Cập nhật nội dung chi tiết về Ngày Giỗ Cô Sáu Côn Đảo: Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Theo quan niệm tín ngưỡng của người dân Côn Đảo thì ngày giỗ cô Sáu là một ngày đặc biệt với tất cả người dân nơi đây. Trong nhiều năm trở lại đây với tinh thần uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ về người con gái anh hùng quê hương đất đỏ đã ngã xuống nơi đây, nhiều du khách cũng đã chọn viếng mộ cô vào đúng ngày này. Vậy đến viếng cô những ngày tháng 1 này cần chú ý gì để cô phù hộ?
1. Câu chuyện về cuộc đời người anh hùng Võ Thị Sáu
Cô Võ Thị Sáu sinh ra trong một gia đình nghèo ở Đất Đỏ vào năm 1933, cha làm nghề đánh xe ngựa, mẹ bán bún tại chợ Đất Đỏ. Cô tham gia cách mạng và bị bắt trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ. Mặc dù bị địch giam giữ và dùng nhiều biện pháp tra tấn dã man nhưng cô Sáu vẫn tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám và cùng các chị, em trong tù đấu tranh buộc địch phải cải thiện cuộc sống trong nhà tù.
Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt và không nao núng của cô Võ Thị Sáu cùng những đồng chí trong tù, dù không đủ bằng chứng, nhưng thực dân Pháp cùng bọn tay sai vẫn kết án tử hình và đày cô ra Côn Đảo. Cô Võ Thị Sáu hy sinh vào sáng ngày 23/01/1952. Dù bị xử bắn nhưng cô vẫn không hề nao núng hay sợ hãi, trên môi luôn hát vang bài ca cách mạng. Hình ảnh đó của cô đã trở thành tấm gương cho biết bao thế hệ người Việt Nam sau này.
2. Giỗ cô sáu vào ngày nào trong năm?
Cứ đến ngày này, người dân trên Côn Đảo hay các du khách thập phương lại thành tâm đi lễ Cô Sáu với ước mong một năm mới may mắn và bình an.
3. Điểm đặc biệt khi đi lễ cô Sáu: 7 lễ vật không thể thiếu
Thời điểm đi lễ cô là vào giờ tý (tức sau 23h đêm)
Trong tâm thức của người dân Côn Đảo, cô Võ Thị Sáu rất linh thiêng, đã có nhiều câu chuyện bí ẩn diễn ra xung quanh cuộc đời của người con gái này. Trong đó phải kể đến câu chuyện về 3 tấm bia trước mộ cô, câu chuyện hai cây lekima bí ẩn hay câu chuyện cô gái mặc áo trắng bước ra từ mộ cô hàng đêm.
Theo quan niệm, để mong có một năm may mắn, bình an cho gia đình người dân thường đi lễ ngày giỗ cô Sáu vào giờ tý (tức sau 23h đêm). Người dân Côn Đảo coi đây là thời điểm linh thiêng nhất, cầu xin sẽ được toại nguyện do cõi dương và cõi âm có thể kết nối với nhau thông qua ý niệm. Mặc dù vào lúc nửa đêm nhưng trong ngày giỗ, nơi mộ cô không lúc nào vắng người và thiếu đi khói hương trầm của người dân.
Cô Sáu là một nữ anh hùng, hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ nên theo quan niệm của người dân địa phương sắm đồ đi lễ cô Sáu đúng như đồ của một người con gái trẻ. Ngoài 7 món lễ vật cúng cô Sáu bắt buộc phải có, du khách có thể chuẩn bị thêm cho cô những món đồ độc đáo như bộ áo dài gấm, đôi hài thêu hoa thật đẹp hay trâm cài tóc,… Lễ vật cúng cô là tùy tâm nên hãy lựa chọn những món đồ phù hợp nhất với điều kiện và hoàn cảnh của từng người.
Khách du lịch đến Côn Đảo ngày giỗ cô Sáu rất đông. Hầu hết khách du lịch đến đây vào ngày này muốn viếng mộ người con gái anh hùng để tưởng nhớ linh hồn đã khuất và cầu mong may mắn, bình an cho bản thân và gia đình. Đồ đi lễ cô Sáu bạn nên chuẩn bị 7 món không thể thiếu đó là gương, lược, quần áo, nón, bó hoa trắng, 5 loại quả và thẻ hương…
Thành khẩn thắp những nén hương trầm lên mộ người nữ anh hùng dân tộc bên cạnh tinh thần tưởng nhớ một thế hệ cha ông đã ngã xuống vì bình yên là một hoạt động tín ngưỡng tốt đẹp cần được lưu giữ cho thế hệ con cháu noi theo.
Do càng ngày người đi lễ Cô Sáu càng đông nên bây giờ 1 người chỉ được làm lễ khoảng 20p thôi. Các bạn đặt đồ lễ thắp nhang cho Cô rồi khấn vái, 20p sau dọn dẹp đồ lễ của mình để chỗ cho người khác. Sau đó đem đồ hàng mã đi hoá vàng. Trái cây, bánh kẹo nước suối để lại trong thùng ngay đó luôn. Nước suối các bạn xin Cô trước rồi uống để lấy lộc. Gương lược để lại trên đĩa ngay mộ cô.
Như vậy ngày giỗ cô Sáu là một ngày đại lễ luôn thu hút sự quan tâm của người dân Côn Đảo nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Hãy đăng đăng kí ngay tour du lịch Côn Đảo của Ánh Dương để trải nghiệm tour du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng tại Côn Đảo.
Ghi rõ nguồn chúng tôi khi đăng tải lại bài viết này.
Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Khi Xây Nhà Mới
Nghi lễ nhập trạch và những lưu ý khi dọn về nhà mới:
– Lên kế hoạch xây nhà hoàn hảo
– Những điều cấm kỵ khi xây nhà
– Cách sắm lễ + bài cúng khi làm lễ động thổ xây nhà
I. LÊN KẾ HOẠCH XÂY DỰNG MỘT CĂN NHÀ
1. Dự trù kinh phí và chi phí phát sinh
Sau khi tính toán số chi phí cần thiết để xây nhà, bạn cần quản lý chặt chẽ khoản chi phí này trong quá trình xây nhà bởi chuyện xây nhà bao giờ cũng phát sinh chi phí. Phần chi phí có thể nằm trong dự tính của bạn song cũng có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát của bạn nếu sự lỏng lẻo trong việc quản lý chi phí suốt quá trình xây nhà.
2. Nắm rõ quy trình xây một ngôi nhà
Quy trình xây dựng một ngôi nhà sẽ giúp bạn chủ động hơn khi bắt tay vào công việc để chắc chắn không phát sinh thêm những rắc rối nào khác về pháp luật cũng như về việc phát sinh chi phí, chậm tiến độ thi công hay chất lượng về kết cấu nhà cửa, những mâu thuẫn giữa thợ và thầu…
3. Chọn nhà thầu và nắm rõ hợp đồng
Khi chọn thầu xây dựng, bạn không nhất thiết phải chọn những người thân quen để cho mình niềm tin. Bạn có thể dành thêm thời gian để tìm hiểu các nhà thầu uy tín, chuyên nghiệm và làm hợp đồng ràng buộc cụ thể đôi bên để sẵn sàng đối chấp với nhau khi có bất cứ mâu thuẫn nào phát sinh. Mặc khác, việc chọn nhà thầu có nghề cũng sẽ giúp bạn yên tâm hơn về chất lượng công trình về tiến độ thi công.
II. NHỮNG CẤM KỴ KHI XÂY NHÀ
Có an cư mới lạc nghiệp, do vậy chuyện an cư này cũng cần phải xét đến các yếu tố phong thủy vốn có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp, sức khỏe của gia chủ khi sống trong ngôi nhà đã xây.
1. Về kiểu nhà, cần tránh các kiểu
Chữ bát: nghèo đói, bệnh tật, côi cút. Chữ hỏa: bế kinh. Cái quạt: không ổn định, lênh đênh, vất vả. Quá giang nhỏ cột nhỏ, cột to: luôn bị kẻ khác áp đảo Điệp đống (hai thượng lương chồng lên nhau) nếu không có chái nhà: nhà sẽ bị đổ và mắc ôn dịch. Sau khi xây xong, nhà không nên tạo thành hình chữ “sơn” hoặc chữ “đột” vì như thế là mất an toàn, nhà có kiểu xấu cả về hình thức và ý niệm tâm linh.
2. Về dáng nhà, cần tránh
Chân tường yếu: gia thế suy vong và gặp tai họa. Chiều rộng mặt tiền lớn hơn chiều dài nhà: không tốt. Có khiếm khuyết ở bốn góc mặt bằng: tuyệt đối không được ở. Diện tích mặt bằng có hình tam giác: vô sản. Diện tích mặt bằng trước hẹp sau rộng: phú quý đủ đầy. Diện tích mặt bằng trước rộng sau hẹp: ít của cải. Góc tường rào của nhà người khác chĩa vào nhà, gọi là thế “nê tiêm sát”. Nếu chĩa vào bên trái: đàn ông trong nhà gặp nhiều bất lợi. Ngược lại, nếu góc này chĩa về bên phải thì đàn bà trong nhà sẽ gặp vận hạn. Nếu hai nhà ghép một, không nên để mái hiên dính liền nhau. Nếu làm nhà cho con, không nên làm trong sân nhà của bố mẹ.
Nhà dưới thấp hơn nhà trên: hại con, xung khắc vợ. Nhà giữa cao, nhà trái nhà phải thấp: chịu thị phi. Nhà giữa cao, nhà trước và nhà sau thấp: vợ chồng bất hòa. Nhà lớn nhưng bí gió: cửa nhà tan nát, không có tiếng người. Nhà lớn, ít người ở: không tốt. Nhà nhỏ, đông người: không tốt. Nhà trên thấp hơn nhà dưới: già trẻ, lớn bé trong nhà đều mê muội. Từ xa, nhà giống như ở dưới hồ: góa vợ, góa chồng, ít người sống.
3. Số phòng và số bậc thang trong nhà
Với số phòng
Một phòng: may mắn, cát tường. Hai phòng: không vấn đề gì. Ba phòng: gặp chuyện dữ. Bốn phòng: gặp chuyện dữ. Năm phòng: may mắn, cát tường. Sáu phòng: gặp chuyện dữ. Bảy phòng: may mắn, cát tường. Tám phòng: gặp chuyện dữ. Chín phòng: may mắn, cát tường. Quy lại, số phòng cần tránh chẵn, lấy số lẻ.
Với số cầu thang:
Cần tính theo các giai đoạn sinh, lão, bệnh, tử mà đếm. Nếu bậc cuối cùng là sinh thì tốt. Nếu là bệnh và tử thì sẽ rất xấu. Ngoài ra, nếu có bậc tam cấp cần tránh con số 4 vì nó trùng âm với chữ “tử”.
4. Những kiêng kỵ khác
Nều nhìn từ bên ngoài nhà thấy được cột cái thì trong nhà có phá gia chi tử.
Gỗ sử dụng trong nhà không nên dùng loại có tính âm như lật, nam, hòe mà chỉ nên dùng gỗ có tính dương, như tùng, san, mai.
Phòng bên không bao giờ được cao, rộng hơn phòng chính dù cùng một sân bằng không tớ sẽ khinh chủ.
Trước nhà không nên có ngôi miếu, hoặc nhà bỏ hoang vì âm khí nặng.
Ngoài ra, nhà bỏ hoang khiến người ta sẽ nằm mơ thấy ma quỷ, dễ bị ảo giác.
III. CÁC NGHI LỄ ĐỘNG THỔ XÂY NHÀ Ở
1. Điều kiện động thổ
Muốn xây dựng bất cứ công trình nào cũng cần phải làm lễ động thổ. Xây nhà ở cũng vậy. Trước khi tiến hành làm lễ động thổ cần lưu ý những điều sau:
Nhờ thầy hoặc người lớn trong họ tộc xem ngày đẹp để làm lễ.
Xem tuổi gia chủ có hợp với năm động thổ hay không để quá trình xây cất và ở được bền lâu mà không gặp nhiều bất trắc. Để tính tuổi hợp chủ nhà cần xét đủ ba yếu tố Kim lâu, Hoàng ốc và Tam tai.
Nếu chủ không hợp tuổi để dựng nhà, có thể mượn tuổi nếu nhu cầu cấp thiết. Tốt nhất nên nhờ người giải hạn là thầy phong thủy. Ngoài ra, ngày, giờ động thổ cũng là điều kiện cần thiết để chọn thời điểm khởi công.
2. Sắm lễ vật cho lễ động thổ
1 con gà luộc (gà trống, mình vàng, chân vàng) 3 quả trứng luộc (là trứng gà màu vàng càng tốt) 3 con tôm luộc 1 miếng thịt heo luộc 1 bát gạo 1 bát muối 3 ly nước trà 1 ly rượu trắng 2 cây nến 1 dĩa trái cây ngũ quả 1 bình hoa (nên chọn hoa cúc và một vài nhành hoa khác) 1 đĩa bánh kẹo Vàng mã Một bó nhang Các nghi lễ khi bắt đầu động thổ xây nhà
Xưa kia, khi làm lễ động thổ cần phải cúng tam sinh. Nay đã được giản lược hơn với các nghi thức: Trình Thổ thần: thắp nhang và vái bốn phương, tám hướng trước khi quay mặt vào mâm lễ và đọc văn khấn xin phép được động thổ.
Sau khi làm lễ, gia chủ cầm cuốc hoặc xẻng bổ nhát đầu tiên xuống đất sau đó cho công nhân đào.
Văn khấn lễ động thổ
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Quan Đương niên.
– Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con /à:…………….
Ngụ tại:……………………
Hôm nay là ngày… tháng….năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Hôm nay tín chủ con khởi tạo…. (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thị đọc là chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc). Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đường Thái tuê’ chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Cúng Đầy Tháng Cho Bé Và Tất Tần Tật Những Điều Ba Mẹ Cần Phải Biết
Cúng đầy tháng là gì? Tại sao phải cúng đầy tháng cho em bé?
Cúng đầy tháng là nghi lễ được tổ chức để chúc mừng em bé đã sinh ra và tròn 1 tháng tuổi. Tại nghi lễ này, cha mẹ sẽ chính thức đặt tên cho bé và ra mắt em bé với họ hàng, bạn bè.
Đây được xem là nghi thức quan trọng để thông báo sự có mặt của một (hoặc hai, ba, … nếu sinh đôi, sinh ba, …) thành viên mới trong gia đình. Đồng thời, lễ cúng này cũng là để gia đình bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong các Bà Mụ, Đức Ông sẽ ban phước lành, may mắn cho bé.
Nhiều người sẽ đặt câu hỏi nếu chỉ là để ra mắt, thông báo sự hiện diện của em bé tại sao không dùng cách đơn giản hơn ví dụ như gọi điện thoại, nhắn tin cho mọi người biết mà phải tổ chức hẳn một nghi thức rình rang? Thực ra, ý nghĩa của cúng đầy tháng chính là lòng biết ơn nguồn cội và những vị đại tiên đã giúp đỡ mẹ tròn con vuông.
Bên cạnh đó, vào dịp đầy tháng người thân bạn bè sẽ đến chung vui, mừng mẹ khỏe mạnh, mừng em bé ra đời. Người ta sẽ nói với nhau những lời hay ý đẹp trong ngày này, gửi lời cầu chúc cho em bé lớn lên bình an và hạnh phúc.
Nguồn gốc của lễ cúng ngày tháng
Theo quan niệm của ông bà ta từ xưa, em bé được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai), Tiên Mụ nặn ra ban cho, trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 bà Mụ). Mỗi vị Tiên (bà Mụ) sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho em bé như mắt, mũi, tay, chân, tóc, … Em bé xinh xắn, đáng yêu thế nào cũng là do Mụ nặn ra cả.
Nên cúng đầy tháng khi nào?
Bé gái sinh ngày 10 tháng 1 sẽ được tổ chức đầy tháng vào ngày 8 tháng 2.
Bé trai sinh ngày 10 tháng 1 sẽ được tổ chức đầy tháng vào ngày 9 tháng 2.
Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé
Theo truyền thống Việt Nam, ngày đầy tháng của bé sẽ tính theo lịch âm mà không dựa vào lịch dương. Ngoài ra, ngày cúng đầy tháng của trẻ sơ sinh còn tùy thuộc vào giới tính của bé.
Theo đó, ông bà ta quan niệm ngày cúng đầy tháng cho bé sẽ dựa theo nguyên tắc “nam trồi 2, nữ sụt 1”, tức là:
Nếu là bé gái thì ngày cúng đầy tháng sẽ lùi lại 1 ngày (theo âm lịch). Nếu là bé trai thì sẽ tính ngày đầy tháng trồi lên 2 ngày (theo âm lịch).
Ví dụ: Bé gái sinh vào ngày 7/4 âm lịch thì ngày đầy tháng là 6/4 âm lịch, bé trai trồi 2 ngày sẽ là ngày 9/4 âm lịch.
Đây chính là băn khoăn của nhiều ông bố bà mẹ. Cúng đầy tháng cho bé ở nhà nội hay nhà ngoại thì hợp lý? Thật ra, tổ chức ở nơi nào cũng như nhau, điều quan trọng là phù hợp và thuận tiện cho sức khỏe của mẹ và bé.
Bên cạnh đó, các gia đình cũng cần chú ý đến vị trí đặt mâm lễ cúng Mụ. có 2 vị trí đặt mâm lễ được cho là hợp lý, chính là:
Vị trí 1: Đặt mâm lễ ở giữa nhà và điều chỉnh hướng sao cho mâm lễ quay ra phía cửa chính của căn nhà.
Vị trí 2: Đặt mâm cúng đầy tháng cho bé tại phòng bé, gần với chỗ nằm của bé.
Mâm cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái cần có gì?
Lễ cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái là một nghi lễ rất quan trọng. Cúng đầy tháng như là lời cảm ơn của gia đình gửi đến trai vị thần đã che chở cho bé trong suốt thời gian thai kỳ. Tiếp theo là mong muốn cầu bình an, sức khỏe cho bé được mau ăn chóng lớn.
Theo quan niệm dân gian phổ biến, nhờ 1 bà Chúa và 12 bà Mụ mà em bé được sinh ra khỏe mạnh, đầy đủ. Trong đó, người có quyền năng cao nhất là bà Chúa. Còn 12 bà Mụ đảm nhận nhiệm vụ nặn ra hình hài cho bé, mỗi bà chịu trách nhiệm tạo hình một bộ phận trên cơ thể bé. Vì vậy, lễ vật cúng đầy tháng cho bé phải được chuẩn bị thịnh soạn và đầy đủ.
Mâm cúng Đức Ông và 3 Đức Thầy:
Loại chè, loại xôi mỗi nơi khác khau. Đây chỉ là những món cơ bản, ngoài ra có thể còn có đồ xào, nem chả…tùy cách chuẩn bị. Tuy nhiên dù chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn hay đơn giản cũng cần có sự gọn gàng, chỉnh chu. Đây là điều cơ bản thể hiện sự thành kính đối với bề trên.
Và đặc biệt, ba mẹ không thể cúng thiếu thiếu đôi đũa hoa (đôi đũa được vót ngược đầu và có bông hoa trên đầu). Bởi vì theo quan niệm dân gian thì bà Chúa chỉ thích dùng đũa hoa này.
Mâm cúng đầy tháng theo nghi lễ truyền thống
Tùy vào phong tục từng vùng miền, từng tỉnh thành mà lễ cúng đầy tháng cho bé sẽ có thêm mâm cúng Đức Ông và 3 Đức thầy (đây là những người truyền dạy nghề nghiệp). Lễ vật cúng thường các ông bao gồm:
Trầu cau
1 Tô chè lớn
1 Tô cháo lớn
3 Dĩa xôi lớn
1 Dĩa trái cây
1 Miếng thịt heo quay
1 Con gà luộc chéo cánh
Bình hoa, làng mã (giấy tiền)
Cách sắp xếp bàn cúng đầy tháng chuẩn nhất
Lễ vật cúng đầy tháng cho em bé được sắp xếp theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả”. Có nghĩa là phía đông đặt bình hoa còn phía tây sẽ đặt trái cây. Và dù lựa chọn đặt mâm cúng đầy tháng cho bé ở đâu đi nữa thì các bố mẹ cũng cần bày lễ một cách hài hòa, cân đối và đầy đủ.
Văn khấn cúng đầy tháng cho bé
Người chủ trì lễ cúng thường là một người đàn ông lớn tuổi, có tiếng nói trong dòng họ. Người này sẽ đại diện cúng vái tổ tiên, rót trà và thắp nhang. Bài khấn là một bài có sẵn được lưu truyền. Có thể mỗi vùng sẽ có một bài khấn khác nhau nhưng nội dung đều hướng đến sự bày tỏ lời biết ơn và giới thiệu lý do tổ chức lễ cúng.
” Mở miệng ra cho có bông, có hoa, Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ, Mở miệng ra cho có bạc, có tiền, Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến …”
Ở nhiều nơi, người “bắt miếng” cho em bé được mặc định là cha mẹ. Người ta tin rằng, nghi lễ thiêng liêng này được chính những người sinh ra em bé thực hiện sẽ tốt hơn.
Nghi thức đặt tên sẽ khép lại cho buổi lễ để mọi người ngồi vào bàn ăn. Hiện nay, nhiều người đã đặt sẵn tên cho con và gọi ngay lúc mới sinh ra. Tuy nhiên, nghi thức đặt tên vẫn là một nét đẹp văn hóa được nhiều người gìn giữ.
Người ta không thể tùy tiện chọn tên bất kỳ, thường là cha mẹ em bé sẽ nghiên cứu cây gia phả để tránh đặt các tên trùng với tên ông bà. Quan niệm xưa cho rằng việc đặt trùng tên người lớn và gọi thường ngày như vậy là không nên. Nghi lễ đặt tên sẽ bắt đầu bằng việc người chủ trì tung 2 đồng xu, nếu cha mẹ em bé đặt tên nào mà 2 đồng xu tung xuống dĩa có 1 mặt úp 1 mặt ngửa thì cái tên được ơn trên chấp thuận. Người lại 2 mặt ấp hoặc 2 mặt ngửa thì sẽ tung lại. Nếu đến lần thứ 3 vẫn như vậy thì buộc phải đổi tên khác.
Sau khi lễ vật cúng Mụ cho em bé đã được chuẩn bị đầy đủ và bày hết trên mâm cúng, gia đình sắp xếp mâm cúng ở giữa nhà (trong nhà), bố mẹ hoặc ông bà nội, ông bà ngoại sẽ đại diện thực hiện nghi lễ thắp hương và khấn.
Nếu là cúng đầy tháng bé gái thì bé sẽ được vẽ chân mày bằng cuống trầu. Thủ tục này giống như “làm phép” với mong muốn sau này bé gái lớn lên sẽ dịu dàng, xinh đẹp như hoa. Kết thúc tất cả nghi thức cúng Mụ, mọi người sẽ gửi đến bé những món quà kèm theo những lời chúc tốt đẹp nhất.
Cúng đầy tháng cho bé cần chú ý những gì?
Thông thường nghi thức cúng đầy tháng cho bé gái và bé trai tại các vùng miền sẽ khác nhau.
Khi chuẩn bị đồ cúng đầy tháng cho bé ba mẹ cần chuẩn bị thêm các lễ vật để cúng trên bàn thờ gia tiên và bàn thờ phật nếu có.
Không nên quá áp đặt cúng đầy tháng theo một hình thức bắt buộc, tuy nhiên đây là phong tục truyền thống lâu đời do đó bạn không nên làm trái.
Nghi thức cúng đầy tháng cho bé gái ở các vùng miền không khác biệt quá nhiều.
Cúng đầy tháng cho bé trai ở miền Nam và miền Trung lại có nhiều điểm khác nhau.
Tùy theo từng vùng miền cũng như điều kiện kinh tế mà cha mẹ có thể chọn cách cúng đầy tháng cho bé đơn giản hoặc cầu kỳ.
Một số câu hỏi thường gặp về cúng đầy tháng
Không cúng đầy tháng có được không?
Dù mang ý nghĩa trọng đại như vậy nhưng vẫn có người thắc mắc không cúng đầy tháng có được không? Hoặc là, những gia đình không có điều kiện để tổ chức một nghi lễ đầy đủ mâm cúng thì liệu có ảnh hưởng đến em bé không?
Thực ra rất khó để trả lời câu hỏi này cũng giống như việc rất khó để bắt người ta phải tin vào điều họ không muốn tin. Người ta nói rằng “có thờ có thiêng có kiêng có lành”, ai tin vài điều này sẽ làm theo, đây hoàn toàn thuộc quyền tự do của mỗi người.
Chắc chắn ông bà ta chẳng vì việc một gia đình không đủ điều kiện để tổ chức một nghi lễ đầy tháng thịnh soạn mà “để bụng”. Quan trọng là ở cái tâm và lòng thành của mỗi người. Dù không đủ điều kiện để tổ chức linh đình thì bạn cũng nên làm một mâm cơm đơn giản, chỉnh chu cúng kiếng ông bà, bày tỏ sự biết ơn.
Cúng đầy tháng cho bé vào buổi nào?
Lễ cúng đầy tháng cho bé sẽ được thực hiện vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Bên cạnh đó, các ông bố bà mẹ khi làm lễ cúng đầy tháng cho bé cũng nên chọn giờ hoàng đạo (giờ lành), tránh giờ kỵ (xung khắc) với tuổi hoặc mệnh của em bé theo quan niệm Á Đông. Ví dụ như bé tuổi Thân thì không nên cúng đầy tháng cho bé vào những giờ Dần, Tỵ, Hợi. Bởi vì Dần, Thân, Tỵ, Hợi thuộc vào tứ hành xung, có thể sẽ không tốt cho bé.
Cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái có gì khác biệt
Quan niệm người Á Đông phân biệt nam nữ rất rõ ràng. Ngay cả trong nghi thức cúng đầy tháng bé trai, bé gái cũng có sự khác biệt.
Điểm khác biệt đầu tiên nằm ở cách chọn xôi chè cúng đầy tháng. Chè được dùng để cúng đầy tháng bé gái sẽ là chè trôi nước, còn đầy tháng bé trai sẽ là chè đậu trắng.
Theo quan niệm xa xưa, cúng chè trôi nước trong lễ đầy tháng của bé gái với hàm ý mong muốn con gái sau này dẻo dai, ngọt ngào, thanh tao và an yên, như ý. Y như câu thơ mô tả bánh trôi nước như hình ảnh người phụ nữ của nhà thơ Hồ Xuân Hương “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”.
Trong khi đó, theo quan niệm xưa thì chè đậu trắng tượng trưng cho sự thành công, đỗ đạt, “đậu mọi kỳ thi”. Khi chưa nấu, hạt đậu phải còn cứng, hạt tròn dài đều. Hạt đậu cứng cáp ấy chính là sự rắn rỏi của con trai, nhưng hạt đậu ấy sẽ trở nên mềm dẻo sau khi được “nấu chín”, trải qua nhiều thử thách để trưởng thành hơn. Do đó, cúng chè đậu trắng trong lễ đầy tháng bé trai phù hợp với mong ước của ba mẹ ông bà về đường đời, tương lai sự nghiệp của bé trai.
Cúng đầy tháng là một nghi lễ quan trọng đối với em bé. Đây là lúc thiên thần nhỏ chính thức có tên gọi và ra mắt với những người thân thương trong gia đình bao gồm cả những người đã khuất. Cúng đầy tháng cũng là dịp mà mọi người tề tựu lại, thăm hỏi nhau, gửi đến nhau đặc biệt là em bé lời cầu chúc an lành và tốt đẹp nhất. Do đó, là một người Việt Nam chúng ta cần bảo vệ truyền thống tốt đẹp này.
Zuri.vn
Đến Côn Đảo Thăm Mộ Cô Sáu
Khi đến Côn Đảo, bạn không những được hòa mình vào thiên nhiên xinh đẹp mà còn được viếng thăm mộ cô Sáu linh thiêng. Ngôi mộ với rất nhiều giai thoại tâm linh kỳ bí về người con gái yêu nước đã hy sinh anh dũng trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Một người con gái đã mất mà dân trên đảo rất tin yêu và kính trọng. Không những thế, bạn sẽ được trải nghiệm không gian linh thiêng và huyền bí khi viếng thăm nghĩa trang Hàng Dương, nơi nằm lại của những chiến sĩ yêu nước.
Quan Trọng Để được hành trình như ý, bạn nên đặt trước & đặt sớm vé tàu cao tốc đi Côn Đảo từ Vũng Tàu. Số điện thoại phòng vé tàu cao tốc Côn Đảo: 082 232 0178
Cô Sáu là ai? Mộ cô Sáu ở đâu?
Cô Sáu ở đây là Võ Thị Sáu. Một người con gái sinh ra ở miền Đất Đỏ thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Cô là nhân vật có tầm ảnh hưởng không hề nhỏ trong lịch sử Việt Nam thời chống Pháp. Cô sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng và tham gia cách mạng khi còn rất trẻ.
Tuy nhiên, trong thời gian hoạt động cách mạng cô bị thực dân Pháp bắt giữ và xử tử tại Côn Đảo. Cô ra đi khi chưa tròn 18 tuổi, độ tuổi xuân xanh còn rất trẻ của người con gái.
Sau khi bị xử bắn, quân Pháp cứ ngỡ đã xóa được hình ảnh của người con gái kiên trung ấy. Nhưng chúng không ngờ, cái chết của cô Sáu đã trở thành một làn sóng dữ dội thúc đẩy phong trào cách mạng của quân và dân ta.
Không những thế, nó còn gắn liền với rất nhiều giai thoại kỳ bí làm nên mảnh đất thiêng liêng Côn Đảo ở thời đó và cả bây giờ. Những giai thoại ấy không ngừng được lan truyền làm nên hình tượng bất tử của cô gái trẻ Võ Thị Sáu trong lòng người Việt Nam cũng như nổi kinh hoàng của thực dân xâm lược.
Ngày nay, rất nhiều người muốn biết mộ cô Sáu ở đâu khi đến thăm Côn Đảo. Mộ cô nằm tại nghĩa trang Hàng Dương, một nghĩa trang rất lớn của Côn Đảo và là nơi yên nghỉ của nhiều chiến sĩ yêu nước khác. Nơi đây đã trở thành điểm đến tâm linh thu hút nhiều du khách gần xa khi đến với Côn Đảo.
Hình ảnh bất tử của người con gái kiên trung
Cô Sáu hy sinh ngày 23/1/1952. Cô là người tử tù nhỏ tuổi nhất ở Côn Đảo thời bấy giờ.
Khi bị xử tử, cô Sáu không cho những người hành hình bịt mắt mình, cô cất cao giọng hát bài “Tiến quân ca” và mạnh mẽ thét lên “Đả đảo thực dân Pháp! Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chủ Tịch muôn năm!” với ánh mắt quật cường.
Những tiếng súng đồng loạt nổ lên, nhưng cô vẫn sống. Chính ánh mắt ấy đã làm cho những tên súng xử bắn phải hoảng loạn bắn sai mục tiêu. Cô Sáu chết dưới tay tên đội trưởng lê dương với khẩu súng ngắn dí tận mang tai cô mà bóp cò.
Kể từ ngày cô Sáu ra đi, có rất nhiều giai thoại huyền bí về người con gái chết trẻ ấy. Ngày trước, gần mộ cô có một cây dương ngọn khô cằn sắp chết, chỉ duy nhất có một nhánh hướng Bắc là còn xanh tốt. Mọi người bảo nhau rằng hồn cô Sáu luôn hướng về miền Bắc về Hồ Chủ Tịch. Có nhiều đêm, người ta còn thấy hình bóng một cô gái với bộ đồ trắng bước ra từ nhánh dương đi dạo quanh khu nghĩa trang và từng con phố của Côn Đảo.
Cô Sáu không những là chiến sĩ yêu nước anh dũng mà còn trở thành biểu tượng tâm linh trong cuộc sống của người dân Côn Đảo. Cô Sáu bất tử như một vị thần bảo hộ cho người dân nơi đây. Mỗi khi thề bồi, họ hay nói “Thề có cô Sáu chứng giám”. Hay khi mắng nhau thì bảo “Cô Sáu vặn cổ mày!”.
Lễ viếng cô Sáu Côn Đảo
Mọi người lấy ngày hy sinh của cô, ngày 23/1 hàng năm làm ngày giỗ cô Sáu. Vào ngày này, người dân Côn Đảo và Nhà nước cùng nhau tổ chức ngày lễ long trọng làm giỗ cho cô. Du khách ở khắp nơi đến với Côn Đảo, mang theo những lễ vật viếng mộ cô và tưởng nhớ người anh hùng dân tộc. Mỗi người đều chuẩn bị cho mình một bài văn khấn mộ cô Sáu để cầu bình an và tài lộc.
Ngày trước, Côn Đảo lấy ngày 23/1 dương lịch hàng năm làm ngày giỗ Nữ liệt sĩ Võ Thị Sáu theo thông số giấy báo tử thời Pháp vào ngày cô hi sinh. Bắt đầu từ năm 2010 đến nay, mọi người dựa vào ngày 27/12 âm lịch làm ngày giỗ cô Sáu theo thông tin cập nhật từ Bảo tàng Côn Đảo.
Vào những ngày bình thường, du khách có thể tham quan nghĩa trang Hàng Dương và viếng mộ cô Sáu vào khoảng giờ Tý (lúc 11h đêm). Người dân trên đảo bảo nhau rằng đây là giờ khắc linh thiêng nhất để cô Sáu chứng giám cho những thỉnh cầu của du khách. Nghĩa trang lúc đó được thắp sáng đèn lung linh và huyền ảo tạo cho bạn một không gian tâm linh huyền bí và ấn tượng.
Lễ cô Sáu gồm những gì?
Bạn đến nghĩa trang Hàng Dương và ra lễ tại Đài tưởng niệm các chiến sĩ yêu nước trước khi đến lễ chính cô Sáu vào giờ Tý (11 giờ đêm).
Nghĩa trang được chia ra làm 4 khu là khu A, B, C và D. Khu A nghĩa trang Hàng Dương là khu mộ của những người yêu nước như Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh,…
Mộ cô Sáu rất dễ tìm, vì đây là ngôi mộ mà nhiều người đến viếng thăm nhất. Bạn chỉ cần đi theo dòng người là đến được mộ cô. Giờ làm lễ linh thiêng nên có rất nhiều người, bạn nên đến sớm một chút để sắp xếp đồ lễ và chuẩn bị bài khấn viếng mộ cô Sáu. Mộ cô nhiều người viếng nên bạn hãy kiên nhẫn xếp hàng chờ đợi, tránh chen lấn và xô đẩy ở nơi linh thiêng.
Kinh nghiệm chuẩn bị lễ vật cúng/văn khấn cô Sáu
– Bạn có thể chuẩn bị lễ vật cúng cô Sáu tại nhà hoặc mua ở chợ trung tâm Thị trấn Côn Đảo. Một bộ lễ vật cúng cô Sáu đầy đủ sẽ bao gồm 7 món như sau:
1 nón lá
1 sấp giấy tiền vàng bạc tổng hợp
1 bộ lược gương
1 sấp các thỏi vàng
1 chai nước suối
1 bó nhàng
1 bó hoa trắng.
Bó hoa trắng là lễ vật quan trọng nhất, bởi lúc sinh thời cô Sáu rất yêu màu hoa trắng. Với những du khách có điều kiện hơn, họ sẽ chuẩn bị thêm bộ áo dài được may đo thật làm lễ vật.
– Sau khi mang những lễ vật này đến mộ cô Sáu, bạn đặt ngữa cái nón lá và sắp xếp lễ vật vào bên trong lòng nón rồi đặt lên mộ cô.
– Tiếp theo đó là thành tâm cầu nguyện cô Sáu ban cho điều mà mình mong muốn theo bài văn khấn đã chuẩn bị trước. Văn khấn cô Sáu Côn Đảo có nhiều bản khác nhau. Bạn có thể chuẩn bị một bài khấn riêng cho mình với những thông tin như sau: họ tên, nơi ở, khấn cho quốc gia, khấn cho mọi người và khấn xin cô Sáu ban cho sức khỏe, bình an, tài lộc hay tình duyên,…
– Sau khi đọc xong văn khấn bạn cúi lạy 3 lạy rồi bước ra ngoài hay đốt vàng tiền.
Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị thêm những lễ vật để viếng các anh hùng liệt sĩ khác. Những lễ vật đó bao gồm: cờ Tổ quốc, khăn rằn, mũ tai bèo, quần áo bộ đội. Hãy để lòng biết ơn của bạn sưởi ấm những chiễn sĩ yêu nước đang yên nghỉ nơi Côn Đảo.
Bài khấn viếng mộ cô sáu
Kính lạy:
Ngài Kim niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn thần, Kim Niên Hành Binh, Công Tào Phán Quan. Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương. Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản ở trong xứ này.
Con là (tên của bạn)…………………………………………………………………. Địa chỉ…………………………………………………………………………………………………..
Sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính viếng vong linh là: Cô Sáu Phần mộ ký táng tại nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo.
Nay nhân ngày………………(Ví dụ: Cuối năm, hoặc Thanh minh, hoặc thăm mộ) con xin cúi lạy Thần Linh đất này, Thành Hoàng Bản Thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lành công lao, có kết có phát nhờ vào thần quan, tôn thần long mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứ sơn quanh vùng.
Chọn đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thủa, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúng con xin có vài lời cầu xin: Bái tạ thủ mộ thần quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn, phù hộ con cháu trần gian, an khang mạnh khỏe ăn làm gặp may. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. Phục duy cẩn cáo!
(Khấn 3 lần rồi đốt vàng tiền).
Bài khấn tham khảo langdaninhvan
Một vài lưu ý khi đến nghĩa trang Hàng Dương viếng mộ cô Sáu
Nghĩa trang Hàng Dương và mộ cô Sáu là nơi thờ cúng linh thiêng nên bạn cần ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm, lịch sự khi đến viếng.
Giao tiếp nhỏ nhẹ, tránh nói to, nói tục, chửi bậy hay có những lời nói và hành vi không chuẩn mực.
Ngoài viếng thăm mộ cô Sáu, bạn nên đến thắp nhang cho những phần mộ khác trong nghĩa trang Hàng Dương. Vì tất cả họ đều là những anh hùng liệt sĩ hy sinh vì non sông Việt Nam.
Tiết thanh minh vào tháng 3 âm lịch hàng năm là thời điểm mà nhiều du khách đến viếng thăm mộ cô Sáu.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Ngày Giỗ Cô Sáu Côn Đảo: Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!