Đề Xuất 5/2023 # Mâm Cúng Tết Đoan Ngọ Ở 3 Miền Bắc # Top 10 Like | Herodota.com

Đề Xuất 5/2023 # Mâm Cúng Tết Đoan Ngọ Ở 3 Miền Bắc # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mâm Cúng Tết Đoan Ngọ Ở 3 Miền Bắc mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong tiềm thức của người Việt, tết Đoan ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ. Dân gian ta tin rằng, trong hệ tiêu hóa thường có sâu bọ, nếu không giết đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tết Đoan ngọ năm nay rơi vào ngày 25/6 dương lịch. Ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm lễ để cúng bái tổ tiên.

Tết Đoan Ngọ và sự khác biệt giữa 3 miền

Theo phong tục truyền thống từ xa xưa, khi thức dậy vào ngày tết Đoan Ngọ mỗi thành viên trong gia đình đều sẽ ăn hoa quả trước bữa sáng. Bởi theo quan niệm, việc ăn hoa quả như vậy sẽ có lợi cho đường ruột, giúp xua đuổi sâu bọ và tạo hi vọng cho một mùa màng mới tốt đẹp hơn. Người dân miền Bắc thường ăn quả mận trong ngày này vì nó có vị chua thanh sẽ giúp loại bỏ được “sâu bọ” trong cơ thể.

Tết Đoan Ngọ ở miền Bắc không thể thiếu rượu nếp

Ở đồng Bằng Bắc Bộ sử dụng rượu nếp để diệt sâu bọ. Bởi, ngày xưa trong cuộc sống thường sử dụng các vật liệu có sẵn trong tự nhiên, không có nhiều loại thuốc như bây giờ. Theo quan niệm dân gian, vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể.

Đối với mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của người dân miền Trung, họ sử dụng cơm rượu như một “công cụ” để diệt sâu bọ. Cơm rượu được làm từ phương pháp lên men cổ truyền. Đây là món tráng miệng, lại giúp dễ tiêu hóa nên đã được nhiều gia đình tự chế biến trong các bữa ăn.

Tết Đoan Ngọ ở miền Trung không thể thiếu bánh tro

Ngoài ra, người dân miền Trung còn coi ngày Tết Đoan Ngọ là ngày sum họp gia đình và thường ăn khá linh đình. Các món ăn Tết Đoan Ngọ ở miền Trung có thêm bánh tráng, chè kê và không thể thiếu bánh tro. Giải thích về điều này, miền Trung vốn là nơi thời tiết thiên nhiên khắc nghiệt, nên vào ngày này, người dân thường cúng lớn để cầu mong sự yên bình, mùa màng bội thu.

Tết Đoan Ngọ ở miền Nam thịt vịt cũng không thể thiếu

Với các tỉnh miền Nam, cơm rượu nếp Tết Đoan Ngọ được gọi là cơm rượu sẽ không để rời mà viên thành từng viên tròn trước khi ủ và được ăn kèm với xôi vò. Đó cũng là một màu sắc hết sức độc đáo của người dân Nam Bộ. Theo truyền thống của người miền Nam, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này.

Thanh Hằng

Khác Biệt Trong Mâm Cúng Tết Đoan Ngọ Ở Miền Nam Và Miền Bắc ” Tin Tuc Onlie

Trên mâm cúng tết Đoan ngọ của gia đình miền Bắc có trái dưa hấu, gia đình miền Trung có món thịt vịt, còn gia đình miền Nam sẽ có chè trôi nước.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thơ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia chúng tôi cho biết, tết Đoan ngọ – 5/5 (âm lịch) là dịp quan trọng thứ hai trong năm, sau tết Nguyên đán.

Trái cây được chọn để cúng và ăn trong ngày tết Đoan ngọ chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon.

Trong tiềm thức của người Việt, tết Đoan ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ. Dân gian ta tin rằng, trong hệ tiêu hóa thường có sâu bọ, nếu không giết đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ở cả ba miền đất nước, món ăn được dùng nhiều nhất là cơm rượu nếp.

Tết Đoan ngọ năm nay rơi vào ngày 25/6 dương lịch. Ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm lễ để cúng bái tổ tiên.

Điểm chung trong mâm cỗ cúng của hai miền Nam – Bắc trong ngày này là hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp, bánh gio, xôi chè và trái cây.

Trái cây được các gia đình lựa chọn trong ngày này là những loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua như: mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu…

Trong ngày diệt sâu bọ, ở nhiều địa phương của miền Trung, người ta lại ăn thịt vịt.

Tiếp đến là cơm rượu nếp. Theo quan niệm dân gian, vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể.

Gạo được chọn để nấu cơm rượu nếp là loại nếp cẩm, hoặc nếp cái hoa vàng, ngon nhất là gạo nếp lứt, hạt nâu vàng, óng ả. Sau đó gạo được nấu, để nguội và ủ lên men để cho ra những hạt cơm chắc mà dẻo, quyện với men rượu đượm hương thảo dược, cay nhẹ nhưng vẫn để lại dư vị ngọt trên đầu lưỡi.

Trên mâm cúng của người miền Bắc thường có trái dưa hấu đỏ, miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên Huế thì không thể thiếu chè kê và thịt vịt. Vốn dĩ, người dân chọn thịt vịt mà không phải thịt heo, bò, gà là vì người Việt xưa tin rằng thịt vịt mát, ăn vào sẽ làm cơ thể mát cả năm.

Với người miền Nam, ngày 5/5 âm lịch lại là ngày ăn chè trôi nước.

Từ Đà Nẵng vào đến Quảng Ngãi, một số gia đình nấu xôi chè cúng lễ, nhà nào có trồng cây thì cho trẻ nhỏ vào tận vườn hái trái ăn.

Mâm cúng của người miền Nam thì không thể thiếu bánh ú tro, chè trôi nước, xôi gấc… Sau khi cúng xong, cả nhà sẽ cùng quây quần bên mâm để ăn những món ăn này.

Nguồn: vietnamnet

Mâm Cúng Ông Công Ông Táo Ở 3 Miền Bắc

Ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình Việt Nam đều làm mâm cơm cúng tiễn các Táo về chầu trời, tuy nhiên, tại mỗi nơi cách thực hiện lại khác nhau theo tục lệ địa phương.

Cúng ông Công ông Táo tại miền Bắc

Ở miền Bắc, có lẽ nét đặc trưng văn hóa khác biệt nhất với 2 miền còn lại trong lễ cúng ông Công ông Táo chính là việc dùng cá chép làm đồ cúng lễ. Cá chép ở đây có thể là cá chép sống, cũng có thể là cá chép giấy, tùy theo từng gia đình mà có điểm khác biệt.

Người dân thường làm lễ cúng ông Táo từ khá sớm, không nhất thiết phải vào đúng ngày 23 tháng Chạp mà có thể bắt đầu từ ngày 20, muộn nhất là trưa ngày 23.

Trong mâm cỗ cúng Táo quân của người miền Bắc không thể thiếu bộ áo mũ các Táo và cá chép. Tùy theo từng địa phương, từng gia đình mà số lượng cá có sự sai khác. Có nhà chỉ dùng 1 con, trong khi có nhà lại cúng tới 3 con cá chép vàng.

Mâm cơm cúng ông Công ông Táo của người miền Bắc. (Ảnh: TTVH)

Mâm cỗ cúng Táo ở miền Bắc cầu kì nhất trong ba miền với đủ các món ăn truyền thống như xôi, gà, giò chả, canh măng, nem…

Đặc biệt, trong mâm cỗ cúng Táo ở nhiều địa phương vùng Bắc Bộ thường sẽ có xôi chè, thường là chè bà cốt, nấu bằng nếp cái, xôi vò, đường nâu và gừng.

Cúng bái, đốt vàng mã, thả cá xong xuôi, người dân sẽ thay 3 ông đầu rau (kiềng, lò bếp) trong bếp bằng cách thả xuống ao, hồ, sông, suối rồi thay bộ mới vào bếp. Việc dọn bàn thờ cũng được thực hiện ngay trong ngày 23 tháng Chạp hoặc vài ngày sau đó, miễn là trước lễ Giao thừa.

Cúng ông Công ông Táo tại miền Nam

Ngoài những món chủ đạo thể hiện sự giao thoa trong quan niệm cổ truyền như: Nem, giò, bánh chưng, hành muối, gà luộc… như của người miền Bắc, mâm cỗ của người miền Nam có thêm một đĩa lạc, kẹo vừng đen và một bộ “cò bay, ngựa chạy”.

Mâm ngũ quả của người miền Nam không có cá chép thật. (Ảnh: Internet)

“Cò bay, ngựa chạy” là hình con cò và con ngựa cắt bằng giấy, không có khung tre cầu kỳ như miền Bắc. Tết Táo quân ở miền Nam không có tục tự bốc bát hương, không mua cá chép thả trong chậu rồi thả sông, không hóa vàng áo mũ thờ, vì không thờ áo mũ. Một số nơi còn nấu thêm chè xôi hoặc nếu không thì chỉ là mâm hoa quả đơn giản.

Cúng ông Công ông Táo tại miền Trung

Ở miền Trung, người dân cũng cúng ông Công ông Táo nhưng phong tục lại khác so với người miền Bắc và miền Nam.

Người miền Trung thường làm lễ tiễn Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp rất trọng thể. Việc đầu tiên là phải thay cát mới trong bát hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ.

Tượng 3 Táo quân bằng đất nung được người dân miền Trung nâng niu cẩn trọng. (Ảnh: Zing)

Sau khi cúng xong, tượng 3 Táo quân cũ bằng đất nung được tiễn khỏi bàn thờ bếp và đặt cạnh các am miếu ở đầu xóm hay ở dưới gốc cây cổ thụ ngã ba đường. Tiếp đó, họ sẽ rước tượng 3 Táo quân mới lên bàn thờ để bắt đầu một năm làm việc tiếp theo.

Người dân Huế còn có tục dựng cây nêu trước sân nhà hay sân đình trong sáng 23. Lễ cúng chiều 30 Tết, họ lại rước thần về và sáng mồng 1 Tết an vị ông Táo mới. Điều đặc biệt là người Huế khi cúng lễ gì trong nhà cũng khấn vái để mời Thần Bếp về chứng giám.

Nét Riêng Trong Mâm Cỗ Ngày Tết Ở 3 Miền Bắc Trung Nam

Mâm cỗ Tết miền Bắc

Trong 3 miền, mâm cỗ Tết của miền Bắc mang tính chuẩn mực và giữ được nét truyền thống nhiều hơn cả. Mâm cỗ Tết của người Bắc rất chú trọng hình thức, cầu kỳ trong cách chế biến các món ăn cổ truyền. Trong mâm cỗ Tết của miền Bắc gồm có 4 bát, 4 đĩa làm chủ đạo tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Mâm cỗ lớn thì 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Những mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng.

Mâm cỗ ngày Tết của người dân miền Bắc.

Bốn bát chính trong mâm cỗ Tết gồm một bát chân giò lợn hầm măng, một bát bóng thả, một bát miến và một bát mọc nấm thả. Bốn đĩa gồm một đĩa thịt gà, một đĩa thịt lợn, một đĩa giò lụa, một đĩa chả quế. Nhiều mâm cỗ còn bày thêm cho mâm cỗ thêm đầy đủ, sung túc các món ngon như đĩa thịt đông, đĩa giò thủ, đĩa cá kho riềng, đĩa nộm su hào hoặc nộm rau cần. Những món tráng miệng có mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho, tất cả bày vào đĩa nhỏ nên mâm cỗ Tết thêm đa dạng, đầy đủ lại đẹp mắt.

Quan trọng nhất trên mâm cỗ ngày Tết của miền Bắc phải nói tới bánh chưng xanh. Dù là trên bàn thờ, mâm cơm hay bữa cỗ nào cũng Bắc đều sẽ có sự hiện diện của món ăn này. Bánh chưng xanh là linh hồn của ngày Tết cổ truyền, thể hiện tinh hoa đất trời qua bàn tay khéo léo của con người.

Mâm cỗ Tết miền Trung

Mâm cỗ ngày Tết của người dân miền Trung.

Với người dân miền Trung khi Tết đế, Xuân về trên mâm cỗ Tết không thể thiếu bánh tét, nem chua, thịt giấm, riêng người Huế thì mâm cỗ phải có đĩa giò lụa, đĩa thịt đông, đĩa gà bóp rau răm, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc… Món chính ăn kèm với cơm thì có món heo, gà quay, rán, bò nấu thưng, củ cải kho nạc heo, thịt nạc rim, hon… Và thường không thiếu món canh giò heo hầm, bánh tét. Ngoài ra, mâm cỗ ngày Tết ở miền Trung còn có các món như thịt bò, thịt heo ngâm nước mắm. Miền Trung còn là nơi nổi bật với thói quen “cuốn” cho nên mâm cỗ ngày Tết của các tỉnh không thể thiếu các món bánh tráng, rau sống cuốn.

Phong tục truyền thống được truyền lại kế tục từ bao đời nay ngoài mang sự gắn kết giữa các thế hệ con cháu với tổ tiên mà còn là thông điệp gắn kết mỗi người với quê hương, đất nước.

Mâm cỗ Tết miền Nam

Trái ngược với thời tiết giá rét của miền Bắc, miền Nam đón Tết với thời tiết vẫn còn vương chút nắng chút nóng. Thêm nữa, miền Nam có nhiều sản vật phong phú, xưa kia lại là vùng đất của dân di cư, nên cỗ Tết của phương Nam có phần phong phú và ít nặng về nghi thức như miền Bắc. Nếu bánh chưng là linh hồn của Tết miền Bắc thì bánh tét lại là thứ quà không thể thiếu trên mâm cỗ của miền Nam. Bánh tét miền Nam rất đa dạng về cả hương vị lẫn màu sắc. Mỗi một loại bánh tét lại có cách kết hợp nguyên liệu, tạo hình và màu sắc khác nhau. Đó có thể là đòn bánh tét có phần nếp bên ngoài trộn lẫn với dừa nạo, đậu đen, lá cẩm, lá dứa… để cho ra đời những mẻ bánh có màu sắc bắt mắt.

Mâm cỗ ngày Tết của người dân miền Nam.

Ngoài ra, Tết ở miền Nam không thể thiếu nồi thịt kho tàu. Nem bì, lòng heo khìa, giò heo nhồi, lạp xưởng tươi, gỏi gà xé phay trộn củ hành, củ kiệu chua, tôm khô kiệu chua cũng là những món ăn Tết thường có.

Cho dù có sự khác nhau giữa cách bày biện mâm cỗ ngày Tết 3 miền, song chúng đều mang ý nghĩa rất lớn nhớ về cội nguồn , tổ tiên. Mong muốn cả gia đình được quây quần đông đủ thưởng thức những món ngon của ngày Tết truyền thống, cầu mong một năm mới phát tài – an khang – thịnh vượng.

NGỌC ANH (tổng hợp)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mâm Cúng Tết Đoan Ngọ Ở 3 Miền Bắc trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!