Cập nhật nội dung chi tiết về Miếu Bà Bình Nhâm, Một Di Tích Nhiều Giá Trị mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Miếu Bà Bình Nhâm, một di tích nhiều giá trị
Hạ Trúc
25/07/2012
1/ Lịch sử hình thành
Bình Nhâm là một xã của Thị xã Thuận An, là vùng đất nổi tiếng với những vườn cây trĩu quả, với đặc sản sầu riêng, măng cụt, với bánh bèo bì, với khu du lịch Cầu Ngang, là điểm đến của nhiều tour du lịch sinh thái, miệt vườn trong và ngoài tỉnh.
Năm 1914, bà con nhân dân vùng Bình Nhâm hiện nay đã góp công, góp của cùng nhau xây dựng ngôi miếu thờ bà chúa chung của cả vùng – bà Chúa Xứ. Tương truyền Bà vốn là một người con của đất Bình Nhâm, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, có nhiều công lao đóng góp để xây dựng quê hương mình nên khi bà mất, nhân dân tưởng nhớ công ơn Bà đã lập miếu thờ. Không ai nhớ tên, tuổi của Bà, trong tâm thức của nhân dân, Bà được đồng nhất với Bà Chúa Xứ – bà mẹ xứ sở của người Việt, người bảo vệ quê hương, thôn ấp. Ban đầu, miếu chỉ là một gian nhà nhỏ bằng thân cây, lợp lá đơn sơ, tọa lạc tại ấp Bình Phước, xã Bình Nhâm. Năm 2002, dưới sự phát động của ban trị sự miếu, nhân dân trong vùng đã chung tay đóng góp để xây dựng lại ngôi miếu cho khang trang, to đẹp hơn. Hai nhà mạnh thường quân đóng góp nhiều nhất lúc bấy giờ là ông Tư Trị (chủ hãng cám Bình Nhâm) và ông Năm Bình. Từ đó, miếu bà Bình Nhâm có diện mạo như ngày hôm nay.
Là một trong số ít miếu có tuổi đời gần 100 năm, nguyên vẹn sau hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, chứng kiến ngày độc lập cũng như sự đổi mới của quê hương, đất nước, miếu Bà Bình Nhâm thực sự là một chứng nhân lịch sử, là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa.
2/ Giá trị vật thể
Giống như ở đình, khi bước vào miếu chúng ta thấy một tấm bình phong án ngữ. Trên tấm bình phong, phía trước đắp nổi hình Ông Hổ, phía sau đắp nổi hình tượng Rồng uốn lượn trong mây. Bốn cột của bình phong đều có câu đối bằng chữ Hán.
Miếu Bà Bình Nhâm là một trong ít ngôi miếu có kiến trúc to, đẹp theo kiểu sắp đọi, gồm hai nếp nhà xếp liền nhau. Gian nhà võ ca, là nơi để các đoàn hát bóng biểu diễn, được xây dựng sau này, kiến trúc mới hơn, cột kèo bằng xi măng, mái được lợp bằng ngói ống kiểu Trung Quốc, diềm ngói và hàng ngói men xanh. Nóc mái đắp nổi hình thuyền, trên có gắn tượng lưỡng long chầu nguyệt bằng gốm men xanh. Dọc theo đường bờ nóc là các tượng tráng men nhiều màu sắc: ông mặt trời, bà mặt trăng, cá hóa rồng tượng trưng cho âm dương hòa hợp, sung túc, thiêng liêng.
Gian chánh điện – nơi đặt các trang thờ Bà, Tả ban, Hữu ban, Tiền hiền, Hậu hiền, mái lợp ngói âm dương được nâng đỡ bằng 4 cột gỗ lớn có tuổi đời cả trăm năm. Trong hai gian chánh điện và gian võ ca gồm tất cả 8 cặp câu đối chữ Hán, một cặp câu đối tiếng Việt, 6 bức hoành phi lớn, 6 khám thờ. Các chữ được đắp nổi hoặc chạm trổ trên nền hoa văn rồng, phụng, rùa, sen, sóng, nước,… sơn son thiếp vàng, vừa có ý nghĩa ca ngợi thần thánh, vừa có giá trị nghệ thuật thư pháp và thể hiện nghệ thuật chạm gỗ tinh xảo của người thợ Bình Dương. Những đồ dùng trong miếu: lư hương, bình bông, chân đèn… đều là những sản phẩm gốm của đất Bình Dương. Ngoài ra, trong khuôn viên miếu còn có nhà trù rộng rãi là nơi ban trị sự miếu tổ chức hội họp và là nơi tiếp đãi quan khách gần xa trong những dịp vía Bà
Miếu Bà Bình Nhâm là một ngôi miếu có kiến trúc đẹp, độc đáo, là sự kết hợp giữa gỗ và gạch ngói, giữa nghệ thuật chạm khắc cùng nghệ thuật đắp nổi, là sự kết hợp văn hóa giữa người Việt, người Hoa, giữa truyền thống và hiện đại, là minh chứng cho sự tài hoa, khéo léo của người thợ đất Bình Dương.
3/ Giá trị phi vật thể
Giá trị phi vật thể của miếu Bà trước hết đó là giá trị nhân văn, thể hiện niềm mong ước mà cha ông đã gửi gắm qua những câu đối, những bức hoành phi viết bằng chữ Hán
- Gian võ ca.
Hoành phi: 德 配 天
Đức phối thiên
Hoành phi bên phải: 元 戎 大 德
Nguyên nhung đại đức
Hoành phi giữa: 元 戎 聖 德
Nguyên nhung thánh đức
Câu đối: 主 聖 南 邦 蕩 蕩 威 恩 仁 護 國
Chúa thánh nam bang đãng đãng uy ân nhân hộ quốc
處 神 越 地 洋 洋 盛 德 義 庇 民
Xứ thần việt địa dương dương thịnh đức nghĩa tí dân.
Hoành phi bên trái: 靈 通 濩 境
Linh thông hoạch cảnh
Hoành phi: 萬 古 英 靈
Vạn cổ anh linh
Câu đối: 富 壽 康 寧 總 是 仁 慈 成 事 業
Phú thọ khang ninh tổng thị nhân từ thành sự nghiệp
貴 財 利 樂 皆 由 忠 孝 永 基 圖
Quý tài lợi lạc giai do trung hiếu vĩnh cơ đồ.
Câu đối: 顯 聖 南 邦 濩 國 康 寧 乘 萬 古
Hiển thánh nam bang hoạch quốc khang ninh thừa vạn cổ
出 神 越 地 庇 民 昌 阜 立 千 秋
Xuất thần việt địa tí dân xương phụ lập thiên thu.
– Gian chánh điện
Hoành phi: 恩 光 普 照
Ân quang phổ chiếu
Câu đối: 寶 鼎 香 飄 氣 結 成 金 鳳 彩
Bảo đỉnh hương phiêu khí kết thành kim phụng thái
銀 臺 燭 耀 祥 光 吐 出 玉 龍
Ngân đài chúc diệu tường quang thổ xuất ngọc long
Hoành phi: 濩 祜 村中
Hoạch hỗ thôn trung
Câu đối 聖 德 杜 千 秋 永 保 黎 民 常 樂 業
Thánh đức đỗ thiên thu vĩnh bảo lê dân thường lạc nghiệp
神 恩 靈 萬 載 綿 長 村 社 共 安 居
Thần ân linh vạn tải miên trường thôn xã cộng an cư
Câu đối 主 忠 信 享 克 誠 禱 必 通 求 必 應
Chủ trung tín hưởng khắc thành đảo tất thông cầu tất ứng
使 方 民 愛 其 賜 赫 厥 聲 濯 厥 靈
Sứ phương dân ái kỳ tứ hách quyết thanh trạc quyết linh
Bên phải là ban 前 賢
Tiền hiền
Câu đối: 神 恩 普(博) 鄉 中 鄰 邑 並 康 寧
Thần ân phổ (bác) hương trung lân ấp tịnh khang ninh
聖 德 霑 濡 內 籍 外 民 同 富 壽
Thánh đức triêm nhu nội tịch ngoại dân đồng phú thọ
Bên trái là ban 後賢
Hậu hiền
Câu đối: 主 增 元 君 仁 (?) 三 江 安 世 界
Chúa tăng nguyên quân nhân (?) tam giang an thế giới
處 尊 聖 德 施 恩 四 海 顯 乾 坤
Xứ tôn thánh đức thi ân tứ hải hiển càn khôn
Bài vị: 主處娘娘
Chúa xứ nương nương
Bài vị Tả ban : 令 四 男 証 明 降 下
Lệnh tứ nam chứng minh giáng hạ
Bài vị Hữu ban: 令 姑 証 明 降 下
Lệnh cô chứng minh giáng hạ
Giá trị văn hóa phi vật thể còn được thể hiện ở lệ cúng hàng năm từ tối ngày 13/8 đến trưa ngày 14/8. Mỗi lần cúng miếu thực sự là ngày hội của bà con quanh vùng. Mặc dù tổ chức khá bài bản, quy mô với những lễ như Lễ An vị, Túc yết, hát bóng, hát Địa Nàng nhưng cũng như phần đa miếu trên địa bàn Bình Dương, nghi lễ ở miếu diễn ra khá đơn giản, chú trọng vào phần hội hơn là phần lễ và có những nét khác biệt mang đặc trưng của lễ cúng miếu. Ngay từ ngày 10/8, ban quý tế đình đã họp mặt kết toán tài chính năm cũ và dựa vào nguồn kinh phí nhiều ít để tổ chức. Cũng trong ngày này, ban quý tế tổ chức phân công nhiệm vụ mọi người vào từng ban cụ thể như ban tế, ban tiếp tân, ban tài chính, ban nấu ăn… và mọi người cùng nhau quét dọn, rau nửa bụi bặm trong và ngoài miếu. Mọi khâu chuẩn bị tới sáng 13 là hoàn thành, bà con trong thôn ngoài xóm ra vào tấp nập, ai cũng muốn chung tay dọn dẹp, trang hoàng miếu để đón Bà. Chương trình văn nghệ gồm các tiết mục văn nghệ của Hội người cao tuổi, của các nhóm, CLB Đờn ca tài tử của địa phương tới góp vui càng làm cho không khí nơi miếu nhộn nhịp, vui vẻ. Lễ Túc yết vào 12 giờ khuya. Lễ vật là một con heo màu trắng được tắm rửa sạch sẽ, dắt lên “ra mắt” Bà rồi mới đem yết. Người ta đem một ít huyết, 1 nhúm lông heo chôn ở gốc cây bất kỳ trong khuôn viên miếu; một miếng thịt sống đặt ở bàn Ông Hổ; những ban khác đặt mỗi ban một “tợ” thịt luộc.
Chương trình chiếm nhiều thời gian nhất, được mong đợi nhất, thể hiện rõ nhất sự khác biệt của cúng miếu với cúng đình là Hát/múa bóng rỗi và chặp Địa Nàng. Từ gần 30 năm nay, người đứng ra Hát rỗi ở miếu Bình Nhâm chỉ có một, đó là bà Ba Đón. Bà năm nay đã 94 tuổi, là người con của đất Bình Nhâm, hát bóng đã hơn 70 năm, bà là cây đại thụ của làng hát bóng của TX. Thuận An nói riêng, tỉnh Bình Dương nói chung. Tuổi đã cao, không thể tự mình đi xa được nên ngay từ tối ngày 13 bà đã kêu con cháu trong nhà chở Bà cùng mâm vàng, mâm bạc, trầu cau (những lễ vật dâng Bà trong chặp hát/múa bóng) ra miếu. Bà sẽ ngủ lại ở miếu để sớm hôm sau hát/múa rỗi để dâng Bà. Hát bóng rỗi ở miếu Bình Nhâm gồm các xấp: Rỗi vào đám (do bà Ba Đón đảm nhiệm); rỗi mời Bà (3 xấp), rỗi mời Ông (Quan Thánh Đế Quân cùng hai người con của mình là Châu Xương và Quan Bình); rỗi mời Cô; rỗi mời Cậu; rỗi mời Tiên ở bàn Tổ (Bát Tiên – những nhân vật trong Đạo Giáo Trung Hoa); rỗi mời Chiến sĩ, rỗi An vị. Hát rỗi là hát nghi lễ, bà bóng thay mặt nhân dân bá tánh trong vùng mời Bà về chứng lễ và dâng lời cầu mưa thuận gió hòa, dân khang vật thịnh… lên Bà. Tuy là nghi lễ nhưng lại được thể hiện bằng điệu hát khi thì thánh thót, vút cao, lúc lại nỉ non, ai oán tạo nên nhiều cung bậc cảm xúc trong lòng người nghe.
Đi đôi với “hát rỗi” là “múa bóng” gồm các tiết mục: múa dâng chén bông, múa dâng lộc, múa dâng bông huệ, múa trống chầu đẹp mắt, vừa đủ tính trang trọng của một nghi lễ, vừa gần gũi với đời sống thường ngày, thỏa mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân.
Năm nay (2011), một người trong xã đã “cúng” một chặp Địa Nàng để “làm vui cho Bà”. Là một chặp bóng – tuồng hài hước, hoạt cảnh mà hai nhân vật Địa, Nàng cùng ứng tác: Địa đòi ăn, Địa đau đẻ, Địa chấm chè tạo nên tiếng cười sảng khoái cho người xem.
Trong suốt thời gian diễn ra lễ cúng, ngôi miếu thường ngày tĩnh lặng, nay tấp nập người ra vào. Người đi xe, người đi bộ và ai cũng xách một xách trái cây, một bó hoa hay một mâm xôi, đặt lên trang, thắp hương, miệng lầm rầm khấn vái, khi về chỉ lấy lại một ít trái cây, một bông hoa hay xắt một vắt xôi để lấy lộc. Trong tâm thức của người dân chúng ta, tính Mẹ luôn đồng nhất với sự thiêng liêng, sự chở che, bảo bọc. Có lẽ vì vậy mà người ta tìm tới miếu Bà để giãi bày nỗi niềm, để tìm sự an ủi, yên bình, để cầu xin những điều mà vì những giới hạn của bản thân trong cuộc sống con người không thể vượt qua được. Năm tháng qua đi và miếu Bà Bình Nhâm đã và đang chứng kiến, tích trữ, lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh cho những thế hệ mai sau.
Hạ Trúc
Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông (Sóc Trăng): Di Tích Lịch Sử Cấp Quốc Gia
Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông (Sóc Trăng): Di tích lịch sử cấp quốc gia
Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông hay còn được gọi là Miếu Bà Mỹ Đông, toạ lạc tại ấp Mỹ Đông 1, xã Mỹ Qưới, huyện Ngã Năm, là một trong tám di tích cấp quốc gia của tỉnh, cách thành Phố Sóc Trăng 60 km về hướng Đông – Bắc, cách thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị khoảng 20km.
Ngôi miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông là nơi lưu dấu sự ra đời Chi bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu tiên tỉnh Sóc Trăng – Chi bộ Mỹ Quới vào tháng 6/1930. Nơi đây được chọn làm điểm để chi bộ sinh hoạt, do có địa thế cách trở, đảm bảo được bí mật. Từ ngày thành lập chi bộ, đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Chi bộ Đảng của Mỹ Qưới luôn đi đầu trong phong trào cách mạng.
Khi đất nước hòa bình, bà con ở đây đã cùng nhau dựng lại ngôi miếu bằng tre gỗ và lợp lá để thờ cúng. Sau đó, tỉnh được Trung ương đầu tư kinh phí khôi phục lại ngôi miếu và xây thêm một số hạng mục khác. Hiện nay, nhà trưng bày hiện vật, cổng chính, hàng rào đã xây dựng hoàn thiện, đưa vào phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng của người dân, cũng như tìm về với lịch sử của tỉnh Sóc Trăng của du khách gần xa. Cách ngôi miếu khoảng 200m về hướng Bắc là khu mộ của đồng chí Trần Văn Bảy-người đảng viên kiên cường, cũng là người lãnh đạo của Chi bộ Mỹ Quới (di hài được cải táng từ Côn Đảo về năm 1998) và song thân của Ông.
Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông mang ý nghĩa lịch sử cách mạng vô cùng to lớn. Những Đảng viên của chi bộ hoạt động nơi đây đã góp phần đưa ánh sáng cách mạng và đường lối chính sách của Đảng đến với mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Lãnh đạo tỉnh thường xuyên chọn nơi đây làm địa điểm tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Đảng hàng năm, nhằm ôn lại truyền thống cách mạng và động viên giáo dục tinh thần cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Lễ vía Bà được tổ chức long trọng hằng năm vào ngày 16/2âl, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách các nơi về tham dự. Năm 2003, Bộ Văn hoá Thông tin, nay là Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 62 công nhận Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông là di tích lịch sử cấp quốc gia .
Cúng Thí Cô Hồn: Giá Trị Văn Hóa Và Giá Trị Thực
Phật giáo sơ kỳ không đặt nặng vào các hình thức cúng tế, lễ nghi mà nhấn mạnh vào việc tu tập, hành trì, hướng đến mục tiêu giác ngộ và giải thoát. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, để hòa nhập vào những nền văn hóa khác nhau, để hướng dẫn nhiều nhóm đối tượng khác nhau, nhiều hình thức lễ nghi đã xuất hiện trong Phật giáo, và một trong số chúng chính là nghi lễCúng thí cô hồn.
Cúng thí cô hồn từ lâu đã là một nghi lễ đặc thù của Phật giáo Bắc truyền, được nhiều tôn túc Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng hoằng dương, phiên dịch, chú giải. Gần đây, nội dung về nghi lễ này đã được Hòa thượng Trí Quang giới thiệu, lý giải và đánh giá trong tác phẩm: Để hiểu đàn chẩn tế1.
Đ ã từ lâu nghi thức “cúng thí cô hồn” hay còn gọi là “chẩn tế cô hồn” đã trở thành một phần của nghi lễ và văn hóa Phật giáo. Sự tồn tại lâu dài của nghi thức này cho thấy nó có một giá trị văn hóa nhất định trong đời sống của người Phật tử Bắc tông Việt Nam. Tuy nhiên, về mặt tu tập và truyền bá Chánh pháp, liệu nó có đúng với giáo lý Đức Phật và có đem lại giá trị thiết thực về đời sống tâm linh cho những người thực hiện và tham gia thực hiện nghi thức ấy không?
Nghi thức cúng thí
Từ “chẩn tế” có nghĩa là đem tiền của ra cứu tế hay giúp đỡ người đang cần. Nó cũng được giải thích là phát chẩn (gồm thức ăn, vật thực) giúp người đói. Từ “cô hồn” được giải thích theo nhiều cách khác nhau. Theo Tự điển Hán Việt thì cô hồn có nghĩa là hồn ma cô độc. Theo bản kinh Phật thuyết Đà-la-ni cứu bạt ngạ quỷ diệm khẩu thì cô hồn tức là loài quỷ đói.
Theo quan niệm nhân gian thì cô hồn là những người bị chết “bất đắc kỳ tử” (tức là chết bất ngờ như tai nạn, chết trẻ…), chưa tái sinh và không có người cúng thức ăn cho. Như vậy, “chẩn tế cô hồn” nghĩa là phát thức ăn cho ngạ quỷ hay cô hồn. Vì có thực hiện nghi thức tán tụng, trì chú để bố thí thực phẩm cho cô hồn, nên bài viết sử dụng cụm từ “cúng thí cô hồn.”
“Cúng thí cô hồn” có xuất xứ từ bản kinh Phật thuyết Đà-la-ni cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ thuộc Đại tạng kinh, bộ Mật giáo, số 1.313. Theo kinh này, ngài A-nan-đà khi ngồi một mình nơi vắng vẻ trong đêm thấy một quỷ đói tên là Diệm Khẩu. Quỷ này hình thù gớm ghiếc, thân thể khô gầy, trong miệng lửa cháy, cổ họng nhỏ như kim, đầu tóc rối bù, móng dài nanh nhọn, rất đáng kinh sợ 2. Quỷ Diệm Khẩu đoán biết và nói với ngài A-nan-đà rằng: Ba ngày nữa ngài sẽ chết và đọa làm ngạ quỷ. Ngài A-nan-đà nghe quỷ nói liền hoảng sợ và hỏi lại quỷ phương cách thoát khỏi kiếp nạn. Quỷ bảo ngài A-nan-đà phải bố thí thực phẩm cho vô số ngạ quỷ, các vị tiên và cúng dường Tam bảo. Nhờ phước báu này, các quỷ đói thoát khổ cảnh ngạ quỷ và ngài cũng sẽ thoát nạn. Sau đó ngài A-nan-đà về gặp Đức Phật, kể lại câu chuyện trên và xin Đức Phật chỉ phương cách giải quyết vấn nạn này.
Đức Phật dạy ngài A-nan-đà phương thức giải quyết vấn nạn bằng cách nói một số thần chú (đà-la-ni) và danh hiệu các Đức Phật 3 và bảo rằng nếu ai trì tụng các thần chú và niệm danh hiệu các Đức Phật này thì có thể biến thức ăn nhiều đủ để cung cấp cho vô số quỷ đói. Đức Phật còn lấy dẫn chứng là đời trước Phật đã từng làm rồi và khuyên Ngài A-nan-đà thực hành theo sẽ được kết quả thù thắng như: phước đức viên mãn, sắc tướng hoàn hảo, ăn uống no đủ, sanh lên cõi trời, thọ mạng lâu dài…. Nói chung, bài kinh trình bày rất nhiều kết quả thù thắng nếu trì các thần chú và niệm danh hiệu các Đức Phật.
Mặc dù cho rằng Đức Phật dạy cách bố thí cô hồn (ngạ quỷ) cho ngài A-nan-đà nhưng chỉ có Phật giáo Đại thừa đề cập và thực hành nghi thức cúng thí. Hơn nữa, tín ngưỡng “cúng thí cô hồn” cũng chỉ được ghi nhận xuất phát ở Trung Quốc vào đời Đường (thế kỷ thứ VIII).
Về giá trị văn hóa
Ngài Bất Không Kim Cương đã soạn dịch các bản kinh Mật giáo 4 làm nền tảng cho nghi thức cúng thí cô hồn sau này. Theo yêu cầu của triều đình, ngài Bất Không đứng ra tổ chức các trai đàn cầu siêu. Mục đích là nhằm siêu độ cho những chiến sĩ và thường dân đã chết trong cuộc chiến tranh lúc bấy giờ. Sang đời Tống, ngài Bất Động dựa vào các kinh văn trên và tham cứu thêm các kinh điển Mật tông khác soạn ra nghi thức cúng cô hồn gồm nghi Du già diệm khẩu và Mông Sơn thí thực. Nghi Mông Sơn thí thực còn được gọi là tiểu thí thực. Vì ở Mông Sơn (tỉnh Tứ Xuyên) nên ngài Bất Động lấy tên địa danh và pháp thí đặt thành tên nghi thức 5. Nghi thức này được chỉnh sửa nhiều lần vào các triều đại sau đó.
Ở Việt Nam từ thời đại nhà Lý, các sách ghi chép rằng tín ngưỡng này đã được thực hành và được tiếp tục duy trì cho đến ngày nay 6. Căn cứ vào các tài liệu hiện có vừa nêu thì cho đến thế kỷ thứ VIII, tức hơn 13 thế kỷ sau khi Đức Phật nhập diệt, thì nghi thức cúng thí cô hồn mới được thực hiện ở Trung Quốc và đến thế kỷ XI nghi thức này mới được thực hiện ở Việt Nam. Trong khi đó, Phật giáo được cho là truyền vào Việt Nam chậm nhất là thế kỷ thứ II và Thiền học cũng được truyền dạy tại Việt Nam chậm nhất vào thế kỷ thứ III với sự đóng góp to lớn của Thiền sư Khương Tăng Hội. Như vậy, Phật giáo Việt Nam bị ảnh hưởng bởi Phật giáo Trung Quốc khá sâu rộng ngay cả thời kỳ Phật giáo được gọi là hưng thịnh nhất (thời Lý và Trần).
Có thể nói rằng nghi thức “cúng thí cô hồn” có giá trị văn hóa nhất định trong đời sống của người Phật tử Việt Nam theo truyền thống Bắc tông.
Về mặt tín ngưỡng, nghi thức ấy đáp ứng nhu cầu “cúng tế, cầu nguyện” của một số tín đồ Phật giáo và những người chưa là tín đồ nhưng có niềm tin đạo Phật. Đầu tiên, các vua chúa lập đàn cúng thí để cầu nguyện cho các chiến sĩ, đồng bào chết vì chiến tranh, tai nạn. Đồng thời, đây cũng là một trong những cách thức nhằm để cầu nguyện cho ngôi vị được lâu dài, cầu cho quốc thái dân an. Về sau, những người có điều kiện trong xã hội cũng bắt chước làm theo nhằm cầu nguyện cho gia đình bình yên hạnh phúc, không bị cô hồn quấy phá (theo niềm tin). Còn các chùa thực hiện nghi thức “cúng thí cô hồn” vào những dịp lễ lớn của Phật giáo nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của Phật tử.
Về mặt văn hóa, nó thể hiện một nét đẹp về cách thức “bày biện” đàn tràng và đóng góp vào nền âm nhạc tôn giáo các cung bậc âm điệu thanh thoát thức tỉnh lòng người. Cách thức thiết trí đàn tràng tạo không gian nơi thực hiện nghi thức cúng thí được trang nghiêm hơn và thể hiện nét văn hóa tín ngưỡng Phật giáo. Các điệu tán tụng và âm thanh nhạc cụ hòa nhau trong lúc thực hiện nghi lễ tạo thành âm nhạc đặc trưng của Phật giáo. Tùy theo vùng miền khác nhau, các âm điệu tán tụng cũng có phần khác nhưng nó vẫn giữ được chất tôn giáo của nó. Do đó, âm nhạc Phật giáo không bị lẫn lộn và không thể dùng để tiêu khiển như các loại âm nhạc thế tục.
Lễ phẩm thí thực
Về giá trị thực
Về mặt đạo đức xã hội, “cúng thí cô hồn” là cơ hội tốt cho tất cả những người tham dự “pháp hội” phát tâm bố thí, hướng thiện và thể hiện lòng từ bi với người đã chết và cả với người còn sống. Đối với người chết, những người thực hiện và tham dự cúng thí thể hiện tâm từ bằng cách hướng tâm đến ngạ quỷ và mong muốn chúng no đủ, siêu thoát. Đối với người sống, nghi lễ cúng thí như là phương pháp trị liệu tạm thời nhằm xoa dịu nỗi đau của những người có người thân vừa mới chết hay chết ‘bất thường.’ Nghi lễ cúng thí như là một cách thể hiện tình người, giữa người sống và người chết trong cộng đồng Phật tử.
Khi đọc nội dung bản kinh nói về xuất xứ việc bố thí ngạ quỷ, người có hiểu biết về Phật pháp sẽ không khỏi có những thắc mắc về giá trị thực của bản kinh. Thứ nhất, nội dung bản kinh được cho là Đức Phật thuyết nhưng trong tạng Pali không tìm thấy kinh nào có nội dung tương đương, mặc dù vấn đề ngạ quỷ vẫn có đề cập. Do đó, độ xác tín của bản kinh cần phải xem lại.
Thứ hai, Ngài A-nan-đà trong khi ngồi thiền gặp quỷ Diệm Khẩu hình hài xấu xí như mô tả ở trên. Nếu đây là cách mô tả thực thì khó lòng thuyết phục các học giả vì chỉ có kinh Đại thừa mới đề cập ngạ quỷ có thân thể vật chất như con người và động vật. Ngạ quỷ không có thân vật chất thì làm sao có tướng như mô tả ở trên? Còn nếu cách mô tả trên mang tính biểu tượng để chỉ cho tâm tham lam, bỏn xẻn của loài ngạ quỷ thì có thể chấp nhận được. Vì rằng, xét về tâm thì tất cả chúng sanh thỉnh thoảng phát khởi những tâm tham, sân như thế khi đủ các duyên điều kiện.
Thứ ba, quỷ biết và báo cho A-nan-đà thời gian ngài sẽ chết và đọa làm ngạ quỷ, đồng thời chỉ cách cho ngài thoát nạn. Chi tiết này rất khó chấp nhận. Người Phật tử ai cũng biết rằng ngài A-nan-đà là thị giả của Đức Phật. Khó có thể tin rằng Đấng Thế Tôn không biết gì về nghiệp duyên của người đệ tử thân cận của mình huống chi là chuyện sắp đọa lạc ngạ quỷ. Hơn nữa, theo giáo lý nhân quả được Đức Phật giảng dạy trong rất nhiều bài kinh thì người đọa vào ngạ quỷ là do làm mười điều ác (xem bài kinh ở dưới). Khó có thể tin rằng A-nan-đà làm mười điều ác trong khi ngài là một vị Tỳ-kheo và là thị giả luôn theo chăm sóc Đức Phật. Giả thuyết này phi nhân quả theo lời dạy chính thống của Đức Phật.
Thứ tư, Đức Phật chấp nhận những lời quỷ nói là đúng nên chỉ dạy A-nan-đà phương pháp thoát nạn bằng cách đọc các câu thần chú và danh hiệu các Đức Phật ‘huyền thoại.’ Nội dung này cũng khó có thể chấp nhận vì Đức Phật là thầy của trời người nên không thể nào Đức Phật làm theo lời quỷ dạy. Không có bản kinh nào ghi chép khi Đức Phật còn tại thế, Ngài và Tăng đoàn trì tụng thần chú hay cúng dường bất cứ Đức Phật nào khác.
Thứ năm, cho rằng nhờ trì chú và niệm danh hiệu các Đức Phật để bố thí thức ăn cho ngạ quỷ thì ngạ quỷ được bố thí cũng như người bố thí sẽ được phước báu thù thắng, sanh lên cõi trời cũng là trái với nhân quả như đã nói. Hơn nữa, cho rằng Đức Phật đã từng làm việc này trong kiếp quá khứ của Ngài và khuyến khích đệ tử thực hành việc trì chú là không thỏa đáng vì không có bản kinh nào trong tạng Pali ghi chép vấn đề này. Vô hình trung, nó mâu thuẫn với lời dạy của Đức Phật về việc khuyến khích Phật tử tại gia giữ năm giới và làm mười điều thiện – nhân của hạnh phúc ở cõi trời và người. Do vậy, bản kinh trên có giá trị ‘tín ngưỡng’ hơn là giá trị thực.
Một vấn đề lớn khác là người đã chết có nhận được sự cúng dường của người đang sống hay không? Vấn đề này được đề cập trong kinh Tăng chi, chương Mười pháp, III, 177, phẩm Jànussoni qua câu chuyện được cho là cuộc đối thoại giữa Đức Phật và Bà-la-môn Jànussoni.
Câu chuyện kể rằng: Vị Bà-la-môn Jànussoni hỏi Đức Phật rằng ông và các bạn đồng tu của ông thường làm lễ cúng cho những người chết nhưng không biết việc làm ấy lợi ích như thế nào và người chết có thọ hưởng được không? Đức Phật đáp rằng việc cúng dường có lợi ích nếu người chết đó có “tương xứng xứ.” Cụm từ này nghĩa là người ấy sau khi chết nếu tái sanh ở cảnh giới tương xứng thì có thể thọ nhận được sự cúng dường. Đức Phật giải thích là nếu người nào khi sống làm mười điều ác (sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời vô ích, có tham ái, có sân, có tà kiến) thì khi chết đọa vào cảnh giới địa ngục.
Đối với chúng sanh ở địa ngục, thức ăn do con người cúng là không tương xứng nên không hưởng được.
Tượng tự, những người làm mười điều ác sau khi chết đọa vào loài súc sanh thì cũng không nhận được sự cúng dường. Những người làm thiện sau khi chết tái sanh làm người hay chư thiên cũng không nhận được sự cúng dường. Duy chỉ có những người nào do làm mười điều ác sau khi chết tái sanh cảnh ngạ quỷ mới có thể nhận được sự cúng dường của người sống. Như vậy, theo kinh này thì chỉ có ngạ quỷ mới có thể nhận được phẩm vật cúng dường của người sống.
Nếu căn cứ vào nội dung bài kinh vừa nêu, ngạ quỷ hay cô hồn có thể nhận được phẩm vật cúng thí. Rất tiếc, vấn đề ngạ quỷ nhận phẩm vật bố thí như thế nào bài kinh không miêu tả. Có người cho rằng ngạ quỷ thọ hưởng mùi hương của thực phẩm nhưng thọ bằng giác quan nào thì cũng không thấy miêu tả. Do đó, giả thuyết ngạ quỷ hay cô hồn nhận được vật thí qua thái độ của tâm thức là có thể chấp nhận nhất. Nghĩa là họ liên tưởng rằng họ được người khác quan tâm, chăm sóc và do đó tâm họ cảm thấy được an ủi, thỏa mãn. Nếu cho giả thuyết này đúng thì lợi ích chỉ là thỏa mãn tâm một lần như người đang đói được một bữa no nê.
Theo niềm tin, việc thực hiện trai đàn chẩn tế (với nghi thức trì chú, thỉnh mời cô hồn) sẽ giúp cô hồn hưởng được phẩm vật và siêu thoát. Điều này cũng chỉ mang giá trị tín ngưỡng vì nó không dựa trên nhân quả. Theo giáo lý nhân quả, việc ngạ quỷ thoát khổ và tái sanh cõi trời người không thể do người khác làm thay mà phải do chính bản thân ngạ quỷ chuyển hóa. Khi ngạ quỷ nhận ra những nguyên nhân đưa đến đọa lạc bao gồm tham, sân, si thì chính bản thân họ phải tu tập chuyển hóa tâm. Nhờ đó, họ mới thoát khổ. Cũng như người còn sống muốn thoát khổ cũng phải thực tập chuyển hóa tam độc. Không có Đức Phật nào hay sự mầu nhiệm nào có thể làm thay đổi khổ đau của con người nếu chính người ấy không thực tập chuyển hóa.
Lịch sử Phật giáo cho thấy rằng Đức Phật và Tăng đoàn thời Đức Phật cũng như Tăng đoàn Phật giáo nguyên thủy chưa từng thực hành nghi thức cúng thí này. Dù vậy, theo Ngạ quỷ sự thuộc Tiểu bộ kinh 7, Phật và Tăng đoàn không cúng thí cô hồn nhưng Đức Phật và Thánh Tăng giúp rất nhiều ngạ quỷ thoát khỏi cảnh khổ và tái sanh cõi lành 8. Ngạ quỷ thoát khổ là do được chỉ dạy và được tu tập chứ không phải do năng lực thần chú.
Kết luận
Người học Phật đều biết rằng mục đích của đạo Phật là hướng dẫn chúng sanh (bao gồm ngạ quỷ) tu tập để thoát khỏi cảnh khổ, chứng đắc Niết-bàn. Giá trị thực của đạo Phật là con đường chuyển hóa tâm. Khi thực hiện cúng thí cô hồn, những người thực hiện thường tin là nhờ thần lực của chư Phật và sự mầu nhiệm của thần chú mà ngạ quỷ được no đủ và tái sanh cõi lành. Ngoài niềm tin, không ai dám khẳng định có thể làm cho ngạ quỷ hiểu Chánh pháp để tu tập chuyển hóa.
Đối với người sống, ngoài việc cầu nguyện cho bản thân, gia đình, xã hội, quốc gia được bình yên hạnh phúc, hiếm ai hiểu và thực hành Chánh pháp đúng tinh thần Phật dạy; ngoại trừ những ai nghiên cứu và thực hành Phật giáo. Do đó, việc “cúng thí cô hồn” đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng hơn là sự tu tập chuyển hóa.
Từ khi Phật giáo tín ngưỡng phát triển thì vấn đề cúng kiếng cầu nguyện trở nên phổ biến rộng rãi. Đối với quần chúng thì việc cầu nguyện trở thành nhu cầu không thể thiếu. Đáp ứng nhu cầu đó nên nhiều nghi thức cúng bái được biên soạn, trong đó, nghi thức chẩn tế cô hồn là phổ biến nhất.
Con người có đời sống tình cảm nên cần sự an ủi, cầu nguyện. Nghi lễ Phật giáo phần nào đáp ứng nhu cầu ấy. Tuy nhiên, việc quan trọng của đạo Phật vẫn phải là làm sao cho mỗi người hiểu được Chánh pháp để hành trì chuyển hóa bản thân, đạt được hạnh phúc. Cầu nguyện cho người sống hay người chết là phương tiện chứ không phải là mục đích của đạo Phật.
Theo niềm tin, Đức Phật và Thánh chúng giúp cho ngạ quỷ thoát khổ bằng cách truyền thông với chúng và hướng chúng về nẻo thiện nhờ vào công đức tu tập của các bậc Thánh. Ngày nay, việc truyền thông và cứu giúp ngạ quỷ dựa vào thần lực của chư Phật và sự mầu nhiệm của thần chú. Nhiều người tin rằng đàn tràng được tổ chức càng lớn, tán tụng càng lâu thì hiệu quả càng cao.
Thích Hạnh Chơn
(1) Để hiểu đàn chẩn tế, Tỷ-kheo Trí Quang soạn tập, chúng tôi Hồ Chí Minh, 2013.
(2) Sự miêu tả hình dáng quỷ đói như trên mang tính biểu tượng, siêu hình, trừu tượng và thậm chí tưởng tượng hơn là hiện thực vì chưa ai từng thấy quỷ đói và cũng không ai dám chắc quỷ đói có thân hình hay không? Quỷ có tên gọi có lẽ do tác giả đặt chăng?
(3) Các Đức Phật: Đa Bảo Như Lai, Diệu Sắc Thân Như Lai, Quảng Bác Thân Như Lai, Ly Bố Úy Như Lai.
(4) Kinh Phật thuyết cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ đà-la-ni (ĐTK số 1.313), Thí chư ngạ quỷ ẩm thực cập thủy pháp (ĐTK số 1.315), kinh Du già tập yếu cứu A-nan đà-la-ni khẩu quỹ nghi ( ĐTK số 1.318), Du già tập yếu diễm khẩu thí thực khởi giáo A-nan-đà duyên do( ĐTK số 1.319).
(5) Theo Từ điển Phật Quang; HT.Bích Liên, Mông Sơn thí thực khoa nghi, Hà Nội: NXB.Tôn Giáo, 2010, tr.5
(6) Đời vua Lý Thánh Tông, Thiền sư Huệ Sinh (? – 1064) soạn tác phẩm Pháp sự trai nghi được cho là dùng trong các trai đàn cúng cô hồn.
(7) Ngạ quỷ sự kể chuyện về ngạ quỷ mang tính tín ngưỡng hơn là chân lý Phật giáo.
Du Lịch Châu Đốc Miếu Bà Chúa Xứ Giá Rẻ
05h00: Xe và hướng dẫn viên ABC Travel đón khách tại điểm hẹn, khởi hành đi Châu Đốc.Quý khách dùng điểm tâm sáng tại Trung Lương. Trên xe đoàn tham gia các trò chơi vui nhộn hát cho nhau nghe, thi hát karaoke…. Theo quốc lộ 1A đoàn đi ngang qua cầu treo , qua phà , tới khách dừng chân nghỉ trưa.
16h00: Xe đưa đoàn viếng Chùa Tây An – Đây là ngôi chùa bình dị năm ngay chân Núi Sam với cùng sự tích đánh giặc mở rộng bờ cõi, tiếp tục, Đoàn tham quan lăng Thoại Ngọc Hầu – Vị Vua Nông Nghiệp của khu vực Miền Tây và miếu Bà Chúa Xứ nổi tiếng linh thiêng, là trung tâm hành hương lớn nhất Miền Tây Nam Bộ.
08h00: Xe đưa đoàn đi theo tỉnh lộ 945, đoàn đi tới huyện , đến với những danh thắng của như Núi Cô Tô, Thủy Đài Sơn, Thiên Cấm Sơn, Anh Vũ Sơn …, nằm trong dãy hùng vĩ.
Quý khách hành hương lên , ngọn núi cao 716m, được mệnh danh là nóc nhà của , trên núi có hồ Thủy Liêm, miếu Sơn Thần, chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, tượng phật Di Lặc cao 32m luôn mĩm cười với khách thập phương. Đoàn thưởng thức bánh xèo với rau rừng Núi Cấm( phí tự túc).
11h00: Đoàn trả phòng khách sạn. Dùng cơm trưa . Khởi hành về Thành Phố Hồ Chí Minh. Trên đường về đoàn dừng chân nghỉ ngơi, tham quan mua sắm đặc sản địa phương: nem Lai Vung – Đồng Tháp, bánh phồng tôm Sa Đéc, đặc sản trái cây Nam Bộ…………
17h30: Về tới Tp.Hồ Chí Minh, ABC Travel chia tay quý khách hẹn ngày gặp lại! Kết thúc chuyến tham quan.
– Vận chuyển: Xe du lịch đời mới, ghế bật mềm, tivi giải trí, máy lạnh tham quan suốt tuyến
+ Khách sạn 2 sao: Bến Đá Núi Sam,Vạn Mai Hương, Châu Phố, Đông Nam, Á Châu…(hoặc các khách sạn khác tương đương).
– Ăn uống: + Bữa chính: 03 bữa cơm với thực đơn phong phú tiêu chuẩn 80.000 đồng/khách/bữa.
+ Bữa sáng: 02 bữa bún, phở, hủ tiếu, bánh mì ốp la,… Có cà fê hoặc nước ngọt giải khát.
– Vé tham quan các du lịch trong chương trình.
– Bảo hiểm du lịch theo tiêu chuẩn khách Việt Nam (20.000.000 đ/người/vụ).
– Hướng dẫn viên: vui vẻ, nhiệt tình, chu đáo, phục vụ suốt tuyến.
– Quà tặng: Nón du lịch 1cái/người, quà tham gia trò chơi, nước suối Aquafina chai 500ml/khách/ngày.
– Chi phí cá nhân: ăn uống, tham quan – vận chuyển ngoài chương trình, vé xe lữ hành lên Núi Cấm. Người lớn 50.000đ/vé khứ hồi
Bạn đang đọc nội dung bài viết Miếu Bà Bình Nhâm, Một Di Tích Nhiều Giá Trị trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!