Cập nhật nội dung chi tiết về Nhập Trạch Là Gì? Những Điều Cần Kiêng Cử Khi Về Nhà Mới mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhà không chỉ đơn giản là nơi để trú ngụ, mà đây còn là nơi sẽ gắn bó với những người trong gia đình từ nhỏ đến lớn. Chính vì vậy trước khi chọn đất cất nhà, người ta thường cúng đất, cất nhà xong sẽ làm lễ nhập trạch để báo với các vị thổ thần, cầu mong “an cư lạc nghiệp”. Tuy nhiên, phong tục này ngày càng dần mất đi, thậm chí có nhiều người không biết thủ tục làm lễ nhập trạch là gì?
Lễ nhập trạch là gì?
Nhập trạch là một cụm từ Hán – Việt, có nghĩa là vào nhà mới. Lễ nhập trạch là nghi thức cúng bái nhằm xin phép thần thổ địa và tất cả những thần linh sống và cai quản tại ngôi nhà mới. Qua đó thể hiện mong muốn thần thành và ông bà tổ tiên phù hộ cho gia đình bình an, làm ăn thuận lợi.
Lễ nhập trạch được xem như việc “đăng ký hộ khẩu” với các vị thần linh, lễ này sẽ được gia chủ, thầy phong thủy, thầy sư thực hiện.
Những điều cần lưu ý trước khi cúng nhập trạch
Nhập trạch có cần xem tuổi, xem ngày?
Lễ nhập trạch cần chuẩn bị gì?
Nhà ở bình thường hay nhà chung cư đều có thể tiến hành làm lễ nhập trạch theo trình tự giống nhau. Trước khi làm lễ nhập trạch, gia chủ cần hoàn thiện các phần sau đây:
Bếp
Bàn thờ: gồm các đồ bày trí như bát hương (thường tự bốc bát hương 1-2 tiếng trước khi làm lễ) hay đồ cúng (hoa tươi, quả tươi, nước). Đồ cúng không cần cầu kỳ.
Gạo, nước (lấy từ nhà mới)
Đồ dùng tượng trưng (bàn ghế, chổi, chiếu…)
Mâm cúng nhập trạch: thường gồm ngũ quả, hương hoa và mâm thức ăn. Tùy điều kiện gia đình mà có thể chuẩn bị mâm lớn hoặc mâm nhỏ, quan trọng là lòng thành.
Ngoài ra, khi vào nhà mới, mỗi người trong nhà không nên đi tay không, không quan trọng là ai trong gia đình phải cầm vật dụng gì nhưng ai cũng nên có đồ mang vào. Người trong gia đình bất cứ tuổi nào đều có thể vào, không cần phải kiêng kỵ.
Trấn nhà: Gia chủ nên dùng đá phong thủy hợp mệnh, hoặc dùng tiền xu (thường là 8 đồng), ngày xưa thường chia ra chôn 4 góc nhà để cầu may mắn, sung túc. Nhưng hiện nay các nhà đều xây cố định, không rõ góc nhà. Chính vì vậy nên bạn có thể cho vào các hủ nhỏ, bọc vải đỏ và đặt ở các góc nhỏ khuất trong nhà, nhiều hơn 4 cũng được.
Treo chuông gió: Chuông gió (phong linh) theo quan niệm dân gian sẽ có tác dụng luân chuyển không khí, xua tà khí, hút tài vận cho căn nhà.
Hướng bàn thờ
Việc thờ cúng quan trọng nhất là phương hướng “nhất vị nhị hướng”, câu này có nghĩa là vị trí bàn thờ đặt ở đâu theo bảng hướng dẫn trên, chứ không phải hướng ra đâu. Lưu ý: hướng bàn thờ không quay thẳng ra cửa, không quay về hướng nhà kho, wc, những nơi mất vệ sinh.
Văn khấn nhập trạch
Sau khi chuẩn bị đầy đủ, đến giờ thì thầy cúng sẽ khấn văn nhập trạch, đây là bài văn chung cho thần linh và gia tiên khi nhập trạch.
“Con kính lạy Chín phương Trời, mười phương Chư Phật. Con kính lạy thần linh thổ địa cai quản ở trong khu vực này.
Hôm nay ngày………. tháng………. năm ……….. Con là: ……… ngụ tại…………… Thành tâm sửa biện hương hoa, dâng lên trước án, kính cẩn tâu trình. Nay gia đình hoàn tất công trình, chọn ngày lành dọn về, cầu xin chư vị minh thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại…………… và cho phép rước vong linh gia tiên về nơi ở mới này để gia đình thờ phụng….
Điều kiêng kỵ nhất chính là cãi vã, to tiếng, khóc lóc, bất hòa trong ngày cúng nhập trạch. Vì đây là ngày đầu tiên bước bào căn nhà, có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.”
Văn Khấn Nhập Trạch Và Những Điều Cần Biết Khi Về Nhà Mới
Lễ nhập trạch theo định nghĩa đơn giản nhất chính là việc một gia đình dọn đến nơi ở mới (nhà mới). Theo thuyết duy tâm, nhập trạch chính là việc mình đăng ký “hộ khẩu” với quan thần linh, thần thổ địa tại nơi ngôi nhà mình tọa lạc.
Đây là một nghi lễ được truyền lại qua rất nhiều đời ông bà, tổ tiên, có ý nghĩa rất to lớn và quan trọng, quyết định đến các yếu tố tâm linh cho ngôi nhà. Khi tiến hành sửa soạn lễ nhập trạch, gia chủ phải thành tâm và chuẩn bị lễ chu đáo.
Sau khi hoàn thành lễ nhập trạch, bàn thờ gia tiên sẽ được chuyển vào nhà, các cụ tổ tiên của gia đình sẽ được cho phép về thăm con cháu, phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, sức khỏe dồi dào.
Nếu không làm lễ cúng nhập trạch, ngôi nhà bạn sẽ ở không được công nhận. Theo thế giới tâm linh thì ngôi nhà đó vẫn chưa thực sự là ngôi nhà của bạn và các cụ tổ tiên cũng không thể vào nhà hưởng hương hoa.
2. Thủ tục trong lễ nhập trạch gồm những gì?
Để hoàn tất đầy đủ các thủ tục tâm linh khi chuyển về ngôi nhà mới thì bạn nên lưu ý thực hiện đầy đủ thủ tục sau:
Xem giờ đẹp, ngày đẹp trước khi nhập trạch
Trước khi tiến hành thủ tục nhập trạch thì gia chủ nên đi coi ngày và giờ đẹp để tiến hành thủ tục. Việc coi ngày, giờ đẹp giúp gia chủ có một cuộc sống sau khi nhập trạch yên ổn.
Chuyển đồ trước khi nhập trạch
Trước khi nhập trạch gia chủ cần chuyển đồ đạc sang nhà mới đầy đủ, nhất là các đồ dùng trong nhà bếp.
Chuẩn bị đồ lễ cúng trước khi nhập trạch
Để lễ cúng về nhà mới được diễn ra thuận lợi, bạn nên chuẩn bị đồ lễ cúng trước khi khấn gồm có: Hoa quả tươi, nước giếng tại nhà mới (nếu ở chung cư lấy nước máy trong ngôi nhà), gạo, bát hương, gà luộc,…
Chuẩn bị bài văn khấn nhập trạch
Các bài bài cúng nhập trạch giúp gia chủ hoàn tất quá trình chuyển đến ngôi nhà mới. Kết thúc và hoàn thiện thủ tục trong lễ nhập trạch.
3. Văn khấn nhập trạch cơ bản và chuẩn nhất
Nếu gia chủ không thành thạo trong việc hoàn thành các thủ tục mang ý nghĩa tâm linh thì hãy tham khảo bài văn khấn nhập trạch. Bản chất của văn khấn có 2 phần là khấn thần linh và khấn gia tiên.
Văn khấn nhập trạch để chư vị thần linh chứng giám có thể hiểu nôm na là khấn để các vị thần linh chứng giám mình đã là chủ ngôi nhà. Bài khấn có thể khấn như sau:
Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương đất, lạy chư phật trên cao
Con lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần
Con lạy chư vị thần linh cai quản xứ … (địa chỉ nhà mình)
Tín chủ con là:………………….
Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. Tín chủ con thành tâm thắp nén hương, rót chén nước dâng lên ban thờ. Trước mặt các chư vị Tôn thần, tín chủ con xin tâu trình:
Hôm nay ngày lành tháng tốt, thuận lợi an cư, chọn được giờ đẹp, kính lễ mong các ngài nhận cho chúng con được đến cư ngụ tại xứ này. Trước bàn thờ chư vị tại nhà mới, chúng con xin phép được rước bài vị gia tiên nhập trạch để hương khói, thờ phụng. Chúng con xin thần linh độ trì, gia tiên phù hộ cho gia quyến an cư lạc nghiệp, làm ăn tiến tới, sức khỏe dồi dào.
Trước bàn thời, chúng con xin cúi mình kính cẩn thành tâm cầu nguyện.
Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!
Trước ban thờ con kính lạy gia tiên họ….(họ của gia chủ)
Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm……….
Gia đình chúng con có chọn được ngày lành tháng tốt làm lễ nhập trạch. Chúng con thành tâm có chút lễ mọn hương hoa trà quả thành tâm dâng lên trước gia tiên. Nhờ sự phù hộ độ trì của tổ tiên, nay chúng con đã có được nơi an cư vững trãi.
Cúi xin các cụ tổ tiên họ… chứng giám cho lòng thành của con cháu về thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì con cháu được bình an.
Trước bàn thờ gia tiên, chúng con xin thành tâm kính lễ.
Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!
4. Lưu ý khi thực hiện lễ nhập trạch
Đích thân chủ nhà khấn nhập trạch hoặc nếu có điều kiện thì mời thầy cúng
Bài vị của chủ nhà được đặt lên ban song song sau khi khấn xong văn khấn nhập trạch
Lựa chọn nhập trạch buổi sáng, buổi trưa, kiêng buổi tối
Những Điều Kiêng Kỵ Cần Biết Khi Dọn Về Nhà Mới
Chắc hẳn, trong cuộc đời của ai trong chúng ta cũng sẽ rất vui nếu chuẩn bị được dọn về nhà mới. Khi công sức lao động và tích cóp sau một thời gian dài đã có thể có riêng cho mình một ngôi nhà nhỏ. Tuy nhiên, để niềm vui của gia đình được trọn vẹn mọi người nên lưu ý một số vấn đề khi chuẩn bị chuyển về nhà mới. Để tránh được nhũng tà khí không tốt, đem lại vận khí tốt và may mắn hơn cho gia đình bạn. Vậy, cần lưu ý những vấn đề gì? Chúng ta cùng tìm hiểu như sau.
Chọn ngày lành tháng tốt
Bất cứ khi chúng ta làm việc gì quan trọng đều phải chọn ngày lành tháng tốt để, mọi việc được thuận buồm xuôi gió. Và ngày đó được xem dựa vào hai yếu tố chính, đó là ngày tháng năm sinh của người chủ trong gia đình và lịch âm. Thông thường, thì sẽ nhờ thầy xem hay là người có kinh nghiệm để chọn ngày. Tuy nhiên, sẽ tránh chọn ngày Hỏa và nên chọn ngày Thủy.
Đồng thời, nếu sau khi chọn được ngày lành tháng tốt rồi thì việc chọn giờ đẹp trong ngày để chuyển cũng rất quan trọng. Và theo như kinh nghiệm của người đi trước nên chuyển nhà tránh vào buổi đêm vì sẽ ảnh hưởng đến vận khí của gia chủ. Giờ đẹp nên chuyển nhà hoàn thành trước 15h trong ngày là tốt nhất.
Phải thật vui vẻ trong ngày chuyển nhà
Điều lưu ý là khi mọi người chuyển về nhà mới là điều hỷ. Chính vì thế, không nên giận dữ hay đánh mắng người khác đặc biệt là trẻ con. Phải để mọi chuyện được diễn ra suôn sẽ, mang lại may mắn cho gia đình khi chuyển về nhà mới. Bắt đầu một khởi đầu mới thì dĩ nhiên cái gì cũng phải tốt đẹp.
Nên để điện sáng 3 đêm đầu tiên khi về nhà mới
Theo quan niệm, thì khi chuyển về nhà mới nên để tất cả các đèn trong nhà suốt đêm đến tận sáng hôm sau. Như vậy, để giúp khí trong nhà được thịnh vượng không tắt. Đồng thời, khi ngủ đêm đầu tiên chủ nhà nên nằm xuống rồi sau khoảng vài phút lại dậy. Làm gì đó rồi sau đó lại đi ngủ có ý nghĩa rằng đi ngủ rồi sẽ trở dậy. Tuy nhiên, tốt nhất nên để tất cả đèn sáng thông 3 đêm đầu tiên khi dọn về nhà mới.
Xông nhà để xua đi chướng khí
Theo kinh nghiệm thì khi dọn về nhà mới ở nên xông nhà để xua tan chướng khí không tốt lâu ngày được tích tụ trong nhà. Đồng thời, còn xua tan đi các loại vi khuẩn hay côn trùng không tốt. Bằng cách dùng hỗn hợp hương liệu, loại rễ cây, nhang thơm hay bột trầm hương. Sau khi mua đầy đủ nguyên liệu, hãy mở tất cả các cửa sổ và cửa chính trước khi đốt. Lúc này chủ nhà hãy đốt nguyên liệu hỗn hợp này vào cái siêu đất để dễ cầm tánh gây bỏng tay. Và để khói bay ra từ vòi xua tan đi các khí xấu ra khỏi nhà theo làn khói.
Lưu ý, khi xông thì nên xông từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới. Đồng thời, xông kỹ ở nơi hay bị ẩm mốc như góc tường và hãy tăng nhiệt khí, dương khí bằng cách bật hết đèn lên.
Treo chuông gió trong nhà
Theo quan niệm phong thủy, thì chuông gió mang ý nghĩa phong linh là công cụ di chuyển dẫn dắt khí trong nhà luân chuyển. Vì thế, hãy treo nó ở cửa sổ hay của ra vào của ngôi nhà và tốt nhất nên sử dụng chuông gió phát ra âm vực cao và bằng kim loại.
Bởi âm thanh của kim khí, người ta tin rằng có thể đem lại may mắn, có ý nghĩa báo là có dương khí và có người đã cư trú. Đồng thời, có ý nghĩa xua tan dịch bệnh và tà khí, đem lại cho con người có tâm trạng tốt và hướng thiện.
Cúng Thổ địa và Thần linh
Khi chuẩn bị dọn về nhà mới, chủ nhà cần chuẩn bị lễ vật như hoa, hương, trà, quả, trầu cau, bán kẹo. Và mâm lễ xôi gà, rượu thịt để cúng Thổ thần và Thổ địa vào ngày dọn về nhà mới. Lễ vật được bày biện chu đáo và trang trọng vì Thổ thần, Thổ địa là hai vị thần của căn nhà. Cầu xin các Thần phù hộ cho gia đình được bình an.
Đun nước sôi, mở vòi nước cho chảy
Ngày đầu tiên khi dọn về nhà mới, chủ nhà nên đun một ấm nước sôi để cho nguồn tài chính của gia đình được dồi dào. Và tiếp sau đó, chủ nhà hãy mở vòi nước thật chậm để chảy thật lâu nhưng phải nhớ đậy bồn tắm và bồn rửa bát trong nhà lại. Việc làm này, có ý nghĩa đầy đĩa đầy bát no đủ, vạn sự như ý.
Thủ Tục Nhập Trạch Về Nhà Mới Cần Làm Gì? Lễ Nhập Trạch Về Nhà Mới
Thủ tục nhập trạch về nhà mới cần làm gì? Lễ nhập trạch về nhà mới
Thủ tục nhập trạch về nhà mới cần làm gì?
Văn khấn lễ nhập trạch về nhà mới
Những việc tuyệt đối kiêng kỵ khi chuyển đến nhà mới
Điều kiện để dọn về nhà mới
Khi muốn chuyển về nhà mới ở, bạn cần tuân thủ những điều sau:
Xem và chọn ngày giờ tốt để về nhà mới.
Phải đích thân chủ nhân mới của ngôi nhà chuyển đồ đạc sang nhà mới.
Cũng đích thân chủ nhân mới của ngôi nhà phải cầm bài vị cúng gia thần, tổ tiên và các thành viên khác trong nhà theo sau, đồng thời cầm theo tiền của.
Chuyển nhà vào buổi sáng là tốt nhất hoặc không có thể chọn buổi trưa hoặc lúc mặt trời sắp lặn. Tuyệt đối tránh chuyển nhà về nhà khi trời đã chuyển tối vì điều này không tốt cho gia chủ.
Điều cấm kỵ khi dọn về nhà mới
Theo dân gian, người có mang không được phép dọn nhà nếu không sẽ phạm tội “Thần thai”. Nếu quá cấp bách, người có mang phải dùng một cái chổi mới mua, chưa sử dụng để quét hết các đồ vật trong nhà trước khi chuyển chúng đi.
Người cầm tinh con hổ không nên tham gia vào việc dọn nhà.
Trường hợp nhập trạch chỉ để lấy ngày tốt và gia chủ chưa chính thức ở ngay, nhất thiết phải ngủ qua đêm tại nhà mới.
Lễ vật cần sắm sửa trong lễ nhập trạch
Nghi lễ nhập trạch
Trước hết, gia chủ cần mang theo một chiếc chiếu đang dùng (nếu bạn dùng nệm thì lấy nệm), một bếp lửa (không dùng bếp điện vì nó sinh nhiệt nhưng không có ngọn lửa), một cái chổi mới, lễ vật… để vào nhà mới. Những thành viên khác trong nhà đi theo sau và mang theo tiền của.
Sau đó, sắp lễ vật lên mâm theo hướng hợp với gia chủ. Đích thân gia chủ thắp tạm nén nhang, cắm vào lư để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.
Kế đến, gia chủ sẽ châm bếp và đun nước với mục đích khai bếp và pha trà dâng thần linh, gia tiên.
Sau khi khấn thần linh xong, gia chủ làm lễ cáo yết Gia tiên trước rồi mới được phép sắp xếp đồ đạc trong nhà.
Khi đã dọn xong đồ đạc, để gia trang được bình an, cả nhà phải tổ chức lễ bái tạ thần Phật, các vị thánh thần và tổ tiên…
Văn khấn lễ nhập trạch
Văn khấn lễ nhập trạch bao gồm 2 phần: Là văn khấn thần linh và văn khấn cáo yết gia tiên.
1. Văn khấn thần linh
Na mô A Di Đà Phật!
Kính lạy:
– Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị tôn Thần.
– Các ngài Thần Linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày ……… tháng …….. năm …………….
Tín chủ con là: …………………..
Ngụ tại: ……………………………
Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trên án, trước bản toạ chư vị tôn thần kính cẩn tâu trình:Các Ngài Thần Linh thông minh chính trực giữ ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh của trời đất, phù hộ dân lành, bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con hoàn tất công trình, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ cầu xin chư vị minh thần, gia án tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào. Người người được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Cúi mong ơn đức cao dầy, thương xót, phù trì bảo hộ.
Tín chủ lại mời các vong linh tiền chủ, hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ thịnh vượng an khang. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điều lành tiếp ứng.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo
2. Văn khấn các yết gia tiên
Na mô A Di Đà Phật!
Kính lạy Tổ Tiên nội ngoại.
Hôm nay là ngày ……… tháng ……. năm ………….
Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ) ……………………………………….
Thiết lập linh sàng, sửa biện lễ vật, bày trên bàn thờ, trước linh toạ kính trình các cụ nội ngoại Gia Tiên. Nhờ hồng phúc Tổ Tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới, hoàn tất công trình, chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập ấn thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ.
Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị hương linh nội ngoại thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc.
Anh linh chiếu giám, cảm niệm ơn dày.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo
Các ngày “đại hao” kiêng nhập trạch
Tháng Giêng tránh ngày Ngọ
Tháng Hai tránh ngày Mùi
Tháng Ba tránh ngày Thân
Tháng Tư tránh ngày Dậu
Tháng Năm tránh ngày Tuất
Tháng Sáu tránh ngày Hợi
Tháng Bảy tránh ngày Tý
Tháng Tám tránh ngày Sửu
Tháng Chín tránh ngày Dần
Tháng Mười tránh ngày Mão
Tháng Mười một tránh ngày Thìn
Tháng Chạp tránh ngày Tị.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nhập Trạch Là Gì? Những Điều Cần Kiêng Cử Khi Về Nhà Mới trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!