Cập nhật nội dung chi tiết về Một Số Lưu Ý Về Cách Ăn Mặc Khi Đi Lễ Chùa Đầu Năm mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Một trong những lưu ý quan trọng cho bạn trẻ khi đi chùa đầu năm để cầu may trong năm mới chính là chú ý tới màu sắc trang phục khi đi chùa. Thường thì những nơi cửa phật hoặc đền thờ đều là những chỗ tương đối linh thiêng, yêu cầu cần có sự tôn nghiêm và giản dị đặt lên làm hàng đầu, vì thế những bộ đồ có màu sắc nhã nhặn chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn khi đi chùa đi đền cầu may trong dịp đầu xuân năm mới.
Khi đi đền hoặc đi chùa thì trang phục mà bạn chọn tốt nhất nên là những bộ quần áo nhã nhặn và màu sắc cùng tông với màu áo phật tử gồm màu lam và màu nâu, nếu có thể mặc các màu nâu, lam và xám hoặc những màu có tông trầm là tốt nhất, đây cũng là một biểu hiện tôn trọng của bạn với cửa phật
Những bộ đồ xuyên thấu dù không hở cũng là trang phục phản cảm khi mặc đi đền hoặc đi chùa. Kể cả bạn có mặc lồng bên trong áo hai dây kín đáo hoặc áo quây bên trong thì vẫn tạo sự phản cảm với những người xung quanh. Vì thế nên khi đi đền chùa bạn cần tránh mặc đồ xuyên thấu như váy mỏng, áo voan hoặc trang phục sử dụng nhiều chất liệu ren và lưới.
Những bộ trang phục như váy xẻ hay áo cộc hoặc váy ngắn, áo khoét cổ sâu đều là những bộ trang phục hở hang cần tránh mặc khi đi lễ tại đền chùa vào dịp đầu xuân năm mới này. Nếu bạn chú ý có thể thấy nhiều du khách tại các điểm du lịch đền chùa họ thường quấn quanh người những miếng vải khổ rộng che tới mắt cá chân trước khi vào chùa để đảm bảo tính tôn nghiêm và linh thiêng nơi thờ cúng. Vì thế khi đi đền chùa bạn cần đặc biệt chú ý tránh những trang phục này để mặc đồ kín đáo, lịch sự khi đi cầu may mắn và tình duyên đầu năm.
Ăn Mặc Đúng Cách Khi Đi Lễ Chùa Đầu Năm
Những kiểu áo xám đặc trưng được nhiều người lựa chọn khi đến nơi cửa Phật để đảm bảo sự tôn nghiêm và thanh tịnh nơi đây.
Đối với người Việt Nam, việc đi lễ chùa đầu năm là một tục lệ đẹp và vô cùng ý nghĩa. Tuy nhiên, không ít người vô tình tạo nên hình ảnh xấu khi có lựa chọn trang phục không hợp lý khi đi lễ chùa. Vậy mặc sao cho phù hợp để đảm bảo sự tôn nghiêm nơi tâm linh? Dịp này, bạn nên xem những gợi ý nhỏ để có hình ảnh đẹp.
Nhiều người thường nghĩ lên chùa chỉ cần mặc kín là được. Thực tế, dù không có quy định rõ ràng hay cấm đoán nghiêm ngặt, người nhà Phật vẫn có khá nhiều nguyên tắc riêng được ngầm quy ước về chuẩn mực trang phục cho bất cứ ai muốn bước chân vào chùa.
Nói về cách ăn mặc khi đi lễ chùa, Thượng tọa Thích Hiển Đức từng chia sẻ: “Hiện nay các chùa đều có quy định đối với Phật tử khi đi lễ hoặc tụng niệm phải mặc áo tràng màu xám. Nếu có điều kiện có thể may cùng một màu vải và kiểu áo theo quy định của đạo tràng…
Còn đối với những người không quy y đạo Phật mà khi đến chùa từ xưa đến nay cũng đều ăn mặc một cách trang nghiêm, không hở hang.
Ở Việt Nam hay các nước Á Đông, không chỉ với Phật giáo mà cả đối với Thiên chúa giáo người đi lễ cũng mang tư tưởng cần phải ăn mặc đoan trang, nghiêm chỉnh. Ăn mặc đúng cách khi đi chùa khiến người tới lễ Phật cảm thấy được an lạc nơi cửa thiền”.
Đồ nên mặc khi đi lễ chùa 1. Bộ đồ dành riêng đi lễ chùa
Những kiểu áo xám đặc trưng cũng được nhiều người lựa chọn khi đến nơi cửa Phật để đảm bảo sự tôn nghiêm và thanh tịnh nơi đây. Hiện nay, trên thị trường bày bán rất nhiều kiểu đồ đi lễ với đa dạng mẫu mã và kiểu dáng có giá chỉ từng 150 ngàn đồng. Màu xám là đặc trưng nhất nhưng bên cạnh đó có nhiều kiểu áo nâu, màu trầm. Những người thích cầu kỳ hoàn toàn có thể chọn những kiểu đồ được thêu hình hoa sen, hoa đào đẹp mắt.
2. Áo dài
Một kiểu đồ nữa cũng được nhiều người đồng tính khi mặc đi lễ đó là áo dài. Áo dài vừa kín đáo mà vẫn tôn lên được nét đẹp của chị em. Mặc dù có nhiều kiểu áo dài cách tân mới mẻ nhưng kiểu áo dài truyền thống với cồ tàu, quần trùng áo dài là lựa chọn thích hợp nhất để đến nơi tâm linh.
Đồ không thích hợp cho việc đi lễ
1. Quần áo ngắn
Những kiểu đồ ngắn chỉ thích hợp mặc đi chơi, mặc đi chùa vừa nhận phải ánh mắt không mấy thiện cảm của mọi người mà còn khiến tâm đức của bạn bị ảnh hưởng.
2. Chất liệu mỏng manh
Quần áo dài tay nhưng chất liệu mỏng, xuyên thấu cũng là kiểu đồ bạn nên nói không khi đi lễ đầu năm. Mốt phải phù hợp tại từng địa điểm khác nhau, không phải ở đâu cũng có thể mặc theo sở thích của bạn.
Áo dài tay nhưng chất liệu mong manh không phải đồ nên mặc nơi tâm linh.
Chắc hẳn bạn sẽ gặp phải những xôn xao không đáng có với kiểu đồ này.
(Theo Xaluan)
Một Số Bài Văn Khấn Khi Đi Lễ Chùa Hương
Thượng tọa Thích Minh Hiền, Trụ trì chùa Hương cùng các tăng ni, phật tử và đại biểu dâng hương trong ngày khai hội năm 2016. Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN
Bài “Văn khấn Mẫu Thượng Ngàn ở chùa Hương” (khấn tại đền Trấn Song)
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Hương từ chúng con dốc lòng kính lạy Đức Chúa Thượng Ngàn đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn Tinh Công chúa Lê Đại Mại Vương Ngọc Điện Hạ.
Kính lạy:
– Đức Thượng Ngàn Chúa Tể Mị Nương Quế Hoa Công Chúa tối tú tối linh, cai quản tám mươi mốt cửa rừng trong cõi Nam giao.– Chư Tiên, Chư Thánh, Chư Thần, Bát bộ sơn trang, mười hai Tiên Nương, Văn võ thị vệ, Thánh cô Thánh cậu, Ngũ hổ Bạch xà đại tướng.
Hương tử con là: …………………………………………………………….
Cùng gia quyến, ngụ tại: ……………………………………………………..
Nhân lễ hội chùa Hương – huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội, chúng con thân đến …………… phủ chúa trên ngàn, đốt nén tâm hương kính dâng lễ vật, một dạ chí thành, chắp tay khấn nguyện. Cúi xin lượng cả bao dung, thể đức hiếu sinh, ra tay cứu vớt, độ cho chúng con cùng cả gia quyến bốn mùa được chữ bình an, tám tiết hưng long thịnh vượng, lộc tài quảng tiến, công việc hanh thông, giải vận giải hạn, biến hung thành cát, đổi họa ra tường, như ý sơ cầu, tòng tâm sở nguyện.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn tấu.
Văn khấn Thành Hoàng ở chùa Hương (khấn tại Đền Trình, Đền Trấn Song)
Nam mô A Dì Đà Phật!
Nam mô A Dì Đà Phật!
Nam mô A Dì Đà Phật!
Kính lạy: Đức Đại Vương Thành Hoàng
Mỹ hiệu là: Hiển Quang
Hôm nay tại …………………………………………………………… chùa Hương – huyện Mỹ Đức – Thành phổ Hà Nội là ngày:
Tín chủ chúng con là:
Trước Thần vị cửa Đức Đại Vương Thành Hoàng, chúng con kính nghĩ: Thần giáng phúc lành khắp chốn, bốn phương được nhờ anh minh, khí thiêng thể hiện rõ ràng, muôn thuở uy linh hiển hách. Cảm bội thần minh hằng giúp, cho nên điển lễ khôn quên.
Nay nhân Lê hội chùa Hương, đệ tử con xin kính biện trầu rượu, xôi thịt, dâng xin được vào lễ Phật, lễ Thánh, lễ Mẫu khu vực Hương Tích cầu yên, câu phúc. Củi mong Thần giáng lâm thụ hường lễ vật. Cúi xin phù hộ, ban mọi điều lành, bốn mùa không tật bệnh hiểm nghèo, muôn họ được an vui no đủ. Binh đao khói lửa, chẳng ngại tới dân gian, bão lụt, nắng hạn không hoành hành nơi làng mạc. Mượn nén hương thơm để bày tỏ ỷ nguyện, mong cao minh chiếu cố lòng thành. Kính ngỏ lời quê, xin thần soi thấu.
Chúng con lại kính mời: Các quan bộ hạ tả hữu phò tả Đức Tôn Thần cùng tòng tự và cung thỉnh Hậu Thổ Linh Thần lai thụ hưởng.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Bài Văn khấn ban Tam Bảo ở chùa Hương (khấn tại ban Tam Bảo ở chùa Hương)
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Hương tử con xin thành tâm kính lạy mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát; chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp thiện thần, Thiên long bát bộ.
Hôm nay tại …… chùa Hương, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội là ngày: ……….
Tín chủ con là: ………………………………………………………………………
Cùng gia quyến, ngụ tại: …………………………………………………………
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa mười phương thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kỉnh lễ.
– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi cực lạc phương Tây.
– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
– Đức Phật Dược sư Lưu Ly giáo chủ cõi phương Đông.
– Đức Thiên thủ, Thiên nhẫn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.
Kính lạy Hộ pháp thiện thần chư thiện Bồ Tát, kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được… (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…). Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và cho gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giảm.
Cẩn tấu.
Bài Văn khấn Đức Ông ở chùa Hương (khấn tại ban Đức Ông)
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn giả, Thập bát long thần, Già Lam Chân Tể.
Hôm nay tại …………. chùa Hương huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội, ngày ………… tháng …………… năm ………..
Tín chủ con là: ……………………………………………………………………..
Cùng gia quyến, ngụ tại: ………………………………………………………..
Trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài. Chúng con kính tâu lên Ngài Tu Đạt Đa Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét. Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản nội tự cùng các Thánh chúng trong cảnh chùa đây:
Chúng con người trần phàm tục phạm sai, trước điện Đức Ông sám hối ăn năn, kính xin Đức Ông mở lòng tế độ, che chở chúng con làm ăn thuận lợi trong năm, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn. Cúi mong ngài chấp lễ, chấp bái, chấp kêu, chấp cầu.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn nguyện.
Bài Văn khấn lễ Phật ở chùa Hương (khấn tại các bàn thờ Phật trong các chùa tại quần thể di tích chùa Hương)
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, Mười phương Chư phật, Chư Phật mười phương.
Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, tại: ……………………………………….. thắp nén tâm hương, thành tâm kính lạy:
Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan Âm đại sỹ, cùng hiền Thánh Tăng.
Đệ tử lâu đời lâu kiếp,
Nghiệp chướng nặng nề Si mê lầm lạc.
Nay đến trước Phật đài,
Thành tâm sám hối Thề tránh điều dữ
Nguyện làm việc lành,
Ngừa trông ơn Phật,
Quán Ấm Đại sỹ,
Chư Thánh hiền Tăng,
Thiên Long bát bộ,
Hộ pháp Thiên thần,
Từ bi gia hộ.
Cúi xin cảc vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.
Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sình đều thành Phật đạo.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kỉnh lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Đi Lễ Chùa: Cái Tâm Thể Hiện Ở Cách Ăn Mặc
Theo PGS – TS Lê Quý Đức (Nguyên Viện phó Viện Văn hóa – Phát Triển), cái tâm khi đi lễ chùa biểu hiện cả ở cách ăn mặc, trang phục lịch sự và lời ăn tiếng nói.
Một số bạn trẻ cũng đi lễ chùa đầu năm nhưng lại có cách ăn mặc hở hang, không hợp với thuần phong mỹ tục, điều đó khiến nhiều người không khỏi bức xúc. Bởi, chốn linh thiêng cần sự nghiêm túc, chỉnh tề, trang trọng, điều đó không chỉ biểu hiện cách nhìn nhận về thẩm mỹ mà còn thể hiện sự tôn trọng mọi người. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS – TS Lê Quý Đức (Nguyên Viện phó Viện Văn hóa – Phát triển, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) xung quanh vấn đề này.
Những bộ váy đầm ngắn là hình ảnh khá quen thuộc tại chốn chùa chiền ngày nay
Trong dòng chảy của lịch sử, cách ăn mặc của ông cha ta khi đi lễ chùa như thế nào, thưa ông?
Trước đây, ông cha ta thường ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề, nghiêm túc khi đi lễ chùa. Đàn ông mặc áo the, khăn xếp, chân đi guốc mộc. Mấy chục năm trở lại đây thì mặc comple, đeo cà vạt, chân đi giày. Còn với phụ nữ, chúng ta từng đọc bài thơ “Hôm qua em đi chùa Hương”, mặc áo mớ ba mớ bảy, áo tứ thân hoặc áo dài, đầu đội khăn mỏ quạ, tay cầm nón quai thao. Hình ảnh đó đến nay vẫn còn trong lễ hội Lim ở Bắc Ninh. Nhìn chung, cách ăn mặc khi đi lễ chùa của ông cha ta từ xưa đều chỉnh tề hơn thường ngày. Ngày nay, cuộc sống phát triển hơn, cách ăn mặc cũng có nhiều thay đổi, không còn áo tứ thân, áo mớ ba mớ bảy hay áo the, khăn xếp nhưng hầu hết vẫn ăn mặc tươm tất, lịch sự, thậm chí có chút sang trọng để thể hiện sự tôn trọng.
Nói đến cách ăn mặc, người ta vẫn nói là phải làm sao mặc đẹp nhưng không lố lăng, vậy quan điểm thế nào là đẹp?
Cái đẹp đó chính là sự hài hòa giữa môi trường xung quanh, không gian linh thiêng và cả mọi người xung quanh. Rõ ràng ăn mặc không đúng với thuần phong mỹ tục, hở hang, váy quá ngắn… là vẻ đẹp không hài hòa khi tới đến chùa.
PGS – TS Lê Quý Đức cho rằng, đi chùa cần ăn mặc chỉnh tề, nghiêm túc và trang trọng
Ông cũng vừa nói đến cách ăn mặc không chỉ thể hiện văn hóa thẩm mỹ mà còn chứa đựng văn hóa tâm linh và cả giá trị đạo đức, vậy điều này được thể hiện như thế nào?
Đến nơi thờ tự rõ ràng phải có tâm thế. Ăn mặc trịnh trọng thể hiện sự tôn kính, có như thế mới được thần thánh phù hộ – theo quan niệm của dân gian. Thậm chí, ngày xưa còn tắm rửa sạch sẽ. Mỗi khi đi chùa, đi lễ ăn mặc chỉnh tề, kín đáo đó là thể hiện sự kính trọng.
Về mặt đạo đức, rõ ràng ăn mặc hở hang, phản cảm là không tôn trọng những người xung quanh. Cái đẹp đâu chỉ là hài hòa giữa con người với môi trường mà còn là giữa con người với con người.
Vậy nguyên nhân của việc ăn mặc lố lăng, phản cảm khi đi chùa đầu năm do đâu?
Nói về nguyên nhân có nhiều, bởi một số người thiếu tâm thế khi đi chùa. Mặt khác, việc giáo dục thẩm mỹ còn chưa đến nơi đến chốn. Ngoài ra, một số người còn thiếu ý thức ở nơi công cộng nên ăn mặc tùy tiện nghĩ sao cũng được.
Một số người nói rằng, “đi chùa chỉ cần cái tâm” mà không cần chú ý đến chuyện ăn mặc… vậy quan điểm của PGS về vấn đề này như thế nào?
Nếu như nói lên chùa chỉ cần cái tâm mà không cần chú ý ăn mặc thế nào chỉ là ngụy biện. Vì nếu như chỉ cần cái tâm thì có thể không cần lên chùa mà người ta vẫn nói “tu tại gia” mà. Còn khi đã tới đình, chùa tức là đã đặt trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội nên càng phải có ý thức. Tâm đâu chỉ là lòng thành mà còn biểu hiện ở tiếng nói, ăn mặc, cách đi đứng…
Ăn mặc phản cảm khi đi lễ chùa (Ảnh: Internet)
Một số người nói cần biện pháp xử phạt với người ăn mặc lố lăng khi vào đền chùa, liệu điều này có thể làm được?
Từ xa xưa, chúng ta chưa thấy ai bị nhắc nhở hay xử phạt. Rõ ràng, biện pháp đó cũng không phải là giải pháp. Giáo dục cho mỗi người thấy được việc cần ứng xử như thế nào khi đi lễ chùa mới là cần thiết. Mặc kín đáo, phù hợp thời tiết, tươm tất và chỉnh tề, phong thái nghiêm túc là việc nên làm.
Xin PGS gợi ý một chút về cách ăn mặc khi đi lễ chùa đầu năm để đảm bảo đẹp mà vẫn giữ được sự tôn kính?
Tiêu chí với trang phục khi đi lễ chùa là trang trọng, lịch sự. Quần áo hợp thời tiết, màu sắc không lòe loẹt, nên có màu trang nhã.
– Nam: Có thể mặc comple, quần âu, hoặc mặc áo nghiêm túc, không lố lăng.
– Nữ: Có thể mặc áo dài, hoặc mặc áo quần bình thường, gọn gàng, đảm bảo sự kín đáo, không lố lăng.
Vậy để sớm chấm dứt được việc ăn mặc phản cảm khi đi chùa, PGS có thể chia sẻ một vài ý kiến của bản thân?
Chúng ta cần một quá trình để giáo dục đến nơi đến chốn, mặt khác vẫn cần những quy định. Xác định đây là trách nhiệm của các cơ quan chức năng và toàn xã hội nhắc nhở để tạo ra dư luận xã hội nhằm từng bước chấm dứt tình trạng này.
Để có thể lựa chọn được bộ trang phục hợp mắt, hợp lễ nghĩa mà vẫn đẹp mắt nhất khi đi lễ chùa mời bạn đón đọc bài viết: “Đi lễ chùa: Ngắn thế nào mới đẹp” vào lúc 10h ngày 19/2
Bạn đang đọc nội dung bài viết Một Số Lưu Ý Về Cách Ăn Mặc Khi Đi Lễ Chùa Đầu Năm trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!