Cập nhật nội dung chi tiết về Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc – An Giang: Huyền Bí &Amp; Linh Thiêng mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng chừng 7km về phía Tây tại chân Núi Sam, của phường Núi Sam. Miếu Bà Chúa Xứ là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, được Bộ Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1980. Đặc biệt, đây là điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng nhất miền Tây Nam Bộ được nhiều người biết đến.
Theo đó, thì miếu Bà được xây dựng vào những năm khoảng đầu thế kỷ XVIII (thời vua Gia Long) bằng nguyên vật liệu đơn sơ. Năm 1870, ngôi miếu được mở rộng quy mô trên nền đất cũ và xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Đến năm 1962 thì tiếp tục được người dân quyên góp tiền của tu sửa khang trang bằng đá miểng và lợp ngói âm dương.
Khoảng gần 3 năm sau đó (1965), miếu Bà tiếp tục được “Hội quý tế” cho xây nới rộng nhà khách và làm hàng rào nhà chính điện. Đến năm 1972, hai kiến trúc sư nổi tiếng Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng đã tái thiết lớn ngôi miếu trên bảng vẽ của mình trong khoảng thời gian 4 năm trên một dáng vẻ mới rất uy nghi đầy lộng lẫy.
Từ năm 1976 trở đi, Miếu Bà tiếp tục được nhiều lần mở rộng, trùng tu và xây dựng. Đến nay, sau bao lần kiến thiết, ngôi miếu man tổng thể kiến trúc dạng chữ “quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng.
Riêng không gian bên trong miếu được thiết kế với võ ca, chánh điện, phòng khách, phòng của Ban quý tế nhiều phòng khác. Nổi bật trong phong cách kiến trúc này là các hạng mục đều mang đậm nét nghệ thuật Ấn Độ khi được thiết kế và trang trí nhiều hoa văn nguy nga trên cổ lâu chính điện, phía trên cao là các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giang tay đỡ những đầu kèo. Và đặc biệt là các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo, nhất là có nhiều liễn đối, hoành phi được họa tiết rực màu vàng son.
Thông thường, khi nhắc đến địa điểm văn hóa, tâm linh của miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam này. Thì người ta thường nhắc đến hai câu liễn vang danh khắp bốn phương t Cầu tất ứng, thí tất linh, mộng trung chỉ thị, Xiêm khả kinh, Thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng”. Giải nghĩa: “Cầu nhất định được, ban nhất định linh, báo mộng cho biết, người Xiêm phải sợ, người Thanh phải nể, không thể tưởng tượng nổi”.
Chính từ điều này mà sau được Bộ Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1980. Trung tâm sách kỷ luật Việt Nam đã công nhận là công trình có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam.
Gần 30 sau (2009), thì sách Kỷ lục An Giang tiếp tục ghi nhận, tượng Bà Chúa Xứ là “pho tượng bằng đá sa thạch xưa nhất Việt Nam”, và “có áo phụng cúng nhiều nhất” trong những tượng thờ ở miền Tây.
Vài nét về Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam
Ly kỳ về những truyền thuyết không lời giải về Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam
Có thể nói rằng, trong số những câu chuyện tâm linh, huyền bí chưa lời giải mã của vùng đất Thất Sơn thì Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam là nơi lưu giữ nhất. Những câu chuyện này có thể không dài, nhưng sự huyền bí của nó có thể làm nhiều người kinh ngạc vì không hiểu lí do vì sao. Trong đó, chuyện Bà Chúa Xứ giúp Thoại Ngọc Hầu đào kênh Vĩnh Tế, tướng giặc Xiêm mất mạng và chuyện 9 cô gái đồng trinh dời tượng Bà xuống núi là một điển hình.
Chuyện vợ Thoại Ngọc Hầu (Châu Thị Vĩnh Tế) lập đàn làm lễ cầu xin bà
Ly kỳ truyền thuyết về Miếu Bà Chúa Xứ tỉnh An Giang
Đến nay, ngôi miếu ra đời vào thời gian nào vẫn còn là một dấu hỏi với nhiều người. Tuy nhiên, theo nhận định của một số nhà nghiên cứu thì Miếu Bà Chúa Xứ được nhân dân xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XVIII, thời vua Minh Mạng mà tiêu điểm là khi ông Thoại Ngọc Hầu vâng mệnh vua về trấn giữ vùng đất Tây Nam và đào con kênh Vĩnh Tế để nói Châu Đốc và Hà Tiên, đồng thời thông thoáng giao thông trong việc giao thương, mua bán. Cụ thể trong ghi chép nói rõ: …
“Năm 1816, khi đắp xong thành Châu Đốc, Trấn thủ trấn Vĩnh Thanh Lưu Phước Tường tâu lên vua Gia Long địa đồ miền đất mới. Xem xong, vua liền truyền: “Xứ này nếu mở đường thủy thông với Hà Tiên, thì hai đàng nông thương đều lợi. Trong tương lai, dân đến ở làng đông, đất mở càng rộng, sẽ thành một trấn to”. Không lâu sau, vua Gia Long hạ lệnh cho đào con kênh Vĩnh Tế để nối liền Hà Tiền và Châu Đốc. Người được triều đình Huế giao trọng trách đào con kênh vĩ đại này chính này là Thoại Ngọc Hầu.
Vâng lên vua, Thoại Ngọc Hầu cùng nhiều quan viên phụ trách bắt tay vào thực hiện. Sau khi hoàn thiện kế hoạch, công trình có chiều dài hơn 100km, rộng gần 50k chính thức khởi công vào ngày 15 tháng Chạp năm Kỷ Mão (1819). Hơn 80,000 nhân lực gồm người Việt, người Khmer và bộ phận người Chăm từ Campuchia theo chân tướng quân Lê Văn Đức về cư trú tại vùng đất Châu Đốc được điều động vào công trình này.
Thực hiện được một thời gian ngắn, khoảng độ được hai tháng thì liên tục gặp trục trặc. Nhiều người chết do tai nạn, bệnh tật hoặc bị thú dữ tấn công mà không có cách nào khắc phục được.
Thoại Ngọc Hầu rất lo lắng và tìm mọi cách để giải quyết. Đang lúc bối rối thì vợ ông, bà Châu Thị Vĩnh Tế được dân mách bảo là đến dâng lễ cầu xin Bà Chúa Xứ ở chân núi Sam phù hộ. Do đã nghe tiếng linh thiêng bà đã lâu, nên khi được dân mách bảo, bà Vĩnh Tế liền làm lễ, dâng hương đến miếu cúng bái, cầu xin. Quả thật, sau khi dâng lễ xong thì việc đào kênh trở nên thuận lợi và dễ dàng. Những người tham gia công trình đào kênh thấy vậy rất phấn khởi nên công trình được đẩy nhanh tiến độ.
Mặc dù công trình đào kênh vẫn chưa hoàn thiện, nhưng để tạ ơn công đức Bà. Vợ chồng bà Vĩnh Tế đã cho xây dựng lại ngôi miếu to và khang trang hơn và thường xuyên đến khấn vái cầu cho ông Thoại Ngọc Hầu đánh thắng giặc, bảo vệ yên bình cho nhân dân. Cũng từ đó, danh tiếng về sự linh thiêng của Bà Chúa Xứ được nhiều người truyền đi khắp nơi, khiến làm nhiều người ở xa nghe tin tìm đến cầu xin bà độ trì, ban phước.
Giặc Xiêm mất mạng vì dám xúc phạm đến Bà và chín cô gái đồng trinh đưa Bà xuống núi
Truyền thuyết Bà Chúa Xứ ở Núi Sam – An Giang
Chuyện kể, những năm 1820 – 1825, quân Xiêm thường xuyên quấy nhiễu nước ta, có lần chúng đuổi theo dân lên đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà. Nổi lòng tham, chúng muốn đem về nước nên ra sức khiêng tượng Bà xuống núi. Đi được một đoạn thì lạ thay tượng Bà nặng trĩu, không cách nào có thể nhấc lên được.
Tức giận, một tên tướng rút đao chém gãy tay trái của bà, ngay lập tức hắn bị Bà trừng phạt, học máu chết ngay tại chỗ. Đám lính đứng xung quanh thấy vậy liền tái mặt, hoảng hồn bỏ chạy tán loạn, không một tên nào dám đứng lại.
Kể từ đó, Bà thường hiện về tự xưng là Bà Chúa Xứ báo mộng cho dân và dạy dân cách lập miếu thờ để Bà phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp, thoát khỏi dịch bệnh.
Trước đây, tượng Bà ngự trên đỉnh núi Sam, gần Pháo Đài. Trước sự linh ứng và mách bảo của Bà, người dân quyết định khiêng tượng Bà về đồng bằng để thờ cúng. Để di dời tượng bà, sau khi làm lễ cúng bái xong thì hơn 40 chàng trai lực lưỡng được điều vào khiêng tượng Bà xuống nhưng không cách nào nhấc lên được.
Đang lúc bối rối không biết làm sao hì có một cô gái “lên đồng” bảo rằng Bà chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng là được. Quả thật như vậy, khi chín cô gái đồng trinh đưa tay cùng nhất thì tượng Bà bỗng rất nhẹ. Khiêng một hồi lâu, đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch, không thể khiêng một bước nào nữa. Lúc này các bậc cao niên nghĩ rằng Bà chọn nơi đây để an vị và lập miếu thờ cúng ngay tại chỗ.
Sau khi di dời tượng Bà xuống chân núi Sam, ngôi miếu hàng năm được nhân dân thờ cúng trang nghiêm và thường xuyên tu bổ, tôn tạo. Tuy nhiên, có một điều mà nhiều người vẫn không lý giải nổi là tượng bà từ đâu mà có. Ai đã đúc và đem đến đây. Do đó mà sự linh thiêng, huyền bí về Bà được nhiều người sợ hơn và thêu dệt lên bao câu chuyện.
Lời giải về sự xuất hiện của pho tượng Bà Chúa Xứ
Để tìm lời giải thích cho pho tượng thì năm 1941, một nhà khảo cổ học người Pháp tên Malleret đã đến nghiên cứu và cho rằng: “tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần), tạc dáng người nghĩ ngợi, quý phái, chất lượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao, được tạc vào cuối thế kỷ VI, và rất có thể đây một trong số hiện vật cổ của nền văn hóa Óc Eo”.
Bên cạnh công trình nghiên cứu của nhà khảo cổ học người Pháp, trong công trình “Sơ khảo Đồng Bằng sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa”, cố nhà văn Sơn Nam cũng đưa ra nhận định: “tượng của Bà là pho tượng Phật đàn ông của người Khmer, bị bỏ quên lâu đời trên núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miễu, điểm tô lại với nước sơn, trở thành đàn bà mặc áo lụa, đeo dây chuyền. Và từ đó “Bà Chúa Xứ” là vị thần có quyền thế lớn ở khu vực ấy, xứ ấy”.
Dựa trên cơ sở nghiên cứu của nhiều người đi trước, trong công trình nghiên cứu khoa học “Lịch sử khai phá vùng đất Châu Đốc” của ông Trần Văn Dũng cũng khẳng định: “Tượng Bà Chúa Xứ thực ra là tượng nam, ngồi ở tư thế hương giả, phần đầu của tượng hiện đang thờ tại miếu Bà không phải là nguyên gốc được chế sau bằng loại đá khác với thân tượng”.
Qua những nghiên cứu này thì có thể nói rằng, Tượng Bà Chúa Xứ đã có cách đây hơn 1.300 năm (lấy mốc thế kỷ VI của nhà khảo cổ học người Pháp), khi nền văn hóa Óc Eo còn thịnh vượng.
Trải qua khoảng thời gian hơn 200 năm mưa nắng với thời gian. Ngày nay, Miếu Bà Chúa Xứ không chỉ đóng vai trò ý nghĩa tâm linh to lớn đối với người dân An Giang mà còn là chỗ dựa tâm linh vững chắc cho nhân dân trong khắp cả nước. Người hành hương đến viếng Bà bằng tất cả sự tôn kính để cầu mong cuộc sống được an yên, ấm no, hạnh phúc.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam An Giang
Lễ vía Bà Chúa Xứ Núi Sam 2019
Hàng năm, cứ đến ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch thì ban quản lý cùng chính quyền nơi đây tổ chức lễ hội Vía Bà Chúa Xứ rất trang trọng. Thời gian lễ hội diễn ra từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch với 5 nghi thức lễ khác nhau để người dân đến kính viếng, xin xăm Bà, vay tiền Bà, thỉnh bùa Bà… về làm ăn. Cụ thể lễ hội vía Bà Chúa Xứ gồm các phần như sau:
Lễ “tắm Bà” được cử hành vào lúc 0 giờ đêm 23 rạng 24 tháng 4 âm lịch.
Lễ “thỉnh sắc” tức rước sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân từ Sơn lăng về miếu bà, được cử hành lúc 15 giờ chiều ngày 24.
Lễ túc yết và Lễ xây chầu: Lễ “túc yết” là lễ dâng lễ vật (lễ vật chính là con heo trắng) và tiến hành nghi thức cúng Bà, lúc 0 giờ khuya đêm 25 rạng 26. Ngay sau đó, là “Lễ xây chầu” mở đầu cho việc hát bộ (còn gọi là hát bội hay hát tuồng).
Lễ chánh tế được cử hành vào 4 giờ sáng ngày 27.
Lễ hồi sắc được cử hành lúc 16 giờ chiều cùng ngày, ngay sau khi Lễ chánh tế kết thúc. Đây là lễ đem sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân về lại Sơn lăng.
Với nét tâm linh, tín ngưỡng đặc sắc của lễ hội vía Bà, năm 2005, lễ hội Vía Bà (lễ hội vía bà Chúa Xứ) được Bộ Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
Travel writer
Blogger Q.T
Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc
Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc – điểm đến tâm linh lớn nhất An Giang
Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc nằm dưới chân Núi Sam (Châu Đốc, An Giang), cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng 8km. Miếu Bà ra đời vào khoảng thời gian sau khi Thoại Ngọc Hầu – Nguyễn Văn Thoại về trấn nhậm, tức cách đây khoảng 200 năm.
Tương truyền, Thoại Ngọc Hầu hoặc vợ ông là bà Châu Thị Tế đã ban lệnh và hỗ trợ để lập miếu.
Trong miếu, tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện. Bà được đeo vòng vàng, choàng áo vàng. Người ta nói rằng hiện nay “tài sản” của Bà là cả trăm tỷ do những người đến Chiêm bái cầu lộc đi lễ dâng lên. Bởi thế mới thấy
Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc có gì hay?
Đến Miếu Bà Chúa Xứ, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên vì cảnh đẹp và kiến trúc độc đáo của toàn bộ công trình. Không những vậy, câu chuyện đi lễ Bà Chúa Xứ để cầu lộc, mượn tiền bà làm ăn của những người tin vào tâm linh cũng sẽ cuốn hút bạn.
Nét kiến trúc độc đáo
Bước vào miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc, điểm đầu tiên là bạn sẽ vô cùng ấn tượng với lối kiến trúc tinh tế từ cổng miếu cho đến Chánh Điện, cổng sau và các gian nhà mới xây.
Chúng tôi đến đây 2 lần, một lần vào ban ngày và một lần vào ban đêm. Quả thực, mỗi thời điểm là một vẻ đẹp khác nhau. Nếu ban ngày, bạn sẽ được nhìn rõ từng chi tiết tinh tế chạm khắc trang trí trên các câu đối, hoành phi, từng mái ngói, cột nhà… thì ban đêm, ánh điện lung linh sẽ làm bạn choáng ngợp với sự lộng lẫy của nơi đây. Đứng giữa tòa kiến trúc có vẻ đẹp khác thường, chúng t có cảm giác mình đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.
Được biết, xưa kia, Miếu bắt đầu được xây dựng rất đơn sơ bằng tre lá, nằm quay về hướng Tây Bắc, phần lưng thì quay về vách núi, còn chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng.
Năm 1870, Miếu được xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Từ năm 1972 – 1976, suốt 4 năm ròng rã, miếu Bà được hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng xây dựng lại để có được diện mạo như ngày nay.
Nhìn chung, Miếu mang kiến trúc hình chữ quốc, có hình dáng như một bông sen đang tỏa ra. Miếu cũng được xây mái tam cấp ba tầng lầu, ngói được lợp là ngói đại ống màu xanh. Góc mái của miếu vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng.
Bên trong miếu thì lại được thiết kế và trang trí mang đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Có nhiều liễu đối, hoành phi rực rỡ, đẹp mắt. Các phần bên trong miếu là võ ca, chánh điện, phòng khách, phòng của Ban quý tế… Bốn cây cột cổ lầu trước chính điện gần như được giữ nguyên như cũ.
Lễ Bà chúa Xứ
Sở dĩ nhiều khách hành hương mà chủ yếu là người làm ăn từ khắp nơi đều tìm về đây là vì niềm tin: đi lễ bà Chúa Xứ, cầu lộc, vay tiền Bà để làm ăn. Đặc biệt, trong miếu Bà còn có một bức tường kỳ lạ mà người dân thường đứng úp mặt vào đó để lầm rầm cầu khấn, “tỉ tê tâm sự” với Bà.
Thời điểm người dân hành hương đến Miếu đông nhất thường là dịp từ tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch hàng năm (sau Tết Nguyên Đán).
Lễ Vía Bà Chúa Xứ có các lễ chính như sau:
Lễ “tắm Bà”
Lễ “thỉnh sắc” tức rước sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân từ Sơn lăng về miếu bà,
Lễ túc yết và Lễ xây chầu (dâng lễ vật và tiến hành nghi thức cúng bà)
Lễ chánh tế
Lễ hồi sắc (đem sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân về lại Sơn lăng).
Lễ vật cúng miếu Bà Chúa Xứ bao gồm: Trái cây, Hoa lay ơn, nhang rồng phụng 5 tấc, Đèn cầy, Gạo hũ, Muối hũ, trà pha sẵn, Rượu nếp Hà Nội 420ml, Nước chai 500ml, Giấy cúng Bà Chúa Xứ, Bánh kẹo, Trầu cau, Chè, Xôi, Cháo trắng, Heo quay con, Bộ Tam sên, bánh bao, Vịt luộc, Gà luộc.
Kinh nghiệm đi Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc
Từ TP. Hồ Chí Minh, bạn di chuyển xuống TP. Châu Đốc bằng xe máy, ô tô du lịch tự lái hoặc xe khách.
Nếu đi xe khách thì có nhiều nhà xe từ TP. Hồ Chí Minh đi Châu Đốc như: Phương Trang, Huệ Nghĩa, Hùng Cường. V.v… Bạn chỉ cần gọi điện đặt vé và đến điểm đón của xe là được. Xe thường sẽ khởi hành ở bến xe miền Tây hoặc văn phòng của nhà xe. Đến Châu Đốc thì xe sẽ trả khách ở nhà xe hoặc Bến xe Châu Đốc (tùy hãng). Vé xe trung bình khoảng 150k/ vé.
Nếu từ TP. Châu Đốc thì bạn đi theo đường Tân Lộ Kiều Lương cho đến khi gặp nhà khách Núi Sam thì rẽ phải, đi thẳng là tới.
Xung quanh miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc có rất nhiều khách sạn nhà nghỉ giá rẻ và rất tiện để vào miếu Bà. Tuy nhiên vì rẻ và nhiều (đông người từ khắp nơi đến) nên cũng khá phức tạp. Do đó lời khuyên là nếu thuê phòng thì nên đặt phòng khách sạn có chất lượng, an toàn.
Một số gợi ý cho bạn là:
Nhà khách Núi Sam. Địa chỉ: Quốc lộ 91, P. Núi Sam, Châu Đốc, An Giang
Khách Sạn Trâm Anh. Địa chỉ: Tân Lộ Kiều Lương, P. Núi Sam, Châu Đốc, An Giang
Khách Sạn Bến Đá Núi Sam. Địa chỉ: QUỐC LỘ 91, P. Núi Sam, Châu Đốc, An Giang
Ngoài ra, một lựa chọn hay ho là bạn có thể thuê phòng khách sạn ở khu vực trung tâm thành phố Châu Đốc để có thể tiện kết hợp đi tham quan nhiều điểm khác. Mọi thứ cũng tiện nghi và bớt phức tạp hơn. Các khách sạn ở trung tâm Thành phố Châu Đốc thì có khách sạn Hải Châu, khách sạn Victoria Châu Đốc.
Khách sạn Hải Châu. Địa chỉ: 63 Sương Nguyệt Ánh, Châu Phú A, Châu Đốc, An Giang.
Khách sạn Victoria Châu Đốc. Địa chỉ: Sô 1 Lê Lợi, Tp. Châu Đốc, Châu Phú B.
Khách sạn Ngọc Phú. Địa chỉ: 25 Đống Đa, Châu Phú A, Châu Đốc, An Giang
Về ăn uống thì có thể ăn ở các quán xung quanh miếu, đặc biệt là các gánh hàng rong ở cổng sau miếu. Các món ăn ở đây phổ biến có bún riêu, bún cá, bún mắm, mì, hủ tiếu. v.v…
Ngoài ra cũng có các loại bánh bò và nhiều loại bánh khác với đủ màu sắc trông rất ngon mắt.
Dọc đường để lên cổng trước của miếu thì bán rất nhiều đặc sản là các loại mắm, khô: mắm lóc xổ, mắm sặc, mắm linh, mắm lóc nhỏ, lóc khúc, mắm chốt, lóc phi lê… Trong đó mắm chốt 60.000đ/ kg, mắm lóc khúc thì 160.000/kg. mắm lóc nhỏ thì 80.000đ/ kg…
Đi Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc khi nào?
Tháng giêng – tháng 3 âm lịch, thời điểm sau Tết là khoảng thời gian lý tưởng để đi miếu Bà Châu Đốc. Hoặc từ ngày 23-27/4 âm lịch (lễ Vía Bà). Đây là những thời điểm thập phương về đây rất đông để làm lễ ở miếu Bà. Nếu bạn muốn đi với mục đích hành hương vào dịp lễ lớn thì chọn thời gian này.
Nếu muốn chuyến đi của mình bớt đông đúc, thoải mái hơn, không bị kẹt xe, kẹt đường thì nên tránh đi vào thời điểm trên. Thời điểm này cũng là lúc dịch vụ phòng, vé xe đều đồng loạt tăng cao.
Nếu đi hành hương thì nên đi đầu tuần và giữa tuần. Nếu đi để đi lễ miếu Bà Chúa Xứ và xin lộc, vay tiền Bà để làm ăn thì nên đi vào buổi sáng sớm, khi mặt trời chưa lên. Theo lời người dân ở đây thì như vậy mới hiệu nghiệm.
Nếu chỉ đi tham quan thì nên đi ban đêm để bớt đông và thoải mái hơn.
Các lưu ý khi đi Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc
Lưu ý bảo quản tư trang cá nhân, các đồ quý giá, ví tiền.
Nên mua đồ lễ từ trước ở chợ, hoặc nếu đến đó mua thì mua tại các hàng/shop lớn xung quanh miếu.
Trên đường vào miếu, hạn chế mua hàng của những người bán dạo (tránh gặp phải các trường hợp bị lừa đảo lấy trộm ví tiền, tư trang…) Mặc dù không phải ai cũng lừa đảo nhưng nên tránh trước cho an toàn.
Không nên mang theo nhiều tiền mặt.
Nên mang giỏ xách phía trước người để tránh bị móc túi.
Không mua, thuê heo quay gần chùa vì giá ở đây sẽ rất mắc. Chưa kể có thể bạn sẽ mua phải heo đã cúng, được đem dùng lại.
Không nhận “lộc” từ người lạ dúi vào tay các bạn, vì họ sẽ đòi tiền bạn ngay sau đó
Không thả chim phóng sinh, vì những con chim ơ đây bị nhốt lâu ngày thường không thể bay nổi nữa.
Các điểm tham quan gần Miếu Bà Chúa Xứ
Khi đi miếu bà Chúa Xứ Châu Đốc xong thì bạn có thể đi thăm lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Tây An… bên cạnh. Ngoài ra bạn nên lên kế hoạch kết hợp tham quan những địa điểm gần miếu bà Chúa Xứ như Chợ Châu Đốc, làng nổi cá Bè Châu Đốc, Làng Chăm Đa Phước…
Hạ Khương
Viếng Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc
Châu Đốc, một địa danh gắn liền với sự linh thiêng với thế phong thủy tiền tam giang, hậu thất sơn và huyền bí cùng nhiều tín ngưỡng tôn giáo tồn tại từ lâu đời. Nhắc tới mảnh đất này, người ta không thể không nhớ tới Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng không chỉ ở miền Tây Nam Bộ, mà ngay cả người Việt ở nước ngoài vẫn biết đến.
Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Miếu Bà Chúa Xứ có rất nhiều truyền thuyết huyền bí xung quanh hoàn cảnh ra đời của ngôi miếu, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Với sự linh thiêng và ứng nghiệm, cầu được ước thấy khiến Miếu Bà hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, cúng viếng, đặc biệt vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về góp phần phát triển ngành du lịch An Giang.
Theo truyền thuyết kẻ lại, cách đây khoảng 200 năm, người dân địa phương tại Châu Đốc đã phát hiện ra tượng Bà ở trên đỉnh núi Sam và muốn đưa xuống. Tuy nhiên, mấy chục thanh niên cường tráng định khiêng tượng Bà nhưng không được. Sau đó qua miệng bà “cô Đồng” bảo chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng xuống. Nhưng đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch không thể đi nữa. Người dân nghĩ Bà chọn nơi đây để an vị ở đây và đã lập miếu tôn thờ.
Ngày trước miếu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm quay về hướng tây bắc, phần lưng thì quay về vách núi, còn chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng. Vào năm 1870, miếu được người dân xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Trong 4 năm từ 1972 đến 1976, miếu Bà được hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng tái thiết lớn tạo nên dáng vẻ như hiện nay.
Miếu Bà có bố cục kiểu chữ “Quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Các hoa văn ở cổ lầu chánh điện thể hiện đậm nét nghệ thuật.
Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi lộng lẫy. Đặc biệt, bức tượng phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chánh điện gần như được giữ nguyên như cũ.
Quần thể kiến trúc miếu có chính điện (nơi thờ tượng Bà), võ ca, phòng khách và phòng Ban quý tế.
Bên trong miếu thì lại được thiết kế và trang trí mang đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Các cánh cửa miếu được các nghệ nhân chạm trổ, điêu khắc tinh xảo. Đặc biệt, nhiều liễn đối và hoành phi ở nơi đây cũng được dát vàng son rực rỡ.
Tượng Bà được người dân đặt ở giữa chính điện, xung quanh đó còn có bàn thờ Hội đồng ở phía trước, Tiền hiền và Hậu hiền thì đặt hai bên. Bàn thờ Cậu đặt ở bên trái, có thờ một Linga bằng đá rất to, cao khoảng 1,2m, còn bàn thờ Cô thì ở bên phải thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ,…
Về nguồn gốc tượng Bà Chúa Xứ có nhiều truyền thuyết khác nhau. Theo lời truyền miệng dân gian thì vào những năm 1820 – 1825, quân Xiêm sang quấy phá nước ta và đuổi theo dân lên đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà. Bọn chúng ra sức khiêng bức tượng nhưng không nhấc nổi, một tên trong số đó đã làm tức giận làm gãy tay Bà và ngay lập tức hắn bị trừng phạt. Từ đó người dân gọi là Bà Chúa Xứ và lập miếu thờ để cho Bà Chúa phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp, thoát khỏi dịch bệnh.
Còn theo nhà khảo cổ học người Pháp Malleret nghiên cứu vào năm 1941 cho biết tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần). Tạc dáng người nghĩ ngợi, quý phái, chất lượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao. Bức tượng được tạc vào cuối thế kỷ 6 và rất có thể đây một trong số hiện vật cổ còn sót lại của nền văn hóa Óc Eo xưa. Vào năm 2009, tượng Bà được ghi vào sách Kỷ lục An Giang là bức tượng bằng đá sa thạch xưa nhất Việt Nam và có áo phụng cúng nhiều nhất.
Vào mỗi dịp Tết đến, Miếu Bà Chúa Xứ lại thu hút đông đảo người dân địa phương và khách thập phương. Họ đến để thắp hương, cầu nguyện về một năm mới ấm no, hạnh phúc. Miếu Bà chúa xứ Núi Sam thể hiện rõ tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà miếu Bà Chúa Xứ mỗi năm thu hút hơn 3 triệu Phật tử từ các nơi đổ về hành hương, cúng bái cầu bình an, may mắn, tài lộc. Có du khách kể lại rằng, khi làm ăn họ không gặp vận, gặp thời. Người đó cúng bái khắp nơi, sau này nghe lời đồn, ông đã cất công từ Đà Nẵng bay vào Nam và viếng Miếu Bà Chúa Xứ. Và từ đó thời vận ông kéo về không thể hơn được. Từ đó hàng năm, ông đều vào Nam trả lễ Miếu Bà Chúa Xứ.
Khuôn viên vô cùng rộng rãi thoáng đãng với những cây cổ thụ rợp bóng xanh mát và nhiều cảnh được tạo dáng đẹp mắt. Điểm tô cho không gian là sắc hoa rực rỡ. Vào buổi tối, khi đèn lên, không gian miếu cổ kính lại thêm phần lung linh. Vãn cảnh chùa, thắp nhang cầu những điều bình an tốt lành cho bản thân và gia đình xong, bạn có thể leo lên tầng cao của ngôi miếu, ngắm nhìn cảnh vật từ trên cao, đưa mắt hướng về phía xa, bạn có thể thấy được cả 1 góc của thành phố.
Từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm, Miếu Bà luôn nô nức dòng người đến thăm viếng. Bởi đây chính là khoảng thời gian diễn ra lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam ( 24-27.4 âm lịch). Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ chính thức diễn ra từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch hàng năm, trong đó có ngày vía chính là ngày 25. Năm 2015, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Vào mùa lễ hội, hàng triệu người từ khắp các vùng miền cả nước, nhiều nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam Bộ về đây dự lễ tắm tượng Bà, lễ dâng hương cầu phúc lành… và tham gia các trò chơi như hát bôi, múa võ, ca nhạc ngũ âm, múa lân, đánh cờ…
Du Lịch Châu Đốc Miếu Bà Chúa Xứ Giá Rẻ
05h00: Xe và hướng dẫn viên ABC Travel đón khách tại điểm hẹn, khởi hành đi Châu Đốc.Quý khách dùng điểm tâm sáng tại Trung Lương. Trên xe đoàn tham gia các trò chơi vui nhộn hát cho nhau nghe, thi hát karaoke…. Theo quốc lộ 1A đoàn đi ngang qua cầu treo , qua phà , tới khách dừng chân nghỉ trưa.
16h00: Xe đưa đoàn viếng Chùa Tây An – Đây là ngôi chùa bình dị năm ngay chân Núi Sam với cùng sự tích đánh giặc mở rộng bờ cõi, tiếp tục, Đoàn tham quan lăng Thoại Ngọc Hầu – Vị Vua Nông Nghiệp của khu vực Miền Tây và miếu Bà Chúa Xứ nổi tiếng linh thiêng, là trung tâm hành hương lớn nhất Miền Tây Nam Bộ.
08h00: Xe đưa đoàn đi theo tỉnh lộ 945, đoàn đi tới huyện , đến với những danh thắng của như Núi Cô Tô, Thủy Đài Sơn, Thiên Cấm Sơn, Anh Vũ Sơn …, nằm trong dãy hùng vĩ.
Quý khách hành hương lên , ngọn núi cao 716m, được mệnh danh là nóc nhà của , trên núi có hồ Thủy Liêm, miếu Sơn Thần, chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, tượng phật Di Lặc cao 32m luôn mĩm cười với khách thập phương. Đoàn thưởng thức bánh xèo với rau rừng Núi Cấm( phí tự túc).
11h00: Đoàn trả phòng khách sạn. Dùng cơm trưa . Khởi hành về Thành Phố Hồ Chí Minh. Trên đường về đoàn dừng chân nghỉ ngơi, tham quan mua sắm đặc sản địa phương: nem Lai Vung – Đồng Tháp, bánh phồng tôm Sa Đéc, đặc sản trái cây Nam Bộ…………
17h30: Về tới Tp.Hồ Chí Minh, ABC Travel chia tay quý khách hẹn ngày gặp lại! Kết thúc chuyến tham quan.
– Vận chuyển: Xe du lịch đời mới, ghế bật mềm, tivi giải trí, máy lạnh tham quan suốt tuyến
+ Khách sạn 2 sao: Bến Đá Núi Sam,Vạn Mai Hương, Châu Phố, Đông Nam, Á Châu…(hoặc các khách sạn khác tương đương).
– Ăn uống: + Bữa chính: 03 bữa cơm với thực đơn phong phú tiêu chuẩn 80.000 đồng/khách/bữa.
+ Bữa sáng: 02 bữa bún, phở, hủ tiếu, bánh mì ốp la,… Có cà fê hoặc nước ngọt giải khát.
– Vé tham quan các du lịch trong chương trình.
– Bảo hiểm du lịch theo tiêu chuẩn khách Việt Nam (20.000.000 đ/người/vụ).
– Hướng dẫn viên: vui vẻ, nhiệt tình, chu đáo, phục vụ suốt tuyến.
– Quà tặng: Nón du lịch 1cái/người, quà tham gia trò chơi, nước suối Aquafina chai 500ml/khách/ngày.
– Chi phí cá nhân: ăn uống, tham quan – vận chuyển ngoài chương trình, vé xe lữ hành lên Núi Cấm. Người lớn 50.000đ/vé khứ hồi
Bạn đang đọc nội dung bài viết Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc – An Giang: Huyền Bí &Amp; Linh Thiêng trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!