Cập nhật nội dung chi tiết về Nghi Thức Nhập Trạch Cần Nắm Rõ Để Không Bị Trách Phạt mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Như các bạn đã biết việc nhập trạch là một việc rất quan trọng trong vấn đề ổn định cuộc sống của mỗi gia chung tín chủ cùng gia đình thân yêu của họ. Việc nhập trạch mang một giá trị to lớn về mặt tinh thần cũng như sự an tâm của mỗi gia chủ khi chính thức về ngôi nhà mới của mình.
1. Một số lưu ý khi nhập trạch nhà
Việc nhập trạch diễn ra thường các gia đình sẽ có sự nhờ cậy và giúp đỡ từ các Thầy Pháp, từ việc chọn ngày, chọn giờ, chuẩn bị lễ vật và lên cả khung chương trình.
Việc dọn đồ về nhà mới các bạn lưu ý là phải có sự tham gia của chính các bạn, có thể nhờ thêm người thân hoặc thuê bên dọn nhà, nhưng nhất thiết phải có mặt của các bạn để lấy Sinh khí và thể hiện lòng thành tâm.
2. Nghi thức nhập trạch nhà diễn ra như nào?
Sau khi đã chọn được ngày, giờ đẹp để tiến hành nghi thức nhập trạch thì quý vị lưu ý rằng:
Đồ thờ cúng, các loại bài vị, bát hương, tượng Phật, Thần tài,.. phải do gia chủ tự tay mang đến. Còn những thành viên khác trong gia đình đi theo cầm tiền của mang đến nhà mới.
Thời gian chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời bắt đầu lặn và tuyệt đối không chuyển nhà vào buổi tối.
Khi vào nhà mới, vật đầu tiên mang vào là cái chiếu hoặc tấm đệm đang sử dụng, sau đó là bếp lửa (bếp ga/ bếp dầu); không nên mang bếp điện vì bếp điện có tinh mà không có tướng (tức là chỉ có nhiệt mà không có lửa), chổi quét nhà, gạo, nước,… lễ vật để cúng thần linh trước để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.
Lễ vật được bày trên bàn/mâm, kê theo hướng đẹp với gia chủ. Tự tay gia chủ thắp nhang vào một bát nhang làm tạm thời. Thắp nhang và khấn lễ Thần linh xin nhập vào nhà mới; tiếp sau đó, gia chủ châm bếp và đun nước. Đun nước mục đích là khai bếp, pha trà nước dâng Thần linh và Gia tiên. Nếu có khách, có thể lấy nước đó để mời khách.
Ngay sau khi khấn Thần linh xong, gia chủ làm lễ Cáo yết Gia tiên rồi mới dọn dẹp đồ đạc. Sau khi dọn xong, để cầu mong bình yên, toàn gia nên tổ chức lễ bái tạ Thần Phật, các vị Thánh thần và Tổ tiên.
3. Lưu ý khi làm lễ nhập trạch nhà
Nếu gia chủ chỉ nhập trạch lấy ngày tốt, mà chưa có nhu cầu ở ngay, thì cũng nên ngủ lại nhà mới 1 đêm.
Phụ nữ đang mang thai thì tốt nhất không nên dọn nhà; một là ảnh hưởng tới sức khỏe; hai là kiêng kỵ theo quan niệm, tín ngưỡng từ xưa. Trong trường hợp cấp bách không thể không rời nhà, thì nên mua một cái chổi mới, để đích thân người mang thai quét qua đồ đạc một lượt rồi hãy chuyển vào.
4. Sắm lễ nhập trạch vào nhà mới như nào?
Lễ vật cần chuẩn bị cho Nghi thức nhập trạch
a. Vàng mã
1 mũ Ngọc Hoàng, 1 mũ Nam Tào, 1 mũ Bắc Đẩu
1 mũ đương niên, 1 mũ đương cảnh
Bộ mũ áo thần linh, ngựa dâng Thổ công.
5 bộ mũ áo, 5 ngựa đủ 5 màu (ngũ phương), cộng 5 bộ vàng khối.
200 bộ quần áo cúng chúng sinh
3 tập tiền Tào quan, tiền vàng đủ loại
1 Bộ quần áo ông bà tiền chủ.
Cách sắp xếp lễ vật như sau:
Khi xếp ngựa, xếp 6 cụ Ngựa từ trái qua phải theo thứ tự: Trắng, Tím, Đỏ, Đỏ to, Vàng, Xanh kèm mũ ngựa xếp dưới.
Hoa quả, bánh kẹo, chè thuốc, trầu cau, tiền vàng hương nến (5 lễ)
Bia, coca, nước lọc chai
Đồ cúng chúng sinh: bim bim, kẹo ngậm, thuốc lá
b. Lễ mặn
1 con gà luộc (gà trống)
2 khổ thịt lợn (có thể thay bằng 2 khoanh giò)
5 đĩa xôi
1 mâm cơm cúng gia tiên
Hàn the, ngũ vị, nước vang
5. Nghi thức nhập trạch diễn ra như nào?
a. Chuẩn bị
Dọn dẹp sạch sẽ toàn bộ khu vực thờ cúng, ban thờ, đồ thờ cúng bao sái bằng rượu gừng hoặc nước sôi pha với ngũ vị.
Bày lễ lên ban, nếu chật quá có thể bày thêm 1 bàn nhỏ phía dưới, Bàn này sẽ đặt mâm cơm cùng vàng mã.
Đặt các vật phẩm phong thủy lên ban thờ (nếu có) hoặc trên bàn để sau Lễ Nhập trạch sẽ đặt để hành trì.
Chuẩn bị bát rượu ngũ vị hương cùng đĩa Gạo Thần Tài + 1 bông hoa để chút nhúng vào bát nước ngũ vị bao sái.
b. Hành trì
Phần lễ hành trì chúng ta cần lưu ý những điều sau đây:
Có đầy đủ các thành viên trong gia đình, chúng ta thành tâm thực hiện nghi lễ
Nghi thức sẽ diễn ra trong tầm 1 giờ đồng hồ
Các thủ tục có thể được thực hiện theo sự hướng dẫn của người lớn trong gia đình hoặc để phụng nghi khoa giáo bài bản, hoàn chỉnh thì quý vị nên mời các Thầy pháp sư, để được hướng dẫn cụ thể bài bản và yên tâm hơn.
Nếu bạn chưa biết khấn trong lễ nhập trạch như nào thì có thể tham khảo bài viết của chúng tôi TẠI ĐÂY
Thủ Tục Thay Bàn Thờ Mới Chuẩn, Chi Tiết, Cần Nắm Rõ
Khi nào thì nên thay bàn thờ mới?
Bàn thờ là nơi thờ cúng những người đã khuất trong gia đình cùng các vị thổ thần. Người ta thường kiêng kỵ việc bỏ, thay bàn thờ cũ bởi lo sợ sẽ làm ảnh hưởng đến những người đã khuất, đắc tội với thần linh và làm mất đi tài lộc của gia đình. Tuy nhiên, không phải lúc nào giữ bàn thờ cũ cũng là điều tốt.
Sau một quãng thời gian dài sử dụng, bàn thờ cũ có thể gặp phải một số vấn đề như mối mọt, xuống cấp không còn chắc chắn và vững chãi… Để đảm bảo sự tôn nghiêm và trang trọng cũng như lòng thành kính của con cháu thì việc thay bàn thờ mới là điều nên làm.
Thay bàn thờ mới sẽ giúp cho chốn thờ cúng luôn được đảm bảo ở điều kiện tốt nhất, trang trọng nhất. Điều này sẽ giúp cho gia đình luôn nhận được sự phù hộ của bề trên, cuộc sống gia đình thuận hòa và công việc phát đạt.
Chọn ngày thay bàn thờ mới
Thay bàn thờ mới phải làm những gì? Cách thay bàn thờ mới đúng chuẩn, hợp phong thủy chính là gia chủ cần lựa chọn ngày thay bàn thờ mới phù hợp cũng như sắm sửa đầy đủ các lễ vật cần có.
Khi muốn thay bàn thờ mới, gia chủ cần xem ngày đặt bàn thờ. Lựa chọn ngày thay bàn thờ mới cần dựa vào tuổi của gia chủ. Bởi gia chủ là người chịu trách nhiệm trước hết cho việc thờ cúng trong gia đình.
Khi có ngày đặt bàn thờ, bạn cần mới trước ngày làm lễ đặt bàn thờ. Xem ngày tốt mua bàn thờ chính vì vậy luôn được tiến hành trước tiên khi gia chủ có ý định thay bàn thờ cũ bằng bàn thờ mới.
Thủ tục thay bàn thờ mới
Trước khi tiến hành lễ thay bàn thờ mới, gia chủ cần chuẩn bị các thủ tục thay bàn thờ mới. Đầu tiên bạn cần phải dọn dẹp bàn thờ thật sạch sẽ và mua đồ lễ thắp hương. Lễ thay bàn thờ mới cần có:
Một đĩa xôi và một con gà trống luộc. Có thể thay gà bằng thịt lợn luộc.
Trứng gà sống 5 quả và thịt lợn vai 2 lạng để sống. Sau khi lễ xong mới đem đi luộc chín.
Trầu cau
Rượu trắng
1 đĩa muối
1 đĩa gạo
Hoa tươi
Quần áo quan, mũ, ngựa trắng bằng giấy
Tiền vàng, hương, nến
Toàn bộ thủ tục thay bàn thờ mới bạn cần chuẩn bị tươm tất, chu đáo trước khi làm lễ. Chắc chắn với lòng thành kính của bạn thần linh, tổ tiên sẽ phù hộ cho bạn.
Văn khấn thay bàn thờ mới
Sau khi đã bày xong lễ thay bàn thờ mới, gia chủ cần thắp hương khấn thần linh cùng tổ tiên cho phép được mang các vật thờ cúng trên bàn thờ hạ xuống. Đọc văn khấn thay bàn thờ mới, kiểm tra sự chứng giám và đồng ý của các vị bằng cách xin đài âm dương.
Nhập Trạch Là Gì? Lễ Cúng Nhập Trạch Cần Chuẩn Bị Những Gì?
Lễ nhập trạch là gì?
Nhập trạch là nghi lễ truyền thống được duy trì từ xưa đến nay. Lễ nhập trạch chính là lễ chuyển về nơi ở mới. Hay hiểu một cách đơn giản là đăng ký hộ khẩu với thổ địa, thần linh, thông báo rằng ngôi nhà đã có chính chủ.
Theo quan niệm từ xưa ” Đất có thổ công, sông có hà bá” nên khi di chuyển đến một địa điểm mới để sinh sống cần phải làm thủ tục để xin phép thổ công, thần linh đồng ý, phù hộ, bảo vệ cho gia chủ mọi chuyện được thuận lợi, hành thông.
Lễ cúng nhập trạch chuyển nhà mới cần chuẩn bị những gì?
Xem ngày đẹp để nhập trạch
“Đầu xuôi đuôi lọt”, để có sự khởi đầu may mắn hầu như gia đình nào cũng phải xem ngày nào đẹp mới làm lễ nhập trạch. Nên tham khảo ý kiến của các thầy bói để biết ngày nào, giờ nào đẹp, hợp với gia chủ để chuyển nhà. Nên dọn đồ vào buổi sáng, tránh buổi tối.
Mâm lễ cúng nhập trạch
Mâm lễ cúng nhập trạch ở vùng miền nào cũng phải đủ ba thành phần: Mâm cúng, ngũ quả, hương hoa và vàng mã. Có thể bày riêng ra từng đĩa hoặc sắp xếp chung ở một chiếc mâm lớn. Mâm lễ chuẩn bị chứa đựng lòng thành của gia chủ với thổ công, thần linh và tổ tiên.
Hoa quả: Hãy chuẩn bị một mâm có ít nhất 5 loại quả. Chú ý nên chọn quả tươi, không héo úa. Không cần dùng dao gọt hoa quả sẵn. Bày lên đĩa thật gọn gàng, đẹp mắt.
Hương hoa và vàng mã: Cắm một lọ hoa thật đẹp, hoa lựa chọn hoa gì cũng được nhưng phải tươi. Vàng mã có thể nhờ các thầy tư vấn để chuẩn bị số lượng cho đủ.
Chuẩn bị bài văn khấn và một số dụng cụ khác cho lễ nhập trạch
Khi chuyển về nơi ở mới thường có một bài văn khấn thần linh và một bài văn khấn gia tiên. Cả gia đình sẽ ngồi khấn trước mâm cúng. Lưu ý phải khấn thần linh trước khi khấn gia tiên.
Ngoài ra khi làm lễ nhập trạch cần chuẩn bị cả bếp than, chiếu. Những người đến nhà mới chơi hôm đó nên cầm theo các đồ vật để lấy may cho gia chủ như: Tiền, gạo, muối…
Các bước làm lễ cúng nhập trạch về nhà mới
Đốt bếp than đặt ngay cửa. Lý do đốt lò than là để may mắn và thông báo với thổ địa là ngôi nhà đã có chủ nhân. Bếp lửa tượng trưng cho sự đầm ấm, sum vầy.
Chủ nhà sẽ bước qua lò than vào nhà, các thành viên khác khi muốn vào nhà cũng phải bước qua lò than và cầm theo các món quà tặng gia chủ lấy hên.
Lau dọn lại bàn thờ gia tiên, bày biện mâm lễ cúng nhập trạch đã chuẩn bị trước đó lên bàn thờ.
Người chủ gia đình, tốt nhất là người chồng hoặc vợ đọc lần lượt các bài văn khấn, những thành viên khác ngồi sau khấn cùng.
Gia chủ đun nước pha trà, dâng trà lên cúng tổ tiên và mời các quan khách đến nhà.
Để lễ cúng nhập trạch diễn ra nhanh gọn và thuận lợi, gia chủ nên có sự chuẩn bị trước tất cả mọi thứ. Một sự khởi đầu thuận lợi sẽ giúp gia an cư lạc nghiệp, mọi chuyện thuận buồm xuôi gió.
Góc Phong Thủy: Nguyên Tắc Và Nghi Thức Lễ Nhập Trạch
Nhập trạch là một trong những hoạt động mang tính khánh tiết, với mục đích tạ ơn và chúc mừng. Vì vậy, dù có những khác biệt nhất định về tên gọi hoặc hình thức do ảnh hưởng của điều kiện cư trú, của các yếu tố dân tục, nhưng nguyên lý cơ bản trong nghi thức nhập trạch là khá thống nhất và hướng thiện…
Do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế – xã hội và phương thức sản xuất, người Việt Nam cũng như cư dân một số quốc gia lân cận, nhất là các quốc gia có sự tương đồng về truyền thống văn hóa, đều coi “an cư” là điều kiện quan trọng hàng đầu để “lạc nghiệp”.
Để đảm bảo có thể “an cư lạc nghiệp” tại nơi ở mới, nhiều người cho rằng giường tủ, bàn ghế, đồ thờ tự, tiền bạc và những vật dụng thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày phải đầy đủ trước khi làm lễ nhập trạch.
Ở chiều ngược lại, cư dân nhiều địa phương do đề cao mục đích tạ ơn thần thánh đã “bảo bình an” trong quá trình làm nhà mới và cầu mong “đổi vận” để có cuộc sống no ấm, thịnh vượng thì chú trọng hơn về phần lễ “quy hỏa nhập trạch”, không nặng về vấn đề đồ dùng.
Thực tế, những quan điểm nêu trên đều “có lý” nhưng không đầy đủ. Đến khoảng đầu thế kỷ thứ 10, tập quán nhập trạch đã được “phong thủy hóa” thành một hệ thống nguyên tắc tương đối ổn định.
Phong thủy cho rằng, nhà ở có lục sự: Sơn – hướng, bếp núc, cổng cửa, vệ sinh, phân phòng, hương hỏa; nhà mới trước khi nhập trạch cũng phải đủ đại biểu của 6 nhóm đồ vật: Bếp núc, xoong nồi, bát đũa; gạo, muối, đèn nến, dầu; sổ sách, bút mực, đồ giữ lửa; đất, nước, tiền bạc; chổi, lau nhà, hót rác, dao rựa, cuốc thuổng; lục súc.
Trong 6 nhóm nêu trên, tối thiểu phải chuyển đến nhà mới: Bếp, thùng gạo (đựng đầy 80% thể tích), đồ giữ lửa (bật lửa, diêm), bát đũa, chổi quét (hai chiếc) và lu (bình, chum) nước nhằm phục vụ lễ nhập trạch. Bếp (táo) được coi là vị thần định phúc, chủ về nhân sự và gia sự (ngôi thần linh). Gạo là đại biểu của thực dưỡng, thuộc thổ, để nuôi sống và phương trưởng. Lửa (hỏa) chủ về sự nghiệp, sự hưng vượng. Bát đũa thuộc kim, chủ về phương tiện, sự phù trợ. Chổi quét thuộc mộc, chủ về sự thay đổi và phát triển, tống cựu khai tân. Nước (thủy) chủ về tài lộc.
Ở nhiều địa phương, khi làm lễ nhập trạch người ta còn mang theo một nắm đất, ít muối, dầu thắp, hai quả trứng gà, dao rựa, cuốc thuổng, hạt giống…, những thứ thiết yếu nhất cho một sự khởi đầu mới. Trong đó, nắm đất đem rải đều khắp trong và ngoài nhà mới để “yểm trấn thủy thổ bất phù” – dân gian gọi là “ngã nước”, phong thủy gọi là “dụng thổ chế thủy”.
Theo “vai vị”, bếp được chuyển vào nhà trước tiên, tiếp theo là gạo, muối, nước, lửa, chổi quét, bát đũa…, lần lượt đặt trước cửa bếp rồi mới chuyển về vị trí của từng loại.
Quá trình chuẩn bị (và suốt buổi lễ) phải kiêng nóng giận, nói năng bừa bãi hoặc nói lời “xui xẻo”. Chủ nhà thường là người trực tiếp chuyển “táo” – bếp lò và khi bước vào nhà phải bước chân trái. (Nếu không có điều kiện tự tay đặt bếp thì phải thực hiện nghi thức nhóm lửa).
Dùng chổi mới quét dọn sạch sẽ trong nhà ngoài hiên để “tống cựu khai tân” khu trừ tà khí, mở ra vận hội mới (không phải là đốt bột trừ tà, xông khói khắp nhà). Sau đó, lần lượt chuyển ban thờ, bài vị tổ tiên, bàn ghế, giường chiếu và những vật dụng khác…
Mục đích chính của lễ nhập trạch là tế cáo thần linh tại nơi ở mới về sự hiện diện của gia chủ. Vì vậy, “lễ nhập trạch” là quan trọng nhất và không thể thiếu trong nghi thức nhập trạch, có thể hiểu nôm na như việc đăng ký thường trú, ra mắt cán bộ và nhân dân nơi sở tại.
Lễ vật khi nhập trạch thường bao gồm: Hương đăng, phẩm quả, rượu, nước, vàng mã, giấy ngũ sắc, cơm canh, thịt cá… Nếu điều kiện không cho phép, gia chủ chỉ cần hương đèn, vàng mã và nước.
Có thể kết hợp lễ nhập trạch với lễ an hương, đặt ban thờ. Nhưng nếu chỉ “nhập trạch lấy ngày” thì đặt một chiếc bàn hoặc trải chiếu (bạt) để bày biện đồ lễ; khi nhập trạch chính thức mới làm lễ an hương.
Trong lễ nhập trạch, tuy đã đốt đèn (nến), thắp hương (nghĩa là đã nổi lửa) nhưng một trong những nghi thức nên thực hiện là lễ “quy hỏa” hoặc “phần sài quy hỏa nhập trạch”. Nghi thức này rất đơn giản, chủ nhà vừa tâm niệm những điều mình mong muốn, vừa nhóm bếp đun nước uống hoặc thổi cơm mang tính tượng trưng, cầu Táo quân phù hộ cho gia đình.
Ý nghĩa của “quy hỏa” là khẳng định vị thần định phúc trong gia đình chính thức quản hạt nhà mới, đồng thời nhóm lửa cũng thể hiện khát vọng no ấm, sự hưng vượng của gia chủ.
Ở một số địa phương, sau lễ “quy hỏa”, người ta còn làm lễ “khao thỉnh thổ chủ”. Chủ nhà chuẩn bị một mâm cỗ, trong đó thường có bánh kẹo hoặc đường, mật mía, vàng mã… để khao thổ địa và Táo quân trước bữa cơm tối đầu tiên tại nhà mới.
Quan niệm dân gian cho rằng, thổ địa là một vị thần thấp và nhỏ, vì vậy phải đặt một chiếc bàn thấp ngay trước cửa bếp lò để làm lễ. Những gia đình thờ thần tài thì có thể bày lễ ngay cạnh khám thờ này, khao thỉnh thổ địa, táo quân và thần tài để cầu bình an, phát tài phát lộc.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nghi Thức Nhập Trạch Cần Nắm Rõ Để Không Bị Trách Phạt trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!