việc lễ bái ở gian thờ chính bạn sẽ tiến hành lễ Mẫu cầu duyên tại ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Hãy bỏ dép và quỳ lạy trước ban thờ Mẫu và chắp tay, hướng mặt lên về phía ban thờ rồi khấn theo bài văn khấn cầu duyên chùa Hà (ở phần phía dưới).
Tiếp đó, bạn vái ban Ngũ Hổ các Quan Âm Dinh ở ngay phía dưới ban thờ Mẫu, vái 3 vái ở ban thờ Sư Tổ bên phải và ban thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát ở bên trái. Cuối cùng bạn đi ra cổng chùa vái 3 vái trước 2 ngày trông coi cổng chùa ở 2 bên.
Hóa sớ, tiền vàng
Bài khấn cầu duyên
Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế
Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa
Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh
Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn
Kính lạy đức Đệ Tam Mẫu Thoài
Con tên là: …….
Sinh ngày: (ngày âm lịch), đọc theo năm âm lịch (chẳng hạn như: năm Tân Sửu).
Cư trú tại: ……..
Hôm nay ngày (ngày âm lịch), con đến Thánh Đức Tự (tên khai sơ của chùa Hà) thành kính lễ đội ơn Mẫu Liệu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đã phù hộ độ trì cho gia đình con trong suốt thời gian qua (vái tạ).
Chúng con người trần mắt thịt, nếu có điều gì lầm lỡ, kính mong các Mẫu tha thứ bỏ qua đại xá cho (sám hối).
Con xin hứa sẽ cố gắng sửa đổi bản thân tốt đẹp hơn, nguyện làm việc thiện, tránh làm việc ác (hứa).
Cầu xin các Mẫu xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện, cho con gặp được người có tâm có đức, có tài có chí, tâm đầu ý hợp, chung thủy bảo dung, cho con sớm nên duyên vợ chồng ( nếu xác định yêu để cưới) hoặc cho con sớm có người nên duyên đôi lứa cùng chia buồn vui trong cuộc sống này.
Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.
Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Cẩn cáo
(vái 3 vái)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Linh Hồn Sau Khi Chết 3 Ngày Sẽ Đi Về Đâu? trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!