Đề Xuất 6/2023 # Mâm Cơm Cúng Giỗ Miền Bắc # Top 11 Like | Herodota.com

Đề Xuất 6/2023 # Mâm Cơm Cúng Giỗ Miền Bắc # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mâm Cơm Cúng Giỗ Miền Bắc mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cúng giỗ là một công việc không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt, nhằm tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên đã khuất, cũng như cầu mong những người thân của gia đình ở thế giới bên kia có thể phù hộ cho gia đình mình được bình an, may mắn và hạnh phúc, có nhiều tiền tài, phúc lộc.

Trong những ngày này, người ta thường dâng lên người đã khuất những sản vật đặc sắc nhất, thơm ngon nhất của cuộc sống. Và ở mỗi vùng miền, những sản vật ấy lại không hề giống nhau.

Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc gồm những gì?

Ngày giỗ của người miền Bắc có thể chia thành ba loại dựa theo mốc thời gian như sau:

Ngày giỗ đầu, là ngày tưởng nhớ tròn 1 năm ngày mất của người thân trong gia đình. Ngày giỗ này đối với người miền Bắc là quan trọng nhất, nên ngoài mâm cơm cúng, người ta thường mời thêm những người bạn, anh em và làng xóm đến chia buồn cùng gia đình

Ngày giỗ xong tang, là ngày tròn 2 năm ngày mất của người thân trong gia đình, cũng là ngày đánh dấu sự kết thúc những tháng năm buồn bã nhất của gia đình ấy với hi vọng người mất được siêu thoát, bình an ở thế giới bên kia. Trong ngày này, người ta thường làm mâm cơm cúng thịnh soạn, đốt nhiều vàng mã mời các thầy tâm linh về khấn bái.

Từ ngày giỗ lần thứ 3 trở đi, nỗi đau cũng vơi dần nên ngoài việc tưởng nhớ người đã khuất, đây còn là dịp những thành viên trong gia đình đoàn viên. So với hai ngày giỗ trên, ngày gỗ này thường được làm đơn giản hơn tùy điều kiện từng gia đình

Trong ngày giỗ của người thân trong gia đình, người miền Bắc thường sửa soạn mâm cơm cúng gồm những sản vật như:

Thịt gà luộc hoặc thịt lợn luộc, thường là chân giò luộc.

Các loại xôi như xôi gấc, xôi đỗ hoặc xôi lạc. Có thể thay thế bằng bánh chưng. Người ta cũng kiêng kị các loại xôi như xôi ngô, xôi đỗ đen,…

Giò chả hoặc nem rán.

Các món canh như canh măng, canh bí nấu xương hoặc canh miến,..

Một số món xào như giá đỗ xào lòng gà, miến xào, măng xào,..

Một số món nộm như nộm hoa chuối, nộm đu đủ,…

Các món rau luộc.

Một số món chiên như tôm chiên, cá chiên, thịt chiên,…

Thực đơn Mâm cơm cúng giỗ miền Trung 

Cũng giống như người miền Bắc, người miền Trung thường làm những tiết giỗ đầu và giỗ lần 2 của những người thân rất to và có mời anh em bạn bè. Từ tiết giỗ thứ 3, quy mô ngày giỗ cũng nhỏ hơn và độ to nhỏ cũng tùy thuộc vào điều kiện của gia đình ấy.

Tuy nhiên, mâm cơm cúng của người miền Trung lại có đôi chút khác biệt so với người miền Bắc. Nếu người miền Bắc kiêng kị việc mâm cơm cúng có xuất hiện thịt vịt thì đối với người miền Trung, đây lại là món quan trọng nhất và gần như là bắt buộc trong mâm cơm cúng.

Và trong khi người miền Bắc rất coi trọng các món xôi và bánh chưng, coi đây là những món bắt buộc phải có trong mâm cơm cúng thì người miền Trung lại thường không có những món này.

Một mâm cơm cúng điển hình của người miền Trung thường gồm những món như sau:

Thịt vịt: vịt được chọn ở đây là vịt béo vừa phải, không quá nạc cũng không quá nhiều mỡ. Tốt nhất là vịt khoảng 3kg. Vịt được luộc và được cúng đi kèm nước mắm gừng.

Thịt gà bóp lá răm và tiêu muối ớt: thay vì đĩa gà luộc như người miền Bắc, người miền Trung chuộng món gà xé phay và trộn với các gia vị đặc trưng của họ như muối tiêu ớt hơn bởi món này dễ ăn và cũng rất lịch sự, bắt mắt.

Canh bún giò heo nấu với lòng gà, lòng vịt. Đây là món canh được người miền Trung ưa chuộng nhất và hầu như không thể thiếu trong mâm cơm cúng giỗ.

Một số món thịt heo khác như thịt heo chiên, canh thịt heo nhồi mướp đắng, thịt heo luộc,…

Một số món thịt bò. Đối với người miền Trung, một mâm cơm cúng đầy đủ và lịch sự không thể thiếu các món thịt bò. Đây là điểm khác biệt so với mâm cơm cúng của người miền Bắc, bởi mâm cơm cúng của người miền Bắc thường không có thịt bò. Một số món thịt bò thường xuất hiện trong mâm cơm của người miền Trung là thịt bò xào, thịt bò nướng, canh bò hầm,…

Một số món tôm chiên, cá chiên, nem rán hay giò chả cũng hay xuất hiện trong mâm cơm cúng giỗ của người miền Trung.

Mâm cơm cúng giỗ của người miền Nam

Mâm cơm cúng của người miền Nam thường bao gồm những món điển hình như sau:

Thịt gà hoặc thịt vịt. Tuy vậy, người miền Nam ưa chuộng các món quay hơn nên trong mâm cơm cúng thường không xuất hiện món gà luộc như người miền Bắc và cũng không phải vịt luộc như người miền Trung mà là vịt quay và gà quay.

Bánh tét cũng là một món không thể thiếu trong mâm cơm cúng của họ.

Các món giò lụa, chả cốm, chả nem,…

Thịt kho tàu cũng là một món ăn gần như bắt buộc phải có trong mâm cơm cúng của người Miền Nam.

Một số món canh như canh khổ qua nhồi thịt, canh bông điên điển, canh nấm,

Đặc biệt là một số món gỏi. Điều này rất khác biệt so với mâm cơm cúng của người miền Bắc và miền Trung, bởi 2 miền này kiêng kỵ cúng các món gỏi.

Cách làm mâm cơm cúng giỗ 

Người Việt có quan niệm trần sao âm vây, nên cũng không có yêu cầu gì quá khắt khe với mâm cơm cúng giỗ. Những món thường ngày khi còn sống người ấy hay ăn thì khi người thân ấy mất đi đều có thể dùng để cúng, đặc biệt là nên cúng những món ăn mà khi người ấy còn tại thế thích ăn. Cũng không nên cúng những món ăn mà khi còn sống, người ấy không thích hoặc không ăn được.

Thông thường, một mâm cơm cúng giỗ của người Việt nên đầy đủ các món sau:

Thịt luộc

Giò lụa, chả hoặc nem rán

Cơm và các món bánh đặc trưng theo vùng miền hoặc xôi

1 đến 2 món canh

Khoảng 3 đến 4 món chiên xào

1 món rau củ quả luộc và 1 đĩa nộm

1 đĩa hoa quả tươi

Rượu hoặc bia

Cách bày mâm cơm cúng giỗ đầy đủ và đơn giản nhất

Cách bày trí mâm cơm cúng giỗ không có một quy chuẩn nào quy định rõ ràng, nhưng quan trọng nhất vẫn là tính lịch sự và đẹp mắt, sang trọng. Để đảm bảo những yêu cầu này, một mâm cơm cúng giỗ có thể bày trí như sau:

Các món chính như thịt gà, thịt vịt hay thịt lợn nên được bày ở vị trí trung tâm, sau là các món xào, chiên rán và ngoài cùng là các món nấu. Nên bày trí các món ăn thành một vòng tròn và nên đặt trong mâm to để đảm bảo tính lịch sự.

Các loại bát, đĩa sử dụng trong mâm cơm cúng không được cũ hay sứt mẻ. Tốt nhất là nên sử dụng đồ mới.

Các món ăn cần sử dụng bát đĩa chén sao cho cân đối với lượng thức ăn, không nên quá to hay quá bé gây mất thẩm mỹ. Các loại nước chấm nên dùng chén bát dành riêng để đựng đồ chấm, không nên dùng chén đĩa to để đựng.

Bát ăn cơm và đũa, chén uống rượu phải sử dụng theo bộ 6 chiếc cùng họa tiết hoa văn và nên đặt đối xứng trong mâm cơm, mỗi bên ba bộ.

Cùng với đó là vàng mã nên đặt cạnh mâm cơm cúng, trong một chiếc mâm nhỏ hơn.

Mâm Cơm Cúng Giỗ Gồm Những Gì? 3 Miền Bắc

Mâm cơm cúng giỗ được xem là nét văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền trên khắp đất nước. Mỗi nơi sẽ nấu các món cúng bao gồm nhiều món ăn khác nhau. Nhưng có một điểm chúng đó là ngày nấu đồ cúng thông thường diễn ra trước một ngày hoặc đúng ngày. Bạn không nên cúng giỗ trễ ngày.

1/ Các món trong mâm cơm cúng giỗ miền Nam

Thực đơn trong đám giỗ miền Nam thường sẽ có các món ăn như hầm, thịt luộc, xào, kho. Các món được mô tả cụ thể như sau:

Món kho thường là thịt heo, cá lóc, kho với nước dừa để gợi đến hương vị đặc trưng miền Nam.

Thịt luộc là thịt ba chỉ, xắt mỏng.

Món hầm (thịt heo hầm) thường là giò heo hầm măng tre Mạnh Tông, đây là loại măng ngon nhất vùng Nam Bộ (ông Mạnh Tông trong nhị thập tứ hiếu).

Món xào là món thịt bị bó buộc về hình thức bên ngoài như xào chua, xào mặn, với rau cải đồ lòng, hoặc tôm, hầu như không dùng thịt rừng.

Bạn nên hiểu rằng không phải là dâng cúng cho cha mẹ đã mất nhưng là cho tổ tiên đời ông cố của gia chủ, hiểu ngầm rằng những bà con xa gần thời xa xưa cũng phải được tham dự. Vì vậy, nếu cúng 3 mâm ở 3 hoặc 1 bàn thờ, thì thức ăn được làm phải giống nhau.

2/ Các món trong mâm cơm cúng giỗ miền Trung

Thực đơn trong đám giỗ miền Trung nổi tiếng cầu kỳ, đặc biệt là Huế có sự ảnh hưởng cực lớn từ văn hóa cung đình Huế từ các triều đại xa xưa. Vì vậy món ăn cũng có phần cầu kỳ không kém khi làm mâm cơm cúng giỗ. Các món cúng giỗ được phân ra làm 4 loại đó là: món xào, món canh, món ăn từ thịt, món từ tôm cá:

Thịt vịt luộc chấm nước mắm gừng

Thịt gà bóp với rau răm tiêu muối

Thịt heo luộc với mắm tôm, kèm với rau sống, vã xắt lát

Thịt heo quay

Thịt gà ru ty

Thịt bò nướng

Thịt heo kho rim

Nem chả

Cá chiên khúc

Cá thu hay cá to chặt khúc kho nước

Tôm rim hay tôm rang

Vã trộn với tôm

Canh khổ qua nhồi thịt

Canh bún nổi giò heo hay nấu với lòng gà, vịt

Canh củ hầm thịt bò

Thịt heo kho nước với sã và đậu phụng

Bánh tráng ram (miền Nam gọi là chả giò, loại bánh trán cuốn thịt băm rồi chiên dầu lên cho vàng)

Thường là món củ hay légume xào với thịt heo nạc, có khi thịt bò hay tôm

Đậu cô ve, su su

Xà lách bóp thịt bò với dầu dấm

Đậu trắng, khoai tây chiên

Món khoai tây, với hành tây nấu với thịt gà hay bò theo kiểu Ấn Độ gọi là món Ca ry. (thường ăn kèm với bánh mì)

3/ Các món trong mâm cơm cúng giỗ ở miền Bắc

Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc thì hầu như bao gồm tất cả các món bạn có thể bắt gặp trên hầu hết mâm cỗ ở các gia đình miền Bắc xưa nay.

Cơm trắng, xôi gấc (ăn kèm với giò và chả)

Xôi vò, chè đường

Một con cua và một quả trứng được bày chung một đĩa

Bánh dầy đậu

Chả quế

Thịt quay, Bê thui (chấm với tương gừng)

Giò lụa hay giò bò thì là, giò thủ, giò bì

Thịt kho tầu

Chân giò hầm măng khô, mộc nhĩ

Chả giò cua bể + bún

Gà quay hay gà luộc (chặt miếng, sắp vào một chiếc đĩa sâu, những miếng đẹp và có da thì nằm sát đáy đĩa, rồi úp ngược đĩa gà này vào một chiếc đĩa trảng khác, cho ngon mắt)

Thịt đông, dưa chua nếu cúng giỗ vào mùa lạnh

Nem dê (thực tế được làm bằng thịt bò nhưng gọi là nem dê)

Tôm sú hay tôm càng rim

Tôm thịt xào nấm đông cô, đậu ve, cà rốt, su hào

Lươn om với bắp chuối bào

Nộm măng đi kèm với tôm, thịt, khế thái dọc, mè rang

Miến xào lòng gà cùng với mộc nhĩ

Món bóng cá nhồi giò sống hay bóng lợn (canh bóng, nấu với rau củ, nấm, mộc nhĩ)

Xà lách búp, cà chua, dưa deo (chấm nước tôm rim)

4/ Những điều kiêng kị khi làm mâm cơm cúng giỗ:

Khi làm mâm cơm cúng giỗ cho người đã khuất bạn nên tránh chọn món kiêng kị. Nhất là những món mà người trên không thích ăn khi còn sống.

Không được phép nêm nếm, ăn thử các món để làm cơm cúng gia tiên.

Trên mâm cơm cúng giỗ, không đặt những món gỏi, thực phẩm sống hay có mùi tanh.

Không cho lên mâm cúng các món từ cá mè và cá sông.

Mâm cơm cúng giỗ phải đặt riêng biệt, bày trên những bát đĩa mới. Nếu có bộ bát đũa riêng dành cho việc cúng bái càng tốt. Tránh dùng chung với chén đũa hay sử dụng hàng ngày.

Không được dùng đồ đóng hộp, các món ăn đặt sẵn từ bên ngoài nhà hàng để đưa vào mâm cúng giỗ.

Mâm Cơm Cúng Giỗ Miền Bắc: Các Món Sắp Theo Mâm Cỗ Truyền Thống

Tương tự như miền trung, nam thì mâm cỗ ngày giỗ miền bắc cũng có các thức đặc trưng riêng. Khi lên thực đơn các món mâm cơm cúng giỗ miền bắc truyền thống hẳn nhiều nàng dâu sẽ khá bối rối không biết lên thực đơn ra sao, bao gồm các món nào cho đúng với phong tục của địa phương.

Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc

Người Việt Nam có tục thờ cúng tổ tiên. Vào ngày Tết và ngày qua đời của người thân trong gia đình (ngày âm lịch), con cháu đều cố gắng sắm sửa những món ngon vật lạ để dâng cúng những người đã khuất. Cúng giỗ là một buổi lễ kỷ niệm ngày người mất qua đời quan trọng của người Việt, được tính theo Âm lịch.

Ngày này là ngày để thể hiện tấm lòng thủy chung, thương xót của người đang sống với người đã khuất, thể hiện đạo hiếu đối với Tổ tiên. Nhà giàu thì tổ chức làm giỗ linh đình, mời người thân trong dòng họ, bạn bè gần xa, anh em bằng hữu về dự giỗ.

Các món ăn truyền thống của miền bắc

Bắc bộ là nơi tổ tiên định cư lâu đời nên từ món ăn đến cái mặc đều được sàng lọc và trở thành chuẩn mực, không dễ gì thay đổi. Người miền Bắc chọn món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ. Các món đặc trưng của người miền Bắc: phở Hà Nội, bún thang Hà Nội, bún chả Hà Nội, bánh tôm Hồ Tây, bún ốc, thịt đông, xôi cốm vòng, chả giò, miến xào cua bể…

Món ăn miền Bắc không chỉ chú trọng vào những món trong ngày lễ Tết, một đặc trưng nữa rất Bắc bộ chính là những món quà bánh. Đây không phải là những món ăn để no những nó lại đem lại cho người ta nhiều háo hức, đặc biệt, nó lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ của mỗi người dân xứ Bắc. Các món đặc trưng: các loại mứt làm từ sấu, bánh cốm…

Các món chay ngon cúng giỗ

Những món ăn chay thanh tịnh không chỉ giúp thay đổi khẩu vị, mà còn rất tốt cho sức khỏe.

Lẩu nấm

Lẩu nắm cũng khá bắt mắt với đủ màu sắc từ tự nhiên. Nếu ngán món cơm, bạn có thể chuyển sang thưởng thức món lẩu. Lẩu được xem là món ăn phù hợp sở thích của nhiều người bởi món luôn dùng nóng, lại rất dễ ăn. Món lẩu chay thường dùng những nguyên liệu từ các loại nấm: nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm rơm, nấm bào ngư… cùng các loại rau củ quả xanh tươi như: cà rốt, cải thảo, bông hẹ…

Cơm chiên Dương Châu

Món ăn hấp dẫn với màu sắc bắt mắt từ các loại rau, củ. Dù ăn chay, hay ăn mặn, món cơm sẽ không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt. Thường món cơm chay ngoài việc dùng đậu hủ, người ta còn dùng thêm các loại như đậu Hà Lan, nấm rơm, củ cà rốt… Chính sự hòa trộn giữa những nguyên liệu này sẽ giúp cho bạn khi thưởng thức món ăn sẽ không có cảm giác ngán.

Rau, củ, quả hấp

Món này đặc biệt dù là người ăn mặn nay chay đều ưa thích bởi món đã tập hợp được nhiều loại rau, củ tươi xanh, màu sắc món rất bắt mắt, lại cung cấp rất nhiều vitamin và chất xơ tốt cho sức khỏe. Món ăn với cơm nóng sẽ rất ngon.

Đậu hủ kho tương

Các món kho rất phổ biến trong những bữa cơm chay bởi có vị mằn mặn, thơm từ các nguyên liệu như đậu hủ, tương hạt… Bạn có thể dùng cùng với cơm trắng ăn rất ngon miệng.

Nấm bào ngư chiên giòn

Nấm chiếm khá nhiều trong danh sách thực đơn chay, bởi món ăn từ nấm vừa giòn thơm ngon ngọt, vừa có sự thanh tịnh nhẹ nhàng. Món này dùng nóng với tương ớt hay tương cà đều ngon.

Xôi chay

Đối với người ăn mặn, xôi được xem là món ăn thông dụng, được dùng trong các bữa ăn sáng, trưa, hay chập tối… Tuy nhiên, ngày nay, người ăn chay có thể đổi món cho mình để tìm những món ăn đa dạng hơn và xôi dừa ngào cũng sẽ góp phần làm cho thực đơn ăn chay thêm phong phú cho mỗi người. Món có hương thơm đặc trưng với những hạt nếp mềm, dẻo hòa quyện cùng hương thơm từ các nguyên liệu của dừa ngào… sẽ mang đến cho bạn một cảm giác thật ngon miệng.

bài khấn cúng giỗ gia tiên ngày giỗ

Trong phong tục thờ cúng Tổ Tiên thì lễ cúng vong linh người đã khuất vào các kỳ giỗ: ông, bà, bố, mẹ, chồng (vợ) là quan trọng nhất.

Theo tục xưa:

Nếu bố đã chết thì phải khấn là: Hiển khảo

Nếu mẹ đã chết thì phải khấn là: Hiển tỷ

Nếu ông đã chết thì hải khấn là: Tổ khảo

Nếu bà đã chết thì phải khấn là: Tổ tỷ

Nếu cụ ông đã chết thì hải khấn là: Tằng Tổ Khảo

Nếu cụ bà đã chết thì phải khấn là: Tằng Tổ Tỷ

Nếu anh em đã chết thì hải khấn là: Thệ huynh, Thệ đệ

Nếu chị em đã chết thì phải khấn là: Thể tỵ, Thể muội

Nếu cô dì chú bác đã chết thì phải khấn là: Bá thúc Cô Di, Tỷ Muội

Hoặc khấn chung là Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ nội ngoại Gia Tiên.

Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh trước khi Giỗ Đầu

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản gia Táo Quân, ngài Bản gia Thổ Công, Long Mạch, Thần Tài.

– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm này là ngày ….. tháng ….. năm …………………(Âm lịch).

Tín chủ (chúng) con là:…………………………………Tuổi……………….

Ngụ tại:………………………………………………………………………………..

Nhân ngày mai là ngày Giỗ Đầu của………………………………………………….

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, sắm sửa hương hoa lễ vật kính dâng lên trước án tọa Tôn Thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.

Kính cáo Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Khác đôi chút với bài văn khấn ở trên, nội dung bài Văn khấn Gia Tiên ngày Giỗ Đầu được khấn như sau:

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ…………………………

Tín chủ (chúng) con là:………………………………Tuổi……………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………

Hôm nay là ngày……………tháng……….năm…………….(Âm lịch).

Chính ngày Giỗ Đầu của………………………………………………………………

Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.

Thành khẩn kính mời…………………………………………………………………

Mất ngày…………. Tháng………………năm…………………(Âm lịch)

Mộ phần táng tại:……………………………………………………………………..

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn Gia tiên ngày Tiên Thường

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………………….

Tín chủ con là…………………………………………………Tuổi…………………

Ngụ tại………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày ………tháng ………năm………………………(Âm lịch).

Chính ngày giỗ của…………………………………………………………………

Thiết nghĩ…………………. Vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tắc thành.

Tâm thành kính mời…………………………………………………………………

Mất ngày ……………..tháng………………….năm………………………………..

Mộ phần táng tại……………………………………………………………………..

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thần Linh, Thổ địa, Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Với những chia sẻ về các món ăn cỗ giỗ đặc trưng của miền bắc cũng như cách sắp xếp mâm cúng, bài khấn như thế nào hy vọng các bạn có thể tự tin bay được mâm cũng như truyền thống của vùng miền của mình.

hướng dẫn cách nấu món sườn xào chua ngọt ngon Ăn thịt bò tái có tốt cho sức khỏe không?

mâm cơm cúng giỗ gồm những gì, làm mâm cơm cúng giỗ, thực đơn mâm cơm cúng giỗ, các món cúng giỗ miền nam, thực đơn mâm cỗ cúng giỗ, thực đơn đám giỗ mùa hè, món ăn đãi tiệc đám giỗ, cỗ giỗ gồm những món gì

Tìm Hiểu Mâm Cơm Tết Miền Bắc

Mâm cỗ Tết miền Bắc – đậm đà hương vị

Với nét khí hậu đặc biệt với chút gió se se lạnh, ẩm thực của miền Bắc được biến tấu đa dạng với những món ăn công phu và được thưởng thức ngay khi còn nóng hổi. Đối với người dân miền Bắc, mâm cỗ thể hiện rất nhiều tình cảm, ý nghĩa, đặc biệt là sự sung túc, đoàn tụ với các món ăn đủ màu sắc, hương vị và độc đáo trong cách trình bày.

Điểm đặc biệt ở cách trình bày của các món ăn chính là tất cả đều phải đong đầy để thể hiện sự thịnh vượng, no đủ cho năm mới. Đặc biệt, phần rau thơm, hành lá rắc phía trên cũng gửi gắm ý nghĩa mong mọi điều sẽ thơm thảo, suôn sẻ.

Cùng khám phá mâm cơm Tết miền Bắc

Mâm cơm Tết truyền thống miền Bắc sẽ gồm một số món đặc trưng như món hầm, món xào, xôi, các loại giò chả.

Bánh chưng

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong bất cứ bữa cơm ngày Tết nào của người miền Bắc, thể hiện sự sung túc, gắn kết. Cũng giống như bánh tét của người miền Nam, thành phần nguyên liệu của bánh chưng sẽ gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lơn và gói bằng lá dong.

Bánh chưng sẽ được cắt chéo bằng chính các sợi lạt dùng để gói bánh, cách này sẽ giúp miếng bánh được đều và có phần nhân như nhau. Ăn cùng bánh chưng sẽ là dưa hành hoặc dưa muối để kích thích vị giác.

Xôi gấc

Bên cạnh bánh chưng, xôi gấc cũng xuất hiện trong mọi bữa cơm Tết với sắc đỏ rực tượng trưng cho tài lộc, sự may mắn và thịnh vượng. Làm nên sức sống và hương vị đặc trưng của món ăn chính là phần gấc chín đỏ, được trộn đều với gạo nếp và đồ lên.

Gà luộc

Trong ngày Tết, thịt gà luộc lá chanh được coi là “cực phẩm” để đãi khách đến chơi nhà, trở thành món ăn không thể thiếu. Phần thịt gà vàng óng ả, chấm cùng chút muối tiêu chanh sẽ đem đến cho thực khách những cảm xúc khó quên

Canh măng khô hầm xương

Không nhắc đến canh măng khô hầm xương sẽ là một thiếu sót rất lớn đối với mâm cơm ngày Tết. Hương vị đặc trưng của măng khô kết hợp cùng cái béo ngậy của xương ninh sẽ giúp các bạn bổ sung ngay năng lượng và cùng đón chào một năm mới tràn ngập niềm vui và sức khỏe.

Để biến tấu cho món măng khô hầm xương, có thể cho thêm miến để trở thành một món ăn sáng nhanh – gọn – đủ chất.

Chả nem

Với vô vàn những loại nem khác nhau, người miền Bắc vẫn lựa chọn cho mình món nem truyền thống cho mâm cơm ngày Tết của mình. Nhân nem sẽ bao gồm thịt nạc vai, mộc nhĩ, miến, cà rốt, giá đỗ, tôm, hành lá. Ngoại trừ thịt nạc vai được xay nhuyễn, các nguyên liệu khác sẽ được cắt nhỏ để cuốn nem không bị rách trong quá trình rán nem.

Ăn kèm với chả nem sẽ là nước mắm chua ngọt và rau sống, có thể kết hợp với bún trắng.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên, các bạn sẽ có thêm hiểu biết và nhiều gợi ý để giúp mâm cơm ngày Tết nhà mình thêm độc đáo và thơm ngon hơn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mâm Cơm Cúng Giỗ Miền Bắc trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!