Cập nhật nội dung chi tiết về Miếu Quan Thánh (Quận Bình Tân) Mừng Vía Ông mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sáng ngày 31-07-2013 (nhằm ngày 24 tháng 6 âm lịch) là ngày vía mừng ngày sinh của Quan Thánh Đế Quân – vị thần tài bảo trợ cho việc kinh doanh buôn bán, vị thần bảo trợ cho việc học vấn, vị thần đa chức năng bảo hộ cho cuộc sống của người dân; vì thế hàng năm cứ đến ngày này, Ban quản trị, ban trị sự tại tất cả các Miếu có thờ Ông đều long trọng tổ chức lễ dâng hương để cầu Ông phù hộ cho quốc thái dân an, phong điều vũ thuận.
Năm 2013 là năm vừa tròn 20 năm ngày trùng tu của Miếu Quan Thánh và Trung tâm Hoa văn Trung Nghĩa (quận Bình Tân), các hoạt động phong phú chào mừng đã được Ban trị sự Miếu tổ chức long trọng, sau nghi thức dâng hương tại chính điện, đoàn diễu hành truyền thống trên đường phố tại địa phương để Ông ban phúc lành cho người dân đã được diễn ra rầm rộ với đội lân, kèn trống rộn ràng hộ tống thu hút đông đảo người dân đến tham dự và chia sẻ những điều may mắn do Ông ban tặng. Đặc biệt, khác với nghi thức rước thần thờ diễu hành thông thường, hoạt động diễu hành của miếu Quan Thánh sẽ do người thật hóa trang thay thế tượng thờ, tạo sự gần gũi và thân thiết hơn, nhờ đó mà sự giao thoa giữa thế giới tâm linh và thế giới hiện tại đã được rút ngắn tối đa.
Chính điện thờ Ông
Bà con dâng hương
Chuẩn bị lễ dâng hương
Múa lân mừng vía Ông
Tập thể Ban trị sự Miếu dâng hương tại chính điện
Tập thể Ban trị sự Miếu dâng hương tại chính điện
Làm lễ xin keo chuẩn bị diễu hành
Hóa trang thành Quan Thánh Đế Quân, Quan Bình và Châu Xương
Diễu hành
Tập thể Ban trị sự chụp hình lưu niệm trước cổng Miếu
TCM (Tin / Ảnh)
Cần Thơ: Lễ Vía Quan Thánh Đế
Lễ vía Quan Thánh Đế được tổ chức vào ngày 24 tháng 6 âm lịch, hằng năm vào ngày vía, các vị cao tuổi trong Ban trị sự chùa cùng đông đảo người Hoa ở địa phương tổ chức lễ vía Ông.
Theo sách xưa, trong quá trình di cư sang nước ta, những lưu dân người Hoa đã gặp phải không ít khó khăn do sóng to gió lớn trong chuyến đi, cuộc sống cơ cực nơi đất khách quê người. Tín ngưỡng mang theo từ quê nhà kết hợp với tín ngưỡng bản địa nơi họ đến sống làm cho đời sống tinh thần của người Hoa thêm phong phú, tạo nên sự hỗn dung văn hóa trong đời sống tâm linh. Đời sống tâm linh đó được thể hiện qua các Hội quán – dân gian quen gọi là chùa Hoa. Có thể nói Hội quán là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Hoa. Những gì thiêng liêng cao quý, tôn kính đều được đặt trong Hội quán. Tiêu biểu nhất là tín ngưỡng thờ Quan Công và Thiên Hậu Thánh Mẫu. Đặc biệt Quan Công là vị thần được bà con người Hoa hết lòng tôn kính về lòng trung, hiếu, tiết nghĩa, gắn liền với câu chuyện kết nghĩa của ông với Lưu Bị và Trương Phi ở vườn đào. Họ tôn ông là Quan Thánh Đế Quân và thờ ông ở khá nhiều nơi.
Khi mọi người tề tựu xong, lại một hồi trống vang lên (người đánh trống phải là một ông cụ). Chủ lễ đọc bài văn tế thần bằng tiếng Hoa với nội dung: Hôm nay là ngày vía Quan Thánh Đế Quân, chúng tôi tổ chức buổi lễ gồm: Trà, rượu, heo, gà, bánh trái… dâng cúng thần, cầu thần ban cho phúc lành, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, làm ăn phát đạt… Đọc văn tế thần xong, mọi người xá ba xá. Xá xong, có hai người rót trà và rượu đổ một tí xuống đất cúng thần. Sau đó, khiêng bàn đựng đồ cúng quay ra hướng cổng chính để cúng Thiên Địa. Tiếp một hồi trống nữa. Bài văn tế thần được đọc lại (chỉ có việc thay tên vị thần sắp cúng mà thôi) rồi mọi người xá ba xá. Xong, châm trà rượu. Cứ thế, nghi lễ lần lượt cúng các vị thần: Thiên Hậu Thánh Mẫu, Thần Tài, Phật Bà Quan Âm, Phước Đức Chính Thần, Mã Tiền Tướng Quân. Riêng Phật Bà Quan Âm, thức cúng là đồ chay, hoặc trái cây.
Lễ cử hành xong, người vào bếp phụ nấu ăn, người dọn bàn, dọn ly để chuẩn bị đãi khách. Lúc này khách tấp nập đến cúng nhang, đèn ở Hội quán. Có người cúng tiền, số lượng ít thì để vào thùng phước thiện, nhiều thì gởi trực tiếp cho người tiếp nhận ghi tên người cúng vào sổ công đức. Có người đem nhang khoanh đến cúng (loại nhang này cọng nhỏ, uốn cong thành nhiều vòng tròn từ nhỏ đến lớn). Một cụ bà dùng cây móc để đưa cuộn nhang treo lên trần nhà. Sau đó, bà đưa một cây bằng gỗ dài trên có đặt một cây nến cho khách đốt nhang của mình. Từ trên trần, những vòng nhang từ nhỏ đến lớn buông xuống tạo thành một hình xoắn ốc, giữa vòng xoắn ốc ấy có treo lủng lẳng một miếng nhựa màu vàng, trên có ghi tên người cúng bằng chữ Hoa. Khói nhang bay phảng phất, tỏa mùi thơm tạo thành một bầu không khí trang nghiêm và huyền ảo.
Tất cả khách đến cúng đều được mời dùng bữa cơm thân mật hoặc nán lại bên bàn trà, trò chuyện dăm ba câu, bàn chuyện làm ăn, thời sự, thế thái nhân tình…
Lễ vía Quan Thánh Đế Quân là một lễ hội mang đậm tính văn hóa và nhân văn sâu sắc trong cộng đồng người Hoa ở Nam bộ đóng góp vào tạo bản sắc văn hóa Nam bộ phong phú và đa dạng.
Theo BaoCanTho
Cách Thờ Quan Thánh Đế Quân Vào Ngày Vía Tại Chùa Ông Để Được Độ Mạng!
Quan Thánh Đế Quân
23 tháng 6, 2017
Đó là vị tướng nổi tiếng Quan Vân Trường, còn gọi là Quan đế, Xích đế, Quan Công. Đây là một nhân vật lịch sử Trung Quốc sinh năm 162 sau công nguyên, mất năm 219.
Theo quan niệm của người Việt khi lập bàn thờ Quan Thánh Đế Quân độ mạng là vì muốn tỏ lòng kính trọng đức tính trung hiền của ngài.
Ngày vía được tổ chức vào ngày 24 tháng 6 âm lịch hàng năm. Theo sử sách ghi lại thì ngài Quan Vũ giáng sanh vào ngày hai mươi bốn tháng sáu năm Diên Hi thứ ba đời Đông Hán, ở thôn Hạ Phùng, huyện Giải (sau thành châu Giải), quận Hà Đông, bộ Hiệu Úy của Trực Lệ. Nay là thôn Thường Bình làng Thường Bình của Vận Thành. Trước nay hay nói Ngài Quan Vũ là người của châu Giải.
Bàn thờ phải có 1 bóng đèn đỏ. Không được để đèn sáng quá. Tốt nhất là để bàn thờ nơi mình làm việc. Bàn thờ phải để cao hơn đầu người. Có rèm che thì càng tốt. Vì nơi thờ thần linh thì không nên để người ta nhìn thấy thẳng mặt vị thần được thờ. Và chỗ thờ ngài không được làm những chuyện ô uế, gian trá, ..v…v..
Ảnh – Bàn thờ Quan Công cùng bàn thờ Phật
Ngài rất khó tính như bạn biết đó, thế nên việc duy trì tâm hồn trong sạch thì chưa đủ, bạn cần thường xuyên vệ sinh ban thờ luôn sạch sẽ.
Thờ ngài thì không được ăn thịt Trâu không thì bị Ông nhập vào hành. Ông hành xong người đó bệnh gần hai tháng mới hết. Cũng không ăn thịt chó, chuột và gà trống. Nghĩa là không cố tình, hoặc biết thì không được ăn. Còn vô tình ăn phải thì cũng không sao.
Bạn thờ ngày thì hãy thật thành tâm. Nếu bạn trưng như một pho tượng thì nó sẽ là 1 pho tượng. Nhưng nếu bạn thờ như một vị thần thì Ông sẽ là một vị thần, giúp cho gia đình bình an, mọi người sáng dạ, làm ăn ngay thẳng mà vẫn phát triển thịnh vượng.
Người Hoa tin rằng khi thờ Quan công sẽ mang lại vận khí cho gia chủ, tránh tà ma và những điều không may mắn. Quan điểm người Việt theo Phật giáo thờ Quan Công nhằm tôn trọng đức tính trung hiền của ông, là tấm gương con cháu noi theo.
Quan Vũ là người luôn tôn trọng tư cách của một người quân tử theo truyền thống nho giáo, vì vậy, nếu thờ ông ta thì phải chọn nơi thanh tịnh, sạch sẽ, trang nghiêm. Mua một cái trang thờ, để tượng ông ta đứng bên trong, rồi thường xuyên đốt nhang là đủ. Nhưng khi thiết lập trang thờ và những lúc đốt nhang, phải mặc áo quần dài đàng hoàng, và nhất là thân thể phải sạch sẽ.
Người Hoa tin rằng khi thờ Quan công sẽ mang lại vận khí cho gia chủ, tránh tà ma và những điều không may mắn. Quan điểm người Việt thờ Quan Công nhằm tôn trọng đức tính trung hiền của ông, là tấm gương con cháu noi theo.
Lứa tuổi thờ Quan Công có thể sớm nhất từ năm 25 – 45 tuổi, chỉ có thân nam được thờ phượng và cúng bái.
Khi bạn thờ với lòng thành kính ngài thì trong nhà cũng tăng thêm chánh khí, khiến cho tà ma, ngoại đạo cũng phải kiêng dè một chút. Linh bao nhiêu là tùy vào tâm thành và sự tôn kính của ta.
Theo thập can Phật giao chỉ rằng: Người thờ Quan Thánh Đế chắc chắn phải là nam giới, không thể là nữ giới được.
Lý do mỗi con người có một mạng (số mệnh). Mỗi mạng do một thần độ trì. Phải nhờ thầy cúng (trong thực tế một số nhà sư cũng làm việc này), để biết mình thuộc mạng gì và do vị thần nào phù hộ. Đàn ông thờ thần độ mạng phải theo thập can (giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, qúi), đàn bà phải theo thập nhị chi (tý, sửu, dần, mẹo, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi). Nghi thức thờ rất đơn giản, trên trang thờ chỉ có bài vị hay tranh tượng (có bán ở chợ) với bộ chân đèn, bình hoa, lọ cắm nhang, thường thắp nhang, xá mỗi tối.
❻ Chùa ông Quan Thánh Đế Quân
Chùa Ông còn gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán. Hiện tọa lạc tại địa chỉ: số 676 đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Nằm lọt thỏm giữa một vùng đô thị thương mại sầm uất.
Có học giả Trung Quốc đúc kết, nguyên nhân Quan Vũ được sùng bái đến vậy, chính là do sự tôn sùng của quan niệm dân gian đối với “nhân cách hoàn mỹ” trung – nghĩa – vũ – dũng.
Kính lậy Ngài Quan Thánh Đế Quân
Kính mong triệu thỉnh Ngài Quan Thánh Đế Quân hiển linh, trấn trạch, duy trì chánh khí trong nhà. Và xin nguyện sẽ cố gắng noi theo sự dạy bảo của Ngài.
Đệ tử thành tâm phụng thỉnh!
Đệ tử thành tâm phụng thỉnh!
Đệ tử thành tâm phụng thỉnh!
Miếu Bà Ở Phước Tân
Ngày cúng vía Bà 24.4 âm lịch (15.6)
Lạ là bởi, miền đất này trước kia còn thuộc xã Ninh Điền – vùng chiến tranh quyết liệt giữa quân dân cách mạng Châu Thành với các thế lực ngoại xâm. Từ kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mỹ, rồi qua chiến tranh biên giới Tây Nam, vậy mà ngay cả một ngôi miếu nhỏ cũng ngoan cường tồn tại. Miếu đã bao lần bị đạn bom huỷ hoại, nhưng vẫn hồi sinh trên đống hoang tàn gạch nát nhà tan.
Kể đến Ninh Điền, cũng nên nhắc lại, miền đất này được triều Nguyễn thiết lập từ năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), thuộc tổng Giai Hoá (Từ điển địa danh hành chính Nam bộ – Nguyễn Đình Tư, NXB Chính trị Quốc gia).
Như vậy, thuở ban đầu, Ninh Điền (trong đó có Thành Long) là “người anh em” gần gũi với các xã nay thuộc huyện Bến Cầu. Cho đến tháng 5.1955, chính quyền Sài Gòn mới tách Ninh Điền về tổng Hoà Ninh, tổng chủ yếu để trở thành huyện Châu Thành trong hiện tại.
Trở lại với miếu Bà, ông Nguyễn Văn Cam là cháu nội của người có công tạo lập miếu cho hay, miếu đã có ít ra là từ bảy, tám mươi năm trước. Thoạt tiên là đời ông nội, sau đó tới đời cha là ông Năm Me (đã mất).
Nếu ông Năm còn thì nay đã tuổi 83. Chính ông Năm là người đã trồng những cây cổ thụ bao bọc ngôi miếu Bà. Đấy là hai cây bã đậu có đường kính gốc hơn 1 mét, cùng nhiều cây bạch đàn, xà cừ nay rợp bóng mát như một cụm rừng nho nhỏ.
Xung quanh, đất trời Thành Long còn trống thoáng, trải đến mênh mông, xa tắp màu xanh tươi cây trái của rẫy vườn. Xa xa về phía Nam là màu xanh mát rượi của nông trường mía Thành Long.
Vậy là miền đất này cũng đã được cha, ông mở mang khai phá từ rất sớm với quan niệm của dân gian: Bà Chúa Xứ là bà chúa của ruộng đồng (theo Trương Ngọc Tường- Đình Nam bộ- xưa và nay). Việc lập miếu thờ Bà luôn là công việc đầu tiên của những người đi khai phá miền đất mới.
Giữa một vùng chỉ có vườn cây, ruộng rẫy, dân cư còn thưa thớt, vậy mà miếu Bà ở Phước Tân vẫn được người dân (thường từ nơi khác đến) chăm lo nhang khói mỗi ngày.
Ông Nguyễn Văn Cam chính là người quản lý miếu, có nhà ở gần bên cho biết chẳng mấy khi mình phải lo toan, vì thường xuyên có bà con bán buôn dưới chợ Hoà Bình lên, lúc lại là chị bán vé số ngoài cửa khẩu ghé vào quét dọn và chăm lo nhang đèn, bông trái.
Ông chỉ còn phải lo mỗi một việc lớn thôi, là chuyện tu bổ, sửa sang ngôi miếu. Lần gần đây nhất vào tháng 4.2020, giữa lúc đại dịch Covid-19 hoành hành; trước nữa là lần xây lại miếu sau khi kết thúc chiến tranh biên giới Tây Nam.
Năm ấy, miếu đã bị đốt phá tan hoang, không gì còn sót lại. Khi xây lại, miếu cũng được quay về hướng núi Bà Đen. May mắn là các chiến sĩ Biên phòng cũng tìm lại được một cái lư hương, di vật của người xưa được đẽo tạo sơ sài bằng đá núi.
Nay miếu cũng đã đàng hoàng như nhiều ngôi thờ Bà ở các miền quê khác. Kích thước mặt bằng là 6m x 7,5m, chỉ có một gian và một vách ngăn chia làm hai nhịp trước, sau.
Nhịp trước là bàn thờ chính với bên phải đặt tượng thờ Bà Chúa Xứ Nguyên Nhung, bên trái đặt tượng Mẹ Địa Mẫu và năm vị Ngũ Hành nương nương theo quan niệm dân gian truyền thống. Đấy chính là tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt có ở khắp nơi trong nước.
Năm 2016, UNESCO đã công nhận di sản “thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt”. Tín ngưỡng này cũng đã được các tôn giáo tiếp thu trong giáo lý, lễ nghi để thu hút tín đồ. Chung quanh ngôi miếu chính còn có các ngôi miếu nhỏ thờ các ông Tà, binh gia tướng, Địa tạng vương và chiến sĩ…
Gian phía sau miếu chính có các bàn thờ tiền tổ, hậu tổ và cửu huyền thất tổ. Dường như không thiếu một vị nào trong tập hợp các thánh thần được tích hợp thờ trong các ngôi đình miếu miền Nam.
Lễ cúng lớn nhất ở miếu Bà Phước Tân là vào ngày 23 và 24 tháng 4 âm lịch, trùng với ngày lễ hội vía Bà ở núi Sam Châu Đốc, An Giang. May sao, năm Canh Tý 2020 có đến hai tháng 4 do nhuận, nên đến 24 tháng 4 nhuận, tức ngày 15.6, miếu lại tưng bừng lễ vía Bà.
Có lẽ đây cũng là lễ hội đầu tiên trên vùng Bắc Tây Ninh kể từ khi xảy ra dịch bệnh Covid-19. Cũng vì thế lễ hội miếu ở Phước Tân, dù chưa được như mọi năm nhưng đã trở lại trong trạng thái bình thường mới, với đủ các màu sắc, âm thanh làm nô nức lòng người.
Trên sân miếu bày la liệt các mâm vàng, hương và những toà tháp bằng giấy trang kim vàng chói; lại có những bàn bày quả phẩm, lễ vật, nhang đèn cùng với xôi, chè, chén hoa cúc vàng ươm nghi ngút hương hoa. Trên các ban thờ đầy ắp các vật phẩm cúng với trầu cau, bông, trái… Tuy là cúng chay, nhưng cũng có một mâm “tam sên” với đủ hột vịt, thịt heo, tôm khô cùng một con gà luộc. Mâm cúng này sau đó được dâng vào miếu thờ chiến sĩ.
Điều đặc biệt trong lễ vía Bà ở Phước Tân chính là nghi thức cúng lễ. Nghi lễ có cả màn hát chầu mời do các nghệ nhân lão thành thực hiện rất đậm màu lễ nghi truyền thống xa xưa.
Sau nữa là trống và lân do các toán trai tráng biểu diễn thật rầm rộ, tưng bừng. Song, điều người ta chờ đợi nhiều nhất vẫn là các màn múa mâm vàng, hát bóng. Khi ấy, các vật phẩm cúng gồm nhang đèn, hoa cúc, mâm vàng… được dâng lên ban thờ chính bằng những màn múa điệu nghệ và đẹp mắt. Ngoài các nghệ nhân tuổi cao, còn có cả “nam thanh, nữ tú” phô diễn những điệu múa biến ảo linh hoạt mà vẫn thành kính trang nghiêm… Trong khi ấy, dòng người vẫn đổ về miếu Bà.
Họ tiếp tục dâng lên những hoa thơm và trái ngọt của khắp miền quê kiểng Thành Long. Hớn hở, vui tươi nhưng từ tốn và trật tự. Một mùa bình thường mới đã trở về trong ngày đầu tiên cúng miếu Phước Tân. Ai cũng cầu mong cho “Phong điều vũ thuận, Quốc thái dân an”, để quê hương thật sự trở lại bình thường sau mấy tháng gian nan chống dịch.
TRẦN VŨ
Bạn đang đọc nội dung bài viết Miếu Quan Thánh (Quận Bình Tân) Mừng Vía Ông trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!