Đề Xuất 5/2023 # Nhớ Tết Trung Thu Của Bác Trong Ngục Tù # Top 5 Like | Herodota.com

Đề Xuất 5/2023 # Nhớ Tết Trung Thu Của Bác Trong Ngục Tù # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nhớ Tết Trung Thu Của Bác Trong Ngục Tù mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

(Baonghean.vn) – Trung thu năm 1945 là cái Tết Trung thu đầu tiên thiếu nhi nước ta được vui chơi thỏa thích trên một đất nước vừa dành Độc lập, sau hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Nhân dịp này, Bác Hồ âu yếm gửi thư cho các cháu cùng với nhiều cái hôn thân ái.

    Bác rất biết Trung thu này, các cháu vui cười hớn hở, và Bác Hồ của các cháu cũng thế. Tất cả đều vui vì theo Bác có hai lẽ: Một, Bác rất yêu các cháu, và hai là vì Trung thu năm ngoái trở về trước, nước ta còn bị áp bức, các cháu còn là một bầy nô lệ trẻ con, thì Trung thu năm này đất nước ta đã được tự do, các cháu thành những tiểu chủ của một nước Độc lập.

  

Bác Hồ thăm các cháu mẫu giáo nhân dịp Tết Trung thu, tại Chiến khu Việt Bắc.

Người Việt ta có câu thành ngữ “Ăn cơm mới, nói chuyện cũ”. Đón Tết Trung thu năm 1945 với nhiều sự kiện, ý nghĩa như thế, chắc nhiều người không khỏi nhớ tới những bước đường gian truân của Bác Hồ hồi cách mạng còn trong bóng tối. Cụ thể, là nhớ tới thời gian từ ngày 27/8/1942 đến ngày 10/9/1943, Bác trải qua 30 nhà lao thuộc 13 huyện của tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc), nhờ đó Bác đã viết nên cuốn Nhật kí trong tù. Trong tác phẩm này, cũng có lần người đón Tết Trung thu với một tâm thế đặc biệt:

Trung thu

(Bản phiên âm chữ Hán)

Trung thu thu nguyệt viên như kính,

Chiếu diệu nhân gian bạch tự ngân.

Gia lý đoàn viên ngật thu tiết,

Bất vong ngục lý ngật sầu nhân.

Ngục trung nhân dã thưởng Trung thu,

Thu nguyệt thu phong đới điểm sầu.

Bất đắc tư do thưởng thu nguyệt,

Tâm tùy thu nguyệt cộng du du…

Trung thu

(Bản dịch thơ của Nam Trân)

Trung thu vành vạnh mảnh gương Thu,

Sáng khắp nhân gian bạc một màu.

Sum họp nhà ai ăn tết đó,

Chẳng quên trong ngục kẻ ăn sầu.

Trung thu ta cũng tết trong tù,

Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu.

Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt,

Lòng theo vời vợi mảnh trăng Thu…

Trong tù ngục, Người nếm trải đói khát, rận rệp, hoàn toàn mất tự do về thân thể đã hơn một tháng rồi(“Trung thu” được xem là hai bài thơ, đánh số thứ tự 22,23 trên tổng số 133 bài). Tết Trung thu lại đến, trăng chiếu rọi khắp nhân gian, ngoài tù các gia đình sum họp, trẻ con reo hò… Cảnh ấy đối lập với trong tù, người tù đang nuốt sầu tủi:

Sum họp nhà ai ăn tết đó,

Chẳng quên trong ngục kẻ ăn sầu.

Một câu hỏi hay một câu nhắc nhở? Dẫu sao, liên tưởng đó cũng làm vơi bớt nỗi niềm của người thơ. Ở đây, tác giả không tạo ra sự đối lập để có cớ mà bực bội, dằn vặt mình. Hai câu đầu của bài thơ thứ nhất, phác họa một không gian có vầng trăng thật đẹp. Đấy là cái đẹp muôn thủa có thể làm dịu lòng người trên những bước đường lưu lạc. Vậy nên, câu thơ đầu của bài thơ thứ hai rất có lí: “Ngục trung nhân dã thưởng trung thu”(Người trong ngục cũng thưởng thức Trung thu).

      Tuy vậy, ở trong tù, lại là người tù yêu nước bị bắt oan, nên Bác không thể không buồn: “Thu nguyệt, thu phong đới điểm sầu” (Trăng thu, gió thu đều vương sầu). Nếu một người bình thường, đối cảnh sinh tình thì sẽ dễ tiêu cực, đẩy tới tâm trạng buồn tủi, cô quạnh hoặc phàn nàn, kêu rên, phẫn uất…Người tù Hồ Chí Minh thì không thế:

Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt,

Lòng theo vời vợi mảnh trăng Thu.

   Cái kết bài thơ làm nổi rõ một nhân cách lớn, mà có dịp tác giả đã thổ lộ đầu tập Nhật kí trong tù: “Thân thể ở trong lao – Tinh thần ở ngoài lao”. Thân thể ở tù nhưng tinh thần, cái tâm cái chí của con người thì có ai giam hãm được. Có thể nói “Tâm tùy thu nguyệt công du du” mà Nam Trân dịch “Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu” là một thi tứ tuyệt vời kim cổ.

      Xin lưu ý một chút. Câu kết ấy, Bác có mượn lời câu thơ cổ của Trương Duyệt bên Trung Quốc. Tác giả nước ngoài viết “Tâm tùy hồ thủy cộng du du”, qua câu thơ của Bác chỉ thay hai chữ “hồ thủy” (nước hồ) bằng “thu nguyệt” (trăng thu): “Tâm tùy thu nguyệt cộng du du”. Thơ Trương Duyệt tả nỗi buồn xa bạn, lòng man mác theo nước hồ, còn thơ của người tù cách mạng Việt Nam thì tâm hồn vẫn “vời vợi mảnh trăng thu”, cho dù thực tại có nghiệt ngã tới thế nào!

      Có trải qua những Trung thu tù ngục như thế, đến khi thành người tự do và nhất là khi đất nước được Độc lập, niềm vui trong Bác được ở bên các cháu đón Tết Trung thu mới tự nhiên và lớn biết chừng nào?!

Kim Hùng

Có Gì Trong Mâm Cúng Tết Trung Thu Của Người Hàn Quốc?

Tết Trung Thu của người Hàn Quốc là thời điểm mà tất cả mọi người dù bận rộn đến mấy, cũng sẽ trở về bên những người thân yêu để quây quần, đoàn tụ, cùng làm những món ăn ngon cúng ông bà, tổ tiên.

Mùa thu ở Hàn Quốc chính là mùa đẹp nhất với thời tiết cực kỳ mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên trở nên lãng mạn, yêu kiều, đầy chất thơ với sắc đỏ của cây phong hay màu vàng rực của những cây bạch quả vào mùa rụng lá. Chưa hết, mùa thu cũng là thời điểm diễn ra Tết Trung Thu của người Hàn Quốc, một dịp lễ lớn và đặc biệt của người Hàn.

Mâm cúng Tết Trung Thu của người Hàn Quốc có gì?

Tết Trung Thu (Tết Chuseok) đối với người Hàn Quốc cực kỳ quan trọng. Đây là thời điểm mà tất cả mọi người dù bận rộn đến mấy, cũng sẽ trở về bên những người thân yêu để quây quần, đoàn tụ, cùng làm những món ăn ngon cúng ông bà, tổ tiên nhằm thể hiện sự biết ơn đã phù hộ cho mùa màng bội thu. Sau đó, họ sẽ cùng nhau thưởng thức các món ăn và ngắm trăng.

Những món ăn trong mâm cúng Tết Trung Thu của người Hàn Quốc rất cầu kỳ

1. Rượu baekju

Rượu baekju là loại rượu truyền thống của người Hàn Quốc được làm từ gạo nếp. Loại gạo nếp để làm rượu baekju phải là gạo mới vừa thu hoạch được trong vụ mùa. Khi thưởng thức loại rượu này, người ta sẽ không tự rót cho mình mà sẽ chỉ nhận rượu được rót mời từ những người cùng bàn.

2. Bánh songpyeon

Món bánh songpyeon cũng là món ăn nhất định phải có trong mâm cúng ngày Tết Trung Thu của người Hàn Quốc. Loại bánh này na ná với bánh trôi của Việt Nam và cũng được làm từ gạo nếp mới.

Bánh được làm rất xinh xắn với nhiều màu sắc khác nhau

Chiếc bánh có hình nửa vầng trăng rất đẹp mắt với nhiều màu sắc được tạo nên từ sự phối trộn nhiều nguyên liệu tự nhiên khác nhau. Nhân bánh được làm từ đậu xanh, mật ong, bột quế… tạo nên hương vị rất đặc biệt. Sau khi làm xong, bánh sẽ được hấp với lá thông để tạo mùi thơm hấp dẫn.

Người Hàn Quốc hiện vẫn lưu truyền một giai thoại rằng trong đêm trước tết Trung Thu, nếu người nào làm nên những chiếc bánh songpyeon đẹp thì nhất định sẽ gặp được một nửa còn lại tốt nhất hoặc sẽ sinh được những đứa trẻ xinh đẹp.

Cùng nhau làm bánh songpyeon để cầu duyên hoặc cầu sinh con xinh đẹp

3. Cơm trắng mebap

Cơm trắng mebap là món ăn cơ bản cho mâm cúng tổ tiên trong dịp Tết Trung Thu của người Hàn Quốc. Món cơm này được nấu từ gạo mới vừa thu hoạch với hương vị thơm ngon, mềm, dẻo.

Cơm trắng mebap không thể thiếu trong dịp Trung Thu

Ngoài những món chính thì trong mâm cúng của người Hàn Quốc dịp tết Trung Thu sẽ có sự xuất hiện của nhiều món ăn khác cũng là những nông sản thu hoạch được trong vụ mùa mới nhất. Các món bao gồm các loại trái cây như táo đỏ may mắn, lê trắng tượng trưng cho sự bắt đầu, quýt, hạt dẻ, các món ăn như cá khô, gà, canh khoai sọ, đồ xào, hộp thịt SPAM, bánh nướng, bánh chiên…

Thứ tự các món ăn trong mâm cúng Tết Trung Thu của người Hàn Quốc

Những món ăn sẽ được bày biện trên các đĩa nhỏ được gọi là banchan trên chiếc bàn thấp ở phía trước bài vị của tổ tiên. Việc sắp xếp các món ăn trên bàn cũng cũng cần phải có thứ tự.

Thông thường các món ăn, rượu sẽ được bày thành 5 hàng trên bàn cúng. Hàng đầu tiên phía ngoài cùng là trái cây, và bánh kẹo; hàng thứ 2 sẽ là cá khô, canh; hàng thứ 3 sẽ được sắp 2 cây nến ở hai bên; hàng thứ 4 sẽ là các món canh thịt bò, rau, cá hấp và hàng thứ 5 là bánh songpyeon cơm trắng và rượi beakju. Hướng và vị trí để, đặt các món ăn cũng cần phải đặt theo ý nghĩa nhất định.

Mâm cúng Tết Trung Thu của người Hàn Quốc cũng được sắp xếp “theo bài”

Sau khi cúng xong, tất cả thành viên trong gia đình sẽ ngồi quây quần bên nhau để thưởng thức các món ăn, uống rượu beakju, ngắm trăng và trò chuyện rôm rả. Nhìn chung mâm cúng Tết Trung Thu của người Hàn Quốc khá cầu kỳ, công phu và được chăm chút rất kĩ bởi đây là dịp lễ quan trọng để họ bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên của mình cũng như mong muốn cầu cho vụ mùa tới được may mắn.

Cúng xong các thành viên trong gia đình sẽ quây quần cùng nhau uống rượu, thưởng thức các món ăn

Vào dịp lễ Trung Thu, người Hàn Quốc sẽ tổ chức rất nhiều trò chơi và các hoạt động thú vị nên nếu đến đây vào dịp lễ này, du khách có thể được mở mang tầm mắt và trải nghiệm những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Hàn không dễ bắt gặp trong ngày thường.

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Tết Trung Thu

Trung Thu là một trong 12 ngày tết lớn nhất của dân tộc Việt Nam. Đây là ngày tết của đoàn viên và đề cao sự yêu thương đối với trẻ em. Theo phong tục của người Á Đông, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu (trung nghĩa là giữa), cụ thể là rằm tháng tám âm lịch. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân nhà để cúng mặt trăng.

Nguồn gốc của Tết Trung Thu

Ở Trung Quốc: Theo truyền thuyết, Hậu Nghệ vốn là người phàm trần và là một xạ thủ rất giỏi, chàng đã bắn rơi 9 mặt trời để cứu loài người, nhưng sau đó chàng ta đã trở thành vua Trung Quốc nhưng rồi anh ta trở nên bạo ngược và thi hành những đạo luật khắt khe với nhân dân.

Một ngày kia, Hậu Nghệ đánh cắp một viên thuốc trường sinh bất lão của một vị nữ thần. Tuy nhiên, vợ Hậu Nghệ, Hằng Nga đã uống nó vì nàng không muốn chồng của mình cứ mãi mãi trở thành một ông vua bạo ngược để nhân dân oán ghét. Và sau khi uống viên linh dược, Hằng Nga đã bay về trời. Từ đó Hậu Nghệ sống trong nỗi nhớ Hằng Nga ở cung trăng, phải chờ mỗi năm đến ngày rằm tháng Tám mới được gặp nàng.

Ở Việt Nam: Trong sử sách nước ta không nhắc tới tục lệ đón Tết Trung Thu, nhưng bởi Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, nên việc tổ chức lễ hội ngày mùa là điều quan trọng với người dân Việt cổ. Theo các nhà sử học thì trên trống đồng Ngọc Lũ đã khắc họa hình ảnh người dân Lạc Việt đang tổ chức mừng được mùa. Đó chính là hình thức sơ khai của ngày Tết Trung Thu ở nước ta.

Phong tục và ý nghĩa của Tết Trung Thu ở Việt Nam

Người Việt Nam có cách đón Trung Thu rất đa dạng với nhiều hình thức để cảm nhận thi vị của đêm trăng rằm tháng Tám. Lấy việc thưởng Trăng làm trung tâm, người ta nghĩ ra các cách ăn mừng ngày Tết đoàn viên bằng các lễ hội, những món ăn và hương vị ấm cúng  của trà.

Các hoạt động lễ hội của Rằm Trung Thu bao gồm cúng trăng bằng mâm cỗ thường gồm đồ ngọt như bánh nướng – bánh dẻo, hoa quả và các loại bánh kẹo khác. Sau khi cúng trăng, mâm cỗ được chia đều cho các thành viên trong gia đình. Mọi người cùng ăn bánh, uống trà và ngắm trăng, do đó hoạt động này gọi là thưởng trăng. Ở Việt Nam, ngày này còn mang tính cộng đồng ở chỗ mọi người trong xóm làng tập trung lại và cùng nhau liên hoan dưới ánh trăng rằm.

Trung Thu còn là ngày của đôi lứa yêu nhau. Nếu ở Trung Quốc thường tổ chức múa lân còn ở Việt Nam có điểm khác biệt là hát trống quân. Ðôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng “thình thùng thình” làm nhịp cho câu hát. Đó là những lời ca bắt nguồn từ những đêm trăng giao duyên của đôi lứa, tương truyền có từ thời các Vua Hùng.

Chưa hết, Trung Thu còn là ngày hội của trẻ em, hay còn gọi là Tết Thiếu Nhi. Vào ngày này, trẻ em được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí và được “cưng chiều” hơn thường ngày. Nhiều trò chơi dân gian được tổ chức để các em thật sự sống trong ngày hội của mình với rước đèn ông sao, phá cỗ trông trăng hay rồng rắn lên mây. 

Trung Thu là ngày tết lớn, vừa là ngày gắn kết mọi người, cũng là dịp để những người con xa quê trông trăng và hướng về quê nhà. Tuy ngắm trăng không thể làm họ gặp người thân nhưng có thể làm họ vơi bớt đi nỗi niềm mong nhớ của một người tha hương xứ người. 

Thương Nhớ Mâm Cỗ Tết Miền Trung

Mảnh đất miền Trung dài hẹp của Tổ quốc với thời tiết khắc nghiệt đã gánh chịu bao khô hạn nắng cháy cho đến lũ lụt triền miên – thế nhưng, đằng sau sự khắc nghiệt ấy vẫn chứa chan tình đất, tình người… Cuộc sống tuy vất vả là thế, nhưng vào mỗi dịp Tết, người dân miền Trung đều cố gắng bày biện mâm cỗ thật thịnh soạn để cúng ông bà, tổ tiên. Sự tươm tất, đủ đầy trên mâm cơm thể hiện ước mong sum vầy, đoàn tụ và một cuộc sống no ấm, an lành trong năm mới.

Mâm cỗ miền Trung được nấu rất khéo léo và tỉ mỉ. Chúng ta có thể nhìn thấy các món ăn được chia ra thành từng đĩa nhỏ, mỗi thứ một ít, bày biện trên chiếc mâm tròn, như một cách thể hiện sự chắt chiu và san sẻ. Những món cơ bản thường thấy như gà luộc, thịt heo, trứng chiên, đồ xào, ram cuốn, canh, rau sống, cơm trắng… Sau khi cúng ông bà, nhang đã tàn hết, mọi người dọn mâm xuống và quây quần bên nhau trong không khí vui vẻ, ấm áp tình thân.

Mâm cỗ miền Trung ngày Tết với những món ăn đặc trưng đặt trên từng đĩa nhỏ thể hiện sự chắt chiu và san sẻ. – Ảnh: Hà Trần

Nếu mâm cỗ miền Bắc nổi bật với bánh chưng thì bánh tét lại là món truyền thống trong ngày Tết của người miền Trung. Bánh có hình trụ, đòn ngắn đòn dài tuy khác nhau nhưng đều được gói bằng lá chuối với phần nhân gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn rồi đem đi luộc chín, khi cắt tạo thành từng khoanh tròn, đều và đẹp. Về sau, bánh tét được bà con mỗi vùng biến tấu cho phong phú. Phần nhân mặn có thêm thịt cừu, thịt dê, phần nhân chay có gấc, chuối, hay đậu đen… rất thơm ngon và lạ miệng.

Bánh tét là món truyền thống trong ngày Tết của người miền Trung. – Ảnh: internet

Bánh được gói bằng lá chuối, nhân gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, khi cắt tạo thành từng khoanh tròn, đều và đẹp. – Ảnh: internet

Những món ăn mặn của người miền Trung chú trọng nhiều đến yếu tố lưu trữ. Bên cạnh bánh chưng, bánh tét có thể để được đến gần 1 tháng thì các món ăn đi kèm cũng “dài hạn” không kém. Dưa món là món ăn không còn xa lạ với người dân mảnh đất này, với đu đủ, củ cải trắng, cà rốt, củ kiệu… phơi khô rồi ngâm với nước mắm, hay món mắm tôm chua đặc trưng xứ Huế, dù để khá lâu nhưng vẫn giữ được độ giòn, ngon.

Dưa món là món ăn kèm với bánh tét với độ giòn sực, đậm đà. – Ảnh: internet

Mắm tôm chua – món ăn đặc trưng trên mâm cỗ của người Huế. – Ảnh: internet

Mâm cỗ ngày tết miền Trung còn có những món chủ lực như thịt bò, thịt heo, tai heo ngâm nước mắm thơm lừng, chả bò (giò bò), chả thủ, món tré, nem chua với vị cay cay, giòn sực… Loại rượu trên bàn thờ ông bà ngày Tết cũng được xem là đặc sản của mỗi vùng như: rượu Hồng Đào “chưa nhắm đã say” của xứ Quảng, rượu Bàu Đá nổi tiếng đất Bình Định hay rượu Minh Mạng ở Cố đô xưa… Tất cả tạo nên một mâm cỗ Tết truyền thống đủ đầy hương vị và đậm đà bản sắc quê hương.

Thịt bò, thịt heo, tai heo ngâm nước mắm thơm lừng… – Ảnh: internet

Nem chua, chả bò với vị cay cay của ớt, tiêu. – Ảnh: internet

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nhớ Tết Trung Thu Của Bác Trong Ngục Tù trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!